Trên cơ sở phân tích và dự tính những dòng vận động của nền kinh tế thế giới trong thời gian gần đây, bản báo cáo của Bộ Tài chính cũng đưa ra 4 khó khăn dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ gặp phải trong năm tới, từ tác động của thế giới.
Thứ nhất:
mặc dù chưa hội nhập nhiều với kinh tế thế giới, song với đặc thù phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài, nên việc kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi là điều kiện thuận lợi cho kinh tế Việt Nam.
Bộ Tài chính dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2010 sẽ cao hơn năm 2009, song do sự phục hồi của kinh tế thế giới vẫn còn chậm và tiềm ẩn nhiều rủi ro nên xuất khẩu khó có mức tăng cao. Hơn nữa, những khó khăn trong xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp, gia công, sản phảm thô, giá trị chế biến thấp nên khó tăng mạnh về kim ngạch; lạm phát ở các nước có khả năng cao cũng là những trở ngại cho xuất khẩu và cuối cùng là do cầu tiêu dùng thế giới còn thấp.
Thứ hai:
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tăng dần, tuy nhiên việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng vẫn còn hạn chế do các công ty lớn đang trong thời kỳ hồi phục, cần nhiều vốn cho phát triển.
Thứ ba:
Bộ Tài chính nhận định, do thực hiện gói kích thích kinh tế ở các nước, một lượng tiền lớn được đổ vào nền kinh tế, thâm hụt ngân sách tăng làm cho nguy cơ tăng lạm phát, giá cả sản phẩm, nguyên liệu, nhiên liệu tăng cao sẽ tác động lớn tới những ngành sản xuất của Việt Nam đang phụ thuộc vào nguyên liệu, thành phẩm nhập khẩu ở nước ngoài.
23 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4632 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dùng mô hình IS-LM để phân tích chính sách tiền tệ của Việt Nam trong thời gian vừa qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụng đáp ứng vốn cho hoạt động kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy thị trường tiền tệ, thị trường vốn theo những quỹ đạo đã định, kiểm soát hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, cùng với việc xác định tỷ giá hối đoái hợp lý nhằm ổn định và thúc đẩy kinh tế đối ngoại, hướng tới mục tiêu cuối cùng là ổn định tiền tệ, giữ vững sức mua của đồng tiền, ổn định giá cả hàng hoá.
Nội dung quan trọng nhất của chính sách tiền tệ là việc cung ứng tiền cho nền kinh tế. Việc cung ứng tiền có thể thông qua con đường tín dụng, cũng có thể thông qua hoạt động của thị trường mở (mua bán giấy tờ có giá), thị trường hối đoái (mua bán ngoại tệ) và để điều tiết mức tiền cung ứng, Ngân hàng trung ương các nước sử dụng các công cụ khác nhau như lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc…
Chính vì thế mà chính sách tiền tệ tác động đến nền kinh tế là một điều hiển nhiên, bởi nó được sinh ra là để điều tiết tiền tệ, mà sự vận động của tiền tệ trong nền kinh tế lại như máu lưu thông trong cơ thể con người. Không khó khăn nếu muốn chứng minh về vấn đề này, nhất là trong giai đoạn gần đây - chính phản ứng của thị trường đối với những thay đổi của chính sách tiền tệ sẽ là biểu hiện rõ nhất về những tác động của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế. Những thông tin hàng ngày, hàng giờ về sự suy giảm và khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu từ “đại dịch” về cho vay bất động sản ở Mỹ là minh chứng rõ nhất cho thấy những tác động từ chính sách tiền tệ không chỉ mang lại sự tăng trưởng kinh tế mà còn có thể mang lại hiểm họa cho cả thế giới. Tình hình kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây cũng đang có những dấu hiệu bất ổn, ngoài những nguyên nhân khách quan, chủ quan; trong nước, ngoài nước thì trong đó, chính sách tiền tệ cũng đóng một vai trò không kém phần quan trọng.
Những công cụ của chính sách tiền tệ
Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các Ngân hàng thương mại. Khi cấp 1 khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ.
Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toan (cho vay) của các Ngân hàng thương mại.
Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ.
Công cụ lãi suất tín dụng: đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất. Nó là 1 công cụ rất lợi hại. Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương chính sách và giải pháp cụ thể của Ngân hàng Trung ương nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định.
Công cụ hạn mức tín dụng: là 1 công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của Ngân hàng Trung ương để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương buộc các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.
Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiên quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiện tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn dầu tư, dự trữ của đất nước. Về thực chất tỷ giá không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông. Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ.
Chính sách tiền tệ của Việt Nam trong những năm gần đây.
Những năm gần đây, cùng với việc Nước ta mở cửa thị trường bằng việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và đương đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới, kinh tế nước ta đã có những thay đổi rõ nét để theo kịp với xu hướng của thế giới, giữ vững sự ổn định của kinh tế trong nước.
Chính sách tiền tệ của Việt Nam năm 2007
Sau 11 năm kể từ tháng 1-1995 tới 7-11-2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO . Nó mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển cũng như những thách thức về kinh tế.
Năm 2007, với việc trở thành thành viên chính thức của WTO thì vị trí và vai trò của VND trên thị trường thế giới phải có những thay đổi căn bản mới có thể hội nhập với kinh tế quốc tế một cách có hiệu quả. Đặc biệt là việc VND phải nhanh chóng trở thành một trong những đồng tiền tự do chuyển đổi để tham gia vào thanh toán quốc tế.
Những thuận lợi về xuất khẩu mà Việt Nam nhận được từ việc gia nhập WTO:
- Hiệp định đa sợi MFA qui định bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu bằng số lượng đối với hàng dệt may.
- WTO qui định bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu bằng số lượng thay thế bằng thuế đối với sản phẩm gạo.
- WTO qui định mức thuế thấp đối với sản phẩm sử dụng nhiều lao động.
Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng trong kinh doanh giữa các thành phần kinh tế. Khi gia nhập vào WTO và cam kết thực hiện các nguyên tắc tự do hóa thương mại giữa các thành phần kinh tế, giữa trong nước và nước ngoài, Việt Nam sẽ phải cải cách mạnh hơn các luật lệ sao cho phù hợp với thông lệ chung của quốc tế. Qua đó, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và thông thoáng cho mọi thành phần kinh tế.
- Nền kinh tế Việt Nam sẽ ít bị tổn thương hoặc bị tấn công bởi những hành vi bảo hộ mậu dịch hoặc trừng phạt kinh tế của các quốc gia khác trong trường hợp có tranh chấp kinh tế, thương mại hay những lý do chính trị nào đó, thị trường cho hàng hóa của Việt Nam sẽ được mở rộng và ổn định hơn. Và do vậy, lợi ích từ thương mại quốc tế của chúng ta sẽ tăng.
- Tự do hóa giá cả nông sản sẽ có lợi cho các quốc gia sản xuất nông nghiệp. Bảo hộ giá nông sản của các quốc gia phát triển giảm xuống sẽ mở rộng hơn nữa thị trường nông sản của Việt Nam.
- Chi phí kinh doanh sẽ giảm vì hiện tại lĩnh vực dịch vụ là khu vực được Nhà nước bảo hộ nhiều nhất. Hậu quả là năng lực cạnh tranh và chất lượng dịch vụ kém và giá cao. Khi gia nhập vào WTO, độc quyền của những ngành này sẽ phải bãi bỏ, buộc các doanh nghiệp này phải cải cách, cắt giảm chi phí, nâng cao chất lượng và hạ giá dịch vụ, hiệu quả cho toàn nền kinh tế sẽ lớn hơn.
- Với hiệp định những biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại (TRIMS) đã tạo thêm sự đảm bảo quốc tế, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Để kiềm chế lạm phát đồng thời ổn định thị trường ngoại hối trong nước. NHNN đã có các giải pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng phương tiện thanh toán thông qua 2 biện pháp chủ yếu là rút tiền từ lưu thông về và giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng, giữ ổn định lãi suất và tỷ giá hối đoái... thông qua các biện pháp là: tăng cường bán tín phiếu NHNN thông qua nghiệp vụ thị trường mở, Việc rút từ lưu thông về còn được thực hiện bằng cách tung tiền VND để mua ngoại tệ chủ yếu vẫn là USD; thậm chí tiền đồng này được lấy từ nguồn “phát hành”
Một biện pháp bình ổn giá cả hạn chế lạm phát của nhà nước được nhiều người chú ý đến đó là giải pháp “kiểm soát giá niêm yết”. Kiểm soát giá niêm yết có nghĩa là sử dụng “quyền” của Nhà nước để điều hành giá cả. Biện pháp này cho phép nhà nước quản lí giá của một số mặt hàng có tính chiến lược như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, than, điện...
Tác động của những chính sách tiền tệ tới thị trường:
IS1
i
LM1
IS
LM
C
i2
B
i1
CM
i* = i0
A
Y2
Y1
Y0
Y
Giả sử ban đầu nền kinh tế Việt Nam đạt trạng thái cân bằng trong ngắn hạn tại điểm A ( Y0 ; i0 = i*)
Khi các chính sách thương mại của WTO thực hiện tại Việt Nam thì Xuất khẩu và đầu tư từ nước ngoài vào nước ta tăng.
Khi đó: X↑ , I↑ => AD↑ => đường IS sẽ dịch chuyển song song sang bên phải.
Xác định điểm cân bằng mới tại B ( Y1 ; i1 )
Tại B : Y1 > Y0 ; i1 > i0
Nền kinh tế tăng trưởng nóng .
Khả năng lạm phát tăng cao.
Vậy để kiềm chế lạm phát , kiềm chế nền kinh tế tăng trưởng quá nóng và ổn định thị trường ngoại hối. Nhà nước đã sử dụng chính sách tiền tệ là: rút tiền từ lưu thông về, giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng, giữ ổn định lãi suất và tỷ giá hối đoái và kiểm soát giá niêm yết của một số mặt hàng thiết yếu.
Việc rút tiền từ lưu thông về -> MS↓ -> đường LM dịch chuyển sang bên trái -> điểm cân bằng dịch chuyển từ điểm B -> C ( Y3 ; i3 )
Tại C: Y3 i2
Kiềm chế được tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Chính sách tiền tệ của Việt Nam năm 2008
Đây là năm mà nền kinh tế thế giới có những biến động nhất từ sau đại chiến thế giới lần thứ 2. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra đầu tiên ở Mỹ bắt đầu từ những tháng cuối năm 2007 và thực sự bùng nổ vào năm 2008.
Một số tác động của cuộc khủng hoảng tới thị trường thế giới :
9 tháng đầu năm 2008 chứng kiến các cơn sốt dầu, lương thực, và lạm phát làm khuynh đảo nền kinh tế toàn cầu. Đặc biệt là giá dầu, từ mức 90 đôla một thùng vào đầu năm đã leo lên trên 100 đôla vào 20/2 và lập kỷ lục trên 147 đôla một thùng vào 11/7.
Dầu leo thang kéo giá hàng hóa cơ bản và lương thực lên theo. Trong đó, vàng lập kỷ lục trên 1.000 đôla một ounce vào 17/3. Còn giá lương thực đắt đỏ lại tạo ra căng thẳng thực sự tại nhiều nơi, thậm chí cả các quốc gia xuất khẩu lương thực. Nạn lạm phát từ đó cũng xảy ra tràn lan tại nhiều quốc gia.
Những bất ổn trên thị trường bất động sản và tài chính Mỹ trong năm 2008 đã biến thành cơn bão tàn phá kinh tế và tài chính toàn cầu. Khủng hoảng tài chính đã nhanh chóng tác động vào các ngành sản xuất, xuất khẩu và dịch vụ. Do giá cả trên thị trường thế giới tăng mạnh từ đó kéo theo giá của các mặt hàng trong nước cũng tăng theo. Việt Nam đứng trước nguy cơ tỷ lệ lạm phát tăng cao.
Hai quý đầu của năm 2008, cùng với những bất ổn trên thị trường tài chính thế giới, tình hình kinh tế trong nước cũng diễn biến hết sức phức tạp. Giá cả tăng cao, cộng với sự dồn tích khá lâu về lượng tiền thừa đã làm cho thị trường hàng hoá Việt Nam có hiện tượng “bốc hoả” về giá.. So với tháng 12 năm 2007, giá tiêu dùng tăng 17,18%, mức cao nhất so với nhiều năm trở lại đây. Trong đó đáng quan tâm nhất là hai nhóm hàng lương thực và thực phẩm: lương thực tăng 59,44%, thực phẩm tăng 21,83%, đã góp phần đẩy chỉ số lạm phát bình quân 6 tháng đầu năm lên mức 2,86%/tháng. Đến cuối tháng 6, chỉ số lạm phát tuy có tăng chậm lại nhưng vẫn ở mức cao nhất so với tháng 6 của nhiều năm trước (2,14%).
Trước sự tăng giá cao, Ngân hàng Nước đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, ba công cụ: lãi suất, dự trữ bắt buộc và thị trường mở được sử dụng đồng thời cùng với những quy định siết chặt thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản… đã tác động mạnh đến thị trường. Và phản ứng của thị trường cũng thật mạnh mẽ: các hoạt động cho vay gần như co cụm lại, lãi suất tăng vọt, luồng tiền gửi trở lên bất ổn, thị trường bất động sản đang ở trong cơn sốt bỗng đóng băng và trở lên lạnh giá, thị trường vàng như con ngựa bất kham, giá cả hàng hoá thì tăng vọt… Chính sách tiền tệ bộc lộ thật rõ sức mạnh của nó.
Những dấu mốc đáng ghi nhớ trong việc sử dụng các công cụ để điều hành chính sách tiền tệ vào những tháng đầu năm 2008:
- Ngày 16/01/2008, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 1%. (Quyết định 187/QĐ-NHNN).
- Ngày 30/01/2008, điều chỉnh tăng các loại lãi suất: Lãi suất cơ bản tăng 0,5%, tái cấp vốn tăng 1,0%, lãi suất chiết khấu tăng 1,5% (Quyết định 305/QĐ-NHNN).
- Ngày 13/2/2008, thông báo về việc phát hành tín phiếu bắt buộc, thực hiện vào ngày 17/3, với tổng giá trị tín phiếu phát hành là 20.300 tỷ đồng, kỳ hạn là 364 ngày, lãi suất là 7,8%/năm (Quyết định 346/QĐ-NHNN).
Cả ba giải pháp trên đều hướng tới mục tiêu rút bớt tiền trong lưu thông về. Các giải pháp sau đó cũng không kém phần quyết liệt. Theo Quyết định 305/QĐ-NHNN ngày 30/01/2008, lãi suất cơ bản sau 25 tháng giữ ổn định ở mức 8,25%/năm tăng lên 0,5%/năm, chuyển sang mức 8,75%/năm. Sau hơn 3 tháng thực hiện, đến 19/5/2008, lãi suất cơ bản vọt lên 12%/năm và chưa đầy 1 tháng sau, ngày 11/6/2008, Quyết định 1317/QĐ-NHNN đã nâng thêm 2% đưa lãi suất cơ bản lên mức 14%/năm.
Trong khi đó, không thể không nói tới chính sách tài khoá
Mô hình IS-LM:
i
LM1
IS
LM
IS1
CM
i* =
A
i0
C
B
i1
Y0
Y2
Y1
0
Y
Giả sử ban đầu nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng trong ngắn hạn tại A( Y0;i0 = i* )
Do tác động của kinh tế thế giới khiến lạm phát trong nước tăng →giá hàng hóa tăng →AD↓ →đường IS dịch chuển sang trái.
Lúc này điểm cân bằng sẽ dịch chuyển từ A → B ( Y1;i1 )
Tại điểm B ta có: Y giảm từ Y0 → Y1
i giảm từ i0 → i1 => tư bản bị chảy ra -> cầu ngoại tệ tăng -> e giảm.
Mục tiêu của chính sách tiền tệ bây giờ là tăng lãi suất và ổn định tỉ giá hối đoái.
Chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ chặt: tăng lãi suất
Ta có i↑ → MS↓ → đường LM dịch chuyển sang trái từ LM → LM1
Lúc này điểm cân bằng thay đổi từ B ( Y1;i1 ) sang C ( Y2;i0 = i* )
Với: Y2 < Y1 ; i1 < i0
ổn định được lãi suất.
Chính sách tiền tệ Việt Nam năm 2009
Năm 2009 nền kinh tế nước ta chịu tác động trực tiếp của khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra từ cuối năm 2007. Việt Nam đứng trước nguy cơ suy thoái về nền kinh tế do ảnh hưởng của kinh tế thế giới. Vì vậy nhà nước ta phải có những chính sách về kinh tế để ổn định nền kinh tế trong nước tránh suy thoái.
Những biến động của thị trường kinh tế thế giới năm 2009
Thị trường vàng : Khởi động năm 2009 với mức giá khoảng 880 USD/oz, giá vàng giao ngay thị trường thế giới đến ngày 23/12 đóng cửa ở mức gần 1.090 USD/oz, tăng xấp xỉ 24%. Mức đỉnh cao lịch sử của giá vàng giao ngay đóng cửa tại thị trường New York hiện là mức 1.215,8 USD/oz thiết lập vào ngày 2/12/2009. Mức giá này đã bỏ xa kỷ lục đóng cửa 1.002,8 USD/oz của năm 2008.
Dưới tác động của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước cũng liên tục khiến thị trường đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Theo giới kinh doanh vàng, 2009 là một năm tăng giá nhanh và mạnh chưa từng có của vàng trong nước. Ngày lịch sử của thị trường vàng trong nước năm nay là 11/11, khi giá vàng lần lượt chinh phục các mốc giá 27, 28, rồi 29 triệu đồng/lượng chỉ trong vòng có vài giờ đồng hồ buổi sáng. Đỉnh cao mọi thời đại của giá vàng trong nước hiện là mốc 29,3 triệu đồng/lượng.
Đầu năm nay, giá vàng trong nước đứng ở mức gần 18 triệu đồng/lượng. Tính tới ngày 24/12, khi giá vàng ở mức 26,5 triệu đồng/lượng, thì giá vàng trong nước đã tăng 8,5 triệu đồng/lượng, tương đương 47%.
Biến động về giá:
Theo số liệu do Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2009 tăng 0,32% so với tháng 12/2008 và tăng 17,48% so với cùng kỳ năm 2008.
Như vậy, CPI đã tăng trở lại sau 3 tháng giảm liên tục, nhưng đây là mức tăng thấp nhất của tháng 1 trong vòng 4 năm qua (tháng 1/2006 tăng 1,2%; tháng 1/2007 tăng 1,05%; tháng 1/2008 tăng 2,38% so với tháng trước).
Kinh tế toàn cầu tiếp tục sụt giảm trong năm 2009, ảnh hưởng đến hầu hết các nền kinh tế, trong đó có Việt Nam, nhất là các lĩnh vực xuất khẩu và đầu tư.
Bản thân nền kinh tế trong nước cũng sẽ gánh chịu những ảnh hưởng lạm phát từ năm 2008, các cân đối vĩ mô chưa ổn định, sức cạnh tranh nền kinh tế thấp.
Vì vậy Nhà nước đã thay đổi những chính sách tiền tệ để phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và thế giới hiện tại.
Nếu như năm 2008 nước ta sử dụng chính sách tiền tệ chặt, thì sang tới năm 2009 để kích thích thị trường đang trở nên nguội lạnh cũng như kích thích tăng trưởng thì nhà nước đã ban hành những chính sách tiền tệ linh hoạt hơn từ thắt chặt tới nới lỏng.
Những tháng đầu năm 2009, Nhà nước vẫn sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt như năm 2008 để kiềm chế lạm phát cũng như hạn chế những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhưng sau đó do nhận thấy nền kinh tế đang trở nên nguội lạnh và có chiều hướng suy giảm Nhà nước đã thay đổi sang chính sách tiền tệ lỏng với những gói kích cầu để kích thích tăng trưởng.
IS1
LM
i
IS
LM1
B
i1
C
A
i* = i0
0
Y0
Y1
Y
2
Giả sử ban đầu nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng trong ngắn hạn tại
A ( Y0;i0 ) do tình hình kinh tế thế giới đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng nên kim nghạch suất khẩu của nước ta giảm so với năm 2008, đồng thời những khoản đầu tư, cho vay từ nước ngoài cũng bị giảm đáng kể.
Lúc này chính phủ sử dụng chính sách tài khóa lỏng -> IS dịch chuyển sang phải.
Xác định điểm cân bằng mới của nền kinh tế B ( Y1 ; i1 )
Tại B : Y1 > Y0 ; i1 > i0
Lãi suất trong nước cao hơn mức lãi suất cân bằng trên thế giới
Để ổn định lãi suất nhà nước sử dụng chính sách tiền tệ lỏng bằng cách sử dụng các gói kích cầu và giảm lãi suất
Đường LM dịch chuyển sang phải
Xác đinh điểm cân bằng trong ngắn hạn mới C ( Y2 ; i2 )
Tại C: Y1 < Y2 ; i2 < i1
Giảm được lãi suất và kích thích tăng trưởng kinh tế
Những chính sách tiền tệ năm 2010.
Trên cơ sở phân tích và dự tính những dòng vận động của nền kinh tế thế giới trong thời gian gần đây, bản báo cáo của Bộ Tài chính cũng đưa ra 4 khó khăn dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ gặp phải trong năm tới, từ tác động của thế giới.
Thứ nhất:
mặc dù chưa hội nhập nhiều với kinh tế thế giới, song với đặc thù phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài, nên việc kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi là điều kiện thuận lợi cho kinh tế Việt Nam.
Bộ Tài chính dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2010 sẽ cao hơn năm 2009, song do sự phục hồi của kinh tế thế giới vẫn còn chậm và tiềm ẩn nhiều rủi ro nên xuất khẩu khó có mức tăng cao. Hơn nữa, những khó khăn trong xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp, gia công, sản phảm thô, giá trị chế biến thấp nên khó tăng mạnh về kim ngạch; lạm phát ở các nước có khả năng cao cũng là những trở ngại cho xuất khẩu và cuối cùng là do cầu tiêu dùng thế giới còn thấp.
Thứ hai:
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tăng dần, tuy nhiên việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng vẫn còn hạn chế do các công ty lớn đang trong thời kỳ hồi phục, cần nhiều vốn cho phát triển.
Thứ ba:
Bộ Tài chính nhận định, do thực hiện gói kích thích kinh tế ở các nước, một lượng tiền lớn được đổ vào nền kinh tế, thâm hụt ngân sách tăng làm cho nguy cơ tăng lạm phát, giá cả sản phẩm, nguyên liệu, nhiên liệu tăng cao sẽ tác động lớn tới những ngành sản xuất của Việt Nam đang phụ thuộc vào nguyên liệu, thành phẩm nhập khẩu ở nước ngoài.
Thứ tư:
Khu vực tiền tệ chưa bền vững, rủi ro cao. Các thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối đã có dấu hiệu phục hồi, song còn chứa đựng nhiều rủi ro, chưa ổn định; thị trường vàng còn biến động nhiều cũng tác không nhỏ tới ổn định tiền tệ và các cân đối vĩ mô của Việt Nam.
Với việc sử dụng những chính sách tiền tệ linh hoạt trong năm 2009. Nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc, hạn chế được khả năng suy thóai kinh tế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Sang tới năm 2010 với mục tiêu vừa thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, vừa kiềm chế lạm phát có thể khiến Việt Nam chấp nhận những thay đổi về chính sách tiền tệ năm 2010.
Ngay từ những tháng cuối năm 2009, những biện pháp điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu cho thấy dấu hiệu chuyển dần từ nới lỏng sang chính sách thắt chặt.
Trong lúc thực hiện mở rộng tín dụng đối với nền kinh tế, phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và định hướng tăng trưởng tín dụng của hệ thống, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các hệ thống tổ chức tín dụng không được hạ thấp các điều kiện cho vay và kiểm soát chặt chẽ vốn cho vay lĩnh vực phi sản xuất. Việc đáp ứng các nhu cầu vốn phục vụ kinh doanh bất động sản, đầu tư chứng khoán hay cho vay tiêu dùng, kinh doanh theo đó sẽ bị kiểm soát chặt chẽ hơn trong thời gian tới.
Điều chỉnh giảm các chỉ tiêu tăng trưởng, từ mức 28,7% tăng tổng phương tiện thanh toán và 37,73% tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế đến cuối năm 2009 xuống chỉ còn 25% trong năm 2010 cho thấy quyết tâm rõ rệt và cụ thể nhất của Ngân hàng Nhà nước.
Dự đoán về lạm phát trong tương lai là một nhân tố quan trọng để đoán hướng của chính sách tiền tệ. Theo tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 đã tăng tới 7,58% so tháng 12.2009, tăng 9,66% so cùng kỳ năm trước và CPI bình quân mười tháng năm nay tăng 8,75% so bình quân mười tháng năm 2009.Yêu cầu đặt ra là phải có những giải pháp hữu hiệu kiểm soát giá cả trong hai tháng còn lại của năm mới có thể hoàn thành mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm nay ở mức 8% của Chính phủ. Giải pháp mà người ta nghĩ đến đầu tiên là thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Một ngân hàng trung ương có nhiều công cụ để thắt chặt tiền tệ như: tăng lãi suất tái chiết khấu, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, bán các chứng từ có giá trị.
Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ qua mô hình IS-LM:
IS1
LM
LM1
i
IS
Y
Giả sử ban đầu nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng tại A ( Y0 ; i0 )
Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa lỏng => đường IS dịch chuyển song song sang phải.
Xác định điểm cân bằng mới trong nền kinh tế tại B ( Y1;i1 )
Tại B có: Y1 i0 => giảm sản lượng
Chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ lỏng để thúc đẩy nền kinh tế
Khi chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ lỏng => đường IS sẽ dịch chuyển song song sang trái
Xác định điểm cân bằng mới tại C ( Y2;i2 )
Tại C : Y2 > Y1 ; i2 > i1
Tăng sản lượng.
Những ưu, khuyết điểm của chính sách tiền tệ thời gian vừa qua và cách khắc phục.
Thời gian vừa qua với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế trong nước và sự biến động của nền kinh tế thế giới. Chính sách tiền tệ góp phần rất quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển và giữ vững sự ổn định của nền kinh tế trong nước trước sự biến động của thị trường thế giới. và qua đó bộ máy quản lí kinh tế nước ta cũng bộc lộ được nhiều điểm mạnh cũng như những thiếu sót trong việc điều hành và quản lí nền kinh tế trong nước.
Những ưu điểm của chính sách tiền tệ thời gian qua.
Thời gian vừa qua, với tình hình biến động không ngừng của nền kinh tế. Chính sách tiền tệ của nước ta đã có khá nhiều thành công trong việc kiềm chế lạm phát, thúc đẩy đầu tư, giữ ổn định nền kinh tế vượt qua cuộc khủng hoảng xảy ra từ cuối năm 2007 tới nay.
Mục tiêu của chính sách tiền tệ theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước : ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân. Trên cơ sở mục tiêu chung đã quy định, trong các năm qua việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN luôn hướng vào việc : ổn định giá trị đồng tiền, góp phần kiềm chế và kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ. Hàng năm, thông qua các công cụ chính sách tiền tệ NHNN điều tiết khối lượng tiền cung ứng phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô đã đề ra. Nếu như trước đây NHNN sử dụng công cụ điều tiết tiền tệ trực tiếp (hạn mức tín dụng), đến nay đã chuyển dần sang sử dụng các công cụ điều tiết tiền tệ gián tiếp (tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc, thị trường mở). Cùng với các công cụ nói trên, thì tỷ giá và lãi suất cũng trở thành công cụ hỗ trợ có hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Qua số liệu bảng 1 cho thấy, tổng phương tiện thanh toán cung ứng cho nền kinh tế phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và chỉ số giá cả qua các năm. Trong điều kiện lạm phát thấp, cung ứng tổng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế tăng nhằm góp phần ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ngược lại khi chỉ số giá cả tăng thì NHNN thực hiện thắt chặt tiền tệ (năm 2008 tổng phương tiện thanh toán cung ứng cho nền kinh tế giảm xuống chỉ còn 17% so với năm 2007).
Thành công lớn nhất của chính sách tiền tệ thời gian qua là việc đẩy lùi nguy cơ suy thoái nền kinh tế do các tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
Sau khi gia nhập WTO tình hình kinh tế nước ta có nhiều thay đổi để bắt kịp với xu hướng phát triển vì vậy chính sách tiền tệ góp phần thúc đẩy quá trình thích ứng của nền kinh tế với những sự thay đổi đó.
Những thiếu sót của chính sách tiền tệ thời gian qua.
Còn chưa được đưa ra kịp thời.
Còn có những thiếu sót trong việc đưa ra các mức lãi suất hiện hành: mức lãi suất hiện nay thường xuyên biến động gây ra tâm lí lo lắng cho nhà đầu tư.
Tỷ lệ tín dụng trung, dài hạn tăng không tương xứng với tốc độ tăng nguồn huy động các loại vốn này.
Việc tái cấp vốn và kiểm soát lượng tiền cung ứng còn chưa được tiến hành một cách hiệu quả.
Còn có nhiều tồn tại trong quy chế dự trữ bắt buộc: việc đưa ra các mức dự trữ bắt buộc còn chưa bắt kịp với xu hướng ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Dự án đưa các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào các chương trình giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011-2015.docx