Mô hình Harrod- Domar giải thích mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với yếu tố tiết kiệm và đầu tư.
Để xây dựng mô hình, các tác giả đưa ra 2 giả định:
Lao động đầy đủ việc làm, không có hạn chế đối với cung lao động
Sản xuất tỷ lệ với khối lượng máy móc.
Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng được thể hiện thông qua hệ số ICOR(Incremental Captital Output Ratio). Hệ số ICOR là tỷ lệ vốn đầu tư so với tốc độ tăng trưởng (còn gọi là hệ số đầu tư tăng trưởng). Hệ số ICOR cho biết muốn có một đồng tăng trưởng thì phải cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư.
38 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3454 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dựa vào các lý thuyết kinh tế về đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nào đến sản lượng. Như vậy đầu tư xuất hiện như một yếu tố của tổng cầu. Theo Keynes, đầu tư cũng được xem xét dưới góc độ tổng cung, nghĩa là mỗi sự thay đổi của sản lượng làm thay đổi đầu tư như thế nào. Các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư để đưa mức tư bản đạt mức mong muốn. Lượng tư bản mong muốn phụ thuộc vào mức sản lượng là điều dễ dàng chấp nhận được. Khi mức sản lượng cao hơn, các hãng có nhu cầu lớn hơn về tư bản vì tư bản là một trong nhiều nhân tố để tạo ra sản lượng. Tư tưởng trung tâm của mô hình gia tốc dựa trên mối quan hệ đơn giản này.
2.2. Nội dung của lý thuyết gia tốc đầu tư .
Mô hình gia tốc giả thiết rằng lượng tư bản mong muốn là bội số của mức sản lượng :
K dt= α .Yt α>0 (1)
Ở dạng đơn giản nhất của mô hình gia tốc, đầu tư ròng đúng bằng chênh lệch giữa lượng tư bản mong muốn với lượng tư bản hiện có vào cuối thời kì trước. Nếu tạm thời bỏ qua hao mòn tư bản trong quá trình sử dụng, chúng ta có mối liên hệ sau:
I n,t = K dt - K dt -1 (2)
Lượng tư bản có được vào cuối thời kỳ trước chính là lượng tư bản mong muốn phụ thuộc vào thu nhập của thời kỳ đó.
Kt-1 = Kt-1d = α .Yt-1 (3)
Vì vậy, chúng ta có thể viết l ại phương trình (2) như sau:
In,t = K dt - Kt-1= α .Yt - α .Yt-1= α.( Yt - Yt-1 )
In,t= α.Δ Yt (4)
Mức đầu tư phụ thuộc vào sự thay đổi của sản lượng.
Dạng đơn giản này cho ta thấy một đặc điểm quan trọng của mô hình gia tốc. Từ phương trình (1), α có thể được coi là tỷ lệ giữa mức tư bản mong muốn so với sản lượng:
α =Ktd / Yt (5)
Ví dụ, giả sử rằng tỷ lệ này là 2. Trong trường hợp này, cứ mỗi đồng sản lượng thay đổi thì mức bổ sung tương ứng là 2 đồng. Trong bối cảnh đó, đầu tư sẽ biến động rất mạnh trong chu kỳ kinh doanh. Theo mô hình giao điểm của Keynes cho thấy sự thay đổi của đầu tư có tác dụng số nhân đến sản lượng. Vì vậy cùng với hiệu ứng số nhân, lý thuyết gia tốc đơn giản chỉ có thể giải thích sự biến động theo chu kỳ của sản lượng. Một cú sốc đối với sản lượng sẽ làm thay đổi mức đầu tư và sự thay đổi này sẽ làm mức sản lượng cân bằng thay đổi thông qua hiệu ứng số nhân, và tác động thêm vào đầu tư thông qua hiệu ứng gia tốc. Tuy nhiên cũng giống như lý thuyết đơn giản về số nhân của Keynes, chúng ta cần phải điều chỉnh lý thuyết gia tốc về đầu tư trước khi có thể sử dụng nó để giải thích cho quá trình đầu tư trong nền kinh tế thực.
Điều chỉnh đầu tiên mà chúng ta cần làm để mô hình gia tốc đơn giản trở nên
thực tế hơn bằng cách cho rằng lượng tư bản thực tế sẽ điều chỉnh dần đến mức mong muốn. Gỉa sử rằng chúng ta sử dụng mô hình cho một năm nào đó. Cũng giả sử rằng, do sản lượng tăng lên nên lượng tư bản mong muốn cũng tăng theo. Các dự án đầu tư sẽ được thực hiện nhằm đưa lượng tư bản tiến tới mức mong muốn. Bên cạnh những chi phí mà ta gọi là chi phí trực tiếp của đầu tư, chúng ta cần tính đến những chi phí điều chỉnh, và việc coi chi phí này tăng lên khi mức đầu tư tăng cũng là điều hợp lý. Những ví dụ về chi phí điều chỉnh như phải đóng cửa nhà máy hoặc thuê thêm công nhân làm việc ngoài giờ để lắp đặt thiết bị, chi phí tăng thêm do muốn tăng tiến độ xây dựng nhà máy và hoạt động sản xuất có thể bị đình trệ do bộ máy quản lý phải tập trung vào việc triển khai các dự án đầu tư. Nếu chi phí điều chỉnh tăng mạnh, thì quyết định tối ưu đối với doanh nghiệp sẽ là điều chỉnh dần lượng tư bản thực tế đến mức mong muốn. Khi đó chênh lệch giữa hai lượng tư bản này chỉ bị triệt tiêu một phần trong từng thời kỳ.
Để phản ánh được độ trễ điều chỉnh này, chúng ta có thể viết (2) như sau:
I n,t= λ.( Kdt-Kt-1) 0< λ<1 (6)
Sử dụng (1), ta có:
I n,t= λ.( α.Yt - Kt-1) (7)
Trong đó, thông thường, Kt-1 khác K dt -1 do lượng tư bản thực tế khác với lượng tư bản mong muốn trong mỗi thời kỳ. Phương trình (7) xác định cơ chế điều chỉnh một phần mà ở đó hệ số λ thể hiện phần của chênh lệch giữa lượng tư bản mong muốn với lượng tư bản thực tế được thực hiện thông qua đầu tư. Do chỉ một phần sự thay đổi của lượng tư bản mong muốn được thực hiện trong mội thời kỳ nên trong một thời kỳ nhất định nào đó đầu tư sẽ phản ứng với những thay đổi của thu nhập trong một số thời kỳ trước đó. Phương trình (7) hàm ý rằng, đầu tư phản ứng chậm hơn với sự thay đổi của thu nhập hiên tại, và vì thế mà cũng hàm ý rằng đầu tư không thay đổi nhiều trong ngắn hạn như mô hình gia tốc đơn giản dự báo (ở phương trình 4). Phương trình (7) được gọi là mô hình gia tốc linh hoạt- có thể thích hợp hơn với những biến động của đầu tư trong thực tế. Mặc dù đầu tư là nhân tố dễ biến động, nhưng nó không biến đông nhiều như dự đoán của mô hình gia tốc đơn giản.
Mô hình gia tốc linh hoạt cũng có thể được điều chỉnh nhằm thể hiện sự biến động về tốc độ thay đổi của đầu tư nhằm lấp đầy lỗ hổng giữa lượng tư bản thực tế với lượng tư bản mong muốn (tham số λ). Đây chính là biến lựa chọn đối với hãng kinh doanh và có thể bị tác động bởi các điều kiện tín dụng, bao gồm lãi suất, thuế và các biến số khác. Ví dụ, chúng ta có thể kỳ vọng rằng, trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, có ít đầu tư hơn sẽ được thực hiện để triệt tiêu lỗ hổng giữa lượng tư bản thực tế với lượng tư bản mong muốn khi lãi suất cao hơn và ngược lại.
2.2. Nhận xét về lý thuyết gia tốc đầu tư.
2.2.1 Ưu điểm.
Lý thuyết gia tốc đầu tư phản ánh quan hệ giữa sản lượng với đầu tư.Nếu α không thay đổi trong kỳ kế hoạch thì có thể sử dụng công thức để lập kế hoạch khá chính xác.
Lý thuyết phản ánh sự tác động của tăng trưởng kinh tế dẫn đến đầu tư. Khi kinh tế tăng trưởng cao, sản lượng nền kinh tế tăng, cơ hội kinh doanh lớn, dẫn đến tiết kiệm tăng cao và đầu tư nhiều.
2.2.2 Nhược điểm.
Lý thuyết giả định quan hệ tỷ lệ giữa sản lượng và đầu tư là cố định. Thực tế đại lượng này (α) luôn biến do sự tác động c ủa nhiều nhân tố khác.
Thực chất lý thuyết đã xem xét sự biến động của đầu tư thuần (NI) chứ không phải sự biến động của tổng đầu tư do sự tác động của thay đổi sản lượng. Vì từ công thức K dt= α.Yt có thể viết:
Tại thời điểm t : K dt= α.Yt (8)
Tại thời điểm (t-1): Kt-1d= α.Yt-1d (9)
Lấy (8) trừ đi (9), ta có :
K dt - Kt-1d = α.Yt -α.Yt-1d = α.( Yt -Yt-1d) (10)
Trong đó:
K dt - Kt-1d : Đầu tư ròng và bằng (It-D) với D l à khấu hao
Do đó:
It-D= K dt - Kt-1d = α.( Yt -Yt-1d)= α.ΔY ()
và đầu tư ròng ΔI= α.ΔY
Như vậy theo lý thuyết này đầu tư ròng là hàm của sự gia tăng sản lượng đầu ra. Nếu sản lượng tăng, đầu tư ròng tăng(lớn hơn α lần). Nếu sản lượng giảm, đầu tư thuần sẽ âm. Nếu tổng cầu về sản lượng trong thời gian dài không đổi, đầu tư ròng sẽ bằng 0 (khi ΔY=0 thì ΔI=0 )
Tuy nhiên khi sản lượng không thay đổi giữa hai thời kỳ đầu tư thuần bằng o nhưng tổng đầu tư là một số dương vì các doanh nghiệp vẫn phải đầu tư thay thế máy móc thiết bị đã hao mòn hết.
c. Theo lý thuyết này toàn bộ vốn đầu tư mong muốn đều được thực hiện ngay trong cùng một thời kỳ. Điều này không đúng vì nhiều lý do, chẳng hạn do việc cung cấp các yếu tố có liên quan đến thực hiện vốn đầu tư không đáp ứng, do cầu vượt qúa cung…do đó lý thuyết gia tốc đầu tư tiếp tục được hoàn thiện qua thời gian. Theo lý thuyết gia tốc đầu tư sau này thì vốn đầu tư mong muốn được xác định như là một hàm của mức sản lượng hiện tại và quá khứ, nghĩa là quy mô đầu tư mong muốn được xác định trong dài hạn.
Nếu gọi Ktd và Kt-1d là vốn đầu tư thực hiện ở thời kì t và t-1
Kt*t –Kt-1d là vốn đầu tư mong muốn
λ là một hằng số (0< λ <1)
Thì: Kt –Kt-1= λ .(Kt*t –Kt-1)
Có nghĩa là sự thay đổi vốn đầu tư thực hiện giữa hai kỳ chỉ bằng một phầm của chênh lệch giữa vốn đầu tư mong muốn thời kỳ t và vốn đầu tư thực hiện thời kỳ t-1. Nếu λ =1 thì Kdt=Kt*t .
Và lý thuyết gia tốc đầu tư hoàn thiện sau này cũng đã đề cập đến tổng đầu tư.
Theo lý thuyết gia tốc đầu tư ban đầu thì đầu tư thuần ∆I=It- Dt=Ktd-Kt-1d. Theo lý thuyết gia tốc đầu tư sau này thì
Ktd - Kt-1d= λ(Kt*t –Kt-1) và do đó ∆I= λ(Kt*t –Kt-1)
Để xác định tổng đầu tư, chúng ta giả định: Dt=δ.Kt-1
δ là hệ số khấu hao v à 0< δ <1. Do đó
It- Dt= It- δ Kt-1d= λ(Kt*t –Kt-1) hoặc
It= λ .(Kt*t –Kt-1) + δ Kt-1d
It chính là tổng đầu tư trong kỳ và là hàm của vốn mong muốn và vốn thực hiện.
.3. LÝ THUYẾT QUỸ NỘI BỘ CỦA ĐẦU TƯ.
Theo lý thuyết này, đầu tư có quan hệ tỷ lệ thuận với lợi nhuận thực tế:
I ~ f (lợi nhuận thực tế ). Do đó , dự án đầu tư nào đem lại lợi nhuận cao sẽ được lựa chọn. Vì lợi nhuận cao, thu nhập giữ lại cho đầu tư sẽ lớn hơn và mức đầu tư sẽ cao hơn. Nguồn vốn cho đầu tư có thể huy động bao gồm: Lợi nhuận giữ lại, tiền trích khấu hao, đi vay các loại trong đó bao gồm cả việc phát hành trái phiếu bán cổ phiếu là nguồn vốn huy động từ bên ngoài. Vay mượn thì phải trả nợ, trường hợp nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, doanh nghiệp có thể không trả được nợ và lâm vào tình trạng phá sản. Do đó, việc đi vay không phải là điều hấp dẫn, trừ khi được vay ưu đãi. Cũng tương tự, việc tăng vốn đầu tư bằng phát hành trái phiếu cũng không phải là biện pháp hấp dẫn. Còn bán cổ phiếu để tài trợ cho đầu tư chỉ được các doanh nghiệp thực hiện khi hiệu quả của dự án đầu tư là rõ ràng và thu nhập do dự án đem lại trong tương lai sẽ lớn hơn các chi phí đã bỏ ra.
Chính vì vậy theo lý thuyết quỹ nội bộ của đầu tư, các doanh nghiệp thường chọn biện pháp tài trợ cho đầu tư từ các nguồn vốn nội bộ và các sự gia tăng của lợi nhuận sẽ làm cho mức đầu tư của doanh nghiệp lớn hơn.
Sự khác nhau giưa lý thuyết gia tốc đầu tư và lý thuyết này dẫn đến việc thực thi các chính sách khác nhau để khuyến khích đầu tư. Theo lý thyết gia tốc đầu tư chính sách tài khoá mở rộng sẽ làm cho mức đầu tư cao hơn và do đó sản lượng thu được cũng sẽ cao hơn. Còn việc giảm thuế lợi tức của doanh nghệp không có tác dụng kích thích đầu tư. Ngược lại theo lý thuyết quỹ nội bộ của đầu tư thì việc giảm thuế lợi tức của doanh nghiệp sẽ làm tăng lợi nhuận từ đó tăng đầu tư và tăng sản lượng, mà tăng lợi nhuận cũng có nghĩa là tăng quỹ nội bộ. Quỹ nội bộ là một yếu tố quan trọng để xác định lượng vốn đầu tư mong muốn, còn chính sách tài khoá mở rông không có tác dụng trực tiếp làm tăng đầu tư theo lý thyết này.
4. LÝ THUYẾT TÂN CỔ ĐIỂN.
4.1. Sự ra đời của lý thuyết tân cổ điển .
Cuối thế kỷ 19 là thời kỳ đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ của khoa học – kỹ thuật. Hàng loạt các phát minh khoa học về ang loạt các nguồn tài nguyên được khai thác phục vụ cho quá trình sản xuất. Sự chuyển biến này đã có những ảnh hưởng rõ rệt trong các trào lưu chính của tư tưởng kinh tế. Sự phát triển của trào lưu này hình thành một trường phái kinh tế mới, đứng đầu là Alfred Marshall (1842 – 1924), tác phẩm chính của ông là “Các nguyên lý của kinh tế học” xuất bản 1890, do đó thời gian này được coi như điểm mốc đánh dấu sự ra đời của trường phái tân cổ điển.
Những tư tưởng cơ bản của trường phái này có những điểm mới so với các nhà kinh tế cổ điển nhưng cúng có những quan điểm thống nhất với họ.
4.2. Nội dung của lý thuyết tân cổ điển .
Các nhà kinh tế tân cổ điển đã cố gắng giải thích nguồn gốc của sự tăng trưởng thông qua hàm sản xuất. Hàm số này nêu lên mối quan hệ giữa sự tăng lên của đầu ra với sự tăng lên của các yếu tố đầu vào: vốn, lao động, tài nguyên và khoa học – công nghệ.
Y=f (K, L, R, T)
Trong đó: Y: Đầu ra (ví dụ GDP)
K: Vốn sản xuất
L: Số lượng lao động
R: Nguồn tài nguyên thiên nhiên
T: Khoa học – công nghệ
Một dạng của kiểu phân tích này là hàm Cobb-Douglas, hàm này có dạng:
Y=T.Kα..Lβ.Rγ
Ở đây α, β, γ là các số luỹ thừa, phản ánh tỷ lệ cận biên của các yếu tố đầu vào.
(α + β + γ = 1)
Sau khi biến đổi Cobb-Douglas thiết lập được mối quan hệ theo tốc độ tăng trưởng của các biến số.
g = t + αk + βl + γr
Trong đó: g: Tốc độ tăng trưởng của GDP
K, l, r: Tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào.
T: Phần dư còn lại, phản ánh tác động của khoa học công nghệ.
Ví dụ: Giả sử các biến số của phương trình trên nhận các giá trị sau:
y = 0,07 (vốn tăng 7%)
k = 0,02 (lao động tăng 2%)
r = 0,01 (tài nguyên – ví dụ đất đai – tăng 1%)
α = 0,3 (vốn chiếm 30% trong GDP)
β = 0,6 (lao động chiếm 60% trong GDP)
γ = 0,1 (tài nguyên chiếm 10% trong GDP).
Thay các số liệu vào phương trình trên chúng ta có:
0,06 = t + (0,3 x 0,07) + (0,6 x 0,02) + (0,1 x 0,01)
t = 0,026
Con số này cho biết rằng trong số 6% tăng GDP thì tác động của khoa học công nghệ là 2,6%.
Như vậy hàm sản xuất Cobb – Douglas cho biết có 4 yếu tố cơ bản tác động đến tăng trưởng kinh tế và cách thức tác động của 4 yếu tố này là khác nhau giữa các yếu tố K, L, R với yếu tố T. Họ cũng cho rằng khoa học – công nghệ có vai trò quan trọng nhất với sự phát triển kinh tế.
4.3.Nhận xét về mô hình tân cổ điển .
4.3.2. Những nội dung mới của mô hình tân cổ điển.
a. Trong mô hình tân cổ điển các nhà kinh tế học bác bỏ quan điểm cổ điển cho rằng sản xuất trong một tình trạng nhất định đòi hỏi những tỷ lệ nhất định về lao động và vốn, họ cho rằng vốn có thể thay thế được nhân công, và trong quá trình sản xuất có thể có nhiều cách khác nhau trong việc kết hợp các yếu tố đầu vào. Ví dụ, cần 10 tỷ đồng và 100 lao động để sản xuất 100 nghìn tấn xi măng, nếu xí nghiệp muốn tăng sản lượng lên gấp đôi, tức là 200 nghìn tấn thì có thể lựa chọn các phương án khác nhau với cách kết hợp các yếu tố đầu vào khác nhau.
Cách lựa chọn phương án với việc kết hợp các yếu tố đầu vào khác nhau (xem Sơ đồ).
Sơ đồ 1. Đường đồng sản lượng là các đường cong
10
20
100
C
B
A
200
Y(nghìn tấn)
D
Y=f(K,L)
L (người)
K(tỷ đ)
I(100.000tấn)
II(200.000tấn)
- Tại B: Sự gia tăng vốn phù hợp với gia tăng lao động.
- Tại D: Công nghệ sử dụng nhiều lao động.
- Tại C: Sử dụng vốn thay thế lao động.
b. Từ quan điểm trên đây các nhà kinh tế học tân cổ điển cũng đưa ra khái niệm “Sự phát triển kinh tế theo chiều sâu”, có nghĩa là gia tăng số lượng vốn cho một đơn vị lao động trong sản xuất còn sự gia tăng vốn phù hợp với sự gia tăng về lao động được gọi là “phát triển kinh tế theo chiều rộng”.
c. Các nhà kinh tế tân cổ điển còn cho rằng tiến bộ kỹ thuật là yếu tố cơ bản để thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Ví dụ, bằng cải tiến trong các phương pháp sản xuất sẽ gia tăng khối lượng sản phẩm. Một khía cạnh khác đáng lưu ý của các nhà kinh tế tân cổ điển về xu hướng thay đổi trong kỹ thuật là đa số các sáng chế đều có khuynh hướng dùng vốn để tiết kiệm nhân công.
4.3.3. Những quan điểm giống mô hình cổ điển.
a. Các nhà kinh tế cổ điển cho rằng nền kinh tế có hai đường tổng cung: AS-RL phản ánh sản lượng tiềm năng của nền kinh tế, còn AS-SR phản ánh khả năng thực tế. Mặc dù vậy các nhà kinh tế tân cổ điển vẫn cho rằng nền kinh tế luôn luôn đạt được sự cân bằng ở mức sản lượng tiềm năng.
b. Cũng giống như các nhà kinh tế cổ điển, các nhà kinh tế tân cổ điển cũng cho rằng trong điều kiện thị trường cạnh tranh, khi nền kinh tế có biến động thì sự linh hoạt về giá cả và tiền công là nhân tố cơ bản khôi phục nền kinh tế về vị trí sản lượng tiềm năng với việc sử dụng hết nguồn lao động. Họ cho rằng chính sách kinh tế của Chính phủ không thể tác động vào sản lượng, nó chỉ có thể ảnh hưởng đến mức giá của nền kinh tế, do đó, vai trò của Chính phủ là mờ nhạt trong phát triển kinh tế (xem sơ đồ 2).
Sơ đồ 2. Các nhà kinh tế tân cổ điển cho rằng nền kinh tế đạt được mức sản lượng tiềm năng (Y=Y*).
Yo
GDP
AS-LR
AS-SR
AD
PL
PLo
AS-LR: Tổng cung dài hạn
AS-SR: Tổng cung ngắn hạn
5. MÔ HÌNH HARROD - DOMAR.
5.1 Sự ra đời của mô hình .
Dựa vào tư tưởng của Keynes, vào những năm 40 với sự nghiên cứu một cách độc lập, hai nhà kinh tế học là Roy Harrod ở Anh và Evsay Domar ở Mỹ đã cùng đưa ra mô hình giải thích mối quan hệ giữa sự tăng trưởng và thất nghiệp ở các nước phát triển. Mô hình này cũng được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và các nhu cầu về vốn
Mô hình này coi đầu ra của bất kỳ một đơn vị kinh tế nào, dù là một công ty, một nghành công nghiệp hay toàn bộ nền kinh tế phụ thuộc vào tổng số vốn đầu tư cho nó.
5.2 Nội dung của mô hình Harrod - Domar .
Mô hình Harrod- Domar giải thích mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với yếu tố tiết kiệm và đầu tư.
Để xây dựng mô hình, các tác giả đưa ra 2 giả định:
Lao động đầy đủ việc làm, không có hạn chế đối với cung lao động
Sản xuất tỷ lệ với khối lượng máy móc.
Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng được thể hiện thông qua hệ số ICOR(Incremental Captital Output Ratio). Hệ số ICOR là tỷ lệ vốn đầu tư so với tốc độ tăng trưởng (còn gọi là hệ số đầu tư tăng trưởng). Hệ số ICOR cho biết muốn có một đồng tăng trưởng thì phải cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư.
Hệ số ICOR biểu hiện mối quan hệ giữa mức tăng sản lượng đầu ra (kỳ t) và mức đầu tư của kỳ (t-1) và được tính bằng công thức:
I = ∆K/∆y
Trong đó: ∆K - Mức thay đổi của vốn
∆y - Mức thay đổi của sản lượng
Hệ số ICOR phụ thuộc vào nguồn dự trữ và công nghệ sản xuất. ICOR càng cao chứng tỏ đầu tư càng đắt. Hệ số ICOR ở một số nước có xu hướng tăng và ICOR ở các nước phát triển thường cao hơn các nước đang phát triển.
Số liệu thống kê cho thấy hệ số ICOR thường nằm trong khoảng 3 và 4 trong Thế kỷ 19, nhưng hệ số ICOR khác nhau đáng kể giữa các ngành kinh tế. Mức tăng trưởng tiềm năng được tính bằng cách chia tỷ lệ đầu tư cho hệ số ICOR. Ví dụ một nước dùng 12% tổng thu nhập vào đầu tư mới và cần 3 đồng đầu tư để tăng 1 đồng kết quả/1năm, khi đó tốc độ tăng trưởng sẽ là 4%. Nếu hệ số ICOR cao hơn, giả dụ cần 4 đồng đầu tư mới để tăng 1 đồng kết quả/năm, khi đó mức tăng trưởng sẽ là 3%. Cần lưu ý rằng một nền kinh tế mạnh thường “sống bằng” 80% kết quả, 20% còn lại có thể dùng đầu tư mới và làm tăng mức tăng trưởng. Vì vậy một trong số nhân tố quyết định mức tăng trưởng là quy mô và sử dụng thặng dư xã hội.
Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế không cao hơn tốc độ tăng dân số thì sản lượng bình quân đầu người không tăng. Nếu ta muốn tính tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đầu người thì phải trừ đi mức tăng dân số từ mức tăng trưởng kinh tế. Vì vậy theo ví dụ trên mức tăng trưởng 4%, mức tăng dân số là 2%/năm sẽ có mức tăng trưởng trên 1 đồng vốn đầu tư chỉ là 2%.
Tăng trưởng kinh tế hoạt động như lợi ích cận biên. Một nền kinh tế có sản lượng bình quân đầu người tăng ở mức 2%/năm sẽ gấp đôi sản lượng bình quân đầu người trong vòng 36 năm. Nếu tốc độ tăng giảm xuống còn 1,5% sẽ cần 48 năm để gấp đôi sản lượng. Nếu tốc độ tăng trưởng tăng lên 2,5%/năm sẽ cần khoảng 29 năm. Vì vậy, việc tăng hoặc giảm tốc độ tăng trưởng có ý nghĩa khi xét tác động của nó trong vòng 3 hoặc 4 thập kỷ (nguyên tắc 72 là phương pháp nhanh nhất để tính tác động của tăng trưởng tích luỹ. Đơn giản lấy 72 chia cho mức tăng trưởng hàng năm ta sẽ có kết quả là số năm cần để gấp đôi mức sản lượng bình quân đầu người).
Vì vậy, quá trình phát triển kinh tế bắt đầu khi có đầu tư đủ để chuyển mức tăng trưởng kinh tế trên mức tăng dân số và duy trì được sự tăng trưởng. Rostow, một sử gia kinh tế đã phát triển thuyết “giai đoạn” phát triển kinh tế, ông gọi điểm bắt đầu quan trọng là giai đoạn “cất cánh” và từ cất cánh được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên Rostow đã cố gắng để chứng tỏ rằng phần còn lại của quá trình phát triển kinh tế chắc chắn sẽ xảy ra (ít hoặc nhiều) khi giai đoạn “cất cánh” đã xảy ra, một gợi ý cho rằng từ “cất cánh” không hoàn toàn phù hợp với thực tế của lịch sử. Một nhà kinh tế khác gọi giai đoạn bắt đầu này là “sự đâm chồi” - bằng chứng của các dấu hiệu tăng trưởng đầu tiên.
Cần xét đến một số khía cạnh ít mang tính số lượng hơn của việc tăng trưởng. Một thời kỳ của tăng trưởng bền vững dẫn đến sự tăng trưởng bình thường. Các nhà lập chính sách hy vọng sẽ có tăng trưởng liên tục và sẽ sửa đổi chính sách nếu không tăng trưởng. Nếu thặng dư xã hội, hệ số ICOR và mức tăng trưởng kinh tế kết hợp mang lại cho xã hội tốc độ tăng trưởng 0,5%/năm/vốn đầu tư tăng trưởng, điều chắc chắn là không một ai muốn có tốc độ tăng trưởng này. Nếu tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức 0,5%/năm thì phải cần tới 144 năm để gấp đôi thu nhập từ 1 đồng vốn.
Ở góc độ toàn nền kinh tế, hệ số ICOR biểu hiện tỷ lệ vốn đầu tư so với tốc độ tăng trưởng GDP, ở nước ta tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP còn thấp so với các quốc gia trong khu vực. Vấn đề đặt ra là phải có các chính sách và biện pháp để tăng huy động vốn (cả về số lượng và tỷ lệ) và đặc biệt quan trọng là phải nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư.
Hệ số ICOR năm 1991 của Việt Nam là 0,39, tức là để có 1 đồng tăng trưởng cần phải đầu tư 0,39 đồng vốn. Đến năm 2001, số liệu này là 3,82. Thực tế cho thấy càng tiếp cận sâu rộng với thị trường Thế giới thì lợi thế cạnh tranh ban đầu sẽ giảm đi (tài nguyên phong phú, lao động rẻ). Nếu không phát huy được lợi thế cạnh tranh ban đầu và không tạo được những lợi thế cạnh tranh mới thì khó có thể đạt được mức tăng trưởng mong muốn.
Đầu tư vốn cho khoa học công nghệ là một hướng đầu tư quan trọng và mang tính đặc thù. Vốn đầu tư cho công nghệ sẽ mang lại hiệu quả cao trong phát triển dài hạn, tuy nhiên đây cũng là lĩnh vực đầu tư có nhiều rủi ro, ở các nước mới thực hiện công nghiệp hoá, chính phủ đóng vai trò hỗ trợ chính trong phát triển khoa học và công nghệ. Hiện nay ở nước ta quy định sử dụng 2% tổng ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, nhưng trong thực tế chỉ đạt 1%, (chiếm 0,2% GDP). Đây là một tỷ lệ rất thấp và bất hợp lý so với tỷ lệ 2,5-3% ở các nước công nghiệp phát triển.
Theo phân tích của Báo đầu tư [5] thì nguyên nhân của đầu tư kém hiệu quả ở nước ta hiện nay, trước hết là do việc chọn và quyết định dự án đầu tư. Nếu thời kỳ 1991-1997, hệ số ICOR là 2,6 thì hiện nay đã tăng lên khoảng 5,0.
Cùng một đơn vị vốn có thể tạo ra những mức sản lượng rất khác nhau, phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn. Hiệu suất của một đơn vị vốn có thể giảm nếu việc quản lý lực lượng làm việc không hiệu quả hoặc không bảo đảm đủ nguyên vật liệu cho sản xuất, đồng thời cũng bị những rang buộc về lực lượng lao động. Vì những lý do này mà mức sản lượng thu được từ một lượng vốn sẽ rất khác nhau giữa các nước. So sánh mang tính quốc tế về hệ số ICOR sẽ gặp khó khăn trong việc tính sự thay đổi về vốn. Ví dụ, trong liên doanh liên kết đầu tư ở nước ta phần góp vốn đầu tư của nước chủ nhà thường tính bằng giá trị đất đai, nhà xưởng và thực tế ở nước ta giá đất quá đắt và thay đổi rất nhanh. Hoặc trong đầu tư xây dựng cơ bản thì chi phí cho giải phóng mặt bằng chiếm một phần rất lớn và chi phí này tăng lên theo giá đất đai…do vậy cũng gây khó khăn cho việc xác định giá trị đầu tư. Mặc dù có những khó khăn trong việc tính vốn đầu tư cũng như các yếu tố thuộc lĩnh vực quản lý, thì hệ số ICOR vẫn được sử dụng là một số đo hiệu quả đầu tư và so sánh hiệu quả đầu tư ở các nước khác nhau.
Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế, không chỉ được đặt ra đối với nền kinh tế của một quốc gia mà còn phải đặt ra cho từng mục lĩnh vực, từng ngành kinh tế và từng đơn vị kinh tế. Việc đầu tư vào đâu, đầu tư bao nhiêu và đầu tư vào thời điểm nào để đạt được hiệu quả kinh tế cao là những vấn đề mà các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách, xây dựng dự án đầu tư phải nghiên cứu kỹ.
Đầu tư và tăng trưởng đang trở thành vấn đề kinh tế quan trọng hiện nay của đất nước. Tăng thêm vốn đầu tư và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đầu tư và tăng trưởng sẽ mang lại hiệu quả nếu có những giải pháp thích hợp.
6. t¸c ®éng cña ®Çu t tíi t¨ng trëng kinh tÕ th«ng qua m« h×nh thu nhËp quèc d©n.
§Ó xem xÐt ¶nh hëng qua l¹i cña c¸c nh©n tè kinh tÕ ®Æc thï ®èi víi t¨ng trëng kinh tÕ còng nh ®èi víi ®Çu t ta sÏ xÐt tíi m« h×nh thu nhËp quèc d©n.
Quy íc:
: tæng s¶n phÈm quèc d©n trong n¨m t
C: tiªu dïng cña d©n c.
I: ®Çu t.
G: tiªu dïng cña chÝnh phñ.
EM: xuÊt khÈu rßng (XuÊt khÈu rßng= XuÊt khÈu -nhËp khÈu).
T: ThuÕ .
r: l·i suÊt.
Lap: L¹m ph¸t
ER: tû gia hèi ®o¸i ®ång ngo¹i tÖ
§TN§: ®Çu t trong níc.
§TNN: ®Çu t tõ níc ngoµi vµo.
§ång nhÊt thøc thu nhËp quèc d©n
GDP = C+I+G+EM
Hµm tiªu dïng:
C=(GDP-T)
;
: Møc tiªu dïng tèi thiÓu cña d©n c.
: Xu híng tiªu dïng biªn. Khi thu nhËp quèc d©n t¨ng lªn, møc tiªu dïng t¨ng theo. Khi thuÕ t¨ng th× tiªu dïng sÏ gi¶m xuèng.
Hµm thuÕ:
T= +*GDP
>0, 0<<1.
: thuÕ suÊt, hay sù thay ®æi tuyÖt ®èi cña T do ¶nh hëng cña GDP (=dT/dGDP). ThuÕ thu ®îc lu«n thÊp h¬n møc s¶n lîng thu ®îc.
Hµm ®Çu t:
I= §TN§ + §TNN
§TN§ =
§TNN=
,;,
Møc s¶n lîng trong hiÖn t¹i vµ qu¸ khø cã t¸c ®éng m¹nh tíi ®Çu t. Thu nhËp quèc d©n t¨ng lµm cho tiÕt kiÖm t¨ng dÉn ®Õn ®Çu t t¨ng.
ThuÕ cã ¶nh hëng ngîc chiÒu víi ®Çu t. ThuÕ t¨ng lµm cho lîi nhuËn gi¶m tÝch luü thÊp®Çu t gi¶m.
L·i suÊt còng cã t¸c ®éng ngîc chiÒu víi ®Çu t. Bëi khi l·i xuÊt t¨ng lµm cho chi phÝ ®Çu t còng t¨ngQuy m« ®Çu t gi¶m xuèngcÇu ®Çu t gi¶m.
L¹m ph¸t lµ thï ®Þch cña c¸c nhµ ®Çu t. Khi l¹m ph¸t cã xu híng t¨ng lªn lµm cho gi¸ trÞ cña ®ång tiÒn gi¶m xuènglµm cho ®é rñi ro cña ®ång vèn t¨ng lªnNhu cÇu ®Çu t gi¶m xuèng.
Khi tû gi¸ hèi ®o¸i cña ®ång ngo¹i tÖ t¨ng lªn lµm cho gi¸ trÞ ®ång ngo¹i tÖ so víi ®ång néi tÖ t¨ng lªn kÝch thÝch c¸c nhµ ®Çu t níc ngoµi mang ngo¹i tÖ vµo trong níc ®Çu t lµm cho cÇu ®Çu t còng t¨ng lªn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom2.doc
- slidenhom2.ppt