Trong quá trình giảng dạy môn vật lý 7 phần điện, nhất là 2 bài thực hành: bài 27 và bài 28. Khi tôi chưa có các “sơ đồ lắp ráp với các đồ dùng thiết bị mà phòng thí nghiệm đang có”, tôi thấy học sinh chỉ lắp được một mạch điện mà sách giáo khoa có vẽ hình như H.27.1a, còn sơ đồ H.28.1a mặc dù cũng rất đơn giản nhưng với các thiết bị thực các em rất lúng túng không chỉ ra được điểm M và N trên mạch điện thực. Còn H.28.1b thì thiết bị các em đang có lại không giống làm các em rất lúng túng khi mắc vôn kế song song vào đèn, nhất là chỗ 1 điểm cần nối 3 dây vào. Một giờ thực hành (45 phút) các em phải mắc 6 đến 7 mạch điện, đọc và tìm ra các mối quan hệ giữa các con số. Đối với các em học sinh lớp 7 chưa vững chắc khái niệm nối tiếp và song song quả là khó. Các em thường vướng mắc ở bài 27 ở chỗ đo I2 và I3 và đo U12; U23; U13 còn bài 28 ở chỗ: đo UMN và I2; I chính. Nguyên nhân là học sinh không biết mắc theo sơ đồ nào. Trong sách giáo khoa, trong tài liệu hướng dẫn sử dụng bộ dụng cụ thí nghiệm và cả giáo viên hướng dẫn cũng nói “tương tự” sẽ đo được các đại lượng cần đo- làm học sinh lúng túng. Trong một lớp học chỉ có các học sinh giỏi hoặc khá biết tự vẽ lại sơ đồ và mắc mạch nhưng rất chậm và không tự tin. Thường đến lúc này lớp học ồn, nhóm nào cũng cần giáo viên trợ giúp. Nhưng giáo viên mắc mạch điện cho nhóm này thì nhóm khác có ý chờ giáo viên không tự lực làm. Nếu tự làm cũng không biết đúng hay sai. Khi viết báo cáo các em thường chép số liệu của nhau. Trong nhóm thực hành nếu có 1 em giám làm thì làm từ đầu đến cuối còn các em khác nói là quan sát cũng không biết là đúng hay sai. Giáo viên rất vất vả nhưng giờ học hiệu quả không cao.
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5550 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dùng sơ đồ lắp ráp để dạy các bài thực hành phần điện – vật lý lớp 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần thứ nhất
nhận thức cũ và tình trạng cũ
a) Các giờ thực hành đã làm:
Đa số giáo viên còn rất ngại bố trí giờ thực hành, phương pháp thực hành còn rất đơn giản, thường làm cho qua chuyện. Không quản lý điều khiển được học sinh nên giáo viên thường làm luôn cho các em quan sát là xong. Về phía học sinh khi làm thí nghiệm thực hành còn rất nhiều lúng túng. Từ lý thuyết áp dụng ra thực tế còn chưa tự tin. Trong phần điện thì từ sơ đồ mạch điện chưa lắp ráp được các đồ dùng thực, chưa có phương pháp trình bày được nội dung của một bài thí nghiệm thực hành; cách ghi kết quả, cách viết báo cáo nên các em chỉ làm chiếu lệ. Đặc biệt chưa có kỹ năng gì về đọc tài liệu làm thí nghiệm nên kết quả làm chưa cao.
b) Điều tra khảo sát trước khi thực hiện đề tài:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi tiến hành điều tra khảo sát với 160 học sinh lớp 7 trường THCS Diễn Kỷ- Diễn Châu- Nghệ An về hứng thú học môn vật lý và làm thí nghiệm thực hành vật lý của các em vào tháng 9/2004. Tôi điều tra bằng phương pháp trắc nghiệm với những câu hỏi sau (khoanh tròn vào ý cuả em):
1- Em có thích làm thí nghiệm thực hành vật lý không ?
a/ Rất thích b/ Bình thường c/ Không thích
2- Khi được làm thí nghiệm thực hành em có nắm được các bước của bài thí nghiệm thực hành không ?
a/ Có b/ Có nhưng lộn xộn c/ Không
3- Em có biết sử dụng những dụng cụ thiết bị của bài thí nghiệm thực hành sẽ làm không ?
a/ Có b/ Có nhưng còn nhiều lúng túng c/ Không
4- Sau mỗi bài thí nghiệm thực hành em có biết viết báo cáo không ?
a/ Có b/ Biết nhưng không đầy đủ c/ Không
5- Sau mỗi giờ thí nghiệm thực hành có giúp em nắm chắc và hiểu sâu kiến thức mình đã học không ?
a/ Có b/ Bình thường c/ Không
6- Thí nghiệm thực hành vật lý có giúp gì em trong cuộc sống không?
a/ Giúp nhiều b/ Có nhưng không nhiều c/ Không
Kết quả thu được như sau
Trả lời câu hỏi
Tổng số học sinh
Trả lời câu a
Trả lời câu b
Trả lời câu c
Số HS
%
Số HS
%
Số HS
%
1
160
60
37,5
52
32,5
48
30
2
160
48
30
56
35
56
35
3
160
50
31,25
60
37,5
50
31,25
4
160
52
32,5
64
40
44
27,5
5
160
56
35
52
32,5
52
32,5
6
160
60
37,5
48
30
52
32,5
* Qua kết quả thu được của bài điều tra trắc nghiệm ta thấy các em:
- Chưa thực sự có hứng thú làm thí nghiệm thực hành.
- Chưa có phương pháp làm thí nghiệm thực hành.
- Còn ít quan tâm tới dụng cụ thí nghiệm.
- Thời gian làm thí nghiệm thực hành còn quá ít.
- Dụng cụ thực hành hay hỏng, không chính xác.
- Thí nghiệm thực hành chưa đi sâu vào tiềm thức của các em.
- Khi viết báo cáo còn nhiều lúng túng.
Từ những nguyên nhân trên dẫn đến học sinh chỉ làm thí nghiệm thực hành chiếu lệ cho qua chuyện, các em chưa nghĩ được rằng nếu mình biết làm thí nghiệm thực hành và làm thực hành có chất lượng sẽ giúp bản thân củng cố nhớ lâu các kiến thức cơ bản. Mặt khác chính các kiến thức cơ bản của vật lý có rất nhiều ứng dụng trong thực tế đời sống.
Phần thứ hai
Nhận thức mới và giải pháp mới
1) Nhận thức mới:
* “Học phải đi đôi với hành” đó là lời dạy của Bác Hồ kính yêu đối với thế hệ trẻ của chúng ta. Phải biết vận dụng lý thuyết vào thực tế nếu không lý thuyết đó sẽ trở thành lý thuyết suông và không có ý nghĩa.
Vật lý là bộ môn khoa học thực nghiệm có nhiều thành tựu áp dụng khoa học kỹ thuật. Vì thế dạy vật lý không chỉ là truyền thụ kiến thức lý thuyết đơn thuần, mà còn phải rèn cho học sinh những kỹ năng cơ bản cần thiết, giúp cho các em nắm chắc kiến thức cơ bản, có khả năng thực hành, vận dụng vào những trường hợp cụ thể, không những trong thời gian ở nhà trường THCS mà còn là nền tảng giúp các em học tiếp lên. Mặt khác nó còn tạo điều kiện cho các em dễ dàng tham gia vào cuộc sống lao động sản xuất và kỹ thuật hiện đại sau này.
Dạy vật lý gắn liền với thí nghiệm là một yêu cầu hết sức cần thiết song hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm thực hành cũng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng giúp cho học sinh học tập và phát triển toàn diện. Đó là vấn đề mà tôi đề cập dưới đây.
* Mục đích cơ bản của đề tài là: làm thế nào để học sinh có thể làm thí nghiệm thực hành có chất lượng dưới sự hướng dẫn của thầy.
* Thí nghiệm thực hành là: loại thí nghiệm được tiến hành sau khi học sinh đã học xong một loại đề tài nào đó vì thế loại thí nghiệm này có tác dụng rất lớn trong việc giúp các em ôn tập, đào sâu suy nghĩ, khái quát hoá. Những thí nghiệm thực hành học sinh được trực tiếp tiếp xúc với dụng cụ thí nghiệm, độc lập thực hiện kế hoạch và thu kết quả.
* Hình thức tổ chức: Thí nghiệm thực hành được bố trí trong một tiết học. Học sinh được chia thành các nhóm từ 6 đến 7 em (có 1 nhóm trưởng và 1 thư ký).
2) Giải pháp mới:
a. Chuẩn bị dụng cụ tài liệu:
Đây là vấn đề đầu tiên đảm bảo cho sự thành công của các bài thí nghiệm thực hành.
* Kiểm tra độ chính xác của các dụng cụ thiết bị như chỉnh lại Am pe kế và Vôn kế cho kim chỉ về số 0; các dây nối không đứt ngầm; Các chỗ tiếp xúc tốt. Bổ sung các bóng đèn đã hỏng.
* Vẽ sẵn các sơ đồ lắp ráp với các đồ dùng thiết bị mà phòng thí nghiệm đang có.
H.27.1 Nguồn nối tiếp khoá am pe kế và Đ1 nối tiếp Đ2. I1 = ?
H.27.2 Như H1 nhưng am pe kế ở vị trí 2 I2 = ?
H.27.3 như hình 1 nhưng am pe kế ở vị trí 3 I3 = ?
H.27.4 nguồn, am pe kế; Đ1 nối tiếp Đ2; khoá; V // Đ1 Đo U1 2 =
H27.5: Như hình 4 chỉ khác V // Đ2 Đo U2 3 =
H.27.6: Như H4 chỉ khác V mắc vào điểm 1,3 Đo U1 3 =
(Trên đây là 6 hình lắp ráp cho bài 27- vật lý 7)
H.28.1 Nguồn; khoá; Đ1 // Đ2
H.28.2 Như H.28.1 thêm V //Đ1 // Đ2 U1 2 =
H.28.3 Như H.28.1 thêm V // Đ2 U 3 4 =
H.28.4 Như H.28.1 thêm V // nguồn UM N =
H.28.5 Như H1 có A nối tiếp Đ1 I1 =
H.28.6 như H1 có A nối tiếp Đ2 I2 =
H.28.7 Như H1 có A mắc ở mạch chính I = ?
(Giáo viên tự vẽ- Đây là sáng kiến của tôi khi dạy bài 27 + 28 lý 7)
* Hướng dẫn học sinh đọc tài liệu để làm thí nghiệm thực hành:
Đây chính là lúc học sinh sử dụng phương pháp: sử dụng sách giáo khoa vào thí nghiệm thực hành. Qua bảng hướng dẫn học sinh nắm được phương pháp lắp ráp và bắt đầu có thể tiến hành thí nghiệm. Tiếp theo ta có thể đưa cho học sinh câu hỏi định hướng như sau:
- Mục đích của thí nghiệm là gì ?
- Dựa trên kiến thức nào đã biết để đạt mục đích đó.
- Hãy dự đoán kết quả thí nghiệm của thí nghiệm thực hành sẽ làm.
* Lập kế hoạch:
Ta cần quan sát gì ? Và đo đại lượng nào ?
Dụng cụ cần sử dụng ở đây là gì ? Tạc dụng và cách sử dụng từng cái ? Thứ tự lắp rắp dụng cụ ra sao ?
Vẽ sơ đồ thí nghiệm ?
Lập bảng ghi kết quả.
* Tiến hành thí nghiệm
Kiểm tra lại việc bố trí thí nghiệm để tìm ra chỗ chưa chuẩn, chưa hợp lý, tiến hành thí nghiệm theo kế hoạch. Ghi lại kết quả hoặc hiện tượng quan sát được.
- Mỗi học sinh thực hiện 1 lần (trong nhóm 6 người).
* Đánh giá kết quả:
- Tính giá trị trung bình của phép đo.
- Tính các đại lượng cần đo.
- Rút ra kết luận cần thiết.
- So sánh kết quả với dự đoán ban đầu. Nếu không phù hợp thì kiểm tra lại hoặc tìm phương án thí nghiệm khác.
+ Muốn giờ thực hành đạt được mục đích đã định đòi hỏi người thầy phải đầu tư công, sức rất lớn không chỉ ở khâu chuẩn bị mà ngay cả trong lúc học sinh đang làm thí nghiệm. Việc theo sát giúp đỡ của thầy và đánh giá đúng mức có tác dụng rất lớn, kích thích các em làm việc tích cực, chủ động. Từ đó tạo điều kiện để họ tự lực thực hiện và tự kiểm tra quá trình làm việc của mình một cách nghiêm túc.
b) Giáo án theo phương hướng nâng cao chất lượng giờ thí nghiệm thực hành.
Vật lý 7: Giáo án 1
Tiết 31- Bài 27: Thực hành.
Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp.
I- Mục tiêu:
1- Kiến thức kỹ năng
- Biết mắc nối tiếp hai bóng đèn.
- Thực hành đo và phát hiện được quy luật về hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch điện mắc nối tiếp hai bóng đèn.
2- Thái độ:
Hứng thú học tập bộ môn, có ý thức thu thập thông tin trong thực tế đời sống.
II- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Giáo viên và mỗi nhóm học sinh:
- 1 nguồn 6V (4 pin được lắp trong giá).
- 2 bóng đèn cùng loại 2,5 V đã lắp sẵn vào đế.
- 1 am pe kế có GHĐ (3 A và 0,6A)
- 1 Vôn kế có GHĐ (15V và 3V)
- 1 công tắc có gắn vào đế
- 4 đoạn dây có chốt nhọn 2 , dài 4 đoạn có 1 đầu chữ U và 1 đầu chốt nhọn.
- Mỗi học sinh chuẩn bị sẵn một mẫu báo cáo.
- 6 hình vẽ lắp ráp mạch điện (6 hình vẽ này không có sẵn trong bộ thiết bị mà giáo viên phải tự vẽ).
III- Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động 1: (10 phút)
2’
1- Phân nhóm thực hành
- Vị trí chỗ ngồi trên phòng thực hành.
- Nhắc lại công việc của nhóm trưởng và thư ký.
40 học sinh chia 6 nhóm
4 nhóm 7 em 1 nhóm trưởng
2 nhóm 6 em 1 thư ký
+ Nhm trưởng: Điều kiển sự làm việc trong nhóm, tho dõi và nhắc nhở kỷ luật trong nhóm, phân công 1 em trong nhóm mắc 1 sơ đồ H(1-6)
+ Thư ký: Ghi kết quả tổng hợp; tính giá trị trung bình, đọc kết quả chung cho cả nhóm.
2’
2- Nêu lên thang điểm để chấm bài thực hành (GV viết cách cho điểm lên bảng phụ treo lên góc bảng)
* Thang điểm 10
+ 2 điểm: Chuẩn bị báo cáo
- Trả lời đúng mục 1 Điền từ thích hợp vào chố trống (2đ).
+ 1 điểm: Trả lời đúng.
- Vôn kế của nhóm em có GHĐ: 15V
ĐCNN: 0,5V
- Am pe kế của nhóm em GHĐ: 0,6A
ĐCNN: 0,02A
+ 6 điểm: Mắc sơ đồ từ H(1-6) và đọc kết quả đúng- Nhận xét đúng (mỗi sơ đồ 1 điểm).
5’
3- Chấm sự chuẩn bị : đổi bài chéo trong nhóm mỗi em đều chấm 1 bài
- Thư ký ghi điểm đã chấm của từng người.
- Nhóm trưởng phát mỗi em 1 sơ đồ mạch điện lắp ráp
1’
4- Đặt vấn đề:
Quan sát H.27.1a Đó là mạch điện gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp vậy cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì trong đoạn mạch nối tiếp.
- Học sinh quan sát H.27. 1a
Hoạt động 2: (5 phút)
(Mắc nối tiếp 2 bóng đèn)
* Nhóm trưởng giao H.27.1 cho học sinh A và yêu cầu mắc như hình vẽ.
Trả lời: C1? C2 ?
Học sinh trong nhóm quan sát bạn A mắc H.27.1, nhận xét
1- Mắc nối tiếp 2 bóng đèn:
C1: A nối tiếp Đ1 nối tiếp Đ2
C2:
Hoạt động 3 (12 phút)
2’
4’
4’
2’
Đo cường độ dòng điện với đoạn mạch nối tiếp (mỗi mạch đóng mở khoá 3 lần)
Tính giá trị trung bình :
I1‘ + I1’’ + I1’’’
I1 =
3
* Học sinh B mắc mạch điện như H.27.2
Học sinh khác quan sát so sánh
* Học sinh C mắc mạch điện như H.27.3
Học sinh khác quan sát so sánh.
* Cả nhóm thảo luận hoàn thành nhận xét.
Trả lời C3
GV: quan sát giúp đỡ nhóm yếu
2- Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch nối tiếp.
a/ Học sinh A đóng khoá mở khoá 3 lần; Tính I1 = ?
Ghi I1 vào bảng 1
b/ Học sinh B: mắc H.27.2.
Tính I2 = ?
Ghi I2 vào bảng 1
* Học sinh C mắc H.27.3.
Tính I3 = ?
Ghi I3 vào bảng 1.
Thư ký đọc các số liệu đã ghi
C3 I1 = I2 = I3
Hoạt động 4 (12 phút)
3’
4’
3’
2’
3’
Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp.
* Học sinh D mắc mạch điện H.27.4 (Đóng mở khoá 3 lần).
Tính U 1 2 = ?
Ghi vào bảng 2
Học sinh trong nhóm quan sát so sánh.
* Học sinh E mắc mạch điện H.27.5 (học sinh khác vẽ sơ đồ vào bảng báo cáo).
* Học sinh G mắc mạch điện H.27.6.
* Học sinh trong nhóm thảo luận rút ra nhận xét.
* Giáo viên giải thích có sự sai số trong phép tính
3) Đo hiệu thế đối với đoạn mạch nối tiếp.
Vẽ sơ đồ
(đóng mở khoá 3 lần)
Tính U2 3 = ?
Ghi vào bảng 2
Tính U 13 = ? (ghi vào bảng 2)
* Thư ký đọc các số liệu đã gi
c) Nhận xét
C4 U 1 3 = U 1 2 + U 2 3
Hoạt động 5 (6 phút)
3’
2’
* Củng cố:
Yêu cầu học sinh nêu đặc điểm về cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp.
* Nhận xét thái độ làm việc và đánh giá kết quả.
* Hướng dẫn học ở nhà.
* Chuẩn bị báo cáo bài 28
- Phát biểu nhận xét 1, 2
- Thu báo cáo thực hành
- Ưu
- Nhược
- Làm bài tập bài 27 (SBT)
- Trả lời trước phần 1 bài 28
- Thu dọn vệ sinh phòng thí nghiệm
vật lý 7- giáo án 2
Tiết 32 - Bài 28- Thực hành
Đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện
đối với đoạn mạch song song
I- Mục tiêu:
1) Kiến thức kỹ năng
- Biết mắc song song 2 bóng đèn
- Thực hành đo và phát hiện được quy luật về hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch điện mắc song song hai bóng đèn.
2) Thái độ:
Hứng thú học tập bộ môn, có ý thức thu thập thông tin và thức tế đời sống.
II- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Nguồn điện (3V)
- 2 bóng đèn cùng loại (2,5V)
- 1 vôn kế và 1 am pe kế có GHĐ phù hợp.
- 1 công tắc, 9 đoạn dây.
- Mỗi học sinh chuẩn bị sẵn báo cáo thí nghiệm và có trả lời ở mục 1.
- Mỗi nhóm được giao 7 hình vẽ lắp ráp mạch điện H.28 (1-7). 7 hình vẽ này không có sẵn trong bộ thiết bị mà giáo viên phải tự vẽ.
III- Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động 1: (10 phút)
2’
1- Phân nhóm thực hành
- ổn định chỗ ngồi, nhắc nhở nhiệm vụ của nhóm trưởng và thư ký.
40 học sinh chia 6 nhóm
2 nhóm 6 em
4 nhóm 7 em
Mỗi nhóm có 1 thư ký và 1 nhóm trưởng.
2’
2- Nêu thang điểm để chấm bài thực hành (10 điểm)
- Chuẩn bị báo cáo: 2 điểm
- Đọc đúng GHĐ và ĐCNN (1đ).
- Thực hành : 6 đ
- Thái độ làm việc : 1đ
5’
3- Chấm sự chuẩn bị
Đổi bài chéo trong nhóm, mỗi em chấm 1 bài của bạn khác
- Thư ký ghi điểm đã chấm của từng người.
- Nhóm trưởng phát mỗi em trong nhóm 1 hình vẽ mạch điện lắp ráp.
1’
4- Đặt vấn đề:
Yêu cầu của bài thực hành hôm nay là tìm hiểu mạch điện song song đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với mạch điện này.
Giáo viên nêu mạch điện trong gia đình là mạch song song.
Hoạt động 2: (5 phút)
2’
3’
Tìm hiểu và mắc mạch điện song song với 2 bóng đèn.
* HS (A) mắc mạch theo H.28.1.
Cả nhóm quan sát và trả lời C2.
- Chú ý điểm khác nhau giữa mạch nối tiếp và //.
- Nêu 1 số mạch mắc // trong thực tế.
1- Mắc song song 2 bóng đèn
- Quan sát H.28.1
C1
- Mắc mạch H.28.1
C2- Độ sáng đèn còn lại mạnh hơn.
Hoạt động 3 (10phút)
3’
3’
3’
1’
Đo hiệu điện thế đối với mạch điện mắc song song.
* Học sinh (B) mắc mạch điện H.28.2.
- Thảo luận nhóm trả lời C3, vẽ sơ đồ.
- Đọc số chỉ vôn kế
Ghi U 1 2 và bảng 1.
* HS (C) mắc mạch điện H.28.3 U 3 4 = ?
* Học sinh (D) mắc mạch điện H.28.4 U M N
* Cả nhóm hoàn thành nhận xét C4 vào báo cáo.
2- Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song.
a/ vẽ sơ đồ mạch điện
C3- V // Đ1 // Đ2
HS (B) đọc U 1 2 =
HS (C) đọc U 3 4 =
(Cả nhóm ghi vào bảng 1)
HS (D) đọc U MN =
- Thư ký đọc các số đã ghi được
b- Nhận xét:
C4 - U12 = U34 = UMN
3) Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch song song.
HS (E) đọc I 1 =
(Cả nhóm ghi vào bảng 2)
Hoạt động 4 (12 phút)
3’
3’
3’
2’
1’
Đo cường độ dòng điện đối với mạch điện song song.
* Học sinh (E) mắc mạch điện H.28.5
Đọc giá trị I1 =
* Học sinh G mắc mạch điện H.28.6.
Tính giá trị I2 =
* Học sinh (H) mắc mạch điện H.28.7
Tính I = ?
Cả nhóm thảo luận trả lời C5
*Giáo viên giải thích sự sai số trong phép tính nếu có A tốt (lý tưởng) sẽ hạn chế được sai số.
3) Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch song song.
Học sinh (E) I1 =
(Cả nhóm ghi vào bảng (2).
Học sinh (G) đọc I2 = ?
Học sinh (H) đọc I = ?
Thư ký đọc các số đã ghi.
Cả nhóm hoàn thành nhận xét trong báo cáo
b) Nhận xét:
I = I1 + I2
Hoạt động 5 (8 phút)
3’
3’
2’
* Củng cố hướng dẫn về nhà:
*Phát biểu những nhận xét trong bài?
- Giáo viên có thể nêu gương các em làm nhanh
1- Củng cố.
+ So sánh những đặc điểm của mạch nối tiếp và mạch song song về:
- Cường độ dòng điện.
- Hiệu điện thế.
2- Nhận xét giờ thực hành
- Ưu điểm
- Nhược.
3- Hướng dẫn học ở nhà làm bài tập trong sách, bài tập của bài 28.
- Tìm hiểu các mạch điện trong thực tế về nối tiếp và song song.
* Thu dọn vệ sinh phòng thí nghiệm
Phần thứ ba
Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng
Trong quá trình giảng dạy môn vật lý 7 phần điện, nhất là 2 bài thực hành: bài 27 và bài 28. Khi tôi chưa có các “sơ đồ lắp ráp với các đồ dùng thiết bị mà phòng thí nghiệm đang có”, tôi thấy học sinh chỉ lắp được một mạch điện mà sách giáo khoa có vẽ hình như H.27.1a, còn sơ đồ H.28.1a mặc dù cũng rất đơn giản nhưng với các thiết bị thực các em rất lúng túng không chỉ ra được điểm M và N trên mạch điện thực. Còn H.28.1b thì thiết bị các em đang có lại không giống làm các em rất lúng túng khi mắc vôn kế song song vào đèn, nhất là chỗ 1 điểm cần nối 3 dây vào. Một giờ thực hành (45 phút) các em phải mắc 6 đến 7 mạch điện, đọc và tìm ra các mối quan hệ giữa các con số. Đối với các em học sinh lớp 7 chưa vững chắc khái niệm nối tiếp và song song quả là khó. Các em thường vướng mắc ở bài 27 ở chỗ đo I2 và I3 và đo U12; U23; U13 còn bài 28 ở chỗ: đo UMN và I2; I chính. Nguyên nhân là học sinh không biết mắc theo sơ đồ nào. Trong sách giáo khoa, trong tài liệu hướng dẫn sử dụng bộ dụng cụ thí nghiệm và cả giáo viên hướng dẫn cũng nói “tương tự” sẽ đo được các đại lượng cần đo- làm học sinh lúng túng. Trong một lớp học chỉ có các học sinh giỏi hoặc khá biết tự vẽ lại sơ đồ và mắc mạch nhưng rất chậm và không tự tin. Thường đến lúc này lớp học ồn, nhóm nào cũng cần giáo viên trợ giúp. Nhưng giáo viên mắc mạch điện cho nhóm này thì nhóm khác có ý chờ giáo viên không tự lực làm. Nếu tự làm cũng không biết đúng hay sai. Khi viết báo cáo các em thường chép số liệu của nhau. Trong nhóm thực hành nếu có 1 em giám làm thì làm từ đầu đến cuối còn các em khác nói là quan sát cũng không biết là đúng hay sai. Giáo viên rất vất vả nhưng giờ học hiệu quả không cao.
Từ thực tế giảng dạy đó, tôi có ý tưởng nếu ta có “Sơ đồ lắp ráp với các đồ dùng thiết bị mà phòng thí nghiệm đang có” thì việc lắp mạch điện đối với các em không phải việc khó. Trong một nhóm có 6 đến 7 mạch điện. Mỗi em phải mắc một mạch điện nên ai cũng phải nghiên cứu cách mắc, cách đọc. Các số GHĐ và ĐCNN của dụng cụ trong hình mình có. Tất cả đều làm việc, giáo viên quan sát điều khiển các em tập hợp số liệu và rút ra kết luận. Giáo viên giải thích sự sai số nếu dụng cụ đo chưa đạt đến lý tưởng. Việc cung cấp “sơ đồ lắp ráp” cho các em còn giúp các em dựa vào đó để kiểm tra mạch điện, bạn khác lắp có đúng hay sai và sai ở chỗ nào ?
Cả nhóm ai cũng tham gia tìm ra các số liệu. Đã gây hứng thú học tập và đề cao trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm. Kết quả thực hành của nhóm thực sự là thành quả lao động của tập thể.
Bằng phương pháp này tất cả học sinh đều phải làm việc không còn học sinh chỉ thụ động chờ bạn làm rồi chép vào báo cáo.
Khi đã có “sơ đồ lắp ráp” học sinh biết sử dụng các dụng cụ thực hành và nắm được các tác dụng của các dụng cụ đó. Biết sắp xếp trình tự các bước tiến hành thí nghiệm một cách hợp lý và biết xử lý các kết quả đo.
Từ khi tôi áp dụng sáng kiến dùng “sơ đồ lắp ráp với các đồ dùng thiết bị mà phòng thí nghiệm đang có”. Tôi thấy các giờ thực hành trở nên hấp dẫn với học sinh, các em tự tin hơn khi trong tay có “sơ đồ lắp ráp”. “Sơ đồ lắp ráp” như người chỉ dẫn các em trong quá trình thực hành.
Kết quả thực hành, tôi đã tập hợp như sau:
Tổng số học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
160
28
17,5
84
52,5
48
30
0
0
* Kết luận:
Nâng cao chất lượng thí nghiệm thực hành của học sinh là một vấn đề hết sức cần thiết. Góp phần hoàn thiện kiến thức, kỹ năng của học sinh trong quá trình học môn Vật lý. Giáo viên phải làm thế nào để học sinh từ chỗ chưa từng được thấy, chưa từng được làm thí nghiệm mà có thể độc lập tiến hành thí nghiêm.
Hiện tại đối với chương trình Vật lý THCS, số tiết học trên lớp rất ít 1 tiết/1 tuần. Đối với cả 3 khối: 6,7,8. Mà lượng kiến thức trong từng bài cần truyền thụ rất nhiều đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải tìm ra phương pháp dạy cho phù hợp và hiệu quả.
Trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng đề tài này với ý thức trách nhiệm nghiêm túc, hiệu quả về lý luận và thực tiễn làm cho bản thân thấy tin tưởng và phấn khởi. Ghi chép như một sáng kiến kinh nghiệm mong đóng góp phần nhỏ bé công sức của mình vào sự nghiệp giáo dục nói chung và nghiên cứu khoa học nói riêng. Do khả năng còn hạn chế không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được Hội đồng xét duyệt, các cấp giúp đỡ và đóng góp những ý kiến chân tình và đồng cảm.
ý kiến đề nghị
Là một giáo viên Vật lý trực tiếp giảng dạy nhiều năm tôi đề nghị:
- Cần bổ sung vào ‘’tài liệu hướng dẫn sử dụng bộ dụng cụ thí nghiệm môn Vật lý nhiều hình vẽ lắp ráp để giáo viên và học sinh sử dụng trong quá trình dạy và học.
- Các hình lắp đặt phải cụ thể để đo từng đại lượng: Hai từ “tương tự” trong các sách đó chính là chỗ vướng mắc của học sinh.
- Các đồ dùng phần điện cần có kế hoạch chỉnh sửa cho chính xác và được bổ sung thường xuyên.
Rất mong sự quan tâm của các cấp lãnh đạo.
Diễn Kỷ, ngày 13 tháng 5 năm 2005
Người viết: Nguyễn Kim Toàn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Dùng sơ đồ lắp ráp để dạy các bài thực hành phần điện – vật lý.doc