Quản Trị chất lượng là một quá trình triển khai, giám sát những tiêu chuẩn chất lượng cho việc thực hiện dự án, đảm bảo chất lượng sản phẩm dự án phải đạt được chất lượng theo yêu cầu của dự án. Trong quản trị doanh nghiệp, chất lượng là một trong những phạm trù quan trọng và thường gắn với lợi thế cạnh tranh cơ bản của doanh nghiệp.
50 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7321 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dự án Quy hoạch quán Cafe Pet, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng theo quy định tại Quyết định số 06/2005/QĐ-BXD ngày 03/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Định mức chi phí quy hoạch xây dựng.
Chủ đầu tư lập dự toán chi phí trên cơ sở nội dung công việc quy hoạch phải thực hiện, sản phẩm đồ án quy hoạch các chế độ chính sách có liên quan. Khi lập dự toán chi phí, chủ đầu tư có thể tham khảo mức chi phí của đồ án quy hoạch tương tự về quy mô, tính chất, sản phẩm đồ án quy hoạch...
Khối lượng theo bản vẽ thiết kế.
Đơn giá thiết kế được lập theo định mức dự toán do BXD ban hành
- Nội dung chi phí dự án quy hoạch
Chi phí lập dự án ( đồ án ) quy hoạch gồm: chi phí điều tra thu thập tài liệu, số liệu hiện trạng và dự báo liên quan đến dự án quy hoạch.
Chi phí thực hiện dự án quy hoạch gồm : chi phí khảo sát , thiết kế quy hoạch, làm mô hình ( nếu có), chi phí nhân viên dự án…
Chi phí thẩm định và phê duyệt dự án quy hoạch.
Bảng tổng hợp chi phí dự án
STT
Nội dung
Chi phí
1
Thuê đội ngũ khảo sát địa hình
110,300,000
2
Đội ngũ chuyên gia tư vấn
154,000,000
3
Đội ngũ nhân viên dự án
605,507,000
4
Các gói thấu
803,700,000
+ Thiết kế khu nhà.
421,050,000
+ Thiết kế khu ngoài trời
382,650,000
5
Chi phí khác
750,700,000
6
Tổng chi phí
2,424,207,000
7
Dự phòng (5%)
121,210,350
Tổng
2,545,417,350
- Chi phí nhân lực
STT
Nội dung
Chi phí 1
tháng/người
Chi phí toàn
bộ dự án
1
Ban điền hành (3 người)
+ Giám đốc dự án
12,000000
99,600,000
+ Phó giám đốc chuyên môn
10,000,000
83,000,000
+ Phó giám đốc tài chính
10,000,000
83,000,000
2
Phòng thư ký và tài chính kế toán(3 người)
+ Trưởng phòng
7,000,000
58,100,000
+ Nhân viên (2 người)
3,200,000
53,120,000
3
Phòng thông tin (3 người)
+ Trưởng phòng
7,000,000
58,100,000
+ Nhân viên (2 người)
3,000,000
49,800,000
4
Ban tư vấn và giám sát (3 người)
+ Trưởng ban tư vấn và giám sát
6,500,000
53,950,000
+ Nhân viên (2 người)
4,000,000
66,400,000
5
Tổng 12 người
605,507,000
(Bảng dự toán chi phí nhân lực chưa tính đến thưởng )
- Chi phí khác
STT
Nội dung
Chi phí
1
Chi phí máy móc, trang thiết bị làm việc
260,300,000
2
Chi phí giấy tờ thủ tục hành chính (hồ sơ thủ tục mời thầu, đăng ký dự án)
90,000,000
3
Chi phí công tác (đi lại, trao đổi)
150,000,000
4
Thưởng khuyến khích nhân viên (khi hoàn thành tốt công việc, có đề xuất tốt)
129,000,000
5
Đào tạo nhân sự (huấn luyện, đào tạo anh em trong dự án, thử việc)
13,000,000
6
Chi phí quản lý (tiền điện, nước, điện thoại, nhà, phòng ốc, bàn ghế…)
86,000,000
7
Chi phí thẩm định và phê duyệt dự án
22,400,000
Tổng
750,700,000
2.3.2. Kiểm soát chi phí
- Quản lý tổng mức đầu tư
Khi lập dự án chúng tôi đã xác định tổng mức đầu tư để tính toán hiệu quả đầu tư, từ đó đưa ra số vốn dự trù yêu cầu chủ đầu tư.
Nếu có sự thay đổi từ phía chủ đầu tư chúng tôi sẽ có thông báo kịp thời đến nhà thầu để có kế hoạch điều chỉnh phù hợp.
- Quản lý tổng dự toán, dự toán công trình
Tổng dự toán, dự toán công trình trước khi phê duyệt đều phải qua Hội đồng thẩm định. Nội dung thẩm định cụ thể như sau:
Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lưọng thiết kế và khối lượng dự toán.
Lên kế hoạch lập dự phòng chi phí cho dự án với 5% tổng chi phí: 121,210,350VNĐ. Khoản dự phòng này sẽ được sử dụng trong trường hợp chi phí có sự thiếu hụt cần bổ sung do những yếu tố khách quan, lạm phát…
Kiểm tra tính đúng đắn của việc áp dụng các định mức kinh tế, kỹ thuật, định mức chi phí, đơn giá và các chế độ chính sách liên quan.
Xác định tổng dự toán, dự toán công trình được thẩm định
Giám đốc dự án phê duyệt tổng dự toán, dự toán công trình và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định, phê duyệt của mình.
2.3.3.Quản lý định mức dự toán
Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công, tiến độ chúng tôi sẽ có định mức tương tự đã sử dụng ở các công trình khác làm cơ sở xác định gói thầu.
Chúng tôi sẽ rót vốn theo tiến độ công trình. Cụ thể như sau:
Hạng mục
Tiến độ
Rót vốn
Khảo sát địa hình
Có mặt bằng
100%
Thiết kế thi công
Mua nguyên vật liệu cho việc thi công
20%
Hoàn thành cơ bản thi công sơ bộ
20%
Hoàn thành thi công gói thầu
30%
Bàn giao công trình
30%
Đào tạo nhân sự
Giai đoạn khởi đầu
100%
Tư vấn
Hoàn thành và từng tháng
100%
Trả lương CNV
Từng tháng
100%
Thưởng cuối năm
Hoàn thành
100%
Thưởng, quà khi hoàn thành tốt công việc
Hoàn thành
100%
2.4. Quản trị chất lượng dự án
Quản Trị chất lượng là một quá trình triển khai, giám sát những tiêu chuẩn chất lượng cho việc thực hiện dự án, đảm bảo chất lượng sản phẩm dự án phải đạt được chất lượng theo yêu cầu của dự án. Trong quản trị doanh nghiệp, chất lượng là một trong những phạm trù quan trọng và thường gắn với lợi thế cạnh tranh cơ bản của doanh nghiệp.
Quản trị chất lượng
Quản trị chất lượng ký kết
Quản trị chất lượng thi công
Quản trị chất lượng nhân viên dự án
Quản trị chất lượng nghiệm thu
2.4.1. Lập kế hoạch chất lượng:
Nhận biết được tiêu chuẩn chất lượng nào có liên quan tới dự án.
- Chính sách chất lượng :
Chất lượng công trình phải đặt lên hàng đầu.
Đúng thiết kế.
Đảm bảo tiến độ và chất lượng, đáp ứng các yêu cầu của dự án.
Đảm bảo an toàn.
Đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
Đảm bảo công trình được bàn giao đúng thời gian dự kiến.
Hiệu quả sử dụng dự án phải đúng mục tiêu đề ra ban đầu.
Cải tiến và hiện đại hoá cải tiến chất lượng. Nhận biết và cung cấp đầy đủ các nguồn lực, đảm bảo hệ thống quản lí chất lượng.
Thực hiện đào tạo và nâng cao kiến thức nghiệp vụ cho mọi thành viên trong tổ chức.
Phạm vi sản phẩm
Công trình là dự án: “Xây dựng quán Cafe Pet”
- Tiêu chuẩn và quy định về chất lượng
Dựa trên:
Quy chế đánh giá và công nhận công trình, sản phẩm quy hoạch xây dựng đạt chất lượng cao của ngành xây dựng.
Nghị định số 08/2005/NĐ – CP, ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng.
Thông tư số 15/2005/TT – BXD ngày 19/08/2005 của Bộ xây dựng, hướng dẫn lập thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch.
Các quy định của bản “ Quyết định về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng số 04/2004/QĐ – BXD”
Quy trình đánh giá có thể sử dụng để phát minh những sáng kiến cải tiến chất lượng.
Nội dung của tiêu chuẩn chất lượng:
Chất lượng của dự án phải tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch xây dựng và các quy định pháp lí có liên quan về bảo vệ các công trình kỹ thuật, lịch sử, văn hoá và bảo vệ môi trường.
Phù hợp với các tiêu chuẩn về tự nhiên: địa hình, địa chất, thuỷ văn, đất đai, nguồn nước, khí hậu, môi trường, khí hậu, tài nguyên, kinh tế, xã hội.
Dư án cần phải đảm bảo được các tiêu chí về chất lượng nhằm đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ sinh đối với những người đang làm việc và sinh sống trong khu vực quy hoạch. Đảm bảo về lợi ích của toàn xã hội. Bảo vệ môi trường sống, cảnh quan, văn hoá, quốc phòng, an ninh, tài nguyên, môi trường.
Hình thành các tổ nhóm về cải tiến chất lượng với đại diện của từng các phòng ban.
- Đảm bảo chất lượng:
Đánh giá toàn bộ việc thực hiện dự án để chắc chắn dự án sẽ thoả mãn những vấn đề liên quan tới tiêu chuẩn chất lượng.
Bảo đảm chất lượng bao gồm tất cả các hoạt động liên quan tới việc nhận biết những vấn đề của một dự án.
Làm cho thấy rõ là quản lí chất lượng phải cam kết đảm bảo chất lượng.
Mục tiêu của việc bảo đảm chất lượng là liên tục cải tiến dự án.
Ban điều hành phải thường xuyên nắm rõ tình hình chất lượng các bản thiết kế thông qua báo cáo của ban thông tin.
Dự tính được các sai sót có thể xảy ra và đưa ra được các phương án khắc phục trong thời gian sớm nhất.
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng dự án, áp dụng công nghệ quản lý tiên tiến như phần mềm quản lý chất lượng, hệ thống thông tin hiện đại.
2.4.2. Chất lượng sản phẩm :
2.4.2.1. Quản trị chất lượng kí kết hợp đồng và quản trị hợp đồng
Hợp đồng là tiền đề kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả và an toàn kinh doanh tuỳ thuộc chất lượng công tác hợp đồng.
Đảm bảo cho việc kí kết hợp đồng đựơc diễn ra tốt đẹp => Tránh những rủi ro không đáng có. Bản hợp đồng cần được sự đồng ý của các bên có liên quan nếu có gì vướng mắc cần thông báo cho nhau cùng giải quyết.
Đảm bảo việc thực hiện đầy đủ các điều khoản đã ghi trong hợp đồng, đặc biệt là các điều khoản sai lệch trong hợp đồng.
2.4.2.2. Quản trị chất lượng thuê khảo sát địa hình: thuê tư vấn lập nhiệm vụ khảo sát
Việc khảo sát địa hình bao hàm cả việc khảo sát cấu trúc địa chất, địa hình địa mạo, đặc điểm khí tượng thuỷ văn, đo đạc địa hình, thành phần thạch học, các tính chất cơ lý của đất, đá, các quá trình địa chất tự nhiên, địa chất công trình bất lợi.
Để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cần phải khảo sát để phản ánh thực trạng xung quanh khu đất cần quy hoạch tại khu Linh Đàm, Chất lượng cần đạt các tiêu chuẩn về đất xây dựng của tổng cục tiêu chuẩn và đo lường chất lượng từ TCVN 4195:1995 đến TCVN 4202:1995. Dự báo những thay đổi địa chất công trình => có phương án dự phòng và đảm bảo an toàn cho khu vực xung quanh công trình quy hoạch đó.
Công tác khảo sát phải được giám sát thường xuyên, có hệ thống từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành.
Kết quả khảo sát phải được lập thành báo cáo. Báo cáo kết quả khảo sát bao gồm phần thuyết minh và phần phụ lục, hình thức và quy cách báo cáo theo các tiêu chuẩn được áp dụng theo Khoản 1, Điều 8 Nghị định 209/2004/NĐ – CP của Chính phủ.
2.4.2.3. Quản trị chất lượng thiết kế kiến trúc
Phân làm hai giai đoạn chính chất lượng thiết kế thực hiện và chất lượng thẩm định thiết kế.
Bao gồm quản lí chất lượng thiết kế cơ sở và quản lý chất lượng thiết kế bản vẽ thi công.
Yêu cầu trong quá trình thiết kế
Phải có tính khả thi cao, đáp ứng công năng sử dụng và các yêu cầu chính đáng của chủ đầu tư, tuân thủ các quy chuẩn quy phạm xây dựng, sử dụng vật liệu và công nghệ thi công phù hợp với điều kiện của khu vực quy hoạch.
Công trình thiết kế cần được tiến hành kiểm tra và có chứng nhận phù hợp về chất lượng thiết kế, thẩm mỹ và tính phù hợp do ban quản lí quyết định thông qua để chủ đầu tư phê duyệt.
Các yêu cầu của phần thiết kế cơ sở
Nội dung phần thiết kế cơ sở của dự án phải thể hiện được giải pháp thiết kế chủ yếu, bảo đảm đủ điều kiện để xác định tổng mức đầu tư và triển khai các bước thiết kế tiếp theo, bao gồm thuyết minh và các bản vẽ.
Thuyết minh thiết kế cơ sở được trình bày riêng hoặc trình bày trên các bản vẽ để diễn giải thiết kế với các nội dung chủ yếu sau
a) Tóm tắt nhiệm vụ thiết kế; giới thiệu tóm tắt mối liên hệ của công trình với quy hoạch xây dựng tại khu vực; các số liệu về điều kiện tự nhiên, tải trọng và tác động; danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng.
b) Thuyết minh công nghệ: giới thiệu tóm tắt phương án công nghệ và sơ đồ công nghệ; danh mục thiết bị công nghệ với các thông số kỹ thuật chủ yếu liên quan đến thiết kế xây dựng.
c) Thuyết minh xây dựng
Khái quát về tổng mặt bằng: giới thiệu tóm tắt đặc điểm tổng mặt bằng, cao độ và toạ độ xây dựng; hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các điểm đấu nối; diện tích sử dụng đất, diện tích xây dựng, diện tích cây xanh, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, cao độ san nền và các nội dung cần thiết khác.
Với yêu cầu kiến trúc: giới thiệu tóm tắt mối liên hệ của công trình với quy hoạch xây dựng tại khu vực và các công trình lân cận; ý tưởng của phương án thiết kế kiến trúc; màu sắc công trình; các giải pháp thiết kế phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trường, văn hoá, xã hội tại khu vực xây dựng;
Phần kỹ thuật: giới thiệu tóm tắt đặc điểm địa chất công trình, phương án gia cố nền, móng, các kết cấu chịu lực chính, hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật của công trình, san nền, đào đắp đất; danh mục các phần mềm sử dụng trong thiết kế;
Giới thiệu tóm tắt phương án phòng chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;
Dự tính khối lượng các công tác xây dựng, thiết bị để lập tổng mức đầu tư và thời gian xây dựng công trình.
d) Các bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm
Bản vẽ công nghệ thể hiện sơ đồ dây chuyền công nghệ với các thông số kỹ thuật chủ yếu;
Bản vẽ xây dựng thể hiện các giải pháp về tổng mặt bằng, kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật công trình với các kích thước và khối lượng chủ yếu, các mốc giới, toạ độ và cao độ xây dựng;
Bản vẽ sơ đồ hệ thống phòng chống cháy, nổ.
Yêu cầu về thẩm định thiết kế
Thẩm định thiết kế là bước tiền nhiệm thu. Sau khi ban dự án thẩm định cần trình lên chủ đầu tư phê duyệt.
Tuân thủ quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn được áp dụng. Sự phù hợp của thiết kế bản vẽ thi công với phương án kiến trúc đã chọn. Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ.
Việc thẩm định cần được tiến hành khách quan dựa trên các cơ sở về kĩ thuật phù hợp. Quá trình thẩm định thiết kế cấn tính đến chi phí sửa chữa các lỗi sai sót.
Khi kiểm tra thẩm định thiết kế cần kiểm tra kĩ càng tất cả các dữ liệu của bản thiết kế. Để đảm bảo chất lượng thiết kế thì các sai sót nhỏ cũng phải được tiến hành sửa chữa trước khi nghiêm thu bản thiết kế trình chủ đầu tư phê duyệt đạt mức độ chất lượng tốt nhất.
2.4.2.4. Quản trị chất lượng nhân viên dự án
Thành lập ban kiểm tra nhân viên thường trực tại dự án. Giám đốc dự án trực tiếp quản lý ban kiểm tra nhân viên này.
Xây dựng sơ đồ tổ chức rõ ràng, có hệt thống kiểm tra hiện đại, chính xác, sử dụng người lao động một cách hiệu quả, giải quyết chính sách chế độ kịp thời. Tiêu chí đánh giá công việc được chuẩn hoá, chính sách lương thưởng công bằng, hoạch định nguồn nhân lực đảm bảo đúng người đúng việc.
Đề ra các yêu cầu phù hợp cho nhân viên dự án thực hiện.
2.4.2.5. Quản trị chất lượng nghiệm thu bản thiết kế đấu thầu
Nghiệm thu bản thiết kế phải được tiến hành theo điều 23, 24, 25, 26 của Nghị định 209/2004/NĐ – CP.
Nghiệm thu từng phần công việc thiết kế trong quá trình thực hiện dự án. Hoàn thành đến đâu nghiệm thu đến đó. Nếu có sai sót kỹ thuật hoặc chất lượng không đảm bảo sẽ không tiếp tục nghiệm thu bản thiết kế và yêu cầu nhà thầu xây dựng phải làm lại phần lỗi đó. Chi phí do nhà thầu xây dựng chịu.
Nghiệm thu toàn bộ bản quy hoạch thiết kế. Việc nghiệm thu sẽ có sự tham gia của Giám đốc dự án, Ban tư vấn, thiết kế, nhà thầu thiết kế. Bản thiết kế sẽ được tiến hành kiểm tra và có chứng nhận phù hợp về chất lượng đối với bản thiết kế của dự án do các cơ quan Nhà nước quy định.
2.4.2.6. Quản trị chất lượng thẩm định dự án
Đây có thể được coi là khâu cuối cùng trong quá trình thực hiện dự án. Việc thẩm định dự án là việc kiểm tra sai sót đối với yêu cầu đặt ra nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động, tính bền vững và độ an toàn cao của dự án.
Mỗi giai đoạn, công việc thì việc thẩm định lại khác nhau, tuy nhiên bất cứ giai đoạn nào cũng phải đặt tính khách quan và tôn trọng các yếu tố chất lượng kĩ thuật của công trình. Việc quản lý chất lượng của khâu thẩm định dự án gần như được đặt ở vị trí cao nhất đòi hỏi sự kĩ lưỡng và tuyệt đối so với quản lí chất lượng của các khâu khác. Mỗi giai đoạn kế tiếp sẽ được thực hiện với cơ sở dữ liệu mang độ chính xác cao hơn và cuối mỗi giai đoạn, người thẩm định sẽ đưa ra kết luận chấp thuận hay bác bỏ dự án mà không cần phân tích thêm nữa. Ngoại trừ trường hợp khả năng thành công hay thất bại của dự án biến thiên rất lớn theo mức độ chính xác của dữ liệu thì người thẩm định mới cần tiến hành việc phân tích lại.
Điều kiện tiên quyết trong quá trình thẩm định dự án là cần biết chính xác những thông tin liên quan và sau đó phải kiểm tra lại những thông tin liên quan đó để từ đó có được những nhận định ban đầu về các điều kiện thuận lợi hay khó khăn của dự án.
2.4.3. Quản trị chất lượng nghiệm thu công trình:
Nghiệm thu công trình phải được tiến hành theo điều 23, 24, 25, 26 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP.
Nghiệm thu từng phần công việc trong quá trình xây dựng thực hiện dự án.
Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình dự án. Việc nghiệm thu công trình sẽ có sự tham gia của Giám đốc dự án, nhà thầu xây dựng, nhà thầu thiết kế và chủ đầu tư.
2.4.4. Quản lý chất lượng:
Kiểm tra giám sát
Đảm bảo thi công đúng thiết kế và chất lượng công trình.
CÁC TIÊU CHUẨN CỦA BỘ ISO 9000:1994
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng dự án, áp dụng công nghệ tiên tiến như phần mềm quản lý chất lượng, hệ thống thông tin hiện đại. Ở dự án này chúng tôi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 làm cơ sở đánh giá dự án.
Kiểm soát chất lượng:
Sử dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000:1994, lập kế hoạch chất lượng cụ thể cho thiết kế.
Bảng dưới đây cho thấy mối quan hệ giữa yêu cầu của ISO 9000 đối với quản lý chất lượng dựa trên dữ liệu thực tế:
Phân tích dữ liệu
ISO 9000:1994
Yêu cầu trong tiêu chuẩn
4.20
Mục đích
Để kiếm soát và xác nhận khả năng của quá trình sản xuất và đặc tính của sản phẩm
Các chức năng chủ yếu
Đánh giá năng lực và đặc tính của sản phẩm
Yêu cầu áp dụng
Tùy chọn và phụ thuộc vào doanh nghiệp
Các hoạt động chủ yếu
Không quy định cụ thể
Các kỹ thuật áp dụng
Hướng dẫn trong ISO 9004
Cách dẫn giải yêu cầu
Là 1 yêu cầu độc lập
Yêu cầu về văn bản hóa
Phải xây dựng và duy trì văn bản thủ tục
2.4.5. Hoàn thiện quy trình kiểm tra chất lượng:
Để đảm bảo tính khách quan cho Dự án vì vậy Ban kiểm tra, đánh giá phải do nhóm dự án để cử hoặc do phía chủ đầu tư chỉ định.
Tất cả các hoạt động giám sát, các nguồn thông tin phải luôn chính xác, minh bạch, kịp thời, khách quan.
Để chất lượng công trình theo đúng kế hoạch đặt ra ban đầu, các công việc sau phải tiến hành đúng lúc và thận trọng.
Kiểm định trên hồ sơ:
Thẩm tra thiết kế kĩ thuật thi công.
Soát xét và thẩm tra dựa trên hồ sơ hoàn công.
2.4.6. Kiểm định chất lượng:
Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô công trình xây dựng, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân ,bộ phân thi công công trường xây dựng trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Lập và kiểm tra thực hiện biện pháp triển khai, tiến độ thực thi công việc.
Lập và ghi nhật ký thực hiên công việc theo quy định.
Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong và bên ngoài môi trường làm việc.
Nghiệm thu nội bộ và đánh giá sơ bộ
Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng công việc thiết kế và quy hoạch..
Chuẩn bị tài liệu căn cứ nghiệm thu theo quy định tại Điều 24, 25, 26 của Nghị định này và lập phiếu yêu cầu chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu.
2.5. Quản trị nhân lực
Quản trị nhân lực là quá trình hướng dẫn, phối hợp những nỗ lực của các đối tượng liên quan đến dự án vào việc hòan thành mục tiêu của dự án với hiệu quả cao nhất.
Quản trị nhân lực trong một dự án luôn là một nội dung rất quan trọng, để một bộ máy chạy tốt đòi hỏi từng mắt xích cũng phải tốt, tương tự như vậy trong một dự án quy hoạch muốn thành công phải có một nhà lãnh đạo tốt, một đội ngũ nhân viên giỏi và nhiệt tình. Để có những nhân lực có trình độ cao như vậy là ước muốn của bất kì ban quản lý nào.
2.5.1. Lập kế hoạch quản lý nhân sự
- Ban điều hành dự án
Số lượng: 3 người
Giám đốc dự án
Phó Giám đốc chuyên môn
Phó Giám đốc tài chính
Chức năng chung
Ban điều hành dự án là một bộ phận quan trọng nhất trong các bộ phận tham gia thực hiện dự án, bộ phận này có vai trò chủ đạo trong tổng thể dự án, điều khiển và ra quyết định cho toàn thể dự án đó, phân công công việc cho các bộ phận khác. Ngoài ra, ban điều hành còn là bộ phận có vai trò gắn kết các bộ phận khác lại với nhau và tổng hợp thông tin cũng như ý kiến của các bộ phận khác.
Tiếp nhận yêu cầu và phản hồi từ nhà đầu tư.
Ra quyết định về tài chính, hành chính dựa trên việc phân tích thông tin của bộ phận phụ trách.
Kiểm tra, điều hành tiến độ công việc của các phòng ban.
Xây dựng kế hoạch tổng thể và lịch trình của dự án.
Tổ chức họp bàn và phân công công việc cụ thể cho các bộ phận và cho từng nhóm dự án.
Gắn kết và thống nhất các bộ phận phụ trách, có thể ra quyết định điều chỉnh kịp thời
Bàn giao dự án cho phía chủ đầu tư.
Đại diện cho nhóm quản trị dự án ký kết hợp đồng với và chịu trách nhiệm với chủ đầu tư.
Thu thập thông tin do các nhóm cung cấp, xem xét các ý kiến của cố vấn.
Thực hiện các điều chỉnh cần thiết về công việc và nhân công.
Tổ chức thẩm định và duyệt dự án.
Chức năng riêng:
Giám đốc dự án chịu trách nhiệm về những vấn đề về quản lý và kỹ thuật.
Phó Giám đốc chuyên môn phụ trách chính trong lĩnh vực thiết kế. Quản lý điều hành hoạt động của dự án trong lĩnh vực Thiết kế, giải quyết mọi vấn đề đầu tư, đảm bảo tiến độ, chất lượng thiết kế, đảm bảo hiệu quả công việc và báo cáo trực tiếp cho Giám đốc dự án.
Phó Giám đốc tài chính: kiểm soát và phân tích kinh phí, tiến độ dự án, tình hình thực hiện dự án, mua sắm hàng hóa dịch vụ, lập ngân sách, dự phòng cho toàn bộ dự án, hạch toán chi phí và các hoạt động hành chính của dự án.
Yêu cầu:
Có khả năng lãnh đạo, quản lý.
Biết cách phân bổ công việc tới từng bộ phận một cách hợp lý.
Có tinh thần trách nhiệm và kiến thức về chuyên môn cao để xử lý thông tin chính xác.
Có khả năng ngoại ngữ.
- Phòng thư ký & tài chính kế toán
a. Số lượng: 3 người
1 Trưởng phòng
2 Nhân viên
Chức năng:
Cập nhật ghi chép công việc của dự án, tiếp nhận thông tin thường nhật của các bộ phận, các vấn đề phát sinh trong dự án, tổng hợp công việc chuyển lên cho ban quản lý.
Sắp xếp, ghi chép, lưu trữ các biên bản họp.
Lập kế hoạch chi phí và giải ngân theo từng giai đoạn phù hợp với trình tự thực hiện dự án, đảm bảo theo đúng tiến độ và chất lượng công việc của dự án. Quản lý điều hành chung về mặt tài chính, khai thác lập kế hoạch nguồn vốn.
Nghiên cứu thị trường, giá cả để tính toán các chi phí cho phù hợp với nguồn vốn dự tính
Báo cáo những thay đổi về tài chính xảy ra trong quá trình thực hiện và báo cáo các đề xuất liên quan đến tài chính với ban điều hành dự án.
Thanh toán và lập báo cáo tài chính cho ban điều hành và chủ đầu tư.
Tổng hợp các chứng từ hóa đơn của mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi quý, lập và phân tích báo cáo chi phí cho ban quản lý.
Quyết toán chi phí khi dự án kết thúc.
Làm các công tác hành chính, nhân sự.
Yêu cầu:
Có kinh nghiệm, nhanh nhẹn, chăm chỉ, giao tiếp tốt.
Thành thạo các công việc văn phòng như: sử dụng máy vi tính, máy in, máy photo...
Trung thực, có kinh nghiệm, có kỹ năng về tài chính kế toán, tinh thần trách nhiệm cao, co kinh nghiệm tham gia các dự án trước đó.
Xử lý linh hoạt các tình huống xảy ra.
- Phòng thông tin
a. Số lượng: 3 người
1 Trưởng phòng
2 Nhân viên
Chức năng:
Quản trị nguồn thông tin đến và đi.
Đảm bảo nguồn thông tin chính xác, mức độ tin cậy cao, cập nhật thường xuyên những thông tin mới nhất.
Nguồn thông tin đa phương giữa tất cả các bên như; chủ đầu tư, nhà quản trị, các nhóm thực hiện và các yếu tố bên ngoài khác.
Bảo mật những thông tin mang tính bí mật nội bộ.
Phân tích thông tin và dự tính rủi ro dựa trên số liệu thống kê, truyền tải thông tin từ ban quản lý đến các bộ phận và ngược lại.
Lập báo cáo thường xuyên lên ban quản lý dự án.
Yêu cầu:
Có khả năng cập nhật và xử lý thông tin.
Ngoại giao và truyền tải thông tin tốt.
Sử dụng thành thạo phần mềm quản trị dự án và quản trị thông tin.
- Ban tư vấn – giám sát
a. Số lượng: 3 người
1 Trưởng ban tư vấn
2 Nhân viên
Chức năng:
Cố vấn kỹ thuật công nghệ, kiến trúc thẩm mỹ…
Cố vấn về kinh tế: tiếp nhận nhu cầu và nguyện vọng chủ đầu tư thông qua ban điều hành, dự trù quy mô và dự trù các khoản phải thu khác của công trình dựa trên các tiêu chí đã đề ra.
Cố vấn pháp luật: giải quyết và tư vấn những tranh chấp bất đồng về mặt pháp luật giữa các bên với nhau hoặc với cơ quan bên ngoài.
Cố vấn văn hóa, phong tục của người dân nơi mà dự án đang được tiến hành.
Phối hợp với ban điều hành và ban thi công thiết kế để xem xét và đánh giá bản quy hoạch
Theo dõi tiến độ thi công các hạng mục
Giám sát quá trình thực hiện dự án, kịp thời phát hiện các sai sót.
Kiểm tra chất lượng từng bộ phận.
Tổng hợp và báo cáo thường xuyên lên bộ phận điều hành.
Yêu cầu:
- Am hiểu thực tế và có kinh nghiệm làm việc.
- Hiểu biết sâu sắc về các tiêu chuẩn thiết kế. Làm việc có trách nhiệm, trung thực.
- Bộ phận thi công
a. Số lượng: 20 người
b. Chức năng:
Trực tiếp thi công các hạng mục của công trình dưới sự quản lý của ban tư vấn giám sát.
Có trách nhiệm thông báo kịp thời tình hình vá thực trạng của công trình
Yêu cầu:
Có kỹ năng và tay nghề cao.
Có kinh nghiệm lâu năm trong việc thi công.
2.5.2.Thu nhận nhân viên.
Quá trình lựa chọn nhân lực trải qua 3 bước
Bước 1: Đăng tin tuyển dụng nhân sự trên các phương tiện thông tin đại chúng
Qua website:
Qua báo: Lao động, Tiền Phong, Mua và Bán….
Đăng trực tiếp trên bảng tin của phòng thông tin
Bước 2: Nhận hồ sơ và tiến hành chọn lọc những hồ sơ có đủ tiêu chuẩn được phỏng vấn. Tiếp đó gửi thông báo tới các hồ sơ đạt yêu cầu qua địa chỉ mail và điện thoại.
Hồ sơ tuyển dụng gồm:
Đơn xin việc
Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương(có ghi rõ địa chỉ, email, điện thoại liên lạc).
Bản sao văn bằng chứng chỉ có công chứng.
Chứng nhận sức khỏe.
03 ảnh 4x6.
Phương thức nộp hồ sơ:
Nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện: Số 85 Vũ Ngọc Phan, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Nộp qua email: quanlyduan.nhom4@gmail.com
Bước 3: Phỏng vấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Fixed.doc