MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CẢM ƠN. 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐLÝ THUYẾT KINH TẾVỀ ĐẦU TƯCÙNG VAI TRÒ
CỦA ĐẦU TƯVỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ. 2
I. Tổng quan về đầu tư. 2
1. Khái niệm: . 2
2. Các loại hình đầu tư. 3
3. Các lí thuyết kinh tếvề đầu tư. 7
II. KHÁI NIỆM TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ. 17
1. Khái niệm . 17
1.2 Khái niệm phát triển kinh tế. 19
1.3 Mối quan hệgiữa tăng trưởng và phát triển . 19
2. Một sốchỉtiêu đánh giá . 21
2.1. Một sốthước đo tăng trưởng . 21
2.2. Các chỉsốvềcơcấu kinh tế. 24
III. VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯVỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾQUA CÁC LÝ
THUYẾT KINH TẾVÀ ĐẦU TƯ. 28
1. Đầu tưtác động đến tổng cung của nền kinh tế. . 28
1.1. Lí thuyết tăng trưởng kinh tếcủa trường phái cổ điển. . 28
1.2. Quan điểm tăng trưởng kinh tếcủa K.Marx . 30
1.3 .Lí thuyết tân cổ điển về đầu tư. . 31
1.4. Mô hình Harrod-Domar . 32
1.5 Lý thuyết tăng trưởng kinh tếcủa trường phái kinh tếhiện đại . 35
2. Mô hình của Keynes . 38
3. Đầu tưtạo sựphát triển cho các ngành kinh tếmũi nhọn từ đó tạo ra sự
dịch chuyển cơcấu kinh tế. . 40
3.1. Mô hình các giai đoạn phát triển của W.Rostow . 40
3.2. Mô hình hai khu vực của Arthus Lewis . 42
3.3. Mô hình hai khu vực của Oshima . 43
3.2.2. Nội dung của mô hình . 44
4. Tác động của đầu tưphát triển đến khoa học và công nghệ. . 47
5. Đầu tư đúng hướng cho phép khai thác lợi, phát triển ngoại thương . 49
5.1. Quan điểm của Adam Smith . 49
5.2. Lí thuyết của Ricarđo và Heckscher-Ohlin. . 51
I. Tổng quan về đầu tưphát triển ởViệt Nam trong các năm qua . 57
1. Đầu tưtrong nước: . 57
2.Đầu tưnước ngoài . 59
II. Tổng quan vềtăng trưởng kinh tếcủa Việt Nam trong thời gian qua . 61
III.Tác động của đầu tưvới tăng trưởng kinh tế ởViệt Nam trong thời
gian qua . 70
III. Một sốtồn tại trong hoạt động đầu tư ởViệt Nam đã và đang tác
động đến tăng trưởng kinh tế. . 78
1. Hạn chếcủa đầu tư. . 78
2. Hạn chếtrong tăng trưởng kinh tế. 84
CHƯƠNG III: MỘT SỐGIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢSỬDỤNG VỐN ĐẦU TƯTẠI VIỆT NAM. 85
KẾT LUẬN.86
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 87
90 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5791 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rưởng bảo đảm với tốc độ tăng trưởng tự
nhiên
Mô hình Harrod–Domar có ý nghĩa quan trọng trong thời kỳ đầu của các
giai đoạn phát triển của bất kỳ một quốc gia nào. Quan điểm chủ yếu của mô
hình này là nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố vốn-vốn là vấn đề chủ yếu nhất
để tăng trưởng kinh tế. Các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới,
Quỹ tiền tệ quốc tế… cũng dựa vào mô hình này để nhấn mạnh vai trò của
viện trợ trong việc bù đắp các chênh lệch về vốn và trao đổi ngoại thương.
• Hạn chế của mô hình
Sự đơn giản hóa khi coi tăng trưởng chỉ do đầu tư đem lại. Thực tế có
thể xảy ra những trường hợp như: đầu tư thiếu hiệu quả không tạo nên tăng
trưởng, tăng trưởng không phải sử dụng giải pháp đầu tư và đầu tư đến mức
độ nào đó sẽ bị quy luật lợi tức giảm dần chi phối. Tóm lại, nhược điểm của
mô hình Harrod - Domar là chỉ quan tâm đến vốn mà bỏ qua vai trò của lao
động, vai trò của kỹ thuật công nghệ và vai trò của chính sách
1.5 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái kinh tế hiện đại
Các nhà kinh tế học hiện đại ủng hộ việc xây dựng một nền kinh tế hỗn
hợp, trong đó thị trường trực tiếp xác định những vấn đề cơ bản của tổ chức
kinh tế, nhà nước tham gia điều tiết có mức độ nhằm hạn chế những mặt tiêu
cực của thị trường. Thực chất nền kinh tế hỗn hợp là sự xích lại gần nhau của
học thuyết kinh tế tân cổ điển và học thuyết kinh tế của Keynes. Những ý
tưởng cơ bản của học thuyết này được trình bày trong tác phẩm “Kinh tế học”
của P.Samuelson xuất bản năm 1948.
Kinh tế học hiện đại quan niệm về sự cân bằng kinh tế theo mô hình của
Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư giải thích vai trò của đầu tư với tăng trưởng
36
Keynes, nghĩa là sự cân bằng của nền kinh tế thường dưới mức tiềm năng,
trong điều kiện hoạt động bình thường của nền kinh tế vẫn có lạm phát và thất
nghiệp. Nhà nước cần xác định tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và mức lạm phát có
thể chấp nhận được. Sự cân bằng này của nền kinh tế được xác định tại giao
điểm của tổng cung và tổng cầu.
Lý thuyết hiện đại cũng thống nhất với mô hình kinh tế Tân cổ điển về
xác định các yếu tố tác động đến tổng cung nền kinh tế: lao động, vốn, đất
đai, tài nguyên, khoa học. Y = f (K, L, R, T). Tuy nhiên, Samuelson cho rằng
tầm quan trọng của các yếu tố là như nhau. Như vậy, trường phái hiện đại
cũng cho rằng vốn là một trong những yếu tố làm tăng trưởng kinh tế.
Hàm sản xuất dạng Cobb- Douglas:
Y= F (L,K,R,A ) (1.1)
Lý thuyết trên chọn hàm sản xuất dạng Cobb-Douglas để thể hiện tác
động của các yếu tố đến tăng trưởng kinh tế:
α β γ
=Y AK L R (1.2)
α β γ= + + +g a k l r
(1.3)
Trong đó: g là tốc độ tăng trưởng GDP
k, l, r là tốc độ tăng trưởng các yếu tố đầu vào.
a là phần dư còn lại, phản ánh tác động của khoa học công nghệ.
Để tăng trưởng sản xuất, các nhà sản xuất có thể lựa chọn công nghệ sử
dụng nhiều vốn, hoặc công nghệ sử dụng nhiều lao động. Samuelson cho rằng
một trong những đặc trưng quan trọng của kinh tế hiện đại là “kỹ thuật công
nghiệp tiên tiến hiện đại dựa vào việc sử dụng vốn lớn”. Do đó vốn là cơ sở
để phát huy tác dụng của các yếu tố khác: vốn là cơ sở để tạo ra việc làm, để
Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư giải thích vai trò của đầu tư với tăng trưởng
37
có công nghệ tiên tiến. Vì vậy trong phân tích và dự báo kinh tế ngày nay hệ
số ICOR được coi là cơ sở để xác định tỷ lệ đầu tư cần thiết phù hợp với tốc
độ tăng trưởng kinh tế.
∆
=
∆
Kk
Y
và
sg
k
=
(1.4)
Trong đó: k - hệ số ICOR (tỷ lệ gia tăng vốn và đầu ra).
,K Y∆ ∆
tương ứng là mức gia tăng vốn và mức gia tăng đầu ra.
s là tỷ lệ tiết kiệm.
g là tốc độ tăng trưởng.
Samuelson cũng đề cập đến các yếu tố tác động đến tổng mức cầu như
cách tiếp cận của Keynes:
Y = f (C, G, I, NX) (1.5)
Trong đó:
C - tiêu dùng của các hộ gia đình
G - chi tiêu của chính phủ
I - tổng đầu tư
NX - xuất khẩu ròng
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại cho rằng thị trường là yếu tố cơ
bản điều tiết hoạt động của nền kinh tế. Sự tác động qua lại giữa tổng cung và
tổng cầu tạo ra mức thu nhập thực tế, công ăn việc làm - tỷ lệ thất nghiệp,
mức giá - tỷ lệ lạm phát, đó là cơ sở để giải quyết ba vấn đề cơ bản của nền
kinh tế: sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào.
Mặt khác vai trò của Chính phủ ngày càng được coi trọng. Việc mở rộng
kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự can thiệp của Nhà nước, không chỉ vì thị
Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư giải thích vai trò của đầu tư với tăng trưởng
38
trường có những khuyết tật, mà còn vì xã hội đặt ra mục tiêu mà thị trường dù
có hoạt động tốt cũng không thể đáp ứng được. Theo Samuelson, trong nền
kinh tế hiện đại, Chính phủ có bốn chức năng cơ bản: thiết lập khuôn khổ
pháp luật; xác định chính sách ổn định kinh tế vĩ mô; tác động vào việc phân
bổ tài nguyên để cải thiện hiệu quả kinh tế; thiết lập các chương trình tác động
tới việc phân phối thu nhập
2. Mô hình của Keynes
Học thuyết kinh tế của Keynes ra đời vào cuối những năm 30 của thế
kỷ XX, khi mà khủng hoảng kinh tế ở các nước tư bản phương Tây diễn ra
thường xuyên, tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng, đặc biệt cuộc đại khủng
hoảng kinh tế năm 1929 -1933 đã làm tan rã tư tưởng tự do kinh tế
Với quan điểm trọng cầu, Keynes đã xây dựng nên mô hình kinh tế vĩ
mô, trong đó yếu tố trung tâm là vai trò điều chỉnh, can thiệp của Nhà nước
thông qua các giải pháp kích thích cầu để tác động vào các khuynh hướng tâm
lý chung của xã hội: Khuynh hướng tiêu dùng, khuynh hướng tiết kiệm,
khuynh hướng ưu chuộng tiền mặt,… với mục đích là để chống đỡ khủng
hoảng, thất nghiệp
Năm 1936, sự ra đời của tác phẩm “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất
và tiền tệ” của John Maynard Keynes (1883-1946) đánh dấu sự ra đời của học
thuyết kinh tế mới.
Keynes cho rằng có hai đường tổng cung: đường tổng cung dài hạn AS-
LR phản ánh mức sản lượng tiềm năng, và đường tổng cung ngắn hạn AS-SR
phản ánh khả năng thực tế. Cân bằng của nền kinh tế không nhất thiết ở mức
sản lượng tiềm năng, mà thường cân bằng dưới mức sản lượng tiềm năng.
Keynes cũng đánh giá cao vai trò của tiêu dùng trong việc xác định sản lượng.
Theo ông, thu nhập của các cá nhân được sử dụng cho tiêu dùng và tích luỹ.
Nhưng xu hướng chung là khi mức thu nhập tăng thì xu hướng tiêu dùng trung
Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư giải thích vai trò của đầu tư với tăng trưởng
39
bình sẽ giảm, xu hướng tiết kiệm trung bình tăng. Việc giảm xu hướng tiêu
dùng sẽ làm cho cầu tiêu dùng giảm. Ông cho rằng đây chính là một trong
những nguyên nhân cơ bản dẫn dến sự trì trệ trong hoạt động kinh tế.
Keynes đưa ra mô hình tổng cầu :
Y = C + I + G + NX
Trong đó : Y là tổng lượng cầu của sản phẩm của một nền kinh tế
C là chi tiêu tiêu dùng - tức là tổng cầu về hàng tiêu dùng và dịch vụ
I là chi tiêu đầu tư
G là chi tiêu của chính phủ
NX là xuất khẩu ròng
Keynes cho rằng đầu tư đóng vai trò quyết định đến qui mô việc làm,
khối lượng đầu tư phụ thuộc lãi suất cho vay và năng suất cận biên của vốn.
Keynes sử dụng lý luận về việc làm và sản lượng do cầu quyết định để giải thích
mức sản lượng thấp và thất nghiệp kéo dài trong những năm 30 ở hầu hết các nước
công nghiệp phương Tây, do đó lý thuyết này còn gọi là thuyết trọng cầu.
AD
PL0
GDY*
AS-SR AS-LR PL
Y0
Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư giải thích vai trò của đầu tư với tăng trưởng
40
Qua phân tích tổng quan về việc làm, Keynes đã đi đến kết luận: muốn
thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp, Nhà nước phải thực hiện điều tiết bằng
các chính sách kinh tế, những chính sách này nhằm tăng cầu tiêu dùng. Ông
cũng cho rằng Chính phủ có vai trò to lớn trong việc sử dụng những chính
sách kinh tế: chính sách thuế, chính sách tiền tệ, lãi suất... nhằm thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.
3. Đầu tư tạo sự phát triển cho các ngành kinh tế mũi nhọn từ đó tạo ra
sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế.
3.1. Mô hình các giai đoạn phát triển của W.Rostow
Trong đầu những năm 1950, khi thế giới đang khôi phục lại từ sự tàn
phá của Thế Chiến Hai và hầu hết những nước là thuộc địa của các nước phát
triển đều được độc lập, có một nhu cầu lớn về các chính sách phát triển đối
với các nước mới độc lập này. Để chống lại đe doạ lan rộng từ chế độ cộng
sản, các nước tư bản phát triển cố gắng đưa ra các đề xuất chính sách cứng
rắn đối với các nước mới độc lập, các đề xuất này nhằm đưa các nước kém
phát triển đi theo chiều hướng phát triển. Thành công của Kế hoạch Marshall
của Mỹ nhằm giúp các nước mới thành lập ở các nước Tây Âu là thực tế và
kinh nghiệm lịch sử của nước phát triển trong việc chuyển đổi các xã hội
nông nghiệp sang các nước công nghiệp hiện đại có thể có những bài học
quan trọng cho các nước đang phát triển, dẫn đến việc hình thành các lý
thuyết giai đoạn của Rostow. Theo Rostow, việc chuyển đổi từ kém phát triển
đến phát triển có thể được nhận thấy trong hàng loạt các bước hay giai đoạn
thông qua đó tất cả các nước phải đi đến. Ông miêu tả ba giai đoạn này là:
Giai đoạn 1- Xã hội truyền thống: Giai đoạn này là giai đoạn đầu tiên
của sự phát triển, như các xã hội săn bắn và hái lượm của Adam Smith hay
các xã hội phong kiến của Marx.
Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư giải thích vai trò của đầu tư với tăng trưởng
41
Giai đoạn 2- Giai đoạn chuẩn bị cho sự cất cánh: Đây là giai đoạn bắt
đầu có sự tiết kiệm. Một hay hai lĩnh vực sản xuất hàng hoá quan trọng với
tiềm năng phát triển lớn được chú ý đến và đầu tư trong việc xây dựng cơ sở
hạ tầng cũng được thực hiện.
Giai đoạn 3- Giai đoạn cất cánh: Giai đoạn này là giai đoạn quan trọng
nhất trong 5 giai đoạn của mô hình Rostow. Lĩnh vực này có thể được nhận
biết nhờ 3 đặc điểm chính, đó là:
• Một sự gia tăng trong tỷ lệ đầu tư sản xuất từ 5% hay thấp hơn, trở
thành 10% hay nhiều hơn thu nhập quốc dân.
• Sự phát triển của một hay hai lĩnh vực sản xuất quan trọng hơn với
một tỷ lệ tăng trưởng cao.
• Sự tồn tại hay xuất hiện nhanh chóng của các khuôn khổ về thể chế,
xã hội và chính trị làm nẩy sinh các động lực cho sự mở rộng khu vực
hiện đại.
Giai đoạn 4- Hướng tới giai đoạn trưởng thành: Đây là giai đoạn khi mà
tất cả các cản trở đối với giai đoạn cất cánh không còn và xã hội đã tự đi vào
con đường tăng trưởng kinh tế bền vững.
Giai đoạn 5- Giai đoạn tiêu dùng cao: Đây là giai đoạn cuối cùng. Một
khi đã đạt được tới giai đoạn này thì tất cả các vấn đề mà các nước kém phát
triển phải đối mặt với cũng sẽ qua và các xã hội sẽ đạt tới một giai đoạn tiêu
dùng rộng lớn hơn.
Mô hình W.Rostow mặc dù có nhiều hạn chế về cơ sở của sự phân
đoạn trong phát triển kinh tế cũng như sự nhất quán về đặc trưng của mỗi giai
đoạn so với thực tế, nhưng đứng trên góc độ mối quan hệ giữa sự chuyển dịch
cơ cấu với quá trình phát triển thì mô hình này đã chỉ ra một sự lựa chọn hợp
Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư giải thích vai trò của đầu tư với tăng trưởng
42
lý về dạng cơ cấu ngành tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển nhất định của
mỗi quốc gia
3.2. Mô hình hai khu vực của Arthus Lewis
Vào những khoảng giữa thập niên 50 của thế kỷ 20, nhà kinh tế học người
Mỹ gốc Jamaica A.Lewis, trong tác phẩm “Lý thuyết về phát triển kinh tế” đã
đưa ra các giải thích về mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp trong
quá trình tăng trưởng, gọi là “ Mô hình hai khu vực cổ điển”. Đặc trưng chủ
yếu của mô hình hai khu vực cổ điển là phân chia nền kinh tế thành hai khu
vực công nghiệp và nông nghiệp trong nền kinh tế nhị nguyên và nghiên cứu
quá trình di chuyển lao động giữa hai khu vực
Những tư tưởng của Lewis dựa vào nghiên cứu của Ricardo. Hai vấn đề
mà Ricardo đưa ra là:
Có sự giảm dần lợi nhuận trong nông nghiệp (quy luật lợi tức giảm
dần). Đây là điểm khác biệt với sản xuất công nghiệp.
Có lao động dư thừa trong khu vực nông nghiệp, tuy nhiên khái niệm
dư thừa lao động trong nông nghiệp và công nghiệp được xem xét khác
nhau. Cách đặt vấn đề của Ricardo: Phát triển nông nghiệp có giới hạn,
cần chuyển hướng sang phát triển công nghiệp. Sự phát triển nông
nghiệp phải chuyển hướng như thế nào để không làm cản trở sự phát
triển công nghiệp.
Với hai vấn đề trên, Ricardo kết luận rằng khu vực nông nghiệp mang tính
trì trệ tuyệt đối, cần giảm dần cả về quy mô và tỷ trọng đầu tư. Nên hướng
giải quyết của Lewis là chuyển lực lượng lao động trong nông nghiệp ra
khỏi nông nghiệp nhưng không làm giảm sút sản lượng nông nghiệp và
huy động lao động đó vào khu vực công nghiệp.
Giả thuyết của mô hình hai khu vực cổ điển:
Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư giải thích vai trò của đầu tư với tăng trưởng
43
- Một nền kinh tế kém phát triển bao gồm hai khu vực: truyền thống và
hiện đại
- Khu vực nông nghiệp dư thừa lao động
- Tiền công tiền lương của khu vực công nghiệp không đổi khi lao động
còn lao động dư thừa Wcn = Wnn + 30% Wnn
Nội dung chính: Nội dung của thuyết tập trung ở 2 khu vực là : khu vực
nông nghiệp và công nghiệp. Mô hình này xác định một hướng giải quyết
mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình thực hiện
mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Mô hình này xây dựng dựa trên cơ sở
khả năng và nhu cầu thu hút lao động của khu vực công nghiệp theo khả
năng tích lũy vốn của khu vực này. Mô hình này chỉ ra rằng khu vực nông
nghiệp có dư thừa lao động, tăng trưởng kinh tế được quyết định bởi khả
năng tích lũy và đầu tư của khu vực công nghiệp. Cũng chính từ lập luân
đó mà mô hình Lewis còn chỉ ra những hệ quả về mặt xã hội trong quá
trình tăng trưởng kinh tế và góp phần lý giải những hiện tượng nghiên cứu
thực chứng về mối quan hệ giữa tăng trưởng và bất bình đẳng xã hội trong
mô hình U ngược của Kuznets
Tuy vậy, mô hình còn có những hạn chế: Mô hình ngầm giả định tốc độ
thuyên chuyển lao động tỷ lệ thuận với tốc độ tích lũy vốn. Tuy nhiên ở LDCs
các khoản lợi nhuận thặng dư tư bản lại được tái đầu tư vào ngành thậm dụng
vốn chứ không phải thâm dụng lao động
Mô hình giả thiết khu vực thành thị toàn dụng nhân công nhưng ở các
nước đang phát triển khu vực thành thị vẫn còn lao động dư thừa
Ở các nước đang phát triển khi khu vực nông nghiệp còn dư thừa lao
động, W của khu vực công nghiệp vẫn tăng
3.3. Mô hình hai khu vực của Oshima
Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư giải thích vai trò của đầu tư với tăng trưởng
44
3.2.1. Cơ sở xuất phát của mô hình
Dựa trên những điểm khác biệt trong sản xuất nông nghiệp ở các nước
châu á và châu Âu, Harry T. Oshima, nhà kinh tế học Nhật bản đã đưa ra mô
hình phát triển hai khu vực ở các nước châu Á, được thể hiện thông qua cuốn:
“Tăng trưởng kinh tế châu Á gió mùa”.
Khác với Arthus Lewis và một số nhà kinh tế học phát triển khác, T.
Oshima cho rằng ở các nước đang phát triển, đặc biệt ở các nước châu á thì
không phải lúc nào cũng có tình trạng dư thừa lao động ở nông thôn. Sở dĩ có
điều này là do nền nông nghiệp lúa nước ở các nước châu á có tính thời vụ rất
cao. Ở đây, sản lượng nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào vụ thu hoạch – khi
đó, sẽ không có sự dư thừa lao động, thậm chí là còn bị thiếu. Tình trạng dư
thừa lao động chỉ diễn ra vào lúc nông nhàn. Chính vì vậy theo ông nếu áp
dụng nguyên si mô hình chuyển dịch của Lewis-Fei-Renis sẽ không thích hợp
ở các nước châu Á.
3.2.2. Nội dung của mô hình
Ông cũng chỉ ra rằng việc đầu tư nhiều vào nông nghiệp trong ngắn hạn
là không thực hiện được do nền kinh tế ở các nước đang phát triển thường ở
trong tình trạng thiếu các nguồn lực về vốn và khoa học công nghệ. Do vậy,
để khắc phục tình trạng lao động theo mùa vụ ở khu vực nông nghiệp, tạo
điều kiện phát triển nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở
các nước đang phát triển, theo T. Oshima, có thể tiến hành theo ba bước như
sau:
Bắt đầu cho quá trình tăng trưởng: tạo việc làm cho thời gian nhàn rỗi
Theo ông, trong giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng kinh tế, có thể
tăng năng suất lao động trong nông nghiệp bằng cách giảm thiểu số lao động
dư thừa vào thời kỳ nông nhàn. Do ở các nước đang phát triển ở châu á, cơ
giới hóa chưa được ứng dụng nhiều nên tăng công ăn việc làm bằng mở rộng
Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư giải thích vai trò của đầu tư với tăng trưởng
45
qui mô canh tác là hết sức khó khăn. Vì vậy, biện pháp cơ bản là tăng vụ, đa
dạng hóa cây trồng như trồng thêm rau, quả, cây lấy củ, mở rộng chăn nuôi
gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, trồng cây lâm nghiệp.
Khi có nhiều việc làm hơn, thu nhập của người nông dân tăng lên, họ có
thể chi tiêu nhiều hơn cho giống mới, phân hóa học, thuốc trừ sâu và công cụ
lao động. Bên cạnh đó, để nâng cao năng suất cây trồng và hiệu quả của các
việc làm khác, tăng tốc độ tiêu thụ nông sản thì khu vực nông nghiệp cần phải
có sự hỗ trợ của nhà nước về các mặt: xây dựng hệ thống kênh mương, đập
tưới tiêu nước, hệ thống vận tải nông thôn, tăng cường và mở rộng các dịch
vụ khuyến nông, nâng cấp hệ thống giáo dục và điện khí hóa nông thôn. Cải
tiến các hợp tác xã nông nghiệp, tổ chức các dịch vụ nông thôn; hỗ trợ của các
tổ chức tín dụng để nông dân có thể mua giống mới và áp dụng các biện pháp
khoa học kĩ thuật, cải cách ruộng đất để khắc phục tình trạng đất nông nghiệp
còn manh mún, phân tán, giúp người nông dân phát huy cao độ nỗ lực của
mình. Vào giai đoạn này thì tất cả những khoản đầu tư kể trên trong khu vực
nông nghiệp sẽ không đáng kể so với đầu tư vào khu vực công nghiệp.
Cùng với việc gia tăng số lượng lao động trong khu vực nông nghiệp là
sự tăng sản lượng trong khu vực này. Điều đó sẽ dẫn tới nhu cầu nhập khẩu
lương thực giảm xuống đồng nghĩa với việc tiết kiệm ngoại tệ, và tạo ra khả
năng xuất khẩu lương thực đồng nghĩa với việc tăng nguồn thu về ngoại tệ.
Và kết quả là nguồn ngoại tệ của quốc gia sẽ dồi dào hơn để nhập khẩu các
máy móc thiết bị cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.
Hướng tới việc làm đầy đủ
Giai đoạn kế tiếp là tiến hành đa dạng hóa nông nghiệp, tăng việc làm
phi nông nghiệp bằng đầu tư vào các hoạt động chế biến lương thực, thực
phẩm, đồ gỗ, đồ thủ công mỹ nghệ và các hoạt động dịch vụ. Điều này đòi hỏi
sự hoạt động đồng bộ từ sản xuất, vận chuyển, bán hàng cho đến các dịch vụ
Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư giải thích vai trò của đầu tư với tăng trưởng
46
hỗ trợ như tài chính, tín dụng, và các ngành có liên quan như công nghiệp
phân bón, hóa chất, các ngành cung cấp nguyên liệu và công cụ sản xuất cho
nông nghiệp.
Khi đó sự phát triển nông nghiệp sẽ tạo điều kiện thúc đẩy mở rộng thị
trường cho khu vực công nghiệp, tạo cơ hội để tăng quy mô sản xuất công
nghiệp cũng như về các hoạt động dịch vụ. Khi đó nhu cầu thu hút lao động
từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ tăng lên.
Quá trình này diễn ra trong nhiều năm cho đến khi khả năng tăng việc làm
vượt quá tốc độ tăng lao động, làm cho thị trường lao động bắt đầu thu hẹp,
tiền lương thực tế tăng lên, quá trình này còn phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ
tăng dân số và khả năng giải quyết việc làm của từng nước.
Sau khi có việc làm đầy đủ
Như đã trình bày ở trên, quá trình công nghiệp hóa diễn ra qua nhiều
bước, được tiến hành liên tục, kéo dài trong nhiều năm, đồng thời với việc
tiền lương thực tế trong nông nghiệp có xu hướng tăng dần với tốc độ ngày
càng nhanh. Khi đó sẽ xuất hiện việc thay thế lao động chân tay bằng máy
móc vì lúc này sử dụng máy móc sẽ rẻ hơn sử dụng nhân công. Trong điều
kiện đó, nông nghiệp sẽ chuyển dần dần sang sản xuất bằng cơ giới hóa. Các
phương pháp sinh học được ứng dụng rộng rãi để tăng sản lượng. Các máy
cày, máy đập, gặt, phun nước, máy bơm, làm cỏ, máy sấy và phương tiện vận
tải cơ giới ngày càng được mở rộng đã tiết kiệm thời gian cho nông dân trên
đồng ruộng, giải phóng được phần lớn lao động trong thời kỳ bận rộn nhất,
tạo điều kiện cho việc thu hút lao động từ khu vực này sang khu vực công
nghiệp mà sản lượng trong khu vực nông nghiệp vẫn tăng lên.
Nhờ những kinh nghiệm đã đúc rút được trong quá trình sản xuất, các
ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu bắt đầu tìm thị trường nước ngoài để
tiêu thụ sản phẩm của mình. Do những ngành này là những ngành sử dụng
Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư giải thích vai trò của đầu tư với tăng trưởng
47
nhiều lao động, vốn đầu tư ít, công nghiệp không mấy phức tạp nên khả năng
cạnh tranh sản phẩm của chúng có xu hướng ngày càng tăng. Việc mở rộng
các ngành này đồng nghĩa với việc sự thiếu hụt cung lao động ở khu vực nông
nghiệp cho khu vực công nghiệp trong khi thị trường nông thôn cũng đạt đến
trạng thái toàn dụng nhân công, tiền công tăng lên đồng thời khu vực dịch vụ
cũng mở rộng. Sự tăng trưởng của khu vực dịch vụ nhằm đáp ứng cho sự phát
triển của khu vực nông nghiệp và công nghiệp thay thế nhập khẩu và công
nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.
Khi giai đoạn chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp được hoàn
thành thì nền kinh tế bước sang một giai đoạn tiếp theo là giai đoạn dịch
chuyển từ công nghiệp sang dịch vụ.
Tóm lại, trong mô hình phát triển của T. Oshima sự tăng trưởng bắt đầu
bằng việc tăng công ăn việc làm cho những tháng nông nhàn bằng việc đa
dạng hóa hoạt động nông nghiệp mà không có sự dịch chuyển lao động từ khu
vực này sang các khu vực khác. Tiếp đó là có thể thu hút lao động nhàn rỗi
vào các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, như mô hình Lewis-Fei-
Ranis đã chỉ ra. Điều đó sẽ làm cho thu nhập của người nông dân tăng lên, tạo
cơ hội mở rộng thị trường cho các ngành công nghiệp, dịch vụ. Nền kinh tế
quá độ từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp. Khi thị trường lao
động rơi vào tình trạng thiếu cung thì tiền công thực tế sẽ tăng nhanh, cơ giới
hóa sẽ được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp và công nghiệp nhằm thay
thế lao động chân tay bằng lao động máy móc. Việc sử dụng máy móc và
khoa học công nghệ trong sản xuất sẽ làm tăng nhanh năng suất lao động và
tổng sản phẩm quốc dân. Khi đó, nền kinh tế dần dần quá độ từ công nghiệp
sang dịch vụ.
4. Tác động của đầu tư phát triển đến khoa học và công nghệ.
Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư giải thích vai trò của đầu tư với tăng trưởng
48
Đầu tư là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới phát
triển khoa học, công nghệ của một doanh nghiệp và quốc gia
Công nghệ bao gồm các yếu tố cơ bản: phần cứng , phần mềm, yếu tố
con người, yếu tố tổ chức,…Muốn có công nghệ, cần phải đầu tư vào các yếu
tố cấu thành.
Trong mỗi thời kỳ, các nước có bước đi khác nhau để đầu tư phát triển
công nghệ. Trong giai đoạn đầu, các nước đang phát triển, do có nhiều lao
động và nguyên liệu, thường đầu tư các loại công nghệ sử dụng nhiều lao
động và nguyên liệu, sau đó giảm dần hàm lượng lao động và nguyên liệu
trong sản xuất sản phẩm và tăng dần hàm lượng lao động, nguyên liệu trong
sản xuất sản phẩm và tăng hàm lượng vốn thiết bị và tri thức thông qua việc
đầu tư công nghệ hiện đại hơn và đầu tư đúng mức để phát triển nguồn nhân
lực. Đến giai đoạn phát triển, xu hướng đầu tư mạnh vốn thiết bị và gia tăng
hàm lượng tri thức chiếm ưu thế tuyệt đối. Tuy nhiên, quá trình chuyển từ giai
đoạn thứ nhất sang giai đoạn thứ ba cũng là quá trình chuyển từ đầu tư ít sang
đầu tư lớn, thay đổi cơ cấu đầu tư. Không có vốn đầu tư đủ lớn sẽ không đảm
bảo sự thành công của quá trình chuyển đổi và sự phát triển của khoa học và
công nghệ
Công nghệ mà doanh nghiệp có được là do nhập khẩu từ bên ngoài
hoặc tự nghiên cứu và ứng dụng. Công nghệ được nhập khẩu qua nhiều
đường như mua thiết bị linh kiện rồi lắp đặt, mua bằng sáng chế, thực hiện
liên doanh…Công nghệ do tự nghiên cứu và triển khai được thự hiện qua
nhiều giai đoạn, từ nghiên cứu, đến thí nghiệm, sản xuất thử, sản xuất thương,
mất nhiều thời gian, rủi ro cao. Dù nhập hay tự nghiên cứu để có công nghệ
cũng đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn. Mỗi doanh nghiệp, mỗi nước khác nhau
cần phải có bước đi phù hợp để lựa chọn công nghệ thích hợp. Trên cơ sở đó,
Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư giải thích vai trò của đầu tư với tăng trưởng
49
đầu tư có hiệu quả để phát huy lợi thế so sánh của từng đơn vị cũng như toàn
nền kinh tế quốc dân.
Để phản ánh sự tác động của đầu tư đến trình độ phát triển của khoa
học và công nghệ, có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:
- Tỷ trọng vố đầu tưu đổi mới công nghệ/ tổng vốn đầu tư. Chỉ tiêu này
cho thấy mức độ đầu tư đổi mới công nghệ nhiều hay ít trong mỗi thời
kỳ
- Tỷ trọng chi phí mua sắm máy móc thiết bị/ tổng vốn đầu tư thực hiện.
Chỉ tiêu này cho thấy tỷ lệ vốn là máy móc thiết bị chiếm bao nhiêu.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp khai thác, chế tạo, lắp
táp, tỷ lệ này phải lớn hơn
- Tỷ trọng vốn đầu tư theo chiều sâu/ tổng vốn đầu tư th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Unlock-Dựa vào các lý thuyết kinh tế và đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng.PDF