Đề tài Franchise và một số giải pháp phát triển tại Thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

LỜI MỞDẦU

Chương 1: CƠ SỞLÝ LUẬN

1.1. Quá trình hình thành và phát triển Franchise trên thếgiới . 1

1.2. Khái niệ m và phân loại Franchise

1.2.1. Khái niệm Franchise 4

1.2.2.Phân loại Franchise

A. Đại lý franchise độc quyền (Master franchise) 9

B. Franchise phát triển khu vực . .9

C. Bán cho từng cá nhân riêng lẻ 10

1.3. Quy định pháp luật vềFranchise

1.3.1. Quy định pháp luật vếFranchise trên thếgiới . .11

1.3.2. Quy định pháp luật vềFranchise tại Việt Nam .17

KẾT LUẬN CUỐI CHƯƠNG 1 . . .18

Chương 2:

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU _ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG

NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI THÀNH PHỐHỒCHÍ MINH

2.1. Phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đếnmức độhài lòng của khách

hàng đối với các thương hiệu đang nhượng quyền thương mại tại thành phố HồChí

Minh thông qua việc khảo sát bằng bảng câu hỏi

2.1.1 Giới thiệu . .19

2.1.2. Sơ lược vềsựhài lòng của khách hàng . 19

2.1.3. Các nhân tốrút ra từcác Item trong khảo sát sựhài lòng của

khách hàng .20

2.1.4. Ước lượng mô hình hồi quy . .25

2.2. Thực trạng nhượng quyền thương mại tại thành phốHốChí Minh

2.2.1. Sựthâm nhập Franchise vào Việt Nam . . 28

2.2 2. Thực trạng của hệthống nhượng quyền

tại thành phốHồChí Minh . .30

2.3. Phỏng vấn đại diện của một số công ty tiêu biểu đang áp d ụng hình thức

nhượng quyền thương mại tại thành phốHồChí Minh

2.3.1. Bài phỏng vấn số1:TS LÝ QUÝ TRUNG_ Tổng giám đốc thương hiệ u

PHỞ24 & Giám đốc điều hành Nam An Group . .36

2.3.2. Bài phỏng vấn số2:CAO MINH KIM KHÁNH-

Trưởng phòng nhượng quyền của iSPACE . 38

KẾT LUẬN CUỐI CHƯƠNG 2 41

Chương 3:

NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

3.1. Bài học kinh nghiệ m rút ra từquá trình nghiên cứu việc

áp dụng hình thức Franchise của các doanh nghiệp tại thành

phốHồChí Minh .42

3.2. Giải pháp trong quá trình nghiên cứu và phân tích sốliệu

3.2.1. Đềxuất của nhóm dựa trên các nhân tốrút ra từ

mô hình hồi quy . 44

3.2.2. Giải pháp chung

A.Đối với các nhà nhượng quyền . .47

B.Đối với các nhà nhận quyền . .48

C.Giải pháp chung . .49

KẾT LUẬN ĐỀTÀI

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf76 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2405 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Franchise và một số giải pháp phát triển tại Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng tăng. Rất hài lòng với thương hiệu Rất hài lòng với thương hiệu 36 PL 2.2. Thực trạng nhượng quyền thương mại tại thành phố Hố Chí Minh 2.2.1. Sự thâm nhập Franchise vào Việt Nam Khái niệm về nhượng quyền thương mại có lịch sử từ rất lâu đời và không ngừng khẳng định vai trò của mình tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam, đây là một lĩnh vực còn rất mới mẻ. Tuy nhiên, cùng lúc với sự hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới và đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO, hình thức Franchise đã dần gây được sự chú ý của nhiều người, nhiều giới bởi ngày càng có nhiều thương hiệu lớn của nước ngoài “đổ bộ’ vào Việt Nam thông qua hình thức kinh doanh này, cũng như có một số ít thương hiệu trong nước đã nhượng quyền thành công ở nước ngoài. Theo tài liệu nghiên cứu thì hình thức nhượng quyền đã có mặt tại Việt Nam từ trước năm 1975 thông qua hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm của các trạm xăng dầu của Mỹ như Mobil, Exxon (Esso), Shell và các đại lý bảo dưỡng ô tô, xe máy. Sau đó là sự xuất hiện của các chuỗi cửa hàng rửa tráng phim ảnh Kodak, Fuji, Konica… Tuy nhiên, đến trước thập kỷ 90 của thế kỷ trước, hầu như có rất ít thương hiệu lớn của nước ngoài có mặt ở Việt Nam theo hình thức nhượng quyền thương mại do những đặc điểm của nền kinh tế bao cấp lúc bấy giờ. Chỉ khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường thì các thương hiệu nước ngoài mới bắt đầu đặt chân đến Việt Nam một cách chính thức với quy mô ngày một lớn hơn. Năm 1998, Việt Nam xuất hiện một vài tên tuổi lớn như KFC, Lotteria… Đến nay, hoạt động Franchise tại Việt Nam ngày càng diễn ra mạnh mẽ với nhiều lĩch vực khác nhau. Trong đó phải kể đến các cơ sở bảo dưỡng ô tô, xe gắn máy do Honda, Suzuki, Yamaha( được ủy quyền) và những cơ sở đào tạo tin học, công nghệ thông tin được cấp bằng quốc tế như Oracle, Aptech... Theo thống kê của Hội đồng nhượng quyền thương mại thế giới năm 2004, Việt Nam có khoảng 70 hệ thống nhượng quyền hoạt động, trong đó phần lớn các thương hiệu nước ngoài. Đến năm 2006, có khoảng 530 hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực khác nhau Lần đầu tiên hình thức nhượng quyền thương mại được chú ý là thông qua các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh nước ngoài như KFC (Mỹ), Lotteria (Nhật)… Mặc dù đã có mặt ở Việt Nam khá lâu nhưng đến gần đây lĩnh vực thức ăn nhanh mới được xem là thành công. Do khẩu vị của người Việt Nam chưa quen với thức ăn nhanh - một dạng thức ăn 37 PL thời công nghiệp điển hình ở nước phát triển, vì thế những thương hiệu này đã phải trải qua một thời gian đầy khó khăn thử thách đẻ tìm hiểu được nhu cầu về ăn uống ở nước ta, đồng thời tập quán tiêu dùng của người Việt Nam cũng khác xa so với những nơi khác, nhưng đây có thể được xem là khoảng thời gian xây dựng hình ảnh thương hiệu và trải nghiệm mô hình kinh doanh thành công trong lòng của khách hàng. Hiện nay, các cửa hàng thức ăn nhanh thường luôn đông khách, chủ yếu là giới trẻ và gia đình trẻ, những đối tượng tìm kiếm sự tiện nghi, năng động và thoải mái. Một điều lưu ý hiện nay đó là dường như chưa đối tác nào tại Việt Nam trở thành nhà nhận nhượng quyền của thương hiệu này, mà chủ yếu là do các công ty mẹ tự bỏ vốn đầu tư. Nếu có nhượng quyền thì nhà nhận nhượng quyền cũng phải là từ Việt Nam, điển hình như KFC và Pizza Hut nhượng quyền cho các công ty Singapore, Malayxia mở cửa hàng tại Việt Nam. Một trong những nguyên nhân chính là sự cam kết giữa nhà nhượng quyền và nhà nhận quyền, làm thế nào để có thể thành công mà vẫn giữa một hệ thống đồng nhất, sự tôn trọng giữa 2 bên. Điều này còn quá mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong một thời gian. Do vậy, để đảm bảo thành công của hệ thống các nhà nhượng quyền này không còn cách nào khác hơn là chọn những nhà nhận nhận quyền “biết cách làm” hơn để phát triển hệ thống của mình. Nếu như lĩnh vực thức ăn nhanh dường như là sân chơi độc quyền của các thương hiệu nước ngoài thì các doanh nghiệp Việt Nam phát triển hệ thống nhượng quyền thông qua các lĩnh vực khác như thực phẩm chế biến, thực phẩm truyền thống, quán cà phê… Đây có thể được xem là những sản phẩm đặc thù và có cơ hôi phát triển tốt thông qua hình thức nhượng quyền thương mại tại quốc gia đang phát triển này. Chuỗi cửa hàng nhượng quyền của bánh kinh đô, Phở 24, cà phê Trung Nguyên… là đại diện cho các thương hiệu Việt Nam trong lĩnh vực này. Phở 24 và cà phê Trung Nguyên đã tiến hành nhượng quyền ở một số nước trong khu vực. Nhắc đến Franchse tại Việt Nam, không ai không nghĩ tới hệ thống nhượng quyền cà phê Trung Nguyên, đây là hệ thống cà phê tiên phong trong hình thức đối chứng và nhượng quyền. Cà phê Trung Nguyên được thành lập vào ngày 19 tháng 6 năm 1996 tại Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắc Lắc. Và đến năm 1998, nó có mặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, năm 2000, hệ thống nhựong quyền của Trung Nguyên phát triển khắp cả thành 38 PL phố. Tháng 8 năm 2001, Trung Nguyên chính thức có mặt tại Hà Nội _ đánh dấu sự phát triển và lớn mạnh trên cả lãnh thổ Việt Nam. Tiếp theo đó, là sự vươn mình ra thế giới với hệ thống nhượng quyền tại Nhật Bản, Mỹ, Singapore, Thái Lan … Từ đó, Trung Nguyên trở thành hệ thống nhượng quyền đầu tiên áp dụng thành công mô hình nhượng quyền tại Việt Nam, với hơn 500 cửa hàng nhượng quyền có mặt ở cả nước và các nước trên thế giới. Đây có thể nói là niềm tự hào của ngành cà phê nói riêng và nền kinh tế Việt nam nói chung. Hệ thống nhượng quyền cà phê Trung Nguyên lớn mạnh và gặt hái được những thành công ở đỉnh cao là năm 2001-2002 với tốc độ phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, trong những năm liên tiếp sau đó, mặc dù vẫn đạt được doanh thu cao nhưng hệ thống đã dần mất đi hình ảnh của mình trong lòng người tiêu dùng và bị thu hẹp. Nguyên nhân sâu xa của “trục trặc” này là do sự mất kiểm soát trong hệ thống nhượng quyền, chất lượng phục vụ sản phẩm. Đó cũng được coi là một yếu điểm của các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện mô hình kinh doanh này. Còn Phở 24 được coi là thương hiệu thực hiện việc nhượng quyền bài bản nhất. Thương hiệu Phở 24 được nhiều người biết đến và đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, Phở 24 có duy trì được hệ thống này phát triển bên vững hay không còn là vấn đề thời gian. Đến nay Phở 24 đã có vài chục cửa hàng trong nước và nhượng quyền sang một số nước như Phillipines, Singapore, Nhật Bản… 2.2.2. Thực trạng của hệ thống nhượng quyền tại thành phố Hồ Chí Minh Ngày nay, tại Việt Nam, xu hướng các doanh nghiệp Việt Nam trở thành nhà nhận quyền của các thương hiệu nước ngoài ngày càng nhiều. Những thương hiệu này có lợi thế về kinh nghiệm chuyển giao công nghệ, hệ thống vững mạnh … và con đường nhanh nhất để phát triển thương hiệu và hiệu quả đầu tư là nhựong quyền thương mại. Và tại thành phố Hồ Chí Minh, xu hướng này được nhận thấy từng giờ, từng ngày ở khắp nơi. Một số thương hiệu nước ngoài đã nhượng quyền cho đối tác Việt Nam trong thời gian qua như cà phê Gloria Jean’s Coffee (Úc) – thương hiệu cà phê nổi tiếng thứ hai thế giới sau Starbucks – nhượng quyền cho công ty Phong cách sống Việt Nam; chuỗi nhà hàng Lẩu Thái Coca Suki Group (Thái Lan) nhượng quyền cho công ty Nhật Thái…đã cho thấy rõ xu hướng này. 39 PL Bảng 2.2: Những thương hiệu nước ngoài trong lĩnh vực nhượng quyền tại Việt Nam ( PHỤ LỤC 5) Theo những tài liệu nghiên cứu hiện nay thì lĩnh vực bán lẻ sẽ là mảnh đất hấp dẫn tiếp theo để các doanh nghiệp và các nhà đầu tư quyết định kinh doanh, đặc biệt là theo hình thức nhượng quyền thương mại. Lịch sử thế giới nhượng quyền cũng ghi nhận rằng, sau nhà hàng, thức ăn sẽ là lĩnh vực bán lẻ và phân phối Bảng 2.3: Mười thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới Xếp hạng Quốc gia Độ hấp dẫn (%) Rủi ro quốc gia (%) Độ bão hòa thị trường (%) Áp lực thời gian (%) Điểm số 1 Ấn độ 42 67 80 74 92 2 Nga 52 62 53 90 89 3 Trung Quốc 46 75 46 84 86 4 Việt Nam 34 57 76 59 74 5 Ukraina 43 41 44 88 69 6 Chile 51 80 42 43 69 7 Latvia 32 77 21 86 68 8 Malaysia 44 70 46 54 68 9 Mexico 58 83 33 33 64 10 Saudi Arabia 40 85 66 35 64 Nguồn: AT Kearney 2007 Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam trong năm 2007 đạt 726.113 tỷ đồng, tương đương 44,8 tỷ USD, tăng 23,3% so với năm trước. Vì thế, Việt Nam hiện nay được đánh giá là thị trường bán lẻ hấp dẫn thứ 4 thế giới, chỉ sau Ấn Độ, Nga, Trung Quốc. Tại thành phố Hồ Chí Minh, với lợi thế là một thành phố công nghiệp hiện đại nhất nước, có mức sống và nhu cầu tiện lợi ngày càng được nâng cao, phát triển. Do vậy, chắc chắn Hồ Chí Minh sẽ trở thành một địa điểm bán lẻ hấp dẫn nhất nước trong thời gian tới mà các tập đoàn bán lẻ quốc tế đang hướng đến. 40 PL Trong số các ngành có thể áp dụng mô hình nhượng quyền thương mại thì bán lẻ là một trong những ngành có tỷ lệ nhượng quyền cao nhất, chỉ sau ngành thực phẩm. Tại Trung Quốc, tỷ lệ nhượng quyền trong lĩnh vực bán lẻ chiếm 30%, sau lĩnh vực thực phẩm 35%. Tại Nhật, tỷ lệ đó là 32% nếu tính theo số hệ thống nhượng quyền và 36% nếu tính theo số cửa hàng nhượng quyền. Ở Việt Nam, tuy chưa có một thống kê chính thức nào về việc áp dụng hình thức nhượng quyền trong lĩnh vực bán lẻ, nhưng có thể nhận thấy rằng cơ cấu bán lẻ đang có sự thay đổi lớn từ kênh bán lẻ truyền thống như chợ, các kênh phân phối của các nhà sản xuất sang kênh bán lẻ hiện đại là các siêu thị, trung tâm mua sắm, cửa hàng thuận tiện, cửa hàng chuyên doanh. Do đó hàng loạt tên tuổi nước ngoài trong lĩnh vực nhượng quyền bán lẻ đã và đang chuẩn bị có mặt tại Việt Nam, cũng như một số thương hiệu bán lẻ của các doanh nghiệp Việt Nam cũng chuẩn bị bước vào hình thức nhượng quyền. Các thương hiệu áp dụng hình thức nhượng quyền trong lĩnh vực bán lẻ nước ngoài đã có mặt ở Việt Nam từ khá lâu như chuỗi siêu thị Bourbon Group (Pháp). Parkson (Malaysia), Metro Cash & Carry (Đức), chuỗi cửa hàng bán lẻ đồng hồ Swatch, chuỗi cửa hàng Medicare (Anh)… Trong tương lai, Việt Nam sẽ còn đón nhận thêm nhiều thương hiệu bán lẻ nổi tiếng khác như chuỗi cửa hàng tiện lợi Family Mart (Nhật), chuỗi cửa hàng 7 – Eleven (Mỹ)… Tuy phần lớn những thương hiệu bán lẻ đã có mặt ở Việt Nam nói trên khi bắt đầu hoạt động kinh doanh tại nước ta đều không chọn hình thức nhượng quyền thương mại mà tự bỏ vốn đầu tư, nhưng dự đoán đây sẽ là một trong những hình thức mà các doanh nghiệp này sẽ lựa chọn khi mà các quy định pháp lý về nhượng quyền thương mại đã được ban hành cụ thể và rõ ràng, khi mà những nhà nhận quyền tiềm năng đáp ứng đủ những điều kiện của bên nhượng quyền… Bằng chứng là ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngày 08 tháng 12 năm 2006 đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng giữa Tập đoàn bán lẻ điện tử Best Denki (Nhật Bản) với hệ thống siêu thị điện máy Carings thuộc Công ty Thương mại Tiếp thị Bến Thành. Điều này cũng cho thấy rằng các nhà bán lẻ lớn trên thế giới nóng lòng bước vào thị trường Việt Nam hơn. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã ban hành một số quy định mới. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2008, Việt Nam cho phép liên doanh trong lĩnh vực bán lẻ không hạn chế mức góp vốn từ phía nước ngoài. Ngày 01 tháng 01 năm 2009, phía nước ngoài được 41 PL phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Điều này đã khiến những doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh phải đối mặt với nhiều áp lực cạnh tranh hơn. Nhà nước nào cũng muốn ưu đãi cho các doanh nghiệp nội địa của mình phát triển, nhưng khi đã gia nhập WTO, các chính sách của nhà nước đã hết, các doanh nghiệp phải chịu một sức cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu nước ngoài. Hiện nay cũng có nhiều ý kiến cho rằng chính phủ nên đưa ra những biện pháp bảo vệ ngành bán lẻ trong nước, nhưng trước hết thì các doanh nghiệp Việt Nam nên tự cứu lấy mình trước. Với quy mô nhỏ, hoạt động rời rạc, quản lý thiếu chuyên nghiệp, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang đối mặt với áp lực cạnh tranh từ phía các nhà bán lẻ nước ngoài. Khả năng nhiều doanh nghiệp phân phối nội địa rơi vào tình trạng phá sản. Để tránh nguy cơ bị đào thải trong thị trường rất nhiều áp lực này, một trong những cách có thể lựa chọn là doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh cần xây dựng và triển khai kế hoạch đầu tư, phát triển nhanh hệ thống phân phối hiện đại theo phương thức nhượng quyền thương mại cũng như nhân rộng nhanh thương hiệu của mình để giữ thị phần nội địa trước cuộc cạnh tranh sắp tới. Đã có một và thương hiệu bán lẻ Việt Nam dự định mở rộng hệ thống của mình bằng cách nhượng quyền như Coop-mart, G7 Mart, V- 24h. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển hệ thống bán lẻ của mình do tập quán tiêu dùng của người Việt Nam, các yếu tố về nguồn hàng, địa điểm thuê mướn hay đặc điểm hệ thống phân phối hay nguồn nhân lực còn thiếu và yếu kém. Vì thế mà cho đến lúc này, mô hình nhượng quyền đối với hệ thống cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam là chưa hữu hiệu. Sự thất bại của hệ thống cửa hàng Massan trước đây là một ví dụ, kể cả 24/seven, V-24h, G7 Mart cũng chưa để lại dấu ấn gì đáng kể. Bên cạnh đó, ngành hàng tiêu dùng được coi là một ngành hàng tiêu dùng đa dạng và cần thiết cho nhu cầu của đa số mọi người, sẽ mang lại tiềm năng rất lớn cho sự phát triển của nhượng quyền thương mại. Hiện nay, rất nhiều thương hiệu nổi tiếng của thế giới trong các lĩnh vực thời trang, mỹ phẩm… đã có mặt tại Hồ Chí Minh, nhưng chỉ có một số ít trong đó là nhượng quyền một cách bài bản như thời trang Pierre Cardin (Pháp) nhượng quyền thương hiệu cho công ty An Phước, thời trang Valentino Rudy (Ý) nhượng quyền cho công ty Danti… 42 PL Do mới ở giai đoạn sơ khai của nhượng quyền nên chỉ có vài thương hiệu Việt Nam trong ngành hàng tiêu dùng áp dụng vào hình thức nhượng quyền. Công ty Nguyên Tâm với thương hiệu thời trang Foci đã xác định hình thức phát triển hình thức nhượng quyền của mình qua hình thức nhượng quyền thương mại. Đến cuối năm 2006, công ty đã nhượng quyền được 60 cửa hàng trên cả nước và dự kiến đến năm 2010 là 100 cửa hàng nhượng quyền. Công ty thời trang Việt sở hữu thương hiệu Ninomaxx nên đã thực hiện nhượng quyền thương mại tại Việt Nam và vươn ra một số nước khu vưc Asean, Trung Đông… Ngoài ra còn có thương hiệu AQ Silk và T&T Shoes cũng áp dụng mô hình nhượng quyền. Tương lai cho các thương hiệu hàng tiêu dùng áp dụng mô hình nhượng quyền là rất lớn. Còn về lĩnhvực giáo dục, hiện nay, Việt Nam mà cụ thể là Hồ Chí Minh đang tồn tại một nhu cầu của một bộ phận người dân với mức thu nhập cao, đó là nhu cầu được thụ hưởng một nền giáo dục tiên tiến, với cơ sở vật chất khang trang. Vì vậy mà có rất nhiều phụ huynh đã chọn con đường đi du học cho con em của mình. Với một lý do là mong con em họ được tiếp cận một chương trình giáo dục chất lượng từ các trường danh tiếng, uy tín trên thế giới. Từ nhu cầu trên có thể thấy rằng xây dựng một thương hiệu giáo dục – đào tạo có uy tín là rất cần thiết hiện nay. Việc áp dụng mô hình nhượng quyền vào các trung tâm ngoại ngữ, tin học, các trường đại học, cao đẳng, thậm chí là các trường mầm non, nhà trẻ sẽ đáp ứng được nhu cầu của nhiều người. Tại Việt Nam cũng có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đang có những kế hoạch đầu tư vào lĩnh vực này theo hình thức nhượng quyền thương mại. Cùng với sự ủng hộ của Chính phủ, các doanh nghiệp, các nhà giáo dục và đặc biết là phụ huynh và học sinh. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có vài thương hiệu hoạt động theo hình thức này tại Việt Nam điển hình như Icare- bác sĩ máy tính, Aptech…Một số cơ sở đào tạo hiện đang do các nhà đầu tư trực tiếp kinh doanh và vận hành cũng là một cơ hội để phát triển nhượng quyền qua sự trải nghiệm thành công hệ thống của mình. Bảng 2.4: Những thương hiệu Việt Nam áp dụng hình thức nhượng quyền thương mại.. 43 PL STT Thương hiệu nhượng quyền Lĩnh vực Năm 1 Cà phê Trung Nguyên Thức uống 1998 2 Thời trang FOCI Thời trang 1998 3 AQ Silk Thời trang 2002 4 G7-Mart Bán lẻ 2006 5 Phở 24 Thực phẩm 2005 6 Siêu thị thế giới di động Bán lẻ 2005 7 Kinh Đô Bakery Thực phẩm 2006 8 Hủ tíu Nam Vang Tylum Thực phẩm 2006 9 T&T Fashion Shoes Thời trang 10 NINOMAXX Thời trang 11 Nhà vui Bất động sản 2006 12 24/Seven Bán lẻ 13 Coop Mart Bán lẻ 14 V-24h Bán lẻ 2006 15 Trường đào tạo Việt MỹVATC Đào tạo 16 Nước mía siêu sạch Thức uống 2005 17 Alo Trà Thức uống 18 Vissan Bán lẻ 19 Trà sữa chân trâu Tapio Cup Thức uống Có thể thấy rằng, do lĩnh vực nhượng quyền còn quá mới mẻ ở Việt Nam nên chỉ có một số ít thương hiệu Việt đã và đang áp dụng hình thức này. Tuy chưa thể nói là đã đạt đến thành công nhưng những thương hiệu này đã gây được tiếng vang, tạo được niềm tin cho những thương hiệu đến sau tự tin thực hiện hình thức nhượng quyền thương mại. Có thể kể đến một số thương hiệu đã và đang thực hiện nhượng quyền như Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Đô, Foci, Ninomaxx, T&T, Thế giới di động… 2.3. Phỏng vấn đại diện của một số công ty tiêu biểu đang áp dụng hình thức nhượng quyền thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh 44 PL 2.3.1. BÀI PHỎNG VẤN SỐ 1: TS LÝ QUÝ TRUNG Tổng giám đốc thương hiệu PHỞ 24 & Giám đốc điều hành Nam An Group Phỏng vấn ngày 15.3.09 PV: Trong 2 cuốn sách viết về Franchise, anh có cho rằng tài sản quí giá nhất của hệ thống nhượng quyền là thương hiệu. Vậy theo anh, thương hiệu Việt Nam cần đáp ứng được những yếu tố nào để có thể phát triển trên thị trường trong nước và quốc tế dưới hình thức Franchise? LQT: Thương hiệu là tài sản lớn nhất của một doanh nghiệp cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bong. Nghĩa đen ở đây có nghĩa là định ra các giá trị của thương hiệu bằng các phươg pháp về kinh tế, rồi từ đó tính ra giá trị của thương hiệu bằng bao nhiêu USD. Chúng ta có thể là một ví dụ cụ thể như: nếu chúng ta bán hết toàn bộ nhà máy, công ty của Microsofl thì số tiền chúng ta nhận được không là gì so với giá trị thương hiệu của nó hiện nay. Rồi chẳng hạn như Nike_ thương hiệu giày của Mỹ; ngày nay, Nike dường như không còn sản xuất gì nữa cả mà chỉ thuần túy là bán thương hiệu và kinh doanh thương hiệu.Từ đó, chúng ta thấy rằng giá trị thương hiệu rất là to lớn, và đắt hơn nhiều so với tài sản hưu hình của nó.Bên cạnh đó, ta có thể đề cập đến thương hiệu của mỗi cá nhân, mỗi một người đề có một thương hiêu riêng, nhưng thương hiệu lớn hay nhỏ, cũ hay mới đều tùy thuộc vào khả năng của mỗi chúng ta. Nói chung, thì thương hiệu có vai trò rất quan trọng _ Đó là uy tín của công ty, của cá nhân mỗi người. PV: Theo em được biết, vốn đầu tư bắt đầu tối thiểu cho một quản Phở 24 là 45 PL 60.000USD cùng với phí nhượng quyền và phí vận hành hàng tháng. đó là một khoản đầu tư khá cao cho nhà đầu tư trong nước, vậy công ty anh đã có những chiến lược gì để có thể thu hút nhiều nhà đầu tư mua franchise của thương hiệu Phở 24? LQT: Với mức đầu tư ban đầu là 60.000USD thì khá cao với những người trẻ tuổi, hoặc những người không có tiền, nhưng còn với nhà kinh doanh thì đây không phải là khoản đầu tư cao. Bình thường khi một doanh nghiêp muốn mở một nhà hàng Việt Nam ( Ý, Pháp) cao cấp thì thường phải bỏ ra một khoảng tiền là 100.000 USD, còn với một nhà hàng sang trong hơn nữa thì có thể lên đến 200.000 USD. Do đó với mức đầu tư là 60000USD cho môt tiệm phở 24 thì không cao. Điều này có được là do thương hiệu phở 24 đã trở thành một chuỗi nhà hàng, được xây dưng lại nhiều lần từ đó làm giảm đi chi phí phát sinh và rút ngắn thời gian xây dựng. PV: Anh có thể nói thêm về sự khác nhau giữa hai hình thức kinh doanh: nhương quyền (phân phối ) kinh doanh sản phẩm -nhãn hiệu và li-xang LQT: Hình thức li-xăng (cấp phép kinh doanh) thường được áp dụng với các mặt hàng không nghiêng về mặt kỹ thuật quá nhiều. Còn đối với những thương hiệu như Mc’Donald , Gloria Jean’s Coffee thì lại sử dụng hình thức nhượng quyền kinh doanh. Những người mua Franchise từ những thương hiệu này có thể kinh doanh dưới tên của thương hiệu đó, sử dụng bí quyết, công thức kinh doanh. Bên cạnh đó là sự phát triển đồng hành song song, còn về li-xăng thì chỉ cho phép và cấp phép kinh doanh rồi sau đó đứt đoạn, nó không tiếp diễn nhiều, không đồng hành nhiều, và nó thiêng về doanh thu nhận được từ các cửa hàng được cấp li-xăng. Còn khi nhượng quyền có nghĩa là cấp giấy phép và chuyển giao công nghệ, rồi sau đó đồng hành, hỗ trợ người nhận quyền trong việc xây dựng mô hình, đào tạo nhân viên, và hỗ trợ hệ thống khi gặp khó khăn. Điểm nổi bật nhất trong hình thức này là phí vận hành được thu hàng tháng. PV: Em được biết, ngoài việc kinh doanh, anh còn là giảng viên thỉnh giảng cho nhiều trường đại học, cao đẳng … về mô hình kinh doanh Franchise. Qua đây, anh có thể cho nhóm chúng em và các bạn sinh viên khác những lời khuyên khi muốn kinh doanh hoặc khởi nghiệp với hình thức này? LQT: Như các em biết thì hình thức Franchise tuy có ít rủi ro hơn so với các hình thức 46 PL kinh doanh khác, nhưng để kinh doanh thành công được thì lại không dễ. Hình thức này sẽ không thể phù hợp đối với những người ưa sáng tạo và mạo hiểm, đôi lúc vì sự sáng tạo của họ có thể làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Bên cạnh đó, tại Việt Nam chưa có một trường hay trung tâm đào tạo nào đào tạo bài bản và chuyên sâu về hình thức kinh doanh này, đó cũng là một khó khăn rất lớn đối với sinh viên mong muốn khởi nghiệp bằng hình thức Franchise. Đồng thời, chúng ta chỉ thực sự thành công khi chúng ta hiểu rõ được bản chất của nó và sự cam kết phải được đưa lên hàng đầu. Thật sự, anh rất mong các em cũng như những sinh viên khác có thể thành công trong tương lai bằng hình thức này nhưng trước khi quyết định đi theo hình thức này thì các em phải thật hiểu rõ về nó. Chúc các em thành công! 2.3.2. BÀI PHỎNG VẤN SỐ 2: CAO MINH KIM KHÁNH- Trưởng phòng nhượng quyền của iSPACE (iSPACE _ Trường Cao Đẳng Nghề chuyên về Công Nghệ Thông Tin, thuộc NGUYỄN HOÀNG GROUP) Phỏng vấn 24.4.2009 PV: Anh có thể cho em biết thương hiệu iCARE được xây dựng dựa trên những yếu tố nào và giá trị thương hiệu nó được thể hiện qua yếu tố nào? Trả lời: Giá trị cốt lõi của thương hiệu ICARE-ISPACE: mô hình kinh doanh củaICARE-ISPACE là mô hình dịch vụ (dịch vụ đào tao5ma2 khách hàng là những học viên),do vậy việc phát triển hệ thống theo phương thức NQTM là phù hợp.Trên thế giới, việc NQTM trong lãnh vực giáo dục đã có từ lâu, điển hình như là các hệ thống NQTM Dale Carnegie Franchise, Huntington Learning Centers, Kinderdance International, 47 PL Learning Express, Tab Boards International, Young Rembrandts… vừa rồi Hiệp hội phát triển kinh doanh nhượng quyền của Hoa Kỳ đã đến VN giới thiệu một số thương hiệu làm NQTM để tìm đối tác, trong đó có một thương hiệu về lãnh vực giáo dục trẻ em…. Cũng giống như bất kỳ một thương hiệu làm dịch vụ chuyên nghiệp nào khác, ICARE- ISPACE chú trọng đến việc mang lại sự thỏa mãn và hài lòng cho khách hàng (khách hàng dịch vụ và học viên) thông qua việc đào tạo nhân viên, xây dựng và kiểm soát chặt chẽ các quy trình dịch vụ và đào tạo với mục tiêu chất lượng dịch vụ và đào tạo luôn đồng nhất trong toàn hệ thống trong mọi trường hợp, mọi vị trí địa lý và thời gian. Về cơ bản, giá trị cốt lõi của thương hiệu iCARE - iSPACE là xây dựng niềm tin nơi khách hàng đối với các chương trình đào tạo PV: Ở Việt Nam , ngành IT được coi là ngành khá mới mẻ, vậy khi thực hiện hình thức kinh doanh Franchise tại thành phố Hồ Chí Minh , iCARE-iSPACE đã gặp những khó khăn gì? Trả lời: NQTM trong lãnh vực IT tại VN là hoàn toàn mới mẻ (kể cả làm dịch vụ và đào tạo CNTT), do đó không tránh khỏi những khó khăn và bất cập trong quá trình triển khai và quản lý hệ thống. Để giải quyết vấn đề này, hiện nay iCARE-iSPACE đã phát triển phần mềm quản lý hệ thống ERP nhằm mục đích kiểm soát và thu thập thông tin hoạt động của các đơn vị NQTM một cách nhanh nhất để đáp ứng yêu cầu khách hàng và hỗ trợ kịp thời cho các đơn vị NQTM (franchisee). Ngoài ra còn xây dựng các kênh feedback khác cho khách hàng như hotline, email, website, hộp thư góp ý… với mục tiêu tiếp nhận mọi ý kiến của khách hàng ở mọi vị trí địa lý. Ngoài ra, việc thăm viếng, thanh tra, kiểm soát hoạt động của các đơn vị NQTM cũng được thực hiện thường xuyên (có báo trước hoặc không báo trước) để duy trì ổn định việc tuân thủ các quy chuẩn chất lượng, quy chuẩn nhận diện thương hiệu mà ICARE-ISPACE đã xây dựng và áp dụng. PV: Vì sao lựa chọn hình thức NQTM mà không phải là hình thức kinh doanh khác để phát triển hệ thống? : Trả lời: Việc kinh doanh luôn gắn liền với lợi nhuận, nhưng nếu chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm lợi nhuận thì lợi nhuận đó sẽ không bền vững. Hay nói cách khác, trong khi tìm kiếm lợi nhuận, doanh nghiệp p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai hoan chinh.pdf
  • pdfCo_hoi_tro_thanh_doi_tac_NQTM_2.pdf
  • pdfDondangkynhuongquyencoyeutonuocngoai.pdf
  • pdfDondangkynhuongquyennoidia.pdf
  • docNCKHSV A3.doc
  • pdfTom tat.PDF
Tài liệu liên quan