Đề tài Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ Điện thoại cố định đến năm 2010

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

Chương I. Những sở cứ để dự báo 3

I. Những định hướng phát triển kinh tế xã hội Việt Nam tác động đến sự phát triển nhu cầu dịch vụ viễn thông nói chung và dịch vụ điện thoại cố định nói riêng 3

1. Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. 3

2. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế 3

3. Thu nhập dân cư 4

5. Các yếu tố chính trị, quan hệ quốc tế tác động tới việc mở rộng thị trường viễn thông Việt Nam 5

II. Đặc điểm và đặc trưng kinh tế các sản phẩm dịch vụ viễn thông 5

1. Đặc điểm dịch vụ viễn thông 5

2. Các đặc trưng kinh tế của sản phẩm viễn thông 8

III. Những vấn đề chung về dự báo 8

1. Khái niệm dự báo 8

2. Chức năng và vai trò dự báo 9

3. Phân loại dự báo 10

3.1. Phân loại dự báo theo mục tiêu 10

3.2. Phân loại theo thời gian dự báo 11

3.3. Phân loại theo cấp độ vùng dự báo 12

4. Các bước dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại cố định 13

5. Một số phương pháp dự báo nhu cầu thường dùng 15

5.1. Phương pháp ngoại suy 15

5.2. Phương pháp hồi quy tương quan 21

5.3. Phương pháp chuyên gia 26

5.4. Phương pháp nghiên cứu t 29

5.5. Phương pháp khảo sát quốc tế 32

IV. Tiêu chuẩn lựa chọn phương pháp dự báo và các phương pháp đánh giá dự báo 34

1. Tiêu chuẩn để lựa chọn phương pháp dự báo 35

2. Các phương pháp đánh giá dự báo 35

2.1. Đánh giá trước dự báo 35

2.2. Đánh giá sau dự báo 35

Chương II. Đánh giá tình hình sử dụng dịch vụ điện thoại cố định trong thời gian qua 38

I. Nghiên cứu nhu cầu thị trường dịch vụ điện thoại cố định 38

1. Phân loại thị trường theo đặc điểm kinh tế - xã hội của vùng 38

1.1. Vùng đô thị phát triển - khu trung tâm công nghiệp - thương mại - du lịch - dịch vụ phát triển. 38

1.2. Vùng nông thôn, biên giới, hải đảo 39

1.3. Khu chế xuất - khu công nghiệp 39

2. Các yếu tố tác động đến nhu cầu dịch vụ điện thoại cố định 40

2.1. Khái niệm về nhu cầu 40

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại cố định 40

II. Hiện trạng về mạng viễn thông, tình hình phát triển dịch vụ điện thoại cố định trong thời gian qua 42

1. Hiện trạng về mạng viễn thông 42

2. Tình hình phát triển dịch vụ điện thoại cố định trong thời gian qua 45

3. Các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại cố định 47

4. Cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của dịch vụ điện thoại cố định 48

5. Dịch vụ điện thoại cố định sử dụng giao thức VoIP 49

III. Xu hướng phát triển các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam và trên thế giới trong thời gian tới 51

1. Xu hướng phát triển dịch vụ viễn thông ở Việt Nam và trên thế giới 51

2. Xu hướng phát triển dịch vụ điện thoại cố định ở Việt Nam thời gian tới 53

Chương III. Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại cố định đến năm 2010 54

I. Phân tích và lựa chọn phương pháp dự báo 54

II. Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại cố định giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2010 54

1. Dự báo chỉ tiêu mật độ máy ĐTCĐ/100 dân 55

1.1. Dự báo mật độ máy ĐTCĐ/100 dân bằng phương pháp ngoại suy chuỗi thời gian 55

a. Xử lý chuỗi thời gian 55

b. Phát hiện xu thế 56

c. Xây dựng hàm xu thế 57

d. Kiểm định hàm xu thế 58

e. Dự báo nhu cầu mật độ điện thoại cố định/100 dân giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2010 59

1.2. Dự báo chỉ tiêu mật độ máy điện thoại cố định/100 dân bằng phương pháp hội quy tương quan 60

a. Xây dựng mô hình 60

b. Kiểm định mô hình 63

c. Dự báo bằng hàm vừa kiểm định 64

1.3. Phân tích, đánh giá sai số và lựa chọn kết quả dự báo 65

2. Dự báo chỉ tiêu số máy điện thoại cố định (số thuê bao điện thoại cố định) 66

2.1. Dự báo số máy điện thoại cố định bằng phương pháp ngoại suy chuỗi thời gian 66

a. Xử lý chuỗi thời gian 66

b. Phát hiện xu thế 67

c. Xây dựng hàm xu thế 67

d. Kiểm định hàm xu thế 68

e. Dự báo nhu cầu số máy điện thoại cố định giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2010 70

2.2. Dự báo số máy điện thoại cố định giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2010 bằng phương pháp hồi quy tương quan 71

a. Xây dựng mô hình hồi quy tương quan 71

b. Kiểm định mô hình hàm dự báo 73

c. Dự báo bằng hàm vừa kiểm định 74

2.3. Phân tích, đánh giá sai số và lựa chọn phương án kết quả dự báo 75

Đề xuất các kiến nghị 75

Kết luận 78

 

doc82 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ Điện thoại cố định đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất và thường được sử dụng trong việc nghiên cứu thị trường, đó là phương pháp quan sát, phương pháp thực nghiệm và phương pháp điều tra. Phương pháp quan sát: Phương pháp quan sát là phương pháp dùng các giác quan hoặc các thiết bị hỗ trợ để ghi nhận các hiện tượng hoặc tác phong của còn người mà có thể không cần đế sự hợp tác của đối tượng quan sát. Có nhiều cách quan sát khác nhau, có thể quan sát hành vi khi nó diễn ra một cách tự nhiên hoặc trong sự sắp xếp nhân tạo. Quan sát trực tiếp liên quan đến việc theo dõi hành vi thực sự, quan sát gián tiếp liên quan đến việc phỏng đoán hành vi bằng cách nhìn vào các kết quả của hành vi đó. Khi quan sát, đoán hành vi bằng cách nhìn vào các kết quả của hành vi đó. Khi quan sát, không phải mọi thông tin đều được ghi nhận những thông tin cần thiết cho cuộc nghiên cứu. Dữ liệu thu thập được bằng phương pháp quan sát có độ tin cậy cao, đồng thời nó cũng mang tính khách quan hơn vì đối tượng quan sát có thể không biết mình đang được quan sát. Phương pháp quan sát thích hợp với nghiên cứu thăm dò. Nó có thể sử dụng để tìm hiểu hành vi, thói quen của khách hàng, thu thập những thông tin mà người ta không muốn hoặc không thể cung cấp được. Tuy nhiên, phương pháp này cần có sự kết hợp với phương pháp khác như phỏng vấn để tăng độ tin cậy cho dữ liệu. Phương pháp pháp thực nghiệm: Phương pháp thực nghiệm thực sự là hình thức đặc biệt của phương pháp quan sát và phỏng vấn. Các nhà nghiên cứu điều khiển các điều kiện nhất định trong một môi trường và sau đó đo lường ảnh hưởng của những điều kiện đó. Phương pháp thực nghiệm được coi là phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp có tính thuyết phục nhất và là tiêu chuẩn của nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, phương pháp thực nghiệp tốn kém nhiều chi phí và rất phức tạp. Phương pháp thực nghiệm đề cập đến 2 loại khung cảnh thực nghiệm đó là thực nghiệm có tính chất phòng thí nghiệm và thực nghiệm hiện trường Trong nghiên cứu thị trường, phương pháp thực nghiệm là phương pháp thích hợp nhất để thu thập thông tin mang tính nhân quả, thường được sử dụng đối với các sản phẩm dịch vụ mới. c) Phương pháp điều tra: Phương pháp điều tra là cách tốt nhất thích hợp cho việc thu thập thông tin thuộc về mô tả. Một doanh nghiệp muốn biết về học vấn, tín ngưỡng, sở thích, sự hài lòng hoặc hành vi mua của đối tượng thì có thể tìm thấy được bằng cách hỏi trực tiếp. Nghiên cứu điều tra có thể được lập sẵn (có kết cấu sẵn) hoặc không lập sẵn. Điều tra có kết cấu sử dụng bảng câu hỏi chính thức để hỏi tất cả đối tượng được hỏi theo cùng cách thức như nhau. Điều tra không có kết cấu sử dụng một khuôn khổ tự do để phỏng vấn, thăm dò người được phỏng vấn và hướng dẫn cuộc phỏng vấn, tuỳ theo câu trả lời của họ. Có một số phương thức điều tra tiếp xúc với khách hàng như: Bằng câu hỏi gửi theo đường bưu điện (thư tín) : là phương pháp gửi các bảng câu hỏi soạn thảo sẵn qua con đường thư tín đến tay đối tượng phỏng vấn, yêu cầu họ điền câu trả lời và gửi lại cho ta. Phỏng vấn bằng điện thoại : là phương pháp sử dụng mạng điện thoại để thu thập thông tin dựa trên bảng câu hỏi có sẵn. Phỏng vấn trực tiếp : Là phương pháp nghiên cứu mà theo đó những người nghiên cứu đặt ra các câu hỏi cho các đối tượng điều tra và thông qua câu trả lời của họ để nhận được những thông tin mong muốn. Xét về thực chất đây là phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp. Hai phương pháp thông dụng trong công tác nghiên cứu thị trường là : Phương pháp phỏng vấn trực tiếp các cá nhân và Phương pháp phỏng vấn nhóm tập trung. Trong ba phương pháp trên, tuỳ theo trường hợp cụ thể mà các nhà nghiên cứu lựa chọn phương pháp nào để tiến hành nghiên cưú. Tuy nhiên, trong nghiên cứu thị trường, đặc biệt là nghiên cứu thị trường có quy mô lớn thì điều tra là phương pháp hữu hiệu hơn cả. Với các phương pháp phỏng vấn, sử dụng bảng câu hỏi đúng quy cách các thông tin thu thập được thường mang tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu và có độ chính xác cao, phục vụ tốt cho quá trình ra quyết định của nhà quản trị. 5.5 Phương pháp khảo sát quốc tế 5.5.1 Phương pháp chuyên gia: Đây là phương pháp định tính để dự báo thị trường trên cơ sở trưng cầu ý kiến của một tập thể chuyên gia và xử lý kết qủa trưng cầu ý kiến theo nguyên lý hội tụ : độ đặc đám đông các ý kiến đánh giá cá thể dưới dạng các tham số làm ý kiến đại diện cho cả tập thể chuyên gia. Nội dung cơ bản của nó được trình bày theo một thủ tục logic bao gồm các bước sau: Bước 1: Xác định đối tượng dự báo, mục tiêu và yêu cầu dự báo. Bước 2: Xác định nội dung và chỉ tiêu dự báo, lựa chọn thể thức và phân lập phạm vi dự báo. Bước 3: Soạn thảo hệ thống câu hỏi trưng cầu ý kiến và thông tin hội chợ. Bước 4: Thành lập nhóm chuyên gia (từ 10 đến 15 người) và xác định rõ số lượng, kết cấu, chất lượng chuyên gia. Bước 5: Trưng cầu sơ cấp: cung cấp hệ thống câu hỏi và thông tin hỗ trợ. Bước 6: Tổng hợp và xử lý sơ cấp. Giá trị ước lượng. Độ tập trung của các ý kiến. Các ước lượng cực đoạn. Bước 7: Trưng cầu thứ cấp: Công bố kết quả xử lý vòng trước. Yêu cầu giải thích, luận chứng, bảo vệ ý kiến. Cung cấp thêm thông tin hỗ trợ. Bước 8: Tổng hợp và xử lý thứ cấp: Ước lượng chung. Độ phân tán của các ý kiến. Các ước lượng cực đoan. Bước 9: Kiểm định kết quả: Phân tích kinh tế, đối chiếu với mục tiêu đề ra, kết hợp với kết quả của các phương pháp dự báo khác. Kết quả chưa đạt yêu cầu thì quay lại bước 7. Nếu kết quả đã đạt yêu cầu thì hình thành báo cáo cuối cùng và kết quả dự báo. Như vậy phương pháp chuyên gia là một quá trình lặp lại gồm nhiều bước và chỉ dừng lại khi đã thu thập được những ước lượng có độ tập trung cao. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi phải có được đội ngũ chuyên gia giỏi cả về nghiên cứu thị trường và am hiểu về sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu không thì các yếu tố chủ quan trong đánh giá của chuyên gia có thể làm sai lệch kết quả thu được. Vì vậy thường phải kết hợp nó với các phương pháp định lượng khác. Các phương pháp thống kê: Các phương pháp thống kê để dự báo nhu cầu thị trường bao gồm lớp phương pháp cấu trúc và lớp phương pháp theo hành vi. Trong các phương pháp theo cấu trúc thì mô hình phổ biến hơn cả là mô hình hồi quy tương quan bôị. Phản ánh sự phụ của đối tượng dự báo, chẳng hạn nhu cầu thị trường vào các yếu tố giải thích như giá cả, thu nhập, quy mô thị trường, sở thích tiêu dùng Để áp dụng được mô hình hồi quy bội cần thoả mãn một số yêu cầu sau: Phải xác định được một cách chính xác các yếu tố có ảnh hưởng đến đối tượng dự báo. Phải dự báo được sự biến động của bản thân các yếu tố đó trong tương lai. Dạng liên hệ được xác định trong mô hình phải được tiếp tục giữ nguyên như vậy trong tương lai. Trong dự báo thị trường nước ngoài, cần chú ý là độ chính xác của dự báo không phụ thuộc vào mức độ phức tạp của các mô hình dự báo mà chủ yếu phụ thuộc vào việc lựa chọn đúng đắn phương pháp dự báo khác nhau để có kết quả dự báo đạt độ chính xác cần thiết. IV. Tiêu chuẩn lựa chọn phương pháp dự báo và các phương pháp đánh giá dự báo 1. Tiêu chuẩn để lựa chọn phương pháp dự báo Có 5 tiêu chuẩn quan trọng để chọn phương pháp dự báo thích hợp với một vấn đề cụ thể, đó là: Độ chính xác của dự báo Chi phí của dự báo Tính tổng hợp và khả năng của phương pháp Thời gian dự báo Cơ sở dữ liệu để dự báo Các Phương pháp đánh giá dự báo: Mỗi dự báo cho dù được chuẩn bị kỹ lưỡng như thế nào đi chăng nữa thì đều vẫn có sai số dự báo, mà dự báo lại là cơ sở cho việc ra quyết định quản lý. Do đó các kết quả dự báo phải được đánh giá theo ý nghĩa của dự báo, chất lượng của dự báo. Đánh giá dự báo được tiến hành cả trước và sau khi dự báo. 2.1. Đánh giá trước dự báo: Đánh giá trước dự báo nhằm kiểm tra trước khi các giá trị được quan sát trong khoảng thời gian dự báo. Sự đánh giá trước bao gồm việc kiểm tra các tiền đề, các điều kiện cho việc tiến hành thực hiện dự báo như: + Kiểm tra thông tin về tính đầy đủ, chính xác, phù hợp với mục tiêu dự báo, độ dài chuỗi quan sát, cấu trúc chuỗi thời gian. + Kiểm tra các biến tham số đại diện cho các mối quan hệ của chúng tới đối tượng dự báo. + Kiểm tra dạng hàm hoặc mô hình dự báo sử dụng. 2.2. Đánh giá sau dự báo: Chất lượng của dự báo được đánh giá sau bằng các hương pháp thống kê, chủ yếu dựa trên tính toán sai số dự báo, tức là độ sai lệch giữa giá trị thực tế và giá trị dự báo. Nếu ký hiệu là giá trị dự báo ở thời điện t là giá trị thực tế của đối tượng quan sát tại thời điểm t Và et là sai số dự báo ở thời điểm t Khi đó sai số dự báo sẽ là: et = yy - Trong thực tế người ta dùng bốn chỉ số để đánh giá sai số dự báo: Độ lệch tuyệt đối trung bình (MAD) Đây là một chỉ số đo lường sai số dự báo tương đối dễ tính toán hay được sử dụng trong thực tế. MAD là trung bình các sai số dự báo theo thời gian của đối tượng dự báo mà không quan tâm tới đó là sai số vượt quá hay sai số thiếu hụt. MAD đôi khi còn được gọi là sai số tuyệt đối trung bình (MAE). Công thức tính toán MAD như sau: Sai số bình phương trung bình (MSE) Khi tính sai số tuyệt đối trung bình. Chúng ta không có tính trọng số của các quan sát, và chúng ta cho các quan sát một trong số như nhau. Còn trong trường hợp này, các sai số lớn thì có trọng số lớn (trọng số là chính giá trị sai số), sai số nhỏ thì có trọng số nhỏ. Như vậy, sai số bình phương trung bình (MSE) được tính theo công thức: c) Sai số dự báo trung bình (MFE) Một mô hình dự báo tốt không những có sai số trung bình nhỏ mà còn phải đảm bảo tính không chệnh. Một mô hình được gọi là không chệch nếu như các sai số dương và sai số âm là tương đương. Hay nói cách khác, tổng giá trị các sai số dự báo này càng gần tới giá trị không (MFE = 0), và MFE được tính như sau: Nếu MFE càng xa không có nghĩa là dự báo càng chệnh và ngược lại, ví dụ MFE = -5 có nghĩa là dự báo vượt quá giá trị thực tế một lượng trung bình là 5 đơn vị trên một thời kỳ (giai đoạn). d) Phần trăm sai số tuyệt đối trung bình Sai số tương đối mà một dự báo mắc phải có thể được đo lường bằng phần trăm sai số tuyệt đối trung bình (MAPE). MAPE được tính theo công thức : MAPE nói rằng giá trị dự báo sai khác bao nhiêu phần trăm so với giá trị trung bình là bao nhiều phần trăm. Chương II : Đánh giá tình hình sử dụng dịch vụ Điện thoại cố định trong thời gian qua I. Nghiên cứu nhu cầu thị trường dịch vụ điện thoại cố định 1. Phân loại thị trường theo đặc điểm kinh tế – xã hội của vùng. 1.1 Vùng đô thị phát triển – Khu trung tâm công nghiệp – Thương mại – Du lịch – Dịch vụ phát triển: * Đặc điểm của vùng: Những vùng đô thị phát triển thường là nơi có điều kiện về tự nhiên, kinh tế xã hội thuận lợi hơn các vùng khác, mật độ dân cư rất đông, cơ cấu lao động chủ yếu là lao động công nghiệp và thương mại, dịch vụ, tỷ lệ này chiếm tới 70% - 80% dân số của vùng đô thị. Dân cư của vùng đô thị chủ yếu là những người đã được qua đào tạo có trình độ văn hoá, dân trí khá cao hơn hẳn các vùng khác. Các công trình văn hoá, giáo dục, thể thao, giải trí, y tế, các trung tâm kinh tế – chính trị – văn hoá lớn, các đầu mối giao thông quan trọng đầu tập trung ở đô thị. Mật độ xây dựng ở các khu đô thị không ngừng tăng lên. Trình độ trang thiết bị kỹ thuật và hệ thống các công trình kết cấu hạ tầng ở đô thị phát triển cao và hoàn thiện hơn những nơi khác. Thu nhập của người dân ở những vùng đô thị cao, thường gấp đôi so với thu nhập bình quân cả nước. * Xu hướng của nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại cố định Dịch vụ điện thoại cố định là dịch vụ là một trong những dịch vụ truyền thống, nó xuất hiện tương đối sớm so với các dịch vụ khác, nhất là ở các vùng đô thị phát triển, trung tâm thương mại Cho nên ở các vùng này dịch vụ điện thoại cố định đã trở nên phổ biến và thông dụng đối với tất cả mọi người. Nên xu hướng những năm tới nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại cố định có tốc độ phát triển chậm lại. 1.2 Vùng nông thôn, biên giới, hải đảo * Đặc điểm vùng: Mật độ dân cư thấp, có nơi thưa thớt và có những nơi dân cư phân bố rải rác. Trình độ văn hoá, dân trí thấp. Lao động chủ yếu là lao động giản đơn làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Những vùng này còn rất nghèo nàn, thu nhập thấp. Thiên nhiên khắc nghiệt. Kết cấu hạ tầng như giao thông, mạng lưới điện, nước, thông tin còn rất yếu kém, chưa phát triển. * Xu hướng của nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại cố định: Do những đặc điểm trên nên nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại cố định ở những vùng này vẫn chưa phát triển, nên trong giai đoạn tới cần phải có chính sách để khuyến khích, thúc đẩy họ sử dụng. 1.3 Khu chế xuất – khu công nghiệp * Đặc điểm vùng Các công trình KCHT như viễn thông thực sự phải là nền tảng đi trước thì hoạt động của những khu này mới có hiệu quả. Đầu tư cho KCHT ở khu vực này được chú trọng và ưu tiên cả trong KCX, khu CN và ngoài khu phục vụ cho dân cư sinh sống. Thu hút nhiều lao động có trình độ tay nghề cao, đã qua đào tạo. Hoạt động sản xuất mang tính chuyên môn hoá cao độ, phân công lao động và hợp tác hoá chặt chẽ. Có nhiều công ty nước ngoài đang hoạt động, sản phẩm chủ yếu cho xuất khẩu. Thu nhập của lao động cao hơn hẳn so với các nới khác. *Xu hướng của nhu cầu sử dụng dịch vụ Điện thoại cố định: Nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại cố định ở khu vực này là rất lớn một phần là do các khu này mới xuất hiện, phát triển đi thẳng vào hiện đại, công nghiệp, phần khác là do sự đòi hỏi rất lớn của công việc sản xuất kinh doanh có trao đổi tin tức rất nhiều với nước ngoài. Xu hướng những năm tới nhu cầu sử dụng dịch vụ Điện thoại cố định ở các khu vực này vẫn phát triển rất cao. Do nước ta là nước đang phát triển nên sẽ có rất nhiều khu chế xuất – khu công nghiệp mọc lên. do đó nhu cầu tiềm năng ở các khu vực này là rất lớn. 2. Các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ Điện thoại cố định. 2.1. Khái niệm về nhu cầu: Nhu cầu sử dụng dịch vụ Điện thoại cố định là số lượng khách hàng lớn nhất có thể sử dụng dịch vụ ở từng khu vực. Đặc điểm của nhu cầu dịch vụ Điện thoại cố định: Là loại nhu cầu phát sinh. Nhu cầu này ít có khả năng thay thế. Giá cả có tác động chậm đến nhu cầu sử dụng dịch vụ. Nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại cố định mang tính đặc trưng theo hướng và mang tính thời điểm rõ rệt. Nhu cầu dịch vụ điện thoại cố định có độ co dãn chậm và mang tính xã hội xâu sắc. 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng dịch vụ Điện thoại cố định: Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Kinh tế phát triển, đời sống được nâng lên, nhu cầu tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong tương lai, theo xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, thị trường Viễn thông mà đặc biệt là thị trường dịch vụ Điện thoại cố định có sự phát triển rất mạnh mẽ. Nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ cho các quan hệ kinh tế, giao lưu xã hội tăng nhanh. Xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá, tiến hành thương mại hoá dịch vụ Điện thoại cố định tạo cho thị trường Viễn thông hay thị trường Bưu chính Viễn thông Việt Nam nhiều cơ hội và cũng không ít thách thức. Những quy luật khắc nghiệt của kinh tế thị trường yêu cầu mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải gắn kết với thị trường, phải nắm bắt được nhu cầu của khách hàng. Do vậy, việc tìm ra và nghiên cứu các yếu tố tác động đến nhu cầu dịch vụ Điện thoại cố định là rất cần thiết. Nó làm định hướng cho các đơn vị cơ sở xây dựng kế hoạch thực hiện nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu thị trường, chiếm lĩnh thị trường trước khi bước vào cạnh tranh thực sự. Dự báo nhu cầu bị tác động bởi nhiều yếu tố. Các yếu tố đó có thể được phân chia thành các yếu tố nội sinh và các yếu tố ngoại sinh, được thể hiện trong hình 2.1. Dự báo nhu cầu phải dựa vào và phân tích các yếu tố này để xác định nhu cầu tương lai về số lượng. Các yếu tố ngoại sinh Các yếu tố nội sinh Các yếu tố kinh tế tốc độ tăng trưởng kinh tế tỷ lệ tiêu dùng dân cư GDP bình quân đầu người ở khu vực Cơ cấu ngành nghề trong khu vực Các yếu tố xã hội Dân số và mật độ dân cư Số hộ gia đình Số người đang làm việc Văn hoá, phong tục, tập quán Thói quen, thị hiếu người tiêu dùng Nhà cung cấp * Sản phẩm: chủng loại sản phẩm chất lượng sản phẩm * Giá lắp đặt. * Cước: Giá thiết bị Cước cơ bản Cước phụ trội * Phân phối * Chiến lược marketing Chiến lược sản phẩm Chiến lược quản cáo và các chính sách xúc tiến yểm trợ Nhu cầu Hình 2.1: Các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ Điện thoại cố định II. Hiện trạng về mạng viễn thông - Tình hình phát triển dịch vụ Điện thoại cố định Trong thời gian qua. 1. Hiện trạng về mạng Viễn thông : Đến nay Viễn thông Việt Nam đã xây dựng được mạng Viễn thông quốc tế hiện đại, tiên tiến. Mạng Viễn thông trong nước hiện đại, vững chắc và đều khắp. Mạng Viễn thông Việt Nam hôm nay về qui mô tuy còn nhỏ bé, nhưng về công nghệ đã đạt trình độ các nước tiền tiến trong khu vực. Mạng Viễn thông Việt Nam đã thực hiện số hoá toàn bộ các hệ thống chuyển mạch, truyền dẫn cấp I và cấp II. 100% tỉnh lỵ và huyện thị của Việt nam đã được trang bị tổng đài điện tử truyền dẫn kỹ thuật số hiện đại. Nhờ đó việc gọi liên tỉnh và quốc tế quay số trực tiếp được thực hiện ở tất cả các trung tâm tỉnh lỵ, thị xã trong toàn quốc. Đây là một trong những cố gắng lớn của Ngành Bưu điện trong việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng cũng như phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Người tiêu dùng hôm nay đã có thể quay các cuộc gọi liên tỉnh, quốc tế trực tiếp từ nhà, công sở hoặc các ghi sê của Bưu điện thay vì phải túc trực hàng giờ, hàng buổi để chờ nhân viên Bưu điện đấu nối nhân công trước đây. Các tổng đài điện tử kỹ thuật số có tính năng linh hoạt có thể thay đổi, mở rộng dung lượng khi cần thiết và khả năng cung cấp nhiều loại hình dịch vụ phong phú cùng với các tuyến truyền dẫn băng rộng được đưa vào khai thác trên mạng lưới đã cho phép Ngành Bưu điện cung cấp cho khách hàng nhiều loại hình dịch vụ hiện đại, phong phú, đa dạng kể cả các dịch vụ cơ bản cũng như các loại dịch vụ giá trị gia tăng có tiêu chuẩn và chất lượng quốc tế, đáp ứng được nhu cầu thông tin ngày càng tăng của nền kinh tế mở, hội nhập. * Viễn thông quốc tế: Mạng Viễn thông quốc tế Việt nam đã được xây dựng hiện đại, tiên tiến với cả hai phương thức liên lạc hiện đại: + Qua vệ tinh: Hiện có 7 trạm mặt đất thông tin vệ tinh, 3 tổng đài cửa ngõ (gateway) tại Hà nội, Đà nẵng và TP.HCM cung cấp hơn 2.000 kênh liên lạc vệ tinh đi trực tiếp hơn 30 nước và qua quá giang đi tới hơn 200 nước còn lại. + Cáp quang: qua hệ thống cáp quang biển có trạm cặp bờ T-V-H [ Việt nam – Thái lan – Hồng kông ] có dung lượng hơn 7000 kênh mỗi hướng( được đưa vào khai thác từ tháng 2/1996), ngoài ra Việt nam còn mua chủ quyền dung lượng của nhiều tuyến cáp quang biển khác. Cho đến nay Việt nam đã có trên 5.000 kênh liên lạc quốc tế, năm 2000 đã chuyển tải gần 500 triệu phút lưu lượng quốc tế. * Viễn thông trong nước: Mạng viễn thông trong nước được xây dựng theo hướng số hoá hiện đại, vững chắc và đều khắp bằng những công nghệ hiện đại nhất hiện nay như: Tổng đài điện tử kỹ thuật số, viba số và cáp quang v.v Năng lực truyền tải [ chỉ tính riêng đối với điện thoại] trong năm 2000 mạng viễn thông trong nước đã chuyển tải được gần 2,5 tỷ phút điện thoại đường dài liên tỉnh. Đối với các hệ thống chuyển mạch: Hiện 100% tỉnh lỵ, huyện thị đã được trang bị tổng đài điện tử kỹ thuật số. Đã có hơn 4 triệu số tổng đài đã được lắp đặt trên mạng viễn thông Việt nam. Hệ thống chuyển mạch quá giang liên tỉnh trước đây được trang bị 2 tổng đài TANDEM TDX – 10 [ Hàn quốc] tại Hà nội, TP.Hồ Chí Minh, năm 1995 đã được trang bị bổ sung thêm hai tổng đài trung chuyển – TOLL AXE-10 [Thuỵ điển] với dung lượng mỗi nơi gần 10.000 số có trang bị tín hiệu số 7 làm nhiệm vụ lưu thoát lưu lượng liên tỉnh cho khu vực và các tuyễn trục, chuẩn bị cho việc xây dựng xa lộ thông tin và đưa các dịch vụ băng rộng, dịch vụ đa phương tiện vào phục vụ. Đối với các hệ thỗng truyền dẫn: Đường trục Bắc – Nam hiện đang khai thác: Cáp quang dọc quốc lộ 1A 34Mbs đã được nâng cấp lên 2,5 Gbs [30.000 kênh liên lạc tiêu chuẩn ], song song là tuyến cáp quang 2,5 Gbs trên đường dây 500KV tạo thành 4 mạch vòng Ring khép kín, tăng độ an toàn cho tuyến trục Bắc – Nam là tuyến có lưu lượng lớn nhất hiện nay. Tuyến Viba số băng rộng 140 Mbs [dung lượng ban đầu 1.920 kênh – hiện đã được nâng cấp cấu hình 2+1] Các kênh liên lạc qua vệ tinh thông qua các đài mặt đất tại Hà nội, Đà nẵng và TP.Hồ Chí Minh. Các tuyến liên lạc liên tỉnh: 100% các tuyến liên lạc liên tỉnh đều đã được số hoá. Hiện nay các tuyến liên lạc liên tỉnh đều được toả từ ba trung tâm viễn thông lớn của toàn quốc là Hà nội, Đà nẵng và TP.Hồ Chí Minh bằng các tuyến cáp quang hoặc bằng các tuyến Viba số có dung lượng 34-140Mbs. Trên các tuyến thông tin của các vùng địa bàn kinh tế trọng điểm có lưu lượng lớn như : Hà nội – Hải phòng – Quảng ninh, Tp.Hồ Chí Minh – Biên hoà - Vũng tầu, ngoài các tuyến Viba số còn được trang bị thêm song song bằng các tuyến cáp quang 622Mbs công nghệ đồng bộ số [SDH], góp phần phục vụ đắc lực cho việc phát triển kinh tế xã hội của các vùng trọng điểm kinh tế đầy năng động này. Nằm trong chiến lược cáp quang hoá mạng lưới, hiện nay ở nhiều tuyến liên lạc liên tỉnh ngoài phương thức liên lạc bằng Viba số còn đang chuẩn bị được bổ sung bằng cáp quang nhằm tăng độ an toàn và dung lượng cho mạng lưới. Đối với mạng nội tỉnh, ở nhiêu tỉnh, thành cùng với việcđưa tổng đài số vào hoạt động, các hệ thống trung kế liên đài đi cùng cũng đã được cáp quang hoá, đặc biệt là ở Hà nội, TP.HCM hệ thống trung kế liên đài hầu như đã được cáp quang hoá 100%. Trong khi đó đối với mạng cáp thuê bao tình hình chung là mặc dù đã được thay thế nhiều hiện cáp treo vẫn còn nhiều, vừa gây mất mỹ quan thành phố, vừa đảm bảo độ an toàn thông tin. Ngoài ra từ năm 1995 Viễn thông Việt nam đã xây dựng và đưa vào hoạt động mạng VSAT có trạm chủ [GUB] đặt tại TP.Hồ Chí Minh. Đến nay đã phát triển được hơn 50 trạm VSAT, cung cấp dịch vụ viễn thông cho khách hàng ở vùng sâu, vùng xa, huyện đảo vv nơi viba và cáp tới được. Tóm lại, với 7 trạm mặt đất thông tin vệ tinh, tuyến cáp quang biển T-V-H cung cấp hơn 5.300 kênh liên lạc quốc tế. Mạng liên lạc trong nước với hàng chục ngàn kênh liên lạc liên tỉnh sử dụng các phương thức cáp quang, viba số băng rộng, VSAT vv đã hình thành mạng quốc tế, mạng đường trục và cấp I liên tỉnh quốc gia vững chắc, đều khắp và hiện đại đáp ứng được nhu cầu thông tin của tất cả các ngành kinh tế quốc dân cũng như của toàn xã hội. 2. Tình hình phát triển dịch vụ Điện thoại cố định trong thời gian qua: Cùng với việc mạng lưới được nâng cấp hiện đại hoá, dịch vụ Điện thoại cố định cũng ngày càng được cung cấp rộng rãi cho xã hội, chất lượng dịch vụ ngày càng cao, tinh thần thái độ phục vụ của nhân viên ngày càng được cải tiến, xứng đáng dịch vụ tiên phong của xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cả về số lẫn về chất của xã hội, người tiêu dùng. Dịch vụ Điện thoại cố định cũng đã và đang được từng bước đưa xuống phục vụ các vùng nông thôn, miền núi, biên giới hải đảo, vùng sâu, vùng xathực hiện phổ cập dịch vụ phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nếu như ở những năm 1992 mới chỉ có 180.000 máy điện thoại tức là phải 380 người dân mới có một máy điện thoại và chủ yếu là người có máy điện thoại ở các tỉnh lớn như Hà nội và TP.Hồ Chí Minh, thì Cho đến nay (tháng 12/2001) số máy điện thoại đã tăng lên rất nhiều và dịch vụ điện thoại cố định đã trở thành dịch vụ phổ cập, đại chúng với đa số các tầng lớp nhân dân, được cung cấp rộng rãi và đều khắp trên toàn quốc, được thống kê như sau : Máy điện thoại cố định phát triển: 534.099 máy, tăng 11,97% kế hoạch, tăng 34,48% so với năm 2000. Tổng số máy điện thoại cố định trên toàn mạng hiện có là: 3.383.489 máy, đạt mật độ máy trên 100 dân là 4,3máy/100dân (với dân số là 78.685.800 người) Phát triển điện thoại cố định xuống xã: Đã có 39/61 tỉnh, thành phố đạt 100% số xã có máy điện thoại, tăng 4 tỉnh so với năm 2000. 90% số xã trên toàn quốc có máy điện thoại ( năm 200:L 85,8% ), trong đó có 96,98% số xã đồng bằng, 99,27% số xã trung du, 86,67% số xã miền núi, 58% số xã vùng núi cao, biên giới, 100% số xã vùng hải đảo. Sản lượng điện thoại quốc tế đạt 570,6 triệu phút, tăng 13% so với năm 2000. Trong đó sản lượng điện thoại quốc tế chiều đến đi 53,8 triệu phút, tăng 15% so với năm 2000. Sản lượng điện thoại đường dài trong nước đạt 2,64 tỷ phút, tăng 8% so với năm 2000. Sau đây là biểu liệt kê tình hình phát triển dịch vụ điện thoaị cố định những năm qua: Năm Dân số (103người) GDP/người (USD) Máy ĐTCĐ Mật độ ĐTCĐ/100dân 1991 67242 133 134485 0,2 1992 68450 175 239575 0,35 1993 69645 213 501440 0,72 1994 70825 247 672833 0,95 1995 71996 268 907143 1,26 1996 73157 312 1368030 1,87 1997 74309 335 1746262 2,35 1998 75456 363 2142950 2,84 1999 76842 371 2466628 3,21 2000 77948 389 2790538 3,58 2001 79175 415 3262010 4,12 2002 80414 426 3674920 4,57 Bảng 1: Tình hình phát triển dịch vụ điện thoại cố định từ năm 199

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3039.doc
Tài liệu liên quan