Đề tài Du lịch Quảng Ninh - Hiện trạng và định hướng phát triển

 

Lời nói đầu 1

III. 2.1.2 Trung tâm du lịch Móng Cái - Trà Cổ: 3

III 2.1.3 Trung tâm du lịch Uông Bí - Đông Triều - Yên Hưng 6

III 2.1.4 khu du lịch Vân Đồn 9

III.3.1. Định hướng phát triển du lịch theo các tuyến du lịch. 12

III.3.1.1. Tuyến du lịch nội tỉnh. 13

III.3.1.2. Tuyến du lịch liên tỉnh. 14

III.3. Những giải pháp cơ bản để thúc đẩy du lịch Quảng Ninh phát triển. 14

3.1. Huy động vốn đầu tư cho du lịch. 14

3.2. Xây dựng trung tâm xúc tiến du lịch và xây dựng quĩ phát triển du lịch. 15

3. Nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch cho các bộ và nhân viên trong ngành du lịch. 15

3.4. Đổi mới tổ chức quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch. 16

3.5. Mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ du lịch. 17

3.6. Nâng cao hệ thống cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng. 17

3.7. Bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững. 17

Kiến nghị 19

1. Với uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh. 19

2. Với Tổng Cục Du lịch. 19

3. Với Sở Du lịch Quảng Ninh. 20

Kết luận. 21

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1675 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Du lịch Quảng Ninh - Hiện trạng và định hướng phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong tỉnh và cả nước - Tập trung phát triển các dịch vụ phát triển du lịch nhằm đáp ứng tốt nguồn khách du lịch thương mại . - Phát triển du lịch tắm biển, nghỉ mát, thể thao nước kết hợp tham quan. - Du lịch văn hoá trong thị trấn Hải Ninh. - Khả năng thu hút khách , doanh thu từ du lịch và nhu cầu xây dựng cơ sở lưu trú: Dự báo lượt khách du lịch đến khu du lịch Móng Cái - Trà Cổ Hạng mục Tổng lượt khách Đơn vị 2005 2010 Nghìn lượt 760 1140 - Quốc tế Nghìn lượt 470 725 - Nội địa Nghìn lượt 290 415 Khách lưu trú Nghìn lượt 438 791 - Quốc tế Nghìn lượt 291 471 - Nội địa Nghìn lượt 147 320 Thời gian lưu trú Ngày - Quốc tế Ngày 1,5 1,9 - Nội địa Ngày 1,7 2 Tổng ngày khách lưu trú Nghìn ngày 743 1534 - Quốc Tế Nghìn lượt 494 894 - Nội địa Nghìn lượt 249 640 Bảng III. 10 Dự báo doanh thu du lịch của khu du lịch Móng Cái - Trà Cổ thời kỳ 2005-2010 Tổng doanh thu tỷ lệ so với doanh thu du lịch của tỉnh Đơn vị Năm 2005 Năm 2010 Tỷ đồng 234,2 535 % 17% 18% Về cơ sở lưu trú: Hiện nay ở khu vực Móng Cái- Trà Cổ có 25 khách sạn và nhà khách, 60 nhà nghỉ tư nhân với gần 600 phòng. Theo dự báo nhu cầu phòng cho khách du lịch ở khu vực Móng Cái- Trà Cổ đến năm 2005 và 2010 như sau: 2005 2010 Tổng số phòng 900 1620 Phòng Quốc tế 500 800 Phòng nội địa 400 820 Bảng III.11 Dự kiến đến năm 2010 xây dựng mới 32 khách sạn. Các khách sạn lớn sẽ được xây dựng chiếm 60% ở khu vực Trà Cổ và 40% ở trung tâm thị xã Móng Cái. - Xây dựng các tuyến du lịch và tổ chức các tour du lịch Tổ chức khai thác các tour du lịch truyền thống Hà Nội- Hải Phòng- Hạ Long- Móng Cái- Trà Cổ. Tổ chức các tour du lịch quốc tế theo đường bộ từ Đông Hưng- Móng Cái - Hạ Long đi vào sâu nội địa Việt Nam và người lại từ Việt Nam qua trung Tâm thị xã Móng Cái- Đông Hưng Trung Quốc Tổ chức các tour du lịch biển từ Trung Quốc sang Việt Nam theo tuyến Trung Quốc - Trà Cổ- Hạ Long- Cát Bà và ngược lại Tổ chức cho khách Trung Quốc và Việt Nam tham quan các điểm trên thị xã Móng Caí như tham quan chợ, mua sắm ở trung tâm thị xã Móng Cái, du lịch sinh thái ở hồ Tràng Vinh và tham quan làng dân tộc Dao. Kết hợp du lịch với tham quan buôn bán ở khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái. Tổ chức các tour du lịch cho khách du lịch Việt Nam thăm Trung Quốc từ Hạ Long- Móng Cái - Đông Hưng và ngược lại. * Điểm du lịch Trà Cổ Trà Cổ thuộc huyện Hải Ninh, cách thị trấn Móng Cái 8km, cách Bãi Cháy 195km đường bộ hoặc 202km đường biển, cách Hà Nội 334km. Trà Cổ là một bán đảo gồm bốn thôn với diện tích 12km2. ở đây có nhiều cảnh đẹp như Cồn Mang, doi cát Savi…và những di tích lịch sử nghệ thuật như đình Trà Cổ, chùa Linh Khánh chùa Xuân Lan, nhà thờ Trà Cổ. Đình Trà Cổ được xây dựng vào những năm 1950, đây là một ngôi đình khá đồ sộ hoàn toàn mang dấu ấn của nền văn hoá Việt Nam. Đình dài 29,8m, rộng 18,5m, kiến trúc chữ công cách đình Trà Cổ 300m về phía Đông là bãi tắm Trà Cổ, bãi tắm này có chiều dài 17km uốn vành khuyên từ mũi gót phía Bắc đến mũi ngọc phía Nam. Khi nước biển rút xuống, bãi cát phẳng mượt mà như thảm, thoai thoải ra mặt biển. Cát sạch mượt, sóng tương đối lớn. Tương lai đây sẽ là một khu nghỉ mát tắm biển lý tưởng thu hút khách du lịch không chỉ với mục đích nghỉ dưỡng tắm biển mà còn với mục đích nghiên cứu lịch sử, văn hoá, kiến trúc của người Việt Nam xưa. III 2.1.3 Trung tâm du lịch Uông Bí - Đông Triều - Yên Hưng Khu du lịch Uông Bí - Đông Triều - Yên Hưng nằm trên lãnh thổ thị xã Uông Bí, huyện Đông Triều và huyện Yên Hưng, nhưng tập trung chủ yếu ở thị xã Uông Bí, thị trấn Đông Triều và thị trấn Yên Hưng. Thị xã Uông Bí nằm trên đường giao thông thuận lợi nối liền với Hải Phòng. Hải Dương - Hà Nội và Hạ Long với khu du lịch Yên Tử đặc sắc, khu di tích lịch sử Hang Son, Thắng cảnh Hồ Yên Trung, thác nước lựng xanh gắn với các cảnh rừng và núi non thơ mộng. Trung Tâm thị xã Uông Bí trong tương lai sẽ là trung tâm du lịch lớn, một trọng điểm của du lịch Quảng Ninh. Thị trấn Đông Triều với làng nghề sành sứ nổi tiếng và cách 5km về phía Đông Bắc là chùa Quỳnh Lâm, đến An Sinh và khu lăng một nhà Trần. Bao quanh khu di tích là các mô hình vườn cây ăn quả (vải thiều, na) với diện tích 3000 ha, tạo cảnh quan cho du lịch sinh thái miệt vườn. Các hồ nước như hồ Vải Chẽ, hồ Trại Lão, hồ Bến Châu, có dung tích mỗi hồ khoảng 10 triệu m3 trong tương lai sẽ được xây dựng thành các điểm du lịch. Với tài nguyên như vậy, hướng phát triển du lịch của Đông Triều sẽ là du lịch lịch sử - văn hoá và du lịch sinh thái miệt vườn. Thị trấn Yên Hưng nằm trên vùng đất huyện Yên Hưng trù phú có lịch sử phát triển và nền văn hoá lâu đời, và là một địa danh nổi tiếng bởi mật độ dày đặc di tích chiến thắng Bạch Đằng lẫy lừng của Trần Hưng Đạo với bãi cọc Bạch Đằng nổi tiếng, đền thờ Trần Hưng Đạo, và miếu Vua Bà, cây Lim Giếng Rừng hơn 700 tuổi. Thị xã Uông Bí là điểm giữa cách thị trấn Đông Triều và thị trấn Yên Hưng 15-20km, hiện tại cơ sở vật chất phục vụ du lịch còn nghèo và thiếu đồng bộ, ở cách rời nhau, chưa tạo thành mối liên kết giữa ba điểm -Khách du lịch đến đây chủ yếu là đến dự lễ hội, viếng đình chùa, đi về trong ngày hoặc nghỉ ở Hạ Long. Theo số liệu thống kê của UBND thị xã Uông Bí thì năm 2000 đón được 160 nghìn lượt khách đạt 1650 triệu đồng. Năm 2004 đón 360 nghìn lượt ở Đông Triều và Yên Hưng chưa có số liệu thống kê đầy đủ. - Dự báo du khách đến trung tâm du lịch Uông Bí - Đông Triều - Yên Hưng giai đoạn 2005-2010 là: Hạng mục Tổng lượt khách Đơn vị 2005 2010 Nghìn lượt 480 660 - Quốc tế Nghìn lượt 22 55 - Nội địa Nghìn lượt 458 605 Khách lưu trú Nghìn lượt 48 72 - Quốc tế Nghìn lượt 3 7 - Nội địa Nghìn lượt 45 65 Thời gian lưu trú Ngày - Quốc tế Ngày 1 1 - Nội địa Ngày 1 1 Tổng ngày khách lưu trú Nghìn ngày 48 72 - Quốc Tế Nghìn lượt 3 7 - Nội địa Nghìn lượt 45 65 Bảng III. 12 Dự báo doanh thu của trung Tâm Đơn vị Năm 2005 Năm 2010 Doanh thu du lịch tỷ đồng tỷ lệ so với doanh thu du lịch của tỉnh % 124 246 9 8,2 Bảng III. 13 Cơ sở lưu trú ở khu du lịch này còn rất thiếu chất lượng chưa cao, phần lớn là nhà nghỉ năm 2000 cả khu mới có một số khách sạn nhỏ với khoảng 150 phòng. Đến nay đã có hơn 200 phòng. Dự báo đến năm 2010 cần có 500 phòng. - Sản phẩm du lịch chính của khu du lịch Uông Bí - Đông Triều - Yên Hưng . Du lịch lễ hội . Du lịch tâm linh: đình, đền, chùa . Du lịch tham quan: bãi cọc Bạch Đằng, danh thắng, di tích . Du lịch sinh thái: Rừng, hồ, vườn đồi, vườn rừng . Du lịch thể thao - Các tuyến du lịch chính: . Thị trấn Đông Triều- Chùa Quỳnh Lâm- khu lăng mộ nhà Trần - Vườn cây ăn quả . Trung tâm thị xã Uông Bí- Yên Tử- Hang Son- Hồ Yên Trung - Thắng cảnh Lựng xanh . Thị trấn Đông Triều - Uông Bí - Yên Hưng đền bãi cọc Bạch Đằng, đền thờ Trần Hưng Đạo, đền vua Bà, cây lim 700 tuổi, cánh rừng thông tưởng niệm Bác Hồ. III 2.1.4 khu du lịch Vân Đồn Huyện đảo Vân Đồn bao gồm trên 600 đảo lớn nhỏ và vùng biển, trong vịnh Bái Tử Long với diện tích các đảo 596,7km2, trong đó đảo Cái Bầu 318,5km2, có 6 xã, 4 thị trấn, quần đảo Vân Hải 278,2 km2 gồm 2 xã đảo. Dân số của Vân Đồn hiện nay là 40000người. Nằm trong vùng vịnh Bái Tử Long, bên cạnh vịnh Hạ Long, huyện đảo Vân Đồn có nhiều hang động đẹp, như các hang Soi Nhu, Hà Giắt, nhà Trò, có vườn quốc gia Bái Tử Long, có nhiều bãi tắm đẹp, cát mịn, nước sạch, song tương đối lớn không khí đảo trong lành, yên tĩnh, không có bụi khói công nghiệp, có nhiều di tích lịch sử- văn hoá như đình Quan Lạn, Phế tích Thương Cảng Vân Đồn, khu di tích lưu niệm Bác Hồ trên đảo Ngọc Vừng… là những tài nguyên du lịch nổi bật đang ở dạng tiềm năng cần được đầu tư khai thác để tạo thành khu du lịch trọng điểm trong quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh từ nay tới 2010 Với ưu thế về vị trí địa lý và tài nguyên du lịch, sau khi hoàn thành các cầu Tài Xá, cầu Bãi Cháy, huyện đảo Vân Đồn sẽ có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch và các nhà đầu tư. Theo dự báo của Sở Du lịch Quảng Ninh thì lượng khách đến khu du lịch Vân Đồn và doanh thu du lịch như sau: Hạng mục Tổng lượt khách Đơn vị 2005 2010 Nghìn lượt 200 720 - Quốc tế Nghìn lượt 82 305 - Nội địa Nghìn lượt 118 415 Khách lưu trú Nghìn lượt 90 450 - Quốc tế Nghìn lượt 35 240 - Nội địa Nghìn lượt 55 210 Thời gian lưu trú Ngày - Quốc tế Ngày 1 1,8 - Nội địa Ngày 1,5 2 Tổng ngày khách lưu trú Nghìn ngày 117,5 852 - Quốc Tế Nghìn lượt 35 432 - Nội địa Nghìn lượt 82,5 420 Bảng III. 14 Ghi chú: Không tính số khách nội tỉnh Dự báo doanh thu du lịch Vân Đồn năm 2005 chiếm 5% doanh thu du lịch của tỉnh và năm 2010 chiếm 13% doanh thu du lịch của tỉnh. Đơn vị Năm 2005 Năm 2010 Doanh thu du lịch Tỷ đồng 68,9 386 Tỷ lệ so với doanh thu du lịch của tỉnh % 5 13 Bảng III. 15 Các cơ sở lưu trú hiện có ở Vân Đồn rất thiếu và chất lượng thấp - dự báo đến năm 2010 cần có 620 phòng khách sạn Một số trọng điểm du lịch trong khu du lịch Vân Đồn * Điểm du lịch Cái Bầu mà trọng tâm là thị trấn Cái Rồng và khu du lịch dịch vụ tổng hợp Bãi Dài, với diện tích tự nhiên 318,5 km2 dân số 30000 người. Cái Bầu là đảo lớn nhất thuộc vịnh Bái Tử Long- thị trấn Cái Rồng là trung tâm hành chính - thương mại của huyện . Tài nguyên du lịch có bãi biển ( Bãi Dài) dài 5km, cát mịn nước xanh trong và bãi cát thoải, có hệ sinh thái rừng trên đảo với nhiều loài thực vật quý hiếm. Trong tương lai sẽ hình thành nhiều mô hình trang trại đồi rừng, vườn rừng, có 6000ha bãi triều có tiềm năng nuôi trồng thủy, hải sản. Hiện nay khi cầu Tài Xá đã hoàn thành thì trung tâm đảo Cái Bầu sẽ trở thành điểm du lịch, điểm lưu trú và cũng là điểm xuất phát các tour du lịch ra các đảo vịnh Bái Tử Long Sản phẩm du lịch: tắm biển, nghỉ dưỡng, du lịch cảnh quan rừng tự nhiên, tham quan các mô hình trang trại, nuôi trồng thuỷ sản, nghỉ cuối tuần Để thu hút khách cần phải: - Xây dựng một số khách sạn, nhà nghỉ và cơ sở dịch vụ du lịch cho khách lưu trú ở Bãi Dài và thị trấn Cái Rồng, xây dựng công viên vui chơi giải trí. - Về hạ tầng: xây dựng đường điện hạ thế 35 KV đến các trung tâm xã trên đảo và đưa điện về các hộ gia đình. - Mua sắm mới và tăng cường năng lực của các phương tiện vận chuyển khách du lịch trên biển, tới các đảo. * Điểm du lịch Ngọc Lừng. Ngọc Lừng có diện tích đất tự nhiên 45,6km2, trong đó diện tích có rừng 1.789 ha. Dân số 1200 người. Tài nguyên du lịch có bãi biển dài, cát mịn, nước trong là một trong những bãi tắm đẹp nhất của Vân Đồn, hệ sinh thái rừng tự nhiên, khu di tích lưu niệm Bác Hồ, các mô hình nuôi trai ngọc… Sản phẩm du lịch: nghỉ dưỡng, bãi tắm, thăm quan mô hình trang trại nuôi trai ngọc, tham quan làng chài, du lịch sinh thái cắm trại. Để thu hút khách: xây dựng một số nhà nghỉ có trang thiết bị đầy đủ phục vụ khách lưu trú nghỉ trưa, hoặc qua đêm. - Nâng cấp bến cảng Cồng Yên - hoàn thiện đường từ bến cảng vào trung tâm xã, đến bãi tắm và xây dựng đường bê tông đến các thôn. - Xây dựng trạm phát điện Diêzen và mạng lưới điện đến các cơ sở lưu trú khách du lịch và các hộ trên đảo. - Xây dựng trung tâm văn hoá thông tin, các điểm vui chơi giải trí, trồng rừng tạo cảnh quan, tôn tại khu di tích lưu niệm Bác Hồ phục vụ du khách và nhân dân trên đảo. * Điểm du lịch Quan Lan. Quan Lan có diện tích tự nhiên là 41,6km2, đất có rừng 340 ha, đất canh tác 34 ha, phần lớn diện tích cần trồng lại rừng tạo cảnh quan trên đảo. Tài nguyên du lịch có đình và lễ hội Quan Lan nổi tiếng, 2 bãi tắm: Quan Lan, Vân Hải rất đẹp, chỉ cách nhau 5km về phía biển khơi và các mô hình đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản. Sản phẩm du lịch: Tắm biển, nghỉ dưỡng, lễ hội, du lịch sinh thái, tham quan di tích, ????? của người Việt. Để thu hút khách cần xây dựng một số nhà nghỉ đầu tư nâng cấp cảng Quan Lan. Nâng cấp tuyến đường trên đảo, trạm phát điện, xây dựng trung tâm văn hoá, giải trí, y tế… * Điểm du lịch Minh Châu. Minh Châu có diện tích tự nhiên 43,1km2, trong đó rừng tự nhiên thuộc 1,878 ha, dân số 1000 người. Tài nguyên du lịch: có khu rừng nguyên sinh đảo Ba Mùn với diện tích rừng tự nhiên 1.800 ha là trung tâm của vườn quốc gia Bài Tử Long, có bãi biển dài, cát mịn là bãi tắm lý tưởng và có các mô hình nuôi trồng thuỷ hải sản. Sản phẩm du lịch: Du lịch sinh thái, tham quan, tắm biển, nghỉ dưỡng. Để thu hút khách: Cần tập trung xây dựng một số nhà nghỉ có trang thiết bị đầy đủ phục vụ khách du lịch nghỉ trưa hoặc lưu trú qua đêm. Nâng cấp cảng ????, trạm điện và mạng lưới đến các cơ sở lưu trú khách du lịch, xây dựng các giếng khoan, và bể chứa nước mưa để có đủ nước ngọt cho du khách. Như vậy, ngoài các khu du lịch trọng điểm trên, khi khai thác sử dụng tiềm năng tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, ngành du lịch cần phối hợp với các địa phương và các ngành biển ???? hoạch định, khai thác tiềm năng du lịch của huyện còn lại để xây dựng các trung tâm và khu du lịch mới như Cô Tô - Tiên Yên với các sản phẩm du lịch chính du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá, lịch sử, du lịch nghiên cứu khoa học, sinh thái. III.3.1. Định hướng phát triển du lịch theo các tuyến du lịch. Để xác định các tuyến du lịch phải dựa trên mức độ thuận lợi của vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn kết hợp với cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo tốt cho hoạt động du lịch. Bên cạnh đó dựa vào những định hướng phát triển du lịch của ngành. III.3.1.1. Tuyến du lịch nội tỉnh. - Tuyến thăm quan các thắng cảnh trên Vịnh Hạ Long với tuyến này, khách du lịch tham quan chủ yếu là các đảo, hang động trên Vịnh trong một khoảng thời gian 4-5 giờ đồng hồ bằng phương tiện tàu thuỷ. Lộ trình đi: Bắt đầu từ Bãi Cháy, đi khoảng 8km đến động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, thêm 3km nữa đến đảo Tuần Châu và đi thêm 5km theo lạch Đinh Hương, Gà Chọi đến hang Bồ Nâu - đi qua các hòn đảo như: Hòn Rùa, Đầu người, hòn Con Cóc, Vũng Tầu Đắm, hồ Ba Hầm - đến bãi Tầm Ba Trái Đào. Hoặc cùng có thể rút ngắn quãng đường tham quan bằng việc chỉ thăm những hàng động chính. - Tuyến tham quan các thắng cảnh trên Vịnh bãi Tử Long: xuất phát từ Bãi Cháy đi khoảng 20km đến hang động Hanh. Tới điểm này ngoài đi bằng canô, có thể đi bằng ô tô qua Hòn Gai, xuống Cẩm Phả mới đi ca nô. Tiếp đến thăm quan đảo Quan Lan, Cô Tô, đọc Ngọc Lừng. ăn trưa và nghỉ tối ở đảo Cô Tô hoặc đảo Quan Lan. - Tuyến Hạ Long - Cửa Ông - Trà Cổ. Trong tuyến này phải đi với chiều dài đường bộ khoảng 194 km hoặc bằng đường thuỷ khoảng 200 km trong khoảng 3 giờ đồng hồ. Đối tượng tham quan của tuyến này là đến Cửa Ông, tiếp đến là đình Trà Cổ và bãi tắm Trà Cổ dài 17km - một bãi tắm lý tưởng với tuyến này khách có thể lưu trú ở Móng Cái hoặc Trà Cổ. - Tuyến Hạ Long - Yên Tử. Có thể đi trong ngày hoặc lưu trú ở Yên Tử hoặc Hạ Long - Tuyến Hạ Long - Bãi cọc Bạch Đằng - đình Phong Cốc - Tuyến Hạ Long - Uông Bí - Đông Triều - Tuyến Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn - Tuyến du lịch thăm quan thành phố Hạ Long - Bảo tàng sinh thái, núi Bài Thơ, trung tâm thương mại, bảo tàng mỏ. III.3.1.2. Tuyến du lịch liên tỉnh. Việc ???/ tuyến du lịch liên tỉnh sẽ dựa vào các yếu tố về tiềm năng và tài nguyên du lịch, vị trí địa lý cũng như khả năng về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của từng địa phương cụ thể dựa vào những yếu tố trên, có thể xác định các tuyến du lịch liên tỉnh Quảng Ninh như sau: - Tuyến Hà Nội - Quảng Ninh: Đây là tuyến du lịch quan trọng vì lượng khách vào Quảng Ninh chủ yếu xuất phát từ Hà Nội . Hệ thống giao thông đường bộ thuận lợi cùng với hệ thống cơ sở lưu trú khá hoàn thiện có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu du khách. - Tuyến Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn: là tuyến du lịch sinh thái biển kết hợp du lịch văn hoá. Do tính chất đa dạng sản phẩm du lịch vừa là sinh thái biển, vừa là văn hoá, lại có hệ thống giao thông, cơ sở lưu lại tốt nên tuyến du lịch này cũng được xác định là tuyến quan trọng trong định hướng phát triển du lịch của tỉnh. - Tuyến Quảng Ninh - Lạng Sơn - Cao Bằng - Hà Giang - Lào Cai - Lai Châu - Sơn La - Hà Nội. Là tuyến du lịch tương đối dài, dọc theo đường quốc lộ 14 bên cạnh nguồn tài nguyên tương đối phong phú cả tự nhiên lẫn nhân văn nhiều đối tượng khách với các ????? du lịch khác nhau thì cơ sở lưu trú, đường xá nhiều nơi còn chưa hoàn thiện nhưng trong tương lai, với định hướng phát triển chung của cả nước, đây có thể là tuyến du lịch khá hấp dẫn. III.3. Những giải pháp cơ bản để thúc đẩy du lịch Quảng Ninh phát triển. 3.1. Huy động vốn đầu tư cho du lịch. Nhu cầu đầu tư cho du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2005 - 2010 rất lớn, lên đến 4374 tỷ đồng vốn cần huy động từ nhiều nguồn khác nhau như: từ nội bộ kinh tế, ngân sách tỉnh, các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh, dân đầu tư vào, quĩ tín dụng, từ ngân sách Trung ương và Tổng cục vốn ODA, vốn FDI… nhưng tỷ lệ đáp ứng nhu cầu còn rất thấp nhất là 8% và cao nhất không quá 10%. Khả năng huy động vốn đầu tư là yếu tố có tính chất quyết định qui mô, tốc độ phát triển du lịch. Trong giai đoạn hiện nay khả năng đáp ứng vốn từ ngân sách của tỉnh và ngân sách Trung ương chỉ chiếm khoảng 20-25% nhu cầu, phần còn lại 75-80% thuộc các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài. Phần vốn này Nhà nước không trực tiếp điều tiết được mà phải thông qua cơ chế chính sách và tạo môi trường thuận lợi. Vì vậy để huy động được nguồn vốn này vào đầu tư phát triển du lịch, thì Nhà nước Trung ương và tỉnh cần phải có chính sách thông thoáng (như giá thuê đất, thuế, vay vốn, lợi nhuận và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, chính sách thu hút khách du lịch đặc biệt là khách du lịch nước ngoài….) để các thành phần kinh tế trong nước, trong tỉnh và đầu tư ra nước ngaòi yên tâm đầu tư vào phát triển du lịch. Nhà nước tập trung đầu tư vào kết cấu hạ tầng, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào kinh doanh dịch vụ du lịch. 3.2. Xây dựng trung tâm xúc tiến du lịch và xây dựng quĩ phát triển du lịch. Việc tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch cần phải được quan tâm đúng mức vì đây là yếu tố rát quan trọng trong việc thu hút khách du lịch. Việc xây dựng trung tâm xúc tiến du lịch phải được đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Sở du lịch là rất cần thiết trung tâm này sẽ có chức năng tuyên truyền quảng bá du lịch, nghiên cứu phát triển du lịch, tư vấn đầu tư và huy động các nguồn vốn phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh… Hiện nay Sở mới chỉ có phòng xúc tiến du lịch, qui mô còn nhỏ kinh nghiệm hoạt động còn kém hiệu quả. 3. Nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch cho các bộ và nhân viên trong ngành du lịch. Trong giai đoạn 2000 - 2001, ngành du lịch Quảng Ninh đã tạo thêm việc làm cho hơn 10.000 lao động, dự kiến sẽ thu nhận thêm hơn 7.000 lao động nữa trong giai đoạn từ nay đến 2010. Để nâng cao chất lượng lao động - yếu tố quyết định sự tăng trưởng ngành du lịch, cần phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, nâng cao nguồn lao động trong ngành. - Muốn làm được điều đó, cần phải dành nguồn tài chính thích đáng để đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ nhân viên trong ngành. Đào tạo cả ở trong nước và nước ngoài mà cụ thể: + Đối với trường Cao đẳng văn hoá du lịch hiện tại cần mở rộng hơn qui mô, chất lượng đào tạo để có thể đào tạo các mức học phù hợp với công việc như: Đào tạo tại chức (đào tạo lại) về quản lý chuyên ngành nghiệp vụ đối với cán bộ và nhân viên hiện đang công tác trong ngành du lịch tỉnh, đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế. Đào tạo bổ sung nghiệp vụ du lịch cho cán bộ nhân viên mới được tiếp nhận từ các trường đại học và dạy nghề. Đào tạo nghiệp vụ du lịch cho lao động của thành phố được tuyển vào ngành du lịch. + Việc đào tạo phải gắn liền với thực hành, có thể nói mô hình "trường - khách sạn" là mô hình đạt hiệu quả rất cao. - Có chế độ khen thưởng kịp thời đối với cán bộ, nhân viên có năng lực thực sự, có sáng kiến, làm tốt công việc. Đồng thời khiển trách, đưa ra khỏi ngành những cán bộ quản lý quan liêu, hách dịch, tham nhũng, thiếu năng lực. 3.4. Đổi mới tổ chức quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch. Trong những năm gần đây, cơ chế tổ chức quản lý kinh tế đã có nihều đổi mới nên hầu hết các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh đã qui mô về một mối, dưới sự quản lý của Sở Du lịch. Tuy nhiên việc tổ chức quản lý du lịch còn nhiều khó khăn do tình trạng lộn xộn của một thời bung ra: người người làm du lịch, nhà nhà làm du lịch, các cơ quan, đoàn thể từ Trung ương đến các địa phương đều có hoạt động du lịch trên địa bàn, xây cất khách sạn, nhà nghỉ tuỳ tiện. Cảnh quan vệ sinh môi trường du lịch ít được quan tâm, hoạt động kinh doanh du lịch không được quản lý chặt chẽ… Vì thế để đổi mới tổ chức quản lý du lịch cần phải tập trung vào vấn đề lập và thực hiện qui hoạch phát triển du lịch, ban hành chế độ qui định quản lý du lịch kịp thời. Một bộ máy tổ chức quản lý hoạt động phải gọn, nhẹ, năng động và hoạt động có hiệu quả. 3.5. Mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ du lịch. Nhìn chung dịch vụ phục vụ khách trong các cơ sở lưu trú ở Bãi Cháy, Móng Cái cũng như các dịch vụ vui chơi giải trí bên ngoài ở Quảng Ninh còn rất hạn chế, chất lượng chưa cao. Do đó muốn thu hút được khách lưu trú dài ngày hơn cần quan tâm đến các dịch vụ: thể thao trên mặt nước, dưới nước, trên bờ, các dịch vụ giải trí ban đêm như chương trình ca nhạc, thời trang, dạ hội… tổ chức các phòng trưng bày tranh ảnh nghệ thuật, các ??? nghệ thuật… làm phong phú hơn nữa các mặt hàng lưu niệm mang đặc trưng văn hoá vùng. 3.6. Nâng cao hệ thống cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng. - Cơ sở lưu trú: hiện nay ở Quảng Ninh cơ sở lưu trú ở các trung tâm du lịch như Bãi Cháy, Móng Cái về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của du khách. Tuy nhiên mới đủ về số lượng còn chất lượng chưa cao. Có rất nhiều các nhà nghỉ, khách sạn tư nhân, các khách sạn có qui mô lớn, chất lượng cao còn rất ít. Vì thế để đu nhu cầu cao cấp của khách du lịch cần phải xây dựng thêm các khách sạn 4 - 5 sao ở 2 khu vực này. Các khu vực Vân Đồn, Uông Bí, Đông Triều còn rất thiếu khách sạn nên cần phải đầu tư xây dựng mới. - Mạng lưới điện, nước, giao thông: rất cần đối với 2 trung tâm du lịch là Vân Đồn, Uông Bí, Đông Triều. Đây là khu vực tài nguyên du lịch dồi dào nhưng cơ sở vật chất cũng như hạ tầng còn rất kém. Để phát triển được cần phải có chính sách đầu tư thích đáng. 3.7. Bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững. Hiện nay tình trạng môi trường ở Quảng Ninh đang ở mức báo động, hầu hết môi trường nước, không khí, đất đều đang trong tình trạng ô nhiễm vượt mức cho phép. Tại Hạ Long nồng độ bụi lơ lửng không khí vượt quá tiêu chuẩn từ 3 - 4 lần, tại Cẩm Phả là 3 lần, Uông Bí từ 5 - 7 lần. Đất bị suy giảm nhanh chóng do bị rửa trôi, rác thải, nguồn nước ngầm một số nơi bị ô nhiễm nặng do bị ảnh hưởng khai thác quá mức, mạng lưới nước thải từ các khu đô thị, công nghiệp, dân cư thải trực tiếp ra biển mà không qua xử lý… làm ô nhiễm vùng nước biển. Hệ sinh thái đang bị suy thoái bởi nhiều nguyên nhân: do phá rừng, các chất ô nhiễm, khai thác quá mức, ví dụ như các rạn san hô tập trung ở quanh các đảo ngoài vịnh đang bị suy giảm nghiêm trọng khai thác quá mức và ô nhiễm môi trường. Hàng năm lượng san hô khai thác trong khu vực lên tới hàng trăm tấn để làm quà lưu niệm và nung vôi. Dự báo trong 10 - 15 năm tới lượng nước thải công nghiệp và sinh hoạt tăng 10 lần, lượng bụi than và công nghiệp 3 - 4 lần. Vì thế ngay bây giờ các ngành, các cấp, đặc biệt là ngành du lịch Quảng Ninh cần có những biện pháp mạnh mẽ để hạn chế vấn đề này. Cụ thể như sau: Trước hết cần có kế hoạch nhanh chóng di chuyển các công trình và doanh nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi khu vực trung tâm các thành phố, thị xã như Hạ Long, Uông Bí. Đầu tư cải tạo và xây dựng các công trình xử lý chất thải cho tất cả các doanh nghiệp công nghiệp, bệnh viện, các khu dân cư trọng điểm của tỉnh. Sớm nghiên cứu và ban hành các chính sách cụ thể về môi trường như: chính sách thuế môi trường, qui định xử phạt, bồi thường nặng đối với trường hợp làm giảm sút tài nguyên vấn đề ô nhiễm môi trường biển, ven biển, hải đảo…. và tổ chức thực hiện chặt chẽ. Có những qui định chặt chẽ về thẩm định các phương án bảo vệ môi trường trong quá trình xét duyệt các dự án phát triển, nhất là đối với các công trình có khả năng gây ô nhiễm cao như: hoá chất, cảng biển, vật liệu xây dựng… hạn chế đưa các công trình gây ô nhiễm nặng và khó xử lý vào các trung tâm du lịch lớn như Hạ Long, Móng Cái… Riêng khu vực Hạ Long là khu vực nổi tiếng về cảnh quan thiên nhiên nhưng đồng thời cũng là khu vực tập trung nhiều ngành kinh tế quan trọng như cảng biển, than, sản xuất vật liệu xây dựng,…. Vì vậy cần có chính sách và qui chế đặc biệt để bảo vệ tài nguyên, môi trường việc phát triển cảng Cái Lân chuyên dùng cho than, dầu, xi măng phải được tính toán về qui mô, công nghệ. Chú trọng công tác phòng xói lở bờ biển nhất là các đoạn biển xung yếu đảm bảo các công trình kinh tế, quốc phòng cũng như cho sản xuất và đời sống của cư dân ven biển. Đẩy mạnh và phát triển rộng rãi phong trào giáo dục môi trường trong toàn thể nhân dân, đặc biệt là các cơ quan, đoàn thể doanh nghiệp để họ có nhận thức đúng đắn, khuyến khích các doanh nghiệp đóng thuế và mu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35706.doc
Tài liệu liên quan