MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: MÔ TẢ Ý TƯỞNG VÀ QUY MÔ SẢN XUẤT KINH DOANH 5
I. Ý tưởng kinh doanh. 5
II. Động lực kinh doanh. 7
III. Giới thiệu về dự án. 7
1. Hình thức pháp lý. 7
2. Địa điểm kinh doanh. 8
3. Quy mô dự án. 9
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG 11
I. Phân tích môi trường vĩ mô. 11
II. Phân tích cầu thị trường. 12
1. Nhu cầu về Nhím thịt. 12
2. Thị trường Nhím giống. 15
III. Phân tích cung thị trường. 15
1. Phân tích ngành. 15
1.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh. 15
1.2. Đối thủ tiềm ẩn. 18
1.3. Sản phẩm thay thế. 18
2. Cung của dự án. 19
2.1. Sản phẩm. 19
2.2. Phân tích SWOT. 19
CHƯƠNG III: KẾ HOẠCH KINH DOANH 21
I. Kế hoạch Marketing. 21
1. Sản phẩm và chu kỳ kinh doanh. 21
2. Giá cả. 21
3. Phân phối và bán hàng. 22
4. Quảng cáo và xúc tiến bán hàng. 23
II. Kế hoạch sản xuất. 24
1. Thiết kế trang trại 24
2. Xây dựng chuồng trại. 24
3. Kỹ thuật chọn giống và mua giống. 25
4. Thức ăn và chi phí thức ăn cho nhím. 27
5. Môi trường. 30
III. Kế hoạch nhân sự và tổ chức triển khai. 30
1. Cơ cấu nhân sự. 30
2. Kế hoạch tổ chức triển khai. 32
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN 36
I. Phân tích tài chính. 36
1. Dự án hoạt động trong điều kiện bình thường. 36
2. Điểm hoà vốn. 37
2.1. Thời gian hoàn vốn. 37
2.2. Xác định điểm hoà vốn. 37
3. Hiệu quả tài chính. 38
II. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội. 39
CHƯƠNG V: RỦI RO, BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI. 41
I. Các trường hợp rủi ro và các biện pháp phòng ngừa rủi ro. 41
1. Rủi ro khi Nhím bị bệnh. 41
2. Rủi ro về xuất hiện mới nhiều đối thủ cạnh tranh. 42
3. Rủi ro khi các hộ gia đình liên kết với nhau trong việc bán giống Nhím ra thị trường. 43
II. Kế hoạch phát triển trong tương lai. 43
KẾT LUẬN 45
Phụ lục số 1: Hộp ý kiến của một vài người dân nuôi Nhím tại xã Cúc Phương 46
Phụ lục 2: Bản thiết kế trang trại 47
Phụ lục 3: Bản thiết kế chung 48
Phụ lục số 4: Bảng chi phí xây dựng trang trại. 49
Phụ lục số 5: Bảng chi phí thức ăn 50
Phụ lục số 6: Kỹ thuật nuôi. 51
Phụ lục số 7: Một số bảng biểu về phân tích hiệu quả tài chính 54
Phụ lục số 8: Một số dẫn chứng từ Internet và ảnh minh hoạ 63
63 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3838 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dự án thành lập trang trại làng nhím Cúc Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vệ môi trường nên dễ thu hút sự tài trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế về vốn, kỹ thuật,...
2.2.2. Điểm yếu.
Trang trại mới thành lập nên cần một khoảng thời gian để khách hàng biết đến và tin tưởng vào chất lượng giống mà trang trại cung cấp.
Khó có thể tạo được các kênh bán hàng rộng rãi do địa bàn cung cấp sản phẩm của dự án trải rộng và khả năng tài chính còn hạn chế.
Thiếu kinh nghiệm trong quản lý.
2.2.3. Cơ hội.
Thị trường sản phẩm rất lớn và hiện tại còn đang bị bỏ ngỏ.
Các đối thủ chưa có kế hoạch Marketing hiệu quả, chưa có đối thủ nặng ký.
Nhà nước đang có nhiều chính sách ưu đãi cho việc phát triển mô hình “Kinh tế trang trại”.
Địa phương đang có dự án phát triển việc nuôi Nhím.
Thách thức.
Cạnh tranh về việc cung cấp Nhím giống sẽ trở nên gay gắt, đặc biệt là khi cầu về Nhím giống bão hoà.
Xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh mới.
CHƯƠNG III
KẾ HOẠCH KINH DOANH
I. Kế hoạch Marketing.
Mục tiêu Marketing.
Mục tiêu ngắn hạn:
Trong vòng 3 năm trang trại trở thành trung tâm hàng đầu về cung cấp Nhím giống trên phạm vi miền Bắc và miền Trung.
Mục tiêu dài hạn:
Xây dựng uy tín trang trại vững mạnh, tạo sự tin cậy với khách hàng, đặc biệt là khách hàng mục tiêu.
Ngoài ra trang trại còn tìm hướng xuất khẩu sang Trung Quốc, và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
1. Sản phẩm và chu kỳ kinh doanh.
Nhím giống của trang trại được cung cấp có thể dùng làm giống bố, mẹ thế hệ tiếp theo hoặc cung cấp Nhím thịt cho các nhà hàng đặc sản ở khu đô thị và các khu du lịch.
Chu kỳ kinh doanh của trang trại tương đối dài do phải phụ thuộc vào chu kỳ sinh sản của Nhím. Đặc thù của sản phẩm là một sinh vật sống có chu kỳ sinh sản bình quân 2 lứa/năm, chính vì vậy, khi thực hiện chiến lược kinh doanh của mình chúng tôi cần tạo sự tin cậy tuyệt đối nơi khách hàng.
2. Giá cả.
Phương pháp xác định giá bán Nhím giống được xác định theo mức giá hiện hành hay định giá cạnh tranh.
Chúng tôi quyết định đặt giá bán Nhím giống thấp hơn giá sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Bởi vì, chúng tôi tận dụng được chi phí chăn nuôi nhím giống thấp: Chi phí thức ăn và nhân công thấp, chúng tôi áp dụng mô hình chuyên môn hoá trong chăn nuôi, phân công lao động cụ thể. Đối tượng khách hàng mục tiêu lại là các hộ gia đình, với mỗi biến động về giá đều được tính đến thì cách định giá như này là phù hợp.
Tuy nhiên, mức giá đặt ra sẽ không thấp hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh để tránh cạnh tranh giảm giá cả.
Với cách định giá trên cộng với việc phân phối trực tiếp tới khách hàng và xúc tiến mạnh mẽ sẽ thu hút được nhiều khách hàng.
Chất lượng giống nhím ổn định, giá cả hợp lý, ít biến động sẽ tạo được sự tin cậy nơi khách hàng.
Chiến lược giá khi mới kinh doanh là chiến lược “Bám chắc thị trường” đặt giá thấp hơn để giành thị phần nhưng vẫn đảm bảo có lãi do tận dụng được lợi thế quy mô trang trại lớn.
3. Phân phối và bán hàng.
Do đặc thù của ngành kinh doanh nên chúng tôi chủ yếu tập trung vào kênh phân phối trực tiếp.
Nhím giống từ trang trại
Khách hàng
Hình thức:
Khách hàng sẽ phải hợp đồng và thanh toán 20% giá trị hợp đồng trước với trang trại để có thể được cung cấp Nhím giống.
Khi Nhím đến tuổi trưởng thành có thể xuất chuồng, sau khi được kỹ thuật viên kiểm tra và hạt kiểm lâm cấp giấy xác nhận Nhím sẽ được cung cấp cho khách hàng.
Nhím đã được đánh dấu để đảm bảo khi khách hàng mua sẽ không xảy ra hiện tượng cận huyết khi tiến hành phối giống cho Nhím.
4. Quảng cáo và xúc tiến bán hàng.
Việc xúc tiến hỗn hợp sẽ được chú ý phát triển để tạo ra ưu điểm khác biệt với đối thủ cạnh tranh.
Quảng cáo:
Thông tin quảng cáo trên đài truyền hình, đài phát thanh của địa phương.
Đăng quảng cáo trên báo địa phương.
Xúc tiến bán (khuyến mại):
Khi khách hàng mua Nhím sẽ được hướng dẫn và phát miễn phí bản kỹ thuật nuôi và chăm sóc Nhím giống. (Nếu khách yêu cầu có thể cung cấp thêm dụng cụ nhốt Nhím để vận chuyển).
Ngoài ra, trang trại sẽ quan tâm tới khách hàng trong khoảng thời gian Nhím bắt đầu phối giống sẽ cho nhân viên đến kiểm tra xem gia đình có nuôi theo đúng kỹ thuật không. Đây là lợi thế rất lớn bởi trang trại gần người chăn nuôi nên có thể hướng dẫn kỹ thuật cho họ một cách dễ dàng với chi phí thấp.
Tuyên truyền:
Tham gia các cuộc triển lãm về Nông nghiệp để quảng bá hình ảnh trang trại và tác dụng của việc nuôi nhím, cũng như cung cấp thêm thông tin về kỹ thuật nuôi Nhím.
Hợp tác với các tổ chức xã hội như: Hội phụ nữ, hội thanh niên, hội cựu chiến binh của xã đang có ý định nuôi Nhím để có thu nhập thêm, hơn thế, nhằm phổ biến kỹ thuật nuôi Nhím tới cộng đồng nhân dân và mời một số cơ quan có uy tín đến tham quan trang trại.
II. Kế hoạch sản xuất.
1. Thiết kế trang trại
Diện tích đất mà xã Cúc Phương cho trang trại chúng tôi thuê là 1000m2. Trong đó, diện tích dùng để xây dựng chuồng trại là 500m2 với 4 dãy chuồng, mỗi dãy có 50 ngăn chuồng. Diện tích còn lại, chúng tôi dùng để xây dựng:
1 phòng quản lý để làm văn phòng cho cán bộ quản lý và nhân viên làm việc, điều khiển các hoạt động chung của trang trại.
1 phòng bảo vệ.
1 nhà kho để chứa dụng cụ lao động và dự trữ thức ăn.
1 bể Biogas để xử lý chất thải, tránh gây ô nhiễm môi trường.
( Chi tiết bản thiết kế trang trại xem trong phụ lục số 2).
2. Xây dựng chuồng trại.
Xây dựng chuồng trại trong chăn nuôi là cần thiết và càng quan trọng hơn trong chăn nuôi Nhím. Mặc dù đã được con người nuôi dưỡng nhưng chúng còn mang nặng tính hoang dã và còn nguyên vẹn phản xạ tự nhiên luôn chạy trốn trước những biến động đột ngột. Vì vậy, yêu cầu chuồng trại phải được đảm bảo các yếu tố sau:
Thứ nhất, trang trại của chúng tôi dự định nuôi Nhím với quy mô đàn là 25 con đực và 75 con cái. Với tỷ lệ sinh sản của Nhím mỗi năm 2 lứa và mỗi lứa Nhím đẻ 2 con. Như vậy, khi kỹ thuật viên của trang trại phối giống tốt nhím sẽ sinh sản 300 con/năm. Do quy mô đàn nhím như nói ở trên nên ban đầu trang trại sẽ xây dựng 500 m2 chuồng, chuồng xây thành từng ô bằng gạch, xi măng, cát và mỗi ô chuồng có diện tích 2m2 để ghép đôi cho Nhím sống và sinh sản. (Xem phụ lục số 3).
Thứ hai, Nhím là loài leo trèo được nên tường phải xây cao 1,2m và xung quanh tường trát vữa xi măng cát có đánh bóng, trong chuồng gắn các máng ăn và máng uống nước bằng sành. Hơn nữa, nền đổ bêtông dày 5 cm để tránh nhím đào bới thoát ra ngoài, mái lợp fibroximăng tránh mưa, gió.
Từ các yêu cầu về chuồng trại cho Nhím và chúng tôi đã tham khảo thêm và đưa ra bảng chi phí nguyên vật liệu sau: Xem chi tiết Phụ lục 4
Sau khi có bản thiết kế trang trại và ước tính nguyên vật liệu cần thiết để xây dựng chuồng trại chúng tôi bắt đầu tiến hành xây dựng và hoàn thành chuồng trại trong thời gian một tháng. Công xây dựng cho 1m2 là 25.000 VND.
3. Kỹ thuật chọn giống và mua giống.
Khi bắt đầu bước vào chăn nuôi bất kỳ một loại gia súc, gia cầm hoặc động vật nào thì người chăn nuôi bao giờ cũng quan tâm tới việc chọn giống.
Ban đầu, sản phẩm của chúng tôi là nhím giống để cung cấp cho các hộ dân hoặc những người có mong muốn làm giàu nhanh từ việc nuôi nhím. Vậy, để có thể xuất chuồng những con nhím giống có sức khỏe tốt, cho năng suất cao, Nhím con khi sinh phát triển đều và nhanh thì giai đoạn đầu tiên và cũng là một trong những công việc không thể không chú ý đến của trang trại chúng tôi là chọn giống.
Để nuôi được nhím và nhím cho năng suất cao thì cần quan tâm tới vấn đề: Khi chọn giống cần chọn những con to, khoẻ, nhanh nhẹn, không bệnh tật. Theo kinh nghiệm chọn giống thì nên chọn các con giống có trọng lượng tối đa là 8kg, không mua nhím giống trên 10kg, thường là con bị tật không sinh sản được và là những con đã quá trưởng thành (con cơ bản). Cách chọn giống được tiến hành như sau:
Đối với những con trưởng thành thì cách chọn con đực là: con đực có mỏ dài, đầu nhọn, thân hình thon dài, đuôi dài hơn con cái dưới háng có hai dịch hoàn và dương vật nhô ra phía trước bụng cách lỗ hậu môn 4 – 5 cm. Còn đối với con cái thì nhím cái có mỏ ngắn, đầu hơi tròn, thân ngắn, mập hơn con đực.
Như vậy, việc chọn nhím giống là rất quan trọng. Khi chọn mua giống thì cần có nhân viên kỹ thuật lựa chọn để tránh khi mua về sẽ bị nhầm giữa con đực và con cái. Một cách tốt nhất để có thể phân biệt được con đực và con cái là cắt một bên tai của con đực. Việc làm này cũng không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhím đực.
Sản phẩm của trang trại chúng tôi là nhím giống nên sẽ được tổ chức nuôi tập trung với số lượng lớn để có thể giảm được tối đa chi phí về thức ăn, tận dụng nguồn lao động để theo dõi và chăm sóc nhím hằng ngày cũng như công việc vệ sinh chuồng trại đảm bảo yêu cầu về môi trường cho nhím sống và phát triển tốt (1 lao động có thể chăm sóc được 40 – 45 con nhím), hơn thế, còn đảm bảo được chất lượng giống tốt do trang trại có thêm đội ngũ kỹ thuật viên theo dõi nhím trong mùa sinh sản và bảo tồn chống thoái hoá gen ở nhím bố mẹ.
Với quy mô đàn nhím lên tới 100 con trong khi nguồn cung ứng nhím giống hiện tại lại rất khan hiếm nên chúng tôi không thể mua với số lượng lớn ngay một lúc tại một điểm cung cấp mà phải thu mua ở nhiều địa điểm khác nhau. Qua việc xem xét thị trường cung cấp thì trang trại sẽ tập trung mua ở hai trung tâm lớn tại miền Bắc: Thứ nhất, trung tâm nghiên cứu Bò và đồng cỏ Ba Vì – Hà Tây tại trung tâm này chỉ cung cấp được cho chúng tôi 60 con nhím giống. Thứ hai, trung tâm khoa học và sản xuất lâm nghiệp Tây Bắc - Sơn La (thuộc viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) ở đây cung cấp cho trang trại 40 con nhím giống.
Trang trại chúng tôi nuôi Nhím giống, nhưng đồng thời lại mua Nhím giống ở hai trung tâm khác, tuy nhiên việc cung cấp giống Nhím của chúng tôi đều xuất phát từ lý do: Ở đây, lượng Nhím giống cung cấp ra thị trường là rất khan hiếm. Hơn thế, rất ít người dân tại Cúc Phương biết đến hai trung tâm ở Hà Tây và Sơn La. Mặt khác, tại nơi này đang phát triển du lịch sinh thái và xây dựng khu an dưỡng cho người có thu nhập cao nên nhu cầu thưởng thức đặc sản thịt thú rừng là rất lớn trong đó có thịt Nhím. Vì vậy, Chúng tôi cung cấp Nhím giống cho các hộ dân trong xã để họ nuôi Nhím lấy thịt cung cấp cho thị trường tiêu thị Nhím thịt.
Trang trại chúng tôi chỉ mua Nhím giống lần đầu tiên tại hai trung tâm nói trên để về nhân rộng mô hình chăn nuôi chứ không thường xuyên mua giống của các cơ sở cung cấp này để tránh sự rủi ro khi các trung tâm này cạnh tranh với trang trại sẽ không cung cấp đủ lượng Nhím giống cần thiết.
Các chi phí và nguồn cung cấp được chúng tôi thể hiện ở bảng dưới:
Bảng 1: Nguồn cung cấp Nhím giống và chi phí thu mua.
STT
Số lượng
Nơi cung cấp
Giá Nhím/kg
Chi phí vận chuyển
1
60 con
Ba Vì – Hà Tây
350.000/kg
500.000 VND
2
40 con
Tây Bắc – Sơn La
350.000/kg
1500.000 VND
4. Thức ăn và chi phí thức ăn cho nhím.
Trong chăn nuôi, thức ăn cũng cần thiết, để có được nguồn thức ăn ổn định cho Nhím thì chúng tôi phải thiết lập mối quan hệ với các gia đình xung quanh trang trại có trồng các loại rau, củ, quả và các thức ăn tinh bột như: ngô, khoai, sắn... Tuy nhiên, thức ăn của nhím cho mỗi con thì một ngày chỉ cần 1kg nhưng cho cả trang trại có quy mô lớn thì lượng thức ăn cho Nhím là rất nhiều. Vì vậy, đặt với số lượng thức ăn nhiều sẽ hợp tác với nhiều hộ để có thể đảm bảo được thức ăn cần thiết và đưa vào dự trữ. Như thế, sẽ tiết kiệm được thời gian thu mua và giảm thiểu rủi ro khi một số hộ nông dân không cung cấp kịp gây ảnh hưởng đến số lượng thực phẩm và giảm một phần năng suất của Nhím.
Nhím có khả năng sử dụng nhiều loại cỏ, là cây và các phụ phẩm nông nghiệp. Song để có năng suất cao thì vai trò của thức ăn tinh, thức ăn giàu prôtêin là vô cùng quan trọng.
Thức ăn là rễ cây, các loại cỏ lá cây đều được Nhím sử dụng là thức ăn rất tốt.
Thức ăn củ quả: Ăn củ quả làm tăng năng suất rõ rệt nhất đối với Nhím đang tiết sữa nuôi con.
Thức ăn khoáng đa vi lượng: Nhu cầu chất khoáng can xi, phốt pho để cấu tạo bộ xương cho con vật trong thức ăn xanh thường xuyên đáp ứng đủ. Để giữ cân bằng trong trao đổi chất khoáng, ta cần bổ sung vào khẩu phần thức ăn cho Nhím bằng cách bỏ xương động vật và muối ăn vào chuồng cho nhím ăn dần.
Khi cho Nhím ăn cần chú ý đến tỷ lệ thức ăn cho phù hợp. Tỷ lệ thức ăn cho Nhím sinh sản và nuôi con được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2: Tỷ lệ thức ăn nuôi dưỡng Nhím chửa đẻ và nuôi con.
STT
Loại thức ăn
Đơn vị tính (kg)
1
Thức ăn thô xanh
2 – 3 kg/con/ngày
2
Thức ăn tinh (củ, quả, các loại hạt)
0,3 – 0,4 kg/con/ngày
3
Khoáng bổ sung (xương động vật)
0,2 kg/con/tuần
4
Muối bổ sung
2 gram/con/ngày
Đối với Nhím con sau khi được sinh ra chúng sẽ được nuôi bằng sữa mẹ trong suốt 2 tháng đầu. Sau 2 tháng tuổi Nhím con bắt đầu cai sữa và tạo cho Nhím con quen dần với cuộc sống độc lập, thức ăn chủ yếu là xanh thô, củ, quả thức ăn của Nhím con bao gồm: cỏ non, lá cây, củ quả, thức ăn tinh.
Trong giai đoạn này tốc độ sinh trưởng của Nhím có thấp hơn so với giai đoạn trước, vì vậy phải được nuôi dưỡng, chăm sóc tốt nếu không sẽ bị còi cọc, dễ nhiễm bệnh, ốm đau. Nhu cầu của cơ thể về prôtêin và chất khoáng vẫn cao để phát triển cơ thể.
Giai đoạn này Nhím con dễ bị nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hoá, giun sán. Để đề phòng nhiễm bệnh cần cho ăn cỏ sạch.
Để cho Nhím con phát triển đều cần chú ý đến khẩu phần thức ăn cho chúng, được thể hiện ở bảng dưới:
Bảng 3: Tiêu chuẩn khẩu phần cho Nhím con
STT
Loại thức ăn
Đơn vị tính (kg)
1
Thức ăn thô xanh
0,5 – 1 kg/con/ngày
2
Thức ăn tinh (củ, quả, các loại hạt)
0,15 – 0,2 kg/con/ngày
3
Khoáng bổ sung
0,1 kg/con/tuần
4
Muối bổ sung
0,5 gram/con/ngày
Nhím là loài động vật hoang dã, dễ nuôi cho hiệu quả kinh tế cao, thịt nhím là món ăn đặc sản, lông, mật và dạ dày Nhím dùng để làm thuốc chữa bệnh. Thức ăn cho Nhím rất phong phú chủ yếu nhím ăn các loại củ, quả, lá cây và các phụ phẩm trong nông nghiệp. Thức ăn dùng cho Nhím không cần phải đun nấu nên rất dễ dàng cho người chăn nuôi. Một số loại thức ăn mà Nhím thích được thể hiện qua bảng (Xem phụ lục số 5).
(Xem chi tiết Kỹ thuật nuôi Nhím ở phụ lục số 6).
5. Môi trường.
Khi kinh doanh trong một lĩnh vực nào ngoài việc quan tâm tới lợi ích của doanh nghiệp, của khách hàng thì doanh nghiệp cũng cần chú tâm vào việc giải quyết vấn đề môi trường.
Trong chăn nuôi cũng như vậy, ngoài việc trang trại phải quan tâm tới việc gây dựng uy tín nơi khách hàng về sản phẩm giống nhím chất lượng cao thì chúng tôi cũng quan tâm giải quyết ô nhiễm môi trường để đảm bảo môi trường xung quanh trang trại luôn được trong sạch.
Để giải quyết được vấn để trên, khi tiến hành xây dựng trang trại chúng tôi đã thiết kế một bể Biogas để xử lý chất thải. Bể Biogas hình cầu có đường kính 2m. Sau khi chất thải được đưa vào bể sẽ đảm bảo xử lý chất thải một cách tốt nhất không gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, có thể tận dụng khí ga từ bể Biogas để phục vụ sinh hoạt của nhân viên trong trang trại. Chi phí lắp đặt một bể Biogas là 4.500.000 VND.
III. Kế hoạch nhân sự và tổ chức triển khai.
1. Cơ cấu nhân sự.
Ba thành viên sáng lập trang trại sẽ trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý trang trại với những nhiệm vụ sau: 1 quản lý chung, 1 quản lý tài chính và 1 quản lý Marketing.
Ngoài ra, trang trại còn có 2 kỹ thuật viên sẽ được đưa vào biên chế và hưởng bảo hiểm, thuê 2 nhân viên chăn sóc nhím hàng ngày và thu mua sản phẩm lương thực, 2 bảo vệ trông coi trang trại được ký hợp đồng ngắn hạn với lý do: Trang trại sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí để đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Như vậy, chúng tôi đã tạo thêm công ăn việc làm cho cộng đồng người dân bên cạnh trang trại, hơn nữa, còn thắt chặt được mối quan hệ với người dân địa phương tạo sự tin tưởng của họ với uy tín của trang trại.
Bảng 4: Phân bổ chức năng và nhiệm vụ.
STT
Chức năng
Số lượng
Nhiệm vụ
1
Quản lý
3
01 Quản lý chung
01 Quản lý tài chính
01 Quản lý Marketing
2
Kỹ thuật viên
2
Theo dõi quá trình sinh sản của Nhím
Chăm sóc khi Nhím bị bệnh
Tập huấn kỹ thuật nuôi cho người dân
3
Công nhân
2
Chăm sóc Nhím, thu mua thức ăn
4
Bảo vệ
2
Trông coi trang trại
Bảng 5: Bảng tổng hợp lương
Đơn vị: 1000 VND
Đối tượng
Số lượng (người)
Lương/tháng
Tổng
Quản lý
Kỹ thuật viên
Công nhân
Bảo vệ
3
2
2
2
1.800
1.200
600
700
5.400
2.400
1.200
1.400
Tổng
9
10.400
2. Kế hoạch tổ chức triển khai.
Khi viết dự án này chúng tôi đã có thời gian để nghiên cứu về thị trường Nhím thịt cũng như thị trường Nhím giống và tìm hiểu được các công đoạn của quá trình chăn nuôi Nhím giống, các điều kiện thuận lợi để đảm bảo cho dự án của chúng tôi khi đi vào hoạt động thành công. Qua việc tìm hiểu chúng tôi đã có một số quan hệ với chính quyền địa phương và những người xung quanh địa điểm đặt trang trại. Để tập hợp chính xác các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh của trang trại chúng tôi đã tham quan một số hộ gia đình nuôi Nhím ở Cúc Phương và các trung tâm khác có nuôi Nhím tại miền Bắc. Do vậy, chúng tôi sẽ tiến hành các hoạt động sau:
Bước 1: Kế hoạch chuẩn bị sản xuất và đăng ký kinh doanh.
Ngày 15/1/2006: tiến hành ký hợp đồng mua Nhím và thanh toán 10% giá trị của bản hợp đồng.
Ngày 14/2/2006: Ký hợp đồng thuê đất với chính quyền địa phương để tiến hành thuê đất dự phòng của xã làm trang trại.
Ngày 19/2/2006: Tiến hành xây dựng trang trại đến ngày 20/3/2006 là kết thúc và có chuồng trại chăn nuôi.
Ngày 18/3/2006: Chúng tôi sẽ làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh.
Ngày 27-30/3/2006: Mua nhím giống tại hai trung tâm cung cấp Nhím giống là Ba Vì và Sơn La.
Thực hiện tuyển công nhân chăm sóc và thu mua thức ăn cho Nhím, bảo vệ.
Mua trang thiết bị văn phòng và dụng cụ cho trang trại. Sẽ có đầy đủ tài sản, trang thiết bị, dung cụ cần thiết cho quá trình sản xuất.
Mời kỹ thuật viên và các chuyên gia người nước ngoài ở Vườn Quốc Gia Cúc Phương cùng hợp tác trong chăm sóc nhím giống.
Tăng cường quảng cáo trong năm đầu tiên của trang trại trên đài phát thanh và truyền hình của tỉnh Ninh Bình và các tỉnh lân cận.
Cho kỹ thuật viên kiểm tra chất lượng Nhím giống để phân loại con khoẻ và con yếu riêng. Sau đó, mời hạt kiểm lâm cấp giấy phép nuôi Nhím
Tháng 12: Đưa Nhím giống ra thị trường.
Do Nhím là loài động vật hoang dã, quy hiếm và chỉ còn với số lượng nhỏ trong rừng nên khi nuôi Nhím cần phải có giấy chứng nhận xuất xứ của con giống. Để thuận tiện cho việc bán được con giống thì trang trại cần phải có giấy phép do hạt kiểm lâm của xã Cúc Phương cấp. Vì vậy, mà trang trại chúng tôi tiến hành làm thủ tục xin giấy phép nuôi Nhím. Thủ tục này được tiến hành như sau:
Thủ tục xin giấy phép nuôi Nhím.
Trang trại tiến hành mua Nhím tại hai trung tâm Ba Vì và Sơn La, ở hai trung tâm này phải cấp giấy chứng nhận xuất xứ con giống để thuận tiện cho quá trình vận chuyển Nhím giống về trang trại và để chứng minh với hạt kiểm lâm của xã Cúc Phương là Nhím giống của chúng tôi mua về đảm bảo chất lượng và không phải là Nhím săn bắt trái phép ở rừng.
Sau khi đưa Nhím giống về trang trại khi nhập đàn cho kỹ thuật viên kiểm dịch ban đầu để lọc ra những con còn khoẻ và những con yếu để chăm sóc thêm. Quản lý chung phải báo cáo với hạt kiểm lâm của sở tại và hạt kiểm lâm sẽ cho nhân viên đến tiến hành kiểm tra giống Nhím. Sau đó, trang trại sẽ được cấp giấy phép nuôi Nhím do hạt kiểm lâm cấp.
Bước 2: Khi doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động sẽ theo đúng các kế hoạch đã dự định từ trước.
Xem kế hoạch chi tiết ở trang sau:
B¶ng 8. Ph©n bæ cô thÓ ho¹t ®éng tæ chøc triÓn khai
C«ng viÖc
B¾t ®Çu
KÕt thóc
T×nh tr¹ng
Ngêi phô tr¸ch
Ký hîp ®ång mua NhÝm
15/1
16/1
§Æt cäc 10% gi¸ trÞ cña b¶n hîp ®ång
TrÇn ThÞ Nhung
Ký hîp ®ång thuª ®Êt
14/2
15/2
Cã ®Êt ®Ó tiÕn hµnh x©y dùng trang tr¹i
Ng« Xu©n HiÒn
§¨ng ký kinh doanh
18/3
28/3
Trang tr¹i Lµng NhÝm Cóc Ph¬ng ®îc thµnh lËp víi th¬ng hiÖu riªng
NguyÔn §×nh H¶i
Ký hîp ®ång víi c¸c hé gia ®×nh cung øng thøc ¨n
28/3
30/3
ThiÕt lËp ®îc mèi quan hÖ víi c¸c hé gia ®×nh cung cÊp thøc ¨n
Ng« Xu©n HiÒn
X©y dùng trang tr¹i
19/2
20/3
Cã trang tr¹i ®Ó tiÕn hµnh ho¹t ®éng ch¨n nu«i
Ng« Xu©n HiÒn
TuyÓn nh©n viªn
20/3
25/3
Cã ®éi ngò kü thuËt viªn, nh©n viªn ch¨m sãc b¶o vÖ
NguyÔn §×nh H¶i
Mua NhÝm gièng vµ vËn chuyÓn NhÝm vÒ trang tr¹i
27/3
30/3
Cã NhÝm gièng
TrÇn ThÞ Nhung
Kü thuËt viªn
Mua s¾m thiÕt bÞ v¨n phßng vµ nhµ xëng
21/3
23/3
Cã ®Çy ®ñ tµi s¶n, trang thiÕt bÞ, dông cô cÇn thiÕt cho qu¸ tr×nh s¶n xuÊt.
TrÇn ThÞ Nhung
Kü thuËt viªn kiÓm tra gièng vµ H¹t kiÓm l©m cÊp giÊy phÐp.
30/3
31/3
Cã giÊy phÐp nu«i NhÝm hîp ph¸p.
NguyÔn §×nh H¶i
Theo dâi vµ ch¨m sãc NhÝm.
30/3
...
§¶m b¶o chu kú sinh s¶n cña NhÝm, chÊt lîng con gièng tèt.
Kü thuËt viªn
§a NhÝm gièng ra thÞ trêng.
T12
...
NhÝm gièng ®Õn tËn tay ngêi tiªu dïng.
TrÇn ThÞ Nhung
CHƯƠNG IV
ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
I. Phân tích tài chính.
1. Dự án hoạt động trong điều kiện bình thường.
Từ những phân tích của thị trường về Nhím giống cũng như thị trường nhím thịt chúng tôi đưa ra các dự báo với giả thiết sau:
Chu kỳ sản xuất trong 6 tháng.
Trang trại được hưởng mức lãi suất vay ưu đãi khi vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn là 9%/năm.
Phân tích trong điều kiện kinh tế tăng trưởng ổn định, cầu về Nhím giống ngày càng tăng.
Sử dụng tiền VND trong hạch toán.
Và chúng tôi quyết định lựa chọn mô hình “Kinh tế trang trại” để tiến hành dự án nuôi Nhím tại xã Cúc Phương – Nho Quan – Ninh Bình với các thành viên.
Bảng 6: Vốn chủ sở hữu.
STT
Họ và tên thành viên
Vốn góp
Nhiệm vụ
1
Nguyễn Đình Hải
175.000.000
Quản lý chung
2
Ngô Xuân Hiền
175.000.000
Quản lý tài chính
3
Trần Thị Nhung
175.000.000
Quản lý Marketing
2. Điểm hoà vốn.
2.1. Thời gian hoàn vốn.
Do điều kiện của lĩnh vực sản xuất, doanh thu của trang trại được thực hiện vào cuối mỗi đợt bán Nhím giống, thời gian giữa các đợt khoảng 6 tháng. Như vậy chúng tôi quyết định tổng hợp chi phí và doanh thu theo mỗi lứa Nhím giống được bán.
Năm đầu tiên, với quy mô đàn là 110 con Nhím giống bố mẹ (10 con để dự phòng trong trường hợp Nhím bị chết hoặc không sinh sản), cần khoảng 3 tháng để chúng mang thai và 6 tháng để nuôi dưỡng Nhím con chờ xuất chuồng. Sau khi đẻ khoảng 15 ngày, Nhím mẹ có thể động dục trở lại và mang thai trong quá trình nuôi con. Tuy nhiên, Nhím chỉ đẻ trung bình 2 lứa/năm, vì vậy bắt đầu từ năm thứ hai chúng tôi hạch toán lỗ, lãi 6 tháng/lần bình quân theo đợt xuất chuồng.
Thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian tính từ lúc dự án đi vào hoạt động đến lúc dự án nhận đủ số tiền đầu tư.
Theo phương pháp trừ lùi lấy vốn đầu tư ban đầu trừ lợi nhuận sau mỗi đợt bán Nhím giống cho đến khi bằng không, theo Bảng kết toán lỗ/lãi - phụ lục số 7 thì sau hai đợt xuất chuồng, tương đương với việc bán được 300 con Nhím giống, chúng ta đã thu lãi. Vậy thời gian hoàn vốn của dự án vào khoảng: gần 15 tháng.
2.2. Xác định điểm hoà vốn.
Giả định trang trại hoạt động bình thường như dự báo của chúng tôi.
Sau 21 tháng hoạt động có kết quả:
Bảng 7: Bảng xác định doanh thu hoà vốn
Đơn vị: 1000VND
Chỉ tiêu
Năm 2006 - 2007 (21 tháng)
Tổng doanh thu
1.356.000
Tổng chi phí cố định
449.658
Tổng chi phí biến đổi
500.246
Tổng doanh thu hoà vốn
712.514
Doanh thu hoà vốn trung bình
33.929
Phương pháp xác định:
Tính toàn bộ chi phí bỏ ra trước sản xuất trong tháng 4/2006 sẽ được phân bổ đều trong 21 tháng hoạt động (tính đến ngày 31/12/2007).
Công thức xác định:
Doanh thu hoà vốn = Tổng chi phí cố định/(1 - tổng chi phí biến đổi/Tổng doanh thu).
Theo công thức trên ta xác định được doanh thu hoà vốn là 33.929.000 VND/tháng.
3. Hiệu quả tài chính.
Với vốn góp ban đầu là 525.000.000VND, sau khi trang trại đi vào hoạt động 3 tháng chúng tôi dự định vay thêm 165.000.000 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với lãi suất vay ưu đãi 9%/năm.
Năm đầu tiên, trang trại có doanh thu 444.000.000VND để thanh toán các khoản chi phí và trả lãi cộng trả vốn vay ngân hàng. Năm thứ hai, lợi nhuận ròng là 640.088.000VND.
Theo nguyên tắc hạch toán luồng tiền, thì sau hai năm hoạt động luồng tiền ròng cuối năm thứ hai là 931.796.000VND.
Xem chi tiết phân tích đánh giá hiệu quả tài chính trong Phụ lục số 7
II. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội.
Giả sử với vốn góp ban đầu là 525.000.000VND và trong điều kiện nền kinh tế hoạt động ổn định, coi đầu tư vào ngân hàng là khoản đầu tư tốt nhất và ổn định nhất. Lãi suất ngân hàng khi không được hưởng ưu đãi là 12%/năm thì chi phí cơ hội cho khoản đầu tư của dự án sau 21 tháng (1 năm 9 tháng) là 110.250.000VND. Trong khi đó, lợi ích thu được từ khoản đầu tư khi dự án hoạt động là 640.088.000VND.
Khi trang trại bắt đầu đi vào hoạt động một phần là để kinh doanh nhưng mặt khác cũng mang tính chất bảo tồn thiên nhiên vì, lúc này chúng tôi sẽ cung cấp được một số lượng Nhím giống ra thị trường. Từ lượng Nhím giống được bán ra đến tay các hộ gia đình tuỳ vào điều kiện của từng cá thể mà họ sẽ nuôi Nhím giống hoặc Nhím lấy thịt, số lượng Nhím lấy thịt được cung cấp đến các nhà hàng đặc sản tăng lên làm cho Nhím bị săn bắt trong rừng sẽ giảm. Rừng Quốc gia Cúc Phương không còn phải lo ngại đến những tác đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chương trình và dự án phát triển kinh tế xã hội Trang trại Làng Nhím Cúc Phương.DOC