MỤC LỤC
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG 3
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 3
II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHÁCH HÀNG 3
III. NHU CẦU VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG 4
PHẦN 2: HỒ SƠ KHÁCH HÀNG 5
1. Báo cáo tài chính 5
2. Hồ sơ về dự án 5
3. Hồ sơ tài sản bảo đảm 5
PHẦN 3: THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG VAY VỐN 7
I. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH 7
II. TÌNH HÌNH QUAN HỆ TÍN DỤNG VÀ XẾP LOẠI DOANH NGHIỆP 7
1. Quan hệ tín dụng của doanh nghiệp 7
2. Xếp loại khách hàng vay vốn 7
1. Ngành nghề kinh doanh 7
2. Đội ngũ lãnh đạo 8
4. Phương hướng hoạt động và chiến lược kinh doanh
5. Kết luận 8
PHẦN 4: THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 9
I. MỤC ĐÍCH VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ DỰ ÁN 9
II. THỊ TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 9
1. Sản phẩm của dự án 9
2. Tổng quan thị trường ngành sản xuất dây và cáp 9
3. Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp 13
4. Phương thức tiêu thụ 13
5. Phương thức thanh toán 14
6. Đầu vào của dự án 14
7. Khả năng cạnh tranh 16
III. KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 18
1. Địa điểm xây dựng 18
2. Công nghệ, thiết bị 20
3. Quy trình công nghệ 20
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN 21
1. Tiến độ thực hiện dự án 21
2. Cách thức quản lý và khai thác dự án 21
3. Kết luận về tổ chức quản lý dự án 22
V. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ PHƯƠNG ÁN NGUỒN VỐN 22
1. Tổng vốn đầu tư 22
2. Khả năng tham gia vốn của doanh nghiệp 23
3. Tiến độ nguồn vốn 23
V. PHÂN TÍCH RỦI RO 24
1. Phân tích theo mô hình SWOT 24
2. Rủi ro của dự án 25
VI. HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 27
1. Thông số dự án 27
2. Kết quả tính toán 33
PHẦN 5: ĐỀ XUẤT TÍN DỤNG 34
I. MỨC ĐỘ CUNG CẤP TÍN DỤNG – DỊCH VỤ 34
1. Nhu cầu đầu tư dự án 34
2. Nhu cầu vốn lưu động 34
II. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ TÍN DỤNG 35
1. Điều kiện giải ngân 35
2. Phương pháp quản lý tín dụng 36
3. Tài sản bảo đảm 37
37 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 4346 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy sản xuất dây và cáp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng cao. Mới đây, các chuyên gia phân tích của Morgan Stanley đã điều chỉnh giảm dự báo về nguồn cung đồng toàn cầu. Theo đó, thế giới có thể sẽ dư thừa một khối lượng nhỏ đồng trong nửa cuối năm 2006.
6.2. Hoạt động kinh doanh của các công ty nhập khẩu đồng tại Việt Nam
Theo thông lệ quốc tế, các DN có thể NK đồng từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng mức giá áp dụng là Giá đồng loại A niêm yết tại Thị trường Kim loại London (LME). Các DN có thể lựa chọn hình thức NK đồng dưới dạng trả tiền mặt ngay hoặc mua kỳ hạn…
Tại Việt Nam, các DN NK đồng thường áp dụng việc tính giá như sau:
- Giá tháng trước tháng giao hàng theo hợp đồng (M-1).
- Giá bình quân LME cho mỗi tháng.
Ngoài việc thanh toán giá đồng theo hình thức trên, thông thường các DN phải trả thêm phụ phí. Qua tìm hiểu được biết hiện nay, giá NK về đến Việt Nam sẽ dao động trong khoảng Giá đồng MLE + $85-$120 tùy theo thời điểm mua hàng, tần suất mua hàng, khối lượng hàng mua, quan hệ thương mại và nhiều yếu tố khác. (Năm 2005, giá đồng về đến Việt Nam còn cao hơn).
Năm 2005 vừa qua, giá đồng thế giới tăng cao (tăng từ $3.200 lên tới $5.000) làm các DN sản xuất dây đồng bị ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, chỉ có những DN quy mô nhỏ, không có thương hiệu là bị ảnh hưởng xấu (do thiếu vốn lưu động) còn đối với những DN đã có thị phần và thương hiệu, họ có thể chủ động đẩy giá bán dây đồng theo xu hướng tăng của giá đồng.
Bước vào năm 2006 với dự đoán giá đồng có chiều hướng giảm so với năm 2005 sẽ tạo ra một thách thức không nhỏ đối với các DN sản xuất đồng. Năm 2005, nếu như công ty nào càng dự trữ nhiều đồng thì càng có lãi thì trong năm nay, càng dự trữ nhiều công ty sẽ càng gặp khó khăn trong kinh doanh. Tuy nhiên, với một chu kỳ kinh doanh ổn định, nếu dự trữ quá ít cũng sẽ ảnh hưởng tới tiến độ giao hàng và uy tín của công ty. Đây là vấn đề cũng không đơn giản đối với Công ty Cổ phần Trường Phú nói riêng và các DN sản xuất dây đồng nói chung.
Tuy nhiên, nếu như tốc độ giảm giá đồng không nhanh như tốc độ tăng giá đồng vào năm 2005, giá dây đồng vẫn sẽ theo thay đổi phù hợp với giá đồng NK. Bên cạnh đó, việc thị trường hiện nay thiếu hụt dây đồng để sản xuất dây và cáp điện, cáp thông tin cũng sẽ làm giảm mức độ ảnh hưởng xấu của giá đồng tới tình hình sản xuất kinh doanh của các DN sản xuất dây đồng.
Hiện tại thuế suất NK đồng cathode là 0%, điều này khuyến khích các DN NK đồng tấm để sản xuất thay vì NK các sản phẩm từ đồng
Kết luận: Nguyên vật liệu chính để sản xuất dây đồng Φ8mm và Φ2,6mm là đồng cathode, hiện mức giá đang ở mức kỷ lục, nhiều khả năng giá đồng sẽ giữ ở mức cao so với các năm trước nhưng sẽ có xu hướng giảm. Điều này khiến DN phải luôn tỉnh táo và có quyết định sáng suốt khi thị trường đồng diễn biến phức tạp.
7. Khả năng cạnh tranh
Nhu cầu sử dụng dây đồng để sản xuất dây và cáp cho các lĩnh vực điện lực, liên lạc viễn thông, truyền dữ liệu, sản xuất ôtô, mô tơ, máy biến áp… đang tăng cao. Bên cạnh đó, các công ty sản xuất dây và cáp đang trong cuộc chạy đua về chất lượng, giá thành, phương thức tiếp cận khách hàng để có lợi nhuận tối đa.
Khả năng dây đồng bị thay thế bởi các sản phẩm tương đương khác là không lớn. Trong lĩnh vực viễn thông, cáp quang tuy có chất lượng tốt hơn cáp đồng nhưng đang bị cạnh tranh gay gắt về giá, ngoài ra cáp đồng vẫn phù hợp với những đường dây viễn thông nhỏ lẻ từ trục cáp chính đến vị trí các thuê bao. Trong lĩnh vực điện lực, tuy dây nhôm rẻ hơn nhưng không dẫn điện tốt bằng dây đồng nên dây đồng vẫn được sử dụng phổ biến.
Hiện nay, một số Công ty có sản xuất và cung cấp dây đồng tại thị trường miền Bắc như sau:
DOANH NGHIỆP
SẢN LƯỢNG
(tấn dây đồng)
Ghi chú
LS-Vina Cables
45.000
Nhà máy đặt tại Hải Phòng
Trần Phú
20.000
Hiện là thương hiệu phổ biến nhất trong ngành
TAYA
12.000
Tập trung chủ yếu thị trường phía Nam
Lioa
10.000
Hiện đang ngừng sản xuất (do liên doanh với NEXANS)
Cadisun
Tuy nhiên, nếu so với các đơn vị hiện cũng đang cung cấp dây đồng nguyên liệu, khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Trường Phú được đánh giá như sau:
7.2.1. Cạnh tranh về mối quan hệ
Trong số cổ đông sáng lập, Ông Trắc là người có uy tín trong thị trường dây và cáp điện tại Việt Nam qua việc làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty SACOM. Ngoài ra, theo như Ông Sơn cho biết, DN cũng có một số quan hệ nhất định đối với ngành viễn thông và điện lực, điều này khá có lợi cho DN trong việc xâm nhập vào thị trường dây và cáp, đặc biệt tại thị trường miền Bắc.
Kết luận: Với lợi thế của mình, Trường Phú đã đặt được quan hệ từ trước với một số Công ty có nhu cầu tiêu thụ dây đồng như Công ty Xây dựng Bưu điện , Công ty Vật liệu Bưu điện, Vinadeasung, Công ty Thăng Long… Điều này sẽ giúp công ty tạo dựng được thị trường và thương hiệu nhanh chóng.
7.2.2. Cạnh tranh về giá
Theo tính toán của Hội Dây và Cáp điện TP.HCM, chi phí vận chuyển và phụ phí cho một tấn đồng cathode về đến Việt Nam dao động từ 85-160 USD (hiện nay khoảng 90-120 USD). Để có dây đồng đường kính 8mm, phải tốn khoảng 200-250 USD/tấn cho khâu kéo sợi. Như vậy, dây đồng nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy làm dây và cáp điện, thông thường DN sản xuất dây đồng phải cộng thêm chi phí sản xuất, đẩy giá dây đồng lên khoảng 5.350-5.400 USD/tấn. Theo diễn biến giá đồng tăng cao vào năm 2005, một số DN không bán nhiều dây đồng, chờ tính toán lại giá trước nguy cơ lỗ, chỉ những cơ sở nhỏ sản xuất dây đồng từ đồng phế liệu mới tham gia vào thị trường. Tuy nhiên năm 2006, giá đồng được dự đoán sẽ có xu hướng chững lại và giảm dần, nhiều khả năng sẽ có nhiều DN tính toán đến việc bán dây đồng nguyên liệu cho các DN sản xuất dây và cáp điện.
Qua trao đổi với.., nhiều khả năng DN sẽ bán bằng giá thị trường, tuy nhiên đối với một số đối tác thanh toán nhanh, có nhu cầu dây đồng ổn định, DN sẽ có mức giá phù hợp.
Kết luận: Giá dây đồng trên thị trường hiện nay chênh lệch không lớn, các DN khi đưa ra giá bán đều có công thức chung, giá bán phụ thuộc khá nhiều vào giá đồng cathode nên việc cạnh tranh về giá gần như không xảy ra giữa các DN cung cấp dây đồng.
7.2.3. Cạnh tranh về chất lượng
Để cạnh tranh và phát triển, x đã chọn con đường phát triển theo hướng chất lượng. Vì thế, Công ty đã chọn dây chuyền sản xuất dây đồng phi ôxy Φ8mm và Φ2,6mm của hãng OUTOKUMPU (Phần Lan). Đây là một trong những hãng có uy tín trong việc cung cấp dây chuyền nấu kéo dây đồng trên thế giới. Với việc đầu tư này, Trường Phú có mức độ công nghệ tương đương các nước trong khu vực.
Hiện nay, tại Việt Nam, dây chuyền nấu kéo dây đồng của hãng OUTOKUMPU chỉ được Sacom và x sử dụng. Tuy nhiên, với công suất 10.000 tấn/năm hiện chỉ đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu dây đồng mà Sacom hay Trần Phú phải sử dụng hàng năm. Do đó, việc cung cấp dây đồng nguyên liệu chất lượng cao trên thị trường sẽ là một lợi thế không nhỏ của x
Kết luận: Với dây chuyền này, x đã sử dụng dây chuyền sản xuất đồng bộ, khép kín và đảm bảo về chất lượng, nếu quản lý sản xuất tốt, sản phẩm dây đồng của x hoàn toàn có thể có chỗ đứng trong thị trường.
7.2.4. Cạnh tranh về thương hiệu
Nguồn cung cấp cho thị trường cáp thông tin trong nước gồm có các công ty cổ phần, nhà nước, và liên doanh sản xuất cáp trong nước; và công ty NK trực tiếp cáp từ nước ngoài.
Có thể nói, thương hiệu x chưa được biết đến thị trường trong khi các DN sản xuất dây và cáp khác đang không ngừng trưởng thành và ngày càng lớn mạnh; các sản phẩm của những công ty như Trần Phú, Cadivi, LG-Vina, Taya, Sacom… không những tạo được niềm tin với khách hàng trong nước mà còn có sức lan tỏa sang thị trường các nước trong khu vực. Để chuẩn bị bước vào hội nhập, các công ty đã có thị phần đều đang tiếp tục đầu tư thiết bị sản xuất hiện đại, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm...
Tuy nhiên, do đặc điểm các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dây đồng làm nguyên liệu ổn định, lâu dài muốn giữ quan hệ tốt với các bên cung cấp dây đồng nên hầu hết các doanh nghiệp có nhu cầu từ 1.000 tấn dây đồng/năm trở lên đều đặt hàng với các nhà cung cấp.
Kết luận: Việc cạnh tranh về thương hiệu với một số công ty đi trước là hết sức khó khăn. Tuy nhiên, trong bối cùng nguồn cung dây đồng đang thiếu hụt so với nhu cầu, cộng với quan hệ của Trường Phú với các công ty hoạt động trong ngành sẽ tạo đòn bẩy giúp Công ty gặt hái được nhiều kết quả khả quan trong tương lai.
7.3. Kết luận chung
Theo Công ty, điểm yếu của một số DN sản xuất dây đồng, dây điện và cáp điện Việt Nam là đầu tư dây chuyền không đồng bộ hoặc chọn công nghệ không cao (Trung Quốc, Đài Loan…) dẫn tới sản phẩm có chất lượng không cao.
Bên cạnh đó, nhu cầu dây đồng trong nước trong giai đoạn từ nay đến 2010 là khá lớn, một số DN sản xuất dây đồng vẫn chưa đủ lực để cung cấp dây đồng phủ kín thị trường dẫn tới việc các DN sản xuất dây và cáp vẫn phải NK dây đồng. Theo tìm hiểu, cứ mỗi tấn nguyên liệu đồng dây sản xuất trong nước sẽ giúp các DN tiết kiệm chi phí đầu vào khoảng 50 USD (so với NK).
x là công ty cổ phần ngoài quốc doanh, quy tụ được một số cá nhân đã thành công tronng ngành là một lợi thế so với các Công ty Nhà nước, Công ty Nhà nước đã cổ phần hóa về chính sách, bộ máy.
Xét về thị phần cũng như thương hiệu, hiện x vẫn chưa được giới kinh doanh biết đến. Tuy nhiên, với tầm nhìn dài hạn, sự đầu tư theo tiêu chuẩn chất lượng cộng với việc tạo dựng quan hệ trong ngành khá tốt, x hoàn toàn có thể cạnh tranh được với các Công ty trong nước.
Công suất thiết kế của Công ty Cổ phần x10.000 tấn/năm là phù hợp với dây chuyền sản xuất, nhu cầu thị trường hiện tại cũng như thị trường mục tiêu của Công ty.
III. KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
1. Địa điểm xây dựng
1.1. Mô tả
- Địa điểm xây dựng: 1 khu đất tại KCN ...
- Diện tích đất: 10.000 m2
- Vị trí KCN:
+ Cách Thủ đô Hà Nội: 35 km
+ Cách Thành phố Hải Phòng: 66 km
+ Cách Sân bay Nội Bài Hà Nội: 78 km (đi đường QL1A mới)
+ Cách Cảng Cái Lân - Quảng Ninh: 127 km
- Ngành nghề đầu tư trong KCN:
+ Gia công cơ khí, lắp ráp và điện tử;
+ Chế biến thực phẩm và sản xuất nông nghiệp;
+ Dệt, may và sản xuất hàng tiêu dùng;
+ Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của địa phương và một số ngành nghề khác.
- Hạ tầng kỹ thuật của KCN:
+ Cấp điện: Nguồn điện cấp cho KCN được lấy từ đường dây 110KV tới trạm biến áp tổng với công suất 110/35KV. Từ trạm biến áp tổng, nguồn điện được cung cấp tới hàng rào nhà máy bằng dây cáp điện ngầm 35KV.
+ Cấp nước: Nguồn nước cung cấp cho KCN được lấy từ nguồn nước sạch của Nhà máy nước Cẩm Giàng với công suất 4.400 m3/ngđ.
+ Hệ thống đường nội bộ: Hệ thống giao thông trong KCN được trải nhựa bê tông hoàn toàn và được chiếu sáng bằng đèn cao áp hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc gia, đường trục chính rộng 30m và 24,25m. Hệ thống đường phụ rộng 17,5m.
+ Thông tin liên lạc: Mạng viễn thông nội bộ từ tổng đài KCN nối với các nhà máy theo hệ thống cáp ngầm đảm bảo truyền thông tin tốc độ cao, không gián đoạn. Các dịch vụ khác như Internet, mail, báo chí... được mạng lưới dịch vụ bưu điện tỉnh Hải Dương cung cấp.
+ Giao thông ngoại khu: nằm trên QL1A, có vị trí giao thông rất thuận lợi giao thương với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh...
+ Hệ thống thoát nước: Nước thải trong KCN được xử lý tại Nhà máy xử lý nước thải của KCN, đạt tiêu chuẩn mức B trước khi xả ra sông Sặt theo đường ống BTTC D300, với công suất 4.000m3/ngđ.
- Các ưu đãi đầu tư hấp dẫn:
Ngoài các ưu đãi của Chính phủ, Nhà đầu tư vào KCN còn được hưởng ưu đãi đầu tư của UBND tỉnh Hải Dương
+ Ưu đãi về giá thuế và miễn giảm tiền thuế đất: Miễn tiền thuê đất trong 10 năm và giảm 50% tiền thuê đất trong thời gian.
+ Ưu đãi về thuế thu nhập DN: Hỗ trợ từ ngân sách tỉnh 100% số thuế thu nhập DN phải nộp 2 năm đầu và 50% cho năm tiếp theo.
+ Ưu đãi về vốn đầu tư, lãi suất về vốn, phí cung cấp các dịch vụ ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Giảm 10% lãi suất khi vay tại các ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
+ Hỗ trợ phí đào tạo nghề lao động cho địa phương. Hỗ trợ 50% (không quá 1 triệu đ/1đ) kinh phí đào tạo.
+ Ưu đãi về thông tin quảng cáo và khuyến khích vận động đầu tư vào KCN.
1.2. Đánh giá
Chỉ tiêu
Thuận lợi
Bất lợi
Diện tích
- Diện tích rộng tạo thuận lợi trong việc xây dựng khu văn phòng, nhà máy của x và Liên doanh.
- Do vị trí nhà máy và văn phòng tại F nên khó thu hút một số nhân lực cao cấp có tâm lý muốn sống và làm việc tại thành thị.
Vị trí
- Thuận lợi trong giao thương giữa Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.
- Xây dựng trong KCN có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ
Chính sách
- Được tỉnh F khuyến khích đầu tư về tiền thuê đất, thuế thu nhập DN...
Tác động
- Được xây dựng tại vị trí ít ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất hiện tại của địa phương.
2. Công nghệ, thiết bị
- x dự định sử dụng các thiết bị chính gồm hai dây chuyền (Công ty đã ủy thác cho Công ty Cổ phần Giày Thái Bình NK) sau:
+ Dây chuyền nấu đúc đồng UPCAST từ đồng cathode ra đồng 8mm của hãng OUTOKUMPU (Phần Lan), công suất 10.000 tấn/năm.
+ Dây chuyền máy kéo, ủ liên tục của hãng SAMP S.p.A (Italy) từ dây đồng 8mm ra dây đồng 2,6mm.
- Ở Việt Nam, hiện chỉ có Sacom và Trần Phú sử dụng dây chuyền nấu đúc đồng UPCAST từ đồng cathode ra đồng 8mm của hãng OUTOKUMPU. Năm 2005 vừa qua, Sacom vừa nâng cấp dây chuyền nấu đúc đồng từ 3.000 tấn/năm lên 10.000 tấn/năm.
- Bên cạnh việc công nghệ châu Âu, hiện tại dây chuyền nấu đúc đồng của Trung Quốc cũng đã xuất hiện tại Việt Nam. Qua tìm hiểu được biết, dây chuyền Trung Quốc giá rẻ hơn, khấu hao nhanh hơn, chất lượng không kém nhiều nhưng chi phí sửa chữa thường xuyên khó định trước, nếu có sự cố, máy ngừng sản xuất để sửa chữa (chưa kể trường hợp phải thay thế một hoặc một số bộ phận) dẫn tới hàng sản xuất chậm, giảm doanh thu bán hàng trong tháng, nếu tình trạng kéo dài có thể mất uy tín.
Kết luận:
- Công nghệ được NK từ một trong những hãng cung cấp thiết bị có uy tín trên thế giới.
- Dây đồng sản xuất từ dây chuyền trên đã được chứng minh chất lượng tại Việt Nam.
3. Quy trình công nghệ
Qui trình sản xuất dây đồng bao gồm 02 công đoạn:
- Công đoạn 1: Sản xuất ra dây đồng Φ 8mm
Đồng cathode → Cân định lượng → Rửa sạch → Lò nấu đồng → Máy kéo sợi → Buồng ủ sợi → Làm mát sợi → Quấn thành cuộn → Kiểm tra chất lượng → Dây đồng Φ 8mm.
- Công đoạn 2: Kéo dây đồng Φ 8mm ra dây đồng Φ 2,6mm.
Dây đồng Φ 8mm → Máy kéo sợi → Buồng ủ sợi → Làm mát → Quấn thành cuộn → KCS → Dây đồng Φ 2,6mm.
Nhận xét:
- Dây chuyền nấu đúc đồng UPCAST® của OUTOKUMPU và dây chuyền kéo dây đồng của SAMP S.p.A là dây chuyền đồng bộ, tỷ lệ tự động hóa cao, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn chất lượng IEC và TCVN, linh hoạt trong việc mở rộng quy mô sản xuất, chủng loại sản phẩm…
- Qui mô sản xuất là 10.000 tấn đồng/năm theo công nghệ châu Âu là khá lớn. Tuy nhiên, xét tổng thể nhu cầu thị trường thì công suất như vậy là hợp lý.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Tiến độ thực hiện dự án
1.1. Các giai đoạn thực hiện
DN đầu tư dự án xây dựng Nhà máy sản xuất dây và cáp dự kiến lộ trình như sau:
- Tháng 4/2006: hoàn thành các hạng mục xây dựng
- Tháng 5/2006: nhập khẩu thiết bị nấu đồng
- Tháng 6/2006: nhập khẩu thiết bị kéo sợi
- Tháng 6/2006: vận hành thử máy móc thiết bị
- Tháng 7/2006: đi vào sản xuất đại trà dây đồng nguyên liệu có kích cỡ Φ8mm và Φ2,6mm.
Cũng trong năm 2006, Công ty sẽ thành lập công ty liên doanh sản xuất cáp viễn thông với Sacom và Taihan, nhà máy sản xuất của liên doanh cũng được đặt cạnh nhà máy của Trường Phú.
1.2. Thực tế thực hiện dự án
Qua trao đổi với DN, tính đến thời điểm thẩm định, DN đang xây dựng khu văn phòng và nhà xưởng và đàm phán với Công ty Taihan về việc thành lập liên doanh.
Nhận xét:
Theo Ông x cho biết, Công ty đã triển khai thực hiện xây dựng một sô hạng mục công trình của dự án sắp tới theo kế hoạch đã được đặt ra. Tuy nhiên do chưa trực tiếp tham quan địa điểm xây dựng, phòng Thẩm định và Quản lý tín dụng chưa thể khẳng định thông tin trên là chính xác.
2. Cách thức quản lý và khai thác dự án
2.1. Mô hình và cơ cấu tổ chức
- Số lượng nhân viên: 45 người
- Mô hình Công ty: Công ty cổ phần
- Số năm kinh nghiệm: 0 năm
- Các loại sản phẩm chủ yếu: dây đồng nguyên liệu có kích cỡ Φ8mm và Φ2,6mm
Kết luận:
- Trường Phú là một DN mới, hiện đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất dây đồng.
- Mô hình tổ chức phù hợp với một nhà máy sản xuất dây đồng chất lượng cao.
2.2. Các bộ phận chức năng
- DN chưa đưa ra được các yêu cầu về trình độ chuyên môn, số năm kinh nghiệm của các vị trí lãnh đạo cũng như chưa có bản mô tả công việc của các bộ phận chức năng. Hiện tại, mới chỉ có x giữ chức vụ Tổng Giám đốc, các cổ đông sáng lập khác chưa tham gia vào dự án.
- Qua buổi làm việc với DN, hiện Ông x cũng mới chỉ có 02 nhân viên văn phòng, còn lại đội ngũ kỹ sư, công nhân và đặc biệt là Giám đốc sản xuất cũng như Giám đốc tài chính vẫn chưa có.
2.3. Chế độ tuyển dụng và đào tạo
Kế hoạch tuyển dụng và đào tạo của x như sau:
- Tìm kiếm, chỉ định Bộ máy quản lý điều hành.
- Tuyển dụng cán bộ chuyên môn và các công nhân phục vụ sản xuất.
- Cử một số cán bộ có trình độ sang nước ngoài tham quan, học tập quy trình công nghệ sản xuất.
- Thực hành dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia nước ngoài.
Kết luận:
- Chủ trương tuyển dụng lao động sẵn có tại địa phương thể hiện chiến lược lâu dài của Công ty. Tuy nhiên, việc tuyển dụng và giữ chân được nhân sự có trình độ cao không dễ dàng.
- Sự tham gia của một số cổ đông hiện đang làm việc tại SACOM sẽ tạo đà cho DN tận dụng được kinh nghiệm trong việc quản lý, điều hành sản xuất tại Công ty x.
2.4. Cách thức tổ chức sản xuất
Dây chuyền NK theo tiêu chuẩn châu Âu, tỷ lệ tự động hóa cao, thời gian vận hành được các chuyên gia nước ngoài hướng dẫn đào tạo cán bộ cho đến khi thao tác thuần thục và tự vận hành được.
3. Kết luận về tổ chức quản lý dự án
- Kế hoạch tổ chức dự án khá đơn giản, DN tập trung chủ yếu là phần xây dựng cơ bản, còn việc hướng dẫn vận hành dây chuyền sản xuất do các chuyên gia nước ngoài thực hiện.
- Báo cáo khả thi chưa đề cập chi tiết đến phương án thu hút chuyên gia đầu ngành, cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm, và công nhân kỹ thuật trên thị trường lao động, đặc biệt là phương án chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ vận hành các công đoạn sản xuất chính của nhà máy.
V. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ PHƯƠNG ÁN NGUỒN VỐN
1. Tổng vốn đầu tư
TT
Nội dung
Giá trị(triệu VND)
Tỷ lệ /TVĐT
Tỷ lệ/VCĐ
Thời gian
Nguồn vốn
Tổng vốn đầu tư
100.000,00
I
Vốn cố định
50.000,00
50,00%
1
Nhà xưởng, văn phòng
9.000,00
18,00%
a
Thuê lại đất
3.000,00
12/2005
VCSH
b
Xây dựng cơ bản
6.000,00
04/2006
VCSH
2
Máy móc, thiết bị
37.346,23
74,69%
a
Thiết bị đúc đồng
25.418,90
05/2006
VCSH+Vay
b
Thiết bị kéo dây
11.927,33
06/2006
VCSH+Vay
3
Chi phí khác
3.653,77
7,31%
a
Các thiết bị phụ trợ
3.153,77
04/2006
VCSH
b
Chi phí dự phòng
500,00
04/2006
VCSH
II
Vốn lưu động
50.000,00
50,00%
VCSH+Vay+Huy động
- Tỷ lệ Vốn cố định, Vốn lưu động so với Tổng vốn đầu tư lần lượt là 5,05 và 4,95. Tỷ lệ vốn lưu động so với DN trong ngành là hơi thấp do việc hoạt động trong lĩnh vực này cần một lượng lớn vốn lưu động. Nguyên nhân:
+ DN đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, chất lượng tiêu chuẩn châu Âu.
+ DN dự kiến chỉ cho các công ty nợ tiền hàng trong vòng 1 tháng.
- Tỷ lệ Nhà xưởng, văn phòng và Máy móc, thiết bị so với Vốn cố định 1,2 : 8,5 là phù hợp.
Kết luận:
- Xét theo góc độ đầu tư dự án, tỷ lệ cơ cấu vốn cố định và vốn lưu động là chưa hợp lý nhưng cơ cấu khu nhà xưởng và máy móc, thiết bị là phù hợp.
- Xét theo góc độ đầu tư chiến lược, chủ DN có tầm nhìn dài hạn và tập trung vào việc sản xuất sản phẩm có chất lượng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều DN đầu tư vào dây chuyền công nghệ Trung Quốc do vốn đầu tư thấp, thời gian khấu hao nhanh, sản phẩm được thị trường chấp nhận.
2. Khả năng tham gia vốn của doanh nghiệp
- Qua trao đổi với Ông x, Tổng Giám đốc Công ty, lộ trình góp vốn của các cổ đông như sau:
Nội dung
Giá trị vốn góp (VND)
Giá trị vốn góp lũy tiến (VND)
Vốn góp lần đầu (30/08/2005)
31.500.000
31.500.000
Vốn góp liên doanh với Sacom - Taihan
16.000.000
47.500.000
Vốn góp của cổ đông bên ngoài
7.500.000
55.000.000
- Như vậy, Công ty tham gia vào dự án là 39 tỷ đồng (chiếm hơn 70% vốn điều lệ), trong đó nguồn vốn tài trợ cho tài sản cố định sẽ là 25 tỷ đồng (chiếm 50% nhu cầu vốn cố định), tài trợ vốn lưu động là 14 tỷ đồng.
- Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất, trường hợp ngân hàng không tài trợ đủ vốn lưu động cần thiết, DN có thể vay cổ đông hoặc huy động từ bên ngoài.
3. Tiến độ nguồn vốn
TT
Khoản mục
Năm hoạt động
Ghi chú
0
1
2
3
4
5
Vốn đầu tư quy ra VND
50.000,00
.
1
- Nhà xưởng, văn phòng
9.000,00
2
- Máy móc thiết bị
37.346,23
3
- Chi phí khác
3.653,77
V. PHÂN TÍCH RỦI RO
1. Phân tích theo mô hình SWOT
ĐIỂM MẠNH
ĐIỂM YẾU
1. Trong danh sách cổ đông sáng lập chỉ có 3-4 người có kinh nghiệm và quan hệ trong ngành dây và cáp.
3. Tổng Giám đốc là người có quan hệ thương mại, kỹ năng giao dịch tiếng Anh khá.
4. Có định hướng tập trung vào thị trường miền Bắc.
5. Dây chuyền công nghệ cao, tiêu chuẩn châu Âu.
6. Có thể có sự hỗ trợ từ Taihan là công ty sản xuất lớn tại Hàn Quốc.
7. Có mặt bằng dự trữ để mở rộng sản xuất.
1. Công ty chưa hoạt động, khả năng phát triển ổn định chưa rõ ràng.
2. Nhà máy tại F mới được thành lập, cần nhiều hỗ trợ về thị trường, sản lượng tiêu thụ hạn chế và giá thành sản xuất cao.
2. Tổng Giám đốc là người chưa có kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh trong ngành dây và cáp.
4. Công ty chưa có thương hiệu trên thị trường.
5. Đội ngũ nhân lực chủ chốt chưa được xác định.
6. DN chưa có chiến lược, phương thức bán hàng rõ ràng.
7. Giá thành sản xuất khá cao so với các DN cùng ngành do vốn chủ sở hữu thấp lại đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại.
8. Chưa có chế độ đãi ngộ công nhân, kỹ sư rõ ràng và mang tính dài hạn.
9. Chưa chú trọng khai thác triệt để tiềm năng thị trường.
CƠ HỘI
NGUY CƠ
1. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, nhu cầu tiêu thụ dây đồng trong nước đang gia tăng nhanh.
3. Được hưởng ưu đãi của Nhà nước, tỉnh Hải Dương về tiền thuê đất, thuế...
4. Việc đào tạo kỹ thuật nhanh chóng do công nghệ có tỷ lệ tự động hóa cao.
5. Tận dụng khách hàng là liên doanh giữa công ty và Sacom, Taihan, Hàn Quốc.
2. Đối thủ cạnh tranh lớn là DNNN (tuy nhiên lợi thế này sẽ mất dần khi DNNN được cổ phần hóa).
1. Giá nguyên liệu có xu hướng còn biến động.
2. Hiện đã có khá nhiều DN có thương hiệu trong việc sản xuất dây đồng.
3. Chưa tạo dựng được hệ thống khách hàng quen thuộc, thường xuyên…
4. Việc tuyển dụng, quản lý lao động có chất lượng không dễ dàng.
5. Nhà cung cấp đồng sẽ có chính sách thương mại khắt khe với DN trong giai đoạn đầu.
6. Giá bán cao hơn một số DN khác.
7. Việc NK nhiều đồng khi giá hạ và ít đồng khi giá lên sé làm giảm khả năng cạnh tranh của DN.
8. Việc cạnh tranh sẽ diễn ra với các DN đang có thị phần, dây đồng nhập lậu và các dây đồng NK chất lượng cao.
9. Sự mất giá của VND so với USD/EUR dẫn tới giá thành sản xuất tăng cao (nguy cơ này là nguy cơ chung của thị trường).
2. Rủi ro của dự án
2.1. Rủi ro chủ quan
2.1.1. Rủi ro trong tìm nguồn hàng nhập khẩu
Do chưa đi vào hoạt động nên rủi ro lớn nhất đối với công ty sau khi đã hoàn thành việc xây dựng nhà máy là không tìm được nguồn hàng giá hợp lý, không tìm được nguồn hàng có chất lượng.
Tuy nhiên, khả năng xảy ra rủi ro này thấp nếu DN tận dụng được mối quan hệ của một số cổ đông đang công tác tại Sacom.
2.1.2. Rủi ro trong sản xuất
Do chưa có kinh nghiệm trong quản lý nên thời gian đầu, Công ty có thể bị thất thoát trong sản xuất, chi phí sản xuất cao…
Tuy nhiên, với mô hình gọn nhẹ, kinh nghiệm của một số cổ đông trong ngành sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro trên.
2.1.3. Rủi ro trong giao hàng
Do mới đi vào sản xuất hoặc trong quá trình sản xuất không thuận lợi dẫn đến việc giao hàng chậm tiến độ, giao hàng không có chất lượng…
Hiện công ty chưa đi vào sản xuất nên rủi ro trên hoàn toàn có thể xảy ra.
2.1.4. Rủi ro điều hành
Do mới hoạt động, thương hiệu của Công ty còn chưa được nhiều DN biết đến nên Công ty có thể không thu hút được khách hàng mua sản phấm, không thu hút được khách hàng thuê gia công… Nếu bộ máy điều hành của Công ty không đủ trình độ, năng lực, không có mối quan hệ rộng với thị trường, với khách hàng thì cũng dễ dẫn đến rủi ro.
Tuy nhiên, Công ty đã đặt quan hệ trước với một số khách hàng tiềm năng nên rủi ro trên có thể được hạn chế.
2.2. Rủi ro khách quan
2.2.2 Rủi ro kinh tế
Mục tiêu của Công ty là tập trung mở rộng quy mô, phát triển tiêu thụ tại thị trường miền Bắc. Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ bởi các công ty sản xuất cáp thông tin, cáp điện lực… để phục vụ công trình mạng lưới truyền tải điện, công trình mạng lưới điện thoại, công trình xây dựng cao ốc, nhà ở... Do vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến việc gia tăng sử dụng năng lượng nói chung trong tiêu dùng và công nghiệp, đặc biệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy sản xuất dây và cáp.DOC