Đề tài Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị cho học sinh lớp ba

Với lứa tuổi học sinh tuổi học các em còn mải chơi chưa có ý thức tự giác học tập, từ việc dạy học theo kiểu áp đặt giáo viên, học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, luôn phụ thuộc vào người khác nên không hiểu được bản chất của vấn đề, nội dung kiến thức được học sinh thụ động ghi nhớ chứ không phải do học sinh chủ động chiếm lĩnh nên rất chóng quên, học sinh phải giải bài theo mẫu một cách máy móc, nếu bài chỉ khác đi hay nâng cao một chút học sinh không tìm được cách giải. Vì vậy chất lượng giải bài toán liên quan đến rút đơn vị nói riêng và chất lượng học toán của các em còn hạn chế.

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 16158 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị cho học sinh lớp ba, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t chẽ với khoa học toán học, phương pháp dạy học toán ở tiểu học là sự vận dụng các phương pháp dạy học toán nói chung cho phù hợp với: Mục tiêu nội dung, điều kiện dạy học ở Tiểu học. Toán học yêu cầu những mặt xác định của thế giới hiện thực có nguồn gốc từ thực tiễn. Sự phát triển của xã hội loài người đã chỉ rõ khái niện ban đầu của toán học như khái niệm về số tự nhiên, khái niệm về hình học…Đã nảy sinh do nhu cầu thực tiễn của con người vì vậy quá trình dạy học môn toán ở Tiểu học người giáo viên cần lưu ý. Nắm được mối quan hệ giữa toán học và thực tế đời sống, làm rõ thực tiễn của toán học thông qua các ví dụ giúp học sinh nhận rõ giữa số và hình giữa các đại lượng toán học. Tổ chức các hoạt động thực hành có nội dung gắn liền với thực tế để học sinh có thể nhận thấy sự ứng dụng của Toán học trong th ực tiễn. Tổ chức hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức kỹ năng toán học để giải quyết những vấn đề th ực tiễn và vận dụng những kiến thức kỹ năng đó vào học các môn học khác như: Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học, Mĩ thuật.. . Nội dung dạy bài toán có liên quan rút về đơn vị được sắp xếp hợp lý đang xen phù hợp với quá trình học tập của học sinh. Vì thế việc hình thành và rèn luyện kỹ năng giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị cho học sinh lớp 3 là hết sức cần thiết. Nó có tác dụng mạnh mẽ trong việc rèn luyện kỹ năng giải toán ngày một nâng cao và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa, đó là hai nhiệm vụ song song không thể thiếu được, đúng như lời Bác Hồ đã nói “ Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó. Người có tài mà không có đức là người vô dụng’’. Vì vậy trong quá trình giảng dạy, mỗi giáo viên phải có nhận thức thật đúng đắn, phải xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mình để góp phần hình thành, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo và năng lực giải toán mà trong phạm vi bản sáng kiến đề cập đến. PHẦN II: NỘI DUNG Chương I: Tổng quan Trong phần nội dung này tôi muốn đưa ra một số biện pháp tích cực giúp giáo viên trong quá trình giảng dạy để hình thành và rèn luyện kỹ năng giải bài toán có liên qian đến rút về đơn vị cho học sinh lớp 3 của trường Tiểu học Vĩnh khê ngay từ tháng 9/2008 đến tháng 5/2009. Đó là: * Thứ nhất: Giúp giáo viên nắm được nội dung giảng dạy bài toán liên quan đến rút về đơn vị. * Thứ hai: Giúp giáo viên nắm được quy trình giảng dạy bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3 thông qua các bước: + Tóm tắt bài toán. + Lựa chọn phép tính thích hợp cho bài toán. + Thực hiện phép tính. + Trình bày lời giải của bài toán. Giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị. Trong phạm vi nội dung của đề tài này nhà trường cho tôi xin được đưa ra một số phương pháp tích cực đã được thực nghiệm trong giảng dạy môn toán ở khối 3 và đạt hiệu quả cao. Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và phân môn toán nói riêng ở nhà trường. II.2.CHƯƠNG II: - NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU II.2.1. - Nội dung giảng dạy bài toán liên quan đến rút về đơn vị Dạng bài toán có liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3 được chia ra làm 2 tiết bài mới và 4 tiết luyện tập, kết hợp rút về đơn vị được đưa vào nhằm củng cố, khắc sâu loại toán này, giúp cho học sinh nắm chắc và giải bài được tốt hơn. Cụ thể: 1- Bài mới: Tiết 119 trang 128 Tiết 153 trang 166 2- Một số tiết luyện tập Tiết 120 trang 129 Tiết 121 trang 130 Tiết 154 trang 167 Tiết 155 trang 168 Nhìn chung các bài toán về loại toán liên quan đến rút về đơn vị được trình bày trong chương trình là hợp lý, khoa học. Mỗi bài toán đều có phần kiến thức và bài tập áp dụng, có phần luyện tập củng cố khắc sâu kiến thức cho học sinh. II.2.2. Quy trình giảng dạy bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3 Bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3 thực chất là những bài toán thực tế. Nội dung bài toán thông qua câu văn nói về những quan hệ tương quan và phụ thuộc, có liên hệ cuộc sống thường xảy ra hàng ngày. Cái khó của bài toán liên quan đến rút về đơn vị là phải lược bỏ những yếu tố về lời văn đã che đậy bản chất toán học chứa trong bài toán và nêu ra phép tính thích hợp để từ đó tìm được đáp số của bài toán. II.2.2.1. Đề bài của bài toán liên quan đến rút về đơn vị bao giờ cũng có hai phần Phần đã cho hay còn gọi là giả thiết của bài toán. Phần phải tìm hay còn gọi là kết luận của bài toán. Ví dụ: Mua 9kg gạo hết 54000 đồng. Hỏi nếu mua 5kg gạo đó thì hết bao nhiêu tiền? Phần đã cho : 9kg gạo kết 54000 đồng. Phần phải tìm: 5kg hết …. đồng? II.2.2.2. Quy trình giảng bài toán liên quan đến rút về đơn vị thông qua các bước: II.2.2.2.1. Tóm tắt bài toán: Thực chất là trình bày một cách ngắn gọn, cô đọng phần đã cho và phần phải tìm của bài toán để làm nổi bật trọng tâm của bài toán. Do vậy giáo viên cần hướng dẫn hco học sinh cách đọc, tạo điều kiện cho việc tóm tắt được bài toán. II.2.2.2.2 Lựa chọn phép tính thích hợp cho bài toán: Để tìm phép tính thích hợp cần tiến hành: Phân tích ý nghĩa văn, cần chú ý vào từ đặc biệt (gọi là từ khóa). Ví dụ: Có 35 lít mật ong chia đều vào 7 can. Hỏi 2 can có mấy lít mật ong? Giáo viên cần phải nhấn mạnh và cho học sinh hiểu từ “chia đều”. Dựa vào dạng bài toán phân chia theo hệ thống bài tập đã được tổng kết sắp xếp. Ví dụ: Cùng một loại bài toán có liên quan đến rút về đơn vị nhưng được chia làm hai dạng bài. - Dạng1 : Có 35 lít mật ong chia đều vào 7 can. Hỏi 2 can có mấy lít mật ong? - Dạng2 : Có 35 lít mật ong chia đều vào 7 can. Hỏi có 10 lít mật ong thì cần dựng trong mấy can như thế? II.2.2.2.3. Thực hiện phép tính Sử dụng phép tính nhân, chia hoặc thực hiện phép tính theo cột dọc để tìm kết quả của phép tính. II.2.2.2.4. Trình bày lời giải của bài toán Dựa vào phần tìm của bài toán, viết lời giải và phép tính phù hợp. Đối với giáo viên khi dạy bài toán có liên quan đến rút về đơn vị cần thực hiện đúng quy trình 4 bước giải toán đã nêu ở trên. Tuy nhiên, đối với học sinh khi làm bài toán kiểm tra hàng ngày, hàng kỳ, cuối năm, giáo viên không bắt buộc học sinh làm đủ 4 bước mà chỉ cần nêu bước trình bày lời giải của bài toán (bước 2.4). II.2.3. Hướng dẫn học sinh giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị * Loại toán hợp giải bằng hai phép tính: nhân và chia có liên quan đế rút về đơn vị Đối với bài toán này, giáo viên cần chú ý phân tích quá trình tóm tắt bài toán và ghi nhớ bước giải phụ của bài toán. * Ví dụ: Có 35 lít mật ong chia đều vào 7 can, Hỏi 2 can có mấy lít mật ong. Giáo viên cho học sinh nắm được nội dung bài toán bằng cách cho học sinh và phân tích đề? Bài toán cho biết gì? ( có 35 lít mật ong chia đều vào 7 can) Giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh cách chia mật ong “chia đều” Tức là số lít mật ong trong mỗi bình này là như nhau, Bài toán hỏi gì? ( 2 can có mấy lít mật ong). + Hướng dẫn học sinh tóm tắt 5 can: 35 lít 2 can: …lít ? + Lập kế hoạch giải toán - Tìm số lít mật ong trong mỗi can. - Tìm số lít mật ong trong 2 can. + Thực hiện kế hoạch giải bài toán. Biết 7 can chứa 35 lít mật ong, muốn tìm mỗi can chứa mấy lít mật ong ta làm như thế nào? (lấy 35 : 5 = 7). Mỗi can chứa 5 lít mật ong, muốn tìm 2 cam chứa bao nhiêu lít mật ong ta làm tính gì? (tính nhân) + Trình tự bài giải: Số lít mật ong trong mỗi bình là: 35 : 5 = 7 (lít) Số lít mật ong trong hai bình là: 7 x 2 = 14 (lít) Đáp số: 14 lít mật ong Với ví dụ 1 khi cho học sinh nắm bắt được cách giải loại toán này giáo viên cần khái quát: Để giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị , thường tiến hành theo hai bước. Bước 1: Tìm giá trị của một phần (thực hiện phép tính chia). Bước 2: Tìm giá trị của nhiều phần bằng nhau đó (thực hiện phép tính nhân). * Loại toán hợp giải bằng hai phép tính chia có liên quan đế rút về đơn vị. Ví dụ 2: Có 35 lít mật ong đựng đều vào 5 can. Nếu có 63 lít mật ong thì đựng trong mấy can như thế? - Cho học sinh đọc kỹ đề và phân tích bài toán? Bài toán chi biết gì? Bài toán hỏi gì? - Giới thiệu tóm tắt bài toán: 35 lít : 5 can 63 lít :…. can? - Lập kế hoạch giải bài toán: + Tìm số mật ong trong mỗi can. + Tìm số can chứa 63 lít mật ong. - Thực hiện kế hoạch giải bài: + Tìm số mật ong trong mỗi can. 5 Can chứa 35 lít mật ong, muốn biết một can chứa bao nhiêu lít mật ong ta làm tính gì? (chọn phép tính 35 : 5 = 7) + Tính số can chứa 63 lít mật ong: 7 lít mật ong chứa trong 1 can, 63 lít mật ong chứa trong ? can (chọn phép tính: 63 : 7 = 9) - Trình bày bài giải. Bài giải: Số lít mật ong trong mỗi can là: 35 : 5 = 7 (lít) Số can cần có để đựng 10 lít mật ong là: 63 : 7 = 9 (can) Đáp số 9 can Với ví dụ 2 khi hình thành cho học sinh giải loại này giáo viên cần khái quát các bước giải. * Bước 1: Tìm giá trị của một phần (thực hiện tính chia) * Bước 2: Tìm số phần chưa biết (thực hiện tính chia) II.2.4.- Nghiên cứu thực tiễn Qua quá trình tổ chức tại trường Vĩnh Khê- Huyện Đông Triều tôi thấy Trường Vĩnh Khê là một trong Trường Tiểu học của huyện Đông Triều, là một trường nằm giữa trung tâm thị trấn nên có nhiều thuận lợi. Tình hình an ninh trật tự đảm bảo tốt. Chính quyền địa phương và các cơ quan đồng nghiệp trên địa bàn rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Với sự quan tâm của hội cha mẹ học sinh đã trợ giúp tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác gảng dạy của giáo viên rất tốt và nhà trường ngày càng khang trang sạch đẹp hơn. Tập thể nhà trường luôn luôn đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc. Đội ngũ giáo viên giảng dạy đồng đều có tay nghề vững. Trường có nhiều giáo viên giỏi, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, các đồng chí giáo viên giảng dạy dễ hiểu và có sáng tạo trong các phần nội dung bài dạy đại đa số các cô hiểu được ý đồ trong sách giáo khoa. Với sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu về phương pháp cách thức tổ chức lên lớp giảng dạy của các khối lớp cũng như chương trình đều thống nhất toàn khối. Để tiến hành một tiết dạy, giáo viên chuẩn bị tương đối đầy đủ các phương tiện đồ dùng dạy học. Ngoài ra giáo viên còn sử dụng thêm bảng phụ giúp cho phần củng cố kiến thức một cách nhanh gọn để giúp học sinh nắm bài chắc hơn, sâu hơn. Bên cạnh đó, giáo viên cũng còn gặp một số khó khăn trong giảng dạy như trình độ nhận thức của học sinh trong cùng một lớp lứa tuổi không đồng đều, các em còn mải chơi. Mặt khác một số giáo viên của trường khi dạy dạng toán nàycòn rất lúng túng khi hướng dẫn xác định dạng toán. Để nắm bắt tình hình thực tiễn việc hình thành và rèn luyện kỹ năng giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Vĩnh Khê- Đông Triều –Quảng Ninh, tôi đã tiến hành dự giờ lớp 3 C và lớp 3A trường tiểu học Vĩnh Khê 2 tiết toán Ngày dự: 09/3/2007 Giáo viên dạy: Cô Bùi Thị Minh TIẾT 119: BÀI TOÁN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ GIÁO VIÊN Tiến trình bài dạy Nhận xét I- kiểm tra bài cũ Gọi học sinh lên bảng chữa bài 3 4giờ 30 phút=.........phút. 2giờ25 phút=.......phút. 360phút=.............giờ. 250 phút=.......giờ.....phút. Được Giáo viên kiểm tra vở lớp II- Bài mới 1- Giới thiệu bài 2- Giảng bài a, Bài toán 1: - Giáo viên đọc đề toán - Hai học sinh đọc lại bài toán - Phân tích đề bài-Hướng dẫn tóm tắt bài toán 7 can: 35lít 1can:....lít? Cần cho học nhìn vào tóm tắt đọc lại đề toán Giáo viên cho học sinh quan sát tranh? Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Lựa chọn phép tính Học sinh ghi bài giải Số lít mật ong trong mỗi can là: 35 : 7 = 5 lít Đáp số: 5 lít mật ong Cần cho học sinh xác định dạng toán. b, Bài toán 2: - Giáo viên đọc bài toán - Học sinh đọc lại bài- Tóm tắt bài toán: - Tóm tắt Được 7 can: 35 lít 2 can…. lít mật ong? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? - Hướng dẫn học sinh giải Muốn tìm 2 can có bao nhiêu lít mật ong trong một can ta làm thế nào?(Lấy 35 chia cho 7 bằng 5 lít. Lấy 5nhân với 2 bằng 10 lít). - Giáo viên ghi bài giải lên bảng Giáo viên kết luận đây là bài toán có liên qian đến rút về đơn vị. Muốn giải loại toán này ta tiến hành theo 2 bước. Bước1: Thực hiện tính chia. Bước2: Thực hiện tính nhân. Cần giúp cho học sinh nắm chắc các bước giải và rút ra các bước giải. 3- Thực hành Bài số 1: Giáo viên cần hướng dẫn chậm để học sinh yếu hiểu rõ. Học sinh đọc bài toán Học sinh làm bài và chữa bài ? Đây là bài toán gì? Bài số 2: HStự làm bài sau đó gọi 1 em lên bảng. Bài giải: Mỗi hộp có số bánh là: 30 : 5 = 6 (cái) Bốn hộp có số cái bánh là: 6 x 4 = 24 (cái) Đáp số: 24 cái bánh 4- Củng cố dặn dò: ? Nêu lại các bước giải bài hôm nay? Cần hỏi HS dạng toán vừa học. * Nhận xét giờ dạy Nhận xét giờ dạy 1- Ưu điểm: - Giáo viên đi đúng nội dung phương pháp bài dạy - Truyền thụ đầu đủ kiến thức. - Chuẩn bị đồ dùng cho tiết dạy chu đáo.Học sinh có ý thức trong giờ học. 2- Nhược điểm Giáo viên đã coi trọng phương pháp giảng dạy mới song vẫn còn hạn chế khi hình thành các bước giải toán giáo viên còn làm thay cho học sinh. Vì vậy giờ học chưa phát huy hết tích cực chủ động của học sinh. Việc sử dụng đồ dùng trực quan để hướng dẫn học sinh giải toán chưa phát huy hết tác dụng. Giờ học chưa sôi nổi Ngày dự: 10/3/2007 Người dạy: Cô Nguyễn Thị Cầu TIẾT 121: LUYỆN TẬP I- Kiểm tra bãi cũ Giáo viên kiểm tra và chấm bài về nhà cho học sinh sau đó nhận xét. II- Bài luyện tập Tiến trình bài dạy Nhận xét Bài số 1:HS đọc yêu cầu Cần cho HS xác định dạng toán đã học - Học sinh đọc bài toán - Học sinh tự tóm tắt bài và giải rồi nêu kết quả. Tóm tắt: 4lô: 2032 cây. 1lô :.......cây? Bài giải Một số lô đất có số cây là: 2030:4=508 cây. Đáp số: 508 cây Bài số 2: Học sinh đọc bài toán Cần khắc sâu từng bước giải cho học sinh. Hướng dẫn học sinh giải bài: + Muốn tìm 5 thùng có bao nhiêu quyển vở ta phải tìm gì trước? + Học sinh làm và trao đổi bài kiểm tra kết quả cho nhau. Bài số 3: - Học sinh nêu yêu cầu: giải bài theo tóm tắt. 4 xe: 8520 viên gạch 3xe: .........viên gạch? - Học sinh làm bài và chữ bài trên bảng. Được Bài giải Cần cho điểm động viên HS Số gạch trong mỗi xe là: 8520:4 = 2.130 (viên) Số viên gạch trong 3 xe là: 2130x3=6 390(viên) Đáp số: 6 390 viên gạch Bài số 4: - Học sinh đọc bài toán vào VBT - Giáo viên hướng dẫn học sinh: + Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta phải làm gì trước? Cần cho nhiều HS nhắc lại kiến thức của giờ trước. + Nhắc lại cách tính chu vi hình chữ nhật? - Học sinh làm và nêu miệng bài làm. III. Củng cố dặn dò: ? hôm nay luyện tập toán gì? ? Nêu lại các bước giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị? - Giao bài về nhà. * Nhận xét giờ dạy 1. ưu điểm: Giáo viên vận dụng tốt phương pháp bộ môn, truyền thụ kiến thức đầy đủ, có logic. Có rèn cho học sinh kỹ năng trình bày bài giải Giáo viên giảng bài nhiệt tình, chu đáo 2. Nhược điểm: Giáo viên còn nói nhiều, học sinh chưa phát huy vai trò chủ động, học sinh còn lúng túng khi gặp bài tóm tắt yêu cầu giải. - Tiết học trầm, chưa khắc sâu cách giải bài cho học sinh sau mỗi bài tập. IV. Kết quả: Để đánh giá kết quả việc giải bài toán có liên quan rút về đơn vị của học sinh lớp 3 sau 2 tiết dự giờ tôi đã làm phiếu trắc nghiệm kiểm tra đối với lớp như sau: BÀI KIỂM TRA Bài 1: Có 280 kg gạo đựng đều trong 7 bao. Hỏi có 4 bao như thế đựng được bao nhiêu kg gạo? Bài 2: Muốn nát nền 6 căn phòng như nhau cần 2550 viên gạch. Hỏi muốn nát nền căn phòng như thế cần bao nhiêu viên gạch? Bài 3: Lập đề toán theo tóm tắt sau rồi giải: 5 bông hoa: 15.000 đồng 3 bông hoa: …….. đồng? Sau khi phát phiếu cho học sinh làm bài chấm và thu được kết quả như sau: Điểm Số lượng Tỉ lệ % 9-10 7-8 5-6 Dưới 5 61 21 33 4 3 100% ,5 48,3% 17,2% 0% II.2.4. Thực trạng về việc dạy học toán có liên quan đến rút về đơn vị cho học sinh lớp 3 trường tiểu học Vĩnh Khê - Đông Triều - Quảng Ninh Qua dự giờ một số tiết và qua trao đổi với các giáo viên dạy lớp 3 ở trường Vĩnh Khê, tôi thấy thực trạng và học toán liên quan đến rút về đơn vị cho học sinh ở lớp 3 trường Vĩnh Khê như sau: * Về phía giáo viên : Hiện nay trong nhà trường tiểu học đang thực hiện phương pháp dạy học mới, coi học sinh là nhân vật trung tâm của qua trình dạy học, giáo viên chỉ người tổ chức hướng dẫn hoạt động của học sinh, giúp học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh nghiện sẵn có của bản thân chiếm lĩnh tri thức mới, vận dụng tri thức mới trong thực hành. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy vẫn còn nhiều giáo viên chưa sử dụng linh hoạt, triệt để trong phương pháp mới mà vẫn áp dụng phương pháp cũ. Nội dung kiến thức mới trong bài có liên quan đến rút đơn vị trong sách giáo khoa được giáo viên đem diễn giảng, sự hình thàng các bước giảng bài toán còn hời hợt, chưa sâu cho học sinh quy trình giải, việc rèn luyện kỹ năng giải bài cho học sinh thì hầu như chưa có mà học sinh chỉ làm máy móc theo mẫu. Vì vậy bài toán chỉ cần “ khác” đi một chút là học sinh lúng túng không tìm ra cách giải, nhưng việc sử dụng đồ dùng trực quan để hướng dẫn học sinh giải toán thì chưa mang lại hiệu quả cao, chưa phát huy tác dụng của đồ dùng trực tiếp. *Về phía học sinh: Với lứa tuổi học sinh tuổi học các em còn mải chơi chưa có ý thức tự giác học tập, từ việc dạy học theo kiểu áp đặt giáo viên, học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, luôn phụ thuộc vào người khác nên không hiểu được bản chất của vấn đề, nội dung kiến thức được học sinh thụ động ghi nhớ chứ không phải do học sinh chủ động chiếm lĩnh nên rất chóng quên, học sinh phải giải bài theo mẫu một cách máy móc, nếu bài chỉ khác đi hay nâng cao một chút học sinh không tìm được cách giải. Vì vậy chất lượng giải bài toán liên quan đến rút đơn vị nói riêng và chất lượng học toán của các em còn hạn chế. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên: Qua thời gian tìm hiểu tôi thấy thực trạng trên do một số nguyên nhân sau: 1. Về phía giáo viên : Khi giảng bài do tâm lý sợ học sinh không nắm được bài, không hiểu bài nên giúp đỡ học sinh một cách quá nhiều nên vô tình lại trở lại bài giảng theo phương pháp cũ. Khi hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán giáo viên chưa giúp các em hiểu một số từ cần thiết (từ khoá) để làm nổi bật trọng tâm của đầu bài để từ đó lập kế hoạch giải. Khi hình thành các bước giải cho học sinh giáo viên hướng dẫn chưa rõ ràng, chưa rút ra và khắc sâu các bước giải toán cho học sinh. Giáo viên chưa tích hợp kiến thức từ các lớp trước cho học sinh 2. Về phía học sinh: Tâm lý thụ động chờ đợi sự hỗ trợ, giúp đỡ của giáo viên nên không có ý thức chủ động tìm tòi phát hiện ra kiến thức mới. Kỹ năng giải các bài toán đơn của học sinh còn nhiều hạn chế. Tóm tắt bài toán còn chưa chính xác (cái đã biết và cái phải tìm). Chưa hiểu rõ một số thuật ngữ của bài toán nên khi phân tích bài toán để tìm ra cách giải học sinh còn lúng túng. II.2.5. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC HÌNH THÀNH VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI CÁC BÀI TOÁN CÓ LIÊN QUAN RÚT VỀ ĐƠN VỊ CHO HỌC SINH LỚP 3 Sau khi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng của việc dạy và học bài toán có liên quan đến rút về đơn vị ở học sinh lớp 3 trường tiểu học. Vĩnh Khê, tôi mạnh dạn đề ra một số biện pháp khắc phục như sau: *Đối với giáo viên: Người giáo viên phải thực sự yêu nghề mến trẻ tâm huyết với nghề mình đã chọn, giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung, chương trình, nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, sách hướng dẫn trước khi lên lớp để tìm ra cách giảng dạy, hình thức sao cho phù hợp với đặc điểm, trình độ nhận thức của học sinh. Trong quá trình giảng dạy một tiết học giáo viên phải ra những bài toán phù hợp với năng lực của học sinh. Riêng với học sinh khá giỏi cần có những bài toán khó hơn so với học sinh trung bình và yếu. Cần thay đổi phương pháp dạy học theo sự chỉ đạo chung của ngành đó là lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ là người tổ chức hưỡng dẫn học sinh tìm ra kiến thức mới.Đặc biệt khi hướng dẫn HS giải toán có lời văn cần phải tuân thủ theo 4 bước quy định. Việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường là một việc làm cần quan tâm. Ngoài ra trong giờ học giáo viên cần tạo cho học sinh không khí thoải mái không gò bó bằng hình thức như “ Học mà chơi, chơi mà học”. - Với bài toán có liên quan đến rút về đơn vị giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết cách tóm tắt bài toán, giải bài toán dựa vào “ từ khóa” trong bài, nắm chắc quy trình giải bài theo các bước, phải giúp học sinh hiểu biết mối tương quan giữa cái đã cho và cái phải tìm để từ đó học sinh nắm chắc hơn, khắc sâu hơn và có khả năng khi giải bài toán này. *Cụ thể để học sinh hiểu dễ dàng và giải quyết được bài toán hợp có liên quan đến rút đơn tôi đưa ra một số biện pháp sau: + Bước1: - Đọc kỹ đề toán phân biệt được cái đã cho và cái phải tìm. Nắm chắc các dạng toán đơn tích luỹ kiến thức từ các lớp dưới . + Bước 2: Hựớng dẫn học sinh biết tóm tắt bài toán việc làm này giúp bỏ bớt được 1số câu chữ làm cho bài toán gọn lại ngoài ra nó còn mối quan hệ giữa các số đã cho và số phải tìm rõ hơn theo cách viết đặt tương ứng giữa các đại lượng có trong bài toán để học sinh có thể nhìn vào tóm tắt đọc lại đề toán. Ví dụ: 10 học sinh : 2 hàng 60 học sinh :…. hàng?. +Bước 3: - Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán: Đây là bước suy nghĩ tìm ra cách giải *Loại toán hợp giải băng hai phép tính: nhân và chia liên quan đến việc rút về đơn vị. Ví dụ1: 2 hàng: 10 học sinh. 5 hàng: … Học sinh? *Loaị toán hợp giải bằng hai phép tính chia có liên quan đến rút về đơn vị Ví dụ 2 : 10 học sinh : 2hàng. 30 học sinh :…. hàng? Thực ra ví dụ 2 là bài toán ngược của bài toán ở ví dụ 1 điểm mấu chốt trong cách giải hai loại toán này là qui về đơn vị(Tức là đi tìm giá trị của 1phần) Từ đó để giải được các bài toan hợp khác thì cần hướng dẫn HS t ách chúng ra thành các bài toán đơn bằng cách phân tích bài toán(nh ư đã hướng dẫn ở mục II.2.3.) +Bước 4 : Viết bài giải dưa vào phần phân tích trên để viết bài giải 10 học sinh: 2hàng 30 học sinh:…hàng?. Các em cần biết tự suy nghĩ như sau: - Dựa vào dữ kiện đã biết: 20 học sinh xếp vào 2 hàng, để tìm số học sinh của một hàng là: 10 : 2 = 5 (em). - Bài toán hỏi gì ? (30 học sinh :.....hàng ?) - Muốn tìm 30 học sinh xếp .........hàng ta làm thế nào? (lấy 30:5 =6(hàng). Trên cơ sở phân tích ở trên học sinh biết trình bày cách giải bài toán theo như đề bài yêu cầu. Ngoài ra trong khi hình thành và rèn luyện kỹ năng giải bài toán có liên quan về đơn vị ở lớp 3, để tiết học thêm sinh động và sáng tạo, tăng thêm sự hứng thú, tò mò cũng như óc sáng tạo của học sinh thì quá trình soạn giảng giáo viên cần lựa chọn một số bài tập dưới dạng “ thiếu” không đầy đủ để yêu cầu học sinh bổ sung thành đủ sau đó giải bài toán đó. Ví dụ: Giáo viên đưa phép tính, yêu cầu học sinh xây dựng đề toán sau đó giải bài tập đó( tổ chức dưới dạng trò chơi). ................................................ 24:3=8 ............................................ 8x5 = 40 Học sinh có thể lập : Mẹ có 24 quả cam, mẹ xếp đều vào 3 đĩa. Hỏi 5 đĩa có bao nhiêu quả cam? Hoặc: .............................................. 48:8=6 .............................................. 30:6=5 Học sinh có thể lập : Có 48 cái ghế xếp thành 8 hàng. Hỏi có 30 cái ghế thì xếp vào mấy hàng? - Giáo viên có thể đưa một số bài toán thiếu từ “ chìa khóa” để học sinh phân tích và suy luận để học sinh thấy được mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa trong bài toán. Ví dụ: có 35 lít mật ong chia vào 7 can, hỏi 3 can có bao nhiêu lít mật ong. Nếu đưa bài toán ra thì một số học sinh sẽ nhầm sang cách chia một ong vào can đều bằng nhau. Vì thế đưa bài toán này ra để học sinh phân tích và phát hiện ra yếu tố còn chưa đủ của bài toán để đưa bài toán này về dạng bài toán có liên quan đến rút về đơn vị là: Có 35 lít mật ong chia đều vào 7 can. Hỏi 3 can có bao nhiêu lít mật ong. Trên đây là cách nhìn khái quát của tôi về bài toán có liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3. Hy vọng rằng trong quá trình soạn giảng mỗi giáo viên Tiểu học bằng chí tuệ và kỹ năng sư phạm của mình sẽ hình thành được cho học sinh phương pháp chung để giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị nói riêng và giải toán có lời văn nói chung. II. DẠY THỰC NGHIỆM Qua quá trình giảng dạy thực tế và điều tra thực trạng cũng như nguyên nhân của những tồn tạivề việc hình thành và rèn kỹ năng giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị cho học sinh lớp 3 tại Trường Tiểu học Vĩnh Khê.Tôi đã đề ra một số biện pháp khắc phục những tồn tại đó tại và đưa ra Tổ chuyên môn ( 2 +3) để cùng trao đổi và áp dụng trong việc giảng dạy bộ môn toán ở dạng : “Giải bài toán liên quan để rút về đơn vị cho học sinh lớp 3”. Bước đầu các đồng chí trong khối 3 ủng hộ và đăng ký dạy thử nghiệm ở các lớp. Ban giám hiệu và các tổ trưởng chuyên môn của các khối lớp trong trường cùng dự giờ có nhận xét đánh giá cụ thể sau mỗi tiết dạy. 1/ Mục đích của thực nghiệm: Tôi tổ chức dạy thực nghiệm mục đích là bước đầu đánh giá những khả năng thực của những biện pháp đã được đề xuất trong bản sáng kiến nghiên cứu. 2/ Thời gian, địa điểm: Thời gian: Vào học kỳ II - Tuần 25, tuần 26. Địa điểm: Tiến hành dạy ở các lớp: 3A,3B, 3C. Tiết1: Tiết 122 Bài: Bài toán

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docupload_news_263_20100520121345_SANG KIEN CO THU moi nhat.doc
Tài liệu liên quan