Đề tài Giá trị truyền thống trong điều kiện hiện nay ở nước ta

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu

Chương 1:Phép biện chứng về phủ định 1

1. Khái niệm về phủ định và phủ định biện chứng 1

1.1. Phủ định 1

1.2. Phủ định biện chứng 1

2. Các đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng 2

2.1.Tính khách quan 2

2.2.Tính kế thừa 2

3. Quy luật phủ định của phủ định. Hình thức “xoáy ốc” của sự phát triển 3

4.Ý nghĩa phương pháp luận 6

Chương 2: Giá trị truyền thống trong điều kiện hiện nay ở nước ta 8

1. Giá trị truyền thống 8

2. Giá trị truyền thống trong lịch sử phát triển dân tộc Việt Nam 9

3. Nội dung và vị thế của giá trị truyền thống Việt Nam trong giá trị nhân loại 11

4. Giá trị truyền thống trong điều kiện hiện nay ở nước ta dưới góc độ triết học, đặc biệt là giá trị sinh thái truyền thống 12

4.1. Văn hoá sinh thái và những giá trị văn hoá sinh thái truyền thống Việt Nam 12

4.2. Giá trị văn hoá sinh thái truyền thống ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá 16

Lời kết

Danh mục tài liệu tham khảo

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1777 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giá trị truyền thống trong điều kiện hiện nay ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xoáy ốc” thể hiện một trình độ cao hơn của sự phát triển, đồng thời dường như quay lại cái đã qua, dường như lặp lại vòng trước. Sự nối tiếp nhau của các vòng thể hiện tính vô tận của sự phát triển, tính vô tận của sự tiến lên từ thấp đến cao. Nghiên cứu quá trình phát triển của sự vật theo quy luật phủ đinhj của phủ định, chúng ta không được hiểu một cách máy móc là mọi sự vật trong thế giới hiện thực đều phải trải qua hai lần phủ định mới hoàn thành một chu kỳ phát triển của chúng. Trong hiện thực, một chu kỳ phát triển của sự vật cụ thể có thể bao gồm số lượng các lần phủ định nhiều hơn hai. Có sự vật trải qua hai lần phủ định, có sự vật phải trải qua ba, bốn, năm lần phủ định,... mới hoàn thành một chu kỳ phát triển. Điều đó phụ thuộc vào tính chất của một quá trình phát triển cụ thể, nhưng ít nhất cũng phải hai lần.Chẳng hạn: Vòng đời của con tằm : trứng - tằm – nhộng – ngài – trứng. ở đây vòng đời của tằm phải trải qua bốn lần phủ định. Các nguyên tố hoá học trong bảng Hệ thống tuần hoàn do Menđêleep thể hiện rõ điều khái quát nêu trên. Các nguyên tố hoá học phải trải qua rất nhiều lần phủ định mới hoàn thành chu kỳ phát triển của chúng. Mặt khác, trong số rất nhiều lần phủ định của một chu kỳ phát triển biện chứng, tất cả các lần phủ định đó vẫn có thể khái quát lại là hai lần : phủ định biện chứng “lần thứ nhất” là loại phủ định chuyển cái xuất phát thành cái đối lập với mình, phủ định biện chứng “lần thứ hai” là loại phủ định chuyển cái trung gian thành cái đối lập của nó, và do đó làm xuất hiện sự vật dường như lặp lại cái xuất phát, nhưng trên cơ sở mới cao hơn. Từ sự phân tích đã được nêu ra ở trên, chúng ta khái quát về nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định như sau: Quy luật phủ định của phủ định nêu lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái bị phủ định và cái phủ định; do sự kế thừa đó, phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn, bác bỏ tất cả sự phát triển trước đó, mà là điều kiện cho sự phát triển, nó duy trì và gìn gĩư nội dung tích cực của các giai đoạn trước, lặp lại một số đặc điểm cơ bản của cái xuất phát, nhưng trên cơ sở mới cao hơn; do vậy, sự phát triển có tính chất tiến lên không phải theo đường thẳng, mà theo đường “xoáy ốc”. 4.ý nghĩa phương pháp luận Nghiên cứu về quy luật phủ định của phủ định, chúng ta có thể rút ra một số ý nghĩa phương pháp luận sau đây : Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta nhận thức đúng đẵn về xu hướng phát triển của sự vật. Quá trình phát triển của bất kỳ sự vật nào cũng không bao giờ đi theo một đường thẳng, mà diễn ra quanh co, phức tạp, trong đó bao gồm nhiều chu kỳ khác nhau. Chu kỳ sau bao giờ cũng tiến bộ hơn chu kỳ trước. Xã hội và các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như cuộc sống của con người đều diễn ra theo chiều hướng đó. Xã hội loài người phát triển từ công xã nguyên thuỷ, qua chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản sẽ đến xã hội phủ định xã hội tư bản – chủ nghĩa cộng sản mà giai đoạn đầu là xã hội xã hội chủ nghĩa. Xã hội tư bản đã, đang và sẽ tạo ra những tiền đề phủ định chính nó, đặt nền móng cho xã hội phát triển cao hơn nó trong tương lai. ở mỗi chu kỳ phát triển sự vật có những đặc điểm riêng biệt. Do đó, chúng ta phải hiểu những đặc điểm đó để có cách tác động phù hợp sao cho sự phát triển nhanh hoặc phát triển chậm. Điều này phụ thuộc vào tác dụng của sự vật đối với đời sống của con người. Chẳng hạn, nếu sự vật có ích lợi cho con người thì phải đẩy nhanh sự phát triển của nó, còn nếu nó có hại thì phải kìm hãm sự phát triển của nó. Theo quy luật phủ định của phủ định, mọi sự vật luôn luôn xuất hiện cái mới thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu; cái mới ra đời từ cái cũ trên cơ sở kế thừa tất cả những nhân tố tích cực của cái cũ, do đó nó luôn luôn biểu hiện là một giai đoạn phát triển cao của sự vật vận dụng vào xem xét sự vật, điều này tránh cho chúng ta thái độ phủ định sạch trơn cái cũ. Trong giới tự nhiên, cái mới xuất hiện một cách tự phát; còn trong xã hội, cái mới ra đời gắn liền với hoạt động có ý thức của con người. Chính vì thế, trong công tác, chúng ta phải biết phát hiện và quý trọng cái mới, phải tin tưởng vào tương lai phát triển của cái mới. Khi mới ra đời, cái mới luôn còn yếu ớt, ít ỏi; vì vậy, chúng ta phải ra sức bồi dưỡng, tạo điều kiện cho nó chiến thắng cái cũ, phát huy ưu thế của nó. Trong khi đấu tranh chống lại cái cũ, chúng ta phải biết sàng lọc, bỏ thô lấy tinh, biết giữ lấy những gì là tích cực, là có giá trị của cái cũ, cải tạo cái cũ cho phù hợp với những điều kiện mới, phải chống thái độ “hư vô chủ nghĩa” trong khi nhìn nhận lịch sử, đánh giá lại quá khứ. Chẳng hạn, trước tình trạng tạm thời khủng hoảng,thoái trào hiện nay của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô cũ và Đông Âu, không chỉ có những kẻ chống cộng, có cả một số người vốn là macxit cũng ra sức phủ nhận những thành quả to lớn mà chủ nghĩa xã hội đã tạo dựng được ở những nước trước đó. Họ không thấy được rằng, trong hơn 70 năm tồn tại, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã để lại những giá trị tích cực có ảnh hưởng lâu dài đối với lịch sử toàn thế giới. Trong khi chống thái độ hư vô chủ nghĩa, phủ định sạch trơn quá khứ, chúng ta cũng phải khắc phục thái độ bảo thủ, khư khư giữ lại cả những cái lỗi thời cản trở sự phát triển của lịch sử. Khi đề cập lệnh lạc này trên lĩnh vực văn hoá, Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá VIII nhận định rằng, trong những năm gần đây, “Nhiều hủ tục cũ... lan tràn, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội... “. Theo quan điểm biện chứng về sự phát triển, trong quá trình phủ định, chúng ta phải biết kế thừa có chọn lọc những cái vốn là tinh hoa của cái cũ, sử dụng chúng như là tiền đề của sự nảy sinh cái mới, tiến bộ hơn, biết giữ hình thức và cải tạo nội dung cho phù hợp như ông cha ta đã nói : “bình cũ, rượu mới”. Hơn nữa chúng ta phải biết lựa chọn để tiếp thu cái mới cho phù hợp chống cả tư tưởng “cũ người, mới ta” trong đời sống xã hội và cuộc sống của con người. Chương 2 Giá trị truyền thống trong điều kiện hiện nay ở nước ta 1. Giá trị truyền thống “Truyền thống”, theo tiếng Latinh, là sự kế thừa di sản xã hội có giá trị, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo đó, có thể coi truyền thống là một bộ phận tương đối ổn định của ý thức xã hội, được lặp đi lặp lại trong suốt tiến trình hình thành và phát triển các nền văn hoá tinh thần và vật chất, là một giá trị nhất định đối với từng nhóm người, từng giai cấp, cộng đồng và xã hội nói chung. Truyền thống có chuẩn mực riêng, thể hiện một giá trị nào đó được các chủ thể lựa chọn nó làm cơ sở cho phương thức hoạt động của họ. Bất cứ một dân tộc nào trên thế giới cũng đều có truyền thống của mình. Có thể coi truyền thống là phức hợp những tư tưởng, tình cảm, phong tục, tập quán, thói quen, lối ssống, ý chí,... của chính dân tộc đó được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, đã trở nên ổn định, mang đặc trưng dân tộc và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thống là một bộ phận của ý thức xã hội mà ý thức xã hội lại luôn chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Bởi vậy, truyền thống của một dân tộc không phải tự nhiên mà có, cũng không phải do con người tự lựa chọn cho mình; nó được hình thành, được quy định bởi chính những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội mà dân tộc đó đã trải qua. Chức năng của truyền thống là chuyển tải các chuẩn mực định hướng giá trị của hành vi và hoạt động nhằm bảo tồn “cốt cách” của một nền văn hoá và lối sống nhất định. Trong điều kiện giao lưu văn hoá giữa các quốc gia, dân tộc và rộng hơn là trên phạm vi toàn cầu, đòi hỏi các chủ thể xã hội phải có định hướng hoạt động đúng đắn, nói cách khác là đề ra các chương trình hoạt động văn hoá thích hợp để sao cho “hoà nhập mà không bị hoà tan”, tức là không đánh mất các giá trị truyền thống của mình trong tiếp biến văn hoá. Hình thức tồn tại của truyền thống phụ thuộc vào khả năng chuyển tải các chuẩn mực định hướng giá trị, với tư cách là những mẫu tượng bền vững, lặp đi lặp lại. Trong lễ nghi, tập quán, các giá trị truyền thống mang ý nghĩa biểu tượng, dẫn dắt chủ thể vào môi trường văn hoá và đến lượt mình, các giá trị truyền thống ấy thông qua đó mà được bảo tồn, bổ sung thêm những cái mới, có giá trị đã được thẩm định theo không gian, thời gian và chuyển tải cho các thế hệ tiếp theo. Phương thức tác động vừa mang tính tự nhiên, vừa thông qua sự sàng lọc của chủ thể hoạt động văn hoá. Mặc dù cả hai phương thức tác động đều dựa trên uy tín của truyền thống – cái uy tín đã được chủ thể hoạt động thừa nhận thông qua sự suy ngẫm, tiếp cận giá trị một cách có ý thức và trở thành yếu tố quan trọng trong chương trình hoạt động của nó. Nếu chủ thể hoạt động tiếp thu truyền thống một cách vô thức hoặc có thể là mù quáng, thì truyền thống đó tác động tới các yếu tố khác trong đời sống xã hội thường chỉ đạt được ý nghĩa nhất định nào đó chứ chưa phải là giá trị, có khi lại trở thành phản giá trị. 2. Giá trị truyền thống trong lịch sử phát triển dân tộc Việt Nam Trong suốt lịch sử phát triển của dân tộc cho đến cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, các giá trị truyền thống Việt Nam đã có một nội dung và vị thế ổn định. Sự ổn định đó được quy định trực tiếp bởi tinh thần dân tộc với nòng cốt là tinh thần yêu nước đặc trưng của Việt Nam, nhưng sâu xa hơn và căn bản hơn, nó được quy định bởi cơ sở kinh tế – xã hội đặc thù của dân tộc Việt Nam. Khi Pháp xâm lược Việt Nam, hệ giá trị truyền thống lần đầu tiên vấp phải thách thức của một hệ giá trị mới, hoàn toàn xa lạ - các giá trị của nền văn minh kĩ thuật phương Tây. Đó không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam mà là chung cho cả khu vực Đông và Nam á khi đó. Thực tiễn lịch sử cho thấy, dân tộc nào dung hoà được các giá trị truyền thống với các giá trị hiện đại, hay nói cách khác, tìm được phương thức biểu hiện mới của giá trị truyền thống trong thời hiện đại, thì sẽ phát triển. Các giá trị truyền thống phải được biến đổi phù hợp với tinh thần thời đại. Trong quá trình biến đổi đó, các giá trị truyền thống được gạn lọc, được kết hợp với các giá trị mới để tạo nên một hệ giá trị mang tinh thần của thời đại nhưng lại có đặc điểm của dân tộc. Nói cách khác, tinh thần dân tộc đã được phát triển lên một dạng thức mới vừa bảo tồn đặc tính riêng của dân tộc, vừa phản ánh được tinh thần của thời đại, hay giá trị truyền thống tìm được vị thế của nó trong giá trị nhân loại. Với cuộc đụng đầu giữa hai nền văn hoá Đông – Tây hồi đầu thế kỷ XX, các giá trị truyền thống của Việt Nam đã phải trải qua những biến động sâu sắc và căn bản. Nói đến giá trị truyền thống của Việt Nam là nói đến một hệ giá trị đa dạng, tổng hợp và hỗn dung các giá trị văn hoá bản địa, Phật giáo, Lão giáo và Nho giáo. Trong đó, sợi chỉ đỏ xuyên suốt, sâu nối và liên kết các giá trị này thành một chỉnh thể đa diện là tinh thần dân tộc, là lòng yêu nước đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Nho giáo, theo thời gian, như một chiếc áo khoác mỗi ngày mỗi rộng trùm lên các giá trị khác, khiến cho mọi giá trị truyền thống được cố định, được trình bày theo hình thức của Nho giáo cho đến khi bị nhà cầm quyền Pháp cáo chung. Vì thế, nhiều sự lầm tưởng, đồng nhất các giá trị khác với Nho giáo đã xảy ra. Đứng trước thách thức của các giá trị mới của xã hội công nghiệp theo bước chân thực dân Pháp tràn vào đất nước ta hồi đầu thế kỷ XX, các giá trị truyền thống đã có sự biến đổi như thế nào về nội dung và vị thế của nó trong thời kỳ lịch sử mới này của dân tộc ra sao. Sức công phá của nền văn minh kỹ thuật công nghiệp, sự trợ giúp của nhà nước bảo hộ Pháp với việc chấm dứt nền giáo dục khoa cử của Việt nam vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ XX và sức chinh phục mới mẻ, mạnh mẽ của các học thuyết Tây phương tràn vào Việt nam ... đã tạo ra xu hướng Tây hoá ngày càng rộng rãi trong đời sống dân tộc. Do vậy, tình hình tư tưởng khi đó là hết sức phức tạp, và trên thực tế, đã có một cuộc đấu tranh tư tưởng xung quanh vấn đề giá trị. Các trí thức khi đó đồng nhất Nho giáo với giá trị truyền thống của dân tộc. Thực chất của cuộc đấu tranh này là nhằm xác định vị thế của hệ giá trị truyền thống mà Nho giáo là tiêu biểu trong đời sống tinh thần hiện đại của dân tộc khi đó – với sự hiện diện của các triết thuyết phương Tây và số phận nô lệ của Việt Nam. Qui mô của cuộc đấu tranh này dù chỉ giới hạn trong lĩnh vực học thuật, nhưng ý nghĩa của nó đã mở rộng ra nhiều phương diện khác như chính trị, văn hoá, xã hội... Ngoài các ý kiến yếu ớt, kém sức thuyết phục của các nhà Nho thủ cựu mong muốn duy trì nền cổ học, thời kỳ này đã có ba xu hướng mới trong việc nhận định, đánh giá về Nho giáo. Xu hướng thứ nhất chịu ảnh hưởng của khoa học, kỹ thuật và các triết thuyết phương Tây, người ta đã phủ nhận hoàn toàn vị trí và vai trò của Nho giáo trong đời sống hiện thời của dân tộc, coi Nho giáo là lỗi thời, thủ cựu, không đủ năng lực chấn hưng dân tộc theo kịp với các dân tộc văn minh khác. Đại diện cho xu hướng này là Phan Khôi – một nhà nho theo Tây học. Ông cho rằng do ảnh hưởng của thuyết Trung dung mà xã hội nước ta “hoá ra một cái xã hội ương ương dở dở, trắng không ra trăng, đen không ra đen”, “ở đời thì giữ cách không khôn không dại, xử sự thì chuộng cái lối không mềm không cứng”, vì thế nên bỏ cái thuyết Trung dung này đi. Với lập luận như vậy, theo ông, các giá trị truyền thống đã không còn chỗ đứng trong đời sống dân tộc khi đó và cách thức tốt nhất để phát triển dân tộc là triệt đẻ trừ bỏ các giá trị truyền thống và tiếp thu hết khả năng các giá trị mới của thời đại dựa trên thực nghiệm chủ nghĩa, nền dân chủ và khoa học phương Tây. Xu hướng thứ hai , khi thấy nguy cơ các giá trị truyền thống có thế bị mai một do sự sùng bái các giá trị mới ngoại nhập, muốn cứu vãn tình thế bị nô dịch về văn hoá, người ta chủ trương giữ gìn “quốc hồn, quốc tuý” bằng cách dung hoà Nho giáo với các học thuyết phương Tây mới du nhập. đại diện cho xu hướng này là Trần Trọng Kim, Phan Bội Châu. Cố gắng khai thác những điểm mạnh trong kinh điển Nho giáo, so sánh chúng với những điểm tương tự trong các học thuyết triết học phương Tây khác để chứng minh rằng nền cổ học của dân tộc là hết sức uyên bác toàn diện, và về thực chất đã bao chứa hầu hết các giá trị được truyền tải trong các triết thuyết phương Tây, Trần Trọng Kim cho là sai lầm khi mà vào lúc dân tộc chưa có cái mới (hệ giá trị mới), chúng ta đã vội vàng xoá bỏ cái cũ (giá trị truyền thống) – cái mà dân tộc đã từng sùng thượng và duy trì xã hội hàng nghìn năm nay. Theo ông, nếu ta biết “cố gây lấy cái sở trường của mình, và lại học thêm lấy cái sở trường của người, thì chắc có thể dần dần gây nên cái tinh thần tốt đẹp mạnh mẽ, đủ làm cho ta cũng cường thịnh được”. Xu hướng thứ ba, giải quyết mối quan hệ truyền thống – hiện đại trên một phương diện hoàn toàn mới là phê phán các giá trị Nho giáo theo quan điểm biện chứng duy vật. Đại diện cho xu hướng này là nhà lý luận macxit Đào Duy Anh. Khi sử dụng phương pháp biện chứng duy vật để phê phán Khổng giáo, ông khẳng định rằng mặc dù, xu hướng theo Tây học đã chi phối mạnh mẽ đời sống xã hội Việt nam khi đó, nhưng những giá trị cũ không phải đã mất hết giá trị, mà trái lại, chúng vẫn thường xuyên gây ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội, tạo nên những xung đột không tránh khỏi trong gia đình, ngoài xã hội. Vì thế, theo ông, Khổng giáo vẫn là một vấn đề quan trọng, thết yếu. Việc giải quyết mối quan hệ giữa các giá trị truyền thống và hiện đại không phải dựa trên ý chí của nhà lý luận, mà phải dựa trên cơ sở thực tiễn, dựa vào nền tảng kinh tế – xã hội mà trên đó, các giá trị cũ hoặc mới được thừa nhận hay phế bỏ. Theo ông, cả Nho giáo và các triết thuyết xưa của phương Tây đều đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của chúng và do vậy, việc nghiên cứu Nho giáo chỉ có ý nghĩa để hiểu lịch sử và hiện tình tư tưởng Việt Nam, chứ không phải để đề cao hay phủ nhận Nho giáo. Đào Duy Anh đã mở ra một cánh cửa mới cho trí thức Việt Nam: cần phải tiếp cận những giá trị đích thực hiện đại của nhân loại trên cơ sở hiểu rõ giá trị truyền thống của dân tộc. Với ông, những giá trị mới của nhân loại khi đó, không gì khác ngoài học thuyết của Mác. Nền văn hoá mới mà Đảng Cộng Sản Việt Nam chủ trương xây dựng gồm có ba nguyên tắc – dân tộc hoá, đại chúng hoá và khoa học hoá, trong đó, nguyên tắc dân tộc hoá được đặt lên hàng đầu. 3. Nội dung và vị thế của giá trị truyền thống Việt Nam trong giá trị nhân loại Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, trong thế bị động khi chạm trán với xu hướng xâm chiếm phương Đông của các nước tư bản phương Tây, ở Việt Nam đã có sự khủng hoảng về giá trị kéo dài gần nửa thế kỷ. Do yêu cầu đấu tranh giành lại và bảo vệ độc lập dân tộc, các giá trị truyền thống đã có sự biến đổi sâu sắc, trong đó chỉ một số giá trị tiếp tục được thừa nhận và phát huy như tinh thần yêu nước, tình đoàn kết dân tộc, các giá trị đạo đức truyền thống, ... Những giá trị đó được kết hợp với các giá trị của chủ nghĩa xã hội như nam nữ bình đẳng, tinh thần cộng sản chủ nghĩa, ý thức bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, ... tạo nên một hệ giá trị mới. Các giá trị Nho giáo cũ tuy không được thừa nhận về mặt chính thống, nhưng trên thực tế, chúng vẫn tác động ngấm ngầm trong đời sống xã hội. Hệ giá trị mới này có độ bền vững tương đối lớn trong suốt thời kỳ chiến tranh, nhưng bắt đầu có dấu hiệu bất cập với xã hội từ sau khi đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Các dấu hiệu đó ngày càng trỏ nên mạnh mẽ và có nguy cơ trở thành khủng hoảng về giá trị, đặc biệt trong những năm gần đây, trước ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hoá. Tuy nhiên, với việc vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã bằng thực tiễn cách mạng vẻ vang của mình xác lập vị thế của các giá trị truyền thống trong mối quan hệ thống nhất, biện chứng truyền thóng – hiện đại. Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội toàn quốc lần thứ IX, Đảng đã xác định: “Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội. Mọi hoạt động văn hoá nhằm xây dựng con người Việt Nam toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Văn hoá trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Như vậy, vị thế của giá trị truyền thống trong hệ giá trị hiện đại của dân tộc đã được xác lập về mặt lý thuyết. Nhưng, để có nền văn hoá tiên tiến thì các giá trị hiện đại nào sẽ được tiếp nhận và tiếp nhận như thế nào? Để có nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc thì đâu là nhân tố truyền thống làm nên bản sắc đó, qui định đặc trưng dân tộc đó? 4. Giá trị truyền thống trong điều kiện hiện nay ở nước ta dưới góc độ triết học, đặc biệt là giá trị sinh thái truyền thống Trong các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam, giá trị văn hoá sinh thái có một vị thế đặc biệt, được thể hiện một cách độc đáo trong tư tưởng, đạo đức và lối sống của con người Việt Nam. Các giá trị văn hoá sinh thái truyền thống Việt Nam càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, khi mà vấn đề bảo vệ môi trường sống đang là một trong những vấn đề gay cấn nhất, bức xức nhất, đồng thời cũng khó giải quyết nhất của thời đại. 4.1. Văn hoá sinh thái và những giá trị văn hoá sinh thái truyền thống Việt Nam Theo nghĩa rộng, có thể hiểu văn hoá sinh thái là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình tác động và biến đổi giới tự nhiên nhằm tạo ra một môi trường sống phù hợp hơn, đáp ứng đầy đủ hơn những nhu cầu sống ngày càng tăng của con người, sự tồn tại và phát triển không ngừng của xã hội. Các giá trị văn hoá sinh thái được thể hiện trong mọi lĩnh vực, từ tư tưởng, quan niệm, biểu tượng, đạo đức, thẩm mỹ, ý thức sinh thái và lối sống sinh thái đến nhưng tạo phẩm ăn hoá sinh thái mang tính vật chất như nghệ thuật, kiến trúc, hội hoạ, ... Những giá trị này được hình thành và khẳng định một cách trực tiếp từ mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau giữa con người Việt Nam truyền thống với những điều kiện thiên nhiên vốn có. Môi trường thiên nhiên Việt Nam với đặc điểm vừa đẹp, vừa hào phóng, lại vừa rất khắc nghiệt là nền tảng đầu tiên để hình thành nên bản sắc văn hoá dân tộc nói chung, văn hoá sinh thái nói riêng. Những điều kiện đó giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng hoạt động của con người và đồng thời quyết định cả xu hướng vận động của các giá trị truyền thống trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Nói cách khác, các giá trị văn hoá sinh thái truyền thống là kết quả của quá trình con người Việt Nam sống, hoạt động và thể hiện mình trong những điều kiện cụ thể, đặc thù của thiên nhiên Việt Nam. Trong hệ giá trị văn hoá sinh thái truyền thống, nổi lên một số giá trị cơ bản sau đây: Giá trị về triết lý sống: Triết lý sống chung nhất của người phương Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng, là sống hài hoà với thiên nhiên, được xây dựng trên cơ sở kết hợp nhuần nhuyễn giữa triết học nhân sinh phương Đông vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của đạo Phật, đạo Nho và đạo Lão với lối tư duy thực tế và lối sống thực dụng của người dân lao động luôn sống gắn bó với thiên nhiên. Triết lý sống này được thể hiện ở ba quan niệm cơ banr phản ánh ba mức độ khác nhau của mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên: Một là, quan niệm “Thiên - Địa - Nhân hoà đồng” hay “Thiên - Nhân hợp nhất”. Đây là quan niệm sơ khai nhất của con người về mối quan hệ của họ với thiên nhiên. Con người và thiên nhiên là một khối liên thông bền chặt, không thể tách rời. Điều này được thể hiện rõ rệt trong lĩnh vực lao động sản xuất. Do nước ta là một nước mà nghề nông là chủ yếu, nên lao động sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Chính điều đó đã gắn kết con người Việt Nam từ ngàn xưa với thiên nhiên. Do đó, ngay trong những câu tục ngữ từ xa xưa, ta đã thấy được vai trò của thiên nhiên đối với lao động sản xuất: “Trông trời, trông đất, trông mây Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm Trông cho chân cứng đá mềm Trời êm bể lặng mới yên tấm lòng” Với quan niệm này, con người Việt Nam trải qua bao đời, với bao sóng gió, gian truân vẫn sống hoà đồng với thiên nhiên, gắn bó máu thịt với thiên nhiên, nương nhờ và “thuận” theo thiên nhiên. Hai là, quan niệm “Mưu sự tại Nhân, thành sự tại Thiên”. Trong một xã hội còn kém phát triển, đặc biệt là lực lượng sản xuất còn quá lạc hậu, con người không dám, hay nói đúng hơn là chưa có đủ năng lực và điều kiện để khai thác thiên nhiên một cách triệt để nhằm mưu sinh, mưu lợi cho mình, quan niệm này đã đưa con người đến chỗ “tôn thờ thiên nhiên”: “ơn trời mưa nắng phải thì”, “lạy trời mưa xuống”, ... Việc mượn danh các thần linh như đất có Thổ công, sông có Hà bá, rừng núi có Sơn thần, biển cả có Thuỷ thần, hay các thần Mặt trời, Sấm sét, Lửa, ... thể hiện trong các câu chuyện cổ tích, thần thoại chứng tỏ con người Việt Nam không chỉ yêu quý, mà còn rất tôn trọng, biết ơn thiên nhiên, thậm chí còn phụ thuộc một cách mù quáng vào các lực lượng siêu nhiên đó. Bởi vì, theo quan niệm dân gian, tôn thờ thần linh chính là tôn thờ thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên. và, luật tục – có thể coi như bộ luật dân gian về bảo vệ môi trường thiên nhiên – cũng đã xuất hiện trên cơ sở tôn thờ các thần linh, tôn thờ thiên nhiên đó. Ba là, quan niệm “Nhân định thắng Thiên”. Khác với hai quan niệm trên, quan niệm này đã tạo cho con người tính năng động nhất định trong quan hệ với thiên nhiên, không chịu bó tay ngồi chờ Trời - Đất ban phát “bổng lộc”, “phước lành”, mà trong chừng mực nhất định, có thể chiến thắng được thiên tai bằng sức mạnh của chính mình. Khi mưa lũ, ngập lụt thì “nghiêng đồng đổ nước ra sông”; khi nắng nóng, khô hạn thì “vắt đất ra nước, thay trời làm mưa”. Con người chiến đấu với thiên tai, chiến thắng thiên tai để có thể thích ứng, hoà nhập nhiều hơn với thiên nhiên, chứ hoàn toàn không phải để xa rời, hay đối lập với nó. Đó chính là sự chinh phục thiên nhiên một cách hợp lý, trong khuôn khổ giới hạn của nó. Tình yêu thiên nhiên Con người Việt Nam yêu thiên nhiên, sống gắn bó với thiên nhiên vì họ hiểu những giá trị, những lợi ích to lớn mà thiên nhiên mang đến cho họ: “rừng vàng, biển bạc”, “tắc đất, tắc vàng”, ... Lối ví von thiên nhiên như vàng, như bạc không chỉ có nghĩa là thiên nhiên giàu có. mà còn chứng tỏ rằng thiên nhiên trong tâm khảm người Việt Nam là vô cùng quý giá, là nguồn sống, nguồn của cải vật chất mà con người phải tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn không chỉ cho các thế hệ hôm nay, mà còn cho các thế hệ mai sau. Thiên nhiên còn là nguồn cảm hứng thẩm mỹ vô hạn đối với con người: “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ” Thiên nhiên càng trở nên sinh động hơn, đẹp hơn, thi vị hơn khi hoà quyện với hình ảnh người lao động: “Cô kia tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi” hay “Trên đồng cạn, dưới đồng sâu Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa” Với nguồn cảm hứng thẩm mỹ sâu sắc trước thiên n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35442.doc
Tài liệu liên quan