Đề tài Du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn thiên nhiên Việt nam, tiềm năng, thực trạng, giải pháp và chiến lược phát triển

Khách thăm quan là một đối tượng giáo dục hiển nhiên. Bản thân giáo dục tại hiện trường cho du khách cũng nằm trong dịnh nghĩa của du lịch sinh thái. Hay nói cách khác giáo dục về thiên nhiên là một phần tạo nên du lịch sinh thái. Những nội dung giáo dục phải phù hợp, giúp du khách liên hệ trực tiếp những điều họ đã từng nghe, từng đọc với những điều mắt thấy tai nghe khi họ đến thăm khu bảo tồn thiên nhiên. Nếu làm được việc này du khách sẽ ý thức hơn trong khi tiếp xúc với động vật hoang dã, và họ sẽ thấy chuyến đi của mình bổ ích hơn và sẽ mong muốn trở lại hoặc đến một khu thiên nhiên khác để học được những điều tương tự.

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2017 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn thiên nhiên Việt nam, tiềm năng, thực trạng, giải pháp và chiến lược phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hảy, nước ngọt ngầm, nước lợ và nước mặn. Hệ sinh thái đất ngập nước cũng dang được các nhà khoa học Việt nam nghiên cứu. Khu bảo tồn thiên nhiên đât ngập nước Xuân thuỷ, Vườn Quốc gia Tràm chim ở đồng bằng sông Cửu long là những địa điểm ngắm chim nước lí tưởng. Không chỉ phong phú trên phương diện hệ sinh thái, thiên nhiên còn ban cho Việt nam sự đa dạng sinh học cao về các loài đặc hữu, có khoảng 1200 loài là loài đặc hữu trong tổng số 12000 loài thực vật ở Việt nam(theo ước tính). Trong số 15.575 loài động vật có 172 loài đặc hữu trong số đó có 14 loài là thú. Đặc biệt sự kiện gây chú ý nhất trong giới bảo tồn thế giới là phát hiện 3 loài thú lớn ở Việt nam: Sao la(1992), Mang lớn(1994), Mang Trường Sơn(1997) . Khoảng 58% số loài thực vật và 73% số loài động vật quý hiếm, đặc hữu của Việt nam tập trung trong các khu bảo tồn thiên nhiên . Tuy nhiên các loài thú lớn của Việt nam khó tiếp cận hơn các loài của Châu phi, và đôi khi sự tiếp cận là không thể chấp nhận được vì các loài vật này bản thân chúng đang có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ và chúng sống trong các hệ sinh thái tương đối mong manh . Tình trạng này có thể được khắc phục nếu có quy hoạch thích hợp . Chẳng hạn như khoanh vùng bảo vệ , xây dựng chòi quan sát từ xa có thể xem được một số con tê giác còn sống sót tại vườn quốc gia Cát tiên mà đầu tháng 5/1999 các nhà nghiên cứu đã chụp được những bức ảnh đầu tiên bằng máy ảnh tự động. Khi có các nguồn tài chính có thể xây dựng các khu nuôi thú bán hoang dã. Hiện tại ở Vườn quốc gia Cúc phương đã xây dựng được một khu nuôi các loài linh trưởng rộng khoảng 2 ha. Du khách có thể tham quan và ngắm nhìn một số loài khỉ vượn vào lúc cho ăn. Vườn quốc gia Ba vì cũng đang xây dựng khu nuôi thú và chim bán hoang dã ở khu vực có độ cao 400 mét so với mực nước biển. Sự đặc hữu về động thực vật là một hấp dẫn đối với du lịch sinh thái mang tính chất nghiên cứu khoa học . Những nhà khoa học có thể đến đây để tìm hiểu những loài động thực vật chỉ có ở Việt nam. Sự phong phú về hệ sinh thái ở Việt nam sở dĩ có được là nhờ sự đa dạng về địa hình của đất nước. Sự đa dạng về địa hình kết hợp với sự phong phú về hệ sinh thái đã cho ra đời những sản phẩm, địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Hấp dẫn nhất phải kể đến rừng mưa nhiệt đới Vườn quốc gia Cúc phương, Cát bà, Ba bể, Bạch mã và khu bảo tồn thiên nhiên Phong nha – Kẻ bàng, Hoàng liên sơn . Nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên phân bố dọc theo 3260 km bờ biển với hệ động thực vật còn khá phong phú và nhiều bãi tắm lý tưởng như Trà cổ, Bãi cháy, Đồ sơn, Xuân thuỷ, Sầm sơn, Lăng cô, Bình châu, Phước bửu. Các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên vùng đảo và quần đảo cũng là địa điểm du lịch sinh thái nổi tiếng. Nơi đây ngoài hệ sinh thái trên cạn còn có hệ sinh thái trên biển với các rạn san hô có thành phần loài phong phú. Chúng ta có thể tổ chức du lịch lặn, xem hệ động thực vật biển phong phú trong các rạn san hô ở khu vực đảo Cát bà, Côn đảo, Phú quốc và các đảo thuộc khu vực Nha trang, Khánh hoà. Ba phần tư diện tích lãnh thổ của Việt nam là đồi núi với nhiều đỉnh núi cao có khí hậu mát mẻ rất thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng mùa hè. Những địa điểm nổi tiếng như Sa pa, Tam đảo, Bavì, Bạch mã, Bà nà - Núi chúa đã được người pháp khai thác cách đây nửa thế kỷ và hiện còn lưu giữ nhiều tàn tích của các biệt thự cũ. Từ các trung tâm ngỉ dưỡng nay ta có thể thiết kế các đường mòn thiên nhiên với cự ly từ 2 –3 km để kết hợp du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác. Sông, suối, thác, ghềnh, hồ tự nhiên và nhân tạo trong các khu bảo tồn thiên nhiên ở các vùng núi rất thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch mạo hiểm và du lịch thể thao dưới nước . Cũng một nỗ lực nghiên cứu tiềm năng du lịch sinh thái của Việt nam, Nguyễn Quang Mỹ và nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rất nhiều hang động ở các vườn quuốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên vùng núi đá vôi trên phạm vi cả nước. Động Phong nha, Chùa hương,Tam cốc, Bích động, các hang động trong khu vực di sản thiên nhiên Hạ long là những điểm tham quan nổi tiếng trong và ngoài nước. Theo sự phân tích của Ngô Đức Thịnh, từ đa dạng về tự nhiên dẫn đến sự đa dạng về văn hoá. Chính vì vậy mà mà người Việt nam không thuần nhất mà gồm 54 dân tộc khác nhau. đáng chú ý hơn là các dân tộc thiểu số thường sống kề gần hoặc trong các khu bảo tồn thiên nhiên. Họ hiện vẫn đang lưu giữ được phong cách sống, bản sắc văn hoá riêng và tập tục độc đáo. Điều này khiến Việt nam càng trở nên hấp dẫn trên phương diện du lịch sinh thái. Hiện tại đời sống của những người dân ở đây có nhiều khó khăn thiếu thốn. Đây cũng là cơ hội để du lịch sinh thái thể hiện mình, đóng góp vào phát triển cộng đồng tại các điểm du lịch . II. Thực trạng và nguyên nhân du lịch sinh thái tại các khu bảo tồn thiên nhiên Việt nam. 1/ Thực trạng sinh thái tại các khu bảo tồn thiên nhiên. Tuy có tiềm năng to lớn, nhưng du lịch sinh thái trong phạm vi cả nước nói chung và trong các khu bảo tồn nói riêng còn đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Các hoạt động đa số mang tính tự phát, chưa có sản phẩm và đối tượng phục vụ rõ ràng, chưa có sự đầu tư quảng bá, nghiên cứu thị trường và công nghệ phuc vụ cho du lịch sinh thái, chưa có sự quan tâm, quản lý chặt chẽ của các cấp các nghành do vậy mà thực tế là sự đa dạng sinh học đang bị de doạ. Theo ước tính ở Việt nam có hơn 12000 loài cây, 275 loài động vật có vú, 800 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài động vật lưỡng cư, 2470 loài cá và hơn5500 loài côn trùng, với ước tính hơn 10% đang mắc các bệnh đặc trưng ở các loài động vật có vú, chim và cá. Điều đáng buồn là hơn 28% thuộc động vật có vú, 10% loài chim và 21% loài động vật lưỡng cư và loài bò sát được liệt kê là đang ở tình trạng hết sức nguy hiểm. Một nguyên nhân to lớn là môi trường sống bị mất đi do nạn phá rừng. Các dấu hiệu của việc khai thác các sản phẩm của rừng ngày một nhiều và không phải là không khó nhận ra ở Việt nam . Một ví dụ cho thấy việc buôn bán thịt thú rừng phát triển mạnh. Con chim, bán được 550.000 đ/kg, lợn rừng 40.000 đ/kg . ở Đắc lắc, có một quán ăn đặc biệt với món thịt hổ. Những thú vật nhồi bông cũng có sẵn để bán ở các cửa hàng ở Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Một con hổ nhồi bông giá khoảng 15 triệu đồng, một con gấu trúc khoảng 10 triệu đồng, gấu mặt trời 8 triệu …Với những giá đó những người dân nghèo sẵn sàng tham dự cuộc buôn bán mà không cần biết hậu quả sẽ ra sao. Trên đây là thực trạng đáng buồn của sinh thái Việt nam, vậy còn về lĩnh vự c văn hoá thì sao ? Tất cả mọi người ai cũng biết rằng giữa văn hoá và du lịch luôn có mối quan hệ biện chứng và trực tiếp . Mối quan hệ này càng thể hiện rõ hơn trong sự liên hệ bảo vệ và phát huy các di sản văn hoá và thiên nhiên – một bộ phận quan yếu của tài sản văn hoá và đồng thời là bộ phận quan yếu nhất trong tài nguyên du lịch. Sự phát triển của du lịch tác động trực tiếp và dán tiếp đến việc trấn hưng và bảo tồn các di sản văn hoá. Doanh thu từ hoạt động du lịch được sử dụng cho việc tu bổ di tích, chỉnh lý các bảo tàng, đồng thời khôi phục và phát huy các di sản văn hoá phi vật thể, đặc biệt là các nghành thủ công mỹ nghệ, ca múa nhạc truyền thống phục vụ du lịch . Một trong những ví dụ cụ thể là sự phát triển du lịch tại Huế trong những năm gần đây đã và đang làm sống lại những nghành nghề đã một thời bị lãng quên như may thêu, đúc đồng, chạm khắc và đặc biệt là nghệ thuật ca Huế truyền thống, ca múa cung đình… Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực không thể phủ nhận của du lịch đối với đời sống kinh tế văn hoá, những hoạt động du lịch cũng đem lại những tác động tiêu cực đến công cuộc bảo tồn các di sản văn hoá nói riêng và nếp sống văn hoá nói chung . Cụ thể như: Đối với các di sản vật thể, đặc biệt là các di sản có giá trị toàn cầu nổi bật thì sự bùng nổ số lượng khách thăm quan đã và đang trở thành mối nguy cơ đe doạ việc bảo vệ các di sản này. Sự có mặt quá đông du khách trong một thời điểm ở một di sản đã tạo nên những tác động cơ học, hoá học đã cùng với các yếu tố khí hệu nhiệt đới gây nên những sự huỷ hoại đối với các di sản và các động sản phụ thuộc như các vật dụng trang trí, vật dụng thờ tự … Sự phát triển các dịch vụ du lịch thiếu sự kiểm soát và sự bùng nổ số lượng du khách còn tác động mạnh mẽ đến cảnh quan văn hoá và môi trường sinh thái tại các khu du lịch như : khắc tên lên các vách đá, các bộ phận di tích , xả rác bừa bãi… Du lịch tạo nên sự tiếp xúc giữa các bộ phận dân cư xuất thân từ các nền văn hoá khác nhau, tín ngưỡng khác nhau. Do không được thông tin đầy đủ và thiếu những quy định chặt chẽ , cụ thể nên nhiều du khách đã ăn mặc, ứng sử tuỳ tiện ở những nơi dược coi là trang nghiêm – đặc biệt là những di tích có ý nghĩa tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân sở tại, gây nên sự bất hoà thậm chí là sự xung đột về mặt tâm lý và tinh thần Trên đây là thực trạng chung của sinh thái và văn hoá Việt nam trong thời kì đầu phát triển du lịch sinh thái . Vậy thực trạng du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn ra sao ? Trong số 11 vườn quốc gia thì Cúc phương , Bạch mã, Cát tiên đã tổ chức hoạt động du lịch sinh thái khá hơn. Cụ thể 3 vườn này đã xây dựng được một số tuyến du lịch sinh thái, một số tuyến đường mòn thiên nhiên, một số hướng dẫn viên là kiểm lâm được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về du lịch sinh thái. Các vườn còn lại cũng tổ chức hoạt động thăm quan du lịch nhưng chưa có bài bản và định hướng rõ ràng . Căn cứ vào các tiêu chí của du lịch sinh thái ta có thể nhận thấy rằng: Mặc dù đã có những tuyến du lịch mang tính chất du lịch sinh thái nhưng trên thực tế chỉ là du lịch thiên nhiên hay du lịch liên quan đến thiên nhiên. Hoạt động giáo dục, diễn giải môi trường – một yếu tố rất cơ bản để phân biệt du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác chưa được triển khai nhiều do vườn chưa quan tâm đúng mức và thiếu cán bộ am hiểu về lĩnh vực mới mẻ này. Cụ thể là trên các tuyến thăm quan, đường mòn thiên nhiên còn thiếu nhiều biển chỉ dẫn, chỉ báo. Một số vườn đã có một số tờ gấp và biển chỉ dẫn nhưng nội dung thông tin, thông tin quá nghèo nàn, sơ sài. Một số biển chỉ dẫn làm bằng sắt tây, giấy ép plastic nên dễ bị thiên nhiên phá huỷ. Hầu hết các hướng dẫn viên mới chỉ làm nhiệm vụ dẫn đường mà họ chưa có đủ kiến thức để thực hiện nhiệm vụ quan trọng, chủ yếu nhất của mình là giáo dục và diễn giải môi trường. Lợi ích từ hoạt động du lịch còn ít, chưa hỗ trợ được nhiều cho công tác bảo tồn và phát triển cộng đồng địa phương . Nhân dân địa phương chưa được thu hút nhiều vào hoạt dộng du lịch của vườn. 2/ Nguyên nhân của thực trạng đó . Nguyên nhân vì sao du lịch sinh thái tại các khu bảo tồn thiên nhiên Việt nam chưa được phát triển tương xứng với tiềm năng của nó thì khá nhiều. Nhưng nhìn chung nó có một vài nguyên nhân chính . Sự ít hiểu biết về khái niệm du lịch sinh thái là một hạn chế không nhỏ cho việc phát triển du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch khá mới mẻ cả về khái niệm, tổ chức hoạt động, quy hoạch, chính sách đầu tư khai thác. Vấn đề phổ cập kiến thức du lịch sinh thái chưa được các nghành liên quan quan tâm đúng mức. Hầu hết nhân dân Việt nam chưa có khái niệm về du lịch sinh thái. Một nguyên nhân quan trọng nữa là do lực lượng quản lý tại các khu vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên thiếu cả về số lượng lẫn kiến thức chuyên môn về bảo tồn cũng như du lịch sinh thái. Mặc dù du lịch là một trong những chức năng, nhiệm vụ của vườn quốc gia. Nhưng thực tế các vườn mới chỉ chú trọng đến bảo vệ rừng mà chưa quan tâm tới việc quản lý rừng bền vững và phát triển du lịch sinh thái. Các khu bảo tồn thiên nhiên còn thiếu những phương tiện cung cấp các thông tin giáo dục, diễn giải môi trường và chưa có được những hướng dẫn viên du lịch sinh thái chuyên nghiệp, am hiểu đầy đủ, tường tận các tài nguyên du lịch của chính mình. Các điểm du lịch sinh thái chưa được quy hoạch là một trở ngại lớn cho việc phát triển của nghành du lịch này tại Việt nam. Hầu hết các khu bảo tồn thiên nhiên chưa có phân vùng dành cho du lịch sinh thái. Không có các nguyên tắc chỉ đạo dựa vào đó các đối tượng biết mình đang tiến hành du lịch sinh thái hay một hình thức du lịch nào khác . Sự thiếu tiếp thị quảng cáo cho du lịch sinh thái cũng là một nguyên nhân quan trọng kìm hãm sự phát triển của du lịch sinh thái ở Việt nam. Thiếu tiếp thị, quảng cáo, tuyên truyền dẫn đến thiếu nhu cầu trong thị trường. Điều này lại dẫn đến sự thiếu động lực thúc đẩy các cơ quan chức trách có thẩm quyền và các nhà đầu tư để họ quan tâm hơn đến việc ưu tiên đầu tư cho bảo tồn và du lịch sinh thái. Một nguyên nhân không kém phần quan trọng là sự kém phát triển của cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng . Tuy du lịch sinh thái và các khách du lịch sinh thái không chú trọng lắm tới sự hiện đại của cơ sở vật chất, nhưng cần có sự phục vụ tối thiểu để du khách không phải bận lòng mỗi khi cần đến chúng. Nhìn chung nguyên nhân quan trọng nhất gây trở ngại cho việc phát triển du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên lại là thiếu sự phối hợp kếi hợp giữa các cơ quan, các nghành, các cấp trong việc xây dựng các chính sách phát triển và quy hoạch du lịch. Du lịch sinh thái là một ngành du lịch liên quan đến nhiều lĩnh vực, cần phải có sự kết hợp của nhiều ngành liên quan mới có thể phát triển đựơc. III. Những nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch sinh thái . Thị trường du lịch sinh thái hiện nay đang phát triển mạnh so với các thi trường khác. Song sự phát triển nhanh chóng này đe doạ tính bền vững của du lịch sinh thái và mở rộng ra những cái có thể đóng góp cho sự phát triển bền vững. Du lịch sinh thái bản thân nó bị giới hạn phạm vi, mức độ phát triển. Nó không thể tiếp nhận một số lượng lớn du khách mà không phải là nguyên nhân dần dần làm thay đổi dẫn đến sự phá huỷ lý do mà nó tồn tại. Vì vậy vấn đề trọng tâm trong việc phát triển du lịch sinh thái bền vững là sự kiểm soát hạn chế những nguyên tắc sử lý và thực hiện. Du lịch sinh thái bền vững đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững. Diều đó không có nghĩa là luôn có sự tăng trưởng liên tục về du lịch. Đây là điểm khác biệt cần nhấn mạnh trong thời điểm mà Việt nam bắt đầu lo lắng về tốc độ tăng trưởng của du lịch . “Du lịch sinh thái được phân biệt với các loại hình du lịch thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao về môi trường và sinh thái thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề. Du lịch sinh thái chứa đựng mối tác động qua lậi lớn giữa con người và thiên nhiên hoang dã cộng với ý thức được giáo dục nhằm biến chính những khách du lịch thành những người đi đầu trong việc bảo vệ môi trường. Phát triển du lịch sinh thái làm giảm tối thiểu tác động của khách du lịch đến văn hoá và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài chính do du lịch mang lại và cần trú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên”. Sau đây là những nguyên tắc cơ bản về thế nào là du lịch sinh thái thực sự Nó phải phù hợp với những nguyên tắc tích cực về môi trường, tăng cường và khuyến khích trách nhiêm đạo đức đối với môi trường tự nhiên . Nó không được làm tổn hại đến tài nguyên, môi trường, những nguyên tắc về môi trường không những chỉ áp dụng cho những nguồn tài nguyên bên ngoài (tự nhiên và văn hoá) nhàm thu hút khách mà còn bên trong của nó. Nó tập trung vào các giá trị bên trong hơn là các giá trị bên ngoài và thúc đẩy sự công nhận các giá trị này . Các nguyên tắc về môi trường và sinh thái cần phải đạt lên hàng đầu do đó mỗi người khách du lịch sinh thái sẽ phải chấp nhận tự nhiên theo đúng nghĩa của nó và chấp nhận sự hạn chế của nó hơn là làm biến đổi môi trường cho sự thuận tiện cá nhân. Nó phải đảm bảo lợi ích lâu dài đối với tài nguyên, đối với địa phương và đối với nghành (lợi ích về bảo tồn hoặc lợi ích về kinh tế, văn hoá, xã hội hay khoa học ). Nó phải đưa ra những kinh nghiệm đầu tay khi tiếp xúc với môi trường tự nhiên, đó là những kinh nghiêm được hoà đồng làm tăng sự hiểu biết hơn là đi tìm cái lạ cảm giác mạnh hay mục đích tăng cường thể trạng cơ thể. ở đây những kinh nghiệm có tác động lớn và có nhận thức cao nên đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng của cả người hướng dẫn và các thành viên tham gia . Cần có sự đào tạo đối với tất cả các ban nghành chức năng: địa phương, chính quyền, tổ chức đoàn thể, hãng lữ hành và các khách du lịch (trước, trong và sau chuyến đi). Thành công đó phải dựa vào sự tham gia của địa phương, tăng cường sự hiểu biết và sự phối hợp với các ban nghành chức năng. Các nguyên tắc về đạo đức, cách ứng sử và nguyên tắc thực hiện là rất quan trọng. Nó đòi hỏi cơ quan giám sát của nghành phải đưa ra các nguyên tắc và các tiêu chuẩn được chấp nhận và giám sát toàn bộ các hoạt động. Là một hoạt động mang tính chất quốc tế, cần phải thiết lập một khuôn khổ quốc tế cho nghành. IV. Định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Việt nam. Phát triển du lịch sinh thái phải hướng tới và đạt được sự phát triển bền vững của chính loại hình du lịch sinh thái và phải trở thành nhân tố tích cực đảm bảo, phục vụ cho phát triển du lịch bền vững . Những giải pháp cần thiết để phát triển du lịch sinh thái ở nước ta là nước cần có những văn bản pháp quy tạo hành lang môi trường pháp lý cho hoạt động du lịch sinh thái có cơ hội phát triển, đồng thời nên có những cơ chế, chính sách ưu đãi dành riêng cho loại hình du lịch sinh thái mới mẻ mà tiềm năng của nó rất lớn chưa được khai thác có hiệu quả đồng thời cần có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan quản lý và du lịch với các bộ, các nghành, các địa phương quản lý có hiệu quả. Việc sử dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên môi trường sinh thái vào mục đích du lịch theo những mục tiêu, định hướng đã đề ra. Cụ thể là: 1 / Giáo dục - đào tạo và tuyên truyền về du lịch sinh thái. Có lẽ không cần phải bàn cãi nhiều rằng giải pháp thiết yếu nhất chính là tuyên truyền, giáo dục về du lịch sinh thái cho một loạt các đối tượng liên quan đến du lịch sinh thái. Đối tượng giáo dục bao gồm: các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên, các hướng dẫn viên, các nhà hoạch định chính sách liên quan đến bảo tồn và du lịch, cộng đồng địa phương, khách du lịch trong và ngoài nước . Bằng cách tuyên truyền, giáo dục các vấn đề khúc mắc khác có thể được dễ dàng tháo gỡ. Chẳng hạn như giáo dục tuyên truyền đối với các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý khu bảo tồn thiên nhiên có thể làm cho họ quan tâm hơn đến việc quy hoạch cho du lịch sinh thái. Đối với họ cần phải không chỉ chú trọng tới lợi ích bảo tồn của du lịch sinh thái mà nên nhấn mạnh đến tiềm lực kinh tế mà du lịch sinh thái có thể mang lại cho bảo tồn. Cũng cần phải lưu ý họ về tầm quan trọng của sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động của khu bảo tồn. Đào tạo hướng dẫn viên du lịch nên được tiến hành chính quy trong các trường địa học, cao đẳng và trung cấp du lịch. Nên ưu tiên đào tạo các hướng dẫn viên địa phương. Tuy nhiên trước mắt nếu người dân địa phương chưa có điều kiện tham dự khoá đào tạo chính quy thì các điểm du lịch sinh thái nên tổ chức đào tạo ngắn hạn cho họ tại địa phương. Khách thăm quan là một đối tượng giáo dục hiển nhiên. Bản thân giáo dục tại hiện trường cho du khách cũng nằm trong dịnh nghĩa của du lịch sinh thái. Hay nói cách khác giáo dục về thiên nhiên là một phần tạo nên du lịch sinh thái. Những nội dung giáo dục phải phù hợp, giúp du khách liên hệ trực tiếp những điều họ đã từng nghe, từng đọc với những điều mắt thấy tai nghe khi họ đến thăm khu bảo tồn thiên nhiên. Nếu làm được việc này du khách sẽ ý thức hơn trong khi tiếp xúc với động vật hoang dã, và họ sẽ thấy chuyến đi của mình bổ ích hơn và sẽ mong muốn trở lại hoặc đến một khu thiên nhiên khác để học được những điều tương tự. Đối với cộng đồng địa phương, chương trình giáo dục phải dựa trên nhiều hình thức, không thể tập trung họ lại, dạy cho họ một mớ lý thuyết về bảo tồn và sự cần thiết của bảo tồn. Nên sử dụng những hình thức dễ hiểu, dễ nhớ chẳng hạn như băng hình, slade, tranh, ảnh, các chương trình biểu diễn văn nghệ, v.v. Giáo dục cộng đồng địa phương trước hết tập trung vào đối tượng chủ chốt là những nhà lãnh đạo địa phương (huyên, xã ), những người có uy tín trong cộng đồng chẳn hạn như những người lớn tuổi, những người có trình độ học vấn như thầy giáo, những người đứng đầu các tổ chức đoàn thể quần chúng như đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân … Nếu có thể tuyên truyền giáo dục cho các đối tượng này thì việc giáo dục cho toàn thể cộng đồng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều bởi họ luôn được dân nghe theo. Nên lấy người địa phương làm nhà quản lý khu du lịch sinh thái nếu có thể . Không chỉ giáo dục đối với cộng đồng địa phương nơi có khu bảo tồn thiên nhiên, mà nên có những chương trình giáo dục đối với cộng đồng người Việt nam nói chung, vì họ là những du khách tương lai của các điểm du lịch sinh thái. Chương trình giáo dục phải khuyến khích họ và làm cho họ có mong muốn được đi du lịch theo hình thức du lịch sinh thái. Đối tượng chủ yếu của Việt nam có lẽ là học sinh, sinh viên trong các nhà trường. Họ là những người thường xuyên tổ chức các chuyến đi thăm quan thiên nhiên, nhưng nhiều khi chưa ý thức hết được vai trò quan trọng của thiên nhiên. Hậu quả những chuyến đi dã ngoại của họ trong các khu thiên nhiên thường là những bãi rác sau khi họ ăn trưa và nhiều tác động tiêu cực khác. Tuy nhiên, thay đổi hành vi, thói quen của họ cũng không phải là việc dễ dàng làm trong ngày một ngày hai. Đối với học sinh, sinh viên nên có những chương trình giáo dục du lịch sinh thái kết hợp với giáo trình của nhà trường. Vấn đề này sẽ liên quan đến Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nên có chương trình giáo dục ngay từ cấp một vì càng nhỏ các em càng dễ tiếp thu hơn đối với những gì được dạy. Đối với những đối tượng lớn hơn nên chỉ lưu ý họ, thuyết phục họ chứ không nên ra lệnh vì lớp trẻ thường thích làm trái lời để thể hiên sự trưởng thành của mình, mặc dù đó không phải là cách tốt nhất để làm vậy. Không chỉ tuyên truyền, giáo dục đối với người dân trong nước, cần phải tuyên truyền du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên cho cả đối tượng khách nước ngoài. Nên khuyến khích họ sử dụng dịch vụ và mua sản phẩm quà lưu niêm địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. 2/ Kết hợp sự tham gia của công đồng địa phương. Giáo dục công đồng phải đi đôi với hỗ trợ phát triển cộng đồng và phát huy bản sắc văn hoá của cộng đồng địa phương. Không có lý gì nếu như ta vận động họ không phá rừng làm rẫy trong khi họ lại dựa vào hoạt động này để kiếm kế sinh nhai. Sự thật này dẫn đến một giải pháp khác cho vấn đề phát triển du lịch sinh thái, vấn đề tạo việc làm, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và nghành nghề cho nhân dân dịa phương. Do du lịch sinh thái liên quan đến văn hoá địa phương, nên khuyến khích phát triển những nghành nghề thủ công truyền thống như dệt đồ thổ cẩm, sản xuất đồ lưu niệm bằng mây, tre, đá…Văn hoá dân tộc là một hấp dẫn đối với khách du lịch sinh thái, do đó nên khuyến khích các hoạt động này vừa như là một hình thức để gìn giữ bản sắc văn hoá vừa là một hình thức tăng thu nhập cho nhân dân địa phương. Hiện tại các dự án phát triển du lịch đang được triển khai ở các khu bảo tồn thiên nhiên nhưng hiệu quả của các hoạt động du lịch tới đời sống cư dân và bảo tồn chưa được nhiều. Người ta cho rằng du lịch sinh thái thường là phương tiện để đạt được hai mục tiêu là phát triển cộng đồng và bảo tồn thiên nhiên. Nhưng thực tế công đồng địa phương thường bị đứng ngoài các dự án du lịch. Trong lĩnh vực du lịch nếu thiếu sự tham gia của công đồng địa phương thì du lịch đồng nghĩa với tác động tiêu cực đối với kinh tế xã hội. Một thực tế đang diễn ra hàng ngày là những người dân sống ở vùng đệm và trong các khu bảo tồnvẫn đang khai thác các tài nguyên, lâm sản. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là đời sống của họ vẫn còn nhiều khó khăn thiếu thốn . Để thu hút cộng đồng địa phương vào các dự án du lịch sinh thái, Ban quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên cần phải phối hợp với các bên liên quan triển khai các công việc sau: Nghiên cứu phát triển các nghành nghề sản xuất nông lâm nghiệp, nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, bản sắc văn hoá, phong tục tập quán, lễ hội và nâng cao trình độ dân trí của địa phương. Tổ chức giáo dục cho nhân dân địa phương để nâng cao nhận thức bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường bằng các phương tiện thông tin địa chúng, tài liệu, tờ rơi, hay mở các lớp tập huấn, câu lạc bộ. Mở các lớp tập huấn về du lịch sinh thái, nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ, đào tạo hướng dẫn viên du lịch cho địa phương. Chuyển giao các kỹ thuật thích hợp về nông lâm nghiệp, làm VAC… Xây dựng quy hoạch du lịch với sự tham gia của cộng đồng ngay từ đầu. Hình thành các phân khu cung cấp dịch vụ, các tuyến thăm quan với các sản phẩm văn hoá địa phương. 3/ Quy hoạch cho du lich sinh thái tại các khu bảo tồn thiên nhiên. Theo chức năng được nêu ở phần trên thì các vườn quốc gia có nhiệm vụ tổ chức những họat động du lịch tham quan, thăm quan, nghiên cứu khoa học. Đối với các khu dự trữ thiên nhiên thì những hoạt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100061.doc
Tài liệu liên quan