Đề tài Dự án mở rộng quy mô FastFood Việt của cửa hàng Kinh Đô

Đánh giá nhận thức của người tiêu dùng về các đối thủ cạnh tranh chính là đánh giá sự hiểu biết về các thông tin của đối thủ cạnh tranh.Việc đánh giá này thông qua các tiêu chí mà Fastfood Việt đặt ra,và để thực hiện được điều đó thì việc nghiên cứu thông tin từ thị trường là rất cần thiết.Nghiên cứu thông tin thị trường bằng các công cụ như là:Bảng câu hỏi điều tra,sử dụngcác tài liệu thứ cấp

Đánh giá vị trí của các đối thủ cạnh tranh:

Từ việc nghiên cứu thông tin từ thị trường sẽ đưa lại những kết quả giúp cho Fastfood Việt có thể xác định được thị phần của mình cũng như của đối thủ cạnh tranh,biết được nguyên nhân người tiêu dùng không sử dụng sản phẩmcủa mình mà lại sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh từ đây để có những đánh giá chính xác vị trí của các đối thủ cạnh tranh.Hiện tại thì Lotteria chính là đối thủ tiêu biểu đe dọa đến thị phần của Fastfood Việt.Bên cạnh đó các thương hiệu KFC cũng là những đối thủ của Fastfood Việt.Còn đối với Macdonald thì có thể do thị trường chưa đủ hấp dẫn với “ông lớn” này.Nhưng không sớm thì muộn Fastfood Việt cũng sẽ phải đối mặt với đối thủ lớn này tại thị trường Việt Nam.

 

 

doc17 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4674 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Dự án mở rộng quy mô FastFood Việt của cửa hàng Kinh Đô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những cảm nhận mới mẻ về cuộc sống qua từng miếng bánh, từng giọt café, tái tạo cho mình nguồn năng lượng sống tươi mới mỗi ngày, như slogan của chuỗi cửa hàng: “Small Bite, Great Taste, Freshness Every Hour, Every Day!” ® K-Do Bakery & Café là một trong số ít nhãn hiệu thành công trong lĩnh vực fast food của Việt Nam. 2. Dự án fast food Việt a. Fast food là gì? Fast food đã có một lịch sử lâu dài, hình ảnh cửa hàng fast food gắn liền với nhiều nền văn hoá khác nhau như: quầy bánh mì kèm với trái olive thời La Mã cổ đại, tiệm mì ở các quốc gia Đông Á, bánh mì lát của vùng Trung Đông… Song ý nghĩa thực sự của fast food hiện đại chỉ bắt đầu tại Mỹ vào năm 1912 với mô hình cửa hàng Automat phục vụ thức ăn sẵn. Bước sang thế kỷ 21, ngành công nghiệp này đã giúp nước Mỹ kiếm được 142 tỷ USD (năm 2006), gần bằng con số 173 tỷ USD doanh thu của tất cả các nhà hàng truyền thống tại nước này cộng lại. Fast food có thể hiểu đơn giản là các món ăn được chế biến và phục vụ một cách nhanh chóng nhất và có tính thuận tiện cao nhất. Khách hàng sẽ tự vào chọn món tại quầy, trả tiền và tự phục vụ luôn. Yếu tố nhanh thường được đặt lên hàng đầu - Đặc điểm của Fast food Là thức ăn được chế biến nhanh, phục vụ nhanh. Có thể ăn bất cứ khi nào, ở bất cứ đâu mà bạn thích. Tiện lợi, nhanh về thời gian, và đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng b. Fast food Việt và sự khác biệt. Xuất phát từ sự thành công trong lĩnh vực thức ăn nhanh của K-Do Bakery & Café , dự án hướng tới mục tiêu mở rộng quy mô và đa dạng hóa sản phẩm trong lĩnh vực kinh doanh fast food của tập đoàn Kinh Đô Tuy đã rất thành công trong lĩnh vực fast food tại Việt Nam và là một trong số ít các nhãn hiệu Việt Nam thành công trong lĩnh vực này. Tuy nhiên các sản phẩm fast food của Kinh Đô lại mang xu hướng khá “tây” với sandwich, pizza, hamburger… mà chưa có một “ thương hiệu” cho chính sản phẩm của mình Fast food Việt- Thương hiệu Việt và Hương vị Việt là mục tiêu của dự án hướng tới. Trong đó, sản phẩm fast food của Kinh Đô sẽ hướng tới phục vụ các món ăn truyền thống của Việt Nam, mang phong cách và hương vị Việt song vẫn đảm bảo yếu tố nhanh và tiện lợi đặc trưng của fast food. c. Động cơ và mục tiêu của dự án - Động cơ Sức hấp dẫn của ngành: Thị trường FF Việt được ví như “ người đẹp đang ngủ”. Với lợi thế là một nước đông dân cư và có dân số trẻ là thị trường tiềm năng trong lĩnh vực kinh doanh fast food. Tuy nhiên, thị trường fast food Việt còn “trống” (mới có khoảng 8% người tiêu dùng dùng thức ăn nhanh từ 1-3 lần/tháng) chỉ có một vài nhãn hiệu quốc tế như KFC, Lotteria và Jollibee. Các sản phẩm mang thương hiệu Việt còn khá ít và chưa phát triển Tôn vinh ẩm thực Việt Nam. Đưa những giá trị văn hóa Việt đến với người Việt và Thế giới. Tạo ra những món ăn nhanh rất đậm đà và chế biến theo kiểu Việt. Hưởng ứng phong trào người Việt Nam dùng hàng Việt Nam. Mang giá trị dinh dưỡng phù hợp nhất đến với người Việt: an toàn, nhanh, phù hợp với dinh dưỡng và túi tiền người Việt Truyền tải giá trị tinh thần tốt đẹp, giá trị truyền thống của dân tộc thông qua văn hóa ẩm thực. - Mục tiêu Tạo ra thương hiệu thức ăn nhanh số 1 Việt Nam Đa dạng hóa sản phẩm Tăng lợi nhuận cho tập đoàn II. Phân tích thị trường Phân tích ngành a. Sức hấp dẫn của ngành Một điểm dễ nhận ra là các hàng quán phục vụ ăn uống ở Việt Nam rất nhiều, nhưng khu vực thức ăn nhanh (fast food) lại chưa thật phổ biến Nhà hàng, với các món ăn chủ yếu kiểu truyền thống Việt Nam, vẫn chiếm ưu thế trong ngành dịch vụ ăn uống. Theo kết quả nghiên cứu của AC Nielsen, Việt Nam là thị trường sơ khai của fastfood khi mới có khoảng 8% người tiêu dùng dùng thức ăn nhanh từ 1-3 lần/tháng. Con số này quá ít so với các nước lân cận như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, ấn Độ có hơn 70% người tiêu dùng ăn thức ăn nhanh ít nhất 1 lần/tháng. Và số lượng khoảng 90% người tiêu dùng Việt Nam chưa quen với thức ăn nhanh sẽ là cơ hội để các nhà kinh doanh khai thác. Ông Leo Maglasang, người quản lý đại diện cho Tập đoàn Jollibee tại Việt Nam nói: "Chúng tôi đánh giá đây là thị trường tiềm năng và sẽ tăng trưởng rất tốt trong thời gian sắp tới nên đích thân tập đoàn sẽ đầu tư vốn lớn hàng triệu USD, tổ chức các lớp học bài bản, đưa người Việt Nam ra nước ngoài huấn luyện để chuẩn bị mở hàng loạt cửa hàng thức ăn nhanh tại các tỉnh và thành phố lớn trên toàn Việt Nam". Giải pháp thức ăn nhanh ở một khía cạnh khác cho thấy đời sống xã hội ngày càng phát triển, tiềm lực kinh tế trong nhiều gia đình Việt, nhất là ở các thành phố lớn cho phép họ có những cơ hội lựa chọn và thoả mãn nhu cầu sở thích cá nhân mà không phải băn khoăn toan tính nhiều đến hầu bao. Chuyện ăn uống không đơn thuần là đảm bảo sự sống mà đã được nâng lên tầm nghệ thuật ẩm thực và thưởng thức. Chính vì thế các cửa hàng thức ăn nhanh luôn được đầu tư hiện đại, khang trang, thậm chí là khá sang trọng. Với phần lớn dân số dưới 25 tuổi, Việt Nam cũng là thị trường hấp dẫn cho ngành kinh doanh ăn uống và giải trí. Thế hệ trẻ này được xem là dễ dàng chấp nhận những gu và sản phẩm nước ngoài hơn. Các nhãn hiệu quốc tế như McDonald"s, Haagen Dazs, Burger King...sẽ quan tâm và xem giới trẻ là đối tượng khách hàng chính của họ. b. Thực trạng của ngành Một điểm dễ nhận ra là các hàng quán phục vụ ăn uống ở Việt Nam rất nhiều, nhưng khu vực thức ăn nhanh (fast food) lại chưa thật phổ biến Nhà hàng, với các món ăn chủ yếu kiểu truyền thống Việt Nam, vẫn chiếm ưu thế trong ngành dịch vụ ăn uống. Ước tính, doanh thu của các nhà hàng chiếm tới 85% của tổng số giao dịch trong giai đoạn từ 1999 đến 2004. Các cửa hàng fast food phần lớn chỉ tìm thấy ở TP. HCM, Hà Nội và rải rác ở các thành phố khác. Thị trường Fastfood Việt Nam được coi là thị trường của các ông lớn như KFC, Lotteria, Jollibee, Pizza Hut…. Hầu hết đây đều là các thương hiệu nước ngoài tuy vào Việt Nam không lâu nhưng lại có ưu thế là vốn đầu tư lớn, quy trình - công nghệ đã tiêu chuẩn hóa và thương hiệu đã nổi tiếng khắp châu lục hay tòan cầu. Đặc biệt đây là những thương hiệu đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh Fastfood Việt tại Việt Nam nói riêng. Các thương hiệu Việt Nam thì chưa dám đầu tư mạnh. Nguyên nhân có thể chưa tìm được chiến lược kinh doanh thích hợp và có thể cạnh tranh trực tiếp với thương hiệu nước ngoài. Phân đoạn thị trường a. Phân đoạn thị trường theo vị trí địa lý: Chủ yếu tập trung vào những Thành phố lớn, tập trung đông dân như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng…Trong đó Fastfood Việt đã lựa chọn cho mình 2 thị trường điểm là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. b.Phân đoạn thị trường theo nhân khẩu học: Trong phần này sẽ đề cập đến 3 khía cạnh là lứa tuổi, thu nhập và nghề nghiệp: + Lứa tuổi: Fastfood Việt chủ yếu nhắm vào giới trẻ từ 17 đến 29 tuổi, gia đình có trẻ em.Do nhiều nguyên nhân mà Fastfood Việt đã chọn thị trường là giới trẻ vớiđộ tuổi dưới 30.Với việc xác định thị trường thì Fastfood Việt chủ yếu đánh vào xu hướng năng động,khả năng tiếp cận văn hóa nhanh của các bạn trẻ Việt Nam. Ngoài ra Fastfood Việt cũng đặc biệt quan tâm đến trẻ em,có thể nói họ tácđộng vào nhận thức của các em ngay từ khi các em còn nhỏ. + Thu nhập: Việt Nam là nước có thu nhập đầu người thấp vì vậy đây cũng là một khó khăn của Fastfood Việt khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam.Những người có thu nhập khá, ổn định chính là đoạn thị trường mà Fastfood Việt chú trọng.Với những người có thu nhập khá thì việc sử dụng sản phẩm có thể thường xuyên song những người có thu nhập thấp cũng có thể trở thành khách hàng của Fastfood Việt nhưng mức độ sử dụng sản phẩm có thể không thường xuyên. + Nghề nghiệp: Việc chọn 2 thành phố chính là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì Fastfood Việt có thể tiếp xúc một thị trường lớn là:Học sinh, sinh viên,bạn trẻ làm việc ở khu vực trung tâm Thành phố.Vì số lượng các trường đại học,cao đẳng,dạy nghề…ở đây là rất nhiều.Và điều đó cũng phù hợp với định hướng của Fastfood Việt c. Phân đoạn thị trường theo tâm lý: Việt Nam là một nước phát triển nhanh trong thời gian qua.Việc phát triển theo nền kinh tế thị trường đã kéo theo những phong cách sống mới,những xu hướng mới đặc biệt những xu hướng,phong cách sống nàyđược các bạn trẻ tiếp thu rất nhanh. Điều đó giúp cho Fastfood Việt có cơ sở tin vào sự thành công của mình khi đặt chân vào thị trường Việt Nam. d. Phân đoạn thị trường theo hành vi: Tiến hành một cuộc điều tra bỏ túi về nguyên nhân phát triển quá nhanh của Lotteria và KFC, câu trả lời từ hầu hết các thực khách trong độ tuổi từ 17-29 là: tiện lợi, ngon, giá cả phải chăng, trong đó khâu phục vụ được coi là chuẩn nhất.Chính vì vậy mà Fastfood Việt đã thể hiện một phong cách chuyên nghiệp không chỉ trong đội ngũ nhân viên,hệ thống các của hàng tương đối dày đặc mà còn là điều hành một loạt các của hàng với sự tiện lợi nhất cho khách hàng sử dụng sản phẩm Fastfood Việt. e. Phân đoạn theo lợi ích sản phẩm Đoạn thị trường theo lợi ích sp Rẻ Thuận tiện Đậm văn hóa việt Phục vụ Dự báo lợi nhuận Hsinh/Sviên Nhiều Nhiều BT BT Cao NV văn phòng BT Nhiều BT Nhiều Khá cao Hộ gia đình BT Nhiều Nhiều Nhiều BT Việt kiều Ít BT Nhiều Nhiều Khá cao Du khách BT BT Nhiều Nhiều BT Thị trường mục tiêu Thời gian vừa qua sự bùng nổ về nhu cầu đã tạo nên một làn song phát triển mạnh mẽ ở các lĩnh vực dịch vụ. Đặc biệt là ở mảng thức ăn nhanh, người tiêu dùng ngày càng tìm đến những nhãn hiệu tòan cầu quen thuộc hơn là đến những quán ăn thông thường khác. Fastfood Việt với mục tiêu thị trường nhằm vào giới trẻ thì thị trường Việt Nam được đánh giá là một thị trường triển vọng. Một nửa dân số Việt Nam có độtuổi dưới 30, nghĩa là giới trẻ sẽ dễ chấp nhận sản phẩm thức ăn nhanh của Fastfood Việt hơn người lớn tuổi. Tuy nhiên, trong giới trẻ, Fastfood Việt đặc biệt hướng sự quan tâm vào trẻ em thông qua chương trình tiếp thị dành riêng cho nhóm khách hàng nhiều triển vọng này. Mục tiêu của Fastfood Việt là muốn thương hiệu của Fastfood Việt trở thành bạn đồng hành của khách hàng tiềm năng ngay từ khi còn nhỏ. Với mục tiêu xây dựng lòng tin nơi khách hàng thong qua chất lượng, uy tín và an toàn vệ sinh thực phẩm, Fastfood Việt Việt Nam chỉ chọn những nhà cung cấp nguyên liệu uy tín và đảm bảo chất lượng, ví dụ như CP Việt Nam Tất cả nguyên liệu sử dụng đều phải có chứng nhận kiểm dịch củacơ quan chức nămg. Việc lựa chọn thị trường mục tiêu của Fastfood Việt là hoàn toàn chính xác. Trong khi fast food ở nước ngoài được coi là sản phẩm của ngànhcông nghiệp, nhiều công ty không cần đến mặt bằng quá lớn để kinh doanh,khách hàng chủ yếu mua về. Song ở Việt Nam, người dân chưa quen vớicách kinh doanh này, do đó fast food Việt Nam vẫn mang tính chất nhà hàng nhưng được phục vụ nhanh.Do vậy tính chất phổ biến của Fastfood Việt còn có những hạn chế (do thu nhập người Việt Nam còn thấp,sự cạnh tranh từ các sản phẩm truyền thống,thói quen tiêu dùng…),việc xây dựng một hệ thống cửa hàng với sự định vị khác biệt với các cửa hàng truyền thống(trong đó lấymầu đỏ làm chủ đạo) thì Fastfood Việt đã tạo ra một trào lưu mới trong cách tiêudùng của người dân Việt Nam.Trong khi thói quen tiết kiệm vẫn là quan điểm của những người có độ tuổi trên 30 thì với giới trẻ (độ tuổi<30) thì Fastfood Việt đã nhận được những phản hồi tích cực.Sự tiếp nhận tương đối dễ dàng dần dần đã trở thành trào lưu mới,xu hướng mới,một xu hướng tây hóa phù hợp với sự năng động của giới trẻ. Fastfood Việt cũng tạo ra một không gian mới mẻ nơi mà có thể trò chuyện,bàn bạc công việc…Chính vì vậy mà sản phẩm Fastfood Việt ngày càngđược nhiều người biết đến,đây là điều kiện để Fastfood Việt phát triển hệ thống cửa hàng của mình thêm nữa Đối thủ cạnh tranh Xác định đối thủ cạnh tranh: Khi xâm nhập thị trường thì Fastfood Việt tất nhiên sẽ phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh.Đối thủ cạnh tranh có thể là các sản phẩm truyền thống như KFC,sản phẩm ăn nhanh khác (BBQ chicken,lotteria…)hay là đối thủ tiềm ẩn như Macdonald (hiện tại thì Macdonald chưa vào Việt Nam). Fastfood Việt xác định đối thủ của mình từ đó đưa ra chiến lược phát triển thương hiệu một cách dần dần,từ từ tạo ra sự tin tưởng từ khách hàng đặc biệt qua chất lượng của sản phẩm.Song do là sản phẩm mang phong cách hiện đại  Việt Nam thì Fastfood Việt đã gặp nhiều khó khăn trong việc đưa sản phẩm của mình đến người tiêu dùng mặc dù cơ hội thị trường rất lớn. Nhận thức của người tiêu dùng về các đối thủ cạnh tranh: Đánh giá nhận thức của người tiêu dùng về các đối thủ cạnh tranh chính là đánh giá sự hiểu biết về các thông tin của đối thủ cạnh tranh.Việc đánh giá này thông qua các tiêu chí mà Fastfood Việt đặt ra,và để thực hiện được điều đó thì việc nghiên cứu thông tin từ thị trường là rất cần thiết.Nghiên cứu thông tin thị trường bằng các công cụ như là:Bảng câu hỏi điều tra,sử dụngcác tài liệu thứ cấp… Đánh giá vị trí của các đối thủ cạnh tranh: Từ việc nghiên cứu thông tin từ thị trường sẽ đưa lại những kết quả giúp cho Fastfood Việt có thể xác định được thị phần của mình cũng như của đối thủ cạnh tranh,biết được nguyên nhân người tiêu dùng không sử dụng sản phẩmcủa mình mà lại sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh…từ đây để có những đánh giá chính xác vị trí của các đối thủ cạnh tranh.Hiện tại thì Lotteria chính là đối thủ tiêu biểu đe dọa đến thị phần của Fastfood Việt.Bên cạnh đó các thương hiệu KFC cũng là những đối thủ của Fastfood Việt.Còn đối với Macdonald thì có thể do thị trường chưa đủ hấp dẫn với “ông lớn” này.Nhưng không sớm thì muộn Fastfood Việt cũng sẽ phải đối mặt với đối thủ lớn này tại thị trường Việt Nam. III. SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ 1. Giới thiệu về sản phẩm Fastfood việt nam có rất nhiều ưu điểm để cạnh tranh với các cửa hàng fastfood nước ngoài: “đối tượng khách hàng là những người chuộng các món ăn truyền thống như bún, phở, bánh cuốn, chả, nem… Hiện tại xu hướng mới là món ăn ngon, phải đựơc thưởng thức trong không gian đẹp, phù hợp. Những món ăn truyền thống đó được “cách tân” cho phù hợp với thời đại. Từ phong cách phục vụ đến chất lượng món ăn cũng như không gian nhà hàng đều rất chuyên nghiệp không thua kém gì các thưong hiệu ăn nhanh nổi tiếng trên thế giới như Fastfood Việt, BBQ, Jollibee … Không chỉ thế, đồ ăn nhanh do chính người Việt làm ra còn có mức giá rất hợp lý phù hợp với mức sống của thực khách. Chỉ khoảng 25.000 đồng – 50.000 đồng/phần gồm cả đồ ăn và thức uống. Về sự phong phú, đa dạng thì fastfood Việt Nam đủ  sức  “đánh bại” các thương hiệu fastfood nước ngoại: Fastfood Việt nói chung có vô vàn loại với muôn màu muôn vẻ từ cuốn, gói, chiên, nướng,…hình thức nào cũng có. Từ cầu kì đến đơn giản đều đủ cả. Sang trọng, quy mô thì có phở 24, phở vuông, bánh mỳ Ta, bánh mỳ Như Lan,…. Dân dã thì có thịt xiên nướng, phở cuốn, bánh khoai, bánh chuối, nem chua rán, nem tai… Đối với các sản phẩm Fastfood trong Kinh Đô sẽ hướng tới các sản phẩm mang đậm phong cách Việt cùng với các sản phẩm bánh do Kinh Đô cung cấp Menu thử nghiệm Menu Chi tiết giá Xôi Xôi gà, xôi chân trâu, xôi lạc ruốc… Từ 10k đến 20k Nem chua rán 5k Bánh ngọt Sản phẩm của Kinh Đô 15k đến 20k Cơm Cơm cháy, cơm thập cẩm, cơm gà,cơm năm muối vừng… 20k đến 25k Đồ nướng. Thịt xiên, thịt nướng,chân gà nướng 25k đến 30k Đồ uống Pepsi,cocacola,trà sữa,dr thanh,nước cam vắt… 10k đến 20k Thức ăn phụ kèm Nước sốt,tương,nước chấm… 2. Chiến lược sản phẩm a. Chiến lược giá: fastfood Việt sử dụng chiến thuật định giá thâm nhập thị trường, sử dụng giá thấp để thu hút thị phần lớn trước khi các đối thủ đuổi kịp. Khi đã có đủ số khách hàng trung thành sẽ tiến hành tăng giá. Đi cùng với sự cạnh tranh hiện nay trên thị trường của các hang Lotteria hay Jolie Bee, fastfood Việt có những ý tưởng cạnh tranh mới lạ, ví dụ như kết hợp các phần ăn 2 người với giá khá mềm (trung bình là30.000đ/phần)cùng những hoạt động đóng góp cho quỹ từ thiện hoặc các sự kiện lễ hội,Tết mang nhiều ý nghĩa. b. Chiến lược phân phối: Có thể nói ngày nay với nhịp sống đô thị hoá cao, con người ngày càngtrở nên hối hả, bận rộn hơn với cuộc sông thì fastfood như là một giải pháp hữu hiệu để tiết kiệm thời gian. Đồng thời đánh vào tâm lý người việt thì dung hang việt,., trong đó chủ yếu là các thành phố lớn nơi thuận tiện đi lại và có số người trẻ tuổi cao như: siêu thị, khu công nghiệp. Hệ thống phân phối của fastfood Việt chủ yếu được mở rộng thong qua nhượng quyền… Địa điểm thuê sẽ hướng tới khu vực tập trung nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng như học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng… c. Chiến lược xúc tiến: + Khuyến mãi: Nắm được thị hiếu của thanh niên Việt Nam nói riêng cũng như ngườiViệt Nam nói chung, fastfood Việt sẽ thường xuyên tung ra các chương trình khuyến mãi không chỉ trong ngày lễ mà còn trong ngày thường.. Vào dịp Noel thì fastfood Việt có chương trình quảng cáo Bên cạnh đó fastfood Việt còn có các chương trình khuyến mãi trong năm: Mặc khác fastfood Việt còn liên kết với các với các nhãn hiệu khác cùng làm khuyến mãi. + Quan hệ công chúng (PR): Để quảng bá cho thương hiệu của mình , fastfood Việt thường xuyên có các hoạt động từ thiện , tài trợ như + Quảng cáo: Chiến lược quảng cáo của fastfood Việt là tập trung xây dựng hình ảnh thương hiệu, tạo sự quen thuộc cho người tiêu dùng về một cách ăn mới lạ nhưng nổi tiếng trên thế giới đó là : fastfood . fastfood Việt không chỉ quảng cáotrên các phương tiện in ấn như báo chí , tạp chí mà còn được quảng cáo trên các phương tiện điện tử như truyền hình , internet. Bên cạnh đó fastfood Việt còn tổ chứcquảng cáo ngoài trời như : panô , áp-phích, bảng hiệu , phát leaflet… ĐÁNH GIÁ fastfood Việt đã thực sự thu hút được giới fastfood Việt FOOD VIỆT đã tạo nên một trào lưu mới trong giới trẻ , đến fastfood Việt không chỉ để thưởng thức món ăn , mà còn thưởng thức một phong cách hiện đại đang phổ biến trên thế giới. Với kinh nghiêm và thành công gặt hái được ở nhiều nước trên thế giới IV. Cơ cấu quản lý và thực hiện dự án Cơ cấu quản lý Các phòng ban không có gì thay đổi về nhân sự: .Trưởng phòng kinh doanh. .Trưởng phòng Marketting. .Trưởng phòng tài chính KT và Kế toán trưởng .Phụ trách IT Quản lý nhân sự tại cửa hàng Fastfoot. Số lượng nhân viên cần thiết tại cửa hàng: 30 nhân viên. Quản lý chung tại cửa hàng: 1 người. Đây là người trực tiếp báo cáo kết quả làm việc cho cấp trên của tập đoàn. Yêu cầu là người có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên, là người có kinh nghiệm quản lý, sắp xếp công việc. Công việc của người quản lý chung là điều hành công việc tại cửa hàng. Bếp trưởng: 1 người. Yêu cầu là người có kinh nghiêm, khả năng thao tác, làm việc tốt, biết sắp xếp, phân công công việc cho cấp dưới. Đây là người có vai trò trong việc chế biến thức ăn, nấu nướng… Bếp phó:3 người. Yêu cầu là người có khả năng phục vụ, giúp đầu bếp trong việc chế biến thức ăn. Phụ bếp: 5 người. Công việc: làm các công việc trong bếp. Yêu cầu nhanh nhẹn, chăm chỉ, ý thức làm việc cao Phụ trách thu mua: 2 người. Công việc: đây là người trực tiếp mua nguyên liệu chế biến thức ăn, các thứ cần thiết tại cửa hàng. Nhân viên thu ngân: 2 người. Khi khách hàng gọi món sẽ được nhân viên phục vụ đánh dấu vào hóa đơn. Sau khi khách hàng ăn xong sẽ lại bàn thu ngân, nhân viên thu ngân sẽ thực hiện thanh toán cho khách hàng. Nhân viên phục vụ bàn:12 người. Yêu cầu: Tuổi từ 18 đến 28. Ngoại hình ưa nhìn Nhân viên quản lý phục vụ: 2 người. Yêu cầu: Tuổi từ 20 đến 28 Công việc: quản lý việc phục vụ của 12 nhân viên phục vụ. Vì đây là cửa hàng có diện tích khá rộng nên chúng ta sẽ chia đôi không gian phục vụ khách. Mỗi nhân viên sẽ quản lý 1 bên. Nhân viên bảo vệ: 2 người. Yêu cầu: Nam tuổi từ 18 đến 50 Công việc: quản lý tài sản chung của cửa hàng Trông xe và tài sản của khách Yêu cầu chung với toàn bộ nhân viên của cửa hàng: Là người nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc. Có kỷ luật trong công việc. Chấp hành tốt mọi nội quy của cửa hàng. Luôn phục vụ khách hàng với mục tiêu “ khách hàng là thương đế”/ Trang phục luôn phải đúng theo đồng phục của cửa hàng. Thái độ phục vụ thân thiện, nhiệt tình, chu đáo. Về công tác bồi dưỡng nhân viên thường xuyên: Mời các chuyên gia nhà hàng huấn luyện nhân viên theo định kỳ, các chuyên gia ẩm thực hay đầu bếp nổi tiếng để nâng cao trình độ của bộ phân nhân viên bếp. Phụ cấp: trang phục 4 bộ/năm (2 hè+2đông) Hàng tháng có thể có tiền thưởng cho nhân viên Có quà hoặc tiền thưởng cho nhân viên vào các dịp lễ tết( phụ thuộc vào doanh thu của cửa hàng và sự nhất trí của ban lãnh đạo). Tiền lương và phụ cấp cho nhân viên: Quản lý cửa hàng: 7 triệu đồng/tháng Bếp trưởng: 5tr/tháng Bếp phó: 3tr/tháng *3=9tr Phụ bếp: 1,5tr/tháng *5=7,5tr Phụ trách thu mua: 2 tr/tháng *2=4tr Thu ngân: 2tr/tháng *2=4tr Phục vụ bàn: 1,5tr/tháng *12=18tr Quản lý phục vụ: 3tr/tháng *2=6tr Bảo vệ: 1,2tr/tháng *2=2,4tr Thực hiện dự án Thực hiện đầu tư Ban đầu sản phẩm sẽ được cung cấp bởi hệt hệ thống các cửa hàng thử nghiệm. Sau đâu là chi tiết cửa hàng mẫu của dự án. Địa điểm: Đường Trần Đại Nghĩa, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hà Nội Mặt bằng: 100m2, mặt tiền:5m Cửa hàng gồm hai tầng, mỗi tầng sẽ bao gồm khu vực bán hàng và khu vực ăn uống. Riêng tầng 1 sẽ có thêm khu vực nhà bếp. Giá thuê: 56 triệu/ tháng. Thuê trong vòng 5 năm Cửa hàng được trang trí với phong cách năng động trẻ trung, thoáng mát. Hai màu chủ đạo sẽ là màu cam và xanh lá vừa mang đặc trưng của Kinh Đô vừa đáp ứng phong cách mà cửa hàng hướng tới. Ngoài ra còn trang bị hệ thống điều hòa hiện đại và wifi miễn phí đem tới cho khách hàng một không gian dễ chịu và thân thiện. Trang trí chung sẽ là hình ảnh của các sản phẩm được trình bày ấn tượng và đẹp mắt hoặc các bức tranh mang hơi hướng của ẩm thực Việt Nam. Ngoài ra nội thất trong cửa hàng cũng sẽ được thiết kế cho phù hợp với không gian chung. Nhân viên cửa hàng sẽ mặc đồng phục truyền thống của Kinh Đô bakery & café. Nhà bếp sẽ được cung cấp các thiết bị hiện đại như và tiện dụng cho tất cả các món nướng, chiên… đảm bảo chất lượng và vệ sinh, an toàn và năng suất. Thời gian lắp đặt và trang trí cửa hàng dự kiến trong vòng 2 tuần. Chi phí này sẽ được đã được tính vào mục chi phí khác của cửa hàng. Tổng chi phí đầu tư ban đầu là 4.482.400.000 VND. Nguồn vốn đầu tư bởi tập đoàn Kinh Đô Chi tiết bảng chi phí ban đầu Đơn vị: tr đồng Chỉ tiêu Chi phí Ghi chú Mặt bằng 56 Mặt bằng 100m2, mặt tiền 5m. Tiền thuê theo tháng Bàn ghế 22.4 Gồm 12 bộ tầng 1 và 16 bộ tầng2. 0.8tr/bộ Quản lý 13 Gồm 1 quản lý chung và 2 quản lý bàn/ Tháng Nhân viên 49.8 Phục vụ bàn, thu ngân, bảo vệ/ Tháng Thiết bị sản xuất 500 Chi phí quảng cáo 300 Chi phí khác 300 Chi phí trang thiết bị trong cửa hàng, trang phục nhân viên… Tổng mức đầu tư ban đầu: 4.482.400.000 ( Tổng mức đầu tư ban đầu không bao gồm chi phí quản lý và nhân viên) Phân phối sản phẩm Sản phẩm sẽ được phân phối trực tiếp tai các cửa hàng hoặc qua trung gian phân phối. Có thể tặng kèm các sản phẩm có sẵn của Kinh Đô Về phân phối trực tiếp, các sản phẩm sẽ được bán thong qua hệ thống nhà hàng kinh doanh fastfood Việt của Kinh Đô. Ban đầu Kinh Đô sẽ thử nghiệm cung cấp sản phẩm tại một vài cửa hàng. Nhân dịp khai trương sẽ có chương trình khuyến mãi hấp dẫn: khách hàng tơi cửa hàng trong thời gian khuyến mại sẽ được quay số trúng phần thưởng là các đặc sản các miền của Việt Nam như bánh cốm, bánh đậu xanh… Chương trình khuyến mãi này được áp dụng khá thành công tại K-Do bakery & café. Ngoài các dịp lễ tết và khai trương sẽ có các đợt khuyến mãi hấp dẫn khác như đã trình bày ở mục phân tích thị trường trên. Về các kênh trung gian phân phối, ban đầu cửa hàng sẽ chủ yếu bán tại cửa hàng. Tùy theo mức độ phát triển của dự án sẽ tiến tới việc cung cấp sản phẩm tới tận tay khách hàng thong qua đội ngũ giao hàng tận nơi. V. Dự kiến tài chính 1. Dự kiến kết quả kinh doanh Dự án bắt đầu hoạt động vào ngày 1/11/2011. Tổng mức đầu tư ban đầu là 4.482.400.000VNĐ. Dự kiến dự án sẽ thu hồi vốn trong vòng 4 năm. Trong năm đầu tiên tỷ trọng quảng cáo sẽ chiếm nhiều nhất so với các năm khác để đưa sản phẩm mới đến với khách hàng. Các năm sau tỷ lệ quảng cáo sé giảm. Chi phí này ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí bán hàng của DN Cụ thể, năm đầu tỷ lệ chi phí bán hàng/ doanh thu: 16%. Các năm sau tỷ lệ này sẽ chiếm 10%/ năm. Cụ thể kết quả kinh doanh dự kiến năm 2011 sẽ là: Đơn vị: Tr đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Doanh thu bán hàng 4680 Giá vốn hàng bán 2480.4 Lợi nhuận gộp 2199.6 Chi phí Bán hàng 748.8 Chi phí QLDN 93.6 Lợi nhuận trước thuế 1357.2 Thuế 380.016 Lợi nhuận giữ lại 977.184 Các thông số ước tính sẽ là: Tỉ lệ giá vốn/ doanh thu 53% Tỉ lệ chi phí bán hàng/ doanh thu 16% Chi phí quản lý/ doanh thu 2% Vốn CSH 112% 2. Báo cáo kết quả kinh doanh dự kiến Dự án dự kiến thu hồi vốn sau 4 năm với vốn đầu tư từ tập đoàn Kinh Đô. Dự án bắt đầu vào năm 2011. Xét trong vòng 5 năm đầu tiên thực hiện dự án kể từ 2011 tới 2015. Trong đó, giả sử tỷ lệ tăng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDự án mở rộng quy mô fastfood Việt của cửa hàng Kinh Đô- K-Do Bakery & cafe.doc
Tài liệu liên quan