Đề tài Giá trị nhân bản trong thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến

Từ bậc đỉnh vinh quang của giấc mộng ôm bảng vàng, phò vua giúp nước, Nguyễn Khuyến trở về vườn Bùi, về với cuộc sống ở làng quê, của cái lam lũ, nghèo nàn, xác xơ của đời sống lao động người nông dân. Nhưng giữa cái bùn đen ấy, Nguyễn Khuyến tìm được cái thanh nhàn trong tâm hồn, tìm lại đúng cái bản ngã của nhà thơ, được sống thoải mái bằng chính mình, không phải gò bó trước cái áo thụng, mũ quan và chính cuộc sống đó là suối nguồn thương yêu, luôn thấm đượm tình người, tình đời. Nguyễn Khuyến sống giữa đời 75 năm, trong đó 13 năm nhà thơ đi thi đỗ, ra làm quan, thời gian còn lại nhà thơ sống nơi điền viên thôn dân; biết, chứng kiến và nếm trải vui, buồn, hạnh phúc, khổ đau, cơ cực. của cuộc sống nơi thôn quê. Nguyễn Khuyến càng xa vua quan và thực dân Pháp bao nhiêu thì lại càng gần dân bấy nhiêu.

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4983 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giá trị nhân bản trong thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thơ (Nguyễn Huệ Chi chủ biên, NXB. Giáo dục, Hà Nội, 1994). Có thể coi đây là công trình chuyên khảo quy mô nhất về Nguyễn Khuyến. Gần đây, cuối năm 1998, cuốn sách Nguyễn Khuyến, về tác gia và tác phẩm, do Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu, NXB. Giáo dục, Hà Nội, 1998, “tập hợp một cách rộng rãi những bài viết và công trình khoa học tiêu biểu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Khuyến từ xưa đến nay”. Ngoài ra, chúng tôi lần lượt đi khảo sát ở một số công trình nghiên cứu khác về con người cũng như thơ văn Nguyễn Khuyến. Đặc biệt tìm hiểu về giá trị nhân bản trong thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến có công trình nghiên cứu của Nguyễn Đình Chú (1985), “Nguyễn Khuyến với thời gian”, Tạp chí Văn học, số 4, đã khẳng định Nguyễn Khuyến là nhà thơ nhân bản của Việt Nam. Nguyễn Bá Thành (2006) với Bản sắc Việt Nam qua giao lưu văn học, Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, NXB. Quốc gia, Hà Nội, cũng khẳng định ý kiến đó. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Với đề tài này, chúng tôi khảo sát trên toàn tập thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến, đặc biệt đi sâu vào khảo sát bản dịch thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến trong Tuyển tập thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến do Trần Văn Nhĩ tuyển chọn và dịch thơ, NXB. Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Giá trị nhân bản trong thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến. 4. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài “Giá trị nhân bản trong thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến”, chúng tôi sử dụng các phương pháp: - Phương pháp thống kê. - Phương pháp phân tích. - Phương pháp so sánh, đối chiếu. - Phương pháp tổng hợp. - Phương pháp khái quát hoá. 5. Cấu trúc khoá luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của khoá luận được tổ chức thành ba chương: Chương 1: Cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Khuyến Chương 2: Giá trị nhân bản trong thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến nhìn từ bình diện nội dung và phương thức biểu hiện Chương 3: Tư tưởng nhân bản của Nguyễn Khuyến trong dòng chảy chung văn học trung đại Ngoài ra còn có phần Tài liệu tham khảo với 36 công trình lớn nhỏ. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP THƠ CA CỦA NGUYỄN KHUYẾN 1.1. Cuộc đời: Nguyễn Khuyến sinh ngày 18 tháng giêng năm Ất Mùi, Minh Mệnh thứ 16 (tức 15/2/1835) ở quê mẹ làng Hoàng Xá, huyện Ý Yên, Nam Định; nhưng ông lớn lên và sống chủ yếu ở quê cha, làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Tên ông lúc đầu là Thắng, mãi đến 1865, thi Hội không đỗ mới đổi là Khuyến (Khuyến là cố gắng). Người địa phương quen gọi Nguyễn Khuyến lúc về già là cụ Tam (ba lần đậu đầu), cụ Hoàng Và (Và là tên Nôm của xóm Vị Hạ) hay cụ Hoàng Thắng (Hoàng là học vị Hoàng Giáp). Hiệu là Quế Sơn. Nguyễn Khuyến xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, hai bên nội ngoại đều có truyền thống khoa bảng. Cha là Nguyễn Tông Khải, đỗ ba khoa tú tài, chuyên nghề dạy học. Cuộc sống thanh bạch, giản dị, trọng đạo lý và tính tình hào phóng của cụ đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhà thơ sau này. Mẹ là Trần Thị Thoan, một ngưòi phụ nữ hiền lành, chịu thương, chịu khó, nuôi chồng, nuôi con ăn học và thi cử. Năm 17 tuổi (1852) nhà thơ lấy vợ và đi thi Hương lần thứ nhất với cha, song không đỗ. Năm sau (1853) địa phương có dịch thương hàn, cha và em ruột, bố mẹ vợ nhà thơ cùng nhiều họ hàng thân thuộc đều qua đời vì cơn dịch bệnh khủng khiếp ấy. Gia đình lâm vào cảnh khốn cùng. Năm 1854, nhà thơ đã nối lại nghề cha đi dạy học để lấy lương ăn và tiếp tục ôn thi, song ba khoa thi Hương tiếp theo 1855, 1858, 1861 ông đều không đỗ. Bấy giờ có tiến sĩ Vũ Văn Lý, người làng Vĩnh Trụ, huyện Nam Xang (tức huyện Lý Nhân) tỉnh Hà Nam thấy Nguyễn Khuyến học giỏi nhưng khoa cử lận đận nên đem về nuôi cho ăn học. Năm Giáp Tý (1864), nhà thơ đỗ đầu kì thi Hương ở Hà Nội. Tiếp theo ông lại trượt các kì thi Hội năm 1865, 1868, 1869. Năm Tân Mùi (1871), Nguyễn Khuyến đỗ đầu kì thi Hội, sau đó vào thi Đình, đỗ đầu kì thi Đình. Cả ba lần thi: thi Hương, thi Hội, thi Đình, nhà thơ đều đỗ đầu nên người ta gọi ông là Tam nguyên Yên Đổ, và vua Tự Đức ban cờ biển cho ông cũng viết hai chữ “Tam Nguyên”. Sau khi thi đỗ, Nguyễn Khuyến được cử làm quan ở Sử quán trong triều. Năm 1873, ông được cử ra làm Đốc học tỉnh Thanh Hoá, rồi Án sát tỉnh Thanh Hoá. Năm 1874, mẹ mất, ông xin về quê để tang mẹ. Mãn tang, ông vào kinh làm Biện lý Bộ hộ. Năm 1877, đổi làm Bố chánh tỉnh Quảng Ngãi; trong năm này, ông và các quan đầu tỉnh Quảng Ngãi bị phạt tội vì không kịp thời “đảo vũ” và không dẹp nổi loạn lạc. Năm 1879, Nguyễn Khuyến bị điều về kinh sung chức Trực học sĩ và làm Toản tu ở Quốc Sử quán. Năm 1883, triều đình Huế cử ông làm phó sứ cùng với Lã Xuân Oai làm chánh sứ đi công cán nhà Thanh, nhưng tình hình biến đổi: tháng 8 năm 1883 Thuận An (Huế) thất thủ. Việc đi sứ bị đình, ông lại về chức cũ. Tháng 12/1883, thực dân Pháp đem quân đánh chiếm Sơn Tây. Nguyễn Hữu Độ cử Nguyễn Khuyến làm Tổng đốc, nhưng ông dứt khoát từ chối. Mùa thu năm 1884, ông lấy cớ đau mắt nặng xin cáo quan trở về Yên Đổ, khi mới 50 tuổi. Tuổi già ông vừa dạy học vừa làm thơ, ông mất ngày 15 tháng giêng năm Kỷ Dậu (tức 5/2/1909), thọ 75 tuổi. 1.2. Sự nghiệp thơ văn Nguyễn Khuyến đã để lại cho văn học nước nhà một khối lượng thơ ca đồ sộ và vô cùng quý giá. Quế Sơn thi tập có trên 300 bài thơ chữ Hán, chữ Nôm, hát nói, câu đối. Yên Đổ thi tập. Bách Liêu thi văn tập. Cẩm ngữ và những bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng. Riêng về thơ chữ Hán, chúng tôi khảo sát trong cuốn Tuyển tập thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến do Trần Văn Nhĩ tuyển chọn và dịch thơ, NXB. Văn Nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2005; gồm các tập: Yên Đổ tiến sĩ thi tập (72 bài). Quế Sơn thi tập (135 bài). Quế Sơn Tam nguyên thi tập (73 bài). Các tập thơ khác: Hải Vân Am thi tập (22 bài). Quế Sơn thi tập tục biên (33 bài) Yên Đổ Tam nguyên thi tập (13 bài) Quế Sơn cựu lục (4 bài) Sưu tầm (Bùi Văn Cường) (5 bài). Chương 2: GIÁ TRỊ NHÂN BẢN TRONG THƠ CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN KHUYẾN NHÌN TỪ BÌNH DIỆN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN 2.1. Nguyễn Khuyến – nhà thơ nhân bản của Việt Nam 2.1.1. Những vấn đề liên quan tới nhân bản và giá trị nhân bản Theo từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, NXB. Đà Nẵng, 2006: “Nhân bản là nhân văn, mà nhân văn thuộc về văn hoá của loài người. Nhân văn chủ nghĩa thuộc về chủ nghĩa nhân văn”. Theo quan niệm của Nho giáo, nhân văn (chủ nghĩa nhân văn) nghĩa đen là nét đẹp của con người. Trời cũng có nét đẹp của trời, gọi là thiên văn. Đất có nét đẹp của đất, gọi là địa lý. Đẹp của người gọi là nhân văn, nhưng lý của địa là nét đẹp hình thức. Văn của trời và người là nét đẹp nội dung, đẹp của tâm hồn. Từ điển Văn học (bộ mới), NXB. Thế giới, 2004 cũng đã đưa ra định nghĩa chủ nghĩa nhân văn khá đầy đủ. Chủ nghĩa nhân văn là một từ bao trùm chủ nghĩa nhân đạo. Nội dung nhân văn thực chất là nhân đạo, đều là mối quan hệ con người với con người, lấy con người làm gốc. Rõ ràng, những gì liên quan tới con người đều được gọi là nhân bản. Theo cách hiểu của Nguyễn Đình Chú trong công trình “Nguyễn Khuyến với thời gian”, nhân bản có nghĩa trước hết là đối lập với phi nhân bản. Nhân bản bao gồm mọi phẩm chất, mọi thuộc tính, mọi tư chất làm nên giá trị cao quý của con người với tư cách là động vật cao cấp, một thực thể tồn tại đẹp đẽ nhất, đáng quý trọng nhất của tạo hoá. Nhân bản bắt nguồn từ lao động của con người. Nhân bản mang tính xã hội. Nhân bản, trước hết và luôn luôn là sản phẩm của nhân dân tạo ra trong quá trình đấu tranh xã hội để xây dựng cuộc sống. Nhân bản vừa mang tính nhân loại, vừa mang tính dân tộc. Dân tộc Việt Nam có nhân bản Việt Nam và văn học Việt Nam vừa là sản phẩm vừa là hình thức biểu hiện phản ánh nhân bản Việt Nam. Khoa nghiên cứu văn học có thể dùng khái niệm nhân bản như là một khái niệm công cụ để tạo ra một hệ quy chiếu có hiệu quả mang tính chất tập trung trong việc nhận thức của tác giả, tác phẩm văn học mà Nguyễn Khuyến và thi phẩm của ông là một trường hợp. Với Nguyễn Khuyến, thơ văn cũng như con người đếu là những biểu hiện của ứng xử nhân bản. 2.1.2. Nguyễn Khuyến – hành trình nhân bản, cái nhìn về con người Con người bao giờ cũng là đối tượng nhận thức trung tâm của văn học nghệ thuật. Và sáng tác văn học nghệ thuật bao giờ cũng là một cái nhìn về các đối tượng nhận thức mà trước hết là con người. Marcel Proust (1871 – 1920, tác giả bộ tiểu thuyết vĩ đại Đi tìm thời gian đã mất, người từng “đi tìm giá trị cuộc sống trong bản thân con người”. Con người trong sáng tác Nguyễn Khuyến đã hiện lên với nhiều dạng thái phong phú, mới mẻ. Vừa có con người chức năng phận vị, con người giữ tiết lại có con người cá nhân - bản ngã. Nhưng có lẽ con người tiêu biểu nhất là con người nhân bản - đời thường, nghĩa là nhìn con người trong dạng thái một thực thể sinh động tự nhiên với những nhu cầu thể chất và tinh thần mà “cơ thể và nhân cách sống của con người có thể có được” (K.Marx). Nguyễn Khuyến là một trong những tác gia nói được một cách xúc động, thấm thía nhất về lo toan những đói no, ấm lạnh của người dân trong cuộc đời thường, những ly hợp, buồn vui của tình người muôn thuở. Nguồn sáng được chiếu rọi từ những cái nhìn như thế về con người chắc hẳn không bao giờ tắt. Con người trong sáng tác Nguyễn Khuyến ở dạng thái này có thể cô cao ngạo thế, đứng cao hơn mọi đối tượng, ở dạng thái kia có thể lo đạo chứ không lo nghèo… nhưng rồi vẫn không thoát khỏi những lo toan của bài toán sinh tồn, những dăng mắc của tình người, tình đời. “Tôi là người, và tất cả những gì thuộc về con người không hề xa lạ đối với tôi”, Xuân Diệu rất có cơ sở “vận” điều này vào Yên Đổ mà điển hình là bài “Nhân tặng nhục” (Có người cho thịt). Có thể nói bước trở về Yên Đổ đã hồi sinh và nhen tiếp cho ông ánh lửa ấm áp trong cảm nhận nhân bản đẹp đẽ về con người đời thường, mà suốt hơn mười năm làm quan ông không mấy khi có được. Từ đây, ông thực sự gắn mình với thế giới đời thường và con người đời thường, bản thân ông cũng thực sự là con người đời thường, nghĩa là con người dám tước bỏ hết mọi hào nhoáng, ràng buộc cách biệt mình với đồng loại nhân quần. Mối quan hệ hai chiều giữa bản thân nhà thơ với mọi người trở nên quá gần gũi, thân tình thậm chí suồng sã (đó là tình cảm giữa con người với con người, tình làng xóm, tình bè bạn, tình cảm vợ con...). Đến với Nguyễn Khuyến với thơ văn cũng như phong cách, con người Nguyễn Khuyến là đến với một nhân cách đột xuất, một nhà thơ của nhân bản Việt Nam. Chính cái tiếng cười bất hủ, cái điệu sống, hồn thơ gắn bó sâu nặng với quê hương làng cảnh, tiếng nói nhân tình, dân tình, và cả tấm lòng yêu nước ở mức Nguyễn Khuyến, theo kiểu Nguyễn Khuyến… Tất cả, quy lại là giá trị nhân bản Việt Nam đã được kết tinh thành nghệ thuật trong thơ ca Nguyễn Khuyến và từ lâu đã được trân trọng. Tuy nhiên đến nay, ý niệm nhân bản, nhìn lại ở từng khía cạnh, vẫn có thể thấy rõ thêm những ý nghĩa mới mẻ. Ví như trong tiếng cười của Nguyễn Khuyến, giá trị không phải ở chỗ biết cười cái đáng cười, mà thực ra, qua những tiếng cười cụ thể đó là đạo đức, tài năng, tâm huyết, là cái cao cả trước cái đê hèn, thậm chí là cái dũng khí trước cái bạo tàn, gọn lại là cái nhân bản trước cái phi nhân bản. Không cắm rễ sâu trong lòng dân tộc, không dễ gì có tiếng cười như tiếng cười Nguyễn Khuyến. Với ý niệm nhân bản Việt Nam, càng đọc thơ Nguyễn Khuyến càng thấy ánh lên bao nhiêu vẻ đẹp khác biệt lý thú: cái đôn hậu đối lập với cái bạo tàn; cái chân thành đối lập với cái hời hợt; cái vị tha đối lập với cái vị kỷ; cái thanh khiết đối lập với cái ô trọc; cái tự trọng đối lập với cái vô liêm sỉ; cái thuỷ chung đối lập với cái phụ bạc; cái thông minh đối lập với cái ngu đần; cái tài năng đối lập với cái kém cỏi… Và với Nguyễn Khuyến, có thể nói rằng: giáo lý Nho gia khoa bảng và xiêm áo của triều đình phong kiến đã không che lấp nổi nhà thơ nhân bản Nguyễn Khuyến, được nuôi dưỡng từ nhân bản Việt Nam, không vùi lấp được Nguyễn Khuyến, người từng là cậu học trò quen đánh dậm, có bà vợ “hay lam hay làm”. Chính cái nhân bản này đã là gốc rễ bền vững cho tài thơ, hồn thơ Nguyễn Khuyến có được cành lá sum suê rợp bóng và vĩnh viễn rợp bóng với thời gian. 2.2. Giá trị nhân bản trong thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến từ bình diện nội dung Phần lớn thơ văn của Nguyễn Khuyến được sáng tác trong thời gian về ẩn cho đến lúc chết, tức là thời kì mà phong trào Cần Vương dần dần đi đến chỗ tan rã và thất bại; xã hội thực dân nửa phong kiến đã bắt đầu hình thành. Thời đại thay đổi, kéo theo sự vận động thay đổi trong quan điểm lập trường, cách cảm, cách nghĩ của Nguyễn Khuyến; thể hiện một tấm lòng, một tâm hồn, nhân cách cao đẹp. Một nỗi niềm trăn trở với vận mệnh của đất nước, với những điều tai ương, phiền nhiễu của xã hội đương thời và cái nhìn đầy cảm thông, trìu mến, xúc động với cảnh sống nơi điền viên, thôn dã. Hoà vào cuộc sống tức hoà vào nhịp thơ của thiên nhiên và nhịp đập của trái tim với sức lay động trước cảnh sống của người dân lao động mà nhà thơ gắn bó. Tiếng nói nhân tình – dân tình; tinh thần yêu nước và tình yêu thiên nhiên, có lúc hoà tan như lớp sóng vỗ oàm, có lúc tách thành trăm con sóng nhỏ cứ miên man chảy, hiện lên trong thơ ông với đa sắc màu, đa giọng điệu chứa chan tình cảm. 2.2.1. Thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến - tiếng nói nhân tình và dân tình Từ bậc đỉnh vinh quang của giấc mộng ôm bảng vàng, phò vua giúp nước, Nguyễn Khuyến trở về vườn Bùi, về với cuộc sống ở làng quê, của cái lam lũ, nghèo nàn, xác xơ của đời sống lao động người nông dân. Nhưng giữa cái bùn đen ấy, Nguyễn Khuyến tìm được cái thanh nhàn trong tâm hồn, tìm lại đúng cái bản ngã của nhà thơ, được sống thoải mái bằng chính mình, không phải gò bó trước cái áo thụng, mũ quan và chính cuộc sống đó là suối nguồn thương yêu, luôn thấm đượm tình người, tình đời. Nguyễn Khuyến sống giữa đời 75 năm, trong đó 13 năm nhà thơ đi thi đỗ, ra làm quan, thời gian còn lại nhà thơ sống nơi điền viên thôn dân; biết, chứng kiến và nếm trải vui, buồn, hạnh phúc, khổ đau, cơ cực... của cuộc sống nơi thôn quê. Nguyễn Khuyến càng xa vua quan và thực dân Pháp bao nhiêu thì lại càng gần dân bấy nhiêu. Sống gần dân, giữa dân, nhà thơ không thể không thốt ra điều xót xa rằng sao đồng bào ta khổ cực đến thế? cuộc đời này sao lắm cảnh nhiễu nhương đến vậy? Đồng loại tương tranh trúc phọc trúc Lợi tâm vô yếm ngư thôn (Lòng tham không chán, cá nuốt cá Cùng sống tranh nhau, tre trói tre) (Độc thán) Nguyễn Khuyến từ quan về với đồng ruộng, không phải chỉ là thông cảm với nông dân mà chính mình cũng nông dân hoá. Nhà thơ hiểu, biết tất cả những công việc của nhà nông, của nỗi nhọc nhằn “điền tẩu”. Bấy giờ Nguyễn Khuyến nhường cái lo mất nước; cái sự thể lớn lao cho nỗi lo âu, vất vả khó khăn của một nhà nông khi vào vụ: nào là cuốc, cày, bừa, xới, làm cỏ, bón phân... nào lo mưa dầm, rét sớm, nắng hạn, gió khô, lo nạn chuột... Với một nhà nông quen thuộc – công việc của một nhà nông đã là khó khăn cực nhọc, quanh năm lam lũ với đồng áng, lo thiên tai dịch hoạ, lo thiếu thốn mất mùa… công việc đồng áng làm cho nhà nông không khi nào nghỉ ngơi. Ấy vậy mà, chúng ta đọc thơ càng quý mến cái thơ có chất muối của cuộc đời, trong đó có cả cái thơ có chất mồ hôi muối; dễ thường có nhà thơ nào mà gắn sâu với lao động như cụ đại Nho đỗ Tam Nguyên này? Tiếng nói nhân tình, dân tình trong thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến không chỉ dừng lại ở tình cảm với những người nông dân, sự đồng cảm chia sẻ với nỗi cơ cực, vất vả của người dân lao động nơi làng quê; là tiếng nói của chính nhân cách, tâm hồn của chính mình, mà tình cảm ấy còn được mở rộng ra. Nguyễn Khuyến gắn bó với cuộc đời bằng nhiều tình cảm khác: đó là những tình thương vợ con, thương bạn bè, thương thầy, thương trò, tình làng xóm láng giềng, tình mến yêu những cảnh vật nông thôn… Đó là những tình cảm rất bình thường, đó là cuộc sống hàng ngày. Nhưng trong Nguyễn Khuyến, những cái bình thường ấy đi vào văn thơ với một giá trị đặc biệt. 2.2.2. Tinh thần yêu nước - một khía cạnh của nhân bản trong thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến Tiếng súng râm ran của thực dân Pháp vang lên khắp hai miền Nam - Bắc và sự yếu đuối nhu nhược của triều đình Tự Đức đã thức tỉnh tâm hồn nhà thơ cũng như tầng lớp trí thức nho sĩ đương thời. Trừ những người không thoát khỏi bả vinh hoa phú quý, cam tâm bán nước làm tay sai cho Pháp. Những “nhà nho học chữ Tàu” còn lại đều khắc khoải thể hiện tiết tháo của mình trên tất cả các sự lựa chọn. Dù đứng ở sự lựa chọn nào cũng dẫn đến kết quả cuối cùng: người trước kẻ sau đều nhận lấy những cái chết vẻ vang. Riêng Nguyễn Khuyến tuy không có cái dũng cảm lấy cái chết của mình để đền nợ nước, nhưng ông cũng không phải vì năm đấu gạo mà ở lại làm quan khi đất nước rơi vào tay giặc, ông đột ngột treo ấn từ quan khi cuộc đời mới bước vào độ “tri thiên mệnh”. Vào thời Nguyễn Khuyến sống, chế độ phong kiến đã trở thành gánh nặng của lịch sử, không đủ khả năng đưa dân tộc thoát khỏi thảm họa ngoại xâm và nô dịch. Nhà thơ đã làm quan mười mấy năm trời nhưng không có phương sách nào cứu nước, cứu dân; ông chỉ có tấm lòng thành biết xót xa vì vận nước, đau đớn vì sự bất lực của mình, cho nên ông luôn muốn bày tỏ với người đương thời và với người đời sau tấm lòng trinh bạch của mình. Ông cáo quan về nhà giữ tiết trong sạch, mà người có học, có nhân cách lớn; ông không khỏi u hoài, day dứt trước hiện thực đau lòng của đất nước. Nguyễn Khuyễn biết dành trọn tấm lòng thuỷ chung sắt son cho dân, cho nước. Có thể nói, suốt gần 1/4 thế kỷ về hưu, không một lúc nào, ông xa rời vận mệnh đất nước. Nếu như các nhà nho trung nghĩa cuối thế kỷ XIX đều tự mình đi tìm cái chết vẻ vang bằng triết lý nhân sinh cao cả “Chớ đem thành bại luận anh hùng” (Nguyễn Xuân Ôn), thì Nguyễn Khuyến lại tìm thấy con người Nho gia của mình trong nỗi niềm thân phận: thương cho mình và đớn đau cho đất nước Ngẫm đến bút nghiên tràn nước mắt Ngước nhìn đất nước xiết buồn đau. (Tiễn môn đệ) Nguyễn Khuyến chưa phải là nhà yêu nước tích cực, nhưng qua sáng tác nhất là từ khi về hưu, quả ở Nguyễn Khuyến có một tâm hồn thơ thương dân, yêu nước, không phải với thân phận của một thần tử mang trong mình ý niệm “trung quân”, “ái quốc’ mà là với tư cách một người cầm bút, một nhà thơ gần gũi với quê hương làng xóm, con người, đặc biệt là con người lao động mà ông tiếp xúc và thấy rõ cuộc sống hàng ngày của họ, cuộc sống khốn khó vì thiên tai, cuộc sống của người dân nô lệ. Cho nên, nghĩ đến văn thơ lòng dạ nhà thơ lại như rỏ máu khôn nguôi, buồn đau khôn xiết (Điệu quyên, Cuốc kêu cảm hứng). Thương cho nhà, thương cho mình hoà với thương dân, thương cho cảnh đời đói nghèo, khốn quẫn. Thương mình – thương dân, thương nhà – thương nước, những cặp tình cảm đó day dứt tâm hồn ông, nhức nhối trong thơ ông. Đó là gì nếu chẳng phải là đạo lý truyền thống, là giá trị văn hoá tinh thần cơ bản của dân tộc ta và là sự thể hiện sâu sắc giá trị nhân bản qua thơ văn ông. Tinh thần yêu nước còn được Nguyễn Khuyến thể hiện qua chùm thơ vịnh sử, ca ngợi những anh hùng cứu quốc, nó mang hào khí hào hùng của dân tộc. Hồn thơ yêu nước thiết tha trong thơ Nguyễn Khuyến chỉ có riêng Nguyễn Khuyến, không lẫn vào đâu được ở các nhà thơ khác. Cuộc sống buổi giao thời hiện ra trong thơ ông cô đúc đến đậm đặc và thật như chính nó. Với tinh thần bất hợp tác với giặc, ông quyết treo ấn từ quan trở về với cuộc sống tuy còn lam lũ nghèo nàn, khổ cực, trăm nỗi đau, nghìn nỗi uất ức phải cam chịu. Tuy nó không sục sôi căm thù. Không ồn ào cay nghiệt. Thơ Nguyễn Khuyến là tiếng lòng, tiếng kêu thương và là hồn của dân tộc trước từng cơn “chớp bể mưa nguồn”. 2.2.3. Giá trị nhân bản trong thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến biểu hiện qua tình yêu thiên nhiên Đem thơ đi từ cội nguồn về thế tục, gắn bó đời mình với làng quê, với cánh đồng chiêm trũng, hoà mình vào nhịp thơ rộn ràng của thiên nhiên, đất trời, cỏ cây, sông nước... Con người thơ Nguyễn Khuyến đã cảm nhận vào tâm hồn mìmh một nhịp sống mới, một giai điệu mới ấm áp tình người mà không một nhà thơ nào trong văn học trung đại làm được và lấy đó làm phong cách sống của mình. Ngoài tiếng thơ của nhân tình, dân tình, nhà thơ yêu nước, nhà thơ trào phúng… Nguyễn Khuyến còn gửi gắm tình cảm đặc biệt của mình vào tình yêu thiên nhiên, vốn được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, nhà thơ nông thôn. Thiên nhiên hiện lên trong thơ ông, đặc biệt trong thơ chữ Hán đầy đủ sắc màu, âm thanh của bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông, có non cao, sông rộng, cảnh vui, cảnh buồn… đầy sinh động bởi nỗi niềm, tâm sự của con người nhà thơ ký thác, gửi gắm vào đó. Nguyễn Du đã từng viết: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”; cảnh vật nhuốm màu tâm sự của người đang chìm mình trong cảnh ấy. Nhìn núi cao non đẹp, bên cạnh cái đẹp hùng tráng bao giờ các bài thơ viết về cảnh non nước ấy của Nguyễn Khuyến cũng bộc lộ, một con người đầy tâm sự, một con người trăn trở, muốn dứt bỏ sự đời nhưng bị sự đời vương vấn - cuối cùng phải gửi gắm lòng mình trong nỗi lòng hoài vọng về cha ông thuở trước, tìm một chút hơi ấm nhân tình mà cuộc sống hiện tại khó mà có được, và chùm thơ vịnh cảnh thể hiện rất rõ tâm sự này của nhà thơ. Trong những vần thơ viết về thiên nhiên cây cảnh; có thể tách thành các nhóm nhỏ: nhóm vịnh cúc, mai để gửi gắm ước mơ, tâm sự; nhóm miêu tả vườn rau, ruộng cải để thể hiện cuộc sống nông thôn, nhàn nhã, ước vọng giao hoà cùng cuộc sống thiên nhiên trong cuộc sống dân giã bình thường; nhóm về cây cảnh (Vịnh cúc, Vịnh mai, Tiểu viên, Giới viên, Thái viên, Yêu quất, Thuỷ tiên...). Nguyễn Khuyến treo ấn từ quan về với đồng ruộng, vườn quê. Ông luôn muốn học tâp người xưa và lấy gương của người xưa để soi chiếu vào mình (Đào Tiềm, Khuất Nguyên). Rời bỏ chốn quan trường về lại với cảnh vật nông thôn, cảnh đời thôn dã nơi quê hương bùn lầy nước đọng, mà nhà thơ gắn bó suốt nửa cuộc đời trước, 30 – 40 năm. Ấy thế mà, 25 năm cuộc đời, về lại Yên Đổ, dường như có một thứ ánh sáng kì diệu nào đó soi toả cho “đôi mắt đã nhoà” ấy nhìn cảnh, nhìn người sao mà tinh tế, sâu xa đầy khám phá, có sức lay động lòng người đến thế. Lòng yêu thiên nhiên trải dài trong thơ chữ Hán từ thơ du vịnh, vịnh vật, vịnh cảnh đến tứ thời - ở mảng thơ nào cũng đậm hồn sắc Việt Nam. Tất cả những điểm nhấn đó đi vào thơ văn ông, kết tinh thành giá trị nhân bản cao đẹp. 2.3. Giá trị nhân bản trong thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến nhìn từ phương thức biểu hiện Đến với đời và thơ Nguyễn Khuyến là đến với một hiện tượng văn học độc đáo của văn học Việt Nam vào giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đặc biệt là trong thơ chữ Hán. Nhà thơ của nhân tình, dân tình, một hồn thơ yêu nước thiết tha và tình yêu thiên nhiên - cộng hưởng giao hoà trở thành nội dung tư tưởng xuyên suốt toàn bộ tác phẩm của ông, được thể hiện qua phương thức biểu hiện độc đáo, đặc sắc. Tuy viết bằng chữ Hán, song thơ ông giản dị, ít điển cố, giàu hình ảnh, nhiều bài thơ chữ Hán viết ra rồi chính tác giả dịch ra thơ Nôm mang đậm phong cách, hương vị thơ Việt Nam. Mang bản sắc Việt Nam hay đó là giá trị nhân bản mà thơ ông bộc lộ. Phong cách dân gian trong thơ Yên Đổ được biểu hiện ở chỗ Nguyễn Khuyến vận dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ vào trong thơ của mình; các thể thơ lục bát, thất ngôn bát cú, thơ 5 chữ, thơ 7 chữ... Thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến viết nhiều về không gian làng quê, không gian đời thường, không gian thiên nhiên, vũ trụ... Gắn liền với không gian có thời gian mang chiều tấc thiên nhiên vũ trụ có đủ bốn mùa; thời gian sinh hoạt đời thường gắn liền với cuộc sống lao động của người dân... Chương 3: TƯ TƯỞNG NHÂN BẢN QUA THƠ CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN KHUYẾN TRONG DÒNG CHẢY VĂN HỌC TRUNG ĐẠI 3.1. Sự vận động thống nhất về tư tưởng nhân bản từ thơ chữ Nôm đến thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến Nguyễn Khuyễn đã để lại khá nhiều thơ văn chữ Nôm cũng như chữ Hán. Về chữ Hán ta đã khảo sát ở các tập trên trong Tuyển tập thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến thơ văn chữ Nôm còn lại vào khoảng non 100 bài. Nội dung trong thơ văn chữ Nôm và thơ văn chữ Hán thống nhất nhau, bổ sung cho nhau. Nhiều khi làm một bài thơ chữ Nôm xong, tác giả lại tự dịch ra chữ Hán hoặc ngược lại. Trong sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Khuyến, từ thơ chữ Nôm đến thơ chữ Hán, có thể nói giá trị nhân bản như là một sợi dây xuyên suốt, tạo nên một mạch chảy vận động thống nhất. Nhìn từ bình diện tư tưởng này, người đọc có được một cái nhìn khái quát, thống nhất hơn khi đọc thơ văn của ông. Là một nhà nho từ bậc vinh quang “mũ áo xênh xang”, giấc mộng ôm bảng vàng, giành giải khôi nguyên trong cả 3 kỳ thi - rồi đau buồn, bất lực trước thời cuộc, Nguyễn Khuyến đã cáo quan xin về ở ẩn ngay giữa làng quê nghèo chiêm trũng Bình Lục của ông. Đứng ở phương diện nào ta cũng thấy giá trị nhân bản “ngồn ngộn” trong thơ văn - ở tinh thần yêu nước, đó là sự thể hiện thái độ châm biếm, đả kích, trào lộng, chua cay và độ lượng nhưng cũng sâu lắng tình người, tình đời của cụ Tam Nguyên Yên Đổ. Đó là thái độ bất hợp tác với giặc. Tuy rằng trong cách xử thế về - ở lúc đầu gây ra cho ông sự lúng túng, song cuối cùng ông chọn con đường duy nhất là trở về để giữ mình cho trong sạch, lánh xa những bụi bặm của cuộc đời. Điều này thể hiện rất rõ trong bài Mẹ Mốc và Vịnh cúc; giữ phẩm tiết cao đẹp của mìn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguy7877n Khuy7871n.doc