Đề tài Dư luận xã hội có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa, đấu tranh hạn chế các sai lệch xã hội

I. Lời mở đầu 1

II. Nội dung: 2

1. Các khái niệm 2

1.1 Dư luận xã hội 2

1.2 Tin đồn 2

2. So sánh dư luận xã hội với tin đồn 3

3. Bản chất dư luận xã hội 4

4. Vai trò và chức năng của dư luận xã hội 5

5. Cách ứng xử của nhà quản lý trước một sai lệch xã hội 8

6. Tìm giải pháp thích hợp để hạn chế, khắc phục sai lệch xã hội 11

7. Báo chí đóng vai trò định hướng dư luận xã hội 12

7.1 Khái niệm định hướng dư luận xã hội 12

7.2 Vai trò của báo chí 13

Kết luận 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

 

doc20 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Dư luận xã hội có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa, đấu tranh hạn chế các sai lệch xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cộng đồng, chính kiến cá nhân chỉ là một ý kiến trong ý kiến chung. Ngược lại, tin đồn đề cao chính kiến cá nhân của người truyền tin, thông tin của tin đồn thường bị nhào nặn. Thứ ba, về phương thức lan truyền, dư luận xã hội được lan truyền bằng cả lời nói và chũ viết, cả con đường chính thức và không chính thức, cả công khai lẫn bí mật. Còn tin đồn truyền đi bằng miệng là chủ yếu, theo con đường không chính thức, bí mật. Về bản chất, dư luận xã hội là sự phán xét, đánh giá chung, biểu thị thái độ đồng tình hay phản đối của đại đa số trong cộng đồng Tin đồn chỉ là thông tin đơn thuần về sự kiện, chứa đựng nhiều thiên kiến, quan điểm cá nhân. Việc phân biệt rạch ròi giữa dư luận xã hội và tin đồn sẽ giúp báo chí tránh khỏi việc đưa những thông tin gây thiệt hại cho công chúng và bất lợi trong xã hội. 3- Bản chất dư luận xã hội Dư luận xã hội có những đặc trưng, bản chất như sau: Dư luận xã hội không chỉ thể hiện một mặt riêng lẽ nào đó của ý thức xã hội như triết học, đạo đức học, ý thức chính trị, tôn giáo ... mà còn là sự thể hiện một cách tổng hợp của ý thức xã hội trong một thời gian nhất định, bao gồm cả mặt ý thức hệ và tâm lý xã hội. Khi đã hình thành dư luận xã hội, bản thân của dư luận đã là sự nhào nặn tác động qua lại của các hình thái ý thức xã hội. Chính vì vậy, trước một vấn đề, những nhóm xã hội có quan điểm trình độ chính trị, thời gian, văn hóa, đạo đức... khác nhau thì sẽ có cách thức thể hiện ý kiến dư luận khác nhau Dư luận xã hội mang tính hiện thực, bởi vì mặc dù là một hiện tượng tinh thần nhưng dư luận xã hội gắn rất chặt với hiện thực, nó có tác động to lớn đối với thực tiễn, nó phản ánh tâm tư nguyện vọng, lợi ích, nhu cầu của công chúng. Dư luận xã hội không phải là cái tạo ra để làm phong phú đới sống tinh thần mà là để điều chỉnh tác động đến thực tiễn. Trong bản thân dư luận bao giờ cũng chứa đựng yếu tố trình độ nhận thức tư tưởng và thái độ, tâm thế, xung hướng hành động của công chúng. Vì vậy, dư luận xã hội là cầu nối giữa nhận thức và hành động thực tiễn, Trong xã hội có giai cấp, dư luận xã hội luôn luôn mang tính giai cấp sâu sắc, xuất phát từ lợi ích giai cấp. Dư luận xã hội mang tính kinh nghiệm, đựơc hình thành dựa trên cơ sở của kinh nghiệm đời sống và trên những quan hệ trực tiếp chứ không phải bằng con đường nhận thức, tư duy phân tích lôgíc. Vì vậy, dư luận xã hội vừa có tính thuyết phục cao nhưng mặt trái của nó là cũng có khi dư luận không chính xác, không phản ánh đúng bản chất của vấn đề. Vì vậy, khi tiếp cận dư luận xã hội ta phải nhận thức rõ điều này. Dư luận xã hội như là một cơ chế tâm lý xã hội,nghĩa là có sức mạnh áp đặt ép buột chi phối đối với hành động của cá nhân. Nếu là dư luận tích cực, cá nhân hoặc nhóm sẽ cảm thấy được nâng lên, thăng hoa, nhưng nếu là dư luận tiêu cực có thể làm cho con người bắt buộc tuân theo, suy sụp đôi khi dẫn người ta đến chổ tự tử. Dư luận xã hội tồn tại, phát triển biến đổi phụ thuộc rất lớn và gắn chặt với các phương tiện truyền thông đại chúng. Dư luận xã hội có tính lây lan rất mạnh, dựa trên các kênh tuyên truyền, trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Sản phẩm của truyền thông đại chúng chính là dư luận xã hội. 4- Vai trò và chức năng của dư luận xã hội Dư luận xã hội là một trong những biểu hiện sớm nhất của hình thái ý thức xã hội. Trong lịch sử loài người, dư luận xã hội đóng vai trò điều hòa các mối quan hệ xã hội ngay cả khi trong xã hội chưa có sự phân hóa giai cấp. Đánh giá hiệu quả của dư luận xã hội cần xuất phát từ nhận thức đúng đắn về vai trò tích cực của các yếu tố tâm lý, tư tưởng và vai trò của quần chúng nhân dân trong đời sống xã hội. Nói về vai trò của dư luận xã hội trong hoạt động quản lý, ta thấy rằng dư luận xã hội khen ngợi, khuyến khích động viên những cá nhân siêng năng, có ý thức kỷ luật ... , nó “tẩy chay” những cá nhân lười biếng, vô kỷ luật. Dư luận xã hội còn đựơc xem như công cụ để củng cố quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền . Người ta còn tạo ra dư luận để điều chỉnh hướng phát triển của xã hội. Đảng ta cũng sử dụng dư luận xã hội như một công cụ để xây dựng, chỉnh đốn Đảng cũng như hoạch định chính sách. Dư luận xã hội cũng là diễn đàn để người dân phát huy quyền làm chủ, xây dựng quyền làm chủ xã hội. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, dư luận xã hội còn là phương tiện để tăng cường quan hệ giữa đảng với quần chúng nhân dân, cộng đồng trong xã hội. Dư luận xã hội còn góp phần hoàn thiện công tác quản lý dựa trên cung cấp cơ sở khoa học, việc hoạch định đưa ra quyết định chính sách phải dựa trên những thông tin của hệ thống xã hội mà dư luận là một kênh thông tin quan trọng. Do đó, dư luận xã hội có vai trò quan trọng trong việc ổn định phát triển xã hội. Vai trò của dư luận xã hội thể hiện ở các chức năng sau : đánh giá, điều hòa, kiểm soát, giáo dục, tư vấn. Chức năng đánh giá: dư luận xã hội đánh giá hành vi xã hội, các chuẩn mực xã hội, các quá trình xã hội, cụ thể là dư luận xã hội đánh giá các hành vi đó là đúng hay sai, tốt hay xấu. Những chuẩn mực mà dư luận xã hội dựa vào để đánh giá có thể là những điều luật hoặc chuẩn mực chung của đông đảo công chúng trong xã hội. Sự đánh giá này thường khác nhau trong các nhóm xã hội khác nhau cũng như trong khoảng thời gian khác nhau. Chức năng điều hòa: thể hiện ở chổ dư luận xã hội góp phần sắp xếp, điều chỉnh lại các quan hệ xã hội cho đúng mục đích và chuẩn mực trên cơ sở phán xét, đánh giá các sự kiện, hiện tượng. Dư luận xã hội nêu ra các chuẩn mực, chỉ ra những việc nên làm, nên né tránh hoặc điều chỉnh hành vi, cách cư xử của mọi người. Trong cuộc sống, những dư luận xã hội của giai cấp tiên tiến thường có vai trò đặc biệt quan trọng, thúc đẩy xã hội phát triển. Gắn với chức năng điều hòa là chức năng giáo dục. Dư luận xã hội khi đã hình thành nó thường tác động vào ý thức con người, nghĩa là chi phối ý thức cá nhân, nên cần phải điều chỉnh cho phù hợp với ý thức chung của cộng đồng. Dư luận tác thưởng, đồng tình có tác dụng khuyến khích các tích cục, cái hay, cái đẹp, cái tốt, dư luận lên án chê bai có tác dụng hạn chế, ngăn ngừa các tiêu cực, cái xấu. Dư luận xã hội còn có chức năng kiểm soát thông qua sự phán xét, đánh giá, giám sát hoạt động của các tổ chức xã hội, các cơ quan nhà nước có phù hợp với các lợi ích xã hội hay không. Dư luận xã hội của cá nhân và các nhóm xã hội phải tuân thủ những chuẩn mực mà nó dựa vào để đánh giá và phán xét. Chức năng tư vấn: thông qua nội dung của mình, dư luận đưa ra những kiến nghị, giải pháp cho những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm, giúp cho cơ quan nhà nước giải quyết những vấn đề quan trọng của xã hội Ngoài ra, dư luận xã hội có chức năng là thước đo bầu không khí chính trị xã hội Nói chung, xã hội càng phát triển, trình độ văn hóa của quần chúng ngày càng cao, dân chủ càng mở rộng thì sức mạnh của dư luận xã hội càng lớn, nó các tác động đến xã hội như những luật lệ không thành văn bản. Nghiên cứu dư luận xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác quản lý xã hội, đối với việc đề ra và triển khai các chủ trương nhiệm vụ cụ thể trong từng thời điểm nhất định. Bởi vì trong hoạt động quản lý xã hội đòi hỏi chúng ta phải hiểu biết sâu sắc thực tiễn xã hội, hiểu biết nhu cầu và lợi ích của quần chúng trong sản xuất cũng như trong đời sống. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, trong công cuộc xây dựng CNXH nói chung là sự nghiệp đổi mới, nói riêng đó là kết quả trí tuệ và công sức của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, là sự gắn bó máu thịt với nhân dân. Vì vậy tổ chức nghiên cứu dư luận xã hội một cách nghiêm túc là phương tiện cần thiết để phát huy quyền làm chủ của nhân dân và mở rộng dân chủ xã hội. Dư luận xã hội sẽ cho chúng ta những thông tin một chiều về các mặt hoạt động của các cơ quan Đảng và nhà nước, các thông tin này là những tín hiệu phản hồi từ phía xã hội, từ phía quần chúng đối với việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội. Những thông tin này là một trong những căn cứ quan trọng để Đảng và nhà nước kiểm tra công tác của mình, để có những chủ trương quyết định cần thiết, sát hợp với thực tế. Trong xã hội ta hiện nay, việc tìm hiểu và nghiên cứu dư luận xã hội đã trở thành điều kiện quan trọng để đảm bảo công tác quản lý xã hội thật sự dựa trên cơ sở khoa học. 5. Cách ứng xử của nhà quản lý trước một sai lệch xã hội Hiện nay, đất nước ta từ nền kinh tế xã hội vốn lạc hậu, khó khăn ... đang vươnlên để tồn tại và hội nhập quốc tế bằng quá trình CNH-HĐH và mở cửa giao lưu với các nước trên thế giới. Hệ thống giá trị chuẩn mực xã hội đang biến đổi mạnh mẽ, việc quản lý xã hội trên tất cả các mặt còn nhiều lúng túng, xã hội đang phát sinh nhiều sai lệch, trong đó có cả sai lệch tích cực và sai lêch tiêu cực. Dư luận xã hội được xem là một trong những công cụ, phương tiện hiệu quả để hạn chế, ngăn ngừa và phòng chống những sai lệch tiêu cực nhằm ổn định trật tự xã hội. Tuy nhiên, như đã nói ở trên đánh giá của dư luận xã hội chưa hẳn là đúng trong mọi trường hợp, vì vậy nhà quản lý cần phải ứng xử như thế nào trước một hiện tượng sai lệch xã hội cụ thể ? Theo Xã hội học, sai lệch xã hội chính là những hành vi của cá nhân hay nhóm không phù hợp với những giá trị, chuẩn mực đang được xã hội thừa nhận. Hành vi sai lệch là những hành vi phần nào đi chệch khỏi khuôn mẫu, chuẩn mực xã hội, không đáp ứng được những điều mong muốn, chờ đợi của nhóm, của những người xung quanh Để có một thái độ ứng xử và hành động đúng đối với một hành vi sai lệch xã hội, trước nhất nhà quản lý phải biết nhận diện được sai lệch xã hội ấy là tích cực hay tiêu cực, là sai lệch có mức độ thấp hay cao, là sai lệch của cá nhân hay của nhóm ? Sai lệch tích cực là những hành vi không phù hợp với những giá trị, chuẩn mực quy tắc đang được xã hội thừa nhận, nhưng nó tác động tích cực đến xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển. Đó là những hành vi xã hội hướng theo những giá trị chuẩn mực, quy tắc lý tưởng, cao thượng và đạo đức hợn. Sai lệch xã hội tiêu cực là những hành vi tiến hành vi tiến hành theo các giá trị thấp kém, những chuẩn mực quy tắc lỗi thời, cảng trở sự tiến bộ xã hội, sự phát triển văn minh. Hành vi sai lệch tiêu cực không phải chỉ là những hành vi vì lợi ích cá nhân, cục bộ mà còn là những hành vi thiếu ý thức trách nhiệm, coi thường lợi ích của nhân dân, của xã hội. Sai lệch mức độ thấp là những hành vi sai lệch thường xảy ra, có tính tạm thời, ít lập lại, không hệ thống, do đó ảnh hưởng đến xã hội ít. Đây là những hành vi mà nhiều người thường mắc phải. Người quản lý những người xung quanh chỉ cần nhẹ nhàng nhắc nhở thì chủ thể sẽ tự điều chỉnh. Sai lệch mức độ cao là những hành vi xã hội mà chủ thể thường có sự tính toán, cân nhắc và thực hiện theo một kế hoạch đã vạch ra, thậm chí có sự phân công, phân nhiệm và tổ chức cuộc sống trên cơ sở hành vi đó. Những hành vi này tác động mạnh mẽ đến xã hội có thể gây ra những hậu quả quan trọng, bị những người xung quanh xã hội phản ứng gây gắt. Sai lệch cá nhân: là những hành vi thường xảy ra ở mỗi người trong các quan hệ xã hội với những mức độ khác nhau. Những hành vi sai lệch này phần lớn là những hành vi không có ý thức đầy đủ, ít được bàn bạc trao đổi với người khác và chỉ thực hiện chỉ có cá nhân, do đó ảnh hưởng đến xã hội và những người xung quanh rất nghiêm trọng. Sai lệch của nhóm: là những hành động xã hội của một nhóm đi ngược lại những giá trị chuẩn mực, quy tắc của xã hội đương thời hoặc trái với vai trò của xã hội mà nhóm đó đảm nhiệm Sau khi nhận diện sai lệch xã hội, nhà quản lý phải tìm hiểu giải thích nguyên nhân, nguồn gốc của sai lệch xã hội để có giải pháp ngăn ngừa, phòng chống và khắc phục những sai lệch xã hội từ gốc rễ, căn nguyên của những sai lệch ấy. Chúng ta biết rằng hành vi sai lệch xã hội chịu tác động của nhiều yếu tố, từ những góc độ tiếp cận khác nhau người ta đưa ra những lý thuyết giải thích nguồn gốc sai lệch khác nhau, ta có thể chia làm 02 nhóm : nhóm giải thích bằng nguồn gốc tâm sinh lý và nhóm giải thích bằng nguồn gốc xã hội. Về nguồn gốc tâm sinh lý: các nhà khoa học cho rằng thể trạng, vóc dáng, hình tướng, kích thước của các bộ phận con người cũng biểu hiện những người dễ có hành vi đặc thù của sự sai lệnh xã hội. Lý thuyết về nhiễm sắc thể thì cho rằng đây là một biểu hiện nội tạng bên trong của con người, người có nhiễm sắc thể trội thì dễ có hành vi lệch chuẩn. Lý thuyết dựa trên cơ sở phân tâm học thì cho rằng con người có 3 phần trong nội tại đó là bản năng (vô thức), bản ngã (tri thức) và siêu ngà (lương tri), một khi bản năng quá mạnh, không kiềm chế được vượt lên trên bản ngã và siêu ngã thì sẽ dẫn con người đến hành vi sai lệch xã hội. Sự mất thăng bằng liên tục trong đời sống tinh thần nếu người nào có phần vô thức mạnh hành vi vô thức vượt qua được lương tâm và trí tuệ, thì người đó dễ lệch chuẩn. Về nguồn gốc xã hội: đây là nguyên nhân quan trọng mà nhà quản lý phải đặc biệt quan tâm để có những giải pháp tích hợp. Đời sống kinh tế khó khăn nghèo đói cũng dễ dẫn đến sai lệch xã hội. Nhận thức kém, ít hiểu biết về pháp luật, về cái đúng cái sai chưa rõ ràng cũng dẫn con người đến hành vi sai lệch xã hội. Đối với các nhóm nhỏ đề cao những giá trị chuẩn mực riêng nhưng những chuẩn mực này mâu thuẫn với những chuẩn mực giá trị của xã hội cũng làm cho các thành viên của nhóm nhỏ ấy dễ dẫn đến hành vi sai lệch xã hội. Mâu thuẫn giữa mục tiêu với con đường dẫn đến mục tiêu cũng đẩy cá nhân thực hiện những hành vi sai lệch xã hội. Hành vi sai lệch xã hội đôi khi còn là do sự gán ghép của tập thể. Quản lý yếu kém không chặt chẽ dẫn đến sai lệch xã hội. Mức độ cố kết xã hội thấp, sự gắn bó kiểm soát hành vi của nhóm không cao thì sai lệch xã hội càng lớn. Xã hội có phân chia giai cấp thì cũng làm tăng sai lệch xã hội. Đồng thời, ta cũng thấy rằng mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu cao hành vi xã hội. Phong tục tập quán lối sống cũng dẫn đến sai lệch xã hội. Môi trường sinh thái tự nhiên là sự thay đổi về môi trường xung quanh hoặc chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến lệch chuẩn như: ăn uống những chất kích thích là cho người dễ phạm tội hơn. Một hiện tượng sai lệch xã hội có thể có nhiều nguyên nhân, vì vậy trước một hành vi sai lệch xã hội, nhà quản lý phải xác định rõ nguyên nhân chính để có giải pháp thích hợp, phòng chống và ngăn ngừa và phải đánh giá, kiểm soát và xử lý căn cứ vào những mâu thuẩn đó. 6. Tìm giải pháp thích hợp để hạn chế, khắc phục sai lệch xã hội. Trên cơ sở nhận diện và xác định đúng nguyên nhân, nguồn gốc sai lệch xã hội, nhà quản lý sẽ chọn lựa giải pháp thích hợp để hạn chế, khắc phục sai lệch xã hội. - Nếu sai lệch xã hội có tính tích cực, nó phản ánh một cách suy nghĩ và hành động đi trước thời đại, thúc đẩy việc hình thành những giá trị chuẩn mực mới thì nhà quản lý phải biết cách điều chỉnh các chính sách và tạo môi trường, điều kiện cho giá trị tích cực ấy nhân rộng trong cộng đồng. - Nếu sai lệch xã hội là tiêu cực tha hóa, ảnh hưởng xấu đến đời sống cộng đồng, thì nhà quản lý phải phân biệt đó là hành vị của nhóm hay chỉ đơn lẻ là của cá nhân. Nếu đó chỉ là sự phản kháng của một cá nhân do tâm lý dồn nén, chịu đựng quá lâu những bất công hoặc là do chưa trình độ nhân thức kém thì biện pháp giáo dục, thuyết phục và cảm thông có thể quan trọng hơn và các biện pháp trừng trị. Nếu sai lệch xã hội là của nhóm, của số đông nhưng nguyên nhân chính là do tình trạng quản lý lỏng lẻo thì giải pháp xử lý phải cân nhắc giữa lợi ích cộng đồng với lợi ích của bản thân những người vi phạm và giải quyết triệt để loại sai lệch xã hội chính là ở chổ chấn chỉnh lại các hoạt động quản lý chặt chẽ hơn, kiên quyết hơn. Nếu sai lệch xã hội xuất phát từ đói nghèo, thất nghiệp, từ sự sa sút của các giá trị chuẩn mực xã hội thì biện pháp phòng ngừa là phải sử dung những biền pháp tổng hợp giải quyết tận gốc nguyên nhân xã hội của sai lệch xã hội như: xóa đói giảm nghèo đi đôi với việc nâng cao trình độ dân trí, xây dựng lối sống có văn hóa, ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thị trường và giao lưu quốc tế, xác định và củng cố các giá trị chuẩn mực xã hội. Nhưng nếu hành vi sai lệch xã hội là của một nhóm có tổ chức và mức độ sai lệch là lớn thì phải sử dụng nghiêm khắc công cụ luật pháp để trừng trị, răn đe. Đồng thời, trong nhóm mà mình quản lý, cán bộ lãnh đạo quản lý phải thường xuyên kiểm tra đánh giá, sàn lọc cán bộ trong bộ máy tổ chức, quản lý chặt chẽ cán bộ đảng viên, viên chức nhà nước ngăn chặn kịp thời các hành vi sai lệch này, xử lý nghiêm các vi phạm, đồng thời phải xây dựng dư luận xã hội tích cực để đấu tranh với loại tệ nạn. những hành vi sai lệch tiêu cực. Tóm lại, cùng với tiến trình đi lên của sự nghiệp đổi mới, nhiều vấn đề mới nảy sinh phong phú và đa dạng, vấn đề nghiên cứu dư luận xã hội và việc sự dụng thông tin dư luận xã hội cần được chú trọng nhằm góp phần nâng cao ý thức giác ngộ, ý thức chính trị trong quần chúng, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, động viên quần chúng tham gia vào việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội, đồng thời tăng cường mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng góp phần hoàn thiện công tác lãnh đạo quản lý xã hội trên cơ sở khoa học 7. Báo chí đóng vai trò định hướng dư luận xã hội 7.1 Khái niệm định hướng dư luận xã hội Định hướng là một trong bốn vai trò của báo chí, bên cạnh khơi nguồn, phản ánh, truyền dẫn và điều hòa, đối với dư luận xã hội. Trươc hết cần hiểu định hướng là gì? Định hướng là hoạt động có ý thức của con người trong nhận thức, thái độ, hành vi; và muốn nhận thức thái độ, hành vi của mình được hiệu quả, nguồn lực trí tuệ và cảm xúc của mỗi người và cả cộng đồng cần được định hướng tập trung. Trên phạm vi xã hội, muốn tập trung nguồn sức mạnh cả tinh thần và vật chất vào việc giải quyết vấn đề nào đó cần phải định hướng huy động, tổ chức nguồn lực thì mới đạt được hiệu quả thực tế. Ở bình diện cá nhân, định hướng là việc bản thân mỗi người tự xác định phương hướng nhận thức và hành động trên cơ sở nhận thức được bản thân và những điều kiện xung quanh, huy động nội lực cá nhân và chịu sự tác động từ các nhân tố bên ngoài - môi trường sống và các mối quan hệ xã hội. Ai có yếu tố nội lực tốt, lại biết phương hướng đúng, dồn trọng tâm nguồn lực vào những việc cần giải quyết sẽ dễ đạt thành công hơn. Ở bình diện xã hội, việc xác định phương hướng nhận thức và hành động cần có hai yếu tố. Thứ nhất là bản thân năng lực nhận thức của cộng đồng. Thứ hai là sự kích thích, tác động từ những tác nhân đến cộng đồng xã hội làm cho phương hướng nhận thức và hành động của cá nhân, nhóm xã hội được quy tụ về một hướng, tạo nên sức mạnh chung. Bản chất của hoạt động lãnh đạo quản lý báo chí thực chất là khơi dậy nguồn lực sáng tạo của cộng đồng, huy động và tổ chức nguồn lực sức mạnh tinh thần vật chất của toàn xã hội vào việc xây dựng và phát triển đất nước. Vấn đề định hướng nhận thức, thái độ và hành vi của cộng đồng xã hội về bản chất là định hướng dư luận xã hội, tức là định hướng quần chúng nhân dân góp phần tập trung giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội lớn đang đặt ra. Từ phía lãnh đạo, quản lý kinh tế - xã hội, định hướng không phải là bắt ép cộng đồng nhận thức, suy nghĩ và hành động theo một khuôn mẫu chủ quan duy ý chí; mà là quá trình ‘bắt mạch’ được thực tại khách quan, tâm lý nguyện vọng và nhu cầu của nhân dân, trên cơ sở ấy quy tụ lòng người, thống nhất cộng đồng lại trên cả hai bình diện nhận thức và hành động để thực hiện mục tiêu định hướng phát triển, đem lại lợi ích chính đáng cho cộng động và mỗi người. Từ phía cộng đồng và nhân dân nói chung, định hướng là nhu cầu khách quan của công chúng, dư luận xã hội và nhân dân. Nhân dân luôn có nhu cầu thống nhất nhận thức làm cơ sở cho thống nhất ý chí và sức mạnh nhằm khai thác nguồn lực vật chất và tinh thần, tập trung lý trí và cảm xúc vào việc giải quyết những vấn đề lớn, những nhiệm vụ trọng đại trước mắt, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao về đời sống vật chất và tinh thần. Ở góc độ truyền thông – vận động xã hội, đó là quá trình tăng dần sự đồng thuận và giảm dần sự khác biệt giữa các cá nhân và nhóm xã hội. 7.2 Vai trò của báo chí Báo chí định hướng dư luận xã hội là nhiệm vụ thể hiện tính thống nhất giữa yêu cầu từ bên trên của lãnh đạo quản lý và nhu cầu từ bên dưới của quần chúng nhân dân. Bảo đảm được tính thống nhất này, báo chí sẽ trở thành phương thức và công cụ quan trọng nhất trong việc khơi dậy, tập hợp và phát huy nguồn sức mạnh mềm – tài nguyên mềm quốc gia trong quá trình phát triển bền vững đất nước. Nguồn lực trí tuệ và cảm xúc của nhân dân là sức mạnh mềm, niềm tin của người dân vào chế độ xã hội, thể chế chính trị và đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy công quyền là sức mạnh mềm; dư luận xã hội dù ở dạng âm ỉ hay bốc phát ra bên ngoài cũng là sức mạnh mềm; hệ thống giá trị văn hóa truyền thống và chuẩn mực đạo đức xã hội là sức mạnh mềm Sức mạnh mềm là nguồn tài nguyên không bao giờ cạn kiệt, ngược lại, nó có thể được nhân lên gấp bội nếu biết khởi dậy, nuôi dưỡng và phát huy. Ngược lại, nó cũng có thể bị teo tóp dần và suy kiệt do khai thác bừa bãi phục vụ lợi ích nhóm. Báo chí định hướng dư luận xã hội, định hướng tư tưởng nhận thức của nhân dân là đòi hỏi khách quan tất yếu và phổ biến của sự phát triển. Vấn đề là báo chí định hướng dư luận xã hội như thế nào và đạt hiệu quả mong đợi hay không. Một số phương thức định hướng dư luận xã hội: Dư luận xã hội là hiện tượng xã hội – trạng thái tinh thần rất nhạy cảm, mẫn cảm với và dễ biến động. Nó có thể bộc phát rất nhanh và chuyển thành sưc mạnh thực tế, nhưng cũng có thể lắng dịu ngay tức khắc nếu biết cách can thiệp. Hiện tượng xã hội này khó có thể can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính hoặc can thiệp thô bạo bằng vũ lực. Trong thời kỳ duy trì nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp, phương thức chủ yếu của báo chí trong việc hình thành và định hướng dư luận xã hội là tuyên truyền điển hình. Tức là trên cơ sở điển hình cụ thể đã được xác định, báo chí tập trung miêu tả, phân tích kinh nghiệm để giới thiệu mô hình những nơi khác học tập và làm theo; báo chí phát động và nhân rộng phong trào học tập, làm theo điển hình tiên tiến. Bước sang nền kinh tế thị trường, phương thức tuyên truyền điển hình ít được sử dụng. Ngoài ra, phương thức thông tin tuyên truyền tập trung cũng được báo chí sử dụng có hiệu quả. Cách thức chủ yếu là trên cơ sở cơ quan quản lý lãnh đạo báo chí xác định vấn đề trọng tâm trước mắt trên các lĩnh vực chính trị - tư tưởng, kinh tế - văn hóa - xã hội, từ đó các báo chí tập trung thông tin thu hút sự chú ý của công chúng và dư luận xã hội, lôi cuốn họ vòa những nhiệm vụ trọng tâm trước mắt hoặc những vấn đề cơ bản lâu dài, nhằm định hướng dư luận xã hội, thu hút nguồn lực tinh thần vật chất của cộng đồng tham gia giải quyết vấn đề quốc gia. Nguyên tắc cơ bản của phương thức này là vai trò, vị thế của công chúng càng được đề cao, sự tham gia tích cực, chủ động của họ càng nhiều thì năng lực và hiệu quả hoạt động tuyên truyền càng cao. Để kết luận về phương thức định hướng dư luận xã hội của báo chí, có hai phương cách thay thế hiệu quả hơn so với tuyên truyền điển hình và thông tin tuyên truyền tập trung. Một là khả năng thông tin sự kiện nhanh nhạy cùng với việc đồng thời chọn lọc thông tin có giá trị thời sự và tính thực tiễn cao. Cho dù có giỏi cỡ nào, đội ngũ báo chí cũng không thể bao quát và chuyển tải được hết ‘dòng lũ’ thông tin lên mặt báo, sóng truyền hình hay phát thanh, mạng điện tử. Bởi vậy, yêu cầu công chúng và thực tiễn cuộc sống đòi hỏi nhà báo phải chắt lọc và chọn lựa. Việc này đòi hỏi khách quan từ cuộc sống và quy luật của nhận thức thực tiễn – phản ánh có chọn lọc, có tính mục đích và tự giác của con người hay chủ thể truyền thông; chứ không phải phản ánh một cách vô thức theo kiểu ‘vớ được gì thông tin cái ấy’. Trong quá trình chọn lọc thông tin phải đảm bảo các yếu tố sau. Thứ nhất là tính khách quan vì lợi ích của công chúng và nhân dân, lấy ‘ích nước lợi dân’ làm trọng thì báo chí ấy sẽ thuyết phục và gây dựng được niềm tin nơi công chúng. Thứ hai là không được phục vụ lợi ích nhóm đang thao túng quyền lực. Khi ấy, báo chí sẽ phai nhạt đi tính công khai, minh bạch và khó có thể phát huy sức mạnh xã hội vốn có. Hai là, giá trị thông tin báo chí đem lại cho công chúng và dư luận xã hội không chỉ thông tin sự kiện, mà quan trọng hơn là phân tích, bình luận các sự kiện và vấn đề thời sự đã và đang diễn ra có ý nghĩa thời cuộc; thông qua đó, kích thích trí tuệ và cảm xúc, hướng dẫn nhận thức tư tưởng và định hướng dư luận xã hội. Đẳng cấp chuyên nghiệp của báo chí thể hiện ở hai cấp độ: Cấp độ thông tin nhanh, nhưng chọn lọc cẩn trọng có trách nhiệm. Việc này căn cứ vào nhu cầu của hai phía chỉ đạo của cấp trên có thẩm quyền và nhu cầu thời sự của công chúng. Thông tin nhanh mà không chọn lọc sẽ khiến báo chí dần đánh mất giá trị và tự hạ thấp mình. Cấp độ phân tích, bình luận (chính luận) lại có đòi hỏi cao hơn. Báo chí hiện đại cần phẩm chất trí tuệ, hàm lượng văn hóa và nhân văn của thông tin – cần ‘chất’ nhiều hơn lượng, nhất là loại lượng trùng lặp, dư thừ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde_tai_du_luan_xa_hoi_co_vai_tro_quan_trong_trong_viec_ngan.doc
Tài liệu liên quan