MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 2
1. Văn hoá_ con người Bắc Ninh 2
2. Một vài truyền thuyết về nguồn gốc Quan họ 6
3. Tình yêu cuộc sống là cơ sở của trữ tình trong Quan họ 10
4. Quan họ nói lên cái tình - cái nghĩa của người Quan họ 17
KẾT LUẬN 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5377 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giá trị của dân ca quan họ trong đời sống tinh thần người Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngữ. Vì vậy người Quan họ không thích, không chấp nhận sự thô kệch vụng về trong ngôn ngữ. Người Quan họ rất coi trọng sự lịch thiệp, thanh nhã trong mọi cử chỉ giao tiếp. Từ việc đỡ ô, đỡ nón khi đón bạn, nâng cơi trầu mời bạn, nâng chén nước chén rượu đến dáng đi dáng đứng thế ngồi, cái miệng, đôi mắt, tư thế khi chuyện trò cùng bạn… gần như đều có chuẩn mực, thế này là phải, là duyên, thế kia là không phải, vô duyên. Một chùm hoa bưởi đặt trong cơi trầu, một nhành hoa sói cài lên mái tóc nép kín vào vành khăn, hoặc dấu trong khăn tay… vốn là sự tinh tế của người Quan họ.
Khi nhắc đến Quan họ không thể không kể đến các hội hè, đặc biệt trong đó là hội Lim. Hội Lim mở ngày 13 tháng Giêng âm lịch trùng với ngày hội chợ đầu năm. Lúc này là thời gian tốt nhất để mở hội, vì hội có trăng, một số hội đã mở lấy đà mọi người vừa ăn tết xong công việc đồng áng, bán buôn đang rỗi rãi, giao thông thuận lợi.
Chùa Lim được làm từ hồi nào không rõ. Theo truyền thuyết có một người đàn bà tên là Bà Mụ ả, người Duệ Đông đến tu ở đó. Bà tu đắc đạo nên có phép hô phong hoàn vũ. Mỗi khi hạn hán, nhân dân thường cầu bà làm mưa. Do bà linh ứng như thế nên làng Lim tôn bà làm Thành Hoàng làng và ngày hội Chùa Lim tổ chức vào ngày mất của bà. Bà vừa là Thần làng, vừa là người nhà chùa có phép làm mưa, gió, sấm, chớp, có phần giống như hành trạng và thần tích của bà Man Nương (chùa Dâu).
Trong Hội Lim có hai hình thức tổ chức hát: Một là hát trong nhà của những người có kết nghĩa. Hai là hát ngoài đồi của những người đếm xem hội góp vui và tìm bạn. Gái trai đi hội đều mặc những bộ quần áo đẹp đẽ nhất, những người hát Quan họ lại có quần áo đặc biệt như là lễ phục riêng. Giữa trời đất mùa Xuân mưa phùn gió nhẹ, cây cối đâm chồi nảy lộc, từ xa nhìn vào đám hội ăn mặc đủ màu sắc tươi dói, trông rất rực rỡ. Các trò đua vui, đua tài tổ chức giữa đồi Lim như: Đánh đu, đánh cờ người, trọi chim, trọi gà, bắt vịt… làm không khí ngày hội từng bừng náo nức.
Hội thứ hai tiêu biểu được kể đến là Hội Ó. (làng Ó tên chữ là Xuân Ổ nay thuộc Tiên Sơn, Bắc Ninh). Chợ Ó có cái sầm uất còn vọng lại trong bài hát Quan họ cổ truyền theo điệu hát Đúm như sau:
“Mùng năm chợ ó
Quan họ dồn về
Hội vui lắm lắm
Chưa kịp đi tắm
Chưa kịp gội đầu
Trầu chửa kịp têm
Cau chưa kịp bổ
Miếng lành miếng sổ
Miếng lại quên vôi
Người có yêu tôi
Thì người cầm lấy…”
Bài hát tả lại ngày hội Quan họ ở chợ Ó. Hội vui quá, hấp dẫn qúa đến nỗi các cô gái Quan họ lú lẫn vội vàng đến không kịp cả têm trầu.
Cái chợ Ó ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch đó, các cụ gọi là ngày hội chợ bán gà (có sách còn gọi là chợ Âm dương). Tại sao lại gọi là hội chợ bán gà? Làng Ó có tục tế gà đen cho Thành Hoàng làng. Gà đen nhà nào được chọn làm vật tế, nhà đó sẽ được hưởng nhiều may mắn trong năm ấy. Các gia đình trong làng và các làng bên cạnh thi nhau đem gà đen đến chợ bán với giá rẻ để mong gà của mình được làm vật tế. Chợ hợp vào lúc chạng vạng tối. đấy là khoảng thời gian giao tiếp giữa ngày và đêm, theo quan niệm dân gian đó là lúc âm dương giao tiếp, lúc trao đổi giữa người và ma, giữa cõi âm và dương gian. Vì vậy gọi là chợ Âm dương. Lúc chợ họp cũng là lúc tất cả mọi vật trên đời chìm vào màn đêm. Gà đen sẽ thâm nhập được vào sâu thế giới cõi âm để xem xét điều lành, điều dữ về báo lại với Thành Hoàng, Thành Hoàng sẽ liệu mà phù hộ độ trì cho dân chúng. Đặc biệt trong ngày chợ này, ngoài gà ra, ai có đồ vật gì cũ kỹ thì đem bán, bán với giá rẻ, người mua không mặc cả, người bán không đếm tiền. Người bán trao đồ vật nói số tiền. Người mua im lặng mở dây tiền đồng rút ra một đoạn ước chừng bỏ vào tay người bán. Người bán lặng lẽ bỏ tiền vào bị cói. Cuộc trao đổi thầm lặng ấy người ta gọi là “Mua may bán rủi”. Đứng xa chỉ nhìn thấy những bóng đen đi lại và nghe tiếng xầm xì. Cuộc mua bán diễn ra nhanh chóng. Người ta quan niệm rằng mua bán như thế ma sẽ họp chung với người, hai bên trao đổi hàng hoá cho nhau. Trong khi mua bán nhất định sẽ xảy ra người hơn kẻ thiệt. Nhưng người thiệt lại chính là kẻ được hơn vì họ đã có dịp làm phúc. Mọi người đều muốn làm phúc, nhất là làm phúc cho cõi âm. Cho nên cuối cùng mọi người đều thanh thản vì sự thiệt, mà cũng vui vẻ vì sự hơn. Có lẽ đó là dấu vết của một ký ức thời nguyên thuỷ về việc mua bán, nó phù hợp với quan niệm chợ Âm dương và việc mua bán ở các chợ với quan niệm “may - rủi” như thế này cũng có tổ chức ở nhiều nơi khác.
Khoảng 7 giờ đến 7 giờ 30 phút tối thì chợ tan. Từng tốp con trai con gái đã rủ nhau, chờ sẵn từ lâu. Các lều hàng trong chợ hôm đó bỗng đỏ đèn lên (hàng ngày không có) và xuất hiện những bà cụ bán hàng trầu nước. Thế là buổi hát Quan họ chợ Ó bắt đầu. Con trai, con gái hát mời nhau vào uống nước xơi trầu. Bà bán hàng cũng hát mời trai gái hát vui xuân cho dân làng khang thịnh. Trai gái túm tụm ngồi hát trong các hàng nước. Trong quán không đủ chỗ thì một số tốp nhường bạn quán nước, rủ nhau ra trải chiếu giữa chợ, một số đi xa hơn ra hát ở các cánh đồng. Hát Quan họ chợ Ó kéo dài suốt đêm hôm ấy tới sáng mùng 6 Quan họ dã bạn kéo sang hội khác.
2. Một vài truyền thuyết về nguồn gốc Quan họ
+ Việt Báo số 1059 ngày 21/2/1940, Nguyễn Duy Kiện có ghi lại một truyền thuyết như sau: “ Đã lâu lắm từ thời thượng cổ nhân dân hai làng Lũng Giang và Tam Sơn giao hảo với nhau rất thân mật. Hễ làng nào có việc quan, hôn, tang, tế… thì báo cho làng kia biết để dân làng cử vài người làm đại biểu đem đồ lễ sang hoặc biếu hoặc mừng nhà hữu sự. Làng Tam Sơn hàng năm cứ tháng giêng có đám lễ vào đám thờ cúng Thành Hoàng, trong làng mở hội. Các cụ bên Lũng Giang sang chơi. Sáng ngày 13 tháng Giêng, họ họp độ năm, bẩy cụ ông, năm, bẩy cụ bà và một số đông nam nữ biết hát Quan họ kéo sang Tam Sơn dự hội. Bên Tam Sơn cũng cử một số người ra phù tiếp bạn. Sau khi đã ngôi trên dưới thứ tự tại đình thì bắt đầu hát. Trai bên này hát, gái bên kia đáp, còn các cụ thì ngồi nghe. Từ thuở ban sơ cổ đại, hai làng cứ theo tục này mà di truyền. Đó cũng là nguồn gốc của hát Quan họ”.
+ Lê Văn Hảo trích trong “Bắc Ninh tỉnh khảo dị” (bản viết tay, thư viện Paris, tập 1, quyển 5) một đoạn như sau: Làng Viêm Xá kết nghĩa với làng Hoài Bão. Viêm Xá mở hội thờ thần vào mùng 4 tháng giêng và mùng 10 tháng 8 âm lịch. Mỗi lần có hội Viêm Xá mời một đoàn trai Hoài Bão sang. Sau khi tế lễ song thì tổ chức ca hát. Bên Viêm Xá toàn nữ, bên Hoài Bão toàn nam. Trai gái hai làng hát đối đáp với nhau. Dân Viêm Xá quan niệm rằng năm nào làng không cử hành như vậy thì trong làng sẽ xảy ra nhiều sự bất an, người - vật bị ốm, mùa màng thất bát, buôn thua bán lỗ, dân làng cãi cọ nhau, trai gái sinh ra tật hư nết xấu. Vì vậy mà có hát Quan họ.
Truyền thuyết này đưa ta lên một thời kỳ xa xưa hơn. Quan niệm về việc cần thiết phải tổ chức cho trai gái giao duyên để cầu “người an vật thịnh” còn phổ biến trên những miền đất cổ như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh trong các tục thờ Mẹ Lúa. Người ta cho rằng: Cây cối muốn tươi tốt phải có âm dương hoà hợp. Muốn có âm dương hoà hợp thì trai gái phải giao hoà để cho mùa màng bắt chước. Tín ngưỡng nông nghiệp này được thuyết minh bằng hiện tượng Viêm Xá toàn nữ, Hoài Bão toàn nam, vì ngày đó nhớ Thành Hoàng Viêm Xá là vua bà - Một nhân vật lưỡng tính vừa nam vừa nữ, tự mình có thể nảy nở sinh sôi.
Những truyền thuyết do nhóm Lưu Khâm sưu tầm:
+ Ông Tập ở Viêm Xá (Võ Giàng nay Yên Phong Bắc Ninh) cho biết: Cách đây 12 đời, có hai người làm quan thị vệ ở trong triều, một người quê ở Diềm, một người quê ở Bịu. Hiện nay ở Diềm còn di tích lăng mộ, ở Bịu không còn. Hồi làm quan hai người có chơi với nhau, đến khi về hưu thì giao ước kết bạn đi lại, nếu ở làng ai có vui như cưới xin, khao lão thì mời cả hai họ về dự. Hồi đó, nhân dân vẫn có hát đúm nhưng từ khi hai họ này kết bạn thì người ta đem những câu hát đúm vào để ca hát trong những ngày vui đó. Từ đấy lưu truyền tục lệ này cứ hội Diềm tháng 8, hội Bịu tháng 1 người ta tụ họp ngồi xung quanh một ngọn đèn lớn ca hát và Quan họ do đó sinh tên (hai họ nhà quan hát với nhau). Từ đấy gọi Quan họ thay thế cho hát Đúm.
+ Ông Thanh ở Bịu Sim kể: Cách đây gần 300 năm ở Bịu Sim có trạng Bịu vinh quy về làng, chiêu dân lập ấp. Những năm được mùa, nhân dân hát đúm với nhau, nhưng vì ở gần cụ Trạng nên đổi tên hát đúm thành Quan họ cho thanh lịch và chắc cũng để vừa lòng cụ Trang.
+ Ông Ngậm ở Châu Khê kể: Ngày xưa có cô Tuấn Khanh giả trai đi học, kết bạn với Tải Chung. Tải Chung được đi thi, còn Tuấn Khanh là nữ phải về quê, nhưng hai người vẫn giữ tình bạn cũ. Họ đi lại, chơi bời, ca hát, hoạ thơ… với nhau. Dần dần lưu truyền những câu hát của họ gọi là Quan họ.
+ Anh Trương Chi “ Người thì thật xấu, hát thì thật hay” là một dân chài trên dòng Tiêu Tương và sông Cầu. Mỵ Châu là con quan mê giọng hát của Trương Chi, còn Trương Chi tương tư Mỵ Châu về nhan sắc. Anh lái đò đặt ra những câu hát “Tương tư mong nhớ”, những câu hát đó truyền đến ngày nay thành Quan họ.
+ Cụ Tư La ở Thị Cầu kể: Thời nhà Lý có Lý Công Uẩn chạy giặc (giặc gì không rõ) qua vùng Bắc Ninh. Nhân dân ra hát Đúm, quân giặc dừng lại nghe nên Lý Công Uẩn chạy thoát. Từ đấy hát Đúm gọi là hát Quan họ.
+ Truyền thuyết cho Nguyễn Đình Phúc sưu tầm ở Bò Sơn: Có một cô gái lấy củi ở trên núi Chè, cô cất tiếng hát: “Tay cầm bán nguyệt xênh xang - Bao nhiêu cây cỏ lai hàng tay ta”, lúc ấy chúa Trịnh đang đi kinh lý trên đường dừng lại nghe tiếng hát cảm phục người đẹp lại có khí phách anh hùng, chúa lấy làm vợ gọi là bà Chúa Chè. Bà chúa Chè tức Đặng Thị Huệ. Câu hát hay làm cho quan phải dừng lại nên gọi là Quan họ.
Những truyền thuyết trên đều pha trộn tính chất truyền kì, qua đó hiểu được tâm lý và triết lý dân gian của nhân dân và những điều kiện giúp Quan họ có khả năng lớn mạnh trên mảnh đất xinh đẹp này của Tổ quốc. Về nguồn gốc phát sinh Quan họ tập thể tác giả cuốn “Dân ca Quan họ Bắc Ninh” cho rằng: Đây là những tiếng hát của “những người lao động đầu tiên trên dải đất Bắc Ninh” “hát trong lao động và sau lao động”. Hoặc như tác giả Lê Thị Nhâm Tuyết trước sau vẫn cho rằng: Quan họ là hát tình yêu.
Quan họ là kiến giải của nhân dân Bắc Ninh về sự kết hợp hai vấn đề cần thiết cho mình: Nghĩa tình và chúc tụng. Điểm lại những truyền thuyết trên ta thấy: Truyền thuyết nói rằng Quan họ có từ thời thượng cổ thì do vua bà (tức Thành Hoàng làng) sinh ra, mà địa điểm hát Quan họ ban đầu ấy là ở đồi, ở đình. Dựng lên như vậy cốt để tăng uy tín cho Quan họ. Vì Quan họ càng lớn mạnh, càng phát triển các nghệ nhân càng phải chứng minh cho lẽ tồn tại cuả nó, không có một sự tích đủ tin cậy nào về nguồn gốc và dòng giõi cho nó thì người ta vẫn thấy áy náy. Nhưng không dễ bịa đặt nếu không dựa vào một thực tế nào có liên quan đến lối chơi Quan họ. Nhất là các nghệ nhân Quan họ chủ trương rằng lối hát của mình là “cầu may, cầu phúc, cầu thịnh” là không tiến hành Quan họ thì “người ốm, vật chết” và cấm việc luyến ái nam nữ (tục cấm Quan họ không lấy nhau). Quan họ cương quyết bảo vệ niềm tin ấy. Những truyền thuyết đã làm tăng uy tín của Quan họ khi đặt nó vào vai trò lịch sử lớn lao: Cứu vua Lý thoát khỏi tay giặc. Quan họ là do vua Lý sáng tạo ra, là được truyền lại từ người con gái Thổ Lỗi - Ỷ Lan - mà dân phong là “Quan Âm Nữ”, ấy thế là những người quan tâm tới số phận lịch sử của Quan họ có được vài nét làm cơ sở để tạo nên hàng chục truyền thuyết đã kể. Trong khi đó các dân ca khác quá lắm cũng chỉ 3, 4 truyền thuyết. Có dân ca chỉ có một, có dân ca không có truyền thuyết nào giải thích về nguồn gốc của mình.
3. Tình yêu cuộc sống là cơ sở của trữ tình trong Quan họ
Cuộc sống thời Lê làm cho dân ca Quan họ phát triển gấp bội, trở thành một thứ dân ca điển hình của xứ Kinh Bắc. Sự thay đổi trong tâm hồn nghệ nhân, sự phá vỡ lối hát thờ cúng, phá vỡ lề lối nghiêm ngặt, phục hồi lối tổ chức trước kia và do đó nẩy sinh một kiểu tổ chức nhóm vừa tự do, vừa quy củ đưa dân ca trở về với sinh hoạt thường ngày như hát khi đi chợ, lúc đi đường, trên đồi, trên thuyền trong chùa, trong nhà, hát vào các đám ma chay, cưới xin, đình đám, khao vọng.
Nếu gạt bỏ môi trường sống và tình huống tình cảm lúc diễn xướng thì câu hát lúc đầu vẫn còn lại một giá trị. Nhưng khi đem nó sử dụng vào một trường hợp hát cụ thể thì nó lại có nhiều giá trị khác không tuỳ thuộc vào chỉ bản thân nó. Nghĩa là khi người ta không đem nó ra sử dụng để đối đáp thì câu hát vẫn tồn tại trong tâm hồn nghệ nhân, và khi tính chất hữu ích riêng biệt của mỗi câu hát bị quên đi thì vai trò người sáng tạo ra câu hát cũng biến đi theo. Tất cả mọi câu hát chỉ còn được coi như là vốn sáng tạo tinh thần chung của xã hội. Tất cả các sản phẩm tinh thần ấy càng ngày càng chồng chất lên nhau, lớp nọ xếp lên lớp kia, câu mới đè lên câu cũ và nằm trong cái gọi là cảm thụ nghệ thuật. Cảm thụ nghệ thuật biểu hiện ra là trong sinh hoạt tinh thần trí tuệ nhiều người đã được kết tinh lại trong từng cá nhân. Do đó hiệu quả nghệ thuật biểu hiện trong sinh hoạt cá nhân lại góp phần vào chất lượng sáng tác, vào nội dung và hình thức tác phẩm. Cho nên dù sao đi nữa bài ca Quan họ vẫn là tài sản tập thể, và nó phải do nhiều thế hệ tạo nên.
Sự lăn lộn với nghệ thuật của nghệ nhân tạo cho nghệ nhân một vốn liếng để hoạt động văn nghệ. Còn những câu hát được cá nhân sáng tác nếu được nhiều người sử dụng thì đều có giá trị xã hội. Kết quả là sau một thời gian sinh hoạt dân ca tất cả các câu hát hay trong vùng đó đều được sửa lại và mang vào trong dân ca ấy và được sắp xếp vào trong danh mục dân ca theo thứ tự chức năng xã hội của câu hát. Ví như câu “Giã bạn” có chức năng gợi lên một tình cảm lưu luyến thiết tha. Câu chào hỏi gợi lên một tinh thần trọng người mến khách. Do đó những câu hát ấy chỉ được hát lên trong khi người hát có nhu cầu đó.
Trong một buổi hát trước hết người ta mời Quan họ bạn sang đình hát lễ thờ thì Quan họ bạn buộc phải hát chúc thánh. Sau khi chúc tụng xong thì buộc phải xin thánh phù hộ cho dân chúng. Vì việc đó đã thành lệ, nên hát Chúc đã ra đời và hình thành như một chủ đề lớn trong dân ca Quan họ. Nội dung lời ca và âm nhạc trong chủ đề chúc tụng này nhằm thực hiện một nghi thức giao tế cần thiết của đôi dân. Cho nên để tránh bị bắt bẻ, lời ca phải được chuẩn bị trước ít nhất cũng dự định trước nội dung chúc tụng và làn điệu hát cũng cần như thế:
“Chúc mừng tổ ấm gia tiên
Mừng cho anh chị kết duyên Châu Trần…
Hôm nay ngày tốt vinh hoa
Mừng cho anh chị thật là đẹp đôi”.
(Mừng đám cưới)
Khác với lối hát Chúc, lối hát giao duyên cần phải được hát linh hoạt hơn. Vì vậy cần tạo nên cho nghệ nhân không khí thoải mái, tự do biểu diễn tài năng. Đáp ứng yêu cầu ấy chỉ có thể là lối hát đối đáp. Chỉ có đối đáp mới đáp ứng được chức năng xã hội cần thiết là trao đổi tình cảm. Tình cảm là một yếu tố tâm lý tinh vi, cũng như giữ gìn nghĩa cả giữa “đôi dân” với nhau không chỉ do một quy định của xã hội, của tục luật mà xong. Trong đối đáp tuỳ theo tình cảm của đôi bên, do sự diễn biến cụ thể trong buổi hát mà lựa lời lưu ý sao cho thích hợp để trao đổi và củng cố cho nghĩa tình ngày thêm bền chặt.
Như vậy là chúng ta đã thấy tính thực hành xã hội của câu hát và thấy là phải do một nhu cầu xã hội, một chức năng xã hội cần thiết thì câu hát mới được ra đời mới tồn tại và phát triển được.
Công việc sáng tác và diễn xướng là những khâu tự nhiên trong sinh hoạt dân ca. Hàng ngàn năm nay các nghệ nhân dân gian đã làm như vậy, cứ mặc nhiên ứng tác và diễn xướng. Đến nay Quan họ đã có hàng nghìn lời ca, hàng trăm làn hát. Đó là kết quả lâu dài của sự lao động từ lối xướng xô đối ứng. Còn lối xướng xô đối ứng thì bắt nguồn từ lao động tập thể. Trong lao động tập thể con người đã có một lói sinh hoạt văn nghệ tương ứng và còn những câu hát để phục vụ lao động. Tính chất thực hành xã hội của câu hát được nhận thức trước tính chất thẩm mỹ. Cái đẹp cũng là một thuộc tính cố hữu của loài người, lối hát xô xướng cũng phát triển theo xu hướng của cái đẹp. Từ lối âm nhạc nặng về tiết tấu cốt để giữ nhịp cho lao động tập thể đựơc nâng lên thành âm nhạc giai điệu thể hiện tính chất phức tạp hơn. Từ lối sinh hoạt tập thể, cá nhân con người cũng có dần ý thức về mình. Câu hát khi ra đời thì không phụ thuộc vào người sáng tác hoặc phương thức diễn xướng nữa nên nó được tách ra để phục vụ cho nhu cầu mới của xã hội chuyển tính chất thực hành của nó vào trong mọi sinh hoạt thường ngày. Lúc cái chết làm nảy sinh sự sợ hãi, nảy sinh tín ngưỡng thần bảo hộ cá nhân, thần bảo hộ làng xóm, thì lối hát đối ứng cũng đựơc dùng để thực hiện nghi thức đố. Lối hát đối ứng ấy trước kia vốn là lối hát trong lao động và cũng là sử dụng cho việc phục vụ nội dung chúc tụng. Đặc trưng phong cách quan trọng nhất của dân ca Quan họ là việc thi vị hoá các chi tiết sinh hoạt.
Trong dân ca Quan họ có hai lối diễn xướng: Đối ứng và đối đáp.
- Đối ứng là theo qui định chung của tiến hành nghi lễ - Nghệ nhân phải tuân thủ một lề lối nhất định. Như vậy, hát đối ứng rất ít có điều kiện phát triển và sửa chữa câu hát do đó là bằng chứng của lối hát nghi lễ.
Thoạt đầu, giữa hai Quan họ có một đoạn hát đối ứng, như vậy là đã tiến hành giao lưu tình cảm. Từ quan hệ tương hỗ ban đầu ấy, họ xúc cảm và chuyển sang quan hệ gắn bó hơn và sau đó thì chuyển sang chặng hát đối đáp.
- Mỗi “anh hai, chị hai” đã học thuộc một số câu hát để ít nhất cũng đủ để vượt qua chặng đầu. Đó là số vốn tập thể cung cấp cho. Ngoài ra trong khi giao thiệp trong khi hát, các “anh hai, chị hai” phải ứng tác, phải vận dụng. Muốn vậy họ phải là người nhạy cảm và có khả năng ứng tác. Nếu chỉ dựa vao vốn có sẵn thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu của buổi hát. Buổi hát sẽ mất hay. Do đó, chính là để đáp ứng tình cảm mà nghệ nhân phải cố gắng hết sức để ứng tác ngay những câu hát có ý nghĩa, phù hợp nhất với tình cảm của mình. Do đó nếu lời chưa hay lắm thì phải cần đên nhạc, đến thanh. Nếu lời, nhạc, thanh vẫn chưa đạt ý mình thì vận dụng cả các cơ quan góp phần thể hiện như đường gân, thớ thịt trên mặt, cử chỉ tay, chân, mắt… Vậy là trong hát đối đáp, nghệ nhân đã bộc lộ hết số vốn văn nghệ, bộc lộ tư cách, phẩm chất cá nhân, lối tư duy và óc sáng tạo nghệ thuật.
Đó là xét về sáng tác và diễn xướng với người thưởng thức, đối đáp cũng dựa trên hiệu quả đặc biệt. Hơn bất cứ một lối thưởng thức văn nghệ nào, người nghe cũng phải chủ động và nhạy cảm. Đó là một sự thưởng thức tích cực nhất. Có thể nói rằng, nghệ nhân muốn hát thật hay để thu được hiệu quả nghệ thuật tốt. Theo ý nghĩa đó, việc diễn xướng là có tính chất xã hội.
Những lời ca tình nghĩa thiết tha.
Trong dân ca, lời thường đi với nhạc, lời với nhạc cùng hiện ra đồng thời trong diễn xướng. Lời dựa vào nhạc mà hiện ra, nhạc dựa vào lời mà biểu hiện. Thế nhưng, với tính chất tích ứng, kịp thời với hoàn cảnh nên lời thương thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh, còn nhạc thì cố định hơn lời. Hiện tượng này có thể nói là bình cũ rượi mới. Vẫn làn điệu quen thuộc vủa mọi người, nhưng tuý từng hoàn cảnh mà đưa lời vào cho thích hợp.
Hát Quan họ đòi hỏi một trình độ đa dạng về thể thơ. Các thể thơ trong dân ca Quan họ tuy còn nhiều bài theo thể 4 chữ, đó là những bài hát Đúm và có cả giọng Hừ la nhưng phần lớn là những thể thơ rất linh hoạt. Sở dĩ như vậy là vì hát Quan họ thể hiện nội tâm của người hát chứ không nhằm kể lại sự tích thành hoàng như các loại hát khác. Trong Quan họ có hai phong cách thể hiện rõ nhất là: Một phong cách khác vừa đều đặn, trang nghiêm, thường được thể hiện trước khi đối đáp với mục đích kể sự tích và chức trạng. Một phong cách khác vừa đều đặn, vừa biến đổi linh hoạt, vừa sôi nổi yên tĩnh, vừa dồn dập vừa lạng lẽ hiện ra trong phần hát đối đáp.
Như vậy đặc điểm của trạng thái tâm hồn và các quan niệm của nội dung cũng được thể hiện qua thể thơ. Thật vậy, thơ trình bày tâm trạng cụ thể của nghệ nhân bao giờ cũng có quan hệ chặt chẽ với thời gian và hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng hơn là thơ chúc tụng và kể sự tích. Lối đối đáp thể hiện những cảm xúc tuôn trào trong khoảnh khắc, của những tình cảm những biểu tượng và mô tả chúng ở trong tình trạng đối lập, song song, so sánh, ẩn dụ, ngẫu hứng.
Với sự rèn luyện suốt cuộc đời người nghệ sĩ nhân dân, bằng tất cả tâm hồn, tài năng và trí tuệ của người Bắc Ninh cộng với truyền thống văn vật thanh lịch lâu đời, người Quan họ đã sáng tạo nên hình thức thơ truyền thống đại diện cho tâm hồn yêu thơ của người Việt.
“Sang sông trở lại đằng xa
Song le còn bận việc nhà chưa xong
Ngập ngừng trong dạ nhớ mong
Nội trong tình tự chạnh lòng cả hai
Vì ai cho dở dang ai
Thuyền câu lơ lửng thuyền chài lửng lơ
Thuyền câu lơ lửng đã xong
Thuyền chài lơ lửng giữa dòng có thương?”
Giọng thơ đi ngập ngừng, hồi hộp bỗng trắc trở uốn khúc rồi đứt hẳn ra, một câu hỏi tha thiết đượm tình, buông nhẹ.
Quan họ có nhiều cách thể hiện khác nhau, trong đó có sự cầu viện đến thơ để bộc bạch nội dung của mình. Sở dĩ dùng đến thơ là vì người Quan họ cần nói lên một cách rõ ràng những ý định của mình ở trong cái hứng thú tinh thần nhưng không phải là nói thẳng ngay ra tất cả các ý định đó. Nếu như thế thì chẳng cần dùng đến thơ và cũng chẳng đưa lại những hứng thú gì. Quan họ chỉ cần nhấn mạnh vào các nội dung ấy, tất cả những gì làm cho nghệ nhân hứng thú và một lý do nào đó. Như vậy thì bất kỳ hiện tượng gì sự vật gì, bất kỳ biến cố hành động, lịch sử, hoàn cảnh bên ngoài hay rung động nội tâm gì cũng đều có thể đem vào trong lời ca và được nghệ nhân nhào lặn thành lời ca.
Câu thơ Quan họ mang tính chất tập thể. Vì thế vấn đề được quan tâm nhiều nhất là:
- Xưng tụng công đức vua Bà, và chúc mừng cho nhau những điều hạnh phúc.
- Trao đổi và tình nghĩa.
- Phần chúc tụng và ý nghĩa biểu tượng:
Phần hát chúc tụng đứng ngay đầu các buổi hát làm không khí buổi hát mang tính nghiêm trang nhất là những câu hát này lại được phát ra ngay trước bàn thờ thánh và bàn thờ tổ tiên. Tính chất quan trọng đó càng được tăng thêm khi những câu hát đó là những câu hát cố định, đã thuộc từ trước, sử dụng những giọng hát nhất định bên này hát ra là bên kia đáp lời, những câu hát ấy là những câu hát đỡ lời thay mặt cho dân làng hai bên. Vai trò trai gái đứng đối đáp chỉ là hai thực thể âm dương không nghi lễ và do đó đây là một hiện tượng đối ứng.
Vấn đề ở đây là làm sao chuyển phần chúc tụng sang phần tình nghĩa. Để khắc phục tình trạng này có khi người ta giải tán hẳn, chia buổi hát làm hai giai đoạn tách rời nhau.
Lê Văn Hảo: Trong một bài viết trước đây ở Huế đã dẫn sách: “Bắc Ninh tỉnh khảo dị, bản viết tay, thư viện Paris, nói rằng ở Viêm Xá có tục: “hát Quan họ thờ thần tại đình, vào ngày 4 tháng 1 và ngày 10 tháng 8 âm lịch hàng năm, cho gái Viên Xá và trai Hoài Bão cùng “nam nữ ca sự ngoài đình” rồi sau đó “nam nữ du ca tại gia” kèm với hành động luyến ái tính giao từ nửa đêm đến rạng sáng. Theo quan niệm của một làng thì nếu không làm như vậy thì mùa màng sẽ hư hỏng, một vật bất an. Như vậy, ngay cả đoạn “du ca tại gia” cũng là một phần tiếp trong quan niệm tín ngưỡng phồn thực, tàn dư thời nguyên thuỷ.
Những lời ca tụng không có một đối tượng chúc rõ rệt, các lời ca không đưa ra được hình ảnh, một biểu tượng gì đặc sắc để người ta cảm giác nhận thức được đối tượng một cách rõ ràng bởi vì hình thù của đấng tối linh ấy không rõ ràng nên công trạng cũng rất khó thấy, nhưng người ta quan niệm nếu không tiến hành Quan họ thì sẽ gặp nhiều rủi ro cho cả dân làng. Trong lời hát chúc như thế người ta thỉnh cầu về một cuộc sống âm no và hạnh phúc. Ấm no và hạnh phúc theo quan niệm của cư dân nông nghiệp thì không có gì hơn là “mưa thuận gió hoà, âm dương hoà hợp”.
Tuy những bài hát chúc tụng mang đậm dấu ấn dân ca nghi lễ cần hát thật nghiêm trang nhưng nó không khô cứng mà vẫn nóng hổi tinh thần cuộc sống. Ta có thể hiểu rõ điều này qua hình tượng con thuyền - Một vật hoàn toàn tượng trưng trong nghi lễ chúc tụng, tiễn đưa đã biến thành một con thuyền tình nghĩa hết sức đậm đà. Quan sát hình tượng này là để ra thấy cái khôn khéo, cái linh hoạt của triết lý dân gian vùng Quan họ.
Trò diễn nguyên hợp “bơi chải” là một loại hình phổ biến khắp nước ta đặc biệt vùng Bắc Ninh. Các lối bời chải dưới nước để lại dấu ấn trong lối hát trên thuyền của dân ca Quan họ, mặt khác hình tượng thuyền cũng đi vào dân ca Quan họ với nhiều màu sắc, cơ sở của sự phát triển này cũng là những dấu ấn đậm đà của thần thoại bơi chải. Từ một lối sinh hoạt đậm đà màu sắc lao động, bơi chải trở thành chèo chải đã đưa nó đến sự xa rời dân ca lao động. Chèo chải là hình thức chèo tượng trưng. Ở đây ta thấy hai giai đoạn của nó:
Giai đoạn đầu chèo chải được tiến hành trên sân đình, hai bên cột cửa, vẫn còn một con thuyền gỗ hoặc thuyền vải tượng trưng, các tay chèo vẫn cầm các tay chèo thật. Tuy thuyền đã có sơn son thiếp vàng.
Giai đoạn hai chèo chải vẫn được tiến hành trên sân đình, ở đây được tượng trưng bằng chiếc chiếu. Tay không cầm chèo nữa mà chỉ làm động tác chèo theo nhịp múa và nhạc. Trong giai đoạn này có chềo nhà Phật được tiến hành để đưa linh hồn người chết về thế giới bên kia, còn thuyền ở đây là một con thuyền tôn giáo. Bởi vì nó đi từ cõi sống đến cõi chết từ trần gian đến địa ngục. Con thuyền được hiểu như là một sự có mặt để người ta tập trung cảm xúc và suy nghĩ v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- VHOA (47).doc