Đề tài Dựa trên quan điểm của hệ thống tài khoản quốc gia đánh giá về nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua

Tuy nhiên, ngưỡng được coi là an toàn chỉ là dựa vào kinh nghiệm của quá khứ và không thể áp dụng nó một cách cứng nhắc để phân tích kinh tế mọi nước. Một nước có đồng tiền chuyển đổi, được chấp nhận rộng rãi và được dùng làm tiền dự trữ như đồng đô la Mỹ, đồng Euro hay đồng Yen thì các nhà nước này có thể có tỷ lệ nợ rất cao mà không ảnh hưởng gì đến khả năng trả nợ vì họ có thể bán trái phiếu dễ dàng trên thị trường thế giới, thay vì phải in tiền, hay phải tăng thuế ngay để trả nợ. Những nước như Việt Nam hay cả Hy Lạp hay Ireland thì không thể làm thế vì nếu mất khả năng trả nợ thì kinh tế sẽ khủng hoảng ngay.

Năm 2010 nợ nước ngoài của Việt Nam là 56,7% và dự kiến 2011 sẽ ở mức 57,1% GDP vẫn nằm trong ngưỡng an toàn. Tuy nhiên cũng có rất nhiều quan điểm cho rằng, không nên lấy con số bao nhiêu phần trăm để khẳng định nợ công an toàn hay rủi ro. Xét về bản chất của vấn đề nợ công, tỷ lệ nợ công/GDP chỉ phản ảnh một phần nào đó về mức độ an toàn hay rủi ro của nợ công. Còn lấy tỷ lệ đó mà khẳng định nợ công an toàn thì chưa có cơ sở. Nợ công khoảng 100% đủ để một nước như Hy Lạp rơi vào tình trạng phá sản, trong khi đó nợ công lên tới hơn 200% như Nhật Bản vẫn được coi là an toàn. Như vậy, mức độ an toàn hay nguy hiểm của nợ công không chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ nợ/GDP mà quan trọng hơn, phụ thuộc vào tình trạng phát triển của nền kinh tế.Điều quan trọng là sử dụng khoản vay nợ đó vào mục đích gì? Nếu vay nợ mà tập trung đầu tư các dự án mang lại hiệu quả kinh tế thì nợ công cao hay thấp không phải là điều đáng ngại. Ngược lại nếu không quản lý tốt thì rất nguy hiểm. Cần phải có những con số thống kê cụ thể có bao nhiêu dự án mang lại hiệu quả kinh tế, tạo ra bao nhiêu việc làm. Thực tế ở Việt Nam, tiền vay nợ Chính phủ đầu tư nhiều vào doanh nghiệp nhà nước trong khi hoạt động của một số doanh nghiệp này lại không hiệu quả. Như trường hợp Vinashin được vay 750 triệu USD từ nguồn phát hành trái phiếu của Chính phủ. Khi các tập đoàn không có khả năng thanh toán thì Chính phủ phải đứng ra trả thay. Mặt khác, thống kê nợ của doanh nghiệp nhà nước thường không đầy đủ, được minh chứng qua trường hợp của Vinashin với tổng dư nợ thực tế có thể lên tới 120.000 tỷ chứ không phải 86.000 tỷ đồng.

 

doc12 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1743 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Dựa trên quan điểm của hệ thống tài khoản quốc gia đánh giá về nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Dựa trên quan điểm của Hệ thống tài khoản quốc gia đánh giá về nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Ngân sách nhà nước là bộ phận tài chính tập trung lớn nhất của hệ thống tài chính quốc gia. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước trong dự toán đã được Quốc hội quyết định nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và các nhu cầu khác của xã hội. Với một nước đang phát triển như Việt Nam trong thời gian vừa qua luôn trong tình trạng bội chi ngân sách. Để xử lý bội chi ngân sách, các biện pháp thường được áp dụng là: phát hành tiền, vay trong nước và vay nước ngoài. Phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước có hạn chế lớn là chứa đựng nguy cơ lạm phát, tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội. Tuy vậy, lạm phát không phải hoàn toàn là hạn chế. Nếu phát hành tiền ở mức vừa phải, trong thời điểm thích hợp, tạo ra được những đợt lạm phát nhẹ thì vừa giảm được gánh nặng của Nhà nước về bội chi, vừa thúc đẩy tiêu dùng, thúc đẩy hoạt động sản xuất. Trong những trường hợp này thì phát hành tiền để bù đắp bội chi còn có thể coi là giải pháp tích cực. Ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay Nhà nước đã không phát hành tiền để bù đắp bội chi mà sử dụng các hình thức phát hành tín phiếu, trái phiếu kho bạc nhà nước và vay nợ nước ngoài, do đó đã góp phần đẩy lùi và kiềm chế được lạm phát. Nguồn vốn vay trong nước bao gồm các khoản vay của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại và các khoản vay ngoài ngân hàng. Vấn đề được quan tâm là đánh giá ảnh hưởng của các nguồn vốn vay này đến chi tiêu cho đầu tư phát triển các doanh nghiệp và chi cho tiêu dùng của các hộ gia đình, bởi vì tổng lượng tiền của nhân dân và các tổ chức xã hội cho Chính phủ vay có thể giới hạn trong tổng tiết kiệm của xã hội. Nếu Chính phủ vay nhiều thì phần tiết kiệm còn lại cho đầu tư sẽ giảm. Nguồn vốn vay nước ngoài đối với hầu hết các nước đang thiếu vốn cho đầu tư phát triển là một giải pháp được áp dụng rất rộng rãi để bù đắp bội chi ngân sách và đang có xu hướng gia tăng nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Nguồn vốn vay nước ngoài phụ thuộc vào đối tác cho vay và cách thức sử dụng vốn vay. Nguồn này thường được thực hiện dưới hai hình thức: vay qua hiệp định song phương, kể cả vay hoặc viện trợ ODA và vay trên thị trường tài chính quốc tế. Tuy nhiên, vay nước ngoài thường đi kèm với các ràng buộc nhất định, nhất là đối với các khoản vay ưu đãi như ODA và nếu các khoản vay nước ngoài này không được sử dụng một cách hiệu quả sẽ để lại gánh nặng nợ nước ngoài rất lớn. Đối với các nước đang phát triển, cán cân thanh toán thường thâm hụt, các khoản nợ vay nước ngoài gia tăng. Nhưng vấn đề đặt ra là phải đảm bảo khả năng trả nợ nước ngoài. Khả năng này thường được xem xét qua các chỉ tiêu là tổng nợ đến cuối năm /GDP (ETD/GDP) và tổng nợ đến cuối năm / tổng kim ngạch xuất khẩu (ETD/EX). Nếu ETD/GDP 100% rủi ro lớn. Đối với chỉ tiêu ETD/EX nếu 200% thì đang đặt nợ nước ngoài trong tình trạng báo động. Năm 2009 tổng số nợ nước ngoài của Việt Nam là 37 tỷ USD, trong đó 27.8 tỷ là nợ của chính phủ (gồm cả nợ do nhà nước bảo lãnh) và 9,2 tỷ là nợ doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân không được nhà nước bảo lãnh. Tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP của nền kinh tế là 39.0%, còn tỷ lệ nợ của chính phủ là 29.3% vào năm 2009. Có thể theo dõi qua biểu đồ dưới đây: Những con số này cho thấy nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay là chưa đáng lo ngại. Bên cạnh đó thường thì nợ của chính phủ hầu hết từ các nguồn vay chính thức, như từ các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước phát triển cao đều có lãi suất rất thấp và thời gian chưa phải trả nợ có thể kéo dài đến 10 năm hay dài hơn nhiều. Với một tỷ lệ nợ có cao giống nhau, một nước có nợ chủ yếu là nợ chính thức từ các tổ chức quốc tế hay chính quyền các nước phát triển cao sẽ không gặp khó khăn như nước phải mượn chủ yếu trên thị trường thương mại vì lãi suất đối với nợ chính thức thấp hơn nhiều. Tỷ lệ nợ chính thức càng cao thì áp lực chi trả thấp và Việt Nam hoàn toàn có thể tính toán trước về khả năng trả vì lãi suất cố định. Vào năm 2009, tỷ lệ vay chính thức lên tới 86 % (trong đó nợ song phương chiếm 47,5%; đa phương chiếm 38,5%) và phần vay tư nhân là 14 %. Cơ cấu các khoản nợ và các chủ nợ cũng được đa dạng hóa chính vì vậy nên khả năng trả nợ của Việt Nam là hoàn toàn trong vòng kiểm soát. Đối với các khoản nợ đa phương thì nhiều nhất là khoản nợ Hiệp hội phát triển quốc tế IDA chiếm 24,45%, tiếp đến là ngân hàng phát triển châu Á ADB 15,16% ; 6 tổ chức quốc tế khác chia nhau nắm giữ số nợ còn lại. Đối với các khoản nợ song phương thì hiện nay Nhật bản vẫn là chủ nợ lớn nhất của Việt Nam chiếm 33,57% số nợ song phương, tiếp đến là Pháp chiếm 4,19% Nga chiếm 2,31% và thứ 4 là Trung Quốc chiếm 1,79%. Hơn nữa, 72% tổng số nợ này chịu lãi suất thấp dưới 6%, trong đó 60% số nợ có lãi suất dưới 3%. Với lãi suất thấp như thế, năm 2009, tổng số lãi và vốn gốc phải trả là 1,3 tỷ USD. Và như thế, vào năm 2009 khi nhà nước vay thêm được 5,1 tỷ US thì sau khi trả nợ và phí còn đem về được 3,3 tỷ US. Trong việc trả nợ số nợ hiện nay trong thời gian sau này thì năm phải trả cao nhất là 2,1 tỷ USD vào năm 2016. Như vậy, việc trả nợ sẽ không phải là mối quan ngại nếu như nợ không tiếp tục tăng mạnh như hiện nay, và nếu như thiếu hụt thương mại với nước ngoài lớn như hiện nay được giải quyết. Cơ cấu đồng tiền vay trong tổng dư nợ nước ngoài Chính phủ cũng khá đa dạng, được cho là có thể hạn chế rủi ro về tỷ giá, giảm áp lực lên nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ. Cụ thể, lớn nhất là các khoản vay bằng đồng Yên, chiếm 41,96%; SDR (quyền rút vốn đặc biệt - đơn vị tiền tệ quy ước của một số nước thành viên Quỹ Tiền tệ Quốc tế) chiếm 27,39%; vay theo đồng USD chiếm 16,61%; vay bằng đồng Euro chiếm 10,68%; còn lại là các đồng tiền khác chiếm 3,37% tổng dư nợ nước ngoài Chính phủ. Tuy nhiên, ngưỡng được coi là an toàn chỉ là dựa vào kinh nghiệm của quá khứ và không thể áp dụng nó một cách cứng nhắc để phân tích kinh tế mọi nước. Một nước có đồng tiền chuyển đổi, được chấp nhận rộng rãi và được dùng làm tiền dự trữ như đồng đô la Mỹ, đồng Euro hay đồng Yen thì các nhà nước này có thể có tỷ lệ nợ rất cao mà không ảnh hưởng gì đến khả năng trả nợ vì họ có thể bán trái phiếu dễ dàng trên thị trường thế giới, thay vì phải in tiền, hay phải tăng thuế ngay để trả nợ. Những nước như Việt Nam hay cả Hy Lạp hay Ireland thì không thể làm thế vì nếu mất khả năng trả nợ thì kinh tế sẽ khủng hoảng ngay. Năm 2010 nợ nước ngoài của Việt Nam là 56,7% và dự kiến 2011 sẽ ở mức 57,1% GDP vẫn nằm trong ngưỡng an toàn. Tuy nhiên cũng có rất nhiều quan điểm cho rằng, không nên lấy con số bao nhiêu phần trăm để khẳng định nợ công an toàn hay rủi ro. Xét về bản chất của vấn đề nợ công, tỷ lệ nợ công/GDP chỉ phản ảnh một phần nào đó về mức độ an toàn hay rủi ro của nợ công. Còn lấy tỷ lệ đó mà khẳng định nợ công an toàn thì chưa có cơ sở. Nợ công khoảng 100% đủ để một nước như Hy Lạp rơi vào tình trạng phá sản, trong khi đó nợ công lên tới hơn 200% như Nhật Bản vẫn được coi là an toàn. Như vậy, mức độ an toàn hay nguy hiểm của nợ công không chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ nợ/GDP mà quan trọng hơn, phụ thuộc vào tình trạng phát triển của nền kinh tế.Điều quan trọng là sử dụng khoản vay nợ đó vào mục đích gì? Nếu vay nợ mà tập trung đầu tư các dự án mang lại hiệu quả kinh tế thì nợ công cao hay thấp không phải là điều đáng ngại. Ngược lại nếu không quản lý tốt thì rất nguy hiểm. Cần phải có những con số thống kê cụ thể có bao nhiêu dự án mang lại hiệu quả kinh tế, tạo ra bao nhiêu việc làm. Thực tế ở Việt Nam, tiền vay nợ Chính phủ đầu tư nhiều vào doanh nghiệp nhà nước trong khi hoạt động của một số doanh nghiệp này lại không hiệu quả. Như trường hợp Vinashin được vay 750 triệu USD từ nguồn phát hành trái phiếu của Chính phủ. Khi các tập đoàn không có khả năng thanh toán thì Chính phủ phải đứng ra trả thay. Mặt khác, thống kê nợ của doanh nghiệp nhà nước thường không đầy đủ, được minh chứng qua trường hợp của Vinashin với tổng dư nợ thực tế có thể lên tới 120.000 tỷ chứ không phải 86.000 tỷ đồng. Trong thời gian vừa qua đồng tiền của Việt Nam mất giá khá nhiều so với tiền của những nước chúng ta vay vốn nhiều như Nhật Bản, EU... Việc này đã làm tăng thêm gánh nặng nợ nước ngoài của Việt Nam. Khi trả nợ công phải tính tới sự mất giá của đồng tiền Việt Nam. Hiện đồng Việt Nam chưa mạnh do bị ảnh hưởng nhập siêu khiến dự trữ ngoại tệ không tăng lên được. Trong khi đó đồng Yen Nhật Bản đang lên giá mạnh mấy chục phần trăm so với đồng USD. Nếu so với tỷ giá USD, tiền VND đang mất giá. Điều này cũng có nghĩa ta đang bị mất giá kép so với đồng Yen. Nợ nước ngoài ở Việt Nam tăng nhanh trong khi thâm hụt ngân sách đã trở thành kinh niên, đầu tư lại không ngừng mở rộng kéo theo lạm phát và lãi suất cao khiến cho việc tài trợ nợ ngày càng trở nên đắt đỏ. Trong khi đó, Bộ Tài chính vẫn chưa có một chiến lược quản lý nợ thực sự thuyết phục. Bên cạnh đó, lạm phát đã trở thành cái bóng đi sau tăng trưởng. Bằng chứng là khi nền kinh tế vừa chớm phục hồi thì CPI và lãi suất đã tăng nhanh trở lại. Hệ quả là trong năm 2010, lợi suất trái phiếu trong nước lên tới trên 11%, đồng thời lợi suất trái phiếu quốc tế cũng cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Mới đây, tạp chí The Economist đã đưa ra con số trung bình mỗi người dân Việt Nam phải gánh 600 USD nợ công. Đối với Việt Nam, con số đó là quá lớn khi so với thu nhập bình quân đầu người ở mức 1.200 USD hiện nay. Các nước khác, nợ công của họ có thể lên tới hơn 100% GDP nhưng thu nhập bình quân đầu người một năm lên tới hơn 30.000 USD. Một quốc gia vay tiền về để tạo ra công ăn việc làm, tạo ra sản xuất, tăng cường xuất khẩu thì đó là chuyện rất tốt. Việt Nam vay tiền về nhưng chưa thực sự tạo ra sản phẩm mạnh nào cho nền kinh tế. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng là việc đương nhiên phải làm nhưng phải tính. Các nước có điều kiện tương tự Việt Nam, sau khi vay tiền cũng đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhưng họ quản lý rất tốt và chỉ làm những công trình mà tư nhân không thể đầu tư được. Khả năng chi trả nằm chung trong việc phân tích cán cân thanh toán, tức là cung cầu ngoại tệ. Cung gồm nguồn ngoại tệ từ kiều hối và viện trợ không hoàn lại, đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài, còn cầu là để nhập siêu và trả nợ nước ngoài. Như vậy vào năm 2009, Việt Nam có thiếu hụt ngoại tệ để chi trả nước ngoài ít nhất là 1,8 tỷ USD. Theo Ngân hàng Á châu số dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào năm 2009 là 16,8 tỷ USD. Như vậy Việt Nam hoàn toàn có khả năng chi trả. Nếu như năm 2010 số dự trữ có thể giảm xuống dưới 15 tỷ USD thì Việt Nam vẫn có khả năng chi trả nợ nếu như tình hình cung ngoại tệ và nhập siêu không thay đổi so với năm 2009. Tuy vậy, dù có đủ dự trữ ngoại tệ, do nhu cầu nhập siêu lớn và việc điều hành kinh tế không hợp lý, đặc biệt là khi có lạm phát cao, vẫn có thể gây ra khủng hoảng thiếu ngoại tệ. Số dự trữ có thể nhanh chóng không còn nếu doanh nghiệp không mua nổi ngoại tệ trên thị trường. Lạm phát cao có tác dụng khuyến khích dân chúng và doanh nghiệp găm giữ ngoại tệ và vàng. Hạn chế mua ngoại tệ và phát lệnh kiểm soát giá ngoại tệ chính thức, càng làm việc găm giữ này tăng; không mua được ngoại tệ dân sẽ đổ xô mua vàng, nhập vàng để làm lời sẽ làm tăng thêm số ngoại tệ sẵn sàng cung ứng cho thị trường. Đây chính là nguyên nhân của tình hình rối loạn tài chính những tháng cuối năm 2010. Giữ cố định hối suất, ra lệnh giữ giá trong khi lạm phát tăng vọt sẽ không giải quyết được vấn đề. Vấn đề là giải quyết nguyên nhân gây ra lạm phát hiện nay. Nguyên nhân là chi tiêu và đầu tư quá mức của khu vực nhà nước và do đó đưa đến việc tăng tín dụng và phát hành tiền quá mức. Bên cạnh đó tổng số nợ nước ngoài của Việt Nam tăng rất nhanh (trung bình 22% một năm), cao hơn nhiều so với mức tăng danh nghĩa của GDP (trung bình 16% một năm) năm 2009 tăng ở mức 49%. Và đặc biệt quan trọng là nợ doanh nghiệp không có bảo lãnh là nợ có lãi suất thị trường còn tăng mạnh hơn nhiều, ở mức 125%. Chính việc tăng loại nợ của doanh nghiệp kể cả quốc doanh và ngoài quốc doanh, có bảo lãnh hay không bảo lãnh của chính phủ hiện nay đã tới mức 12 tỷ và đang tăng nhanh là điều đáng lo ngại. Số nợ này có thể nói gần như toàn bộ là nợ của doanh nghiệp quốc doanh vì chỉ có doanh nghiệp quốc doanh mới có thể vay mượn được, dù chính phủ chính thức đứng ra bảo lãnh hay không; lý do là các nhà ngân hàng và các đầu tư nước ngoài cho vay hay mua trái khoán doanh nghiệp chỉ vì họ biết rằng đó là doanh nghiệp nhà nước do đó chính phủ có trách nhiệm chi trả. Một điều đáng lưu ý nữa là nợ của Việt Nam với Trung Quốc hiện chỉ bằng 5 % tổng số nợ nước ngoài, nhưng đang tăng cực nhanh trong thời gian mấy năm qua. Nợ tăng từ 135 triệu USD năm 2005 lên 1398 triệu năm 2009, tức là gấp hơn 10 lần trong 4 năm. Đây là số nợ nhằm phát triển các công trình mà Trung Quốc thắng thầu. Số nợ chính thức từ nhà nước có thể có lãi suất thấp nhưng số nợ của doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp quốc doanh, vì được bảo lãnh, có thể có lãi suất cao. Các phân tích trên cho thấy là hiện nay và trong vài năm tới nợ công và nợ nước ngoài không phải là điều đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu tiếp tục với chính sách kinh tế như hiện nay thì nợ công và nợ nước ngoài sẽ là một vấn đề không nhỏ đối với Việt Nam. Chính vì vậy Việt Nam cần chỉnh đốn lại chính sách hiện nay. Đầu tư quá trớn vào tập đoàn và doanh nghiệp quốc doanh hay ngay cả vào hạ tầng cơ sở, mà những đầu tư này đòi hỏi nhập khẩu máy móc, kể cả nguyên liệu sản xuất mà không tăng nhanh sản xuất có thể xuất khẩu thì không thể giải quyết được nhập siêu rất lớn hiện nay. Đáng lo ngại nhất có lẽ là số nợ với lãi suất thị trường của doanh nghiệp quốc doanh đang tăng rất nhanh. Các doanh nghiệp này vay mượn dễ dàng chỉ vì cái tên quốc doanh. Khuynh hướng hiện nay là không vay mượn được ở thị trường phương tây, các doanh nghiệp sẽ quay sang vay Trung Quốc. Các giải pháp được đưa ra để trong những năm tới nợ nước ngoài không trở thành gánh nặng đối với Việt Nam đó là: Trước hết, Chính phủ phải rà soát lại tất cả các dự án sử dụng vốn vay nợ, nếu dự án nào không đem lại lợi ích kinh tế thì nên thay thế. Chính phủ nên tính toán kỹ số tiền nợ hiện tại, trong các năm tới trả gốc và lãi bao nhiêu, thời gian trả nợ, đặc biệt là lấy nguồn tiền ở đâu để trả. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, chú trọng vào xuất khẩu, tích trữ ngoại hối dài hạn. Ngoài ra, cần thành lập một ủy ban giám sát nợ để rà soát khả năng trả nợ và tiến độ trả nợ nước ngoài.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docno nuoc ngoai 1.doc
Tài liệu liên quan