Đề tài Dự án đầu tư xây dựng lò gạch Thành Long

Theo tài liệu đều tra khảo sát nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh An Giang, Châu Phú là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên khoáng sản, trong đó các mỏ đất sét dùng làm nguyên liệu để sản xuất gạch ngói với trữ lượng lớn được phân bố ở các xã: Bình Mỹ, Bình Thuỷ , Bình Long, Đào Hữu Cảnh, Bình Chánh.vì vậy nguyên liệu đầu vào rất phong phú. Cho nên việc đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu đầu vào rất thuận lợi và ổn định nên mức giá đất ổn định với giá 15.000 -20.000 đồng/ m3 được vận chuyển đến tại cơ sở. Còn về nguyên liệu than đá thì ký hợp đồng với các thương lái ở Quảng Nam giá dao động từ 500 đồng – 700 đồng/ kg.

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4269 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Dự án đầu tư xây dựng lò gạch Thành Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Bối cảnh – Cơ hội đầu tư: - An Giang hiện đang có nhu cầu xây dựng cơ bản là rất lớn tăng 9,6% so với năm 2004 , và theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh chiếm tỷ lệ 45 – 50% cơ cấu vốn đầu tư, bao gồm quy hoạch xây dựng đô thị, mở rộng đô thị, cải tạo xây dựng các khu trung tâm thị trấn, trung tâm xã, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các khu chức năng tạo tiền đề phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2010 đã tạo nên những nhu cầu cấp thiết về vật liệu xây dựng. - Tình hình hoạt động của các cở sở sản xuất gạch thủ công ở tỉnh An Giang cho thấy, thiết bị sản xuất gạch và lò nung còn mang nặng tính thủ công, chắp vá, sản phẩm kém chất lượng, không đồng nhất, tình hình an toàn lao động và ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất gạch đang ở mức báo động. - Sở khoa học và Công nghệ môi trường đang thực hiện kế hoạch chuyển giao kỹ thuật sản xuất gạch theo công nghệ lò nung liên tục kiểu đứng cho sơ sở sản xuất gạch ngói An Giang năm 2005 - Từ các cơ hội trên cho thấy việc đầu tư dự án xây dựng lò gạch kiểu đứng công nghệ cao là rất cần thiết và bức xúc, một mặt để tạo ra sản phẩm gạch có chất lượng cao, giảm ô nhiễm môi trường, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, mặt khác nâng cao hiệu quả kinh doanh đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. 1.2. Căn cứ pháp lý : - Căn cứ Nghị định số 119/1999/NĐ-CP, ngày 18/9/1999 của Chính Phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh gnhiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ. - Căn cứ vào Thông tư số 2341/2000/TTLT/BKHCNMT-BTC, ngày 28/11/2000 của liên bộ Khoa Học – Công Nghệ - Môi Trường và Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 119/199/NĐ-CP, ngày 18/9/1999 của Chính Phủ. - Căn cứ vào kế hoạch liên ngành số 04/KH-CN-KHCN, ngày 24/02/2005 của Sở Khoa Học Công Nghệ Và Sở Công Nghiệp về việc chuyển giao kỹ thuật sản xuất gạch theo công nghệ lò nung liên tục kiểu đứng cho các cơ sở sản xuất gạch tỉnh An Giang năm 2005. - Quyết định số 3027/QĐ-UB ngày 31/12/1999 Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh An Giang giao kế hoạch danh mục và vốn đầu tư xây dựng năm 2000 thuộc nguồn vốn ngân sách tỉnh. 1.3. Mô tả tổng quan dự án: Nắm bắt cơ hội đó chúng tôi quyết định xây dựng dự án đầu tư xây dựng lò gạch mới. - Tên dự án: Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Lò Gạch Thành Long - Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới. - Địa điểm thực hiện: Ấp Bình Hưng 1, Xã Bình Mỹ, Huyện Châu Phú, Tỉnh An Giang. Diện tích mặt bằng 8.000 m2 - Thời gian thực hiện: Tháng 7 năm 2005 - Chủ đầu tư: Nguyễn Ngọc Em. - Công suất hoạt động: 10 triệu viên/ năm - Tổng vốn đầu tư: 4.770.000.000 đồng trong đó + Vốn cố định: 4.086.000.000 đồng + Vốn lưu động: 682.800.000 đồng - Thời gian hoàn vốn: 9,2 năm - Lợi ích kinh tế xã hội: Đầu tư xây dựng lò gạch Thành Long ngoài việc đóng góp cho ngân sách nhà nước còn có những lợi ích kinh tế xã hội như sau: + Thực hiện chủ trương công nghiệp hoá hiện đại hoá của tỉnh. + Giải quyết Việc làm cho lao động địa phương, tăng thu nhập cho xã hội. + Chuyển đổi cơ cấu và phát triển đa dạng hoá ngành nghề sản xuất của địa phương. CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG - SẢN PHẨM 2.1. Thị trường: 2.1.1. Thị trường tiêu thụ gạch ngói An Giang hiện nay: Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây ngày càng phát triển, mức sống nhân dân ngày một gia tăng. Vì vậy nhu cầu xây dựng cũng tăng theo điều đó đã tác động đến mức cung cầu trên thị trường đối với mặt hàng vật liệu. Trong đó gạch xây là loại vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong các công trình kiến trúc. Theo số liệu thống kê cho thấy tình hình tiêu thụ gạch ngói của tỉnh An Giang trong các năm qua như sau: Bảng 2.1. Số lượng tiêu thụ gạch của tỉnh An Giang 1999 - 2004 ĐVT: triệu viên Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Gạch xây 195,3 254,1 249,0 275,2 381,7 413,6 Ngói lợp 16,3 6,1 6,1 9,1 12,9 14,7 Tổng Cộng 211,6 260,2 255,1 284,3 394,6 428,3 Trích nguồn: Thống kê An Giang 2.1.2. Dự báo thị trường tiêu thụ trong tương lai: Hàng năm nhu cầu xây dựng tiếp tục tăng theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Sản lượng gạch ngói sản xuất trong tỉnh hàng năm ở mức trên 300 triệu viên chẳng những đáp ứng được nhu cầu xây dựng trong tỉnh mà còn góp phần phục vụ nhu cầu cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Theo dự báo thì nhu cầu tiêu thụ gạch ngói của tỉnh An Giang trong năm 2005 – 2010 như sau: Bảng 2.2. Dự báo nhu cầu tiêu thụ gạch 2005 - 2010 ĐVT: triệu viên Chỉ Tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Gạch Xây 453,5 493,4 533,2 573,1 613,0 652,9 Ngói Lợp 16.8 19,0 21,1 23,3 25,4 27,6 Tổng Cộng 470,3 512,4 554,3 596,4 638,4 680,5 Giá cả cảm nhận CAO 2.1.3. Khả năng cạnh tranh: A B C Chất lượng cảm nhận THẤP Chất lượng cảm nhận CAO Giá cả cảm nhận THẤP A Chú thích: : nhà máy gạch ngói Long Xuyên , giá bán 350 – 450 đồng/viên, chất lượng cao B : cơ sở sản xuất gạch Phương Huyền, giá bán 250 – 300 đồng/viên, chất lượng tương đối tốt C : cơ sở sản xuất gạch Thành Công, giá bán 220 – 300 đồng/ viên, chất lượng trung bình Hiện nay trong tỉnh An Giang có trên 100 cơ sở sản xuất gạch ngói, nhưng đối thủ cạnh tranh chủ yếu của doanh nhiệp là ba cơ sở sản xuất gạch ngói trên. với tình hình hiện nay thì đối thủ A có ưu thế về chất lượng nhưng giá cao còn đối thủ B thì giá và chất lượng tương đối cao, đối thủ C thì nằm ở vị trí chính giữa, căn cứ vào tình hình trên thì doanh nghiệp chúng tôi rất có lợi thế so với hai đối thủ B,C. Ngoài ra chúng tôi sẽ cố gắn đưa mức chất lượng ngang tằm với đối thủ A và hơn thế nữa. 2.2. Sản phẩm - Dịch vụ của dự án: 2.2.1. Thiết kế sản phẩm: Sản phẩm đặc trưng của dự án là gạch ống và gạch thẻ đây là 2 sản phẩm mang tính ưu việc và rất cần thiết cho các công trình xây dựng chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam: 1450 -1998 Những sản phẩm chính Kích thứơc Màu sắc Kiểu dáng Gạch ống 4 lổ 9 x 9 x 19 cm đỏ, vàng lổ tròn, lổ vuông Gạch thẻ 2 lổ 4,5 x 9 x 19 cm đỏ, vàng lổ tròn 2.2.2. Các chiến lược: a. Chiến lược sản phẩm - Trước tiên dự án sẻ tập trung sản xuất những sảm phẩm truyền thống như gạch ống và gạch thẻ để chiếm lĩnh tối đa thị phần, nhưng chúng tôi sẽ đưa ra những mẫu gạch thích hợp với nhu cầu của khách hàng. Chẳng hạn như: gạch ống lỗ tròn hoặc vuông, loại gạch mỏng, dày, gạch thẻ có loại lớn, nhỏ… Đó là những mặt hàng mang tính tiện lợi thích hợp cho thời đại công nghiệp ngày nay, giúp cho mọi người có thể xây cất theo đúng ý của mình. - Dự án không chỉ dừng lại ở việc đưa ra sản phẩm với mẫu mới mà còn cải tạo về màu sắc và chất lượng của gạch tương ứng với chất lượng của gạch nung đốt bằng lò tuynel. Với tên của sản phẩm được in trên những viên gạch thật đơn giản nhưng không kém phần ấn tượng. Trên từng viên gạch bạn có thể thấy 2 chữ Thành Long tạo cho khách hàng dễ nhớ, dễ liên tưởng đến nơi sản xuất ra nó. b. Chiến lược giá: - Qua kinh nghiệm thực tiễn nên ngay từ đầu doanh nghiệp đã có chiến lược chủ động chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu ngay từ khâu đầu vào cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, Doanh nghiệp sẽ áp dụng chính sách giá cả linh hoạt đối với từng loại khách hàng, từng khu vực thị trường, từng thời điểm… - Hiện nay trên thị trường tỉnh An Giang, các loại gạch sản xuất bằng công nghệ cũ hoặc thủ công với giá như sau: gạch ống 230 đồng/ viên, gạch thẻ 160 đồng/ viên nhưng chất lượng kém, còn về gạch có chất lượng với công nghệ sản xuất hiện đại như nhà máy gạch tuynel Long Xuyên thì có giá bán bình quân từ 350 – 450 đồng/ viên. - Do có công nghệ sản xuất mới và được sự hỗ trợ của nhà nước 30% kinh phí xây dựng lò đã góp phần làm cho giá thành sản thấp hơn đối thủ nhưng chất lượng của sản phẩm rất cao. Giá bán dự kiến tại Doanh nghiệp sẽ bán theo giá của thị trường với mức giá trên thì doanh nghiệp rất có lợi thế cạnh tranh về giá cả . c. Chiến lược phân phối: Chúng tôi có 2 hình thức phân phối, trong đó phân phối gián tiếp là chính + Phân phối gián tiếp: bán cho các nhà buôn lẻ, buôn sỉ… + Phân phối trực tiếp: bán trực tiếp cho người có nhu cầu nhu xây với 2 cách khách hàng lại doanh nghiệp lấy hàng hoặc doanh nghiệp vận chuyển đến nơi theo yêu cầu nhưng mức trên lệch rất ít. d. Chiến lược chiêu thị: - Khuyến mãi thêm một số gạch khi khách hàng mua với số lượng lớn ( 50.000 viên trở lên). - Vào dịp tiết nguyên đán chúng tôi có quà tặng cho khách hàng quen như : áo, nón, lịch … 2.3. Nguồn nguyên liệu: Theo tài liệu đều tra khảo sát nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh An Giang, Châu Phú là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên khoáng sản, trong đó các mỏ đất sét dùng làm nguyên liệu để sản xuất gạch ngói với trữ lượng lớn được phân bố ở các xã: Bình Mỹ, Bình Thuỷ , Bình Long, Đào Hữu Cảnh, Bình Chánh...vì vậy nguyên liệu đầu vào rất phong phú. Cho nên việc đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu đầu vào rất thuận lợi và ổn định nên mức giá đất ổn định với giá 15.000 -20.000 đồng/ m3 được vận chuyển đến tại cơ sở. Còn về nguyên liệu than đá thì ký hợp đồng với các thương lái ở Quảng Nam giá dao động từ 500 đồng – 700 đồng/ kg. 2.4. Ước lượng doanh số, doanh thu: 2.4.1. Hoạch định năng lực cung ứng nhu cầu của dự án: Bảng 2.3. Công suất Các yếu tố đơn vị tính Năm hoạt động 2006 2007 2008 2009- 2015 A.Công suất dự kiến 70% 80% 90% 100% Sản phẩm qui chuẩn 1.000 viên 7.000 8.000 9.000 10.000 B. Sản phẩm chủ yếu Gạch ống 1.000 viên 6.000 7000 8000 9.000 Gạch thẻ 1.000 viên 1.200 1.200 1.200 1.200 2.4.2. Doanh thu dự kiến: Căn cứ vào thị trường trên và theo sự tìm hiểu của đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp sẽ ước lượng doanh thu bán ra tồn kho 10% so với công suất Bảng 2.4. Doanh thu dự kiến ĐVT: triệu đồng Sản phẩm Năm hoạt động 2006 2007 2008 2009 2010 2011-2015 1.Gạch ống 1.380 1.610 1.840 2.070 2.070 2.070 2.Gạch thẻ 192 192 192 192 192 192 Tổng cộng 1.415 1.622 1.829 2.036 2.036 2.036 CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH 3.1 Nghiên cứu kỹ thuật: 3.1.1. Công suất thiết kế: - Theo sản phẩm: 10 triệu viên/ năm + Số ngày hoạt động trong năm: 350 ngày + Số ca hoạt động : 2 ca/ ngày + Số giờ hoạt động : 6 giờ/ ca + Số viên : 4.800 viên/ ca 3.1.2. Công nghệ và trang thiết bị: Bảng 3.1. Yêu câu về thiết bị máy móc ĐVT: triệu đồng STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Máy trộn đất – 20 KW Cái 1 47 47 2 Máy nghiền thô – 40 KW Cái 1 39 39 3 Máy nghiền trộn than – 4 KW Cái 1 13 13 4 Mô tơ băng tải – 4 KW Bộ 1 18 18 5 Máy tạo hình – 40 KW Cái 1 31 31 6 Máy cắt gạch tự động – 2 KW Cái 1 17 17 7 Tủ điện và thiết bị điện Bộ 1 12 12 8 Máy biến thế 550 KVA Cái 1 70 70 9 Máy thăng vận 500 kg Cái 2 16 32 10 Máy vít, kích thuỷ lực Bộ 3 6 18 11 Xe goòng 4 bánh – tải 500 kg Chiếc 8 1 8 12 Máy bơm nước – 20 m3/giờ Bộ 1 8 8 13 Công cụ dụng cụ - - - 15 14 Vận chuyển, lắp đặt, dự phòng Toàn cụm - - 20 15 Lò gạch nung liên tục Lò 3 150 450 16 TỔNG CỘNG 798 3.1.3. Quá trình sản xuất: a. Sơ đồ Nguồn cung cấp nguyên liệu Kho nguyên liệu Máy trộn đất Máy cán khô Máy cán mịn Máy tạo hình Máy cắt Sân phơi Máy thăng vận Than rắc Gia nhiệt, nung làm nguội Ra lò, phân loại Kho thành phẩm Than nghiền Nước Vào lò b. Thuyết minh: - Nguồn nguyên liệu được cung cấp , vận chuyển đến kho chứa nguyên liệu, từ kho chứa nguyên liệu được máy xúc đưa vào máy trộn đất, tại đây được máy cấp liệu theo thùng định mức và máy nghiền than, pha than vào đất. - Sau khi trộn, đất được chuyển sang băng tải đến máy cán thô rồi đến máy cán mịn. ở giai đoạn này nước được cung cấp vào với liều lượng qui định. Sau khi cán mịn, nguyên liệu được đưa vào máy tạo hình, nhào đùn liên hợp. sau đó máy cắt sẽ tự động cắt gạch mộc theo kích thước định hình và được xe chuyển sang sân phơi - Gạch mộc sau khi tạo hình có độ ẩm 20-25% , được vận chuyển ra sân phơi 7 – 15 ngày ( tuỳ theo thời tiết), độ ẩm gạch giảm từ 12-14%. Sau đó gạch mộc được chuyển đến khu tập kết ( gần lò đốt) xếp thành xe và máy thăng - vận chuyển lên đỉnh lò đốt (độ cao khoảng 7m so với mặt đất). - Lò gạch liên tục kiểu đứng có 2 lớp thành, lớp thành trong xây bằng gạch chịu lửa, lớp thành ngoài xây bằng gạch thẻ. Vùng chứa gạch trên đỉnh lò bao chung quanh lò với độ rộng 2m. tại đây được nhóm lò 1 lần và đốt liên tục, tức là lửa được đốt trên mặt lò, khối gạch được xếp trong lò sẽ chuyển động xuống dần đều một cách liên tục và gạch mộc được xếp liên tục tại đỉnh lò. gạch mộc sau khi được xếp ở đỉnh lò sẽ qua vùng sấy, vùng nung, vùng làm nguội và ra lò một cách liên tục. - Sau khi gạch chứa và được làm nguội, vitme, hoặc kích thuỷ lực kết hợp với hệ thống dầm hạ xuống theo từng mẻ. Sau đó được làm mát tự nhiên hoặc quạt gió và chuyển đến kho thành phẩm. 3.1.4. Địa Điểm Sông Quốc lộ 91 Ruộng Ruộng Địa điểm xây dựng 8.000 m2 Ruộng Địa điểm thực hiện dự án toạ lạc ở ấp Bình Hưng 1, Xã Bình Mỹ , Huyện Châu Phú, Tỉnh An Giang do chủ đầu tư mua với diện tích là 8.000 m2 có mặt tiền tiếp giáp với quốc lộ 91, và đường sông nên rất thuận lợi cho giao thông đường thuỷ và bộ. Với diện tích này đảm bảo cho sản xuất qui mô 10 triệu viên gạch/năm. 3.1.5. Qui Mô Xây Dựng Và Các Hạng Mục Công Trình: Đầu tư cơ sở hạ tầng (qui mô sản xuất 10 triệu viên gạch/năm) Bảng 3.2. Cơ sở hạ tầng ĐVT: triệu đồng STT Các hạng mục công trình Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Sân phơi m2 4.000 0,05 200 2 Nhà xưởng m2 1.000 0,6 600 3 Hệ thống điện Bộ - - 15 4 Hệ thống cấp nước Bộ - - 3 5 Nhà kho chứa gạch mộc m2 1.000 0,2 200 6 Nhà kho thành phẩm m2 1.000 0,2 200 Tổng cộng 1.218 3.1.6. Nhu Cầu Nguyên Nhiên Liệu: a. Dự trù nguyên liệu: + Định mức tiêu hao: 1 m3 đất sét = 1.000 sản phẩm qui chuẩn + Đơn giá dự kiến: 1 m3 đất sét = 20.000 đồng Bảng 3.3. Chiết tính nhu cầu nguyên liệu Năm Nhu cầu đất sét (đơn vị m3) Thành tiền (triệu đồng) 2006 7.000 140 2007 8.000 160 2008 9.000 180 2009 10.000 200 2010 10.000 200 2011-2015 10.000 200 b. Dự trù nhiên liệu: + Định mức tiêu hao: 45 kg than đá = 1.000 sản phẩm + Đơn giá dự kiến: 1 kg than đá = 600 đồng Bảng 3.4. Chiết tính nhu cầu nhiên liệu Năm Nhu cầu than đá(đơn vị tấn) Thành tiền (triệu đồng) 2006 315.000 189 2007 360.000 216 2008 405.000 243 2009 450.000 270 2010 450.000 270 2011-2015 450.000 270 c. Dự trù điện năng sử dụng: + Định mức tiêu hao: điện chạy máy và thắp sáng 20,5 Kw/1000 sản phẩm + Đơn giá dự kiến: 1 Kw điện = 1.000 đồng ( bao gồm thuế GTGT) Bảng 3.5. Chiết tính nhu cầu điện năng Năm Nhu cầu điện (đơn vị Kw) Thành tiền(triệu đồng) 2006 143.500 143,5 2007 164.000 164 2008 184.500 184,5 2009 205.000 205 2010 205.000 205 2011-2015 205.000 205 3.2. Tổ chức sản xuất kinh doanh: 3.2.1. Sơ đồ tổ chức: Chủ doanh nghiệp Kế toán Kỹ thuật viên Xưởng sản xuất Xưởng tạo hình Xưởng nung sấy và thành phẩm 3.2.2. Tiền lương dự kiến bình quân cho năm đầu: Bảng 3.6. Tiền lương dự kiến ĐVT: triệu đồng STT Tiêu chí Số lượng Trình độ Lương 1 năm A Bộ phận gián tiếp 4 34,3 1 Kỹ thuật 2 Đại học 19,6 2 Kế toán 1 Trung học 7,35 3 Nhân viên bán hàng 1 Trung học 7,35 B Bộ phận trực tiếp 30 220,5 1 Xưởng tạo hình 10 Biết chữ 73,5 2 Xưởng nung sấy và thành phẩm 20 Biết chữ 147 Tổng cộng 254.8 CHƯƠNG 4: TÀI CHÍNH – KINH TẾ XÃ HỘI 4.1. Quy hoạch nguồn vốn: 4.1.1. Các khoản đầu tư ban đầu Bảng 4.1. Các khoản đầu tư ĐVT: triệu đồng STT Vốn đầu tư của dự án Nhu cầu A Vốn cố định 4.086 1 Đất xây dựng 2.000 2 Chi phí xây dựng cơ bản 1.218 3 Chi phí về thiết bị máy móc 798 4 Chi phí hoàn thiện công nghệ 70 B Vốn lưu động 682,8 5 Chi phí nguyên vật liệu, năng lượng 406 6 Chi phí thuê công nhân 254,8 7 Chi phí quản lý 15 8 Chi phí bán hàng 7 Tổng Cộng 4.769 4.1.2. Nguồn vốn đầu tư: Doanh nghiệp sử dụng vốn tự có của doanh nghiệp và vốn vay tín dụng trung dài hạn để thực hiện đầu tư. Tổng nguồn vốn 4,77 tỷ đồng trong đó: - Vốn tự có: 2.770.000.000 đồng chiếm 58% tổng nguồn vốn. - Vốn vay: 2.000.000.000 đồng chiếm 42% tổng nguồn vốn 4.1.3. Lịch trả nợ vay và lãi vay: - Tổng số vốn vay: 2.000.000.000 đồng. - Thời gian xin vay : 5 năm. - Lãi suất vay với mức đầu tư ưu đãi 6%/ năm - Đề nghị trả lãi vay theo năm ( theo phương pháp cố định). - Thời gian trả lãi và vốn vay: trả làm 5 lần và trả dứt điểm vào cuối năm 5 Bảng 4.2. Trả lãi vay ĐVT: triệu đồng Năm Dư nợ đầu kỳ Trả nợ vay Dư nợ cuối kỳ Gốc Lãi Cộng 1 2.000 400 120 520 1.600 2 1.600 400 96 496 1.200 3 1.200 400 72 472 800 4 800 400 48 448 400 5 400 400 24 424 0 Tổng cộng 2.000 360 2.360 4.2. Phân tích tài chính: 4.2.1. Chi phí hoạt động: Bảng 4.3. Chi phí hoạt động ĐVT: triệu đồng Hạng mục Năm hoạt động 2006 2007 2008 2009 2010 2011-2015 Nguyên liệu đất sét 140,0 160,0 180,0 200,0 200,0 200,0 Nhiên Liệu 189,0 216,0 243,0 270,0 270,0 270,0 Điện năng 143,5 164,0 184,5 205,0 205,0 205,0 Lương công nhân 254,8 291,2 327,6 360,0 360,0 360,0 Bảo trì, sữa chữa 11,2 12,8 14,4 16,0 16,0 16,0 Chi phí bán hàng 7,1 8,1 9,1 10,2 10,2 10,2 Chi phí quản lý 14,1 16,2 18,3 20,4 20,4 20,4 Tổng chi phí 759,7 868,3 976,9 1.081,5 1.081,5 1.081,5 4.2.2. Dự trù lãi lỗ: Bảng 4.4. Dự trù lãi lỗ ĐVT: triệu đồng STT Các chỉ tiêu Năm hoạt động 2006 2007 2008 2009 2010 2011 - 2015 1 Tổng doanh thu 1.415 1.622 1.829 2.036 2.036 2.036 2 Tổng chi phí sản xuất 759,7 868,3 976,9 1.081,5 1.081,5 1.081,5 3 Doanh thu thuần(1-2) 655,1 753,5 851,9 954,3 954,3 954,3 4 Khấu hao 225,1 225,1 225,1 225,1 225,1 203,7 5 Trả lãi 120,0 96,0 72,0 48,0 24,0 0,0 6 Hoàn vốn 400,0 400,0 400,0 400,0 400,0 0,0 7 Lợi nhuận trước thuế -90,0 32,4 154,8 281,2 305,2 750,6 8 Thuế thu Nhập 0,0 0,0 0,0 78,7 85,5 210,2 9 Lời ròng (3-4) -90,0 32,4 154,8 202,5 219,7 540,4 các tỷ số tài chính Lời ròng /doanh thu -0,064 0,02 0,08 0,10 0,11 0,27 Lời ròng/tổng vốn đầu tư -0,019 0,01 0,03 0,04 0,05 0,11 Lời ròng/vốn tự có -0,032 0,01 0,06 0,07 0,08 0,20 Vòng quay vốn lưu động 2,07 2,37 2,67 2,98 2,98 2,98 4.2.3. Thu nhập ròng: Bảng 4.5. Thu nhập ròng ĐVT: triệu đồng STT Các chỉ tiêu Năm hoạt động 2006 2007 2008 2009 2010 2011 – 2015 1 Tổng doanh thu 1.415 1.622 1.829 2.036 2.036 2.036 2 Tổng chi phí sản xuất 759,7 868,3 976,9 1.081,5 1.081,5 1.081,5 3 Khấu hao 225,1 225,1 225,1 225,1 225,1 203,7 4 Trả lãi 120,0 96,0 72,0 48,0 24,0 0,0 5 Hoàn vốn 400,0 400,0 400,0 400,0 400,0 0,0 6 Thuế thu Nhập 0,0 0,0 0,0 78,7 85,5 210,2 7 Thu nhập ròng 135,1 257,5 379,9 427,6 444,8 744,1 4.2.4. Chỉ số đánh giá: NPV, IRR, PI, PBP Bảng 4.6. Chỉ số ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm hoạt động 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011-2014 2015 Thu nhập ròng -2770 135,1 257,5 379,9 427,6 444,8 744,1 904,6 Thanh lý đất 2400 Ngân lưu ròng -2770 135,1 257,5 379,9 427,6 444,8 744,1 3.304,6 Dựa vào bảng 4.6 ta có: NPV 696,9 triệu đồng IRR 16% PI 1,25 Thời gian hoàn vốn PBP 9,15 năm Ta thấy NPV= 697 >0 nên dự án rất có khả thi, đầu tư được 4.3. Các Ảnh hưởng kinh tế - môi trường: 4.3.1. Ảnh hưởng môi trường: - Tình hình ô nhiễm môi trường từ các lò gạch trong thời gian vừa qua rất nghiêm trọng ở các chỉ tiêu CO2,SO2, HF và bụi. Theo các kết quả từ mô hình phát tán của các cơ quan chuyên môn về môi trường thì cơ sở sản xuất gạch nung ( hoặc cụm cơ sở) gây ô nhiễm môi trường phạm vi rộng (đến vài km) gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của nhân dân, cây trồng, vật nuôi. Do đó, áp lực về môi trường đối với các cơ sở sản xuất gạch ngày một tăng, tranh chấp môi trường diễn ra liên tục dẫn đến một số lò gạch ngưng hoạt động, di dời, hoặc chỉ sản xuất gạch mộc hoặc chỉ sản xuất trong một vài tháng trong năm hoặc phải bồi thường thiệt hại về môi trường khi hoạt động… Đây là những vấn đề bức xúc và nan giải cho ngành sản xuất gạch nung với công nghệ củ. - Trong công nghệ sản xuất gạch nung liên tục kiểu đứng đã được thực nghiệm cho thấy kết quả về chất lượng khí thải từ lò gạch đảm bảo được thực nghiệm cho thấy kết quả về chất lượng khí thải từ lò gạch đảm bảo được tiêu chuẩn Việt Nam. mặt khác, do đạc điểm kỹ thuật của công nghệ này có thời gian đốt kéo dài 24/24 giờ, lượng than cháy ổn định nên lượng khói trong cùng một thời điểm cháy rấy ít. Nếu nhìn bằng mắt thường thì không phát hiện khói toả ra và lượng khói toả ra ít hơn nhiều so với lò đốt thủ công. Lượng khói di tản trên bề mặt rộng nên khả năng phân tán lớn làm giảm thiểu đáng kể đến ảnh hưởng môi trường, không ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân, cây trồng và vật nuôi. - Về mặt vệ sinh công nghiệp, công nghệ này có hệ thống vitme ( hoặc ben thuỷ lực ) nên vận hành lúc ra lò, vô lò không bị nóng bức và không bị bụi như các lò thủ công. Do đó đảm bảo được sức khoẻ của người lao động trong cơ sở sản xuất. 4.3.2. Ảnh hưởng kinh tế xã hội: Thực hiện dự án này ngoài việc mang lại những lợi ích kinh tế cho tỉnh còn mang lại một số hiệu quả kinh tế xã hội sau: - Sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên sẳn có của địa phương để phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng vốn là thế mạnh của tỉnh. - Góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá - Tạo ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật, phù hợp với yêu cầu sử dụng, tăng cường chất lượng và tuổi thọ công trình, giảm tỉ lệ phế phẩm trong sản xuất nhằm sử dụng nguồn tài nguyên đất của tỉnh một cách tối ưu nhất. - Giải quyết việc làm cho 40 lao động địa phương, tăng thu nhập cho xã hội đồng thời góp phần tạo sự ổn định về an ninh, trật tự của địa phương. CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận: Trong khi nhu cầu về vật liệu xây dựng ngày một tăng trên địa bàn tỉnh An Giang, dự án được sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật và nguồn vốn từ phía chính quyền địa phương, không những thế nhiều công trình đòi hỏi chất lượng cao, cần có vật liệu vừa có chất lượng vừa có giá cả hợp lý. Sản phẩm của dự án đáp ứng được những yêu cầu trên đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn lao động. Sự thành công của dự án sẽ thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ sản xuất gạch bằng lò nung liên tục kiểu đứng trên địa bàn trong và ngoài tỉnh góp phần vào công cuộc hiện đại hoá ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và góp phần tạo nên sự bền vững cho các công trình kiến trúc. Với thời gian hoạt động là 10 năm và thời gian hoàn vốn là 9 năm, dự án sẽ mang lại không những là lợi nhuận cao cho doanh nghiệp mà còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường so với loại lò thủ công đốt bằng trấu, đây là một dự án cần thiết và khả thi. 5.2. Kiến nghị: Với những lợi ích mà dự án mạng lại trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất tạo ra những sản phẩm có chất lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dự án sẽ là mô hình để tuyên truyền cho doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh thấy được những lợi ích của lò nung liên tục kiểu đứng chúng tôi mong rằng Phòng xây dựng huyện và các ngành chức năng nhanh chóng xem xét, phê duyệt dự án để doanh nghiệp sớm triển khai dự án. Đồng thời, xin kiến nghị các ngành chức năng cho doanh nghiệp được hưởng những ưu đãi đầu tư như sau: - Được hưởng mức thuế suất 20% của thuế thu nhập doanh nghiệp. - Được miễn 3 năm và giảm thuế suất 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho 5 năm tiếp theo. - Đề nghị ngân hàng giải ngân sớm để chúng tôi có ngay nguồn vốn hoạt động khi được cấp phép.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiang_3467.doc
Tài liệu liên quan