MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
1.Nguồn lực phát triển du lịch Việt Nam 4
1.1 Tài nguyên du lịch 4
1.2 Các chính sách hỗ trợ của nhà nước. 6
2. Các loại hình du lịch ở Việt Nam 8
2.1 Du lịch homestay 8
2.2 Du lịch tàu biển 11
2.3 Du lịch MICE 14
2.4 Du lịch sinh thái 17
3.Các vùng du lịch 19
3.1 Vùng du lịch Bắc Bộ 19
3.2 Vùng du lịch Bắc Trung Bộ 20
3.3 Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ 21
4.Thành tựu và thách thức của du lịch Việt Nam 23
4.1 Thành tựu 23
4.2 Thách thức 25
PHẦN KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
30 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3928 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Du lịch Việt Nam: Thực trạng và thách thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại hình du lịch ở Việt Nam
2.1 Du lịch homestay
Homestay là loại hình du lịch mà du khách sẽ được ở và sinh hoạt chung nhà với người dân bản xứ như thành viên trong gia đình, để khám phá phong cách sống của người dân, trải nghiệm cuộc sống thường ngày của họ để biết được văn hóa của người dân nơi đó.
Homestay ở Việt Nam không phải xuất phát từ ý tưởng của các công ty lữ hành, mà từ nhu cầu của các vị khách nước ngoài, để thâm nhập, tìm hiểu đời sống người dân Việt.
Việt Nam có nền văn hóa đa dạng, có phong cảnh đẹp và nhiều giá trị lịch sử nên hoàn toàn có thể phát triển loại hình du lịch homestay.
Những năm gần đây, dịch vụ du lịch homestay đã phát triển nhanh ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, An Giang, TP Cần Thơ... Dịch vụ du lịch này đã và đang thu hút khá mạnh du khách nước ngoài. Đây là loại hình du lịch dành cho những người thích khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu phong tục tập quán, nền văn hóa... của người bản địa. Thường một tour homestay kéo dài một ngày một đêm, giá khoảng 10 USD/ khách, với nhiều chương trình đặc sắc. Du khách được ở nhà của người dân, ăn một bữa ăn sáng và một bữa chiều với những món ăn thuần túy của người Việt Nam, kết hợp với một chương trình tham quan. Tùy từng thời điểm, có những chương trình tham quan như: đi xe đạp trong vòng bán kính 5-10 km xung quanh khu vực homestay, tham quan chợ nổi, giao lưu, sinh hoạt với người bản địa, làm những công việc của người nông dân như: trồng rau màu, chăm sóc vườn cây, chèo xuồng giăng lưới, tát ao bắt cá...
Đối với du khách, tham gia những công việc hằng ngày rất đỗi bình thường của người dân địa phương là một điều rất thú vị. Vợ chồng Maika và Gian – du khách người Thụy Sĩ - đang nghỉ ở một điểm homestay thuộc phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, cho biết: “Chúng tôi đã có thời gian thoải mái ở đây. Bữa ăn tối rất ngon, được đi du thuyền tham quan chợ nổi ngắm cảnh rất đẹp! Còn đi xe đạp ở vùng quê thì thật tuyệt vời!... Chủ homestay đã tạo điều kiện cho chúng tôi có cảm giác như đang ở quê nhà”. Ông Jean Cabane, du khách người Pháp, lần thứ 2 đưa gia đình trở lại điểm homestay ở phường An Bình, cho biết: “Gia đình tôi lại về đây, như người thân trở lại mái nhà xưa. Xin cảm ơn tình thân ấp áp của chủ gia đình homestay đã dành cho chúng tôi! Mong rằng nơi này cũng là mái ấm cho lữ khách”. “Homestay là cách tốt nhất để tôi có những hiểu biết sâu về đất nước các bạn. Nếu ở khách sạn tôi sẽ không thể hiểu rõ về cuộc sống của người dân Việt Nam... Khi tôi ở Bản Lác, Mai Châu (Hoà Bình), tôi đã được sinh hoạt cùng người dân địa phương, xem họ dệt vải chứng kiến cách họ sinh hoạt, đối xử với nhau. Qua quan sát, nói chuyện tôi cũng hiểu được nhiều điều về bản sắc của người dân tộc Thái...”. Nhiều vị khách nước ngoài cũng cho rằng nếu Việt Nam tổ chức tốt loại hình homestay thì vào những dịp đặc biệt, cảnh “sốt” phòng khách sạn, nhà nghỉ sẽ được giải quyết đáng kể...
Không chỉ người nước ngoài đến Việt Nam homestay mà cũng đã có những du khách trong nước tích cực tham gia loại hình này. Qua hai lần diễn ra Festival Huế thì cả hai lần đều có hình thức homestay. Chỉ những gia đình giữ được nếp sống mang bản sắc Huế, nhà cửa tương đối cổ kính, có vườn rộng rãi mới được chọn làm điểm tiếp nhận khách. Cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt tại những gia đình Huế như thế là cách hiệu quả nhất để du khách tiếp nhận chiều sâu tinh thần, văn hoá Huế.
Đến nay một số công ty lữ hành đã bắt tay kinh doanh loại hình du lịch homestay. Công ty Handspan Adventure Travel ở số 36 Lê Văn Hưu, Hà Nội chuyên tổ chức cho khách nước ngoài đi du lịch kết hợp hình thức ở cùng tại những địa điểm như Mai Châu (Hoà Bình), vườn quốc gia Ba Bể (Bắc Cạn)... Công ty Thương mại và du lịch quốc tế Việt Nam (Study tours) tại Hà Nội đã tổ chức cho khách hàng học sinh, sinh viên những chuyến homestay ở nước ngoài để vừa du lịch vừa học ngoại ngữ. Trong dịp hè này, Study tours bắt đầu tiến hành chương trình homestay xuyên Việt cho các em tiếp cận, khám phá các địa điểm du lịch như Thác Đa, Quan Lạn - Vân Đồn, hồ Núi Cốc, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang. Tết Quý Mùi vừa qua, Saigon Tourist đã tổ chức cho khách nước ngoài đến ăn tết tại một số nhà dân; dù chưa nhiều nhưng được đánh giá khá thành công.
Dù là điểm đến của nhiều du khách quốc tế, nhưng các điểm homestay ở Việt Nam đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế. Đa số các điểm homestay đều phát triển một cách tự phát, nằm rải rác ở các quận, huyện, thiếu thông tin hướng dẫn, năng lực phục vụ kém, chưa khai thác được những thế mạnh của địa phương trong việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ du lịch... Mặt khác, các điểm homestay ở khá xa nhau, nên khó chia sẻ, liên kết với nhau trong việc tiếp nhận du khách, dẫn đến nhiều điểm hoạt động chưa hiệu quả.
2.2 Du lịch tàu biển
Du lịch biển đang trở thành một chiến lược phát triển của ngành du lịch nhằm tận dụng các cảnh quan và sinh thái vùng ven biển để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân cũng như tăng nguồn ngân sách Trung ương và địa phương.
Trong cuộc hội thảo mới đây về quản lý và phát triển du lịch biển, đảo Việt Nam, các chuyên gia du lịch khẳng định du lịch biển và kinh tế đảo là một trong năm đột phá về kinh tế biển, ven biển.
Với bờ biển dài trên 3.000 km, hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ, hàng loạt những bãi tắm cát trắng, nước trong xanh trải dài ven biển là những điều kiện thuận lợi cho du lịch biển Việt Nam phát triển. Những bãi biển, vịnh biển của Việt Nam được du khách cả thế giới biết đến như vịnh Hạ Long, vịnh Nha Trang hay bãi biển Đà Nẵng được Tạp chí Forbes bầu chọn là một trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh… đều nói lên sức hút của biển Việt Nam đối với du khách trong và ngoài nước.
Dọc bờ biển Việt Nam đã có khoảng 125 bãi biển thuận lợi cho việc phát triển du lịch, trên 30 bãi biển đã được đầu tư và khai thác. Trong đó, các khu vực biển có tiềm năng lớn đã đầu tư phát triển là vịnh Hạ Long - Hải Phòng - Cát Bà; Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam; Vân Phong - Đại Lãnh - Nha Trang; Vũng Tàu - Long Hải - Côn Đảo; Hà Tiên - Phú Quốc; Phan Thiết - Mũi Né.
Hệ thống cơ sở lưu trú vùng ven biển không ngừng tăng lên, đặc biệt số lượng những cơ sở lưu trú từ 3 sao trở lên phần lớn tập trung ở các địa phương ven biển. Theo thống kê, vùng ven biển có gần 1.400 cơ sở lưu trú với trên 45.000 buồng. Đội ngũ lao động du lịch vùng ven biển hiện chiếm khoảng 65% tổng số lao động trực tiếp của cả nước.
Du lịch biển Việt Nam vẫn chưa tạo được sự hấp dẫn đặc biệt đối với khách du lịch. Năm 2006, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường biển chiếm khoảng trên 6% trong tổng lượt khách quốc tế. Thời gian neo đậu của tàu du lịch ở các cảng chỉ từ 8 đến 24 giờ, do đó, khách không có nhiều cơ hội tham quan, giải trí mua sắm.
Nguyên nhân được các chuyên gia đưa ra là hiện nay ở Việt Nam hầu hết các cảng biển là cảng hàng hóa, chưa có cảng chuyên biệt cho tàu du lịch. Nhiều cảng có trọng tải lớn không thể cập bờ và phải di chuyển khách bằng canô hoặc tàu du lịch mất nhiều thời gian, giảm hứng thú cho du khách. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền và quảng bá về du lịch biển VN lâu nay chưa được quan tâm đúng mức. Du lịch Việt Nam chưa tham gia các hội nghị, hội chợ chuyên về du lịch biển và du lịch tàu biển trên thế giới.
Để ngành du lịch Việt Nam phát triển bền vững, Tổng cục Du lịch đề xuất Đề án phát triển du lịch biển, đảo mục tiêu năm 2010 và tầm nhìn 2020. Theo đó, đến năm 2020, kinh tế biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% GDP cả nước, trong đó du lịch biển là khâu đột phá thứ 4 sẽ có mức đóng góp khoảng 14-15% GDP của nền kinh tế biển quốc gia.
Đưa Việt Nam trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn và thân thiện hàng đầu của khu vực trong giai đoạn phát triển mới tới năm 2020. Các loại hình phát triển du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, sinh thái cộng đồng được ưu tiên phát triển trong thời gian tới, trong đó du lịch biển được coi là loại hình du lịch chủ đạo.
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Tổng cục trưởng TCDL cho biết: “Việt Nam nằm trong số những nước có nhiều bãi biển và vịnh biển, đảo đẹp nhất thế giới. Các sản phẩm du lịch biển, đảo cũng thu hút lượng khách du lịch đông nhất ở Việt Nam và mang lại doanh thu du lịch cao nhất. Tuy nhiên, những gì chúng ta đang khai thác nguồn tài nguyên biển, đảo quý giá để làm du lịch hiện nay vẫn còn quá tự phát, nghèo nàn và lãng phí tài nguyên. Vì thế, cần phải có chiến lược và quy hoạch lâu dài về chủ đề này để phát triển du lịch giai đoạn tới”.
Phát triển du lịch biển với các dòng sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới về du lịch nghỉ dưỡng biển, tham quan thắng cảnh biển. Hình thành các dòng sản phẩm du lịch thể thao biển và sinh thái biển. Xây dựng mô hình làng du lịch nghỉ dưỡng biển theo tiêu chí đẳng cấp, sang trọng nhằm thu hút khách cao cấp, phát triển song song với các khu du lịch biển, ven biển khác.
2.3 Du lịch MICE
MICE là cụm từ viết tắt theo các chữ cái đầu tiếng Anh của các từ: Meeting (gặp gỡ, hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention/ Conference (hội nghị/ hội thảo) và Exhibition/ Event (triển lãm, sự kiện). Như vậy, MICE tour là sự kết hợp của Meeting tour, Incentive tour, Convention tour và Exhibiton tour, hay nói cách khác, MICE tour là một loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội họp, khen thưởng, triển lãm, sự kiện được kinh doanh bởi các công ty, các doanh nghiệp du lịch có tiếng tăm, uy tín và năng lực chuyên môn cao cũng như bởi các tổ chức kinh tế, xã hội, chính trị có chức năng và thẩm quyền.
MICE đã xuất hiện và phát triển từ lâu trên thế giới, nhưng du lịch MICE với Việt Nam lại là loại hình tương đối mới. Tuy vậy, Việt Nam được đánh giá là một “Ngôi sao đang lên”, một điểm đến mới hấp dẫn khách du lịch MICE từ khắp nơi trên thế giới.
Các đặc trưng của du lịch MICE:
Đối tượng khách du lịch MICE thường giữ những cương vị, địa vị quan trọng trong xã hội cũng như có tầm ảnh hưởng nhất định đến các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, như các nguyên thủ quốc gia, các vị lãnh đạo nhà nước, các quan chức cấp cao của chính phủ, các nhà hoạt động xã hội, thương gia....và thường gồm nhiều quốc tịch hoặc đến từ nhiều tổ chức khác nhau. Không những thế, khách du lịch MICE thường được tổ chức với số lượng đông, được đài thọ kinh phí bởi một số tổ chức, chính phủ cùng với khả năng thu nhập và chi trả cao nên họ có nhu cầu về các dịch vụ cung ứng hoàn hảo, sáng tạo, chất lượng cao.
Việc tổ chức các hoạt động du lịch MICE luôn đòi hỏi tính chuyên nghiệp, khoa học và sáng tạo. Đối với bất cứ một chương trình du lịch MICE nào, các hội nghị, hội thảo, meeting, triển lãm...luôn là nội dung chủ yếu, có tầm quan trọng bậc nhất và thường có những chủ đề cụ thể, riêng biệt cũng như mục đích cần đạt tới. Bên cạnh đó, các chương trình này còn bao gồm các hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng, thư giãn, ăn, nghỉ, thưởng thức văn nghệ...từ đó thỏa mãn các nhu cầu phong phú, đa dạng của các đối tượng khách.
Một nét đặc trưng đáng chú ý khác là du lịch MICE thường không có mùa vụ rõ rệt. Vì thế, bên cạnh lợi nhuận khổng lồ, việc kinh doanh và phát triển du lịch MICE còn là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tính mùa vụ trong hoạt động du lịch.
Việt Nam có những điều kiện thuận lợi để phát triển du lich MICE:
Thứ nhất, trong bối cảnh tình hình thế giới đang diễn ra phức tạp, mất ổn định tại nhiều quốc gia và khu vực dẫn đến tâm lý không an toàn cho du khách thì Việt Nam nổi lên như một điểm đến an toàn, thân thiện trong mắt du khách quốc tế.
Thứ hai, với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và các giá trị văn hóa đặc sắc mang tính truyền thống lịch sử lâu đời, cùng với các di sản thế giới đã thu hút khách du lịch thế giới đến Việt Nam ngày càng tăng trong đó có khách du lịch MICE.
Thứ ba, với sự nhộn nhịp của thị trường MICE trong thời gian gần đây, các công ty kinh doanh trong ngành du lịch như các hãng lữ hành, hàng không, khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, trung tâm tổ chức hội chợ và triển lãm… đã có những bước liên kết dịch vụ để tạo ra sản phẩm du lịch trọn gói nhằm thúc đẩy lọai hình du lịch MICE.
Thứ tư, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch từng bước được cải thiện và không ngừng phát triển. Hiện Việt Nam có trên 200 khách sạn từ ba đến năm sao, đáp ứng được yêu cầu lưu trú của khách và có nhiều khả năng tổ chức được các hội nghị, hội thảo và các sự kiện văn hóa, thể thao tầm cỡ quốc tế.
Tất cả những yếu tố trên chính là điều kiện và lợi thế để Việt Nam phát triển du lịch nói chung và du lịch MICE nói riêng. Do được xây dựng kế hoạch trước, trong thời gian dài, có thể diễn ra quanh năm nên phát triển MICE sẽ góp phần quan trọng nhằm khắc phục tính thời vụ trong du lịch.
Thực trạng khai thác du lịch MICE ở Việt Nam trong những năm qua:
Việt Nam đang là một điểm đến hấp dẫn mới đối với khách du lịch MICE. Sự “bùng nổ” của lượng du khách MICE đến Việt Nam trong thời gian qua là một tín hiệu vui với ngành du lịch Việt Nam.
MICE được các công ty trong ngành du lịch Việt Nam khai thác từ nhiều năm nay. Qua một số tìm hiểu về hoạt động du lịch MICE ở trong nước cũng như quốc tế trong thời gian qua, có thể khẳng định MICE là một cơ hội tốt với ngành du lịch Việt Nam về hướng phát triển du lịch trong tương lai. Phát triển MICE là cơ hội để mở rộng thị trường du lịch, tăng lượng khách quốc tế và nâng cao uy tín cho du lịch Việt nam. Thời gian qua, các khách sạn có doanh thu từ thị phần du khách du lịch MICE năm 2008 tăng 10% so với năm 2007 và công suất phòng đạt trên 80%. Hiện nay Việt Nam chính là một trong mười điếm đến hàng đầu của du lịch MICE trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Với những đặc trưng và hiệu quả mà loại hình du lịch MICE mang lại, do đó cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch và các dịch vụ hỗ trợ; tăng cường công tác quảng bá tiếp thị du lịch; đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng cho đơn vị tổ chức và đội ngũ phục vụ đối tượng khách du lịch MICE.
2.4 Du lịch sinh thái
Bên cạnh các loại hình du lịch khác, loại hình du lịch sinh thái đang từng bước phát triển mạnh mẽ, rộng khắp tại Việt Nam và được nhiều người lựa chọn. Loại hình du lịch này được đánh giá là tạo nên một sức hấp dẫn mới cho du lịch nước ta trong vài năm trở lại đây trong mắt du khách nội địa và quốc tế.
Với ưu thế là một nước nông nghiệp, diện tích đất đai, sông ngòi lớn nên loại hình du lịch sinh thái rất được chú trọng phát triển tại Việt Nam với nhiều loại sản phẩm khác nhau. Ngoài ra, Việt Nam còn có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia, đó là những di sản thiên nhiên đầy tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái như vịnh Hạ Long, động Phong Nha, vườn quốc gia Cát Tiên, vườn quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, sản phẩm du lịch sinh thái ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Tây Bắc Việt Nam… Đặc biệt, đã có tới 6 khu dự trữ sinh quyển Việt Nam được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới nằm ở khắp ba miền, sắp tới sẽ có 2 khu sẽ được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới là điều kiện tốt cho nước ta phát triển du lịch sinh thái.
Nắm bắt được thế mạnh này, hầu hết các công ty du lịch lữ hành trên cả nước cũng như tại TP.HCM như Saigontourist, Bến Thành Tourist, Fiditour, Vietravel… đã xây dựng nhiều tour du lịch sinh thái nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của du khách trong và ngoài nước. Ông Nguyễn Minh Mẫn - Đại diện Công ty du lịch Vietravel cho biết, hiện loại hình du lịch sinh thái chiếm khoảng 30% các sản phẩm du lịch của Vietravel. Theo đó, lượng khách Việt Nam đăng ký tham gia loại hình du lịch này chiếm khoảng 30% khách trong nước, và khách quốc tế chiếm đến 50% trên tổng số lượng khách nước ngoài. Được biết Vietravel đã và đang triển khai bộ sản phẩm du lịch sinh thái đến đồng bằng sông Cửu Long do nơi đây sở hữu lợi thế về địa hình sông nước, những cồn cát tự nhiên, nơi phát triển rất mạnh của những vườn cây ăn trái và đậm nét đặc trưng văn hóa Nam bộ ở vùng đồng bằng châu thổ. Bên cạnh đó, những dấu ấn văn hóa bản địa như khám phá điểm đến bằng đò máy, xuồng ba lá, nghe đờn ca tài tử, khám phá văn hóa chợ nổi, tham quan và thưởng thức trái cây tại vườn, tát ao bắt cá hay tham quan làng nghề địa phương… chính là sự hấp dẫn mà du khách có thể dễ dàng cảm nhận được ở những địa danh du lịch như Cồn Phụng, Cồn Thới Sơn, chợ nổi Cái Bè, chợ nổi Cái Răng, ngã bảy Phụng Hiệp, trang trại Vinh Sang…
Tuy nhiên, theo ông Mẫn, loại hình du lịch sinh thái được đưa vào phát triển từ lâu song vẫn còn có nhiều hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu của du khách do vậy vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Cụ thể, du lịch sinh thái trước hết hướng đến vấn đề bảo vệ môi trường nhưng vấn đề vệ sinh tại các điểm tham quan chưa được quan tâm đúng mức, việc phát huy yếu tố văn hóa địa phương vẫn chưa đúng tầm, còn mang tính tự phát, thiếu bài bản. Việc quảng bá hình ảnh du lịch sinh thái vẫn chưa tạo được ấn tượng, tính liên kết sản phẩm du lịch địa phương thiếu chặt chẽ, không thể hiện rõ nét đặc trưng sản phẩm ở từng địa phương do vậy tính hấp dẫn còn khá hạn chế.
Do đó, để góp phần phát triển mạnh loại hình du lịch sinh thái giàu tiềm năng và sức hút này thì các công ty du lịch cũng như các địa phương nên đa dạng sản phẩm bằng cách mở rộng phát triển thêm một số tỉnh thành ở phía Nam như: Đồng Tháp, Trà Vinh, Sóc Trăng… Cần triển khai và quảng bá các loại hình sinh thái đặc trưng như sinh thái biển, rừng… nhằm khai thác hết lợi thế và tiềm năng sẵn có.
Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn cần được đầu tư đúng mức theo hướng đa dạng nhằm đáp ứng được mọi nhu cầu của du khách, vừa có khách sạn cao cấp vừa có nhà nghỉ dạng homestay, ngủ tại nhà dân (có chọn lọc), nhà cổ,… sáng tạo nhiều sản phẩm du lịch độc đáo mang đậm dấu ấn Việt Nam như: một ngày làm nông dân (Vĩnh Long, Cần thơ), học nghề làm chiếu Định Yên (Đồng Tháp), khám phá văn hóa đám cưới Việt…Bên cạnh những dịch vụ hướng đến sinh thái và văn hóa bản địa, các địa phương cũng cần quan tâm đến nhu cầu mua sắm của du khách, vì mỗi nguồn thu dù nhỏ đều có khả năng góp phần vào sự phát triển chung của ngành du lịch địa phương đưa loại hình du lịch sinh thái ngày càng phát triển.
3.Các vùng du lịch
Ở Việt Nam có nhiều vùng du lịch nhưng trọng điểm là ba vùng du lịch sau:
3.1 Vùng du lịch Bắc Bộ
Ngày nay, Việt Nam ngày càng trở nên nổi bật trên trường quốc tế về khả năng phát triển mạnh về mọi mặt, trong đó du lịch là một lĩnh vực được dành nhiều ưu ái. Với lợi thế thiên nhiên cùng những cảnh quang độc đáo và các di tích khảo cổ đặc sắc vùng du lịch Bắc Bộ đã và đang thu hút du khách ngày càng đông.
Hiện nay song song với việc phát triển nền công nghiệp thì du lịch cũng được xem là nghành kinh tế mũi nhọn ở vùng du lịch này.
Vùng này có rất nhiều cảnh đẹp. Cảnh thiên nhiên ở đây có những nét hùng vĩ, thơ mộng của núi rừng, khung cảnh tĩnh mịch trong ánh rừng giả nguyên sinh như ở các vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) với hệ sinh thái rừng rậm nhiệt đới rất điển hình, hoàn toàn làm thỏa mản trí tò mò các du khách và lòng say mê nghiên cứu của các nhà khoa học.
Gắn với rừng là vùng hang động Karstơ, cũng là một đặc trưng của vùng du lịch Bắc Bộ. Hang động có rất nhiều ở các vùng núi đá vôi rất nổi tiếng và có ở nhiều tỉnh như vùng hang động tỉnh Ninh Bình (Bích Động, Địch Lộng..) Hà Tây (Hương Sơn), Phú Thọ (Xuân Sơn), Lạng Sơn (Nhất, Nhị, Tam Thanh) vùng hang động trên các đảo đá vôi vùng Vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà (Hải Phòng) cũng nổi tiếng.
Cùng với cảnh đẹp núi rừng, hang động, khí hậu vùng du lịch Bắc Bộ cũng rất đặc biệt, quanh năm ánh nắng chan hoà, với ba mùa (Xuân, Hè và Thu) là một điều kiện thuận lợi để du lịch phát triển quanh năm.
3.2 Vùng du lịch Bắc Trung Bộ
Vùng du lịch Bắc Trung Bộ (VDLBTB) nằm ở vị trí trung gian của đất nước,là cầu nối giữa hai trung tâm du lịch lớn nhất cả nước (Hà Nội và thànhphố Hồ Chí Minh). Vùng du lịch này gồm có 6 tỉnh thành phố trực thuộctrung ương : Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Namvà Quảng Ngãi. Trong đó có hai trung tâm du lịch là Huế - Đà nẵng.
Vùng du lịch này chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai như lũ lụt,bão và gió Lào khô nóng. Điều kiện khí hậu thời tiết khắc nghiệt ở đâybuộc các nhà quản lí phải có sự nghiên cứu thấu đáo để xác định thờigian du lịch tối ưu cho khách và cả guồng máy hoạt động của mình.Do ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, địa hình mà sông ngòi ở vùng nàythường ngắn và dốc; lớp phủ thực vật rừng phong phú, nhiều lâm sản, chim thú quí hiếm. Biển ở vùng này có nhiều bãi cát phẳng, đẹp vào loại nhấtcả nước. Trong lòng biển là nguồn tài nguyên hải sản phong phú, nguồn thực phẩm dồi dào. Đảo Cồn Cỏ, cù lao Chàm đã là những địa danh nổi tiếng. Đồng thời có rất nhiều cửa khẩu biên giới giữa Việt - Lào: Nậm Cắn, Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo tạo điều các tàu chở khách du lịch nước ngoài vào nước ta làm cho số lượng khách du lịch đang tăng lên mỗi ngày.
Vùng du lịch Bắc Trung Bộ có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, trong đó có nhiềudi sản thế giới nhất so với các vùng du lịch trong cả nước: cố đô Huế,phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, nhã nhạc cung đình Huế.
Bắc Trung Bộ là một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của Việt Nam, là nơi có 3 di sản thế giới: Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế. Bắc Trung Bộ là nơi có nhiều bãi biển đẹp như: Bãi biển Sầm Sơn, Bãi biển Cửa Lò, Bãi biển Thiên Cầm, Bãi biển Nhật Lệ, Bãi biển Cửa Tùng, Bãi biển Thuận An, Lăng Cô. Khu vực này có các vườn quốc gia: Vườn quốc gia Bến En, Vườn quốc gia Pù Mát, Vườn quốc gia Vũ Quang, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Vườn quốc gia Bạch Mã.
Bắc Trung Bộ tuy có khó khăn về khí hậu và địa hình, nhưng với bề dày lịch sử văn hóa, bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp, nhiều điểm tham quan lý tưởng đã góp phần làm cho du lịch ở đây ngày càng phát triển và thu hút được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
3.3 Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi, nằm trên trục các đường giao thông bộ, sắt, hàng không và biển. Bên cạnh đó vùng được thiên nhiên ban tặng những cảnh quan tuyệt đẹp đó là những núi đá xen những cồn cát trắng chạy dọc ven biển xanh biếc. Nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp như Vũng Tàu, cát Tiên, Côn Đảo, Hà Tiên,....Cùng với đó là các loại hình lễ hội dân gian truyền thống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, âm nhạc, nghệ thuật diễn xướng, kiến trúc, ca - múa -nhạc dân gian… vô cùng đặc sắc. Điều đó tạo điều kiện cho du lịch ở vùng này phát triển.
Tiểu vùng du lịch quan trọng của vùng này là Tây Nguyên. Nét văn hóa đặc trưng đối với đồng bào ở đây là không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên. Giá trị của cồng chiêng được thể hiện qua tiếng ngân vang của nó, những tiếng cồng vượt xa năm, bảy ngọn núi… Thường những chiếc cồng đồng có pha vàng hoặc bạc vì vậy âm thanh của nó rất hay và được xem là vật quí của người Tây Nguyên. Thông qua các lễ hội, tập tục, sinh hoạt hằng ngày, cồng chiêng đã trở thành một phương tiện chuyển tải thông điệp của cộng đồng. Nét văn hóa độc đáo này đã góp phần thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan và khám phá.
Với những điều kiện thuận lợi trên vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ đã và đang ngày càng thu hút lượng du khách đông đảo. Ngành du lịch của vùng ngày càng phát triển mạnh góp phần làm tăng trưởng kinh tế trong vùng nói riêng và cả nước nói chung.
4.Thành tựu và thách thức của du lịch Việt Nam
4.1 Thành tựu
Tốc độ tăng trưởng cao, hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng lớn
Về khách du lịch: số lượng du khách đến Việt Nam ngày càng tăng, đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành du lịch.
Về thu nhập du lịch: Du lịch mang lại thu nhập ngày một lớn cho xã hội. Tốc độ tăng trưởng nhanh về thu nhập: năm 1990 thu nhập du lịch mới đạt 1.350 tỷ đồng thì đến năm 2009, con số đó ước đạt 70.000 tỷ đồng, gấp trên 50 lần.
Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động du lịch ngày càng rõ nét, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho xã hội. Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỷ trọng GDP của ngành Du lịch trong khu vực dịch vụ. Ở đâu Du lịch phát triển, ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt như Sa Pa (Lào Cai), Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Huế (Thừa Thiên-Huế), Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Mũi Né (Phan Thiết), Bình Châu (Xuyên Mộc - Bà Rịa Vũng Tàu), một số địa phương đồng bằng sông Cửu Long…); tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy các ngành khác phát triển; khôi phục nhiều lễ hội và nghề thủ công truyền thống; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và từng địa phương, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu, mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và với nước ngoài.
Thông qua du lịch các ngành kinh tế xã hội khác phát triển; mở thêm thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ cho các ngành khác, thúc đẩy hoạt động thương mại và mang lại hiệu quả cao với hình thức xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch. Hoạt động du lịch phát triển đã kéo theo sự mở rộng giao lưu kinh tế văn hoá giữa các vùng, miền và vớ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Du lịch Việt Nam thực trạng và thách thức.docx