Đề tài Du lịch Sơn La: Tiềm năng, thực trạng và giải pháp

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH

I. Các định nghĩa về du lịch, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế xã hội

1. Các định nghĩa về du lịch.

2. Khái niệm phát triển du lịch bền vững.

3. Các điều kiện để phát triển du lịch

4. Vai trò của du lịch trong phát triển Kinh tế - Xã hội

II. Kinh tế du lịch

CHƯƠNG II: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG DU LỊCH SƠN LA

I. Tiềm năng du lịch sơn la

1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội sơn la

1.2. Tiềm năng du lịch Sơn la

1.3. Những thuận lợi và khó khăn cơ bản trong nhận thức và tổ chức khai thác tiềm năng du lịch Sơn la

II. Thực trạng du lịch Sơn la

2.1- Hoạt động và kết quả chủ yếu của du lịch Sơn La 05 năm (2000 - 2004)

2.1.1 - Thực trạng cơ sở vật chất, kỹ thuật của du lịch

2.1.2 - Đội ngũ lao động trong ngành du lịch

2.1.3 - Những kết quả chủ yếu trong hoạt động kinh doanh du lịch

2.1.4 - Công tác quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch

21.5 - Công tác quản lý Nhà nước về du lịch

2.2. Đánh giá, nhận xét về kết quả hoạt động du lịch 05 năm (2000 - 2004).

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SƠN LA.

3.1 - Định hướng, kế hoạch phát triển du lịch Sơn La thời kỳ (2001 - 2010) và những vấn đề đặt ra

3.1.1 - Về quan điểm và định hướng phát triển du lịch

3.1.2 - Định hướng quy hoạch các dự án đầu tư cho du lịch

3.1.2.1 - Tổng dự án đầu tư

3.1.2.2 - Danh mục các dự án

3.1.2.3 - Chỉ tiêu thu hút khách du lịch 2001 - 2010

3.1.3 - Quy hoạch phát triển du lịch Sơn La (2001 - 2010)

3.1.3.1 - Cụm du lịch Mộc Châu

3.1.3.2- Cụm du lịch Thị xã Sơn La

3.1.3.3 - Cụm du lịch lòng hồ Sông Đà

3.1.4 - Mục tiêu chủ yếu - phát triển du lịch Sơn La

3.1.5 - Những vấn đề đặt ra và kế hoạch, định hướng phát triển du lịch Sơn La thời kỳ (2001 - 2010)

3.2 - Một số giải pháp cơ bản

3.2.1. Giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật

3.2.2 - Giải pháp về tuyên truyền giáo dục

3.2.3 - Các giải pháp xúc tiến và tăng cường về thông tin, tiếp thị cho du lịch Sơn La

3.2.4 - Các giải pháp về công tác tổ chức và hoạt động khai thác tiềm năng phát triển kinh doanh du lịch

3.2.5 - Liên kết chặt chẽ du lịch với các ngành trong tỉnh và du lịch Sơn la với du lịch tây Bắc.

3.2.6 - Các giải pháp tài chính

3.3 - Một số kiến nghị

 

doc71 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 3994 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Du lịch Sơn La: Tiềm năng, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó là thứ rượu đoàn kết cộng đồng, nhưng uống rượu lại có cái luật rượu (phép lẩu) đàng hoàng; có người cầm trịch - gọi là "coóng" để điều hành, vui hết mình nhưng lại tuân thủ theo một nguyên tắc nhất định, cũng thật là độc đáo. Bữa cơm đãi khách tuy có thể to nhỏ ở điều kiện khác nhau, nhưng thường có cơm lam, coóm khẩu, cá pỉnh tộp, măng lay Kỳ lạ thứ nếp ta đặc biệt, thật thơm dẻo, được đồ trong "haay" gỗ, được quạt khô rồi đựng vào "coóm" mới giữ gìn cho cơm, ngon, dẻo, nóng cho dù bữa ăn có kéo dài đến mấy. Giữa các dụng cụ đồ ăn uống của thời hiện đại , cái "Coóm" tre xinh xắn truyền thống vẫn không hề bị lạc lõng, trái lại kiêu hãnh, hiện diện từ giá trị cổ truyền. Khách, chủ đều có thể vừa ăn, vừa uống, quả là một tiến bộ thực sự. Coóm khẩu vừa như là khai vị, vừa như là chủ công, hợp với rất nhiều thực khách trong nước và trên thế giới, coóm khẩu cũng là cứu cánh cho những ai cần lót dạ khi được mời rượu nhiều lần - Nền văn hoá cổ truyền đặc sắc của các dân tộc Sơn La. Nói về bản sắc văn hoá dân tộc, không thể không nói đến vòng xoè truyền thống của các dân tộc Sơn La. Rượu cần - vòng xoè thường đi đôi với nhau trong các ngày lễ hội, ngày vui, đón khách. Có thể múa ban ngày, múa ban đêm, vòng xoè có thể ít người, có khi rất đông người, khi đông quá có thể múa hát thành nhiều vòng, vòng trong, vòng ngoài đồng tâm hay riêng biệt như những bông hoa ban rừng Tây Bắc. Có thể múa ngay ở nhà sàn, trên sân bãi, hay sân khấu Khi tiếng chuông, tiếng trống theo nhịp xoè mời gọi , sau khi đã cùng nhau thưởng thức rượu cần, hình như ai cũng muốn tham gia vào vòng xoè say đắm. Sẽ không có ai rơi vào tình huống ngượng ngập vì không biết nhảy. Điệu xoè không khó như các vũ điệu hiện đại, chỉ cần vài giây được mời nhập cuộc , nhờ thầy giáo thực hành, bạn nhảy ở phía trước và phía sau là bạn có thể hoàn toàn nhập cuộc, tất nhiên là với các điệu xoè đơn giản nhất. Đêm giao lưu văn hoá được tổ chức thường xuyên ở các cơ quan, các làng bản, múa hát đã và đang là nếp sống văn hoá của tất cả mọi người dân Sơn La, không phân biệt công việc, dân tộc, tuổi tác Đã là giao lưu nên không phân biệt khán giả, diễn viên, mỗi người tham gia giao lưu có thể hát bài hát mình ưa thích nào đó, có khi có cả ngôn ngữ nước bạn. Nhưng cuối cùng thường là múa xoè, múa sạp, múa nón, múa khăn Sơn La hiện có trên 300 đội văn nghệ không chuyên, ở đâu cũng có hạt nhân cho những buổi giao lưu văn hoá văn nghệ đầy thú vị này. Nếu nói bản sắc văn hoá dân tộc thì vô cùng phong phú, đa dạng, những mặt hàng thổ cẩm văn hoa đặc trưng, chiếc khăn piêu của thiếu nữ Thái, vành khăn quấn đầu của người H’ Mông, tiếng khèn bè dập dìu đêm khuya, chiếc gùi tre, ống nước chỉ khái quát như vậy cũng đã thấy một tài nguyên quý giá cho nền công nghiệp du lịch Sơn La vươn tới. Sơn La là trung tâm của vùng Tây Bắc, có lịch sử, truyền thống đấu tranh chống chống giặc ngoại xâm, nội loạn, thiên tai, Sơn La còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hoá có giá trị. Ngay trung tâm thị xã Sơn La, tại hang Thẩm Ké còn lưu giữ văn bia Lê Thái Tông viết rằng: Năm Cảnh Thân, tháng 3 niên hiệu Bảo Đại, năm thứ nhất (1440), Vua Lê Thái Tông thân chinh dẹp loạn ở Châu Thuận Mỗi (nay là huyện Thuận Châu). Trên đường về nghỉ chân ở Động La (Tức Mường La, nay là thị xã Sơn La) đã để lại bài thơ tuyệt hay được khắc trên vách đá: "Bích chuẩn tiêu tâm niệm viễn nhân Man tù hà sự tốc vong thân Thế gian nhược hữu anh hùng chú Thiên hạ thuỳ dung phản nghịch thần Ô đạo duyên vãn không thể thị hiểm Âm nhai sương noãn kỷ diên xuân Cách trừ ô nhiễm an dân thiện Nhẫn sứ hà manh ngoại chí nhân" Tạm dịch: Nghĩ đến người xa đêm khổ tâm Thổ tù sao lại dám quên thân Thế gian đã có anh hùng chúa Thiên hạ ai tha kẻ nghịch thần Đường xá khó khăn đường càng hiểm Hang cùng đã ấm áp hơi xuân Yên được dân lành nhơ nhớp hết Dân xa được hưởng tấm lòng nhân. Một di tích, một bài thơ như vậy của gần 600 năm trước, hỏi rằng hậu thế có đáng trân trọng? Có cần thăm viếng? Tìm hiểu? Để hiểu đầy đủ về sự kiện lịch sử này , để dịch sát nghĩa, để nói hết nghĩa của bài thơ trên có bổ ích cho chúng ta ngày nay không về quan điểm với vùng sâu, vùng xa của đất nước? Cũng tại đồi Khau Cả, cạnh trụ sở UBND tỉnh Sơn La ngày nay, là Khu bảo tàng Sơn La. Trong đó có nhà ngục Sơn La do thực dân Pháp xây dựng từ năm 1908. Ngày ấy nơi đây rừng thiêng nước độc, hầm sâu tối lạnh, đói khát, bệnh tật, tra tấn dã man nhưng không lung lạc được ý chí đấu tranh bất khuất của các chiến sỹ cách mạng. Số lượng tù chính trị đã bị giam giữ là 1.007 lượt. Cây đào mang tên người Bí thư Chi bộ của Nhà ngục Sơn La, Bí thư Thành uỷ đầu tiên của TP cảng Hải Phòng: Cây đào Tô Hiệu mãi mãi xanh tươi đón chào du khách thăm viếng nơi đây. Đường phố mang tên Tô Hiệu là đường phố to đẹp nhất thị xã Sơn La ngày nay. Và nơi đây vẫn còn lưu lại kỷ vật, hình ảnh của nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước ta như: Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Lê Thanh Nghị, Lê Đức Thọ, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Đức Tâm, Mai Chí Thọ, Nguyễn Cơ Thạch, Trần Quốc Hoàn, Hoàng Tùng đã bị giam giữ ở đây. Ngục tù còn đó, nơi đây mãi mãi là trường học giáo dục Chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho muôn đời con cháu. Sơn La còn có nhiều di tích lịch sử văn hoá khác như: cây đa Bản Hẹo (Thị xã Sơn La); Pháo đài Dua Cá (Mường La); Tháp cổ Mường Và (Sông Mã); Động Sơn Mộc Hương (Mộc Châu)... Hệ thống các di tích lịch sử văn hoá của Sơn La đủ để giới thiệu với khách đến đây tham quan nghiên cứu. Càng đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm địa lý tự nhiên và kinh tế văn hoá xã hội Sơn La càng thấy được tiềm năng giàu có về du lịch của mảnh đất này. Trước hết, như đã trình bày ở trên, Sơn La có thể phát triểndu lịch sinh thái, nghiên cứu thưởng thức bản sắc văn hoá dân tộc. Sơn La có thể phát triển du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hoá... Những tài nguyên để phát triển công nghiệp du lịch đã tiềm ẩn từ bao đời, một nguồn vốn quý đã tích luỹ từ bao thế hệ để có được đang thách thức những tư duy về du lịch. Sơn la còn nằm trong lộ trình du lịch xuyên Tây Bắc, du lịch 2 bên bờ Sông Đà. từ Hà Hội, du khách có thể qua Hoà Bình tới Sơn La, tiếp tục đến Điện Biên Phủ và vượt qua thượng nguồn Sông Đà để đến Sa Pa, rồi qua Phú Thọ để trở về Hà Nội. Một lộ trình khép kín, đầy thú vị... Có thể tóm tắt về lộ trình này: Núi non hùng vĩ, con người thân thiện, bản sắc văn hoá độc đáo, nhiều địa danh lịch sử. Vì vậy, du khách trong nước và quốc tế đến vùng này ngày một tăng. Có nhiều người đã trở lại lần 2 lần 3... Song tiềm năng du lịch Sơn La, cái "Kho báu', cái "có thể" kia vẫn còn là cái "chưa thế". Vấn đề khai thác tiềm năng du lịch cũng không khác gì khai thác kho báu còn ẩn sâu trong lòng đất, còn cực kỳ khó khăn gian khổ. Việc xác định đúng đắn tiềm năng du lịch có một ý nghĩa quan trọng và cần thiết. Đó là vấn đề xây dựng chiến lược phát triển cho ngành du lịch Sơn La trong tương lai. Có thể khẳng định Sơn La rất giàu có tiềm năng về du lịch. 1.3 - Những thuận lợi và khó khăn cơ bản trong nhận thức và tổ chức khai thác tiềm năng du lịch Sơn La 1.3.1 - Thuận lợi Nhận thức chung về ngành du lịch ngày một đầy đủ hơn. Trên thế giới đã có những nước coi du lịch là ngành công nghiệp số 1: Tây Ban Nha năm 2000 đón 48,5 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu 24,8 tỷ USD, chiếm 11%GDP; ở Úc, ngành du lịch đóng góp hàng năm khoảng 30 tỷ USD, chiếm 4,5% GDP. ở Việt Nam đã có hơn 1.000 doanh nghiệp ở đủ các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch, giải quyết việc làm cho hơn 150.000 lao động trực tiếp và hàng chục vạn lao động gián tiếp phục vụ khách du lịch. Cơ sở pháp lý, môi trường kinh doanh đã tương đối thuận lợi cho phát triển du lịch. Ai cũng nhận thấy tính tất yếu của du lịch trong sự phát triển của xã hội và vai trò to lớn của du lịch đối với sự phát triển của xã hội . Phát triển du lịch đã trở thành Nghị quyết của Đảng bộ và nguyện vọng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Bản thân tiềm năng to lớn để có thể phát triển du lịch đã là một thuận lợi hết sức cơ bản để nhận thức và khai thác tiềm năng du lịch ở Sơn La. Trong xu thế giao lưu hội nhập kinh tế - Văn hoá quốc tế, sự phát triển tất yếu của thị trường du lịch cũng tạo tiền đề cho Sơn La khai thác thế mạnh du lịch của mình. Kinh nghiệm phát triển của các tỉnh bạn, của các đơn vị du lịch trong và ngoài nước cũng giúp Sơn La tiếp cận, đón bắt được cơ hội phát triển du lịch. Sự nghiệp xoá đói giảm nghèo, sự nghiệp phát triển, đổi mới Sơn la cũng chính là động lực để Sơn La khai thác, phát huy mọi tiềm năng trong đó có tiềm năng về du lịch. Thực tiễn phát triển du lịch Sơn La 5 năm qua (2000 - 2004) tuy còn nhỏ bé, khiêm tốn nhưng chính những giá trị bước đầu ấy đã khẳng định: Sơn La có thể phát triển, làm giàu bằng du lịch. 1.3.2 - Khó khăn: Tuy nhiên, cần phải thừa nhận rằng vấn đề nhận thức và khai thác tiềm năng du lịch chưa phải là nhất quán và đồng bộ. - Vấn đề thứ nhất: Đánh giá tiềm năng, từ đó hoạch định chiến lược khai thác phát triển du lịch phù hợp là quá trình nghiên cứu khoa học, có cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc, có dự báo chính xác thông qua đầy đủ các hệ thống cơ quan hữu trách và các quy luật vận động. Xuất phát từ đặc điểm một tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn, Sơn La chưa có ngành du lịch hoàn chỉnh. Cán bộ chuyên trách lĩnh vực này còn quá ít (chỉ có 2 - 3 cán bộ phòng quản lý du lịch trực thuộc Sở Thương mại - Du lịch, nhiệm vụ chủ yếu là quản lý Nhà nước về du lịch). Do vậy các công trình, đề tài khoa học về lĩnh vực này còn quá ít. Việc đánh giá đúng tiềm năng chủ yếu mang tính định hướng, còn thách thức để khai thác tiềm năng ấy lại hạn chế, quy hoạch thiếu chi tiết cụ thể. - Vấn đề thứ hai: Một mặt từ nhận thức chưa đầy đủ về ngành nghề, nên còn tồn tại một số quan niệm: Chỉ tập trung phát triển du lịch khi đời sống kinh tế đã ở mức khá. Hoặc nghề du lịch mang tính xa hoa, lãng phí, nghề ăn chơi nhảy múa, có nhiều mặc cảm nghề nghiệp... đúng là do điều kiện kinh tế, việc tổ chức du lịch "đi" là còn hạn chế vì khả năng đi du lịch của nhân dân trong tỉnh. Nhưng việc tổ chức du lịch "đến"? Giàu có mới nghĩ đến du lịch, hay du lịch để giàu có? Đó là vấn đề thuộc tư tưởng cần phải được thông suốt. Vì vậy ngành du lịch ở một tỉnh nghèo như Sơn La càng chưa bao giờ được quan tâm, đánh giá nghiêm túc, đúng mức và khoa học xứng đáng với những lợi ích của nó sẽ mang lại cho xã hội. Du lịch Sơn La chưa bao giờ được ưu tiên phát triển đúng mức. Thậm chí có giai đoạn, Nhà nước còn đánh thuế xuất 20% đối với du lịch... - Vấn đề thứ ba: Du lịch có thể tạo nguồn thu lớn và lâu dài nhưng đầu tư lại đòi hỏi lớn. Để khai thác tiềm năng du lịch phục vụ phát triển kinh tế ở Sơn La đòi hỏi có nguồn nhân lực và tài lực nhất định. Lao động đã được đào tạo chuyên ngành du lịch ở Sơn La hầu như chưa đáng kể. Cán bộ tốt nghiệp đại học chuyên ngành du lịch có thể đếm trên đầu ngón tay. Sơn La mới tự túc được 25% chi ngân sách. Đầu tư phát triển du lịch là danh mục không được Nhà nước ưu tiên và thực tế là chưa bao giờ có. Khả năng thành phần kinh tế cá thể mới chỉ ở mức các khách sạn nhỏ. Chưa thể vươn tới các điểm du lịch, khu du lịch. Do đó, bài toán vốn đầu tư cho việc khai thác tiềm năng phát triển du lịch Sơn La tới nay hoàn toàn chưa có lời giải. Xu hướng mai một bản sắc văn hoá dân tộc cũng đã xuất hiện. - Vấn đề thứ tư: Diện tích Sơn La rộng lớn, núi rừng hiểm trở, sông suối dày đặc, có biên giới dài. Thực chất đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, nhưng trước mắt nó lại là khó khăn, cản trở. Nguyên nhân là do cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông vận tải Sơn La còn thấp kém. ở nhiều vùng, nhiều tuyến đường, khách du lịch đi bộ cũng khó. Các phương tiện vận tải lạc hậu, chưa có phương tiện chuyên dụng để tổ chức xuyên rừng... - Vấn đề thứ năm: Sơn La với 12 dân tộc anh em cùng sinh sống rất giàu có về bản sắc dân tộc. Văn hoá vật chất của các dân tộc Sơn La có tiềm năng to lớn. Song hiện tại chưa hình thành thị trường tiêu thụ những sản phẩm văn hoá ấy: Thổ cẩm, lương thực, thực phẩm... việc phát triển thị trường còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ. Từ đó dẫn đến không nhất quán về giá cả khi bán cho khách du lịch, đây cũng là nguyên nhân dễ gây mất lòng tin khi khách mua hàng lưu niệm do giá cả chênh lệch. Đứng trước những điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn trên đây, du lịch Sơn La trong các năm qua đã hoạt động như thế nào, đã làm gì để khai thác tối đa những thuận lợi và vượt qua những khó khăn, thử thách?1 II. THỰC TRẠNG DU LỊCH SƠN LA 2.1 - Hoạt động và kết quả chủ yếu của du lịch Sơn La 5 năm (2000 -2004) Giai đoạn (2000 - 2004) là 5 năm đất nước ta thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - Xã hội. Tổng sản phẩm trong nước năm 2004 tăng gấp đôi so với năm 2000. Kết cấu hạ tầng kinh tế - Xã hội và năng lực sản xuất tăng nhiều. Nền kinh tế từ tình trạng hàng hoá khan hiếm nghiêm trọng nay sản xuất đã đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của nhân dân và nền kinh tế cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Những thành tựu đã được nêu rõ trong Văn kiện Đại hội IX của Đảng. Đối với Sơn La, nền kinh tế - Xã hội của tỉnh đã có sự chuyển biến rõ rệt, với mức tăng bình quân 9,5%/năm. Trong kết quả chung của tỉnh có sự đóng góp của hoạt động du lịch. Nhưng cần phải khái quát rằng du lịch Sơn La trong 5 năm 2000 - 2004 mới khai thác hết sức sơ khai tiềm năng của mình. Có thể ví du lịch Sơn La trong giai đoạn này như đứa bé mới chào đời và còn đang chập chững tập đi. Nếu chỉ căn cứ vào tốc độ tăng trưởng thì dễ có xu hướng đánh giá lạc quan về du lịch Sơn La. Phải thừa nhận sự nỗ lực cố gắng của ngành du lịch Sơn La nhưng dù sao thì đó mới chỉ là kết quả ban đầu vừa mò mẫm tìm tòi, vừa học hỏi để hình thành các mô hình làm ăn đáp ứng những đòi hỏi trước mắt của thị trường du lịch. 2.1.1 - Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch Cơ sở vật chất kỹ thuật của hoạt động du lịch bao gồm hệ thống các cơ sở lưu trú, ăn uống, các cơ sở vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, thể thao, các điểm, các khu du lịch, các phương tiện vận chuyển, chưa kể các di tích lịch sử, văn hoá và hướng dẫn tham quan du lịch. - Về cơ sở lưu trú: Những năm đầu thập niên này, Sơn La chỉ có 4 khách sạn với 80 phòng nghỉ, trong đó có 10 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đến năm 2004, toàn tỉnh có 61 cơ sở lưu trú và 4 điểm du lịch tham gia hoạt động kinh doanh. Trong đó có 60 cơ sở lưu trú đã thẩm định phân loại hạng: 8 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, 7 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao, 4 khách sạn đủ tiêu chuẩn, 41 nhà nghỉ đủ tiêu chuẩn đón khách, tổng số phòng nghỉ 842 phòng, nhưng tiện nghi chủ yếu mới đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của khách. Cơ sở hạ tầng liên quan mật thiết như điện, nước đều chưa thật sự ổn định. Quy mô của cơ sở lưu trú còn quá nhỏ, thiếu đồng bộ giữa ăn, nghỉ, vui chơi, họp hành, hội thảo. Phần lớn là dưới 30 phòng, chưa có khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên (biểu 2 và 3) Biểu 2: Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch Sơn la STT Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 1 Tổng CS lưu trú K sạn 21 31 35 56 61 2 Tổng số phòng Phòng 313 458 500 761 842 3 Tổng số giường Giường 894 1089 1130 1720 1851 Biểu 3: Tổng hợp năng lực hoạt động của cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh sơn la (Đến ngày 30/09/2004) STT Tên cơ sở lưu trú Số phòng Số gường Vốn ĐT (Tỷ đồng) Số LĐ Loại HạngCS Ghi chú Thị xã Sơn la Khách sạn Sơn La 32 70 4,2 25 1 sao DNNN Khách sạn Công Đoàn 44 98 2,6124 50 2 sao DNNN Khách sạn Hoàng Sơn 17 29 4,5 45 2 sao DNTN Khách sạn Sunrise 23 43 5 14 2 sao DNTN Nhà nghỉ Thương Anh 12 40 2,5 4 ĐTC CS Nhà nghỉ Sao Mai 12 20 0,7 3 ĐTC CS Nhà nghỉ Hàng Không 12 26 3 7 ĐTC CS Nhà khách UBND Tỉnh 20 43 1,9 32 CTĐ CS Khách sạn Hoa Hồng 40 77 3,7 10 2 sao CTCP Khách sạn Hoa Đào 12 23 1,58 4 CTĐ CS Khách sạn Hương Sen 14 28 2,4 20 1 sao DNNN Khách sạn Phong Lan 37 54 13 24 2 sao DNTN Khách sạn Hoa Anh Đào 24 51 5,6 11 2 sao DNTN Khách sạn Hoa Ban 16 38 1,9 11 1 sao DNTN Nhà nghỉ Phương Anh 3 4 1,7 4 ĐTC CS Nhà nghỉ Trường Sinh 6 12 0,15 2 ĐTC CS Nhà nghỉ Linh Giang 10 20 1 5 ĐTC CS Nhà nghỉ Thanh Mai 3 7 0,3 2 ĐTC CS Nhà nghỉ Trường Ký 8 13 1 2 ĐTC DNTN Nhà nghỉ Mỹ Linh 6 16 O,15 1 ĐTC DNTN Khách sạn Chung Lan 11 24 0,7 3 ĐTC DNTN Nhà nghỉ Nhã Phương 9 11 0,5 4 ĐTC CS Nhà nghỉ Thư Bằng 4 10 0,08 1 CTĐ CS Nhà nghỉ Diệp Hà 12 22 2 1 ĐTC CS Nhà nghỉ Thanh Bình 12 22 0,15 2 ĐTC CS Nhà nghỉ Thanh Loan 18 42 1,2 5 ĐTC CS Nhà nghỉ Ngọc Hoa 14 42 1 9 ĐTC CS Nhà nghỉ Thu Hà 7 15 0,8 2 ĐTC CS Nhà nghỉ Việt Trinh 13 25 0,05 4 ĐTC CS Nhà nghỉ Chiêu Là 6 7 O,OI 3 ĐTC CS Nhà nghỉ Cây Bàng 7 12 0,05 2 ĐTC CS Nhà nghỉ Anh Tú 8 15 0,7 4 ĐTC CS Nhà nghỉ Hương Liên 14 28 O,8 4 ĐTC CS Nhà nghỉ Long Phương 6 12 0,05 1 ĐTC CS Nhà nghỉ Hoa Ngọc 6 12 0,9 4 ĐTC DNTN Nhà nghỉ Mỵ Hương 8 12 0,3 4 ĐTC CS Nhà nghỉ Phương Bắc 10 20 0,12 2 ĐTC CS Khách sạn Thanh Tùng 21 35 4 6 1 sao DNTN 537 1078 70,3024 337 Huyện Mai sơn Khách sạn Hoa Mai 13 47 1,94 27 ĐTC TNHH Nhà nghỉ Thủy Tiên 13 48 0,833 10 ĐTC DNNN Nhà nghỉ Huy Toan 18 74 0,7 5 ĐTC CS Khách sạn Hiền Thu 12 20 1,4 4 ĐTC DNTN 56 189 4,873 46 Huyện Yên châu Khách sạn Hương Sen 2 14 28 2 5 1 sao DNNN Nhà nghỉ Phượng Châu 5 10 0,2 4 ĐTC CS Nhà nghỉ Hương Xoài 7 16 1,5 5 ĐTC DNTN 26 54 3,7 14 Huyện Mộc châu Khách sạn CĐ Mộc Châu 50 110 6,9 41 2 sao TNHH Nhà nghỉ TN MC 8 16 O,76 2 ĐTC DNNN Nhà nghỉ Đức Dũng 10 22 1 3 ĐTC CS Nhà nghỉ Ba Thơm 12 40 0,5 6 ĐTC CS Nhà nghỉ Thế Anh 14 36 0,5 2 ĐTC CS Nhà nghỉ Thảo Nguyên 7 14 0,5 2 ĐTC DNNN Nhà nghỉ Đình Phước 14 35 0,75 5 ĐTC CS Nhà nghỉ Mặt Trời 12 24 O,7 2 ĐTC CS 127 297 11,61 63 Huyện Sông mã Khách sạn Sông Mã 17 34 2,25 5 1 sao DNNN Nhà nghỉ Hồng Ngọc 3 7 0,2 1 ĐTC CS Nhà nghỉ Diễm Hương 8 20 0,48 1 ĐTC CS Nhà nghỉ Tuấn Tú 7 17 0,35 2 ĐTC CS Khách sạn Hải Hà 19 50 0,8 3 ĐTC DNTN 54 128 4,08 12 Huyện Phù yên, Bắc yên Nhà nghỉ Bắc Yên 12 45 0,2 6 ĐTC CS Khách sạn Hoàng Gia 19 34 4 24 2 sao DNTN Khách sạn Phù Hoa 11 26 0,692 5 1 sao DNNN 42 105 4,892 35 Tổng cộng 842 1851 99,4574 507 Các cơ sở lưu trú đều có cơ số phục vụ ăn uống nhưng hệ thống nhà hàng, quán ăn chủ yếu là bình dân, chưa đáp ứng được thực khách có nhu cầu cao. Đặc sản truyền thống ẩm thực của vùng chỉ được tổ chức ở một số ít nhà hàng, nhưng trình độ phục vụ còn nhiều hạn chế, thiếu hấp dẫn. - Về hệ thống cơ sở tham quan, vui chơi giải ttrí, thể thao, điểm du lịch, khu du lịch còn quá ít. Phần lớn mới kể tên và để hoang sơ, chưa có đầu tư vào hạ tầng và các dịch vụ kèm theo. Chỉ riêng có bảo tàng Sơn La trong đó có nhà ngục Sơn La được đầu tư của Nhà nước là đáp ứng được các điều kiện hướng dẫn và phục vụ khách tham quan. - Về phương tiện vận chuyển khách du lịch thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Thực chất chưa có đội xe du lịch riêng biệt. Khách du lịch bằng đường bộ chủ yếu do các đơn vị ở các tỉnh bạn đảm nhận. Khách có nhu cầu du lịch đường sông, chủ yếu là thuê mướn thuyền nhỏ của dân. Không có xe chuyên dụng hoạt động ở địa bàn khó khăn. - Về cơ sở vật chất khai thác thông tin, giới thiệu phục vụ du lịch chưa có. Du lịch Sơn La chưa có mặt trên mạng Internet. 2.1.2 - Đội ngũ lao động trong ngành du lịch Theo số liệu thống kê của Sở Thương mại và Du lịch Sơn La, năm 2000 có 310 lao động trong ngành du lịch. Hết năm 2004, số lao động đó mới là 507 người. Hiện tỉnh đang xếp hoạt động du lịch trong các ngành dịch vụ nói chung, trình độ lao động trong ngành du lịch hầu hết là trung cấp, trong đó chuyên ngành được đào tạo trong ngành du lịch chiếm con số nhỏ. ở hầu hết các đơn vị tham gia hoạt động du lịch thì cán bộ nhân viên chưa đảm bảo tiêu chuẩn mà Tổng cục Du lịch đã ban hành. Chỉ tiêu lao động trên một phòng khách sạn mới đạt trung bình là 0,8 còn rất thấp so với bình quân từ 1,2 - 1,7 lao động /phòng. Cả tỉnh chưa có hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ bởi vì các đơn vị mới tổ chức kinh doanh khách sạn, nhà hàng chứ chưa quan tâm tổ chức kinh doanh lữ hành. Nhân viên các đơn vị làm du lịch mặc dầu thường xuyên phải tiếp xúc với người nước ngoài nhưng trình độ ngoại ngữ còn non kém. Một số đơn vị có năng lực ngoại ngữ thì chủ yếu là tiếng Anh, các ngoại ngữ thông dụng khác như Pháp, Nhật, Trung Quốc, Nga còn ở trình độ rất hạn chế. Nhiều đơn vị đăng ký kinh doanh khách sạn nhưng thực chất về cơ sở vật chất cũng như trình độ cán bộ nhân viên đều không đảm bảo tiêu chuẩn của một khách sạn. Biểu 4: Tình hình lao động của nghành du lịch Sơn la. Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng số lao động trong nghành du lịch Người 310 320 340 448 507 Thu nhập bình quân 1000đ/ng 420 600 720 900 1.400 2.1.3. Những kết quả chủ yếu trong hoạt động kinhh doanh du lịch Khách du lịch đến Sơn La bao gồm cả khách trong nước và quốc tế. Khách trong nước bao gồm khách nội địa đi du lịch thuần tuý khoảng 30% và khách đi công tác kết hợp tham quan du lịch Tây Bắc khoảng 70%, khách trong nước tăng nhanh trong 5 năm qua với tốc độ tăng bình quân khoảng trên 20% mỗi năm và đạt 137.086 lượt trong năm 2004. Khách quốc tế tuy còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số khách du lịch nhưng tốc độ tăng cũng đáng kể. Khách quốc tế bao gồm cả khách du lịch, khách đến làm việc kết hợp với du lịch ,Việt Kiều về nước... đầu năm 2000 có 6.500 lượt khách quốc tế. Đến cuối năm 2004 là 11.394 lượt. Khách quốc tế đến Sơn La có quốc tịch của 21 nước nhưng chủ yếu vẫn là khách du lịch từ Pháp, chiếm trên 50%. Biểu 5: Cơ cấu khách du lịch (%/tổng số) Cơ cấu về khách du lịch Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Khách QT 9,28 9,44 9,11 6,37 8,31 Khách nội địa 90,72 90,56 90,89 93,63 91,69 Doanh thu, lợi nhuận của hoạt động du lịch tăng tương đối đều đặn và đáng kể qua các năm. tuy nhiên kết quả chưa tương xứng với tiềm năng du lịch. Nhưng nếu có kế hoạch đầu tư khai thác hợp lý, các chỉ tiêu này có khả năng tăng nhanh và đóng góp đáng kể cho GDP của tỉnh. Đặc biệt trong 5 năm gần đây, một số chỉ tiêu chính của hoạt động du lịch đã có những biến chuyển đầy tích cực, thể hiện ở biểu số 6 Biểu 6: STT Các chỉ tiêu Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 1 Tổng lượt khách trong đó khách QT Lượt người 70.000 6.500 72.000 6.800 83.400 7.600 95.945 6.121 137.086 11.394 2 Số lao động Người 310 320 340 448 507 3 Tổng số CS lưu trú Đơn vị 21 29 35 56 61 4 Tổng số phòng Phòng 313 400 500 761 842 5 Tổng doanh thu Tr. đồng 10.500 11.400 13.600 16.295 23.872 6 Nộp ngân sách Tr. đồng 850 1.000 1.200 1.496 2.291 2.1.4 - Công tác quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch Do yêu cầu của phát triển du lịch Sơn La, công tác quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Sơn La đã được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo và Sở Thương mại Du lịch tích cực tổ chức thực hiện. Từ năm 1997, công tác quy hoạch đã được xúc tiến. Và ngày 11/01/2001, UBND tỉnh Sơn La đã có Quyết định số 103/QĐ - UB về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thương mại và du lịch Sơn La thời kỳ 2000 - 2010 (cùng thời điểm đó, cả nước mới chỉ có hơn 30 tỉnh thành có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch). Trong năm 2000, Sơn La đã xúc tiến xây dựng vài dự án quy hoạch chi tiết đầu tư một số điểm, khu du lịch như: Khu du lịch nghỉ dưỡng, suối nước nóng bản Mòng, bản văn hoá dân tộc bản Bó. 2.1.5. Công tác quản lý Nhà nước về du lịch : Từ năm 2000, tỉnh đã tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch, bộ phận quản lý du lịch thuộc Sở Thương Mại Du lịch được hình thành(1996). Giúp cho Sở Thương mại Du lịch và UBND tỉnh kịp thời triển khai các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch. Xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch hàng năm; quản lý Nhà nước đối với các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các ngành hữu quan trong việc kiểm tra, kiểm soát trong các khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ. Hướng dẫn các đơn vị kinh doanh thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về du lịch; phối hợp với các bộ phận công tác của các sở, ban ngành hữu quan và UBND các huyện, thị trong việc xây dựng quy hoạch phát triển du lịch và đầu tư xây dựng, tôn tạo các di tích, các điểm du lịch .v.v...Tuy nhiên với địa bàn rộng và khó khăn như Sơn La, với yêu cầu của phát triển du lịch, số cán bộ chuyên trách công tác du lịch chỉ từ 2 - 3 người sẽ gặp không ít khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Như đã khái quát trên đây, hoạt động và kết quả chủ yếu của du lịch Sơn La 5 năm (2000 - 2004). Ở thời điểm du lịch Việt Nam kỷ niệm 45 năm ngày truyền thống của mình thì hoạt động của du lịch Sơn La chưa đầy 15 năm. Hoạt động mới mẻ, mang tính sơ khai, tự phát, kết quả ban đầu đạt được còn hết sức ít ỏi. Nhưng dù sao, đó cũng là những viên gạch đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3005.doc
Tài liệu liên quan