Đề tài Dựa vào các lý thuyết kinh tế về đầu tư, giải thích vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế

Sau gần 22 năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu. Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc chuyển sang hệ thống kinh tế thị trường có sự quản lý điều tiết của nhà nước. Thông qua quá trình hội nhập, các DN và nền kinh tế nước ta đã từng bước làm quen và tham gia thực sự vào cuộc cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các DN Việt Nam, các DN phải nỗ lực vươn lên để tồn tại và phát triển. Sau năm 1986, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% hàng năm từ 1993 đến 1997. Năm 1998, tăng trưởng GDP giảm xuống 4% do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997, sau đó lại tăng lên đến 4,8% năm 1999. Trong những năm 2000 - 2003, tăng trưởng GDP tăng từ 6% đến 7% trong khi tình hình kinh tế thế giới đang suy thoái. Năm 2004, mức tăng GDP là 7,7% và năm 2005 là 8,4%, trong đó khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 11% và khu vực dịch vụ tăng 8%. Nền kinh tế Việt Nam đang diễn ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách rõ rệt, khu vực nông nghiệp đã giảm từ 21,7% năm 2004 xuống 19% năm 2005 trong khi khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng từ 40,1% năm 2004 lên 41% và khu vực dịch vụ tăng từ 38,2% lên 39%. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2003 - 2007 đạt 8,04%. Tốc độ tăng trưởng của chúng ta trong năm 2007 trong khu vực chỉ đứng sau Trung Quốc (theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển châu Á – ADB).

doc45 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2680 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dựa vào các lý thuyết kinh tế về đầu tư, giải thích vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huyết đầu tư luôn bằng tiết kiệm. Đồng thời đầu tư chính là cơ sở để tạo ra vốn sản xuất. 2 ông đã thiết lập mối quan hệ như sau: - Đầu tư = tiết kiệm => s = đầu tư/sản lượng - Đầu tư = vốn sản xuất => k = đầu tư/mức tăng trưởng Từ đó 2 ông xây dựng được mô hình: g = s/k Trong đó : g tốc độ tăng trưởng kinh tế s tỉ lệ tiết kiệm trong GDP k hệ số ICOR Hệ số ICOR còn được gọi là hệ số gia tăng vốn đầu ra (là tỷ số gia tăng giữa vốn và đầu ra), thể hiện rằng: vốn được tạo ra bằng đầu tư là yếu tố cơ bản của tăng trưởng, tiết kiệm của nhân dân và các công ty là nguồn gốc của đầu tư. Hệ số này hiện nay là thước đo quan trọng của các nước đang phát triển về việc sử dụng hiệu quả vốn. Nó thể hiện vai trò quan trọng của vốn cũng như của đầu tư tới sự tăng trưởng và phát triển. Hạn chế của trường phái: Mô hình Harrod - Domar chỉ ra sự tăng trưởng kinh tế là do kết quả của tương tác giữa tiết kiệm và đầu tư và đầu tư là động lực cơ bản của tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên trên thực tế thì tăng trưởng kinh tế có thể xảy ra không phải vì lý do tăng đầu tư, hoặc ngược lại, nếu đầu tư có hiệu quả vẫn có thể dẫn đến không có sự tăng trưởng. Và kể cả trong trường hợp đầu tư có hiệu quả thì cũng chỉ có thể tạo nên sự gia tăng trong tốc độ tăng trưởng trong ngắn hạn, chứ không thể đạt được trong dài hạn. 1.5. Căn cứ vào các lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái hiện đại: Những yếu tố tác động đến tổng cung của nền kinh tế theo trường phái hiện đại: Nguồn lao động, vốn sản xuất, tài nguyên thiên nhiên và khoa học công nghệ. Các yếu tố này được kế thừa từ trường phái tân cổ điển, và cũng thống nhất với hàm sản xuất Cobb_Douglas về những yếu tố tác động đến tăng trưởng. g = t + aK + bL + cR Samuelson gọi những yếu tố này là nguồn gốc của sự tăng trưởng. Và 1 nét đặc trưng quan trọng của nền kinh tế hiện đại là “ kỹ thuật công nghiệp tiên tiến hiện đại dựa vào việc sử dụng vốn lớn”. Do đó, vốn được coi là cơ sở để phát huy tác dụng của các yếu tố khác. Mặt khác, 1 mặt tiến bộ trong trường phái kinh tế hiện đại là ngày càng coi trọng vai trò của Chính phủ trong đời sống kinh tế. Theo Samuelson, trong nền kinh tế hỗn hợp hiện đại, Chính phủ có 4 chức năng cơ bản: thiết lập khuôn khổ pháp luật, xác định chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, tác động vào việc phân bổ tài nguyên để cải thiện hiệu quả kinh tế, thiết lập các chương trình tác động tới việc phân phối thu nhập. Qua các chức năng này, đặc biệt là các chức năng về kinh tế, Chính phủ đã thể hiện vai trò quan trọng của mình trong thúc đẩy các hoạt động đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, và qua đó ta thấy được vai trò của đầu tư trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. 2. Đầu tư kích thích tổng cầu nền kinh tế: 2.1. Vai trò của tổng cầu trong tăng trưởng kinh tế: Các lý thuyết của trường phái kinh tế trước trường phái Keynes thường chủ yếu quan tâm đến vấn đề tổng cung, coi tăng tổng cung cũng chính là tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên bắt đầu vào những năm 30 của thế kỷ XX, các cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng. Trước hoàn cảnh đó trường phái Keynes ra đời đánh dấu 1 sự phát triển mới của các lý thuyết kinh tế. Lý thuyết này đã nhấn mạnh đến tổng cầu, coi tổng cầu cũng như tổng cung là yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế. Keynes cho rằng tiêu dùng có vai trò quan trọng trong việc xác định sản lượng. Theo ông, thu nhập của các cá nhân được sử dụng cho tiêu dùng và tích lũy. Khi mức thu nhập tăng thì tiêu dùng có xu hướng giảm và tiết kiệm có xu hướng tăng. Việc giảm xu hướng tiêu dùng sẽ làm cho cầu tiêu dùng giảm, và đây chính là 1 trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự trì trệ trong hoạt động kinh tế. Ông lý giải điều này như sau: Cầu tiêu dùng giảm dẫn đến hàng hóa ế thừa, không bán được. Trước tình hình đó, các nhà kinh tế bi quan về nền kinh tế sẽ giảm qui mô sản xuất, đồng thời thất nghiệp xảy ra, tệ nạn xã hội gia tăng. Tất cả những nguyên nhân đó sẽ làm tổng nền kinh tế trở nên trì trệ và tất yếu sẽ dẫn đến khủng hoảng. Mặt khác cũng từ những lý luận trên ta thấy rằng khi cầu tiêu dùng tăng lên,các doanh nghiệp sẽ tích cực sản xuất, từ đó nâng cao tổng cung. Như vậy, tổng cầu kích thích tổng cung của nền kinh tế và tạo ra 1 mức sản lượng cân bằng mới cao hơn mức sản lượng cũ. Và như vậy nền kinh tế đã tăng trưởng. 2.2. Vai trò của đầu tư với tổng cầu: 2.2.1. Vai trò của đầu tư với tổng cầu thông qua mô hình số nhân của Keynes: Số nhân đầu tư phản ánh vai trò của đầu tư đối với sản lượng. Cụ thể như sau: mỗi sự gia tăng của vốn đầu làm tăng nhân công và tư liệu sản xuất, từ đó dẫn đến sự gia tăng của nhu cầu tiêu dùng và kéo theo đó là thu nhập. Thu nhập gia tăng lại làm tăng sự đầu tư mới. Quá trình này lặp đi lặp lại, kết quả là thu nhập sẽ gia tăng theo cấp số nhân nhờ sự gia tăng của đầu tư. Đó là nội dung của mô hình số nhân. k = dR/dI = dR/dS = 1/(1- dC/dR ) Trong đó k hệ số nhân đầu tư dR sự gia tăng thu nhập dI sự gia tăng đầu tư dS sự gia tăng tiết kiệm dC sự gia tăng tiêu dùng 2.2.2. Vai trò của đầu tư thông qua các chính sách kinh tế: Qua phân tích tổng quan về việc làm, Keynes đã đi đến kết luận, muốn thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp, Nhà nước phải thực hiện điều tiết bằng các chính sách kinh tế, những chính sách này nhằm nâng cao cầu tiêu dùng, đồng thời kích thích đầu tư. Theo ông nhà nước nên sử dụng ngân sách để kích thích đầu tư thông qua các đơn đặt hàng và trợ cấp vốn cho các doanh nghiệp. Ông đánh giá cao vai trò của các chính sách tài khóa và tiền tệ. Ông tán thành đầu tư của chính phủ vào công trình công cộng, đồng thời cũng phải đẩy mạnh và khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân. Như vậy các chính sách của nhà nước có vai trò quan trọng trong việc khuyến khích đầu tư, tăng cầu tiêu dùng và từ đó sản xuất phát triển - là nhân tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế. 3. Đầu tư là cú huých bên ngoài thoát khỏi vòng luẩn quẩn: Mô hình vòng luẩn quẩn của Samuelson: Theo ông các nước có trình độ kinh tế phát triển thấp thường rơi vào vòng luẩn quẩn. Vòng luẩn quẩn này đưa các nước đang phát triển từ mức phát triển thấp đến thấp hơn, và gần như không thoát ra nổi tình trạng đó. Tiết kiệm và đầu tư thấp Thu nhập bình quân thấp Tốc độ tích lũy vốn thấp Năng xuất thấp Vậy phải có những giải pháp gì để thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó? Samuelson cho rằng, giải pháp duy nhất để thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó là cú huých từ bên ngoài, cũng có nghĩa là đầu tư nước ngoài. Đầu tư nước ngoài chính là cú huých mạnh nhất, có hiệu quả nhất. Muốn vậy, các nước đang phát triển phải tạo ra các điều kiện thuận lợi nhằm kích thích đầu tư nước ngoài, cụ thể bằng các chính sách của nhà nước, bằng môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư. Đây chính là vai trò quan trọng của đầu tư nước ngoài trong việc thúc đẩy kinh tế của các nước đang phát triển. 4. Tác động của đầu tư nước ngoài tới khoa học và công nghệ: * Lý thuyết đầu tư nước ngoài của Vernon về chu kì sống của sản phẩm: Đầu tư nước ngoài giúp chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển cần khoa học công nghệ. Mà như ta đã biết, khoa học công nghệ có vai trò vô cùng to lớn với sự tăng trưởng của các nước đang phát triển. Mô hình của Vernon đã chỉ ra rằng: đầu tư đổi mới công nghệ giúp tạo ra sản phẩm mới, từ đó tăng lợi nhuận, rồi sản xuất phát triển, thúc đẩy quá trình thương mại hóa. Và đến một mức nhất định nào đó, sẽ có thể đầu tư ra nước ngoài, sự đầu tư này là khâu cốt yếu để chuyển giao công nghệ. Như vậy, nhờ có đầu tư nước ngoài mà các nước đang phát triển sẽ nhận được những công nghệ mới, nâng cao hiệu quả sản xuất trong nước, thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển. 5. Đầu tư tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 5.1. Mô hình các giai đoạn của Rostow: Theo ông quá trình phát triển kinh tế của 1 quốc gia phải trải qua 5 giai đoạn: xã hội truyền thống, chuẩn bị cất cánh, cất cánh, trưởng thành và cuối cùng là tiêu dùng cao. Ứng với mỗi giai đoạn là 1 dạng cơ cấu ngành kinh tế đặc trưng. Giai đoạn 1: Xã hội truyền thống: Sản xuất nông nghiệp thống trị nền kinh tế, năng suất lao động thấp, tích lũy thấp, nói chung nền kinh tế chưa có những biến đổi mạnh. Giai đoạn 2: Chuẩn bị cất cánh: Bước đầu phát triển công nghiệp, khoa học công nghệ bắt đầu được áp dụng. Nhu cầu đầu tư tăng lên, thúc đẩy sự hoạt động của ngân hàng và các tổ chức huy động vốn. Giai đoạn 3: Cất cánh: Đây là giai đoạn trung tâm trong các giai đoạn phát triển. Đầu tư đã thực sự phát triển với các yếu tố huy động vốn được thúc đẩy mạnh mẽ: tỉ lệ tiết kiệm tăng lên, ít nhất chiếm 10% trong thu nhập quốc dân thuần túy . Ngoài vốn đầu tư trong nước, vốn đầu tư nước ngoài cũng có ý nghĩa quan trọng giúp thúc đẩy các ngành công nghiệp mũi nhọn - là 1 yếu tố chủ đạo trong phát triển các ngành kinh tế khác. Giai đoạn 4: Trưởng thành: Giai đoạn này đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc của đầu tư. Cụ thể là, tỷ lệ đầu tư tăng lên liên tục, tới 20% thu nhập kinh tế quốc dân thuần túy. Khoa học công nghệ được ứng dụng cho toàn bộ nền kinh tế, nhiều ngành công nghiệp mới hiện đại phát triển. Giai đoạn 5: Tiêu dùng cao: Giai đoạn cao nhất của sự phát triển được thể hiện qua thu nhập bình quân đầu người tăng cao. Tóm lại, qua mỗi giai đoạn phát triển, đầu tư lại càng thể hiện rõ hơn vai trò của nó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng phát triển hơn. 5.2. Mô hình 2 khu vực của Lewis Mô hình của Lewis mô tả sự vận động của 2 khu vực kinh tế: khu vực truyền thống (nông nghiệp) và khu vực hiện đại (công nghiệp). Do ảnh hưởng từ Ricardo, Lewis cũng cho rằng đất đai là giới hạn của tăng trưởng, do đó nông nghiệp cũng bị đình trệ, lao động trong nông nghiệp trở nên dư thừa. Để giảm bớt sự dư thừa lao động vô ích này, phải có sự tham gia của công nghiệp, trước hết là để tận dụng những lao động dư thừa, sau là để tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển. Vai trò của đầu tư chính ở chỗ tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển. Khi công nghiệp phát triển đến mức độ cần thiết đầu tư cho nông nghiệp, khi đó cả 2 ngành sẽ phát triển và nền kinh tế sẽ phát triển mạnh mẽ. CH ƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ TĂNG TRƯỞNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2007 I.Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam 1.Tình hình tăng trưởng và phát triển 1.1. Thành tựu Sau gần 22 năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu. Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc chuyển sang hệ thống kinh tế thị trường có sự quản lý điều tiết của nhà nước. Thông qua quá trình hội nhập, các DN và nền kinh tế nước ta đã từng bước làm quen và tham gia thực sự vào cuộc cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các DN Việt Nam, các DN phải nỗ lực vươn lên để tồn tại và phát triển. Sau năm 1986, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% hàng năm từ 1993 đến 1997. Năm 1998, tăng trưởng GDP giảm xuống 4% do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997, sau đó lại tăng lên đến 4,8% năm 1999. Trong những năm 2000 - 2003, tăng trưởng GDP tăng từ 6% đến 7% trong khi tình hình kinh tế thế giới đang suy thoái. Năm 2004, mức tăng GDP là 7,7% và năm 2005 là 8,4%, trong đó khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 11% và khu vực dịch vụ tăng 8%.  Nền kinh tế Việt Nam đang diễn ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách rõ rệt, khu vực nông nghiệp đã giảm từ 21,7% năm 2004 xuống 19% năm 2005 trong khi khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng từ 40,1% năm 2004 lên 41% và khu vực dịch vụ tăng từ 38,2% lên 39%. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2003 - 2007 đạt 8,04%. Tốc độ tăng trưởng của chúng ta trong năm 2007 trong khu vực chỉ đứng sau Trung Quốc (theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển châu Á – ADB). Trong năm 2007 cả ba khu vực nông - lâm nghiệp - thủy sản, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đều nỗ lực vượt qua khó khăn để đóng góp vào tăng trưởng chung của cả nền kinh tế. Trong đó, dịch vụ được xem là điểm sáng nhất. Nếu như năm 2006, khu vực này tăng trưởng với mức 8,29% thì năm nay đạt 8,68%. Cơ cấu đóng góp trong GDP cũng nâng từ mức 38,08% năm ngoái, lên 38,14%. Tỷ trọng đóng góp của công nghiệp và xây dựng trong GDP cũng cải thiện hơn năm 2006, chiếm 41,61% (so với con số 41,52% năm ngoái). Tốc độ tăng trưởng của khu vực này năm 2007 đạt 10,6% (tăng nhẹ so với mức 10,37% cùng kỳ). Khu vực nông nghiệp gặp khó khăn do thiên tai và dịch bệnh, song không sa sút so với năm 2006, đạt tốc độ tăng trưởng 3,41% (kết quả của năm ngoái là 3,4%). Tuy nhiên, tỷ trọng đóng góp trong GDP giảm từ mức 20,40% năm ngoái xuống 20,25% trong năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu đạt 48,4 tỷ USD. Nhập siêu hàng hóa đang chiếm tới 25,7% giá trị xuất khẩu và lớn gấp gần 2,5 lần mức nhập siêu của năm 2006. Cán cân thương mại ngày càng nghiêng về phía nhập khẩu. Tuy nhiên hàng hoá nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam là máy móc. Lượng máy móc này chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng nhập khẩu của Việt Nam. Nợ nước ngoài giảm xuống còn 30,3% so với năm 2006 là 37,3%. Đầu tư tiếp tục tăng do kinh tế Việt Nam đang trong đà phát triển và chính trị Việt Nam được đánh giá là ổn định. Nhưng khi bắt đầu năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng dẫn tới nền kinh tế toàn cầu giảm tăng trưởng và Việt nam cũng không nằm ngoài vòng giảm tăng trưởng ấy. Lạm phát tiếp tục tăng cao và nhanh chóng đưa chỉ số giá tiêu dùng tăng cao. Nhưng nhờ có chính sách đúng đắn đặc biệt là sự kiên quyết trong chính sách thắt chặt tiền tệ Việt Nam đã dần quay lại con đường phát triển tăng truởng của mình. Theo dự đoán của ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đưa ra vào ngày 16/9/08 thì tỷ lệ lạm phát của Việt Nam là 25% và tăng trưởng Việt Nam năm 2008 là 6,5%. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động. Kinh tế thế giới trong những năm trước năm 2008 có sự phát triển mạnh dẫn đến việc tăng nhu cầu về vật liệu ,tiêu dung và cả chi phí cho việc đầu tư cũng tăng theo, nguồn nhiên liệu cung ứng không kịp và cực kỳ nghiêm trọng vào năm 2008... kèm theo đó là bệnh dịch, thiên tai lũ lụt. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định ở mức cao là thành tựu đáng ghi nhận. (nguồn www.vnexpress.net; www.neu.edu.vn; www.gso.gov.vn ) Kèm theo quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng không quên nâng cao công bằng xã hội bằng các chính sách hỗ trợ người nghèo như chương trình xoá đói giảm nghèo 135. Đồng thèo đó là việc khuyến kích đầu tư vào vùng sâu vùng xa . 1.2. Những vấn đề còn tồn tại Tuy các chính sách của Việt Nam đã tác động khá tích cực đến việc tăng trưởng phát triển tuy nhiên dưới sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới Việt Nam cũng đã khó lòng đạt được mức tăng trưởng đặt ra cho năm 2008 và điều đạt được dường như là không thể. Nền kinh tế Việt Nam chỉ có thể đạt tăng trưởng vào khoảng 6,5 %. Trong năm nay và kể cả những năm trước Việt Nam chưa thể xác định được lượng tiền có trong xã hội. Chính vì thế các chính sách phát triển của Việt Nam đôi khi còn có những thiếu sót sai lầm. Ở trong thị trường chứng khoán Việt Nam tuy đã đạt được VNINDEX khá cao tuy nhiên cuối năm 2007 và năm 2008 lại bị thụt giảm mạnh do ảnh hưởng của khủng hoảng thế giới và do trình độ của chúng ta còn có hạn. Giá vàng cũng đã tăng rất cao do hoạt động đầu cơ của một số người và do những tin đồn thất thiệt. Tâm lý giữ vàng vẫn ăn sâu vào con người việt cũng dẫn tới việc nhu cầu vàng tăng cao làm chúng ta phải tăng lượng vàng nhập khẩu. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu có nhiều dự án đã được đề ra nhưng không được thực hiện ngay gây lãng phí và tổn thất nhiều cho người dân bị giải toả đất. Quá trình chuyển dịch cơ cấu này cũng gây gay ra tâm lý cho người dân về khủng hoảng lương thực như hồi quý I năm 2008. Thâm hụt tài khoản vãng lai vẫn lớn dự báo năm 2008 có thể là 13,5%. Trong quá trình thực hiện nâng cao bình đẳng chúng ta cũng vẫn để nguồn vốn này thất thoát do hệ thống pháp luật với những người tham nhũng chưa mạnh mẽ. Công tác xác định người nghèo thật còn chưa thật chính xác. Hệ sô GINI của Việt Nam vẫn tăng. Năm 1998 là 0,35 và đến năm 2007 là 0,423. Số lượng người nghèo năm 2008 tăng lên do tăng chỉ tiêu về thu nhập trên nghèo và do lạm phát. Số lượng thực phẩm mua được cùng số tiền năm trước đã giảm, số hộ đói tăng thêm 2,56%, số nhân khẩu thiếu đói tăng 2,75%. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng mở rộng: chênh lệch về tỉ lệ nghèo giữa nông thôn và đô thị ngày càng doãng ra từ 2,65 lần (1993) lên 4,95 lần (1998), 5,4 lần (2002) và lên đến 6,94 lần (2004) và còn nhiều hơn nữa vào năm 2007 .( www.neu.edu.vn ) 2. Tình hình đầu tư 2.1 Thành tựu 2.1.1 Đầu tư trong nước . Cùng với quá trình phát triển và tăng trưởng của đất nước, GDP tăng liên tục thì tình hình đầu tư cũng khá khả quan. Lượng vốn đầu tư của Việt Nam trong những năm gần đây tăng liên tục. Giai đoạn 1991 - 1995 tăng 29,1%/năm, từ 1996 - 2003 trung bình tăng 22%/năm. Năm 2000 quy mô vốn là 92 nghìn tỷ VNĐ, năm 2003 là 217 nghìn tỷ đồng, năm 2004 là 258,7 nghìn tỷ đồng và đến năm 2007 là 387,8 nghìn tỷ đồng. Trong những năm gần đây các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã trở thành động lực tăng trưởng. Năm 2008 lĩnh vực công nghiệp, trong khi khối kinh tế nhà nước có tốc độ tăng trưởng bình quân tám tháng là 6,5%, thấp hơn nhiều so với tốc độ toàn ngành, thì khu vực kinh tế ngoài nhà nước có tốc độ tăng cao nhất là 21,7%. Số doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã lên đến khoảng 260 nghìn doanh nghiệp. Ở khu vực này năm 2004 chiếm tới 19,6 % đầu tư toàn xã hội và đến năm 2006 thì vốn đầu tư của những doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã là 132 nghìn tỷ đồng gấp 2 lần đầu tư nước ngoài và chiếm 34% tổng đầu tư xã hội, tạo gần 50% GDP của cả nước. Cũng trong những năm 2006, 2007 đã có rất nhiều dự án đầu tư của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được phê duyệt và theo thống kê của tổng cục thống kê thì khu vực này đã đầu tư là 187,8 nghìn tỷ đồng chiếm 40,7% tổng đầu tư toàn xã hội . Tổng vốn đầu tư của nhà nước năm 2007 cũng đạt mức khá cao là 200 nghìn tỷ đồng, chiếm 43,3% tổng vốn và tăng 8,1%. Trong vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gốm cả vốn sự án và chương trình mục tiêu) ước tính thực hiện 97 nghìn tỷ đồng bằng 101,6% kế hoạch năm 2007. Vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức khác cũng đã đạt 62,7 nghìn tỷ. Ngoài nguồn vốn thu hút từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và nguồn vốn đầu tư phát triển của nhà nước hoạt động đầu tư còn được lấy từ các quỹ tín dụng. Năm 2000 tín dụng cho toàn bộ nền kinh tế là 156 nghìn tỷ đồng chiếm 35%GDP và đến năm 2004 là 420 nghìn tỷ đồng chiếm 59%GDP. Trong năm 2007 vốn tín dụng phát triển của nhà nước ước tính đạt 40,3 nghìn tỷ đồng , đạt kế hoạch đề ra trong năm.(www.gso.gov.vn) Theo thống kê ở Việt Nam từ năm 1990 - 2007 hộ gia đình tíết kiệm được 10,3% và đầu tư 4,2%, thặng dư 6,1%. Từ đó ta thấy nguồn vốn trong dân của chúng ta cũng đóng vai trò rất quan trọng. Năm 2004 nguồn vốn trong dân cư đạt 69,5 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, chính phủ còn thực hiện phát hành trái phiếu chính phủ với dự tính số lượng phát hành là 110 nghìn tỷ đồng từ năm 2004 - 2010. Chính phủ còn phát hành cả trái phiếu chính phủ ra nước ngoài và thí điểm của nó là năm 2005 chính phủ đã phát hành 750 triệu USD trái phiếu chính phủ. Lượng trái phiếu chính phủ đó đã được công ty đóng tầu VINASHIN vay lại nhằm phục vụ công cuộc phát triển của mình. Từ thành công ban đầu của việc phát hành trái phiếu chính phủ ra nước ngoài này nhà nước đã ra quyết định sẽ có những đợt phát hành tiếp trái trái phiếu chỉnh phủ ra nước ngoài.( www.vnn.vn ) Nguồn vốn ngân sách nhà nước và tín dụng đã được nhà nước đưa vào đầu tư các dự án, công trình trọng điểm, các chương trình quốc gia để đảm bảo tiến độ thi công và nhanh chóng đưa và sử dụng tránh lãng phí nguồn lực. Ngoài ra, nguồn vốn này còn được sử dụng để thực hiện các chính sách xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ cho các tỉnh khó khăn. Nguồn vốn này có tác dụng rất to lơn cho công cuộc phát triển đất nước và thực hiện giảm bớt bất bình đẳng do quá trình phát triển kinh tế gây ra. 2.1.2 Đầu tư nước ngoài. Việt Nam là một nước có vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế cộng với việc chính trị Việt Nam khá ổn định. Do đó rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài chú ý đến việc đầu tư vào Việt Nam và đặc biệt là sau khi chúng ta gia nhập tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới WTO vào năm 2007 thì lượng vốn đầu tư tăng lên càng mạnh mẽ hơn. Năm 2004 tổng số vốn đầu tư 4,1 tỷ USD , trong đó 2,3 tỷ USD vốn đăng ký mới và 1,8 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài còn tiếp tục tăng, đến năm 2005 vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài lên 5,72 tỷ USD, năm 2006 là 10 tỷ USD, năm 2007 là 20,3 tỷ USD, khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế ước tính đạt 461,9 nghìn tỷ đồng, bằng 40,4% tổng sản phẩm trong nước và tăng 15,8% so với năm 2006. Năm 2008 là một năm tăng cực kỳ nhanh dự tính năm nay tổng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là 50 tỷ USD. Theo tổng cục thống kê năm 2007 lượng kiều hối về nước tăng đột biến lên hơn 5 tỷ USD đứng thứ 7 thế giới. Năm 2008 lượng kiều hối được dự đoán sẽ tăng mạnh hơn. Trong 6 tháng đầu năm lượng kiều hối đổ về nước là 730 triệu USD tăng 25% so với cùng kỳ và tăng 15% so với kế hoạch. Ngoài lượng tiền do kiều hối ra còn có lượng tiên do khách du lịch mang tới, năm 2007 có hơn 4 triệu lượt khách đến Việt Nam. Vốn ODA đổ về Việt Nam cũng là một lượng rất lớn. Năm 2006 là 4,45 tỷ USD, năm 2007 là 5,4 tỷ USD, theo báo cáo của bộ kế hoạch và đầu tư tài trợ vốn ODA năm 2008 đạt trên 1,281 tỷ USD trong đó vốn vay đạt 1,216 tỷ và vốn viện trợ đạt 65 triệu USD và theo sự báo nguồn vốn này sẽ khả quan hơn trong những tháng cuối năm. Đáng chú ý là bên cạnh nguồn vốn đầu tư của các dự án mới thì còn có sự bổ xung của các dự án cũ của những năm trước. Nguồn vốn này đã giúp chúng ta rất nhiều trong việc điều hành sản xuất, cải thiện môi trường đầu tư, xoá đói giảm nghèo... Tuy nhiên chúng ta đang phát triển mạnh và sẽ dần mất đi khoản tiền từ nguồn vốn ODA này. Sau 20 năm thực hiện chính sách mở cửa, nguồn vốn FDI đã góp phần bổ xung vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, tăng cường tiềm lực khai thác và nâng cao hiệu quả sự dụng các nguồn lực trong nước như thuỷ điện, dầu mỏ.... Theo bộ kế hoạch và đầu tư năm 2007 cả nước đã thu hút được hơn 9.500 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỉ USD (gồm cả vốn cấp mới và vốn tăng thêm). Trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động hoặc giải thể trước thời hạn, hiện còn khoảng 8.590 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 83,1 tỉ USD. Trong số này, đã có khoảng 50% số dự án triển khai góp vốn thực hiện đạt hơn 43 tỉ USD, chiếm 52,3% tổng vốn đăng ký. Hiện khu vực có vốn ĐTNN đã đóng góp trên 17% GDP, chiếm 16% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, đạt giá trị doanh thu trong 2 năm 2006-2007: 69 tỉ USD, trong đó giá trị XK (trừ dầu thô) đạt 28,6 tỉ USD, chiếm 41% tổng doanh thu. Với cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài thường tập trung vào các nghành công nghiệp dịch vụ và xây dựng. Các dự án đầu tư chủ yếu tập trung vào các tỉnh thành phía nam như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh trọng điểm phát triển ở phía bắc là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. 2.2 Những vấn đề còn tồn tại. Do nhà nước chúng ta mới bước vào nền kinh tế thị trường nên luật về đầu tư còn chưa được hoàn chỉnh. Thủ tục đăng ký còn rườm rà, mất thời gian. Chính vì thế đã làm cho các doanh nghiệp ngại trong việc đầu tư, đồng thời khi có thể đầu tư thì doanh nghiệp còn có thể bị mất cơ hội do thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư quá dài dòng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng bị ảnh hưởng bởi thủ tục hành chính này, số lượng các nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm do quá trình xin giấy phép đầu tư tại Việt Nam tương đối rắc rối. Việc sử dụng vốn đầu tư ở Việt Nam còn kém hiệu quả dẫn tới lãng phí nguồn vốn và còn ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn viện trợ vốn ODA. Hiện nay Việt Nam để có tăng trưởng 1% GDP cần đến 4,86% vốn, đấy là một tỷ lệ rất là cao. Như ta đã thấy để có một tốc độ phát triển cao cần phải có một lượng vốn lớn nên khi chúng ta ngày cang phát triển thì càng cần một lượng vốn rất lớn. Việc tăng trưởng dựa vào vốn là không tốt cho việc phát triển lâu dài. Ngoài ra, việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất ở Việt Nam còn yếu kém nên dẫn đến việc tăng hiệu quả sử dụng vốn càng thêm khó đặc biệt cho các công ty trong nước còn các công ty nước ngoài thì khi đầu tư vào họ sẽ mang công nghệ mới đến nên năng suất rất cao. Ngoài ra nguồn vốn của Việt Nam còn được sử dụng quá nhiều vào bất động sản, đầu tư vào vàng những hoạt động không tạo ra thêm của cải cho xã hội. Qua những số liệu ở trên ta thấy Việt Nam đang đi trên con đường phát triển của mình. Và chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên con đường để chúng ta trở thành một nước công nghiệp còn rất chông gai. Tiêu biểu là sự cắt giảm dần nguồn vốn ODA và trong tương lai Việt Nam sẽ không còn được viện trợ ODA nữa. Nhưng bù vào đó là Việt Nam đang càng ngày càng thu hút một lượng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài ngày càng lớn. Với phương châm sử dụng vốn của Việt Nam là n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDựa vào các lý thuyết kinh tế về đầu tư, giải thích vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế.doc
Tài liệu liên quan