MỤC LỤC
I. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG 0
1. Khái niệm môi trường du lịch 0
2. Du lịch sinh thái. 0
2.1. Khái niệm du lịch sinh thái. 0
2.2. Đặc điểm của du lịch sinh thái. 0
II. DU LỊCH SINH THÁI HỒ TIÊN SA. 1
1. Tổng qua về khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa. 1
1.1. Truyền thuyết Hồ Tiên Sa. 1
1.2. Hình thành và phát triển. 2
2. Cảm nhận và đánh giá về khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa. 2
2.1. Một số nét chính về môi trường tự nhiên của khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa. 2
2.2. Cảm nhận về khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa. 4
2.3. Đánh giá về ưu và nhược điểm của khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa. 7
3. Khuyến nghị. 7
III. KẾT LUẬN. 9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
MỤC LỤC 11
12 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2300 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Du lịch sinh thái hồ Tiên Sa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG
1. Khái niệm môi trường du lịch
Trong hoạt động kinh doanh du lịch - môi trường có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả và chất lượng kinh doanh của công ty và mức độ thoả mãn của du khách.
Môi trường du lịch được hiểu là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, xã hội và cả con người. Sinh vật xung quanh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới tâm lý và hoạt động của du khách.
2. Du lịch sinh thái.
Du lịch sinh thái là một trong những loại hình du lịch hiện nay đang được du khách quan tâm. Các nhà Tâm lý học du lịch đã dự báo thế kỷ XXI là thế kỷ của du lịch sinh thái. Tại sao mọi du lịch sinh thái lại quan trọng như vậy? Để trả lời câu hỏi đó trước tiên chúng ta cần phải hiểu thế nào là du lịch sinh thái.
2.1. Khái niệm du lịch sinh thái.
Du lịch sinh thái là hình thức hoạt động du lịch hướng về cội nguồn của du khách, với mục đích giải toả những căng thẳng do môi trường đô thị, công việc, hoặc quan hệ xã hội tạo ra. Và mong muốn được trực tiếp tri giác, cảm nhận môi trường và tiêu dùng các sản phẩm sạch tại nơi du lịch.
Nước ta có nhiều khu du lịch sinh thái như Trà Cổ và rừng quốc gia Cúc Phương.
2.2. Đặc điểm của du lịch sinh thái.
-Du lịch sinh thái luôn gắn với nhu cầu động cơ hướng về cội nguồn và duy trì quan hệ tốt đẹp, thân thiện.
-Sự phát triển của xã hội hiện đại, đặc biệt sự phát triển của công nghiệp và đô thị hoá đã kèm theo ô nhiễm về không khí, nước uống, sự quá tải thông tin, áp lực của công việc, các mối quan hệ xã hội đã tạo ra các trạng thái tâm lý căng thẳng. Vì thế, nhu cầu thư giãn, nghỉ ngơi trong môi trường sinh thái để tìm lại sự cân bằng tâm lý ngày càng phát triển.
Du khách du lịch sinh thái muốn được tiêu dùng các sp du trong sach, tinh khiết (như thực phẩm, rau xanh, hoa quả, nước uống, không khí trong lành, tinh khiết, sạch sẽ…) Du khách muốn được thả mình trong môi trường cảnh quan yên tĩnh, nước suối trong suốt, những đàn cá tung tăng bơi lượn, trên cây sương mù bao phủ, khí hậu lành mạnh, rừng già với những thân cây cổ thụ, phong rêu phủ kín, trên cảnh cây tiếng chim ríu rít, phía dưới thác nước chảy ào áo, trải dài trắng xoá. Bên cạnh đó tiếng suối reo nhè nhẹ, tạo nên những bản nhạc rừng hết sức ấn tượng, quyện với mùi thơm thoang thoảng của cá loại hoa rừng…
Môi trường sinh thái đó đã ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của các du khách, tạo cho họ những ấn tượng mạnh mẽ những rung cảm tuyệt vời. Du khách cảm thấy như được sống trong một thế giới huyền ảo và quên đi những lo toan vất vả của đời thường. Đây là điều kiện tốt nhất, giúp cho du khách phục hồi lại sức khoẻ tâm thần một cách nhanh nhất.
-Du khách muốn sử dụng các phương tiện đi lại đơn giản trong quá trình du lịch như: thuyền, ghe, xe kéo, xe ngựa, đi bộ… nhằm thoả mãn nhu cầu muốn hít thờ bầu không khí trong lành, tránh được khói bụi, xăng dầu và khí thải vui chơi đô thị đông đúc, đồng thời củng cố, rèn luyện được sức khoẻ của mình.
-Du khách rất thích nghỉ ở các lều trại, nhà sàn hoặc các hang đá để được hoà mình hơn với thiên nhiên, được sống chung với cư dân địa phương để biết và hiểu hơn về cuộc sống của họ.
-Du khách muốn được sử dụng đặc sản của các vùng miền, rừng nùi được chế biến theo những cách đặc trưng như thịt hươu, nai rừng, cá nướng, các món ăn thực đặc trưng của người địa phương và mua quà lưu niệm gắn liền với đặc điểm sinh thái như: mật ong rừng, hoa, quả rừng, măng rừng.
II. DU LỊCH SINH THÁI HỒ TIÊN SA.
1. Tổng qua về khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa.
1.1. Truyền thuyết Hồ Tiên Sa.
Tương truyền từ thuở hồng hoang
Tiên nữ thường trốn Ngọc Hoàng xuống đây
Nước trong thoả sức giỡn vầy
Mải vui, vội vá khi bay về trời
Khăn choàng Tiên nữ đánh rơi
Để mây núi Tản muôn đời vẫn bay.
*Khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa - Thuộc xã Tản lĩnh, huyện Ba Vì - tỉnh Hà Tây, cổng vườn Quốc gia Ba Vì rẽ phải 1km.
1.2. Hình thành và phát triển.
Nằm dưới chân núi Tản Viên, Hồ Tiên Sa có phong cảnh hữu tình, non xanh nước biếc, mây lảng bảng trôi. Từ truyền thuyết Tiên nữ giáng trần, đến năm 2003 công ty thương mại Cường Thịnh đã đầu tư. Tôn tạo Hồ Tiên Sa thành khu vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng lý tưởng cho du khách sau những ngày lao động vất vả lo toan cho cuộc sống mưu sinh. Khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa có diện tích 150ha, ở độ cao 65- 400m. Trong đó cso 120 ha rừng, hơn 20h mặt nước. Cánh rừng xanh tốt phủ trên sườn núi, trên những quà đồi bao quanh và hồ nước rộng mênh mông, trong vắt đã tạo ra một vùng tiểu khí hậu ôn đới trong lành, mát mẻ. Nó cũng tạo cho khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ thơ mộng.
2. Cảm nhận và đánh giá về khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa.
2.1. Một số nét chính về môi trường tự nhiên của khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa.
Nằm cách thủ đô Hà Nội 60km, cùng với Vườn quốc gia Ba Vì, Ao Vua, Khoang Xanh, Thiên Sơn - Suối Ngọc… Hồ Tiên Sa đã góp phần tạo nên một quần thể du lịch sinh thái, vui chơi giải trí hấp dẫn cho du khách.
Đến với khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa, du khách không chỉ sửng sốt với khung cảnh thiên nhiên trữ tình mà còn hấp dẫn bởi vẻ đẹp của các công trình kiến trúc mang đậm nét văn hoá phương Đông. Với những đường nét cầu kỳ, tinh tế, màu sắc tươi tắn, hài hoà. Cổng Ngũ Phúc, Lầu Liên Hoa, Cầu Thuận Thiên, lầu Uyên Ương, khách sạn Viên Sơn, với mái ngói đỏ tươi, những đầu đao cong vút nối liền giữa màu xanh của cây lá, mây trôi; tựa hồ như bức tranh thuỷ mạc, làm say lòng du khách.
Dựa vào điều kiện tự nhiên, khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa được chia thành nhiều khu vui chơi giải trí với các hình thức giải trí phong phú, đa dạng, phù hợp với mọi đối tượng khách du lịch.
Được thiết kế một cách hài hoà, bố cục hợp lý. Khu công viên với diện tích 3000m2 có 3 bể bơi, 9 làn trượt dành cho mọi lứa tuổi vui chơi; có tác dụng thư giãn và đem lại những cảm giác sảng khoái, làm hài lòng du khách.
Khu vui chơi trên cạn với nhiều hình thức như xe điện đuổi bắt, phi cơ xoay vào được các du khách nhỏ tuổi rất ưa thích.
Nếu là người thích khám phá, bạn có thể dạo chơi, thăm thú thưởng ngoạn vẻ đẹp huyền diệu của Hồ Tiên Sa bằng cách đi thuyền dạo chơi trên hồ, vừa ngắm cảnh đất trời mây nước, vừa câu cá. Nếu là một người có sở trường về câu cá, sau buổi dạo chơi bạn có thể cùng ngồi với nhau bên lửa trại để nướng cá rô vừa mới câu trên hồ lên, thơm lừng, giòn tan và chuyện trò vui vẻ. Vì vậy đây là nơi mà các học sinh, sinh viên và người nước ngoài ưa thích để làm nơi píc níc, cắm trại ở đây.
Khu thể tháo rộng 2ha gần sân cầu lông, bóng bàn, tenis, bóng đá, bóng chuyền.
Khách sạn Viên Sơn cao 4 tầng vừa được hoàn thành, đưa vào sử dụng với 40 phòng ăn phục vụ cho khoảng 150 du khách cùng lúc.
Có 3 hội trường có thể dùng để tổ chức hội nghị hội thảo hội họp.
Các phòng nghỉ trược trang bị tiện nghi tương đối đầy đủ đạt tiêu chuẩn chất lượng 2 sao. Hiện tại, trong khu du lịch có tổng số 55 phòng nghỉ, đó là chưa kể đến các dãy nhà sàn nằm ở ven hồ.
Du khách đến Hồ Tiên Sa còn rất thích thú với hoạt động giải trí diễn ra vào buổi tối. Mọi người đều có thể tham gia biểu diễn văn nghệ vui vẻ hay quây quần quanh đống lửa trại đầm ấm diễn ra giữa thiên nhiên hùng vĩ, trong nàn sương khói huyền ảo.
Bên bếp lửa du khách sẽ được thưởng thức những món ăn là đặc sản của miền núi vừa dân giã vừa thú vị như cá nướng, cơm lam hay ngô khoai, sắn nướng.
Mặc dù “sinh sau đẻ muộn”, đi vào hoạt động khi các khu du lịch khác trên địa bàn đã có thương hiệu, song với nghiệp vụ du lịch khá chuyên nghiệp, không chạy theo lợi ích trước mắt mà tập trung khai thác chiều sâu, khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa đã và đang được du khách chọn làm điểm đến.
Vì với đội ngũ nhân viên có tâm đức, mến khách, phục vụ chu đáo, tận tình, tất cả vì niềm vui của tuổi trẻ và sức khoẻ của những người cao tuổi, nhằm mang lại sự hài hòng, thoả mãn, thư giãn và nghỉ ngơi thực sự cho du khách - khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa đã thực sự trở thành điểm đến của du khách bốn phươg.
Để đáp ứng lại sự ái mộ và thị hiếu của du khách trong và ngoài nước. Công ty Thương Mại Cường Thịnh không ngừng mở rộng các hạng mục công trình nâng cao chất lượng phục vụ để cho du khách:
“Mỗi lần đến với Tiên Sa
Là Mỗi lần lại ngẩn ngơ mỗi lần”
2.2. Cảm nhận về khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa.
Có thể nói đến với khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa vaof mùa hề thì thật tuyệt, bởi tránh khỏi cái nóng bức, cái ồn ào của đô thị du khách sẽ được đắm mình tỏng một bầu không khí trong lành mát mẻ, nó sẽ làm xoa dịu đi những sự căng thẳng, mệt mỏi, những nỗi lo toan, bon chen của cuộc sống thường nhật và mang lại cảm giác thư thái, dễ chịu thật sự.
Còn tôi, tôi chỉ có dịp đến Hồ Tiên Sa. Đoàn của chúng tôi đi vào những ngày giữa tháng mười - mùa thu ở Hà Nội thật tuyệt. Thế nhưng, khi đến khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa có thể nói tôi thấy mình nhẹ nhõm biết bao, bay bổng biết bao.
Để lại ấn tượng mạnh mẽ, khó phai mờ trong tôi là khung cảnh của Hồ Tiên Sa. Chúng tôi đã có dịp đi thuyền do chúng tôi tự chèo bằng tay, để lang thang trên mặt hồ. Nước ở đây trong vắt và xanh mang lại cho chúng tôi cảm giác trong sạch, tinh khiết và yên bình. Nhìn lên trên mặt hồ có một màn sương khói mờ ảo, không khí lành lạnh, xung quanh bốn bề là rừng núi với những rừng cây, những đồi chè xanh thẳm, bát ngát.
Chúg tôi đã không quên quay phim và chụp ảnh để làm kỷ niệm, những thước phim, những bức ảnh về ảnh chúgn tôi cùng nhau ăn uống, hát hò trên những con thuyền con trong bộ áo phao ngộ nghĩnh, chụp cảnh khói sương huyền ảo những rừng cây bát ngát.ư
Cùng với mấy nhóm sinh viên của chúng tôi còn có các giáo viên, họ cũng chèo thuyền, ngắm cảnh câu cá và chuyện trò rất vui vẻ.
Bên cạnh việc đi thuyền trên hồ, chúng tôi không thể bỏ qua những chương trình thú vị khác như leo núi vãn cảnh núi non, trên đường chúg tôi đi có những cây khế quả nặng lắc lư, chúng tôi cùng thi nhau hái quả ăn, vị thế ngọt thanh, mát cây làm cho chung tôi thêm hứng khởi với cuộc dạo chơi của mình.
Trên những cành cây, chim chóc đua nhau hót ríu rít nghe thật vui tai, tôi cũng thích đùa nghịch với những chú vượn thông minh, tinh nghịch và rất dễ thương, có lúc tôi đang ngồi trên chiếc ghế làm bằng gốc cây thì có chú vượ chạy đùa ngồi nhìn nó chăm chú và tôi bạo dạn, tôi đưa máy ảnh ra để chụp hình cho tôi và chú vượn đáng yêu đó nhưng chưa kịp bấm máy thì chú vượ như phát hiện ra và xấu hổ liền vọt chạy mất làm cả lũ bọn tôi đều cười ồ lên…
Mặc dù khá mệt sau một chặng đường ôtô và đi bộ leo núi nhưng buổi trưa cả đoàn chúg tôi cùng tập trung nhau lại cùng ăn uống và chia sẻ những cảm xúc của mình, ai ai cũg thoải mái, vui vẻ, phấn chấn. Không khí của bữa ăn chung ngoài trời, giữa thiên nhiên thi vị thật là đầm ấm và thân thiện, ai cũng trở nên cởi mở hơn, nhiệt tình hơn và giữa chúng tôi có sự gần bũi với nhau hơn bao giờ hết.
Buổi chiều chúng tôi cùng nhau đi tắm với bể nước …. Trượt, mọi người chen chúc nhau, trêu đùa nhau vô cùng thoài mái. Trước cổng của khách sạn Viên Sơn có bày bán các đồ lưu niệm chúng tôi cùng xô đẩy chan chúc nhau để xem và mua những món đồ lưu niệm độc đáo, đẹp mắt và có ý nghĩa cho mình, cho bạn bè và người thân.
Thầy giáo của chúng tôi, một người mà ở trên giảng đường luôn nghiêm nghị hôm nay cũgn thật thân thiện, dễ gần, thật cởi mở chuyện trò với chúng tôi, thầy còn mua bưởi ngọt cho chúng tôi ăn, rất nhiều; chúgn tôi tha hồ ăn vừa ăn vừa khen bưởi ở đây ngon và rẻ hơn ở Hà Nội rất nhiều.
Có thể nói không chỉ ở đây mới có bưởi nhưng cảm giác của chúng tôi khi cả lớp và thầy trò quây quần bên nhau cùg ăn những quả bưởi vừa mới hái nó mới khác lạ, mới dịu ngọt và khó quên biết bao.
Chúng tôi còn có dịp được tổ chức những trò chơi tập thể vui nhộn, thú vị và giao lưu với các bạn sinh viên của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, họ là những chàng đẹp trai, thông minh và vui tính biết bao.
Họ kể với chúng tôi rằng đoàn của họ đã đến đây từ hôm trước. Buổi tối mọi người cùng nhau quây quần đốt lửa trại, hát nhảy, tán gẫy và ăn cá nướng, mực nướng thơm phức, ấm cúng bên ngọn lửa trại. Ban đêm, họ ngủ tại nhà sân quanh hồ, đoàn có 40 người đi, ngủ ở 2 phòng thật tình cảm và vui một cách lạ lùng, cảm giác đó như chưa bao giờ có trong chúng tôi (Thắng - một sinh viên trường Đại học Bách Khoa tâm sự với tôi).
Thắng còn giảng giải cho tôi về nét đẹp của các công trình kiến trúc ở đây, sự tinh tế, khéo léo, hài hoà, hợp lý trong việc thiết kế các phòng nghỉ ở Khách sạn Viên Sơn, sự độc đáo thi vị của những ngôi nhà sàn quanh hồ… Và đặc biệt là ấn tượg về không khí về khuya ở đây no thanh tịch, tinh khiết làm cho người ta có thể cảm thấy rũ bỏ hết được sự mệt mỏi, những khó khăn, lo toan của cuộc sống ồn ào, bon chen chốn thị thành.
Quả thật, với tôi và với những du khách đã từng đến với khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa đều cảm thấy nơi đây đã để lại trong lòng mình những ấn tượng khó phai. Sắp đến giờ chúng tôi phải ra về nhưng nhiều người trong chúng tôi còn muốn cố nán lại nơi đây để được chụp ảnh về khách sạn Viên Sơn, lầu Liên Hoa, Lầu Uyên ươg, cổng Ngũ phúc, cầu Thuận Thiên… và nhất là để được ngắm lại cảnh khói sương huyền ảo thơ mộng của Hồ Tiên Sa và được hít căng lồng ngực mình không khí lành lạnh, trong trẻo, tinh khiết của nơi đây.
Chúgn tôi phải ra về Hà Nội để khỏi muộn nhưng ai nấy đều cảm thấy nuối tiếc, vấn vương và đều mong mỏi sẽ được trở lại với khu du lịch này vào một ngày không xa.
2.3. Đánh giá về ưu và nhược điểm của khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa.
*Ưu điểm:
Có thể nói khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa đã được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho một vẻ đẹp kỳ diệu, có sức hấp dẫn đối với du khách. Cùng với vẻ đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng, con người đã thêu dệt nên những truyền thuyết thật sự. Đến với nơi đây bạn sẽ thực sự có cảm giác được nghỉ ngơi, được thư giãn và tìm được những thú vui thanh tao nơi chốn huyền lâm.
*Tuy nhiên bên cạnh những mặt hấp dẫn du khách thì vẫn còn một số hạn chế như không khí ở nơi đây hơi tĩnh lặng, chưa có nhiều dịch vụ để thoả mãn cá thị hiếu của du khách, rừng cây mang nhiều vẻ hoang sơ, chưa được chú ý sửa sang nhiều để có sức thu hút du khách.
Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và khả năng nghề nghiệp còn chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.
Chưa thực sự có nhiều hìh thức giải trí phong phú, đa dạng để thu hút du khách tham gia.
3. Khuyến nghị.
Du lịch sinh thái là một trong các loại hình du lịch đang được ưa chuộng và có nhiều hứa hẹn trong tương lai.
Khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa là nơi thực sự có nhiều tiềm năng, để khai thác được một cách có hiệu quả các tiềm năng đó. Cần có những sự quan tâm, đầu tư đúng mức để khai thác được những thế mạnh của nơi đây, để Hồ Tiên Sa thực sự là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn và yêu thích.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi muốn đưa ra một số kiến nghị sau:
-Cần xây dựng, quy hoạch khu bảo tồn sinh thái, giữ được các thảm thực vât, động vật nguyên sinh, phong phú giúp du khách có thể thoả mãn nhu cầu sinh thái. Đặc biệt cần chú ý tới cảnh quan môi trường như: bảo vệ nguồn nước trong sạch, tinh khiết; bảo vệ rừng tự nhiên, các loài chim chóc, các chú vượn dễ thương để tạo được cảm giác lôi cuốn, thích thú cho du khách, đường đi lối lại trong khu du lịch sinh thái này cũng nên sử dụng các con đường mòn đã có, tuyết đối không được bê tông hoá.
-Nên tổ chức cho du khách sống trong các nhà sàn, lán trại hoặc các phòng nghỉ của khách sạn đầy đủ tiện nghi tuỳ theo nhu cầu của du khách.
-Cần đẩy mạnh hơn nữa các chương trình quảng cáo, tiếp thị về khu du lịch sinh thái này, làm nổi bật được các ưu điểm, các nét đặc thù, có một không hai mà du khách có thể được thụ hưởng trong chuyến đi.
-Đảm bảo an toàn cho du khách nơi tiến hành hoạt động du lịch, xây dựng các điểm gom rác thải, đặc biệt cần chú ý đảm bảo an ninh về tính mạng và tài sản cho du khách.
-Kết hợp với dân cư địa phương xây dựng các tua du lịch hấp dẫn, giao lưu văn nghệ, đốt lửa trại, tổ chức các trò vui chơi, giải trí hấp dẫn…
-Cần kết hợp hình thức du lịch sinh thái với hình thức du lịch thể thao - giải trí để du khách được thoả mãn nhiều nhu cầu hơn khôg chỉ nghỉ dưỡg mà còn giải trí, rèn luyện sức khoẻ…
- Giá cả các dịch vụ cần phải được thông báo rõ ràng cụ thể, công khai và được tính toán hợp lý và luôn trao đổi với du khách để nâng cao chất lượng phục vụ.
-Cần có đội gũ phục vụ nhiệt tình, có năng lực và trình độ nghiệp vụ cao, năng động, yêu nghề và luôn sẵn sàng hết lòng vì sự hài lòng của du khách.
III. KẾT LUẬN.
-Như vậy, du lịch sinh thái là một loại hình du lịch đã đang và ngày càng được du khách quan tâm. Để du lịch sinh thái càng có sức hấp dẫn đối với du khách đòi hỏi các nhà quản lý du lịch, các nhà tâm lý học du lịch phải nghiên cứu từ đó vận dụng phù hợp nhằm khai thác được các tiềm năng thế mạng của từng khu du lịch sinh thái nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của du khách và mang lại hiệu quả cao cho việc kinh doanh du lịch.
-khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa ở Cẩm Lĩnh, Ba Vì, Hà Tây là một trong những khu du lịch sinh thái mới được khai thác nhưng đây là nơi có nhiều thế mạnh và tiềm năng, có sức hấp dẫn du khách và nó đã thực sự trở thành điểm đến của du khách trong và ngoài nước.
-Khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa thực sự để lại ấn tượng khó phai và những mỹ cảm trong lòng những du khách đã từng đến nơi đây và
“mỗi lần đến với Tiên Sa.
Là mỗi lần lại ngẩn ngơ mỗi lần”
Bởi vậy du khách đã hướng đến khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa đều mong muốn được trở lại nơi đây.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tâm lý học du lịch - PGS.TS Tâm lý học Nguyễn Hữu Thụ
Trang web:
Trang web:
Tâm lý học quản trị kinh doanh- Nguyễn Đình Xuân (chủ biên) - Nxb Chính trị Quốc gia 1996.
Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam - Trần Ngọc Thêm - Nxb TP Hồ Chí Minh , 2001.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DDL1136.doc