Một sốdoanh nghiệp đã bắt đầu tựthiết lập mạng lưới phân phối ởthịtrường
nước ngoài. Tuy nhiên,do các doanh nghiệp thương mại Việt Nam có quy mô vừa
và nhỏnên đã hạn chếtầm hoạt động và mạng lưới phân phối, kênh phân phối chưa
được coi là một công cụ đểcạnh tranh. Với phương thức này, doanh nghiệp thương
mại Việt Nam không thểkiểm soát được quá trình phân phối và tiêu thụsản phẩm
của họnên không nắm bắt trực tiếp được những thông tin phản ánh tình hình thị
trường.
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1552 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dự báo những tác động cơ bản đến các doanh nghiệp thương mại khi Việt Nam gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g mại)
* Đóng góp vào nguồn thu ngân sách
Doanh nghiệp thương mại phát triển đã tác động đến việc Giải quyết tốt hơn
các vấn đề xã hội. Doanh nghiệp thương mại là khu vực quan trọng tạo ra nguồn thu
Ngân sách Nhà nước, nguồn thu này tăng nhanh trong những năm qua là điều kiện
để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển các hoạt động xã hội như y tế, giáo
dục, xoá đói giảm nghèo.
Bảng 2.4: Thuế và các khoản đã nộp ngân sách của doanh nghiệp thương
mại Việt Nam (2000-2003) ( tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003*
Thuế và các khoản đã nộp Ngân sách của
DN TM cả nước
13.223,5 22.020,2 28.393,2 34.341,1
- DN TM Nhà nước 9.688,0 18.067,6 21.459,3 25.301,1
- DN TM ngoài quốc doanh 3.258,0 3.638,2 6.499,6 8.504,7
- DN TM có vốn ĐTNN 277,5 314,4 434,3 535,3
Nguồn: Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra, Tổng cục Thống kê (2004)
Năm 2003, mức nộp ngân sách của hệ thống doanh nghiệp thương mại Việt
Nam chiếm 25,9% tổng thu ngân sách của toàn bộ doanh nghiệp, trong đó các
doanh nghiệp thương mại nhà nước là 25.301,1 tỷ đồng (chiếm 73,68% tổng mức
nộp ngân sách của hệ thống doanh nghiệp thương mại), doanh nghiệp ngoài quốc
doanh là 8.504,7 tỷ động (chiếm 24,77%) và doanh nghiệp thương mại có vốn đầu
tư nước ngoài là 535,3 tỷ đồng (chiếm 1,56%)
2.2.2.4 Một số hạn chế và yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam
Mặc dù có tiến bộ về tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh được tăng lên, song
do yêu cầu của phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, hệ thống
doanh nghiệp thương mại Việt Nam cần khắc phục những điểm sau:
2.2.2.4.1 Quy mô doanh nghiệp nhỏ, khả năng tiếp cận các nguồn vốn huy
động thấp
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, đến hết năm 2003, cả nước có 27.380
doanh nghiệp thương mại vối tổng số vốn 280.226 tỷ động (chiếm 17,5% tổng số
vốn của các doanh nghiệp Việt Nam), nếu quy đổi ra USD (thời điểm năm 2003) thì
quy mô vốn của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam chỉ tương đương với một
tập đoàn đa quốc gia cỡ trung bình trên thế giới. Nếu xét riêng mỗi doanh nghiệp thì
vốn của từng doanh nghiệp thương mại Việt Nam rất nhỏ (năm 2003, bình quân mỗi
doanh nghiệp thương mại là 10,23 tỷ đồng)
Với sức ép tăng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thương mại trong tiến trình
hội nhập và nguồn vốn kinh doanh hạn chế nên các doanh nghiệp có nhu cầu huy
động vốn rất cao. Hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam chưa phát triển nên
việc huy động vốn chủ yếu từ hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, khoảng cách giữa
nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và thực tế cho vay của các ngân hàng còn
xa.
Bảng 2.5: Một số nguyên nhân hạn chế khả năng huy động vốn của các
doanh nghiệp từ hệ thống ngân hàng Việt Nam
Về phía doanh nghiệp - Doanh nghiệp vừa và nhỏ đi vay có độ tin cậy thấp
- Do thiếu thông tin, trình độ quản lý kém nên khó xây
dựng được chiến lược kinh doanh dài hạn
Về phía Ngân hàng
Nhà Nước
- Tăng cường những quy định mang tính thận trọng
Về phía Ngân hàng - Hạn chế của quan niệm giữa DNNN và DNTN
- Chỉ số an toàn vốn thấp (do quy mô vốn thấp)
- Các vấn đề nợ xấu
-Thiếu yếu tố khuyến khích (hạn chế cho vay trung và dài
hạn)
- Trình độ thẩm định tín dụng không cao (nhất là trong
việc định giá TS thế chấp và thẩm định tính khả thi của
DA
Nguồn: do tác giả phân tích, tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau
2.2.2.4.2 Nguồn nhân lực và trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo còn thấp
Các giám đốc doanh nghiệp, nhất là Giám đốc của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ và các doanh nghiệp địa phương chưa được trang bị về kiến thức kinh tế thị
trường một cách có hệ thống, quản lý nặng nề về kinh nghiệm. Mặc dù Nhà nước đã
có chủ trương xoá bỏ chủ quãn nhưng hiện nay các doanh nghiệp thương mại nhà
nước vẫn còn quá nhiều cấp, ngành trực tiếp can thiệp công việc kinh doanh của
doanh nghiệp, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
Phần lớn các doanh nghiệp thương mại phải tự đào tạo tay nghề cho người lao
động, dẫn đến chi phí đào tạo cho lao động cao nhưng trình độ hiểu biết khoa học
kỹ thuật, nghiệp vụ bán hàng của lao động thấp nên rất hạn chế trong việc phát huy
sáng kiến, Cải tiến công nghệ bán hàng và đặc biệt là lao động gặp nhiều khó khăn
mỗi khi doanh nghiệp thương mại có sự chuyển đổi việc kinh doanh các sản phẩm
mới.
2.2.2.4.3 Chi phí hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại
tương đối cao
Chi phí hoạt động kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí
trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại. Nó bao gồm từ chi
phí nghiên cứu thị trường, chi phí mua hàng, chi phí bảo quản, đóng gói hàng hoá,
chi phí quảng cáo, xúc tiến bán hàng, chi phí dịch vụ bảo hành hàng hoá, chi phí
vận chuyển hàng trong và ngoài nước, thủ tục hải quan,…Chi phí hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp được cấu thành bởi 3 loại chi phí: giá vốn hàng bán, chi
phí quản lý doanh nghiệp và chí phí bán hàng. Hiện nay, hệ thống kết cấu hạ tầng
phục vụ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở nước ta bao gồm: điện, nước,
hệ thống giao thông, viễn thộng,… lạc hậu so với khu vực, do đó chi phí quản lý
doanh nghiệp thương mại ở nước đều cao so với các nước trong khu vực, điều này
làm tăng chi phí hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cao. Chi phí hoạt động
kinh doanh là cơ sở cho việc định giá các mặt hàng kinh doanh. Nếu chi phí của
doanh nghiệp thương mại cao hơn của những đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp
phải đề ra mức giá cao hơn mức giá của đối thủ, điều đó là giảm sức cạnh tranh của
các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới.
Bảng 2.6 So sánh giá chi phí đầu vào của các doanh nghiệp tại các thành
phố Việt Nam với các thành phố các nước khác, 2003
Giá điện
(USD/kwh)
Giá nước
(USD/m3)
Cước điện
thoại 3
phút tới
Nhật Bản
(USD)
Vận chuyển
cont 40feet
đến
Yokohama
(USD)
Giá thuê
văn phòng
(USD/m2/th
áng)
Hà Nội 0,05-0,07 0,23 6,93 1,47 21
Tp.HCM 0,05-0,07 0,23 6,93 1,078 21
Singapore 0,07 1,03-1,32 1,0 550 45,77
Bangkok 0,04 0,22-0,36 2,07 1,304 10,13
Manila 0,03-0,04 0,17-0,2 1,2 700 7,49
Nguồn: Năng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, NXB Chính trị Quốc gia HN(2003)
2.2.2.4.4 Xây dựng chiến lược kinh doanh chưa được xem trọng
* Chiến lược sản phẩm
Cách thức phổ biến mà các doanh nghiệp thương mại Việt Nam lực chọn mặt
hàng để kinh doanh là lựa chọn sản phẩm của các cơ sở sản xuất trong nước để giới
thiệu và bán cho khách hàng. Đây là vấn đề khó khăn cho các doanh nghiệp khi hội
nhập kinh tế quốc tế vì chung ta kinh doanh những sản phẩm mà thị trường cần chứ
không phải dựa vào những sản phẩm mà chúng ta có, cho nên chiến lược sản phẩm
cần phải bám sát và phù hợp với tình hình thị trường
* Chiến lựơc giá sản phẩm
Hầu hết các doanh nghiệp thương mại chỉ dựa vào chi phí kinh doanh của
doanh nghiệp (bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí
bán hàng) cộng thêm các khoản dựa trù về thuế và lợi nhuận, từ đó đưa ra mức
chào, bán hàng. Tuy nhiên, việc hoạch định chiến lược giá của các doanh nghiệp
chưa quan tâm đến khía cạnh cung cầu hàng hoá, dẫn đến tình trạng các doanh
nghiệp kinh doanh cùng một mặt hàng còn cạnh tranh nội bộ về giá là chuyện
thường ngày, tạo cơ hội cho nhà nhập khẩu chèn ép, giảm giá.
* Chiến lược phân phối:
Một số doanh nghiệp đã bắt đầu tự thiết lập mạng lưới phân phối ở thị trường
nước ngoài. Tuy nhiên, do các doanh nghiệp thương mại Việt Nam có quy mô vừa
và nhỏ nên đã hạn chế tầm hoạt động và mạng lưới phân phối, kênh phân phối chưa
được coi là một công cụ để cạnh tranh. Với phương thức này, doanh nghiệp thương
mại Việt Nam không thể kiểm soát được quá trình phân phối và tiêu thụ sản phẩm
của họ nên không nắm bắt trực tiếp được những thông tin phản ánh tình hình thị
trường.
* Chiến lược truyền tin và xúc tiến hỗn hợp
Hình thức quảng cáo của các doanh nghiệp thương mại vẫn chủ yếu là xuất
bản các tập catalogue, brochure với nội dung đơn điệu. Hoạt động xúc tiến hỗn hợp
của các doanh nghiệp thương mại còn ở trình độ thấp, các doanh nghiệp chỉ dừng
lại ở mức in ấn và phát hành tờ rơi để giới thiệu về doanh nghiệp, chi phí quảng cáo
còn ở mức thấp, chỉ dưới 1% doanh thu rất thấp so với các doanh nghiệp nước ngoài
( như Coca Cola 20%)
Theo kết qủa điều tra của Cục xúc tiến thương mại- Bộ Thương mại cho thấy,
một số doanh nghiệp đã quan tâm đến việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu, tuy
nhiên chỉ có 4,2% doanh nghiệp cho rằng thương hiệu là vũ khí trong cạnh tranh;
5,4% doanh nghiệp cho rằng thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp, còn 30%
doanh nghiệp cho rằng thương hiệu sẽ giúp bán được hàng với với giá cao hơn.
Nhiều doanh nghiệp thường xem nhẹ việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp đối với thương hiệu của mình đã làm cho một số doanh nghiệp bị mất
thương hiệu trên thị trường trong nước và thế giới
2.2.2.4.5 Việc tiếp cận các nguồn thông tin để nghiên cứu thị trường chưa được
quan tâm nhiều
- Để nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp thương mại chủ yếu là tìm
hiểu thông tin qua các tài liệu, sách báo, tạp chí, những dữ liệu thứ cấp của các Tổ
chức quốc tế như IMF, WB, Tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới,…hay các
cơ quan của Việt Nam như: Tổng cục thống kê, Bộ Thương mại, Ban vật giá Chính
phủ,…vì vậy thông tin ít được cập nhật thường xuyên, khi doanh nghiệp biết các
thông tin đó thì cơ hội đã không còn nữa.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp thương mại rất
thấp. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến đầu năm 2003, chỉ có 5.554
doanh nghiệp thương mại kết nối internet (chiếm 22,4%), 530 doanh nghiệp thương
mại có website (chiếm 2,14%) và 1.1161 doanh nghiệp thương mại có giao dịch
điện tử (chiếm 4,7%)
- Hiện nay, thương mại điện tử đang từng bước phát triển tại Việt Nam, điều
này giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thông tin trên mạng Internet. Tuy
nhiên, các thông tin này có độ tin cậy không cao, các doanh nghiệp thương mại chỉ
có thể tiếp cận với những thông tin có giá trị, độ tin cậy cao bằng việc mua thông
tin, nhưng duy trì việc mua thông tin thường xuyên là một điều khó khăn cho doanh
nghiệp thương mại trong điều kiện tài chính còn hạn hẹp.
- Tình trạng thiếu hụt thông tin hội nhập kinh tế của các doanh nghiệp
thương mại về các Tổ chức khu vực và thế giới mà Việt Nam tham gia hay nhưng
cam kết, lộ trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đã làm chậm quá trình phát triển,
tự nâng cao năng lực của họ. (xem bảng 2.7 )
Bảng 2.7: Đánh giá hiểu biết về thông tin hội nhập đối với các ngành hàng
của doanh nghiệp
Nội dung Tỷ lệ (%)
1. Hiểu biết về yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đối với
ngành hàng của doanh nghiệp
- Nắm bắt được thông tin cần thiết
- Những thách thức của doanh nghiệp trong tương lai
84
16
2. Thông tin về lịch trình giảm thuế AFTA
- Có biết
- Không biết
68
24
3. Thông tin về quá trình hội nhập WTO
- Có biết
- Không biết
55
34
4. Các bước chuẩn bị thực hiện Hiệp định TM Việt- Mỹ
- Có
- Không
41
50
5. Tự đánh giá khi hội nhập kinh tế quốc tế
- Thuận lợi hơn
- Khó khăn hơn
52
40
Nguồn: TS. Phạm Thuý Hồng, Chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia HN (2004)
Tóm lại, các doanh nghiệp thương mại Việt Nam còn rất nhiều hạn chế do quy
mô vốn thấp; trình độ nguồn nhân lực còn hạn chế; công tác xây dựng chiến lược
kinh doanh chưa xem trọng; việc tiếp cận nguồn thông tìn để nghiên cứu thị trường
chưa được quan tâm nhiều,..tất cả những hạn chế trên ảnh hưởng đã đến năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại nói riêng và doanh nghiệp Việt Nam
nói chung thấp. Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp Việt Nam giảm từ thứ hạng 62 (năm 2001) xuống 79 (năm
2004) và 80 (năm 2005).
2.3 DỰ BÁO NHỮNG TÁC ĐỘNG CƠ BẢN CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP THƯƠNG MẠI KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
2.3.1 Dự báo những tác động tích cực của các doanh nghiệp thương mại khi
Việt Nam gia nhập WTO
2.3.1.1 Mở rộng thị trường, tăng cường xuất khẩu
* Giảm thuế quan theo nguyên tắc tối huệ quốc
Việt Nam được hưởng ngay những kết quả thành tựu cắt giảm thuế đa phương
của WTO qua 50 năm nổ lực thực hiện khi xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ sang các
nước thành viên khác. Với mức thuế giảm trung bình 36% đối với hàng nông sản,
33% đối với hàng công nghiệp, 32% đối với hàng dệt may đã thúc đẩy kim ngạch
xuất khẩu toàn cầu tăng gần 200 tỷ USD/năm. Điều này tạo thuận lợi cho các doanh
nghiệp thương mại Việt Nam trong việc thâm nhập thị trường xuất khẩu vì hiện nay
mức thuế MFN và mức thuế phi MFN chênh lệch rất lớn, chúng ta bị thiệt nhiều khi
thâm nhập thị trường ở các nước thành viên khác.
Thực tế đã chứng minh, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng
trưởng cao tư khi có Hiệp định thương mại Việt- Mỹ.
Bảng 2.8 Thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, 2000-2002
2000
(triệu
USD)
2001
(triệu
USD)
2002
(triệu
USD)
Tốc độ tăng
2002/2001
(%)
Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ 821,7 1.052,6 2.394,7 128
Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ 367,7 460,9 580,2 26
Cán cân thương mại Việt -Mỹ 453,9 591,7 1.814,5 206
Nguồn: Đánh giá tác động kinh tế của Hiệp định thương mại song phương Việt
Nam- Hoa Kỳ, NXB Chính trị Quốc gia, HN 2003 (Tr.48)
* Bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu
- Hạn ngạch xuất khẩu dệt may sau năm 2005 bị bãi bỏ (theo tinh thần của
Hiệp định ATC) khi Vịêt Nam là thành viên của WTO. Hàng dệt may là một trong
những mặt hàng chủ lực của Việt Nam, do đó các doanh nghiệp thương mại kinh
doanh trong lĩnh vực này cần tận dụng tối đa cơ hội này để đẩy mạnh xuất khẩu.
Theo Bộ Thương mại, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đều tăng qua các năm,
năm 2001 đạt 1.975 triệu USD, năm 2002 đạt 2.752 triệu USD, năm 2003 đạt 3.687
triệu USD và năm 2004 đạt 4.319 triệu USD.
- WTO quy định bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu bằng số lượng thay thế bằng
thuế đối với sản phẩm gạo. Đây là mặt hàng có lợi thế của Việt Nam, xuất khẩu
đứng vị trí thứ 3 trên thế giới. Các doanh nghiệp thương mại có cơ hội tăng cường
xuất khẩu mặt hàng gạo.
* Đa dạng hoá thị trường
Hiện tại thương mại giữa 148 nước thành viên của WTO chiếm 90% khối
lượng thương mại thế giới. Do đó, khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO
sẽ đẩy mạnh thương mại và quan hệ với các thành viên của WTO, từ đó tạo thuận
lợi cho các doanh nghiệp thương mại Việt Nam mở rộng thị trường theo hướng đa
dạng hóa, đa phương hoá, nhất là những thị trường có tiềm năng như thị trường Mỹ,
EU, Trung Quốc, Nhật, …đa dạng hoá thị trường cũng có tác dụng hạn chế rủi ro
khi các doanh nghiệp thương mại phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường xuất khẩu
Đồ thị 2.1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam
Năm 2003 Năm 2004
ASEAN
14,8%
NhËt B¶n
14,4%
Trung
Quèc
8,7%
EU 19,1%
Mü
19,5%
óc 6,9%
Kh¸c
16,6%
ASEAN
14,8%
NhËt B¶n
13,4%
Trung
Quèc
10,6%EU 19,7%
Mü 19,2%
óc 6,5%
Kh¸c
15,8%
Nguồn: Bộ Thương mại
* Cơ hội mở rộng xuất khẩu hàng hoá “sức lao động”
Hội nhập cũng đã làm thay đổi cả tư duy và hành động của Việt Nam nói
chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng trong hoạt động xuất khẩu lao động.
Trước đây “hợp tác lao động” với các nước xã hội chủ nghĩa được nhìn nhận và
thay bằng cụm từ “xuất khẩu lao động” đã làm cho chúng ta hiểu rõ hơn về cơ chế
thị trường lao động, trong đó có hoạt động xuất khẩu hàng hoá “sức lao động”. Xuất
khẩu lao động cần hiểu là xuất khẩu kiến thức, văn hoá, sức lực, sức lao động của
người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Chính lực lượng xuất khẩu lao động này
hàng năm mang về nước trên 1,2 tỷ USD/năm đã góp phần nâng cao thu nhập đời
sống cho gia đình họ.
* Tận dụng ưu đãi mức thuế quan thấp đối với các sản phẩm sử dụng
nhiều lao động
Các doanh nghiệp thương mại cần tận dụng những quy định ưu đãi của WTO
về mức thuế thấp đối với sản phẩm sử dụng nhiều lao động mà về mặt này thì nước
ta có lợi thế so sánh như giày dép, may mặc....
Trước khi ký Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ, nhiều mặt hàng công
nghiệp chế tạo của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ chịu mức thuế suất cao hơn từ 5-10
lần so với thuế quan Hoa Kỳ dành cho các nước khác. Đến khi Hiệp định có hiệu
lực thì Việt Nam có nhiều mặt hàng bùng nổ xuất khẩu sang Hoa Kỳ, cụ thể như
hàng dệt may,…
Bảng 2.9: Thành phần hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ, 2000-2002
2000
(triệu
USD)
2001
(triệu
USD)
2002
(triệu
USD)
Tốc độ tăng
2002/2001
(%)
Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ 821,7 1.052,6 2.394,7 128
Hàng chưa chế biến 92,7 819,8 994,3 21
Hàng công nghiệp chế tạo 28.9 232,8 1.400,5 502
Hàng hoá khác 0,8 21,1 84,0 297
Nguồn: Đánh giá tác động kinh tế của Hiệp định thương mại song phương Việt
Nam- Hoa Kỳ, NXB Chính trị Quốc gia, HN 2003 (Tr.51)
* Tận dụng cơ hội từ Hiệp định nông nghiệp
Sau khi Hiệp định nông nghiệp được ký kết, các nước đã cam kết mở cửa thị
trường nông sản của mình bằng cách giảm thuế quan và hạn chế các biện pháp phi
thuế quan, thống nhất việc sử dụng các quy định vệ sinh dịch tể, giảm hỗ trợ sản
xuất và xuất khẩu,...
Ngoài ra, Việt Nam còn có lợi thế là không phải đưa ra các cam kết giảm trợ
cấp xuất khẩu nông sản (trong khi đó, mức cắt giảm trợ cấp xuất khẩu nông sản đối
với các nước phát triển và đang phát triển khác tương ứng là 36% trong vòng 6 năm
và 24% trong vòng 10 năm. Việt Nam cũng không bị yêu cầu cắt giảm hỗ trợ sản
xuất trong nước cho nông dân (các nước phát triển phải cắt giảm 20% mức hỗ trợ
trong nước thời gian 6 năm, các nước đang phát triển khác là 13,3% trong vòng 10
năm). Do vậy, hàng hoá nông nghiệp của Việt Nam sẽ dễ dàng tham gia vào thị
trường quốc tế hơn nên các doanh nghiệp thương mại cần tận dụng cơ hội này để
đẩy mạnh vịêc xuất khẩu các mặt hàng nông sản
Khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO, Các doanh nghiệp thương
mại Việt Nam sẽ càng có lợi hơn khi Vòng đàm phán Doha đạt những thoả thuận
cao hơn về một số các Hiệp định hiệu hữu như nông nghiệp, dệt may, thương mại
dịch vụ, chống bán phá giá ,... (dự kiến 12-2005).
2.3.1.2 Môi trường kinh doanh trong nước bình đẳng hơn
Gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết liên quan
đến các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ. Trước hết,
Việt Nam phải cải cách kinh tế, việc hòan thiện hệ thống luật pháp và chính sách
của nước ta, bỏ những ưu đãi đối với doanh nghiệp thương mại Nhà nước, tạo dựng
môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch, cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt
cho các loại hình doanh nghiệp thương mại thuộc mọi thành phần kinh tế (doanh
nghiệp thương mại trong nước và doanh nghiệp thương mại nước ngoài, doanh
nghiệp thương mại Nhà nước và doanh nghiệp thương mại tư nhân).
2.3.1.3 Tạo điều kiện trực tiếp cho các doanh nghiệp thương mại nâng cao khả
năng cạnh tranh của trong điều kiện hội nhập
* Duy trì việc trợ cấp xuất khẩu từ Chính phủ
Việt Nam là nước đang phát triển. Khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ được
quyền hưởng những ưu đãi mà WTO dành riêng cho các nước đang phát triển.
Chúng ta sẽ được phép duy trì trợ cấp xuất khẩu (Việt Nam là nước có thu nhập
bình quân đầu người dưới 1000 USD/năm). Điều này, tạo điều kiện cho Chính ohủ
Việt Nam duy trì các chính sách trợ cấp xuất khẩu nhằm hỗ trợ cho các doanh
nghiệp tăng sức cạnh tranh của mình, đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu
* Tiếp cận nguồn vốn, công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý tiên tiến
- Việt Nam gia nhập WTO, các nhà doanh nghiệp thương mại Việt Nam sẽ
có điều kiện cho học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm quản lý mới, hiệu quả, không ngừng
học tập, phấn đầu đi lên để tồn tại trong môi trường cạnh tranh ngày càng khóc liệt.
Từ đó họ xây dựng những kế hoạch, chiến lược kinh doanh dài hạn, có hiệu quả đưa
doanh nghiệp vươn lên, phát triển ổn định và bền vững
- Môi trường kinh doanh và đầu tư của Việt Nam được cải thiện, Việt Nam
nói chung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng có nhiều điều kiện để tiếp cận
nguồn vốn quốc tế với nhiều hình thức đa dạng. Hiện nay, nguồn tài chính vẫn còn
điểm nóng đối với các doanh nghiêp thương mại, vì vậy các doanh nghiệp cần tận
dụng được các nguồn vốn vay ưu đãi chính thức, vay thương mại, các nguồn viện
trợ nước ngoài hoặc qua con đường hợp tác liên doanh, liên kết, các chương trình
dự án hỗ trợ phát triển,…
* Sức ép cải cách nội bộ doanh nghiệp
Khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam phải vươn lên để cạnh tranh
với các đối thủ mạnh, hàng hoá Việt Nam đương đầu với sự cạnh tranh của hàng
hoá nước ngoài trên thị trường thế giới cũng như thị trường nội địa. Quá trình cạnh
tranh sẽ tạo sức ép cho các doanh nghiệp thương mại cắt giảm chi phí quản lý doanh
doanh cho các khâu không cần thíêt, từ đó dẫn đến chi phí kinh doanh giảm và các
doanh nghiệm cũng co lợi thế cạnh tranh về gia so vối các đối thủ cạnh tranh khác.
*Tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng các chiến lược kinh doanh
dài hạn
- Một trong những nguyên tắc hoạt động của WTO là nguyên tắc dễ dự đoán,
có nghĩa là các doanh nghiệp tin chắc rằng các hàng rào thương mại (thuế quan và
các biện pháp phi quan thuế khác) sẽ không bị tăng một cách tuỳ tiện. Cam kết về
thuế quan và các biện pháp khác bị ràng buộc về mặt pháp lý. Nhờ đó, các doanh
nghiệp thương mại hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá có thể vạch ra kế
hoạch kinh doanh dài hạn trên cơ sở hàng rào bảo hộ của các đối tác chỉ giảm đi chứ
không thể tăng lên.
- WTO thừa nhận thuế quan là công cụ bảo hộ hợp pháp duy nhất để bảo hộ
các ngành sản xuất trong nước. Từ đó hệ thống thuế quan của các nước nói chung
và Việt Nam nói riêng sẽ trở nên minh bạch hơn. Nhờ đó các doanh nghiệp thương
mại có thể dự toán trước các chi phí khi tiếp cận thị trường nước ngoài hay chi phí
nhập hàng vào thị trường nội địa từ đó lập kế hoạch đầu tư và phát triển dài hạn cho
doanh nghiệp mình.
2.3.1.4 Tạo điều kiện gián tiếp cho các doanh nghiệp thương mại nâng cao khả
năng cạnh tranh của trong điều kiện hội nhập
* Được phép duy trì các loại trợ cấp bị cấm
Việt Nam sẽ được phép duy trì các loại trợ cấp bị cấm, đồng thời có thể duy trì
chính sách bảo hộ cho các ngành sản xuất non trẻ có tiềm năng trong tương lai trong
một thời gian xác định. Điều này, giúp cho các cơ sở sản xuất có thể tồn tại, có thời
gian phát huy nội lực và phát triển bền vừng khi Việt Nam gia nhập WTO, từ đó
dẫn đến các doanh nghiệp thương mại có được nguồn hàng cung cấp ổn định mà chỉ
tập trung vào việc tìm kiếm và triển khai các thị trường mới, nâng cao hiệu quả hoạt
động của mình
* Tiết kiệm chi phí hoạt động kinh doanh
Gia nhập WTO, Việt Nam cam kết sẽ mở cửa dần các thị trường dịch vụ như
ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, vận tải,... . Khi đó, sẽ có nhiều nhà đầu tư nước
ngoài đầu tư vào thị trường này, môi trường cạnh tranh gay gắt hơn. Do đó các
doanh nghiệp thương mại sẽ có nhiều sự lựa chọn các nhà dịch vụ cung cấp các dịch
vụ tốt hơn, giá cạnh tranh hơn. Do đó, các doanh nghiệp thương mại có thể giảm
được chi phí quản lý doanh nghiệp, từ đó tiết kiệm được chi phí kinh doanh của
doanh nghiệp thương mại và có thể định ra mức giá cạnh tranh hơn, góp phần nâng
cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp thương mại.
* Tiếp cận trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiến tiến,
Gia nhập WTO, Việt Nam có cơ hội tiếp cận với những thành quả của cuộc
cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Đồng thời, các
cơ sở sản xuất dễ dàng tiếp cận được máy móc thiết bị hiện đại, các công nghệ sản
xuất tiên tiến nhằm tăng cao năng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm.
Khi đó các doanh nghiệp thương mại có thể định giá bán cạnh tranh hơn do giảm
chi phí kinh doanh (cụ thể là giá vốn hàng bán) và giúp cho doanh nghiệp thương
mại đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hoá trong và ngoài nước, nâng cao sức cạnh tranh
của doanh nghiệp
* Giảm chi phí đầu vào từ việc cắt giảm thuế quan và phi quan thuế
Gia nhập WTO, Việt Nam phải cắt giảm hàng rào thuế quan và phi quan thuế.
Nhờ đó, các cơ sở sản xuất có thể giảm chi phí trong việc nhập máy móc, thiết bị,
công nghệ hay nguyên vật liệu để sản xuất hàng hoá. Điều này cũng gíup do các
doanh nghiệp thương mại Việt Nam cạnh tranh về giá do chi phí kinh doanh của
doanh nghiệp giảm (giá vốn hàng bán) .
2.3.1.5 Tiếp cận với cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại công bằng
và hiệu quả của WTO
Việc gia nhập WTO, Việt Nam sẽ cải thiện vị trí của mình trong các cuộc đàm
phán thương mại. Các doanh nghiệp thương mại Việt Nam có điều kiện đấu tranh
dành quyền lợi công bằng của mình khi tiêu thụ hàng hoá tại các nước đang phát
triển thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, đồng thời giúp cho các
doanh nghiệp thương mại hạn chế được những tổn thất phi lý trong việc giải
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Dự báo những tác động cơ bản đến các doanh nghiệp thương mại khi Việt Nam gia nhập WTO0.pdf