Đề tài Dự báo dân số Việt Nam năm 2010

Mục lục

Lời nói đầu . 1

Phần I:Cơ sở lí luận . . . 2

I.Lí luận chung về dự báo . . .2

II.Phương pháp dự báo dân số .4

II.1.Vấn đề chung vè dự báo dân số .4

II.2.Các phương pháp dự báo dân số 5

Phần II:Cơ sở lí thuyết . 10

I.Giới thiệu chung về dân số 10

II.Phân tích và dự báo .14

Phần III:Kết luận và kiến nghị .20

Taì liệu tham khảo . 21

 

 

doc23 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 4360 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dự báo dân số Việt Nam năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Chúng ta thấy rằng con người chính là mục tiêu cuối cùng và đồng thời đóng vai trò quan trọng của quá trình phát triển kinh tế.Một mặt con người là tiềm lực chính của xã hội, mặt khác là người trực tiếp được hưởng lợi ích và thành quả của phát triển kinh tế.Vì vậy con người vừa là mục đích vừa là động lực của quá trình phát triển của một quốc gia. Để hoạch định được chiến lược phát triển của một quốc gia trong một thời kì hoặc một giai đoạn cụ thể thì qui mô và cơ cấu dân số là căn cứ đầu tiên và quan trọng nhất: Dân số được dự báo trong tương lai là biến số quan trọng quyết định các cân đối kinh tế vĩ mô như tích luỹ và tiêu dung, xuất-nhập khẩu ,tiết kiệm và đầư tư cũng như các chỉ tiêu chủ yếu trong kế hoạch phân bổ lại lực lượng sản xuất Nhà nước có thể căn cứ vào các thông số của dự báo dân số để đề ra kế hoạch phát triển xã hội như giáo dục đào tạo,chăm sóc sức khoẻ ,chính sách dân số và các vấn đề xã hội khác Từ những lí do đó em đã lựa chọn đề án của mình là: "Dự báo dân số Việt Nam năm 2010” với nội dung phân tích thực trạng và xu hướng vận động của dân số Việt Nam từ đó dự báo dân số Việt Nam năm 2010 góp phần đề xuất các chính sách và các biện pháp nhằm phát triển tối ưu của số dân trong phát triển kinh tế. Phương pháp nghiên cứu :Từ số liệu thống kê dân số các năm ta có thể sử dung phương pháp ngoại suy xu thế hoặc phương pháp chuyển tuổi để dự báo dân số năm 2010 Phần I:Cơ sở lí luận I. Lý luận chung về dự báo 1.1 Khái niệm: Dự báo là sự tiên đoán có căn cứ khoa học, mang tính chất xác suất về mức độ, nội dung, các mối quan hệ, trạng thái, xu hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu hoặc cách thức và thời hạn đạt được các mục tiêu nhất định đã đề ra trong tương lai. 1.2 Tính chất của dự báo: Dự báo mang tính xác suất: Mỗi đối tượng dự báo đều vận động theo một quy luật nào đó, đồng thời trong quá trình phát triển nó luôn luôn chịu sự tác động của môi trường hay các yếu tố bên ngoài. Về phía chủ thể dự báo, những thông tin và hiểu biết về đối tượng ở tương lai bao giờ cũng nghèo nàn hơn hiện tại. Vì vậy, dù trình độ dự báo có hoàn thiện đến đâu cũng không dám chắc rằng đánh giá dự báo là hoàn toàn chính xác. Dự báo là đáng tin cậy: Dự báo mang tính xác suất nhưng đáng tin cậy vì nó dựa trên các cơ sở lý luận và phương pháp luận khoa học. Dự báo là sự phản ánh vượt trước, là những giả thiết về sự phát triển của đối tượng dự báo trong tương lai được đưa ra trên cơ sở nhận thức các quy luật phát triển và những điều kiện ban đầu với tư cách là những giả thiết. Theo đà phát triển của khoa học - kỹ thuật, trình độ nhận thức quy luật và các điều kiện ban đầu ngày càng được hoàn thiện thì độ tin cậy của dự báo cũng không ngừng được nâng cao. Dự báo mang tính đa phương án: Mỗi dự báo được thực hiện trên những tập hợp các giả thiết nhầt định - dự báo có điều kiện. Tập hợp các giả thiết như vậy gọi là phông dự báo. Tính đa phương án một mặt là thuộc tính khách quan của dự báo nhưng mặt khác lại phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý, nó làm cho việc ra quyết định quản lý trở nên linh hoạt hơn, dễ thích nghi với sự biến đổi vô cùng phức tạp của tình hình thực tế. 2. Vai trò của dự báo Trong nền kinh tế thị trường, công tác dự báo là vô cùng quan trọng bời lẽ nó cung cấp các thông tin cần thiết nhằm phát hiện và bố trí sử dụng các nguồn lực trong tương lai một cách có căn cứ thực tế. Với những thông tin mà dự báo đưa ra cho phép các nhà hoạch định chính sách có những quyết định về đầu tư, các quyết định về sản xuất, về tiết kiệm và tiêu dùng, các chính sách tài chính, chính sách kinh tế vĩ mô. Dự báo không chỉ tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách, cho việc xây dựng chiến lược phát triển, cho các quy hoạch tổng thể mà còn cho phép xem xét khả năng thực hiện kế hoạch và hiệu chỉnh kế hoạch. Trong quản lý vi mô, dự báo là hoạt động gắn liền với công tác hoạch định và chỉ đạo thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không thể không tổ chức thực hiện tốt công tác dự báo nếu họ muốn đứng vững trong kinh doanh. Doanh nghiệp phải lập kế hoạch để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn, để thực hiện tốt cần phải tổ chức tốt các nguồn nhân lực và vật tư để thực hiện kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch cũng như kiểm soát các hoạt động để tin chắc rằng tất cả đang diễn ra theo đúng kế hoạch. Phân tích kinh tế và dự báo được tiến hành trong tất cả các bước đó của quản lý doanh nghiệp, nhưng trước hết là trong việc xác định mục tiêu và hoạch định các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn. II.Phương pháp dự báo dân số II.1.Vấn đề chung về dự báo dân số 1. Khái niệm Dự báo dân số là xác định dân số trong tương lai thông qua việc phân tích xu hướng biến động và các nhân tố ảnh hưởng đến số sinh ,số chết và các luồng di dân. 2. Đối tượng và nhân tố ảnh hưởng của dự báo Dự báo dân số là một bộ phận của hệ thống dự báo kinh tế xã hội . Đối tượng trực tiếp của dự báo dân số là sự biến động tự nhiên của dân số trong tương lai thông qua diễn biến của hệ số sinh , hệ số chết,những thay đổi về kết cấu giới tính , độ tuổi ,trình độ học vấn ,phân bố theo lãnh thổ như cường độ của các luồng di dân trong thời kì dự báo. Quá trình tái sản xuất dân số chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố phức tạp thuộc các lĩnh vực kinh tế ,khoa học kĩ thuật ,chính trị xã hội Vì vậy dự báo dân số có quan hệ chặt chẽ với các dự báo khác loại và được đặt trong mối quan hệ qua lại với các dự báo đó. 3. Nhiệm vụ của dự báo dân số Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của hệ số sinh ,hệ số chết ,sự thay đổi trong cơ cấu dân số và quá trình lao động như quá trình di dân trong quá trình dự báo. Phát hiện các xu hướng vận động của các chỉ tiêu tái sản xuất dân số ,trên cơ sở đó xác định các phương án có thể có về phát triển dân số trong tương lai về :số lượng ,cơ cấu ,sự phân bổ theo lãnh thổ Quá trình phát triển dân số trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển được đặt trong một quy trình có quản lí và điều khiển, nó gắn liền với hệ thống kinh tế xã hội nhất định.Vì vậy nhiệm vụ của dự báo là đề xuất các chính sách và biện pháp nhằm phát triển sự tối ưu của số dân, nguồn lao động xã hội, giải quyết việc làm đầy đủ, nâng cao phục vụ vật chất và tinh thần cho mọi người, thúc đẩy quá trình tăng trưởng với tốc độ nhanh, hiệu quả, bền vững và phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. II.2.Các phương pháp dự báo dân số 1.Phương pháp ngoại suy xu thế Phương pháp này cho phép xác định dân số tương lai trên cơ sở xu hướng vận động của tổng thể dân số trong quá khứ và hiện tại đồng thời giả thiết xu hướng đó vẫn còn đúng trong tương lai ở thời điểm dự báo. Để xác định được phải có chuỗi thời gian về dân số. Chuỗi thời gian càng khách quan , đầy đủ và chính xác thì độ tin cậy của dự báo càng cao. Số liệu thống kê dân số các năm của Việt Nam: Bảng 1:Dân số Việt Nam 1999-2007 Năm Dân số (Nghìn người) Sai phân bậc 1 1999 76323.2 1377.6 2000 77700.8 730.8 2001 78431.6 860.3 2002 79291.9 974.7 2003 80266.6 1072.6 2004 81339.2 1153.4 2005 82492.6 1623.2 2006 84115.8 1039.1 2007 85154.9 a/ Dạng hàm xu thế tuyến tính a1/ Ta thấy rằng sự chênh lệch về dân số của các năm là sấp xỉ nhau nên ta có thể chọn phương pháp ngoại suy xu thế cho một khoảng thời gian ngắn với độ dài dự báo không vượt quá 1/3 chiều dài quan sát: l=1/3x9=3 năm Hàm xu thế tuyến tính có dạng :Xtˆ=a+b×t Trong đó: Xtˆ : dân số năm dự báo t : độ dài năm dự báo a ,b : tham số Tham số a^,b^ được ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất như sau: ∑Xt=n×aˆ+bˆ×∑t ∑Xt×t=aˆ×∑t+bˆ×∑t² Từ hệ phương trình trên ta tìm được a ,b => hàm dự báo =>dân số năm cần dự báo. a2/ Hoặc xu thế tuyến tính cũng có thể viết dưới dạng: Pt=Po(1+r.t) Trong đó: Pt:Dân số tại thời điểm t Po: Dân số tại thời điểm gốc (t=0) r: tỉ lệ gia tăng dân số hang năm t: số thời kì nghiên cứu r=(Pt-Po)/Po.t b/Dạng hàm cấp số nhân Pa=Po×(1+r)ª với a là số thời kì nghiên cứu Và một số dạng hàm khác 2.Phương pháp thành phần(phương pháp chuyển tuổi) Trong điều kiện ngày nay , thực hiện dự báo dân số phải xuất phát từ hai hướng chủ yếu: Một là: Mục tiêu cần đạt trong tương lai Hai là: khả năng điều tiết quá trình tái sản xuất dân số của nhà nước bằng nhiều biện pháp kinh tế, xã hội, giáo dục, hành chính và luật pháp Phương pháp thành phần cho phép thục hiện được cả hai hướng đó .Phương pháp này thực hiện sự phân tích trực tiếp từng bộ phận cấu thành gia tăng dân số như sinh, chết và di dân.Kết quả dự báo theo phương pháp nay đạt độ chi tiét về cấu thành giới tính, độ tuổi do đó là cơ sở phân tích nhiều nội dung xã hội quan trọngvà làm căn cứ thuận lợi cho việc dự báo nguồn lao động xã hội. Điều kiện sử dụng phương pháp là quá trình tái sản xuát dân số phải khá ổn định, chế độ tái sản xuất dân số coi như không thay đổi trong thời kì dự báo, mức sinh, mức chết được cố định.Phương pháp này được áp dụng cho cả hai hệ thống dân số đóng và mở.Trong trường hợp nần kinh tế mở ta phải chia thành hai phần là phần cố định và phần di dân. Bảng 2: Thống kê dân số Việt Nam năm 1999 theo nhóm độ tuổi Nhóm tuổi Dân số Nam Nữ 0-4 7172242 3682743 3489499 5-9 9033162 4634400 4398762 10-14 9066562 4654315 4412247 15-17 5204065 2644817 2559248 18-19 3018215 1496241 1521974 20-24 6925387 3430084 3495303 25-29 6568174 3281300 3286874 30-34 6033706 3003421 3030285 35-39 5586620 2726540 2860080 40-44 4550060 2180363 2369697 45-49 3137258 1465289 1671969 50-54 2104316 964240 1140076 55-59 1787007 782143 1004864 60-64 1747308 759708 987600 65-69 1646775 725600 921175 70-74 1211104 500522 710582 75-79 821749 307069 514680 80-84 418244 144203 274041 85 + 291219 86119 205100 76323173 Ta có phương trình tổng quát: Pt=Po+B-D+I-0 Trong đó:Pt : dân số năm dự báo Po: dân số năm gốc B :Số người sinh ra trong kì D :số người chết đi trong kì I :Biến động dân số đến 0 :Biến động dân số đi Sử dụng phương pháp thành phần cho dự báo dân số tức ta phải dự báo cả sự phát triển tự nhiên của dân số và dự báo luồng di dân .Nhưng để xác định luồng di dân là rất khó khăn nên ta chỉ dự báo sự phát triển tự nhiên của dân số. Phần II:Cơ sở lí thuyết I.Giới thiệu chung về dân số 1.Khái niệm Dân số là số dân trên một địa bàn, một vùng lãnh thổ trong một thời điểm nhất định 2. Đặc điểm dân số Việt nam 2.1 - Quy mô dân số nước ta rất lớn và vẫn đang phát triển mạnh Theo Tổng cục Thống kê, năm 2006, Việt Nam có khoảng 84.155.800 người; năm 2008, con số đó không dưới 86 triệu, là nước đông dân thứ 13 trên thế giới. Các nhà khoa học của Liên hợp quốc đã tính toán rằng, để cuộc sống thuận lợi, bình quân trên 1km2, chỉ nên có từ 35 đến 40 người. Mật độ dân số nước ta năm 2008 lên tới gần 260 người/km2. Như vậy, ở Việt Nam, mật độ dân số đã gấp khoảng 6 - 7 lần "mật độ chuẩn". Trên thế giới, chỉ có 4 nước (ấn Độ, Nhật Bản, Băng-la-đét, Phi-líp-pin) có dân số nhiều hơn và mật độ dân số cao hơn nước ta. Có thể khẳng định rằng: Việt Nam là quốc gia có quy mô dân số rất lớn. Mặc dù vậy, dân số nước ta vẫn tăng mạnh: trong 5 năm gần đây, mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1,1 triệu người, nghĩa là bằng dân số một tỉnh loại trung bình 2.2 - Dân số trẻ nhưng phải đối mặt với xã hội già hóa trong tương lai gần Thực tế nói trên cho thấy, Việt Nam không chỉ đổi mới nhanh chóng về kinh tế - xã hội mà còn đang đổi mới nhanh chóng các thế hệ dân số. Do đó phải tính đến yếu tố: tỷ lệ trẻ em giảm, tỷ lệ người cao tuổi tăng trong quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt là kế hoạch phát triển giáo dục, nhất là bậc tiểu học và trung học cơ sở, cần chú ý đến yếu tố tỷ lệ trẻ em giảm nhanh. Cần chú trọng nghiên cứu hoạch định chính sách xã hội đối với người cao tuổi, tận dụng cơ hội "cơ cấu dân số vàng" để phát triển kinh tế. 2.3 - ở trẻ em và trẻ sơ sinh có dấu hiệu nghiêm trọng về mất cân đối giới tính... Theo cuộc điều tra biến động dân số - KHHGĐ năm 2006, do Tổng cục Thống kê tiến hành, tỷ số giới tính của trẻ sơ sinh lên tới 110. Đây là mức cao vào hàng thứ 4 trên thế giới 2.4 - Dân số phân bố không đều, di dân ngày càng sôi động 2.5 - Mức sinh, mức chết đều giảm mạnh nhưng còn khác nhau giữa các vùng Để đo lường mức sinh, người ta dùng nhiều chỉ tiêu, thông thường nhất là "tỷ suất sinh thô". Tỷ suất này biểu thị số trẻ được sinh ra trong 1 năm, tính trung bình trên 1.000 dân. Tỷ suất sinh thô của Việt Nam năm 2007 là 17,2 phần nghìn. Tuy "tỷ suất sinh thô" giảm nhiều nhưng với số dân lớn nên số trẻ em sinh ra trong một năm hiện nay vẫn tới khoảng 1,5 triệu. Số con trung bình của mỗi phụ nữ Việt Nam cũng không ngừng giảm xuống. Năm 2007, "tỷ suất chết thô" (số người chết tính trên 1.000 dân trong năm) của toàn quốc là 5,4 phần nghìn - vào loại thấp so với các nước trên thế giới. 2.6 - Chất lượng dân số có cải thiện nhưng vẫn chưa cao Chỉ số phát triển con người (The Human Development Index - HDI) được tổng hợp từ các chỉ số về kinh tế, giáo dục và sức khỏe, có thể coi là một chỉ báo về chất lượng dân số (Chỉ số này cao nhất là 1, thấp nhất là 0). Năm 2005 chỉ xếp thứ 105 trên 177 nước được so sánh. 3.Thực trạng dân số Việt nam Theo thống kê, Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới. Trong khi đó, mỗi năm lại tăng thêm khoảng 1 nghìn dân được sinh ra, nên mật độ dân số nước ta tuôn ở mức cao, khoảng 237người/m2, gấp 1,8 lần mật độ Trung Quốc, gấp 5 lần mật độ dân số trung bình của thế giới. Đáng nói, tỷ lệ sinh con thứ 3 ở nước ta luôn ở mức báo động đỏ. Trong hai năm 2003, 2004, tỷ lệ gia tăng dân số, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tăng mạnh trở lại. Theo kết quả điều tra, cứ 6 phụ nữ sinh con thì có một người sinh con thứ 3 trở lên, chiếm 16,7%. Tỷ lệ này ở khu vực nông thôn cao gấp đôi thành thị. Đặc biệt là tình trạng cán bộ, Đảng viên sinh con thứ 3 trở lên tăng nhiều ở hầu hết các địa phương nhưng không bị xem xét, xử lý nghiêm đã gây tác động tiêu cực đến phong trào nhân dân thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Hiện giờ, nhờ nỗ lực của cả xã hội, tỷ lệ tăng dân số nhanh đã được khống chế, nhưng quy mô dân số lớn và tiếp tục tăng hơn 1 triệu người mỗi năm. Cách đây 10 năm tỉ lệ giới tính ở VN ngang bằng với mức độ trung bình của thế giới là cứ 100 bé gái thì có 105-107 bé trai, nhưng trong vài năm trở lại đây, số lượng bé trai nhiều hơn bé gái, với tỷ lệ chênh lệch là 112/100. Đặc biệt, tỷ lệ này ở 16 tỉnh, thành phố là rất cao, từ 115 đến 118. Tỷ số giới tính khi sinh hiện nay ở nước ta tương đương với Trung Quốc cách đây 20 năm và hiện nước này thiếu khoảng 20 triệu phụ nữ. Nếu Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì mức mất cân bằng giới như hiện nay thì những năm tới, tình trạng thiếu nữ cũng rất nghiêm trọng, nếu không được khắc phục, Việt Nam sẽ phải “nhập khẩu” cô dâu, chất lượng dân số sẽ khó được cải thiện. Với kinh nghiệm thực hiện công tác dân số trong những năm qua chúng ta cần đưa ra những chính sách liên quan đến vấn đề dân số trong thời gian dài. Tránh xảy ra tình trạng như hiện nay: công tác dân số thực hiện tốt có chiều hướng biến chuyển trong một thời gian, nhưng sau đó lại có những chính sách lới lỏng khiến tình trạng gia tăng dân số có xu hướng tăng lên. Bảng 3:Thống kê số con bình quân của một phụ nữ năm Số con bình quân của một phụ nữ (TFR) 1999 2.3 2000 2,27 2001 2,23 2002 2,20 2003 2,17 2004 2,13 2005 2,10 2006 2.09 2007 1.72 Mặc dù tỉ xuất sinh thô có chiều hướng giảm dần nhưng do dân số đông nên số trẻ em được sinh ra vẫn rất lớn. Những chính sách dân số và KHHGD II.Phân tích và dự báo 1.Phân tich Để dự báo dân số viêt nam ta phải dựa vào những căn cứ sau: -Quan điểm của Việt Nam hiện nay về vấn đề dân số: ổn định quy mô dân số,từng bước nâng cao nâng cao chất lượng dân số , đáp ứng nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. -Chính sách dân số và KHHGĐ -Tình hình thực tế dân số Việt nam:Từ chuỗi số liệu điều tra dân số từ 1999-2007 ta sẽ căn cứ để phân tich và dự báo dân số của việt nam đến 2010. 2.Dự báo a.Dự báo bằng phương pháp ngoại suy xu thế Ta có sai phân bậc 1 =X(t)-X(t+1) Vì sai phân bậc 1 là xấp xỉ nhau nên ta chọn dự báo bằng hàm xu thế bậc nhất Xt=a+b×t Bảng 4:Bảng số liệu dân số 1999-2007 Năm t Dân số (Nghìn người) Xt Sai phân bậc 1 t² Xt x t 1999 1 76323.2 1377.6 1 76323.2 2000 2 77700.8 730.8 4 155401.6 2001 3 78431.6 860.3 9 235294.8 2002 4 79291.9 974.7 16 317167.6 2003 5 80266.6 1072.6 25 401333 2004 6 81339.2 1153.4 36 488035.2 2005 7 82492.6 1623.2 49 577448.2 2006 8 84115.8 1039.1 64 672926.4 2007 9 85154.9 81 766394.1 tổng 45 725116.6 285 3690324.1 Hệ phương trình(OLS): 9×a+45×b=72116,6 45×a+285×b=3690324,1 =>Giải hệ trên ta được : a=75173,42 b=1079,018 Phương trình xu thế có dạng : Xt=75173,42+1079,018×t Theo mô hình dự báo dân số việt nam từ 2008-2010: Dân số năm 2008 là:X=75173,42+1079,018×10=85963,6 Dân số năm 2009 là:X=75173,42+1079,018×11=87042,618 Dân số năm 2010 là:X= 75173,42+1079,018 ×12=88121,636 b.Dự báo bằng phương pháp chuyển tuổi Bảng 5:Bảng dân số theo nhóm tuổi, giới tính năm gốc (1-4-1999) Nhóm tuổi Dân số nam nữ 0-4 7172242 3682743 3489499 5-9 9033162 4634400 4398762 10-14 9066562 4654315 4412247 15-19 8222280 4141058 4081222 20-24 6925387 3430084 3495303 25-29 6568174 3281300 3286874 30-34 6033706 3003421 3030285 35-39 5586620 2726540 2860080 40-44 4550060 2180363 2369697 45-49 3137258 1465289 1671969 50-54 2104316 964240 1140076 55-59 1787007 782143 1004864 60-64 1747308 759708 987600 65-69 1646775 725600 921175 70-74 1211104 500522 710582 75-79 821749 307069 514680 80-84 418244 144203 274041 85 + 291219 86119 205100 TỔNG SỐ 76323173 37469117 38854056 Bảng 6: Bảng số liệu dân số năm 2000 (chuyển từ 1-4-1999 -> 1-7-2000) Nhóm tuổi Dân số năm 2000 nam nữ P(00-05) DS(2005) DS(2010) 0-4 7249218 3722268 3526950 0.99265 8345737 6170941 5-9 9130111 4684139 4445972 0.99909 7195937 8284395 10-14 9163869 4704268 4459602 0.99906 9121802 7189388 15-19 8310526 4185502 4125024 0.99859 9155255 9113228 20-24 6999714 3466898 3532817 0.99845 8298808 9142346 25-29 6638667 3316517 3322151 0.99818 6988864 8285945 30-34 6098463 3035655 3062808 0.99717 6626585 6976145 35-39 5646579 2755803 2890776 0.99559 6081204 6607832 40-44 4598894 2203764 2395130 0.9928 5621677 6054386 45-49 3170929 1481015 1689913 0.98765 4565782 5581201 50-54 2126901 974589 1152312 0.97917 3131768 4509394 55-59 1806186 790537 1015649 0.96455 2082597 3066533 60-64 1766061 767862 998199 0.94149 1742157 2008769 65-69 1664449 733388 931062 0.91269 1662729 1640223 70-74 1224102 505894 718208 0.86081 1519126 1517556 75-79 830568 310365 520204 0.779 1053719 1307679 80-84 422733 145751 276982 0.64763 647013 820847 85 + 294345 87043.3 207301 273774 419025 77142315 83415248 88695833 Tacó: Bước 1: DS(1/7/00)=DS(1/4/99)×(1+r)ˆª=76323173×(1+0.002185)ˆ1.25=77142315 Với: r :tốc độ tăng dân số a=15/12=1.25 Dân só nam, nữ được tính như sau Ex:Tính dân số nam độ tuổi (0-4) năm 2000 DSN(0-4)=% DSNam năm 1999×DS(0-4)=7249218×0.51347=3722268 Bước 2: Tính số dân theo từng độ tuổi bằng cách lấy số dân độ tuổi 5 năm trước nhân với xác suất sống của tùng độ tuổi theo số liệu đã cho Ex: DS(5-9) tuổi năm 2005=DS(0-4) năm 2000 ×P(0-4) =7249218×0.99265=7195937 Bước 3: -Tính tỉ lệ nữ năm 2005(tương tự bước 1) -Tính DS nữ trung bình năm 2005 độ tuổi (15-19) =1/2×(DS nữ (15-19) năm 2000+DS nữ (15-19) năm 2005) =1/2×(4125024+4544302)=4334669 Các nhóm khác tính tương tự.. -Số trẻ em được sinh ra trong kì B(00-05) được tính như sau Ex: B(00-05) của nhóm tuổi (15-19) là=ASFR(15-19)×F2005(15-19) =0.018×4334669=78024 Cộng tổng lại ta được số trẻ em nhóm tuổi 0-4 của năm dự bao 2005 Bước 4: DS 2005=Số trẻ mới sinh còn sống trong kì + DS chuyển tuổi DS năm 2005=83415248 Với cách tinh tương tự ta có được : DS theo nhóm tuổi từ 5-9 của năm 2010 trong bảng 6 F2010 và B(05-05) theo từng nhóm tuổi trong bảng 7 DS năm 2010=87695833 (Ta tiến hành các bước tính toán, lập bảng tính, sử dụng chương trình EXCEL để chạy các phép toán) Bảng 7:Bảng các tham số cần xác dự báo dân số 2005 nhóm tuổi tỉ lệ nữ F2005 ASFR B(00_05) 15-19 0.49636 4334669 0.018 78024 20-24 0.50471 3860649 1.045 4034378 25-29 0.50042 3409774 1.067 3638228 30-34 0.50223 3195426 0.112 357888 35-39 0.51195 3002030 0.005 15010 40-44 0.52081 2661466 0.0161 42850 45-49 0.53294 2061600 0.087 179359 2.1 8345737 Bảng 8:Bảng các tham số dự báo số trẻ em sinh ra trong kì 2005-2010 F2010 ASFR B(05_10) 4523454 0.017 76899 4614222 0.83 3829804 4146488 0.883 3661349 3503602 0.101 353864 3382891 0.003 10149 3153159 0.012 37838 2974443 0.054 160620 1.9 6170941 Phần III: Kết luận và kiến nghị I.kết luận: Dân số Vịêt Nam hiện nay đang ở mức báo động đỏ.Trung bình mỗi năm dân số tăng khoảng 1,1 triệu người. Mặc dù tốc độ tăng dân số có giảm nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau sau khiến tình hình dân số nước ta rơi vào tình trạng đáng báo động. Thứ nhất: tỉ suất sinh có chiều hướng giảm dần nhưng số phụ nữ trong độ tuổi sinh con vẫn rất lớn Thứ hai: Do dân số nước ta đang có xu hướng già đi. Xác suất sống cao hơn do chất lượng cuộc sống được cải thiện. Thứ ba: Mặc dù quan niệm nam -nữ bình đẳng được nhắc đến rất nhiều, nhưng không ít bộ phận người dân trong xã hội ngày nay vẫn giữ quan điểm trọng nam, khinh nữ . Đây là lí do khiến rất nhiều gia đình tiếp tục sinh đẻ đến con thứ 3, thứ 4Điều này xảy ra rất đa số ở những vùng nông thôn, nhưng cũng xảy ra ở rất nhiều gia đình đảng viên, những công nhân viên chức nhà nước II: Kiến nghị: Trước tình hình dân số hiện nay chúng ta cần phải đưa ra những biện phap hay những hướng giải quyết nhằm ổn định dân số: Bộ Y tế và các tỉnh, thành phố trên toàn quốc cần tập trung, khẩn trương ổn định tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGÐ, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền tới người dân, nhất là cán bộ, Ðảng viên nhằm kiểm soát chặt chẽ tốc độ gia tăng dân số và giảm nhanh tỉ lệ sinh con thứ 3, ổn định cơ cấu dân số, ngày càng nâng cao chất lượng dân số. Những hoạt động tuyên truyền cụ thể như: Mỗi gia đình chỉ nên có một hoặc hai con để nuôi dạy cho tốt, tuyên truyền về bình đẳng giới v.v Vì công tác DS-KHHGÐ là một trong những hoạt động quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Các cấp uỷ Ðảng, chính quyền, bộ, ngành chức năng và nhân dân cần nỗ lực hơn nữa trong việc thực hiện công tác DS-KHHGÐ, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình Dự báo phát triển kinh tế - xã hội ; 2.Giáo trình kế hoạch hoá phát triển kinh tế - xã hội ; 3.Tạp chí kinh tế và dự báo ; 4.Tạp chí kinh tế phát triển ; 5.Báo đầu tư phát triển ; 6.Thời báo kinh tế ; 7.Các trang web của Tổng cục thống kê, Bộ Kế Hoạch... Mục lục Lời nói đầu.1 Phần I:Cơ sở lí luận.......2 I.Lí luận chung về dự báo.....2 II.Phương pháp dự báo dân số...4 II.1.Vấn đề chung vè dự báo dân số..4 II.2.Các phương pháp dự báo dân số5 Phần II:Cơ sở lí thuyết.10 I.Giới thiệu chung về dân số10 II.Phân tích và dự báo..14 Phần III:Kết luận và kiến nghị....20 Taì liệu tham khảo ..21

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6020.doc
Tài liệu liên quan