Đề tài Giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển từ sau chiến tranh lạnh đến nay - Thực trạng và triển vọng

Trên các báo, tạp chí và website hiện nay cũng có những bài viết phân tích, đưa tin về GCCN và công đoàn ở một số nước TBPT. Đây là một trong những nguồn tư liệu quan trọng để khái quát, tổng hợp cho các nội dung lý luận trong đề tài. Thông tin mới, cập nhật về GCCN ở các nước TBPT hiện nay chỉ có thể tìm được trên các trang website của các tổ chức công đoàn ngay tại các nước đó. Ngoài ra, có thể thu thập các thông tin thời sự liên quan đến GCCN các nước TBPT trên Tin tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam, các trang quốc tế của báo Nhân dân, báo Quân đội nhân dân, trang tin của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, v.v.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4295 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển từ sau chiến tranh lạnh đến nay - Thực trạng và triển vọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở ĐầU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhân loại bước sang thế kỷ XXI với những diễn biến quốc tế phức tạp, khó lường đã và đang tác động mạnh mẽ đến sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Đảng ta nhận định: “Thế kỷ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi. Khoa học công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa hợp tác, vừa có đấu tranh”(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX., Nxb CTQG, H. 2001, tr 64 . Trong thời đại ngày nay, khoa học công nghệ (KHCN) trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất (LLSX), làm cho LLSX biến đổi một cách căn bản cả bề rộng lẫn chiều sâu trên phạm vi thế giới. Cách mạng khoa học - công nghệ tạo ra nhiều biến đổi sâu sắc trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong phương thức sản xuất của các nước tư bản phát triển(TBPT). Dưới tác động của cách mạng KHCN và xu thế toàn cầu hoá (TCH), giai cấp công nhân trên thế giới nói chung và ở các nước TBPT nói riêng có những biến động mạnh cả về số lượng cả về chất lượng cũng như cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực hoạt động. Điều đó tác động trực tiếp đến phong trào công nhân ở từng nước, từng khu vực và trên phạm vi toàn thế giới, đồng thời đặt ra nhiều vấn đề mới phức tạp trong phương thức lãnh đạo, tập hợp lực lượng của các đảng cộng sản, công nhân quốc tế, nhất là ở các nước TBPT. Không thể phủ nhận một sự thật là các nước TBPT chính là cái nôi mà gia cấp công nhân (GCCN) đã ra đời và phát triển. Phong trào công nhân (PTCN) và công đoàn ở các nước này có truyền thống lâu đời nhất, tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế phong phú trong đấu tranh để tồn tại, phát triển và hướng tới một xã hội tương lai tốt đẹp - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng GCCN ở các nước TBPT từ những biến đổi cơ cấu giai cấp -xã hội, từ số lượng, chất lượng đến những thay đổi trong nội dung, hình thức đấu tranh với giới chủ tư sản là những vấn đề rất cần thiết và cấp bách cả về lý luận lẫn thực tiễn đối với các đảng cộng sản (ĐCS), trong đó có Đảng ta. Việc phân tích những biến động của GCCN ở các nước TBPT sẽ góp phần làm rõ và kiểm chứng tính khoa học và thực tiễn trong các nhận định đánh giá và các giải pháp được Đảng ta đưa ra nhằm xây dựng GCCN Việt Nam tại Nghị quyết Trung ương 6 - khóa X. Nhằm phục vụ trực tiếp công tác nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị và thực tiễn về phong trào cộng sản và công nhân quốc tế (PTCS-CNQT) trong giai đoạn hiện nay tại hệ thống Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, đồng thời góp phần vào công tác tư tưởng lý luận của Đảng ta trong thời điểm Đảng đang tích cực triển khai nghiên cứu bổ sung, phát triển Cương lĩnh và chuẩn bị các văn kiện cho Đại hội lần thứ XI, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển từ sau chiến tranh lạnh đến nay - Thực trạng và triển vọng” làm đề tài khoa học cấp bộ năm 2009. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Từ nhiều năm nay, việc nghiên cứu GCCN ở các nước TBPT trong điều kiện cách mạng KHCN và TCH được các cơ quan, viện nghiên cứu, các học giả trong và ngoài nước quan tâm với quy mô và mức độ khác nhau. ở ngoài nước: Các công trình nghiên cứu tổng thể về cơ cấu giai cấp về số lượng, chất lượng GCCN thường do các tổ chức công đoàn tiến hành theo thời gian, ngành và với những mục đích rất cụ thể. Do đó, hầu như không tìm thấy một cuốn sách nào đề cập sâu và hệ thống về vấn đề này, mà chủ yếu chỉ là các báo cáo và bài nghiên cứu. Ví dụ, báo cáo: “Tiến tới xã hội thông tin, cơ cấu việc làm của các nước G7” của M. Castells và Yokoao Yama là hai chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đưa ra vào năm 1995 đã tập trung phân tích sự biến động của cơ cấu GCCN các nước công nghiệp phát triển nhất (G7) trước sự biến động của cơ cấu việc làm khi các nước này bước sang nền kinh tế tri thức. ở các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) trước đây, việc phân tích GCCN theo phương pháp luận mácxít cũng được đặt ra, tuy nhiên tài liệu thường rất cũ và trong nhiều trường hợp còn phiến diện, một chiều. Năm 1999, Lacôn trên cơ sở tổng hợp các tài liệu của các học giả Pháp, Mỹ đã viết một bài phân tích có tiêu đề: “Toàn cầu hóa với giai cấp công nhân”. Bằng những số liệu mới nhất (trong những năm 1995 - 1998), tác giả đã cố gắng làm rõ những thuận lợi và đặc biệt là những thách thức mà TCH đặt ra đối với GCCN ở các nước TBPT nhất (Pháp, Đức, Italia, Mỹ). Năm 2003, học giả người Nga Victor Trushkov trên tạp chí Dialog số 7, có bài viết nhan đề: “Triển vọng của giai cấp vô sản ở thế kỷ XXI”, trong đó phân tích những tác động của TCH và cách mạng KHCN đến giai cấp những người lao động. Tác giả rút ra nhận định: “Trong thế kỷ XXI, giai cấp vô sản là “động lực trí tuệ và đạo đức” là “người thực thi bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩ xã hội”. Tuy còn nhiều điểm cần bàn thêm, nhưng đây là một bài phân tích khá thuyết phục với cách tiếp cận và số liệu chứng minh cập nhật về sứ mệnh lịch sử của GCCN trong thế kỷ XXI. Tháng 11-2004, tạp chí “Động thái lý luận nước ngoài” của Trung Quốc đăng bài của Maicơnhepsi (Mỹ) với tiêu đề “Giai cấp công nhân vẫn là lực lượng chính trị quan trọng nhất”. Tác giả phân tích nguyên nhân cơ bản của những tiêu cực trong phong trào công nhân (PTCN) ở các nước phương Tây, đặc biệt là ở Mỹ, đồng thời chỉ rõ GCCN vẫn là giai cấp lãnh đạo phong trào có thể làm thay đổi, thậm chí lật đổ chủ nghĩa tư bản (CNTB). Trong bài “Chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa xã hội trong thiên niên kỷ mới” của Tedgrant và Robsewell (www.marxist.com) nêu rõ, sức mạnh của GCCN cả về số lượng và tình đoàn kết quốc tế đang gánh trên vai định mệnh của xã hội và tương lai của nhân loại. Tác giả An Viễn Triệu với bài “Cách mạng khoa học kỹ thuật với giai cấp công nhân” đăng trên tạp chí “Trào lưu tư tưởng đương đại Trung Quốc”, số 1-2003 nhấn mạnh, trong xã hội đương đại, khoa học - kỹ thuật (KHKT) càng phát triển lành mạnh thì càng có lợi cho việc thực hiện quyền lợi kinh tế, chính trị, văn hóa của GCCN. Phát triển lành mạnh KHKT và vứt bỏ sự tha hóa của KHKT là điều kiện căn bản để cuối cùng xóa bỏ chế độ tư hữu, thiết lập xã hội hoàn toàn mới, thực hiện triệt để giải phóng GCCN. Trong bài viết “Sự chuyển biến mang tính lịch sử về hình thái tổ chức của đảng cộng sản ở các nước tư bản chủ nghĩa” đăng trên tạp chí “Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội” (Trung Quốc), số 6- 2007, giáo sư Nhiếp Văn Lân nêu rõ: từ những năm 70 của thế kỷ XX, đặc biệt khi Liên Xô tan rã, lý luận và thực tiễn của ĐCS ở các nước tư bản có thay đổi to lớn và sâu sắc. Sự chuyển biến về hình thái tổ chức của ĐCS là có tính lịch sử và quan trọng nhất: từ chính đảng đội tiên phong chuyển thành chính đảng mang tính quần chúng hiện đại. Ngoài ra có thể kể đến một số công trình khác như: “G8 và hơn tỷ người nghèo trên thế giới” của Paul Collier ( “Chủ nghĩa xã hội dân chủ: ý thức hệ của giai cấp công nhân châu Âu” của Tào á Hùng, Trương Phượng Quyên (tạp chí “Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội” (Trung Quốc), số 3-2007);“Nền kinh tế mới và phong trào công nhân” của M.D Yates, “Nước Pháp năm 2006: Cải cách hay là cách mạng” của G Skorov (tạp chí “Kinh tế thế giới và các quan hệ quốc tế” (Nga), số 11-2006); “Nợ nước ngoài và nghèo đói ở Mỹ latinh” của Manuel Lopez (http: //www.communist.ru, 19-5-2007); “Quan niệm mới về giai cấp những người lao động trong xã hội tư bản hiện đại” của A Xakhnin ( 10-7-2006); “Thực trạng cuộc sống của người lao động Mỹ” của Michel Parenty trích từ cuốn sách “Nền dân chủ cho thiểu số” (Democracy for the Few, Nxb “Generation”, New York 2006); “Hệ thống thị trường lao động Nhật Bản: Còn nhiều việc phải làm” của tạp chí The Economist (Anh), số ra ngày 1/12/2007; “Phong trào công đoàn ở châu Âu trong bối cảnh toàn cầu hoá” của Cố Hân, Phạm Dậu Khánh, năm 2007; “Cơ sở xã hội của những người cánh tả” của Aleksei Xakhnin ( ngày 12-3-2006)... ở Việt nam: Đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu đề cập thực trạng GCCN ở các nước TBPT trong thế kỷ XX, như: “Chủ nghĩa tư bản hiện đại - Những biến đổi trong cơ chế bóc lột và sự sâu sắc hóa quá trình phân cực xã hội” của Bùi Ngọc Chưởng (1991, Tài liệu số 7-656, Tư liệu Trường Đảng Cao cấp Nguyễn ái Quốc); “Những đặc điểm chủ yếu của giai cấp công nhân hiện đại và phong trào công nhân ở các nước tư bản phát triển trong giai đoạn hiện nay” (Đề tài cấp Bộ năm 1998 của Viện Quan hệ quốc tế - Học viện CTQG Hồ Chí Minh); “Đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân trong điều kiện chủ nghĩa tư bản phát triển - Đặc điểm và xu thế” (Luận án phó tiến sỹ của Nguyễn Thế Lực, Học viện CTQG HCM, 1994); “Phong trào công nhân ở các nước tư bản phát triển từ cuối thập kỷ 80 đến nay” (Luận án tiến sỹ của Nguyễn Văn Lan, Học viện CTQG HCM, 2002); “Biến đổi cơ cấu giai cấp trong chủ nghĩa tư bản hiện đại” (Đào Duy Quát và Cao Đức Thái chủ biên, Tài liệu tham khảo nội bộ, năm 2002); “Triển vọng của phong trào công nhân các nước tư bản phát triển trong những thập niên đầu thế kỷ XXI” (Nguyễn Văn Lan, Tạp chí giáo dục lý luận, số3/2004); “Thị trường lao động khu vực châu á - Thái Bình Dương” (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Tin Phong trào công nhân công đoàn quốc tế, số 11+12/2006); “Việc làm ở Pháp: một số vấn đề đặt ra” (Lệ Thuý, Những vấn đề chính trị - xã hội, Viện Thông tin khoa học, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, số 16/2007); “Các tổ chức công đoàn trên thế giới” (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội 1999) v.v... Trên các báo, tạp chí và website hiện nay cũng có những bài viết phân tích, đưa tin về GCCN và công đoàn ở một số nước TBPT. Đây là một trong những nguồn tư liệu quan trọng để khái quát, tổng hợp cho các nội dung lý luận trong đề tài. Thông tin mới, cập nhật về GCCN ở các nước TBPT hiện nay chỉ có thể tìm được trên các trang website của các tổ chức công đoàn ngay tại các nước đó. Ngoài ra, có thể thu thập các thông tin thời sự liên quan đến GCCN các nước TBPT trên Tin tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam, các trang quốc tế của báo Nhân dân, báo Quân đội nhân dân, trang tin của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, v.v... Xét một cách tổng quát, kết quả của tất cả công trình nghiên cứu trên là nguồn tài liệu quan trọng và cần thiết, có thể khai thác, kế thừa và tham khảo cho việc thực hiện đề tài “Giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển từ sau chiến tranh lạnh đến nay - Thực trạng và triển vọng”. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu đối tượng chính là giai cấp công nhân - giai cấp những người lao động ở các nước TBPT. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được giới hạn nghiên cứu chủ yếu về giai cấp công nhân ở 7 nước TBPT thuộc nhóm G7, ngoài ra còn nghiên cứu về GCCN Bắc Âu và Nam Âu với những nội dung chính là: + Sự biến động cơ cấu GCCN trong điều kiện kinh tế tri thức và TCH. + Sự biến động về số lượng và chất lượng. + Sự thay đổi về mục tiêu, nội dung, phương pháp đấu tranh của GCCN với giới chủ và chính phủ tư sản hiện hành. + Về thời gian: được giới hạn từ sau chiến tranh lạnh đến nay. 4. Mục tiêu của đề tài - Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu làm rõ thực trạng của giai cấp công nhân ở các nước TBPT (G7), ngoài ra còn nghiên cứu giai cấp công nhân Bắc Âu và Nam Âu từ sau chiến tranh lạnh đến nay, đồng thời nêu những dự báo xu hướng biến đổi của giai cấp công nhân ở các nước này trong hai thập niên tới. Trên cơ sở đó rút ra một số ý nghĩa đối với việc xây dựng GCCN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. - Nhiệm vụ: Từ mục tiêu nêu trên, đề tài có các nhiệm vụ chính là: + Phân tích những biến động của GCCN ở các nước TBPT thuộc G7, Bắc Âu và Nam Âu về cơ cấu, số lượng, chất lượng. + Phân tích sự thay đổi về mục tiêu, nội dung, phương pháp đấu tranh của GCCN các nước G7, Bắc Âu và Nam Âu trong giai đoạn từ sau chiến tranh lạnh đến nay. + Đánh giá triển vọng phát triển của GCCN các nước TBPT thông qua việc phân tích xu hướng biến đổi của nó trong hai thập niên tới. + Phân tích ý nghĩa đối với việc xây dựng GCCN Việt Nam từ việc nghiên cứu GCCN các nước TBPT. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, Đề tài kết cấu thành 3 phần: - Phần thứ nhất: Bối cảnh mới của thời đại ảnh hưởng đến giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển. - Phần thứ hai: Thực trạng giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển từ sau năm 1991 đến nay. - Phần thứ ba: Đặc trưng cơ bản và triển vọng của giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển trong hai thập niên tới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMo dau.doc
  • docKet luan1.doc
  • docPhần 1.doc
  • docPhần 2.doc
  • docPhần 3.doc
Tài liệu liên quan