Đề tài Dự án kinh doanh cửa hàng thời trang - Couple Fashion

MỤC LỤC

I. LỜI MỞ ĐẦU 1

II TÓM TẮT KINH DOANH 2

2.1 Quyền sở hữu cửa hàng 2

2.2 Tóm tắt khởi sự doanh nghiệp 3

2.3 Vị trí của cửa hàng và các yếu tố thuận lợi 3

2.4 Các sản phẩm và dịch vụ 4

2.5 Sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường 4

2.6 Sản phẩm quảng cáo chào hàng 5

2.7 Nguồn cung ứng sản phẩm 5

2.8 Các sản phẩm và dịch vụ trong tương lai 6

III PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG 7

3.1 Tóm tắt 7

3.2 Phân đoạn thị trường 7

IV CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ VIỆC THỰC HIỆN 9

4.1 Tóm tắt 9

4.2 Chiến lược Marketing 10

4.2.1 Thị trường mục tiêu và việc phân đoạn thị trường. 10

4.2.2 Chiến lược giá cả. 11

4.2.3 Chiến lược hỗ trợ. 11

4.3 Chiến lược bán hàng. 12

4.3.1 Dự báo bán hàng. 12

4.3.2 Kế hoạch bán hàng. 12

4.4 Các điểm mốc quan trọng. 13

V QUẢN LÍ 14

5.1 Tóm tắt những nội dung chính của việc quản lí cửa hàng. 14

5.2 Cơ cấu tổ chức. 14

5.3 Nhóm quản lí. 15

5.4 Kế hoạch nhân sự. 15

VI KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH. 16

6.1 Chi phí ban đầu. 16

6.2 Chi phí hàng tháng. 16

6.3 Những giả định và dự kiến quan trọng 16

6.4 Các chỉ số tài chính cơ bản 17

6.5 Lỗ lãi dự kiến 18

6.6 Rủi ro và các phương án dự phòng 19

V KẾT LUẬN 21

 

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 23253 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dự án kinh doanh cửa hàng thời trang - Couple Fashion, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gười từ rất lâu và nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống.Nó là nguồn cảm hứng chính cho các nhà thiết kế, nhà tạo mẫu và đã ra đời nhiều dòng thời trang khác nhau qua từng thời kỳ. Việc kinh doanh thời trang cũng theo đó mà hình thành nên đã có một hệ thống cửa hàng phong phú thực hiện việc phân phối loại sản phẩm này. Do đó đã có nhiều dự án được hình thành và đã mang lại nhiều thành công cũng như nhiều thất bại. Qua đó chúng tôi cũng đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ quá trình này. Dự án của chúng tôi cũng đã có một thời gian nằm sâu trong tiềm thức cho đến khi bây giờ đủ khả năng về tài chính và nhiều kinh nghiệm cho việc tiến hành nó. 2.3 Vị trí của cửa hàng và các yếu tố thuận lợi Địa điểm của doanh nghiệp là yếu tố cần thiết để giảm giá các chi phí hoặc tăng cơ hội khách hàng dừng chân tại cửa hàng để xem các sản phẩm hoặc đưa ra các yêu cầu về dịch vụ của mình cung cấp. Địa điểm của cửa hàng có một tác động lớn trong việc thành công của dự án. Ý thức được điều này trước khi tiến hành quá trình kinh doanh chúng tôi đã có một sự nghiên cứu kĩ về quy hoạch địa điểm của dự án. Với mặt hàng kinh doanh là các sản phẩm thời trang nên địa điểm càng có ảnh hưởng lớn tới doanh thu. Địa điểm ở đây cần phải hội tụ đủ những yếu tố sau: Là nơi trung tâm. Tập trung nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu là tầng lớp thanh niên. Là nơi tạo cho khách hàng cảm giác thoải mải, tạo tâm lý thích thú mua sắm nên nó phải là những nơi có vệ sinh tốt, không gần các khu công nghiệp.. Là nơi dễ tiếp cận với các nguồn cung ứng sản phẩm. Từ những đòi hỏi trên và sau quá trình nghiên cứu thực tế chúng tôi đã tìm ra được một địa điểm hợp lí đó là: địa điểm của cửa hàng tọa lạc trên con phố Bạch Mai. Chúng tôi tin chắc rằng với địa điểm này sẽ tạo cho chúng tôi một lợi thế trước mắt để đủ sức cạnh tranh với những cửa hàng khác. 2.4 Các sản phẩm và dịch vụ Như phần trên đã nói qua về sản phẩm, phần này chúng tôi sẽ đề cập cụ thể đến sản phẩm của chúng tôi. Các sản phẩm quần áo được thiết kế cho hai người ( 1 nam + 1 nữ) với đủ màu sắc như, kiểu dáng như: màu tím, màu đỏ, màu vàng, da cam... Những bộ quần áo này sẽ được thiết kế sao cho có sự kết hợp giữa các gam màu của nam, nữ phù hợp với nhau.Ngoài ra các hoạ tiết, hoa văn trên trang phục cũng sẽ có sự phối hợp hoàn hảo. Như vậy các sản phẩm này sẽ tạo cho bạn và một nửa tình yêu của mình một cảm giác thật hạnh phúc khi sánh bước cùng nhau bởi vì lúc ấy ai cũng biết được hai bạn thực sự thuộc về nhau.. Các sản phẩm phụ kiện thời trang kèm theo như: Mũ, vòng tay, vòng cổ, dây lưng, ví da…Những sản phẩm này cũng sẽ được thiết kế kiểu tương tự như trên. Ví dụ như mỗi chiếc vòng tay trong cả bộ sẽ có tên của một người, hay như mỗi chiếc mũ sẽ có những hình ảnh mà chỉ hai người đi với nhau thì mới thể hiện được ý nghĩa của nó. Qua đây, chúng ta cũng thấy được những sản phẩm thời trang này ngoài việc mang lại công dụng là để mặc, đeo, đội… còn đem lại nhiều lợi ích khác. Nó còn vun đắp thêm tình yêu của các bạn, làm cho xã hội phát triển hơn. 2.5 Sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường Loại sản phẩm này xuất hiện trên thị trường đang còn rất hạn chế. Vì thế chúng tôi nghĩ rằng đây có thể là một trong những sản phẩm tiên phong trên thị trường Hà Nội. Mặt khác các sản phẩm của chúng tôi sẽ được thay đổi thường xuyên theo thị hiếu của khách hàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Và chúng tôi sẽ lấy chất lượng là mục tiêu hàng đầu để tạo ra sự khác biệt đối với các đối thủ cạnh tranh. Những đặc điểm mà chúng tôi thấy nó tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh đó là: Những sản phẩm của chúng tôi sẽ được cách điệu với những chi tiết khác biệt so với các sản phẩm khác, mẫu mã của sản phẩm sẽ được thay đổi thường xuyên. Do đó chúng tôi nghĩ rằng sản phẩm của mình sẽ tạo nên sự độc nhất trên thị trường. 2.6 Sản phẩm quảng cáo chào hàng Trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh cửa hàng chúng tôi sẽ giới thiệu các mẫu sản phẩm tới khách hàng qua các phương tiện chủ yếu như: Mạng Internet, vào trực tiếp các địa điểm tập trung đông người để giới thiệu. Những sản phẩm mà chúng tôi quảng cáo chào hàng sẽ là những sản phẩm đặc trưng nhất của cửa hàng. Nó sẽ cho khách hàng nhận biết được rõ ràng nhất về sản phẩm mà cửa hàng sẽ kinh doanh. Việc đưa các sản phẩm chào hàng này ra thị trường sẽ tạo cho khách hàng một ấn tượng đầu tiên. Do đó đây cũng là một quá trình quan trọng nên nó phải được thực hiện cẩn thận. 2.7 Nguồn cung ứng sản phẩm Do tính đặc thù của loại sản phẩm mà chúng tôi kinh doanh mang tính thẩm mĩ cao và mang tính xu hướng cao nên nguồn hàng của chúng tôi sẽ được tập hợp từ nhiều nơi. Quá trình lấy hàng của chúng tôi cũng trải qua nhiều quá trình phức tạp. Do yêu cầu của sản phẩm là càng độc đáo thì lại càng phù hợp sở thích khách hàng nên bắt buộc cửa hàng phải thường xuyên sưu tập hàng ở nhiều địa điểm. Có thể một chiếc áo được mua từ nơi này nhưng lại phải kết hợp với một cái được nhập từ nơi khác về. Chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với các nhà cung ứng để khi nào có mẫu mới về thì mình sẽ là người đầu tiên có được nó. Tất nhiên giá cả có thể phải thay đổi nhưng chúng tôi sẽ chấp nhận, bởi vì trong kinh doanh sản phẩm thời trang việc nắm trước được nguồn hàng tức là đã tạo cho mình một thuận lợi lớn. Mặt khác chúng tôi thường xuyên update các thông tin về xu hướng thời trang của khách hàng để đáp ứng đúng và kịp thời nhu cầu.Ngoài ra mỗi đợt lấy hàng chúng tôi không thể lấy nhiều hàng được vì như đã nói về sự thay đổi theo thời gian của thời trang. Do đó những đợt lấy hàng chỉ có thể lấy một hoặc vài cái. Tuy nhiên có những sản phẩm không phải lấy về là có thể treo lên giá để bán mà chúng tôi phải thực hiện design lại cho phù hợp. Quá trình này tất nhiên phải có sự góp ý của những người có chuyên môn trong lĩnh vực này. Trước mắt, khi nguồn vốn đang bị hạn chế thì chúng tôi phải thuê chuyên gia về trao đổi qua những kiến thức cơ bản về thiết kế. Từ đó kết hợp với khả năng sáng tạo của mình chúng tôi tin chắc sẽ có những sản phẩm phù hợp và làm vừa lòng khách hàng nhất. Để tạo sự tin tưởng cho các nhà cung ứng thì việc cần phải làm là cho họ biết được những khả năng của mình qua đó sẽ tạo được niềm tin đối với họ. Độ tin cậy đối với những nhà cung ứng này là rất lớn nên chúng tôi sẽ không quan tâm nhiều. Trong trường hợp rủi ro nhất khi không tìm được nhà cung ứng cho mình thì chúng tôi sẽ lập một xưởng may để thực hiện khâu cung cấp sản phẩm cho chính mình. Tuy rằng sản phẩm có thể phải được tập hợp từ nhiều nơi như vậy nhưng chúng tôi cũng đã liên hệ được cho mình một địa điểm tin cậy nhập hàng từ nước ngoài về với giá cả phù hợp. 2.8 Các sản phẩm và dịch vụ trong tương lai Sản phẩm: Nối tiếp quá trình kinh doanh này, khi đã có một nguồn lực tài chính và kinh nghiệm đủ lớn chúng tôi sẽ thực hiện kinh doanh cả về thời trang áo cưới. Theo nhận định của bản thân thì đây sẽ cũng là một loại dịch vụ đã phát triển nhiều nhưng chúng tôi vẫn sẽ tạo ra những điểm riêng của mình nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh. Dịch vụ: Cửa hàng sẽ thực hiện các đơn đặt hàng của khách và việc mua hàng của khách sẽ được thực hiện qua email nhằm tiêt kiệm thời gian cho một số đối tượng. Đây là một hình thức dịch vụ phát triển ở nhiều nước phát triển trong những năm gần đây. Tuy nhiên đối với đất nước ta thì chưa thể áp dụng được khi mà nền kinh tế còn chưa phát triển. Vì thế thời gian tốt nhất để áp dụng hình thức này là trong những năm tới. Lúc đó chúng tôi sẽ đưa ra những chiến lược phù hợp. III PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG 3.1 Tóm tắt Quá trình này là một quá trình rất quan trọng trong dự án. Nó sẽ cho chúng ta biết được khách hàng chính của mình là ai?Hay những người nào sẽ ủng hộ mình đến cùng? Do đó chúng ta cần phải có sự phân tích tổng quát nhằm rút ra những yếu quan trọng của thị trường phục vụ cho sự thành công của dự án. 3.2 Phân đoạn thị trường Mô tả toàn cảnh địa lí của địa điểm bán hàng: Khu vực được chúng tôi chọn làm cửa hàng là tại phố Bạch Mai. Tuyến đường này là sự giao thương giữa các tuyến đường: phía trên là Đại La; phía dưới là Đại Cồ Việt và đi thẳng lên là Phố Huế. Đây chính là nơi tập trung nhiều trường Đại học như: Đại học Kinh tế Quốc dân; Đại học Xây dựng; Đại học Bách khoa; Đại học Mở Hà nội…Mặt khác theo như chúng tôi được biết thì dân số cũng khá trẻ, tầng lớp học sinh, sinh viên cũng khá đông vì thế đây cũng là một thuận lợi lớn cho công việc kinh doanh của cửa hàng. Công việc tìm kiếm khách hàng mục tiêu của cửa hàng được tiến hành qua quá trình thực tế. Sau đây là địa điểm kinh doanh của chúng tôi được thể hiện trên bản đồ Hà Nội thu nhỏ: 3.3 Các kiểu phân phối sản phẩm Phân phối sản phẩm là một quá trình nhằm đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng. Do cửa hàng mới được thành lập nên lượng khách hàng biết đến sản phẩm là hạn chế. Mọi người mới chỉ biết đến sản phẩm của khách hàng qua các lần quảng cáo của cửa hàng.Vì vậy nếu như chọn hình thức phân phối gián tiếp qua các thì sẽ không hiệu quả. Do đó cửa hàng quyết định chọn hình thức phân phối trực tiếp. Khách hàng sẽ được lựa chọn sản phẩm thoải mải tại cửa hàng. 3.4 Các đối thủ cạnh tranh chính Đối thủ cạnh tranh chính của cửa hàng chính là chuỗi các cửa hàng kinh doanh thời trang cho tầng lớp thanh niên là chủ yếu. Ngoài ra có thể còn là các cửa hàng may, đây cũng chính là một trong những địa chỉ mà nhiều bạn trẻ đặt hàng, bởi vì ở đây sản phẩm sẽ phù hợp cho mọi cỡ, mọi kiểu dáng. Vì vậy nhiệm vụ của cửa hàng là phải làm sao đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng. Từ những phân tích đưa ra ở trên chúng ta thấy được sự tác động của các yếu tố lên sự thành công của doanh nghiệp là khác nhau. Qua những phân tích này chúng tôi nhận thấy sức ép của khách hàng là lớn nhất sau đó là các đối thủ cạnh tranh và đến nhà cung ứng. Sau khi phân tích các vấn đề về thị trường, đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng chúng tôi tổng kết qua ma trận SWOT sau: MA TRẬN SWOT Cơ hội (O): + Nền kinh tế phát triển mạnh + Nhu cầu tiêu dùng thời trang cao Nguy cơ (T) + Thị phần của các cửa hàng khác tăng nhanh + Sự thay đổi xu hướng tiêu dùng của khách hàng Mặt mạnh (S): + Sản phẩm khá độc đáo + Phong cách phục vụ nhiệt tình Kết hợp SO: + Phát triển nhanh thị phần của cửa hàng trên thị trường + Tạo được sự khác biệt trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh Kết hợp ST: + Tăng cường thực hiện hoạt động Marrketing + Đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong tiêu dùng Mặt yếu (W) + Chưa có nhiều kinh nghiệm trên thị trường + Quy mô nhỏ Kết hợp WO: + Thâm nhập sâu vào thị trường cao cấp + Củng cố cửa hàng hiên tại Kết hợp WT: + Tìm kiếm thị trường mới cho sản phẩm hiện tại IV CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ VIỆC THỰC HIỆN 4.1 Tóm tắt Chiến lược kinh doanh phù hợp sẽ là công cụ để cửa hàng có thể cạnh tranh có hiệu quả trong lĩnh vực các sản phẩm thời trang đôi. Nghiên cứu kỹ lưỡng hàng loạt chiến lược mà cửa hàng thực hiện để tối đa hoá lợi thế cạnh tranh và khả năng lợi nhuận. Chiến lược kinh doanh bao gồm các quyết định về: Nhu cầu khách hàng, hoặc thoả mãn khách hàng cái gì? Nhóm khách hàng, hoặc thoả mãn ai? Năng lực khác biệt, hoặc khách hàng được thoả mãn như thế nào? Ba quyết định này là trung tâm của việc lựa chọn chiến lược kinh doanh vì nó cho phép cửa hàng có lợi thế cạnh tranh hơn đối thủ và xem xét làm thế nào để cửa hàng có thể cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh thời trang đôi. 4.2 Chiến lược Marketing Chiến lược Marketing là việc thực hịên kết hợp nhiều chiến lược với nhau. Nó là một chíên lược nhằm giúp cho khách hàng có một cách nhìn đầy đủ về cửa hàng khi đang trong giai đoạn chuẩn bị kinh doanh. Chiến lược này về cơ bản bao gồm những nội dung sau: 4.2.1 Thị trường mục tiêu và việc phân đoạn thị trường. Đây là một công việc rất quan trọng đối với công việc kinh doanh của cửa hàng. Bởi vì nó sẽ cho biết những ai sẽ là người thường xuyên mua hàng, quan tâm tới cửa hàng. Đó là những người sẽ đi cùng cửa hàng trong suốt quá trình hoạt động và là đối tượng tạo ra thu nhập chủ yếu cho cửa hàng. Việc xác định các đối tượng này chính xác là một yếu tố quan trong trong chiến lược kinh doanh. Vì thế, không thể bỏ sót một đối tượng nào trong bộ phận này. Do đặc điểm của cửa hàng là kinh doanh thời trang đôi nên thị trường mục tiêu chính là đối tượng thanh niên trong độ tuổi từ 15-30 tuổi. Đây là một bộ phận lớn trong cơ cấu dân số nên nó tạo ra một cơ hội lớn cho cửa hàng. Tuy nhiên nó cũng tạo ra những áp lực lớn cho cửa hàng đó là việc thỏa mãn được tất cả nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Với tổng dân số của Hà Nội theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2006 là 3.216.651 (người) và tỉ lệ của độ tuổi từ 16-30 chiếm khoảng 30%. Như vậy lượng thanh niên trên toàn thành phố Hà Nội là khoảng 964.995 người. Ngoài ra một lượng lớn đối tượng nằm trong thị trường mục tiêu của cửa hàng mà không được tính toán trong thống kê đó chính là sinh viên. Là nơi tập trung nhiều trường đại học nên bộ phận này chiếm một tỉ lệ đáng kể và để có một con số cụ thể về đối tượng này thì cũng rất khó. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể ước lượng một cách tương đối khá chính xác về bộ phận này qua số liệu của các trường đại học. Và sau khi tổng kết số liệu về tất cả những ai có thể là khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp thì chúng tôi xác định có khoảng gần 3000 khách hàng có thể là bộ phận mà cửa hàng phục vụ. Những loại sản phẩm của cửa hàng phục vụ cho khách hàng có thể được phân thành hai loại chính: Quần áo đôi. Các phụ kiện thời trang đôi. 4.2.2 Chiến lược giá cả. Như chúng ta biết lượng cầu về một sản phẩm chính là nhu cầu có khả năng chi trả của khách hàng về loại sản phẩm đó. Như vậy việc định giá cho sản phẩm có một ảnh hưởng rất lớn tới công việc bán hàng. Việc định giá hợp lí sẽ giúp cho cửa hàng có một ấn tượng tốt đối với khách hàng khi cửa hàng vừa bước vào kinh doanh. Cơ sở định giá chính ở đây vẫn là chi phí mua hàng. Ngoài ra để cho phù hợp thì giá cả của sản phẩm có thể được cho phù hợp với tình hình kinh doanh. Do đó, giá cả ở đây sẽ không quá cao bởi vì sẽ làm giảm tính cạnh tranh của cửa hàng. Bởi vì mới đặt chân vào thị trường nên chiến lược về giá có một ảnh hưởng lớn tới doanh thu. Mặt khác giá cả cũng không thể đặt quá thấp được bởi vì như thế sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của cửa hàng. Ngoài ra một tâm lí trong khách hàng là khi nhìn thấy hàng rẻ tiền thì họ thường cho là hàng chất lượng kém hoặc không đủ tiêu chuẩn. Vì thế có thể nói giá cả là một yếu tố rất nhạy cảm đối với doanh thu của cửa hàng. Vì thế với một chiến lược giá cả phù hợp sẽ tạo cho cửa hàng một lợi thế trên thương trường. 4.2.3 Chiến lược hỗ trợ. Chiến lược hỗ trợ là một công cụ đắc lực trong kinh doanh. Nó phục vụ cho việc giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng. Tác động của chiến lược này tới doanh thu chính là ở khả năng đưa sản phẩm đến với mọi người một cách rộng rãi nhất, đầy đủ nhất. Trong thời đại ngày nay, tỉ lệ của chiến lược hỗ trợ trong tất cả các yếu tố có tác động tới doanh thu chiếm một tỉ lệ cao. Nó cũng là nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin. Mọi người đều có thể có đủ mọi thông tin qua các kênh thông tin chủ yếu như: Internet, truyền hình… Đặc biệt Internet là một công cụ mà chắc hẳn mọi người đều sử dụng mà trong đó phải kể đến giới trẻ. Nắm bắt được đặc điểm này, chúng tôi sẽ áp dụng hình thức quảng cáo qua mạng. Việc này vừa tối thiểu hoá chi phí cho doanh nghiệp vừa đạt được hiệu quả cao. Để áp dụng hình thức này chúng tôi đã liên hệ được với một trang web có uy tín về quảng cáo đó là: http:// www. Raovat123.com Mọi thông tin về cửa hàng sẽ có đầy đủ ở đây. Do đó chắc chắn mọi người sẽ có đầy đủ thông tin về cửa hàng. 4.3 Chiến lược bán hàng. Đây là giai đoạn sản phẩm đến tay người tiêu dùng, chính là lúc mà khách hàng có một sự cảm nhận đầy đủ về sản phẩm của cửa hàng. Nó chính là lúc doanh thu của cửa hàng thay đổi. Một chiến lược bán hàng hợp lí sẽ làm tăng doanh thu của cửa hàng. 4.3.1 Dự báo bán hàng. Việc xác định doanh thu của cửa hàng trong các thời kì khác nhau giúp cho cửa hàng đề ra những giải pháp hợp lí. Bởi vì doanh thu này sẽ biến động trong các thời kì khác nhau. Khi mới bước ra thị trường do lượng khách hàng biết đến còn ít nên doanh thu sẽ nhỏ. Tuy nhiên càng ngày thì lượng khách hàng càng tăng, cửa hàng có thêm những khách hàng trung thành do đó doanh thu tăng dần. 4.3.2 Kế hoạch bán hàng. Công việc bán hàng sẽ được thực hiện tại cửa hàng dưới sự thực hiện của hai nhân viên. Khách hàng sẽ được thoải mải chọn sản phẩm mà mình ưng ý và sau đó thanh toán theo đơn giá đã được đính sẵn trên sản phẩm. Để tạo ra một sự khác biệt so với các cửa hàng khác thì công việc bán hàng cũng được thực hiện khác biệt hóa. Khách hàng sẽ có cảm giác thoải mải khi bước chân vào cửa hàng, yên tâm khi mua sản phẩm tại cửa hàng. Ngoài ra cửa hàng còn có thêm các tư vấn, góp ý cho khách hàng về các sản phẩm. Đây cũng là một nhân tố tạo nên sự cạnh tranh của cửa hàng khi mới bước chân ra thị trường. Kế hoạch cụ thể của cửa hàng về công tác bán hàng đó là: +Trước khi chuẩn bị bán hàng phải kiểm tra lại các điều kiện đã đảm bảo cho việc bán hàng chưa. Xem xét những gì còn thiếu để bổ sung kịp thời, tránh tình trạng bỏ quên bất kì một sản phẩm nào. + Khi khách đến cửa hàng mua hàng thì nhân viên nam sẽ ra chào đón khách và có thể dắt xe cho khách(nếu khách đi xe) và mời khách vào mua hàng. + Sau đó nhân viên nữ có thể lại giới thiệu sơ qua về toàn bộ sản phẩm và tư vấn cho khách hàng về những sản phẩm của mình. + Sau khi khách hàng chấp nhận mua hàng thì công việc tiếp tiếp theo là thanh toán theo giá trên các sản phẩm. + Nếu khách hàng không đồng ý mua hàng thì nhân viên phải chào khách hàng và có thể hẹn khách hàng trong một dịp khác. Một nguyên tắc quan trọng là không được tỏ thái độ khó chịu đối với khách hàng. + Sau khi kết thúc công việc bán hàng thì phải kiểm tra lại tất cả từ khâu bố trí sản phẩm tới những phản ứng của khách hàng nhằm rút ra những kinh nghiệm cho công việc. Để cửa hàng phát triển được trên thị trường một cách bền vững đòi hỏi phải có một chiến lược kinh doanh cụ thể. Chiến lược kinh doanh mà cửa hàng lựa chọn là chiến lược “Khác biệt hóa”. Sở dĩ cửa hàng chọn chiến lược này là vì theo quan điểm của chúng tôi được dựa trên cơ sở những gì đã có của cửa hàng và những điểm yếu của mình. Một khi mới bước chân vào thị trường với nguồn vốn hạn chế, kinh nghiệm còn non kém thì để khách hàng có ấn tượng với sản phẩm cuả mình chỉ có sử dụng những sự độc đáo, khác biệt so với những gì đã có trên thị trường. Từ những nguyên nhân này mà chúng tôi sử dụng chiến lược khác biệt hóa. 4.4 Các điểm mốc quan trọng. Kinh doanh cũng là một quá trình có tính chu kì. Với một cửa hàng có quy mô nhỏ và kinh doanh thời trang thì những điểm mốc quan trọng ở đây xác định theo khoảng thời gian 6 tháng một lần.Việc xác định này có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì nó phản ảnh được sự phát triển của cửa hàng. Sau mỗi chu kì này sẽ có sự đánh giá tổng thể về cửa hàng nhằm xem những gì còn tồn tại, những cái nào cần phải phát huy. V QUẢN LÍ 5.1 Tóm tắt những nội dung chính của việc quản lí cửa hàng. Công việc quản lí như như là người chèo lái con thuyền, nhằm đưa công việc kinh doanh đi theo kế hoạch. Nó có vị trí rất quan trọng trong sự phát triển của cửa hàng, xác định các giải pháp cho cửa hàng khi có các thay đổi trong kinh doanh. Công việc quản lí chủ yếu của cửa hàng là: Quản lí nhân sự và quản lí tài chính. 5.2 Cơ cấu tổ chức. Cơ cấu tổ chức của cửa hàng được thực hiện tương đối đơn giản, bởi vì cửa hàng chỉ thực hiện công việc buôn bán bình thường nên lựa chọn mô hình này để giảm thiểu chi phí. Mô hình tổ chức của doanh nghiệp được thể hiện qua sơ đồ sau: Quản lí cửa hàng Nhân viên I Nhân viên II 5.3 Nhóm quản lí. Người quản lí cửa hàng đòi hỏi phải có một trình độ cao về quản lí kinh doanh, và phải có am hiểu về thời trang. Mặt khác, một yêu cầu của công việc quản lí là phải có trách nhiệm cao trong công việc, phải theo dõi kĩ càng những thay đổi của công việc để có những chiến lược phù hợp. 5.4 Kế hoạch nhân sự. Để thực hiện tốt công tác quản lí nhân sự đòi hỏi phải có một sự hiểu biết về thị trường lao động. Ngày nay, số lượng lao động trên thị trường lao động rất nhiều nhưng lượng lao động có trình đô và chất lượng thì không nhiều. Do đó cần phải chọn được những lao động phù hợp với tính chất của công việc, với mức tiền công phù hợp. Trên thị trường lao động hiện nay có một lượng lớn là sinh viên. Đặc điểm của đối tượng này là những người có trình độ, năng động và rất nhiệt tình trong công việc. Họ đi làm để kiếm thêm thu nhập và có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác. Do đó họ không đòi hỏi một mức lương cao. Đây chính là một nguồn nhân lực rất quý giá cho cửa hàng. Chúng tôi sẽ thực hiện tìm kiếm các lao động này qua các nguồn thông tin chủ yếu trên mạng Internet, báo chí về việc làm, bằng việc đăng các thông báo tuyển nhân viên cửa hàng. Các yêu cầu đối với một nhân viên mà cửa hàng tìm kiếm là: + Trình độ: đang học đại học, hoặc đã từng làm việc ở những cửa hàng thời trang khác. + Ngoại hình ưa nhìn: bởi vì công việc đòi hỏi tiếp xúc hàng ngày với khách hàng nên ấn tượng đầu tiên là một nhân tố quan trọng. + Khả năng giao tiếp tốt: công việc bán hàng đòi hỏi một khả năng giao tiếp tốt. Bởi vì, việc giao tiếp với khách hàng sẽ tạo cho khách hàng một cảm giác thân thiện nên nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số bán hàng. + Có kinh nghiệm trong bán hàng: đối với những người đã từng làm những công việc tương tự thì công việc sẽ đơn giản hơn, và sẽ đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh. Cùng với những yêu cầu về công việc được đưa ra ở trên thì chúng tôi sẽ đưa ra mức tiền công và những lợi ích mà người lao động nhận được. Căn cứ theo mức tiền công trên thị trường và cân đối cho phù hợp với tính chất công việc mức lương đưa ra là 700.000(vnd)/tháng đối với mỗi nhân viên. Ngoài ra nếu như các nhân viên làm việc tốt thì có thể được tăng lương cho phù hợp với những gì họ đóng góp cho cửa hàng. Đối với người quản lí, thì mức tiền lương phù hợp sẽ là 2 triệu (vnd)/tháng. Với mức lương này sẽ gắn cho người quản lí một trách nhiệm cao trong công việc. Đó cũng chính là một đòi hỏi của cửa hàng trong kinh doanh. VI KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH. 6.1 Chi phí ban đầu. - Chi phí cho việc thuê quán 4.000.000đ/tháng×3tháng=12.000.000đ - Chi phí trang trí cửa hàng: 3.500.000 đ trong đó bao gồm: + Chi phí sơn sửa cửa hàng, băng rôn ...: 1.000.000 đ. + Chi phí loa đài, đầu đĩa, bóng điện, chỗ thử quần áo...: 2.500.000 đ. - Chi phí quảng cáo: 2.000.000 - Chi phi trang bị móc treo, manocanh,...: 3.000.000 đ 6.2 Chi phí hàng tháng. - Chi phí thuê quán: 4.000.000 đ/tháng (từ tháng thứ 4 trở đi). - Chi phí nhân viên: 3.400.000 đ/tháng bao gồm: +Nhân viên bán hàng: 700.000đ/nhân viên/tháng*2nhân viên = 1.400.000đ/tháng. + Nhân viên quản lí cửa hàng: 2.000.000 đ/tháng. - Chi phí khác: 300.000 đ/tháng. 6.3 Những giả định và dự kiến quan trọng a) Dự kiến doanh thu và chi phí của tháng đầu: - Mỗi ngày bán được 1 đôi áo với giá 360.000đ/1đôi và 1 đôi quần với giá 400.000đ/1 đôi. Trong đó chi phí cho 1 đôi áo là 220.000đ và 1 đôi quần là 260.000đ/1 cặp(trong đó đã bao gồm toàn bộ chi phí vận chuyển, thuế...) - Mỗi ngày bán được khoảng 100.000 đ cho các phụ kiện thời trang khác. Trong đó tỉ lệ chi phí/doanh thu là 1/2. b) Dự kiến doanh thu và chi phí cho tháng thứ hai: - Mỗi ngày bán được 1 cặp áo và 2 cặp quần hoặc 2 đôi áo 1 đôi quần. Như vậy doanh thu binh quân sẽ là: 360.000*1,5+400.000*1,5=1.140.000 đ. Chi phí bình quân sẽ là: 220.000*1,5+260.000*1,5=720.000 đ - Mỗi ngày bán được 140.000 đ các phụ kiện thời trang khác. c) Từ tháng thứ 3 trở đi - Mỗi ngày bán được 2 đôi áo và 2 đôi quần - Mỗi ngày bán được 220.000 các sản phẩm phụ kiện. 6.4 Các chỉ số tài chính cơ bản a) Tính toán giá trị hiện tại thuần NPV với giả định dự án hoạt động trong vòng 6 tháng có thể thu hồi vốn: - Lãi suất chiết khấu là: r = 0,01(1%)/tháng Công thức: NPV = ∑((Bi – Ci)/(1+r)i)với i=0-5 - Lợi ích tháng đầu: B1=(1*360.000+1*400.000+100.000)*30=25.800.000 đ - Chi phí cho tháng đầu là: C1=(12.000.000+3.500.000+2.000.000+3.000.000+3.400.000+300.000)+(1*220.000+1*260.000+100.000/2)*30= 40.100.000 đ -T ính toán tương tự ta có lợi ích và chi phí cho tháng thứ 2 là: B2=(1.140.000+140.000)*30=38.400.000 đ C2=(3.400.000+300.000)+( 720.000+140.000/2)*30=27.400.000 đ -Lợi ích và chi phí của tháng thứ 3: B3= (2*360.000+2*400.000+220.000)*30= 52.200.000 đ C3=(3.400.000+300.000)+(2*220.000+2*260.000+220.000/2)*30=35.800.000 đ -Lợi ích và chi phí từ tháng thứ 4 trở đi: B4=52.200.000 đ C4= 39.800.000 đ Từ những tính toán trên ta có NPV của dự án là: NPV= (B1-C1)/(1+r)0+(B2-C2)/(1+r)1+…+(B6-C6)/(1+r)5=48.417.000 đ NPV>0 do đó dự án mang lại lợi nhuận dương cho chủ dự án. Giá trị hiện tại thuần này phản ảnh luồng tiền ròng của dự án sau khi quy về cùng một thời điểm là hiện tại. b)Tỷ suất hoàn vốn nội bộ Từ công thức: NPV=∑Bi/(1+IRR)i - ∑Ci/(1+IRR)i =0 Ta đi tính IRR bằng cách: + Với r1 =0,83 ta có NPV1=340.000 đ + Với r2=0,88 ta có NPV=-424.000 đ Áp dụng công thức: IRR=r1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc74729.DOC
Tài liệu liên quan