Trang
Lời mở đầu 1
Phần I : Vài nét khái quát 4
I. Huế 4
II. Quảng Nam 5
III. Đà Nẵng 6
Phần II : Nội dung 8
I. Điều kiện chung 8
1. Khí hậu 8
2. Kinh tế 10
3. An ninh, an toàn xã hội 16
II. Tài nguyên du lịch 18
1. Huế 18
2. Quảng Nam 24
3. Đà Nẵng 28
III. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch 31
1. Cơ sở hạ tầng 31
2. Cơ sở vật chất 36
IV. Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch 42
1. Các điều kiện về tổ chức 42
2. Các điều kiện về kỹ thuật 43
V. Chính sách phát triển du lịch và sự liên kết với các điểm du lịch lân cận 46
1. Huế 46
2. Đà Nẵng 47
3. Quảng Nam 48
VI. Những loại hình du lịch có thể phát triển ở thành phố này. Sản phẩm du lịch đặc trưng và sản phẩm du lịch mới 49
1. Các loại hình du lịch có thể phát triển ở tỉnh, thành phố này. 50
2. Sản phẩm du lịch đặc trưng 51
3. Sản phẩm du lịch mới 53
VII. Các khu du lịch chủ yếu 53
1. Huế 53
2. Đà Nẵng 54
3. Quảng Nam 54
Phần III : Kết luận 56
59 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2583 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẳng Phật học được mở tại đây. Từ đó chùa trở thành một trung tâm đào tạo Tàng tài.
+ Điện Hòn Chén:
Cách Thừa Thiên Huế 10 km, là nơi thờ Pogar - Thánh mẫu của người Chăm xưa. Sau đó, người Việt tiếp tục thờ và gọi là Thánh Mẫu thiên Yana.
+ Nhà thờ Phủ Cam:
Được xây dựng năm 1937-1942. Đây là nhà thờ thuộc dòng chúa cứu thế. Điều đặc biệt của kiến trúc ngôi thờ này là cửa rộng và không có vách. Là thánh đường xây dựng theo kiến trúc hiện đại do kiến trúc Ngô Viết Dục thiết kế.
+ Khu tưởng niệm Phan Bội Châu:
Cách chùa Từ Đàm 500m, khu bao gồm nhà ở, vườn, mộ chí, nhà thờ, tượng. Đây là nơi Phan Bội Châu sống 14 năm cuối đời mình. Ông được nhân dân Huế gọi là ‘ông già bến ngự’.
+ Cột cờ Huế:
Được xây dựng 1807 dưới thời Gia Long. Kì đài cao 17 m có 3 tầng thể hiện cho tam tài. Dưới thời phong kiến trong những ngày đại lễ đỉnh cột cờ treo một lá cờ rất lớn ở giữa có thêu một con rồng.
1.1.4. Quốc học Huế:
Là trường đại học duy nhất lúc bấy giờ. Được thành lập vào đầu thời kì nhà Nguyễn. Hiện nay vẫn còn lưu giữ được hầu hết các công trình kiến trúc xưa.
1.1.5.Đàn Nam Giao:
Triều Nguyễn năm 1806. Hàng năm, vua tôi nhà Nguyễn lên đây để tế trời đất. Đàn tế được xây thành 3 tầng thể hiện cho tam tài.
1.1.6.Đàn Xã Tắc:
Được xây dựng 1806. Hàng năm có 2 lần vua lên đây để tế thổ thần và cốc thần. Đền gồm 2 tầng đắp bằng đất tinh sạch thu được trên cả nước. Đất ở địa phương được đắp ở xung quanh, đất của kinh đô được đắp ở giữa. Đây cũng là một biểu hiện có ý nghĩa thống nhất giang sơn. Nay chỉ còn là phế tích.
1.1.7Bảo tàng Huế:
Nơi trưng bày những cổ vật có giá trị lịch sử và nghệ thuật Huế xưa.Bảo tàng có kiến trúc theo phong cách cung điện triều đình Huế. Bảo tàng gồm 6 khu vực trưng bày với 6 nội dung khác nhau.
1.1.8. Các lễ hội:
- Lễ hội điện Hòn Chén.
-Lễ hội chợ xuân Gia Lạc.
-Lễ hội Cầu Ngư.
- Vật võ Làng Sình.
- Lễ hội Đua trải.
- Ca Huế.
- Hát hội.
- Múa cung đình
- áo dài-nón bài thơ
- Làng nón Phủ Cam.
- Phường Đúc Đồng.
- Làng chạm Mỹ Xuyên.
- Buổi Ngự Thiên-và Yến tiệc Cung Đình.
- ẩm thực Huế:. Các loại bánh: Bánh rậm, Bánh bột lột ,bánh ít, bánh bèo.
.Chè hẻm.
.Tôm chua Huế.
.Cơm hến.
.Muối mười món .
1.2. Tài nguyên tự nhiên:
1.2.1. Bãi biển Thuận An:
Cách Huế 15km.Bên cạnh cửa Thuận An là điểm dừng chân thú vị cho mọi du khách sau một ngày thăm các cố đô và Lăng tẩm. Đến đây, du khách có thể đi thăm miếu Thái Dương với sự tích Nữ thần tự do được dân làng hết sức sùng bái, thăm miếu thờ thần cá voi. Bãi biển tấp nập từ tháng 4 đến tháng 9.
1.2.2. Núi Ngự Bình:
Nằm phía Đông Nam thành phố Thừa Thiên Huế. Nó được xem như là bình phong của Hoàng thành, làm tiền án cho kinh thành. Núi cao 105 m. Tên này có từ thời Gia Long. Trên núi có rừng thông rất mát mẻ.
1.2.3.Sông Hương:
Từ lâu đã trở thành biểu tượng của thành phố Huế. Dòng chảy của dòng sông quanh thành phố. Nó như một ranh giới tự nhiên giữa 2 khu vực. Bờ Bắc là khu vực kinh thành xưa, bờ Nam là thành phố hiện đại. Dòng sông Hương Giang chia làm bên đục và bên trong. Đến Huế chưa được ngược dòng nghe ca Huế thì chưa được thấy vẻ đẹp dịu dàng và đằm thắm của người Huế, nhất là thiếu nữ Huế.
1.2.4.Núi Bạch Mã:
Cách Huế 60km.Nằm ở độ cao 1450 m. Có khí hậu ôn đới như SaPa, Tam đảo, Đà Lạt, ở đây có thảm thực vật phong phú, động vật đa dạng. Có nhiều dòng suối trong vắt, nhiều ngọn thác ngoạn mục. Vì vậy mà, từ xưa thực dân Pháp đã biến nơi này thành một nơi nghỉ dưỡng cho các sĩ quan Pháp. Đó là một trong những nơi nghỉ dưỡng hấp dẫn của nước ta.
1.2.5. Lăng Cô-Chân Mây:
Dựa lưng vào dãy Trường Sơn, Mũi Cà Mau tạo nên hình vòng cung-Mũi Cà Mau liền kề với bãi tắm Lăng Cô, nằm sát Đường 1A cạnh đèo Hải Vân cách Bạch Mã 24 km. Bãi tắm Lăng Cô dài 10 km. Độ sâu trung bình giảm 1m. Mùa tắm thích hợp là từ tháng 4 đến cuối tháng 7.
* Tài nguyên du lịch ở Huế vừa phong phú vừa đa dạng. Bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Mật độ tài nguên ở đây là khá dày đặc thuận lợi cho việc di chuyển của du khách. Du khách có thể có thể kết hợp nhiều loại hình du lịch cùng một lúc. Vừa du lịch vừa tham quan kết hợp với nghỉ dưỡng, nghiên cứu với tham quan và nghỉ dưỡng.v.v... Thiên nhiên đã góp phần làm đa dạng thêm các loại hình du lịch ở đây. Do vậy, sẽ thu hút được nhiều du khách với những mục đích khác nhau hoặc kết hợp nhiều mục đích cùng một lúc. Điều đó tránh sự nhàm chán trong các tua du lịch thuần thuý tham quan hay thuần thuý nghỉ dưỡng.
2. Quảng Nam .
2.1. Tài nguyên nhân văn
2.1.1.Hội An:
Là một thị xã cổ của người Việt,nằm ở Hạ Lưu ngã 3 sông Thu Bồn ,thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách Đà Nẵng 30 km. Là một kiểu cảng thị truyền thống Đông Nam á duy nhất ở Việt Nam, hiếm có trên thế giới. Hội An còn giữ được gần như nguyên vẹn hơn 1000 di tích kiến trúc như phố xá , nhà cửa , hội quán..Các kiến trúc vừa có sắc thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hoá với các nước phương đông và phương tây.
* Các điểm du lịch chính ở Hội An :
. Cầu Nhật Bản:
Được xây dựng vào đầu thế kỉ 17 do người Nhật xây dựng. Là cây cầu cổ nhất ở Hội An. Ngoài chức năng giao thông, cầu còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng. Là một di tích quen thuộc và trở thành biểu tượng của đô thị cổ Hội An .
. Chùa Kiên Giác:
Nằm ở 36 Huỳnh Thúc Kháng được xây dựng năm 1841.
. Đình cẩm Phô:
Thờ Tiên Thiên người có công lập ra làng và thờ thành hoàng làng.
.Tổ Đình:
Nơi thờ phụng tổ tiên của cộng đồng người Hoa đến lập nghiệp ở Hội An. Người địa phương gọi là chùa Mụ. Chùa bị đổ nát nhưng còn lại cổng kiểu bình phong. Đó là một tác phẩm nghệ thuật đệ nhất của Hội An.
. Hội Quán Phước Kiến:
Một trong số các công trình tiêu biểu của phố cổ. Là hội quán lớn nhất, phong phú về kiến trúc và nghệ thuật. Ngoài yếu tố tôn giáo, hội quán còn là nơi tụ họp người đồng hương của người Phước Kiến.
. Nhà cổ Phùng Hưng:
Nơi chứng kiến sự ra đời của tám thế hệ của gia đình ph.Là mẫu nhà đẹp nhất của lối kiến trúc cổ Hội An. Mang tính giá trị rất cao và những yếu tố kiến trúc xưa. Nó được xem là kiểu mẫu vì còn nguyên vẹn. Nó là sự kết hợp hài hoà giữa ba phong cách kiến trúc: Việt Nam,Trung Quốc, Nhật Bản.
. Quan Công Miếu:
Chùa ông thờ Quan Công. Chùa được xây dựng 1653 do người Hoa và người vùng đóng góp xây dựng.
. Bảo tàng lịch sử:
Thuộc làng Minh Hướng, trưng bày những hiện vật mà cả nhà khảo cổ Việt Nam và nước ngoài tìn được. Người ta trưng bày hiện vật theo 3 thời kì văn hoá: Văn hoá Sa Huỳnh, Văn hoá Chăm pa, Văn hoá Đại Việt.
. Nhà cổ Hội An:
Khu phố nằm gọn trong địa bàn phường Minh An, Diện tích khoảng 2 k m2. Tập trung phần lớn các di tích nổi tiếng ở Hội An. Đặc điểm mà ta có thể thấy ở trong khu phố cổ là: Đường phố ở khu phố cổ ngắn và hẹp, có độ uốn lượn, chạy ngang dọc theo kiểu bàn cờ, chiều dọc có 3 trục đường và các đường cắt ngang. Các công trình kiến trúc trong khu phố cổ được xây dựng hầu hết bằng vật liệu truyền thống: Gạch, gỗ. Điều đặc biệt ở đây là không có nhà cao quá 2 tầng: Mỗi công trình mang dấu ấn khá đa dạng, phong phú của nhiều dân tộc: Hoa,Việt. Mô hình chung trong các kiến trúc ngôi nhà là thường theo kiểu hình ống ,mặt tiền khoảng 6m chiều ngang, chiều sâu khá dài. Nhà chia thành nhiều nếp, kết cấu chính của nhà là bộ khung chịu lực bằng gỗ, liên kết với nhau bằng mộng và chốt.
Từ tháng 12/1999 tại Marốc UNESSCO đã chính thức công nhận phố cổ Hội An là Di sản văn hoá thế giới bởi tiêu chí số 5: “Cung cấp một ví dụ hùng hồn về một thể loại xây dựng hoặc kiến trúc phản ánh 1 giai đoạn lịch sử có ý nghĩa”.
2.1.2.Thánh Địa Mỹ Sơn:
Cách Đà Nẵng 69 km về phía Tây Nam. Quần thể kiến trúc nằm gọn trong một thung lũng hẹp, có núi bao bọc bốn bề, thuộc làng Mỹ Sơn, xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên. Mỹ Sơn là đỉnh cao của nghệ thuật Chămpa với các quá trình phát triển liên tục gần 9 thế kỉ. Dù bị thiên nhiên và chiến tranh tàn phá, Mỹ Sơn dấu vết nền móng của 70 toà thánh lâu đài và toà tháp.Trong số đó có khoảng 20 đền tháp còn nhận ra phần nào hình dạng,kiến trúc của nó.Tháng 12/1999 tại Marốc Thánh Địa Mỹ Sơn đã được UNNESSCÔ công nhận là di sản văn hoá thế giới.
2.1.3 Kinh Đô Trà Kiệu:
Bên trong dòng sông Thu Bồn ở phía Đông Mỹ Sơn .Là khinh đô xưa của người gốc Champa.ở Trà Kiệu có khoảng 10 công trình kiến trúc và hàng trăm tượng phù điêu cùng nhiều hình trang trí tinh sảo. Nhưng do sự tàn phá của chiến tranh đến nay kinh đô Trà Kiệu chỉ còn một nền Tháp lớn nơi đã từng được đặt một đền thờ tuyệt đẹp tiêu biểu cho tinh hoa của phong cách Trà Kiệu trong nghệ thuật Champa.
2.1.4.Các lễ hội:
-Đêm phố cổ:
Đêm Hội An vào 14 hàng tháng trăng sáng, Phố cổ không có ánh đèn điện chỉ có ánh trăng, nến, đèn dầu cổ, đèn lồng với nhiều hình thù đa dạng, một đêm không có xe.
-Lễ nguyên tiêu:
Tổ chức tại hội quán Phước kiến Triều Châu, Quảng Triệu, Chùa Cốngvào 16 âm lịch. Ngoài phần nghi lễ long trọng còn có tổ chức múa lân, nhiều trò vui truyền thống. Dịp cộng đồng người Hoa họp mặt đầu năm.
-Lễ hội Cầu Ngư:
Tổ chức đầu xuân trên sông Hội An. Gần biển Cửa Đại. Tổ chức cả Ngày truyền thống ngư dân nhân dịp Bác về thăm làng cá. Đây là lễ hội cầu mưa. Đua thuyền là sinh hoạt rất đặc trưng của người dân Hội An nói riêng và của dân ven biển nói chung. Ngoài ý nghĩa vui còn có ý nghĩa cầu mưa.
-Lễ hội Long Chu:
Lễ hội của các làng chài quanh thị xã Hội An. Là lễ hội tống ông và dịch bệnh vào lúc chuyển mùa. Tổ chức vào ngày 15 tháng 7 ở đình làng. Có tục rước Long Chu-Một biểu tượng oai linh về trừ ôn tống dịch.
-Ngâm vịnh thơ Đường:
Xướng dịch, Hoạ, là thú chơi tao nhã của các bậc nho sĩ xưa. Nay là một thú chơi của người Hội An.
-Hát hò khoan đối đáp :
2.1.5.Các món ăn đặc sản:
-Cao lầu
-Mì quảng.
-Cơm gà phố hội.
-Hoành thánh.
-Bánh bao-Bánh vạc.
-Bánh tráng dập.
2.1.6.Thăm các làng nghề.
-Nghề mộc Kim Bồng
-Nghề gốm Thanh Hà.
-Nghề làm đèn Lồng.
-Làng rau trà quế:Quý khách có dịp sốngthiên nhiên xanh.Hiểu thêm về làng quê Hội An .
2.2.Tài nguyên thiên nhiên:
2.1.1.Sông Thu Bồn:
Bắt đầu từ đỉnh Ngọc Linh chảy ra biển Đông tại khu vực cửa biển Cù Lao Chàm . Tổng độ dài vào khoảng 300km. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp(1946-1954)Sông Thu Bồn là ranh giới: Hưũ ngạn trở lên là vùng tự do tả ngạn về phía Đông là vùng tạm chiếm. Biết bao cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và bọn xâm lược Mĩ đã diễn ra ở hai bên bờ và ngay cả trên dòng sông này.
2.1.2.Bãi biển Cửa Đại:
Cửa Đại còn gọi là cửa Đại Chiêm, cách Hội An 4km đi thẳng theo đường Trần Hưng Đạo, dường cửa Đại. Đây là một bãi biển đẹp thu hút nhiều du khách. Xa xa ngoài khơi là 7 hòn đảo của Cù Lao Chàm (cách 7 km theo đường chim bay và 20 km theo đường tàu thuỷ. Đi mất 3 giờ) Trên đảo có khoảng 2500 dân sống bằng nghề biển và khai thác tổ yến.
2.1.3.Cù Lao Chàm:
Cách thị xã Hội An 31 km về phía biển Đông. Đảo gồm 5 đảo nhỏ nối sát với nhau: Đảo yến, đảo rùa , Đảo Cù Lao, và các quần đảo nhỏ khác.
ịTài nguyên du lịch Quảng Nam phong phú và đa dạng đáp ứng được nhu cầu tham quan nghiên cứu của khách du lịch trong và ngoài nước.
3.Đà Nẵng :
3.1.Tài nguyên tự nhiên :
3.1.1.Bãi tắm non nước: Là bãi biển liền kề với Ngũ Hành Sơn. Bãi biển dài hơn 5 km, cát mịn, quanh năm có ánh nắng mặt trời thuận lợi cho du lịch biển bốn mùa. Tại đây có khách sạn non nước.
3.1.2.Ngũ Hành Sơn(Hòn Non Nước):
Cách thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km về phía Đông Nam .Đây là cụm gồm năm ngọn núi đá hoa cương nằm liền kề với biển.Vì núi sát biển ,nên nhân dân gọi là Hòn Non Nước(Nghĩa là núi và nước).Đầu thế kỉ 19,Vua Gia Long đi qua nơi này đặt tên cho cụm núi này là Ngũ Hành Sơn và dặt tên cho từng ngọn núi là Kim Sơn,Mộc Sơn,Thuỷ Sơn,Hoả Sơn,Thổ Sơn.Ngọn núi đẹp nhất và lớn nhất là Thuỷ Sơn.
3.1.3.Bán đảo Sơn Trà:
Nằm án ngữ ngay trước cửa ngõ vào cảng Đà Nẵng, tạo thành bức bình phong chắn gió chắn bão cho thành phố ven biển này.Sơn Trà là khu tham quan lý tưởng với những bãi cát vàng trải dọc bờ biển,những nghềnh đá ngoạn mục,những di tích lịch sử vang bóng một thời, những loài chim, những loài thú quý hiếm không phải ở đâu cũng có. Dưới núi Sơn Trà là bãi tắm Tiên Sa. Tục truyền rằng, ngày xưa Tiên trên trời hay đáp xuống đây để tắm.
3.1.4.Núi Bà Nà:
Là một ngọn núi thuộc tỉnh Hoà Vang cách Đà Nẵng khoảng 35 km về phía Tây Nam, có độ cao 1478 m so với mặt biển. Trên đỉnh cao ấy có địa hình bằng phẳngnhư một cao nguyên nhỏ. Nhiệt độ của Bà Nà chỉ xê dịch từ 17 oC-20 oC. Năm 1920 người Pháp đã xây dựng nhiều công trình nghỉ mát trên ngọn núi này.
Trong một ngày ở Bà Nà, bốn mùa lần lượt diễn ra: Mùa Xuân vào buổi sáng, mùa Hạ vào buổi trưa, mùa thu vào buổi chiều và mùa đông vào buổi tối. Bà Nà còn có những rừng cây tuyệt đẹp với những đồi thông xanh ngát Bà Nà có một đặc điểm mà hiếm vùng nghỉ mát nào có được. Mây vùng này chỉ nằm lưng chừng núi, trong gió, trên đỉnh cao luôn quang rạng. Ngày 1/9/1998 khu du lịch Bà Nà chính thức được khai trương.
3.1.5.Đèo Hải Vân:
Là ranh giới giữa Tây và Nam, giữa Huế và Đà Nẵng. Đường đèo ngoằn ngèo tất cả là 200 km (đỉnh cao nhất là 496 m) đeò lượn quanh co trên sườn núi Hải Vân, một dãy núi dải Trường Sơn đâm ngang ra biển, ở đoạn này, dãy Trường Sơn có nhiều ngọn núi, trong đó có ngọn Hải Vân có đỉnh cao nhất là 1.172m. Đến đây du khách sẽ được thưởng thức cảm giác du lịch mạo hiểm khi vượt qua đèo và được thăm Thiên hạ đệ nhất hùng quan.
3.2.Tài nguyên nhân văn.
3.2.1.Bảo tàng Chàm.
Được xây dựng từ năm1915 theo mô tuýp thường gặp ở các tháp Chàm.Hiện nay bảo tàng còn lưư giữ được 297 tác phẩm đIêu khắc bằng đá và đất nung từ thế kỉ 7 đến thế kỉ 15.Đó là những tác phẩm độc đáo,tiêu biểu cho nền văn hoá Chàm.
3.2.2.Chùa Tam Thai
Được xây dựng năm 1825 trên ngọn Thượng Thai.Cạnh chùa có tháp Phổ Đồng,bên trái là động Huyền Không.Lòng động cao rộng,không khí mát lạnh.Động có nhiều nhũ đá đẹp.
3.2.3.Chùa Linh ứng.
Được xây dựng bên sườn Thuỷ Sơn trông ra hướng biên.Trong có bộ tượng La Hán bằng đá trắng.Bên phải chùa là vọng Hải Đài.Đứng ở đay có thể nhìn thấy biển Non Nước rộng mênh mông.
3.2.4.Làng đá Mỹ nghệ Non Nước.
Được hình thành vào thế kỉ 18 do một nghệ nhân người Thanh Hoá tên là Huỳnh Bá Quát khai sinh.Sang thế kỉ 19 thì cả làng Quan Khoái đều sinh sống bằng nghề này.Sản Phẩm đá Mỹ Nghệ ở đây rất phong phú và đa dạng.
* So với Quảng Nam và Huế thì Đà Nẵng là một tỉnh có ít tài nguyên du lịch nhất. Trong 4 di sản thế giới của nước ta thì 3 điểm nằm ở huế và Quảng Nam. Đây là một lợi thế rất lớn của hai tỉnh này nói riêng và của cả miền Trung.Ngoài các di sản văn hoá thế giới thiên nhiên còn ban tặng cho nơi đay những vùng tự nhiên kì thú, có sức thu hút lạ kì.Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú này ba tỉnh có thể phát triển nhiều loại hình du lịch từ tham quan, nghiên cứu, nghĩ dưỡng v.v..
III.Cở sở hạ tầng, cơ sở vật chất.
1. Cơ sở hạ tầng.
Cơ sở hạ tầng có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh du lịch .Về phương diện này mạng lưới và phương tiện giao thông là những nhân tố quan trọng hàng đầu. Đặc đIểm của ngành du lịch là di chuyển do đó hoạt động du lịch phụ thuộc rất nhiều vào giao thông. Một đối tượng có thể có sức hấp dẫn đối với du khách nhưng vẫn không thể khai thác được nếu thiếu giao thông. Du lịch muốn trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội đòi hỏi một mạng lưới giao thông thuận tiện nhanh chóng. Nằm án ngữ giữa tuyến đường sắt và đường bộ huyết mạch Bắc –Nam, trung tâm của vùng Huế-Đà Nẵng tương đối cách đều Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh xấp xỉ từ 700km đến 900 km. Vùng du lịch Bắc Trung Bộ có đầy đủ điều kiện để phát triển mạng lưới giao thông vận tải với tất cả các hệ thống giao thông từ đường bộ, đường bộ, đường sắt, đương hàng không.
1.1.Mạng lưới và phương tiện giao thông.
1.1.1.Huế.
Huế cách Đà Nẵng 108km, Hà Nội 654km, Đồng Hới 166km, thành phố Hồ Chí Minh 1071 km. Từ Huế rất thuận tiện để đi vào Nam hay đi ra Bắc.
Đường bộ: Quốc lộ 1A chạy ngang qua thành phố nên đi du lịch bằng đường bộ đến Huế rất thuận lợi. Xe du lịch liên tỉnh nối Huế với các tỉnh phía Nam nhiều và hệ thống đường xá cũng rất tốt. ở Huế có ba bến xe chính đó là: bến xe An Cựu chuyên đi các tỉnh phía nam, từ Đà Nẵng đến thành phố Hồ Chí Minh. Bến xe An Hoà chuyên đi các tỉnh phía Bắc. Bến xe Đông Ba chuyên đi các vùng trong tỉnh và Quảng Trị. Ngoài ra còn có các hãng taxi luôn sẵn sàng phục vụ du khách. Và một phương tiện vận chuyển rất được du khách ưa chuộng đặc biệt là khách nước ngoài đó là xích lô với giá tương đối rẻ.
Đường không: Có sân bay Phú Bài cách thành phố Huế 14 km. Hãng hàng không việt Nam hàng ngày có các chuyến bay nối Huế với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh trên các máy bay loại Airbur 320. Du khách có thể mua vé tại phòng bán vé máy bay 7B nguyễn Tri Phương (khách sạn Thuân Hoá) hay sân bay Huế số 12 Hà Nội .
Đường Sắt: ga Huế cách trung tâm thành phố 1 km, số 02 Bùi Thị xuân.Các chuyến tàu nhanh từ Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh đến Huế mất 12 giờ, từ thành phố Hồ Chí Minh đến Huế mất 20 giờ.
Đường thuỷ: Đi du thuyền trên sông Hương nghe ca Huế hay thăm các đIểm du lịch nằm dọc hai bờ sông Hương.
1.1.2.Đà Nẵng.
Nằm ở trung độ đất nước, trên trục đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và hàng không của cả nước và khu vực. Đà Nẵng cách Huế 108 km, Quảng Ngãi 130 km, hành phố Hồ Chí Minh 965 km, Hà Nội 759 km.
-Đường bộ: Có bến xe khách Đà Nẵng tại 35 Điện Biên Phủ hàng ngày có các chuyến xe đi các tỉnh, thành phố trong cả nước. Hàng ngày có các chuyến xe buýt tốc hành đi Vinh, Huế, Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Nam, Buôn Mê Thuột, thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, các hãng taxi hoạt động trên địa bàn thành phố rất sôi động.
-Đường sắt : Ga Đà Nẵng ở 122 đường Hải Phòng, là điểm dừng chân của chuyến tầu khách Bắc-Nam. Du khách có thể đi tàu Bắc-Nam dừng chân du lịch Đà Nẵng.
-Đường hàng không: Đà Nẵng có một lợi thế hơn hẳn Huế và Quảng Nam vì có sân bay quốc tế.Sân bay các trung tâm thành phố 2.5 km .Hàng ngày có các chuyến bay đI Hà Nội ,thành phố Hồ Chí Minh ,Pleiku,Hải Phòng(2 lần/1tuần),Nha Trang(4 lần/1 tuần), Buôn Mê Thuột (3 lần/1 tuần). Sau ngày 1/4/1989 sân bay Đà Nẵng chính thức trở thành sân bay quốc tế thứ 3,là cửa ngõ thứ 3 của nước ta được trực tiếp đưa đón khác du lịch quốc tế và là đIểm dừng chân thuận lợi trên đường bay của một số hãng hàng không quốc tế vẫn bay ngang qua bầu trời Đà Nẵng (gồm 100 lượt/chiếc/ngày).Đây là một triển vọng tốt đẹp cho ngành du lịch của Đà Nẵng.
-Đường biển:Đà Nẵng giữ vị trí một thành phố cảng quan trọng của cả nước.Cảng quốc tế Đà Nẵng dễ dàng thông thương với các cảng thuộc khu vực Châu á-Thái Bình Dương và các cảng khác dọc theo các bờ biển trong nước. Đà Nẵng có hai cảng biển:một quân cảng và một thương cảng.Từ thuận lợi đó,hàng năm cảng Đà Nẵng đón một lượng khách du lịch đi tàu vào nước ta.
1.1.3.Quảng Nam .
*Hội An.
Du khách đến Đà Nẵng bằng ôtô,tàu hoả.Rồi từ Đà Nẵng có hai con đường đi đến Hội An .Đường thứ nhất du khách đi từ quốc lộ 1về hướng Nam 7 km đến vân Đồn rẽ trái thêm 10 km.Đường thứ hai từ trung tâm thành phố Đà Nẵng qua bảo tàng Chàm và cầu Nguyễn Văn Trỗi,Ngũ Hành Sơn rồi đến Hội An.
Đường bộ:-từ Đà Nẵng :xe buýt đi Hội an khởi hành từ bến xe Đà Nẵng 1h một chuyến/10.000đ.
-Từ Hội an :bến xe Hội an có xe đi các tỉnh ,xe buýt đi Đà Nẵng 1h/1chuyến.
-Nếu du khách đi minibus máy lạnh từ Hội an đến Đà Nẵng giá 25.000đ/1người,đến Huế 42.000đ/1 người.Vé có thể mua tại bất kì văn phòng du lịch Hội an nào.
-Ngoài ra du khách có thể thuê xe đạp,xe máy tại văn phòng du lịch an Phú,Sinh cafê hay các đIểm gần khách sạn,nhà hàng.
*Mỹ Sơn.
Có hai đường đi:đường thứ nhất từ Đà Nẵng đến quốc lộ 1A rồi đến ngã ba nam Phước cách Đà Nẵng khoảng 32 km,rẽ phải đi theo tỉnh lộ 610 khoảng 25 km đến ngã tư quốc lộ rồi rẽ trái 10 km là đến làng Mỹ Sơn.Đi tiếp khoảng 4 km là đến ban quản lí Mỹ Sơn .Đường thứ hai từ Hội an đến Mỹ Sơn khoảng 40 km.Đây là tuyến đương giao thông thuận lợi nhất mà khách du lịch thường chọn.Đến Mỹ Sơn du khách sẽ đi qua một cầu tre nhỏ,đoàn xe của ban quản lí khu di tích sẽ đưa du khác đi thêm 3 km bằng xe Jeep.Hiện đoàn xe gồm có 6 chiếc xe Jeep. Và tỉnh Quảng Nam đang cho xây dựng một cây cầu nhỏ đi vào khu ditích thay cho cây cầu tre.
* Hệ thống giao thông đường sắt và đường bộ ở ba tỉnh phát triển chủ yếu theo hướng song song với đường biển.Quốc lộ 1A với chất lượng đường tương đối tốt từ Huế vào Quảng Ngãi.Đường sắt xuyên Việt chạy song song với quốc lộ 1A và đi qua phần lớn các điểm du lịch chủ yếu trong vùng,tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch kể cả đường sắt và đường ôtô. Đường giao thông đến các huyện lỵ, giữa các tỉnh ở Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam với nhau đang được đầu tư nâng cấp.Trong ba tỉnh thì Đà Nẵng là tỉnh có hệ thống giao thông phát triển đồng đều và thuận lợi hơn cả.Chính vì vậy,tuy là tỉnh có tài nguyên du lịch ít nhất nhưng hàng năm lượng khách du lịch đến Đà Nẵng rất đông đặc biệt bằng đường biển và đường hàng không.Từ Đà Nẵng du khách sẽ đi đến Huế và Quảng Nam bằng đường bộ.Còn về phương tiện giao thông thì ở Huế đa dạng và hấp dẫn khách du lịch hơn đặc biệt là xích lô và du thuyền trên sông.Riêng Quảng Nam cần chú trọng hơn nữa trong việc nâng cấp và mở rộng hệ thống cơ sở vật chất đặc biệt là các tuyến đường chính dẫn dến các di sản văn hoá thế giới.Có vậy tỉnh mới khai thác hết được tiềm năng du lịch vốn có của mình, nâng cao khả năng phối hợp với các tỉnh, các điểm du lịch lân cận để tạo thành một thể thống nhất và đồng bộ hơn nhằm biến du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn của miền Trung.
1.2.Mạng lưới thông tin liên lạc.
Thông tin liên lạc hiện đang là yêu cầu không thể thiếu của cơ sở hạ tầng du lịch.Trao đổi thông tin với bạn bè là nhu cầu cần thiết của du khách nhất là du khách nước ngoài. Và những đòi hỏi về chất lượng của hệ thống này ngày càng cao.Tính nhanh nhạy là một trong những yêu cầu hàng đầu.
1.2.1.Huế.
Toàn tỉnh có hơn 22 bưu cục với bưu điện thành phố nằm ở số 8 Hoàng Hoa Thám. Các bưu cục này nằm trải dài theo các con phố chính, gần các điểm du lịch chính của Huế.Theo số liệu ta thấy mạng lưới thông tin liên lạc trong thành phố Huế là tương đối dày đặc.Ngoài ra dọc các con phố chính, gần các điểm lưu trú thường có các bốt điện thoại thẻ rất tiện cho du khách.
1.2.2.Đà Nẵng.
Bưu điện chính nằm ở số 45 Trần Phúc.Dọc các con phố chính luôn có dịch vụ điện thoại phục vụ nhu cầu của khách.
Mạng lưới thông tin của tỉnh đang được chú ý phát triển và bước đầu tư đã đáp ứng được khách du lịch trong và ngoài nước.
1.2.3Quảng Nam .
ở Hội An dịch vụ bưu điện còn ít chưa đáp ứng được hết nhu cầu của du khách .
ở Mỹ Sơn :Bưu điện chưa phát triển mới chỉ có một quầy phục vụ bưu điện ở gần ban quản lý và phục vụ du khách .
* Nhìn chung mới có Huế và Đà Nẵng bước đầu đáp ứng được nhu cầu của du khách về thông tin liên lạc.Tỉnh Quảng Nam cần có sự đầu tư đến mạng thông tin liên lạc trong tỉnh để phục vụ du khách.Cả ba tỉnh cần mở rông và phát triển hơn nữa mạng lưới thông tin liên lạc ra nước ngoài nhằm phục vụ cho khác nước ngoài.
1.3.Hệ thống cung cấp điện và nước.
Trước đây việc cung cấp điện và nước còn có nhiều khó khăn. Sản lượng theo đầu người còn rất thấp.Toàn vùng du lịch Bắc Trung Bộ không có nhà máy điện cỡ trung bình. Chỉ riêng thành phố Đà Nẵng sản lượng điện hàng năm đặt 100 triệu kmh..Nguồn điện cho toàn vùng nay không còn là vấn đề gay gắt nữa khi nhà máy điện YALY đã xây dựng xong và đưa vào hoạt động.Vấn đề điện ở trong 3 tỉnh được cải thiện và đáp ứng được nhu cầu của dân và du khách .
2.Cơ sở vật chất du lịch.
Cơ sở vật chất du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiên những sản phẩm du lịch cũng như quyết định mứ độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch.
2.1.Thừa Thiên Huế.
2.1.1.Cơ sở phục vụ ăn uống- lưu trú :Là thành phần đặc trưng nhất trong toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch .Chúng được phân hạng tuỳ theo tiêu chuẩn và mức độ đồng bộ của dịch vụ đó.
- Nhà hàng: Có hơn 21 nhà hàng lớn nhỏ phục vụ với những loại hình đa dạng :
. Nhà hàng Hoa Mai :Số 51 Lê Lợi.
. Nhà hàng Cung Dình:Số 51 Lê Lợi.
. Nhà hàng Sông Hương:Số 3 Lê Lợi.
. Nhà hàng Ông Táo 134 Ngô Đức Kế .
. Nhà hàng Century riverside Inn:49 Lê Lợi
. Nhà hàng Âm phủ :Số 35 Nguyễn Thái Học.
. Nhà hàng Madarin:12 Hùng Vương.
. Nhà hàng Ngọc Anh
. Nhà hàng Tịnh Gia Viên 20/3Lê Thánh Tôn.
Từ nhà hàng cao cấp đến bình dân đó là các quán vỉa hè với các món ăn ngon và rẻ như:
. Quán cơm :Bà Chủ.
. Cơm hến,Công viên NguyễnVăn Trỗi-Hoàng Hoa Thám.
. 93/9 Phan đình Phùng-Bánh bèo
. Phở Bắc-Trương Định
. Cơm chay-47/2 Lê Lợi.
- Khách Sạn: Huế chỉ có 3 khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên đó là khách sạn Saigon-morin,4 sao với 127 phòng.Khách sạn Hương Giang, 3 sao với 150 phòng. Khách sạn Century,3 sao với 145 phòng.Còn lại là các khách sạn 2 sao: Ngô quyền với 61 phòng, thanh lịch với 40 phòng,Thuận Hoá với 80 phòng, Hùng Vương với 72 phòng, Hoa Hồng với 60 phòng, Đống Đa với 37 phòng; khách sạn một sao: Thăng Long với 25 phòng, Phượng Hoàng với 30 phòng, Bông Sen với 17 phòng,Thành Nội với 50 phòng. Còn lại là các khách sạn nhỏ.
- Ngoài ra ở Huế còn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DL 81.DOC