Đề tài Dự án trang trại nuôi đà điểu

MỤC LỤC

 

CHƯƠNG I : SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN

 

CHƯƠNG II : NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

 

CHƯƠNG III : GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

 

CHƯƠNG IV : ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ

 

CHƯƠNG V : KỸ THUẬT NUÔI ĐÀ ĐIỂU

 

CHƯƠNG VI : MÁY MÓC THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ

 

CHƯƠNG VII : PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG

 

CHƯƠNG VIII : TỔ CHỨC QUẢN TRỊ LAO ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

 

CHƯƠNG IX : VỐN ĐẦU TƯ

 

CHƯƠNG X : PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

 

KẾT LUẬN

TRANG 2

 

TRANG 4

 

TRANG 8

 

TRANG 17

 

TRANG 18

 

TRANG 20

 

TRANG 25

 

TRANG 28

 

TRANG 30

 

TRANG 32

 

doc44 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4595 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dự án trang trại nuôi đà điểu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khẩu thường trú: 3. Giấy phép đăng ký kinh doanh số … do … cấp ngày … tháng … năm … 4. Loài đăng ký nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng: TT Tên loài Số lượng khi đăng ký Mục đích gây nuôi (làm cảnh, thương mại, làm giống, làm xiếc, khoa học …) Tên thông thường Tên khoa học 1 2 … 5. Nguồn gốc vật nuôi: (Ghi rõ nguồn gốc mua, bắt, bẫy, cho, tặng v.v. từ đâu và thời gian nào) 6. Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: (diện tích, quy mô trại nuôi, vật liệu xây dựng, bản vẽ hoàn công, điều kiện về an toàn, phòng ngừa bệnh dịch, vệ sinh môi trường,... Xác nhận của Chính chính quyền địa phương về thân nhân (nếu là cá nhân) … Ngày … tháng … năm … người đại diện ký, ghi rõ họ tên (chức vụ và đóng dấu nếu là tổ chức) Mẫu đơn 3: Đơn đăng ký cấp giấy phép đầu tư CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ........., ngày......tháng.......năm...... ĐƠN ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ (áp dụng đối với tất cả các hình thức đầu tư)                         Kính gửi :       Bộ Kế hoạch và Đầu tư                                                 (hoặc UBND tỉnh, thành phố...,                                                             hoặc Ban quản lý KCN tỉnh, thành phố...)              - Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000;             - Căn cứ Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết chi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Những người ký dưới đây trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư (UBND tỉnh, thành phố...., Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh, thành phố...) Đơn đăng ký cấp Giấy phép đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. I. Chủ đầu tư : A. Bên (các Bên)Việt Nam:             1. Tên công ty: .................................................................................             2. Đại diện được uỷ quyền:  ...........................................................                 Chức vụ: .......................................................................................             3. Trụ sở chính: ...............................................................................                 Điện thoại: ....................... Telex: ....................... Fax: .................             4. Ngành nghề kinh doanh chính:             5. Giấy phép thành lập công ty:                 Đăng ký tại: .................................. ngày: B. Bên (các Bên) nước ngoài:             1. Tên công ty hoặc cá nhân: ............................................................             2. Đại diện được uỷ quyền: ..............................................................                Chức vụ: .......................................................................................                Quốc tịch: ....................................................................................                 Địa chỉ thường trú: .......................................................................             3. Trụ sở chính: ...............................................................................                                Điện thoại: ....................... Telex: ....................... Fax: .....................             4. Ngành nghề kinh doanh chính: ....................................................             5. Giấy phép thành lập công ty: (hoặc số hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân)                  Đăng ký tại: .................................. ngày: .................................... Ghi chú: Nếu có nhiều chủ đầu tư thì mô tả riêng từng chủ đầu tư II. Doanh nghiệp xin thành lập 1. Tên gọi của Doanh nghiệp (trường hợp Doanh nghiệp liên doanh, Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài), tên gọi Hợp đồng hợp tác kinh doanh: - Tên tiếng Việt: - Tên giao dịch bằng tiếng nước ngoài thông dụng: 2. Hình thức đầu tư: ( Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, Doanh nghiệp liên doanh, Hợp đồng hợp tác kinh doanh) 3. Mục tiêu hoạt động chính của Doanh nghiệp (hoặc của Hợp đồng hợp tác kinh doanh): ............................................................ 4. Thời hạn hoạt động của Doanh nghiệp (hoặc của Hợp đồng hợp tác kinh doanh): ...... năm. 5. Vốn đầu tư: 5.1. Tổng vốn đầu tư dự kiến.................đô la Mỹ, trong đó: - Vốn cố định:.............đô la Mỹ, bao gồm: + Nhà xưởng:.............m2, trị giá.............đô la Mỹ + Văn phòng:.............m2, trị giá..............đô la Mỹ + Máy móc thiết bị :................đô la Mỹ, + Vốn cố định khác:.............đô la Mỹ - Vốn lưu động:................đô la Mỹ 5.2. Nguồn vốn: Tổng số:......................đô la Mỹ, trong đó: - Vốn pháp định (hoặc vốn góp để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh).......................đô la Mỹ, trong đó: + Bên Việt Nam góp:...................đô la Mỹ, gồm:             - Tiền:..............đô la Mỹ             - Tài sản khác:......tương đương ... đô la Mỹ (nêu chi tiết) + Bên nước ngoài góp..............đô la Mỹ, bao gồm:             - Tiền nước ngoài:..............đô la Mỹ             - Thiết bị, máy móc, vật tư:...................đô la Mỹ             - Vốn khác:....................đô la Mỹ (chi tiết)             - Vốn vay:..... ...........đô la Mỹ (Nêu rõ Bên chịu trách nhiệm dàn xếp vốn vay, các điều kiện vay trả, bảo lãnh). 6. Danh mục các sản phẩm chủ yếu và dự kiến thị trường tiêu thụ: Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm sản xuất ổn định Tên sản phẩm Số lượng Tỷ lệ tiêu thụ(%) ...... Số lượng Tỷ lệ tiêu thụ(%) Đơn vị Số lượng Trong nước Xuất khẩu Đơn vị Số lượng Trong nước Xuất khẩu  7. Qui trình công nghệ chủ yếu và tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm: ..... (Trình bày ngắn gọn quy trình công nghệ hoặc  sơ đồ quy trình công nghệ chủ yếu; nếu có chuyển giao công nghệ, trình bày chi tiết trong hồ sơ kèm theo) 8. Danh mục thiết bị, máy móc Tên thiết bị Tính năng kỹ thuật Hiện trạng Nước sản xuất Số lượng Ước giá Giá trị Mới Đã qua sử dụng ( nếu là thiết bị đã qua sử dụng cần bổ sung các thông tin về năm chế tạo , đánh giá chất lượng và giá trị còn lại , các biện pháp tân trang, sửa chữa và nâng cấp sẽ được áp dụng) 9. Mặt bằng địa điểm và xây dựng - kiến trúc (áp dụng đối với các dự án ngoài KCN, KCX)             - Địa chỉ (xã, huyện, tỉnh), ranh giới và/hoặc toạ độ địa lý của địa điểm dự án (kèm theo bản vẽ).             - Hiện trạng mặt bằng và cơ sở hạ tầng của địa điểm (đường sá,  điện nước, thoát nước ...) - Diện tích mặt đất, mặt nước, mặt biển sử dụng cho dự án và mức giá cho thuê.             - Nguồn gốc khu đất; Giá trị đền bù, di chuyển cần thực hiện để giải phóng mặt bằng trên cơ sở thoả thuận với Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố (nếu có).             - Sơ đồ tổng mặt bằng (kèm theo bản vẽ) 10. Các nhu cầu cho sản xuất - Nhu cầu về lao động vào năm sản xuất ổn định, trong đó, chia ra tổng số người ViệtNam và người nước ngoài.  - Nhu cầu về điện vào năm sản xuất ổn định là...  Kwh/năm với công suất sử dụng cực đại là ... KW. - Nhu cầu về nước cho sản xuất vào năm sản xuất ổn định:...m3/ ngày đêm - Nhu cầu về nguyên liệu chính  cho năm sản xuất ổn định: Tên nguyên liệu Số lượng Ước giá Dự kiến nguồn cung cấp  (nhập khẩu hay tại Việt Nam) 11. Dự kiến tiến độ thực hiện dự án:(kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư) -Hoàn thành thủ tục đăng ký hoạt động của Doanh nghiệp (hoặc Hợp đồng HTKD):                                                                                        tháng thứ....... -Thuê địa điểm , thuê nhà xưởng hoặc mua nhà xưởng:      tháng thứ...... -Khởi công xây dựng :                                                        tháng thứ .......   -Lắp đặt thiết bị:                                                                  tháng thứ....... -Bắt đầu hoạt động :                                                            tháng thứ....... -Sản xuất thương mại:                                                         tháng thứ...... 12. Khả năng và biện pháp cân đối ngoại tệ của dự án:............................... 13. Kiến nghị về các ưu đãi:............................. III. Chúng tôi xin cam kết  1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung Đơn xin và hồ sơ kèm theo. 2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến đầu tư nước ngoài và các quy định của Giấy phép đầu tư. IV. Các tài liệu gửi kèm theo đơn này gồm : 1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu đầu tư theo hình thức Hợp đồng HTKD); Hợp đồng liên doanh và Điều lệ Doanh nghiệp liên doanh (nếu đầu tư theo hình thức Doanh nghiệp liên doanh);  Điều lệ Doanh nghiệp (nếu đầu tư theo hình thức Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài). Những tài liệu nêu trên được lập theo mẫu hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý (Giấy phép hoặc Giấy chứng nhận đăng ký thành lập đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp, bản sao hộ chiếu đối với chủ đầu tư là cá nhân người nước ngoài), tình hình tài chính của các Bên (chứng nhận của Ngân hàng về số dư tài khoản hoặc báo cáo hoạt động tài chính);  3. Các hồ sơ quy định tại các Điều 81, 82, 89, 95 của Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000.                                                                 Làm tại …....., ngày..... tháng.... năm......        Bên (các Bên) nước ngoài (Ký tên đóng dấu) Bên (các Bên) Việt Nam (Ký tên đóng dấu) 2. Dự Án “Trang trại nuôi đà điểu”: 2.1 Sản phầm dịch vụ và thị trường: Sản phẩm: đà điểu giống 3 tháng tuổi và thịt đà điểu (12 tháng tuổi). Đà điểu giống 3 tháng tuổi, sau khi cai sữa mẹ được đem bán. Mỗi năm bán 2 vụ. Mỗi vụ ước tính xuất chuồng 750 con Còn lại 200 con đà điểu được tách riêng khỏi bố mẹ, được nuôi ở chuồng riêng. Sau 12 tháng tuổi (100- 120 kg), được sơ chế và bán thịt. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là: Khu vực Nam – Trung Bộ: 70- 80%. Khu vực khác: 20-30%. 2.2 Lịch trình vận hành khai thác: Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 90% 95% 100% 100% 95% 85% 2.3 Qui mô sản phẩm Đà điểu giống 3 tháng tuổi Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Số lượng (con) 1350 1425 1500 1500 1425 1275 Đơn giá (trđ/con) 5 5 5 5 5 5 Tổng doanh thu 6750 7125 7500 7500 7125 6375 Đà điểu thịt Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Số lượng (kg) 18000 19000 20000 20000 19000 17000 Đơn giá (trđ/kg) 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Tổng doanh thu 9000 9500 10000 10000 9500 8500 CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ 1. Điều kiện tự nhiên: Phú Yên là tỉnh nằm ở duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam, phần đất liền, điểm cực Nam và cực Bắc có vĩ độ là 12042' 36'' và 13041' 28'' độ vĩ Bắc, điểm cực Tây và cực Đông có kinh độ là 108040' 40'' và 1090 27' 47'' độ kinh Đông. Theo Nghị quyết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá IX thông qua ngày 30/12/1993 điều chỉnh địa giới giữa tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa tại khu vực đèo Cả - Vũng Rô thì ranh giới Phú Yên và Khánh Hòa được xác định từ đỉnh cao nhất 580 - 600m xuống mỏm phía Nam núi Đá Đen theo kinh độ 1090 23' 24'' Đông, vĩ độ 12050' 28'' Bắc tới chân mép nước cực phía Nam đảo Hòn Nưa tính lúc thuỷ triều thấp nhất. Bắc giáp tỉnh Bình Định, Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, Tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc, Đông giáp biển Đông với mũi Điện là cực Đông của Tổ quốc. Cách Thủ đô Hà Nội 1.156Km và Thành phố Hồ Chí Minh 554Km. Phú Yên nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường sắt, đường bộ. Có quốc lộ 25 nối với Gia Lai, có tỉnh lộ 645 nối với Đắc Lắc. Phú Yên nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm miền Trung (Huế - Đà Nẵng - Qui Nhơn - Nha Trang) sẽ được xây dựng. Cảng Vũng Rô và sân bay Tuy Hòa đã có và đang khai thác sẽ tạo nhiều lợi thế cho Phú Yên có điều kiện hòa nhập vào kinh tế vùng và phát triển nhanh kinh tế Tỉnh. Phú Yên có diện tích tự nhiên 5.045km2, chiều dài bờ biển 189km. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương. Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình hằng năm 26,5 °C, lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1.600 - 1.700mm. + Tổng số giờ nắng trung bình từ 2.300 - 2.500 giờ/năm. + Nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng từ 24,10C - 26,60C. + Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng 80 - 82%. + Lượng mưa trung bình năm 1930mm. (thời đoạn 1977 - 2002) .Huyện Sơn Hòa nằm ở phía tây tỉnh Phú Yên, phía bắc và tây giáp huyện Đồng Xuân, phía nam là huyện Sông Hinh, phía đông là huyện Tuy An và thành phố Tuy Hòa, phía tây là tỉnh Gia Lai. Sơn Hòa có diện tích 950km2 và dân số là 51.365 người. Huyên lị là thị trấn Củng Sơn nằm trên tỉnh lộ 642, cách thành phố Tuy Hòa 40km về hướng tây. Quốc lộ 25 theo hướng tây bắc đi Gia Lai và hướng đông đi thành phố Tuy Hòa. SƠN HỘI ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ Huyện Sơn Hòa có hàng vạn hecta rừng với nhiều gỗ quí như: Bằng Lăng, Chang gà, Côn, Ba thưa, Chò, Gõ, Sơn, Kiền kiền, Lim, Trắc, ... cùng nhiều loại thú như: gấu, nai, mang, hươu, cheo, chồn, thỏ, nhím, ...; đang là nơi phát triển các giống cây công nghiệp như: cà phê, điều, thuốc lá cùng nhiều loại cây ăn trái (thơm, mít, chuối, cam, bưởi, ...). Trong sản xuất nông nghiệp, Sơn Hội từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất các nông sản có giá trị kinh tế cao, hình thành những vùng sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng nâng cao giá trị chăn nuôi, dịch vụ, đa dạng hóa ngành nghề, dịch vụ và công nghiệp ở nông thôn. Chương trình kiên cố hóa kênh mương ở các xã lúa nước cơ bản hoàn thành và phát huy hiệu quả. Các chương trình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đã giúp nông dân đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm. Mô hình chăn nuôi tập trung với vật nuôi phong phú, có giá trị kinh tế cao. CHƯƠNG V: KỸ THUẬT NUÔI ĐÀ ĐIỂU Nuôi đà điểu có nhiều triển vọng và đem lại hiệu quả kinh tế cao, cho nguồn thịt ngon, bổ, giàu dinh dưỡng, có giá trị xuất khẩu lớn. Chúng tôi xin giới thiệu phần kỹ thuật nuôi đà điểu để bà con nông dân tham khảo.  1. Nuôi đà điểu con: Đây là giai đoạn rất quan trọng, quyết định đến kết quả nuôi tốt hay xấu ở các tháng sau: Chuồng nuôi: Nên chọn hướng có ánh nắng mặt trời, thoát nước tốt, mặt bằng cao ráo. Khu vực xung quanh yên tĩnh, tránh tiếng ồn. Chuồng nuôi thông thoáng nhưng phải giữ được ẩm và có sân chơi có diện tích rộng, chiều dài ít nhất là 50m để đà điểu chạy múa không bị cản trở. Sân chơi tốt nhất là thảm cỏ hoặc đất nện được nhặt sạch không có các dị vật, 1-2 tuần đầu chuồng nuôi úm được lót bằng rơm hoặc trải thảm mềm để đà điểu đi lại vững chắc và giữ ấm phần bụng. Sang tuần 3 trở đi dùng trấu, dăm bào, cát khô. Vì chức năng chạy của đà điểu rất quan trọng, nếu nhốt ở nền cứng, trơn sẽ làm chân biến dạng, trật khớp dẫn đến hao hụt cao. Nhiệt độ, ánh sáng:  24 giờ sau nở, đà điểu được đưa vào lồng úm, lúc này bộ lông chưa đầy đủ, điều hòa thân nhiệt kém nên phải giữ nhiệt cho đà điểu con. Lúc này trong bụng đà điểu con còn tích khối noãn hoàng lớn, dễ bị lạnh khi nhiệt độ thấp hoặc chất độn chuồng không đủ dày, dẫn đến xơ cứng không tiêu hóa được, nên chúng dễ bị viêm nhiễm - đây là  nguyên nhân chính gây chết trong những tuần đầu. Từ một tháng tuổi luyện cho đà điểu thích ứng dần với điều kiện ngoại cảnh. Khi úm, phải luôn quan sát phản ứng của đà điểu với nhiệt độ. Nếu nhiều con cùng tránh xa khu vực lò sưởi (đèn) hay há miệng thở, cần giảm nhiệt độ xuống, ngược lại có nhiều con tập trung gần nơi phát nhiệt (những con ngoài rìa run run) đó là nhiệt độ bị thấp, cần phải tăng nhiệt lên. Để dễ quan sát và chăm sóc đà điểu con được đồng đều thì từ sơ sinh đến một tháng tuổi nên bố trí 20-25con/lồng úm ánh sáng, cùng với sự vận động phải phù hợp để kích thích đà điểu con ăn nhiều, tiêu hóa tốt, giảm bệnh tật, tăng trưởng nhanh. Nếu khí hậu tốt, ánh sáng đầy đủ thì 20 ngày tuổi có thể cho đà điểu con ra sân chơi để vận động và tắm nắng. Thời gian thả tăng theo từng ngày. 1 tháng tuổi trở đi thả tự do cho chúng vận động, nhưng phải đưa vào chuồng ngay khi thời tiết xấu, trời mưa. Ban đêm duy trì ánh sáng với cường độ 3W/m2 để chúng dễ dàng ăn uống. Chăm sóc: Đà điểu 1-2 ngày tuổi thường ngủ dưới bóng đèn sưởi. Từ ngày thứ 3 trở đi mới bắt đầu mổ thức ăn, nếu không để sẵn thức ăn, rau xanh thái nhỏ thì chúng sẽ ăn bất cứ vật gì nhặt được và dẫn đến tắc ruột chết. Từ 1-30 ngày tuổi cho ăn 6 lần/ngày. Từ 31 -60 ngày tuổi cho ăn 4 lần/ngày. Từ 61-90 ngày tuổi cho ăn 2-3 lần/ngày. Cách cho ăn: Có thể dùng riêng máng đựng thức ăn tinh và rau quả xanh. Trong những tuần đầu có thể trộn rau non thái nhỏ với thức ăn tinh để đà điểu ăn. 2. Nuôi đà điểu thịt: Sau 3 tháng tuổi, chuyển đà điểu sang nuôi thịt. Chuồng nuôi: đà điểu thích chạy nên sân chơi phải có diện  tích rộng (dài 80-100m), nền sân phải có thảm cỏ và có chỗ rải cát, vì đà điểu sống ở sa mạc, thường xuyên tắm cát làm sạch cơ thể và loại bỏ các loại ký sinh trùng ngoài da. Giai đoạn này đà điểu hầu như ở ngoài, vì vậy sân chơi đối với đà điểu rất quan trọng. Chế độ ăn: Đà điểu có hệ sinh vật ở màng tràng phát triển giúp tiêu hóa thức ăn khô, xơ thô tới 60%, nên thường xuyên bổ sung rau, cỏ xanh tự do hoặc băm 3-4cm để dễ ăn cho máng riêng hoặc để lên trên thức ăn tinh. Đà điểu thương phẩm cho ăn nhiều tăng trưởng nhanh có thể giết thịt từ 10 tháng tuổi. Khẩu phần ăn cho đà điểu thịt tăng theo tháng tuổi và trọng lượng cơ thể. Từ 2-6-9 tháng tuổi, cơ thể đạt 12-60-90kg, thức ăn từ 500 - 1.655 - 2.000g/ngày. Thành phần dinh dưỡng: tăng lượng cỏ, ngũ cốc theo tháng tuổi và giảm lượng đạm, protein, Ca, P, Lizin... khi đạt 10 tháng tuổi. Việc sử dụng quá nhiều xơ trong khẩu phần thời kỳ này dễ làm giảm chuyển hoá thức ăn, làm hạn chế việc hấp thụ thức ăn tinh các chất dinh dưỡng, dẫn tăng trọng thấp. Máng ăn, uổng: Đà điểu phát triển to lớn vì vậy phải sử dụng máng ăn bằng gỗ với kích thước 0,3 x 0,25 x 0,1m. Máng ăn cố định ở độ cạo 0,7-0,8m để đà điểu không giẫm đạp lên và ăn uống dễ dàng. Đảm bảo 4-5 con/máng ăn. Dùng bồn cao su đựng nước uống và dùng nước sạch, lượng đủ để đà điểu uống tự do. Mỗi ngày thay nước và rửa sạch máng 1 lần, duy trì nước mát, tránh dùng nước dưới ánh mặt trời. 3. Nuôi đà điểu sinh sản: Giai đoạn hậu bị:  Giai đoạn nuôi từ 4-12 tháng tuổi chăm sóc như nuôi thịt. Giai đoạn nuôi hậu bị từ 13-20 tháng tuổi cho đà điểu vận động nhiều, lượng thức ăn giảm, từ tháng 11 -14, lượng thức ăn tinh 1,2-1,5kg/con/ngày, thức ăn xanh 1,5kg/con/ngày; từ 15-24 tháng tuổi cho ăn 1,2 -1,5kg/con/ngày lượng thức ăn tinh, tự do chăn thả ăn thức ăn xanh. Nuôi đà điểu phải cân định kỳ trọng lượng đế kiểm soát sự tăng trưởng. Đối với những con phát triển chậm hay tăng trưởng quá nhanh thì có biện pháp tăng cường hay hạn chế, bằng cách điều chỉnh khẩu phần và định mức cho ăn. Khi đà điểu còn nhỏ, tuyệt đối không được cầm vào cổ mà phải đưa tay luồn xuống bụng nâng lên. Đà điểu trưởng thành khi bắt cần 2-3 người, một người dùng móc sắt choàng vào cổ ấn xuống, những người khác nhanh chóng giữ chặt cánh và lông đuôi hai bên. Khi kiểm tra hoặc di chuyển phải có vải che mặt đà điểu để chúng không hoảng loạn. Lưu ý những người bắt phải đi ủng cao su để đà điểu tránh giẫm phải. Từ 4-24 tháng tuổi cần chú ý tạo môi trường cho đà điểu vận động, thường xuyên kiểm soát mức độ tăng trưởng để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng. Đà điểu khoẻ mạnh có đôi chân vững chắc, lông óng mượt và óng ả. Từ 12 tháng tuổi trở đi màu sắc lông con trống và con mái sẽ khác biệt. Con trống lông đen mượt, chân và mỏ chuyển màu đỏ tươi là biểu hiện sức khoẻ tốt. Con mái lông mượt, nhìn săn chắc, gờ lưng có rãnh là có thể trạng béo tốt. Giai đoạn sinh sản: Đà điểu thành thục lúc 25 tháng tuổi. Con mái thành thục sớm hơn con trống nửa năm. Nên ghép trống già hơn mái từ 6 tháng đến 1 năm tuổi ở lứa đầu. Trước 12 tháng tuổi, đà điểu khó phân biệt trống mái. Từ 12 tháng tuổi, con trống có dáng cao lớn, lông đuôi đen và 2 bên cánh có lông vũ màu trắng chân và mỏ chuyển màu đỏ. Con mái kích thước nhỏ hơn, lông màu xám, tính hiền lành hơn. Chuồng nuôi:  chuồng cho đà điểu đẻ gồm chuồng có mái che kích thước 3x5m, trong đổ cát để đà điểu có thể vào đẻ; sân chơi có chiều rộng 8m, dài 80-100m. Mỗi ô chuồng ghép 1 trống với 2 mái hoặc 2 trống 5 mái. Chọn đực giống: Chọn hình thể cân đối, cường tráng, tính ôn hoà, hoạt bát; đầu thanh tú; cổ thẳng; mắt lớn và linh hoạt; thể trạng không béo quá hoặc gầy quá, hai ngón chân khoẻ mạnh, ngay ngắn, cơ quan sinh dục phải lớn, dài, cong về bên trái, chiều dài trung bình 25cm. Ghép và phối giống: Từ 18-20 tháng tuổi ghép đực với cái để chúng quen nhau. Sự phối giống thường diễn ra vào buổi sáng từ 6-9 giờ và chiều từ 14-16 giờ, ít khi diễn ra vào buổi tối. Con trống tốt có thể phối 10-12 lần/ngày. Dinh dưỡng:  đóng vai trò quan trọng đối với năng suất trứng, tỉ lệ phôi và ấp nở. Khẩu phần: protein 16-16,5%; năng lượng ME: 2.600-2.650kcal; Lizin 1,1%; Methionin 0,4-0,45%; Canxi 2,8-3%; Photpho 0,45-0,48%; Vitamin A 16.000UI; Vitamin D 3.700UI; Vitamin E 58,5UI. Định lượng cho ăn 1,6-1,8kg/con/ngày, tùy thời điểm đầu vụ hay lúc đẻ rộ. Thức ăn xanh gồm cỏ Ghinê, cỏ voi, các loại rau khác. Nên thả đà điểu ở bãi cỏ xanh để chúng tự nhặt cỏ tươi. Đà điểu sinh sản cần uống nhiều nước, nước phải mát, phải sạch, mỗi ngày thay nước 1 lần. Mùa sinh sản: Đà điểu đẻ từ tháng 11 năm trước đến tháng 8-9 năm sau và thường đẻ từ 2-7 giờ tối, vì vậy phải theo dõi nhặt trứng, tránh để chúng giẫm vỡ. Đà điểu đẻ từng đợt từ 8-10 ngày thì nghỉ 7-10 ngày sau đó tiếp tục đẻ lại. Trứng có khối lượng từ 900-1.600g, chiều dài 16,5cm, chiều rộng 13cm, hình dạng trong, màu trắng ngà, vỏ bóng, dày 2mm. Sản lượng trứng từ 30-80quả/năm . CHƯƠNG VI: MÁY MÓC THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ: STT TÊN MẶT HÀNG GIẢI THÍCH GIÁ SỐ LƯỢNG 1 Máy bơm nước Kích thước 100mm, công suất 1500W. 4tr/ cái 50 cái 1 cái/ 1 chuồng 2 Tủ đông tiếp xúc Dùng để bảo quản thịt khi chưa tiêu thụ để giữ độ ngon và tươi của thịt. 64tr/ cái 3 cái 3 Xe tải Huyndai Dung để vận chuyển thức ăn, con giống và thịt đã được đóng gói đi tiêu thụ. 240tr/ xe 4 xe 4 Máy ấp trứng - Bộ kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm bằng kỹ thuật số. - Đầu dò có độ chính xác cao, dễ vệ sinh - Các thiết bị nhiệt được chống ẩm. 3tr/ máy 10 máy 5 Điều hòa Máy điều hòa nhiệt độ Funiki SPC09T -Điên áp:v/PH/Hz:220/1/50 -Môi chât:R22 -công suất nhiệt lạnh:BTU/h:9042 -công suất nhiệt nóng:BTU/h: -công suất điện làm lạnh:W: 850 -công suất điện lam nóng: -Dòng điện làm lạnh:A:3,8 -Dòng điện làm nóng: -Hút ẩm 5tr/ máy 10 máy 6 Máy hút ẩm Dung làm không khí thoáng mát, sạch sẽ tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất. 12tr/ máy 5 máy Hệ thống máng ăn tự động: Hiện tại, trang trại có 40 khu chuồng lớn,mỗi khu có 4 dãy chuồng nhỏ, để thuận tiện cho việc chăm sóc và cung cấp thức ăn kịp thời cho nhím trang trại sẽ hợp tác với công ty cổ phần Thương mại và phát triển nông nghiệp Hà Phú phát triển hệ thống máng ăn tự động.Hệ thống này bao gồm nhiều máng bằng nhôm được nối chính với khu cung cấp lương thực của trang trại với các chuồng nuôi nhím. Với hệ thống này người nuôi nhím đến một thời gian nhất định chỉ cần đổ thức ăn một lần vào khu cung cấp lương thực và hệ thống sẽ tự động chuyển thức ăn dến từng chuồng cho nhím ăn. Lợi ích khi sử dụng hệ thống là tiết kiêm đựợc thời gian và sức lao động. Dây chuyền đóng gói và làm sạch: Đối với dây chuyền làm sạch và đóng gói trang trại sẽ mua của công ty thiết bị Hoa Kỳ-công ty chuyên nhập khẩu các máy móc thiết bị công nghệ chất lượng cao và đảm bảo. Nhím giống 2 tháng tuổi sau khi được tách chuồng và nuôi riêng đến 12 tháng tuổi sẽ được đưa đến khu chế biến, với dây chuyền làm sạch lông thịt nhím sẽ được phi-lê và đóng gói trong một công nghệ khép kín đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dây chuyền này sẽ giúp cho trang trại sẽ tiết kiệm được chi phí thuê nhân công. CHƯƠNG VII: PHƯƠNG ÁN XẤY DỰNG Mặt bằng dự án: Tổng diện tích khu trang trại: 300.000m2 Diện tích khu nuôi đà điểu: 150.000m2 + Trang trại có 40 chuồng mỗi chuồng: 3750m2 - Mỗi chuồng cách nhau: 200m - Diện tích cây xanh quanh khu trang trại: 2000m2 - Diện tích khu văn phòng: 1500m2 - Diện tích khu chế biến: 15.000m2 - Mặt bằng khu nhà ở cho nhân viên: 10.000m2 - Mặt bằng khu nhà xe: 2000m2 2. Giải pháp kiến trúc Căn cứ vào yêu cầu của dây chuyền công nghệ, điều kiện khí hậu, địa hình, nguồn cung cấp, để tạo được vẻ đẹp trang trại, hài hòa với cảnh quan xung quanh giải pháp kiến trúc của công trình lựa chon như sau: a). Các hạng mục công trình nuôi Khu nuôi nhím (gồm 40 khu chuồng lớn): mỗi khu chuồng lớn là nhà 1 tầng, khung thép, xây gạch bao che xung quanh dến độ cao khoảng 3m thì lợp lưới thép B40. Mái chuồng lợp tôn chống nóng. Nền chuồng được lát gạch đá hoa loại 40*40cm. Mỗi khu chuồng lớn được thiết kế thành 40 chuồng nhỏ, chia làm 4 dãy chạy dọc song song nhau. Kích thước mỗi khu chuồng nhỏ là 1,5*1,5m. Độ cao mỗi chuồng là 1,5m và ở giữa các chuồng có vách ngăn cao 20-30cm b). Các hạng mục công trình chế biến Nhà 2 tầng, khung bê-tông, mái bằng, tường xây gạch tuynen, lát nền gạch men

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDỰ ÁN ĐẦU TƯ.doc
  • xlsDự án ĐT.xls
Tài liệu liên quan