Mục lục
I. Mở đầu 2
1/Tính cấp thiết của đề tài 2
2/Tình hình nghiên cứu 4
3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4/Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu 5
5/Ý nghĩa của niên luận 5
6/Kết cấu 6
II. NỘI DUNG 7
Chương1: Giai cấp nông dân Việt Nam và đặc điểm cơ bản của nó 7
1/Khái niệm giai cấp nông dân 7
2/Những đặc điểm cơ bản của giai cấp nông dân Việt Nam. 9
3) Thực trạng đời sống và sản xuất của người nông dân Việt Nam hiện nay: 13
Chương II: Xu hướng biến đổi của giai cấp nông dân Việt Nam trong quá trình gia nhập nền kinh tế thế giới. 22
1/ Những nhân tố tác động đến sự biến đổi của giai cấp nông dân. 23
2/ Xu hướng biến đổi của giai cấp nông dân nươc ta trong quả trình phát triển nền kinh tế thị trường định hứơng XHCN và hội nhập nền kinh tế thế giới. 26
3/ Một số giải pháp 32
III/ Kết luận: 37
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3763 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giai cấp nông dân Việt Nam và xu hướng biến đổi của nó trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Điều này khác với đặc điểm cần cù lao động chịu đựng gian khổ của người nông dân trong nền kinh tế tiểu nông trước đây . Nếu qúa chú trọng cần cù theo quan niệm cũ “cần cù bù thông minh”sẽ dẫn đến tâm lí thụ động , xem nhẹ các yếu tố kỹ thuật tạo ra tư duy thiển cận, hẹp hòi …điều đó sẽ ảnh hưởng không tốt tới quá trình sản xuất của người nông dân
Tóm lại, những đặc điểm truyền thống của giai cấp nông dân như phân tích ở trên đang có sự biến động mới về chất và do đó phù hợp với quy luật khách quan .Chính đặc điểm truyền thống ấy đang là những nhân tố tác động tích cực tới người nông dân .
Bên cạnh tác dụng tích cực của đặc điểm thuyền thống , thì giai cấp nông dân Việt Nam còn những đặc điểm do không biến đổi phù hợp với điều kiện mới nên đang trở thành những đặc điểm mang tính hạn chế của một bộ phận nông dân nước ta. Tuy nhiên , có thể khẳng định cùng với các thành tựu to lớn của đất nước, trong công cuộc công nghiệp hoá , hiện đại hoá , hội nhập vào nền kinh tế thế giới nhất định những đặc điểm mang tính chất hạn chế sẽ còn tồn tại làm ảnh hưỏng dến một bộn phận nông dân sẽ dần mất đi. Chính những đặc điểm truyền thống mang ý nghĩa tích cực như tính cố kết cộng đồng vẫn có thể tạo ra những ảnh hưởng không tốt với giai cấp nông dân như nó tạo ra sự khác biệt giữa các làng xã , hình thành tâm lí cục bộ địa phương , hành đông theo lệ làng .Nhưng chúng ta cần phảI tin tưởng rằng , dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng , sự nỗ lực của mọi tầng lớp nhân dân , đất nước sẽ ngày một văn minh , giàu mạnh và lúc đó sẽ hạn chế của nông dân như sự hẹp hòi về tầm nhìn …sẽ dẫn đến việc không tiếp thu và sử dụng những thành tựu khoa học công nghệ , cách sử sự theo chuẩn mực đạo đức chưa theo pháp luật .. của giai cấp nông dân sẽ được xoá bỏ.
3) Thực trạng đời sống và sản xuất của người nông dân Việt Nam hiện nay:
Đời sống
Hiện nay nước ta là một quốc gia mà gần 80% dân số làm việc và sinh sống ở khu vực nông thôn , gần 55% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp với khoảng 14,6 triệu hộ nông dân với dân số chiếm 73% so với dân số cả nước . T heo tiêu thức mới năm 2006 vẫn còn 4,2 triệu hộ nông dân ở diện đói nghèo (chiếm khoảng 28, 7% số hộ) .Trong đó vùng tây bắc chiếm 62%, tây nguyên chiếm 52%, vùng đông bắc 36% . thu nhập của nông dân (2006) mới bằng 40%so với thu nhập bình quân của cả nước (256/640usd)
Theo chuẩn nghèo mới áp dụng cho năm 2006_2010:”hộ nghèo là những nghèo là những hộ ở khu vực nông thôn có thu nhập bình quân 200.000đ/người /tháng trở xuống , ở khu vực thành thị là 260.000đ/người /tháng.
Mặc dù vậy , tỉ lệ hộ nghèo ở Vịêt Nam giảm nhanh từ 17,2%(2001 ) xuống còn 6,3%(2005). Chất lượng cuộc sống của người dân ở các xã nghèo nhất năm 2001 đạt 107.000đ/người /tháng và tăng 1,45 lần vào năm 2005
Năm 2007 tỉ lệ hộ nghèo của các nước còn 14, 87%và giảm xuống 6,23% so với cuối năm 2005.Trong đó , Tây Bắc 32,36%; Đông Bắc 23,44%; đồng bằng sông hồng 9,59%; bắc trung bộ 23,44%; nam trung bộ 16,18%; Khu vực Tây Nguyên 21,34%;Đông Nam Bộ 5,12%; Đồng bằng sông Cửu Long 12,85%.Một số địa phương đã xoá bỏ hết hộ nghèo theo tiêu chuẩn quốc qia như : thành phố Hồ Chí Minh , Đà Nẵng
Vấn đề lao động việc làm :
Trở thành thành viên của WTO ,Việt Nam có được nhiều cơ hội phát triển , một trong những cơ hội này là gia tăng thêm nhiều việc làm do thương mại và đầu tư quốc tế mở rộng .Tuy nhiên , bên cạnh những cơ hội thì nền kinh tế nước ta sẽ phảI đối mặt với nhiều thách thức , trước hết là việc làm cho nông dân , bởi Việt Nam đang là một quốc gia mà gần 80%dân số làm việc và sinh sống ở khu vực nông thôn , gần 55%lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp .Do đó , vấn đề lao động_việc làm của nông dân là cần thiết và cấp bách .
Theo ước tính thì tốc độ tăng dân ssố hàng năm xấp xỉ 1,2-1,5%.Các lí thuyết tăng trưởng kinh tế gần đây đã chỉ ra rằng :Một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức độ cao phảI dựa trên ít nhất 3 trục cơ bản là: Ap dụng công nghệ mới , phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn lực con người phảI được phát triển , phát huy , huy động tối đa vào quá trình , phát triển kinh tế xã hội, đòi hỏi phảI có đủ việc làm ,tiến tới việc làm có năng suất và được tự do lựa chọn trên cơ sở giảI phóng mọi tiềm năng lao động thì mới trở thành nguồn lực ,động lực và là yếu tố cơ bản nhất của sự phát triển bền vững.
Từ bảng số liệu (Bảng 1) chúng ta thấy ta thấy: Dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn. Trong cơ cấu lực lượng lao động xã hội thì lao động thuộc khu vực nông- lâm –ngư nghiệp chiếm phần lớn trong đó vàcó xu hướng giảm dần.
Thị trường lao động nước ta là thị trường lao động điịnh hướng XHCN được hiình thành và phát triển trên cơ sở đường lối đổi mới cua Đảng và nhà nước ta vvề phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.Nhà nước xã hội chủ nghĩa phù hợp với quan hệ lao động mới ở cả3 mặt :sở hữu, quản lí, phân phối . C ung lao động ở mộy thời kì phụ thuộc và các yếu tố: ngưồi lao động trong độ tuổi lao động theo pháp luật quy định, có khả năng lao động trong các nghành kinh tế quốc dân và một bộ phận tuy chưa có việc làm nhưnh có nhu cầu tìm việc làm. Cung lao dộng trên thị trường phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản sau: Quy mô và tốc độ tăng của dân số, của nguồn nhân lực, tỷ lệ tham gia của lực lượng lao động, độ dài thời gian làm việc của người lao động .
Bảng 1: Quy mô dân số và nguồn nhân lực
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
2004
2005
2006
1
Dân số
người
82,032
830,109
84,108
-Thành thị
%
26,50
26,51
27,13
-Nông thôn
%
73,50
73,49
72,87
2
Lực lượng lao động
người
-Nông,lâm, ngư nghiệp
%
58,7
57,2
55,7
-Công nghiệp, xây dựng
%
17,4
18,3
19,1
-Dịch vụ
%
23.9
24.5
25.2
+lao động trong độ tuổi
%
94.3
94.4
94.37
+lao động ngoài độ tuổi
%
5.7
5.6
5.63
(đơn vị: triệu người)
( Nguồn : Kinh tế 2006-2007, Việt Nam và thế giới, Thời báo kinh tế VN, trang 33, kế quả điều tra lao dộng và việc làm hầng năm.Ngày 1.7.2005. Bộ lao động thương binh và xã hội )
Bên cạnh đó là chất lượng lao động của cung còn phụ thuộc vào trình độ dân trí, chật lượng của hệ giáo dục, đào tạo và dạy nghề ở mỗi thời kì. Nét nổi bật bật của lực lượng lao động nươc ta là đại bộ phận đang ở khu vực nông thôn, đang ở các nghành nông, lâm ,thuỷ sản và với trình độ chuyên môn kĩ thuật thấp.
Bảng 2 :Lực lượng lao động phân theo khu vực
Stt
Chỉ tiêu
Đvị
2004
2005
2006
2005/2004
2006/2005
1
LL lao động
Người
41,586
42,542
43,436
102,3
102,08
2
LĐ khu vực thành thị
%
24.42
24.94
+0.52
3
LĐ khu vực nông thôn
%
75058
75.06
-0.52
4
Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị
%
5.6
5.31
4.4
-0.29
-0.91
5
Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn
%
79.4
80.65
81.79
+1.55
+1.14
6
Trình độ chuyên môn kĩ thuật:
%
7
-Đã qua đào tạo
%
22.57
24.79
31.39
+2.26
+6.6
8
-Đại học,cao đẳng & sau đại học
%
4.83
5.27.
+0.44
9
-Nghề và CN kĩ thuật
%
13.37
15.22
+1.85
( đơn vị: triệu người)
( Nguồn : Niên giám thống kê 2006 ,Nxb Hà nội, 2007 và kết quả điêù tra lao động và việc làm hàng năm1.7.2006, Bộ lao động thương binh và xã hội )
Lao động khu vưc nông thôn, nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn 70%trong khi đó thờ gian lao động nông nghiệp mới sử dụng trên dưới 80%. Mặc đã đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra trong 5năm ( tăng 1.4-1.5% song tỷ lệ thời gin nông nhàn ở khu vực này vẫn còn cao chứng tỏ sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trong nội bộ khu vực nông nghiệp , nông thôn chưa phát triển.
Điểm xuất phát của nguồn lao dộng nước ta là nông nghiệp, nông thôn.Lao động làm việc trong các nghành nông nghiệp , lâm nghiệp và ngư nghiệp chiếm tỷ trọng cao và năng suất thấp. Bảng 1 cho chung ta tháy lao động trong các nghành nông-lâm-ngư nghiệp đang chiếm tới trên 55%( năm 2006: 55.70% ) chứng tỏ cân thiết phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ,lao động trong những năm trước mắt.
Toàn cầu hoá , hội nhập nền kinh tế thế giới trong điều kiện Việt Nam chính thưc trở thành thành viên chính thức của WTO ( 1/2007) Thì vấn đề lao động ,việc làm trong khu vực nông thôn dặc biệt la nông dân trở thành vấn đề đáng quan tâm.Từ bảng 2 ta nhận thấy :trong vòng 6năm sự chuyển dịch cơ cấu lao động đã diễn ra tích cực từ 24.481 nhàn lao động trong nghành nông-lâm-ngư nghiệp (2000) xuống còn 24.172.3 nàgn lao động (2006) Về mặt số lượng tương đối đã giảm từ 65.1% xuống còn 55.7 % . Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra giữa các nhóm nghành còn chậm. Lao động trong khu vực nông –lâm-ngư nghiệp với năng suất thấp còn lớn. Theo www.gso.gor.vn ước tính có đến 9-10 triệu lao động nông thôn thiếu việc làm tức gần 1/4 lực lượng lao dộng chủ yếu là thanh niên.
Sự phân hoá giàu nghèo và đời sống nông dân tuy có cải thiện nhưng vẫn còn nghèo.
Theo tính toán của tổng cục thống kê.thu nhập bình quân của hộ gia đình thành thị lúc nào cung cao hơn nông thôn và khoảng cách ngày càng lớn,tỉ trọngchi tiêu cho ăn uống ở khu vưc nông thôn đã giảm nhưng vẫn chiếm tỉ trọng lớn.Năm 2003-2004 là56.7% trong khi đó ở thành thị là 48.9%. Cũng theo tổng cục thông kê tỷ lệ hộ nghèo của khu vực nông thôn dđã giảm hơn một nửa trong 10 năm từ 66.4%(1993)xuốn;g cò 25%(2007) ; song tốc độ giảm số hộ nghèo ở nông thôn vẫn thấp hơn so với ở thành thị khoảng 20%.
Cùng với thu nhập tăng , các điều kiên sinh hoạt của các hộ cũng tăng lên.Năm 2003-2004giá trị đồ dùng lâu bền bình quân hộ nông thôn đạt 8.2 triệu đồng , trong khi hộ thành thị đạt 22.5 triệu đồng.
Thàn thị
Nông thôn
Nhà ở kiên cố
30%
10%
Nhà bán kiên cố
65%
55%
Nhà tạm
5%
35%
Mức chênh lệch còn biểu hiện ở tỷ lệ dân biết chữ ; đặc biệt với nữ giới 2003-2004 có 96% dân số thành thi biết chữ thì ở khu vưc nông thôn là 91%. Tại thời điểm điều tra dân số 1.7.2006 vốn tích luỹ bing quân hộ nông dân là 6.7 triệu đồng;tăng 3.5 triệu đồn;gấp 2.1 lần so với thời điểm tích luỹ 2001 (ngày1.10.2001) .Vốn tích luỹ bình quân cao nhất là hộ vận tảI 14.9 triệu đồng ; hộ thương nghiệp 11.2triệu đồng;hộ thuỷ sản 11.3 triệu đồng còn hộ nông nghiệp thuần nông là 4.8 triệu đồng.
Tình trạng nông dân mất đất.
Một bức xúc đã từ nhiều năm là tình trạng nông dân mất đất ngày càng nhiều, quá trình diễn ra nhanh và hầu như khó khăn “ hãm”được trong thời đại hiên nay . Chỉ trong 5 năm qua đã có 13% số hộ nông thôn bị mắt dất, do thu hồi sử dụng mục đích khác.Một số hộ tuy đã nhanh nhạy chuyển đổi nghành nghề nhưng vẫn không giám nhường ruộng cho người khác nên hoặc là quảng canh để giữ ruộng, hoặc là thuê người làm gâu ra tình trạng không có năng suất và lãng phí quỹ đất vốn đã rất nhỏ nhoi.
Tài sản chủ yếu của nông dân là đất,nhưng không có cơ chế để đồng bào chuyển đất thành vốn nên vẫn chỉ là sở hữu nghèo. Nổi cộm nhất , bất bình đẳng nhất là trong tiếp cận nguồn đất đai, quy hoạch đất đai, chuyển đổi cơ cấu và chính sách trang trại còn nhiều bất cập . Do vậy , nông dân là chủ thể của của nông thôn, nhưng cho đến nay nông thôn vẫn chưa có vị trí tương xứng.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu nghề và đầu tư.
Ơ nông thôn , cơ cấu kinh tế nông thôn còn chuyển dịch chậm và sự đầu tư còn quá nhỏ. Theo IPSARD, năm 2007 , nông nghiệp chỉ đạt xấp xỉ 2006, thấp hơn mục tiêu đề ra. GDP của nông và lâm nghiệp đều giảm , chỉ có thuỷ sản tăng nhưng lại quá nhỏ so với toàn ngành nông nghiệp. Cũng theo nguồn này: vốn đầu tư của nhà nươc cho nông nghiệp chiêm tỉ lệ nhỏ trong tổng vốn đầu tư cho xã hội. Mức đâù tư cho nông –lâm-ngư nghiệp tăng trung bình 1.08%/ năm , cho thuỷ sản là9.7%/năm nhưng thua xa so với mức đầu tư cho nền kinh tế bình quân 13%/năm, nhất là cho khu vưc phi nông nghiệp.
Năm 2008, chỉ tiêu mà quốc hội và chính phủ đề ra là nông nghiệp tăng trưởng 3.50-4%.Nhưng theo IPSARD cho rằng đạt đươc chỉ tiêu 3.7%như nm 2007 đã khó ,nên khó tăng cao hơn vì những yêua tố GDP cho đóng góp của nông nghiệp còn nhiều hạn chế về tất cả các mặt: đất đai, lao động, vốn, từ mức thu nhập bình quân hiện nay dưới 800 usd /người. Do đó , mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam căn bản trở thành một nước công nghiêp là vô cùng khó khăn.
Cơ cấu nghề nghiệp của nông dân hiện nay có nhiều thay đổi về tỉ trọng trong cơ cấu dân số và cơ cấu lao động xã hội. Nhưng cơ cấu nội bộ của giai cấp nông dân hiện nay có sự thay đổi lớn so với thời kì trứơc. Cơ cấu nghề phong phú ,phức tạp hơn. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, cơ cấu giai câp nông đân xết về mặt nông nghiệp có sự thay đổi rõ nét.Giai Cấp nông dân có sự thay đổi rõ nét.Giai câpg nông dân nước ta hiện nay bao gôm lao động nông nghiệp (theo nghĩa rộng)tiểu thủ công nghiệp dịch vụ, …trên địa bàn nông thôn và có cả số lượng lao động về nghỉ hưu, bộ độ xuất ngũ dang sông ở nông thôn và nghe nghiệp của họ rất phong phú. đa dạng. Người nông dân ngoài bộ phận làm nông nghiệp còn có các bộ phận nông dân phi nông nghiệp, bán nông nghiệp. Bên cạnh đó còn xuất hiện một bộ phận nông dân chuyên đi làm thuê.Cơ cấu nông dân hiện nay cũng đang có những biến động.
Nông dân có tính năng động,sáng tạo, được phát huy.
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới thông thoáng của Đảng và nhà nước người nông dân đã phải tự tìm cách để vươn lên đặc biệt la khi nước ta gia nhập WTO.Sự tự thích nghi của người nông dân là một trong những yếu tố tác động làm biến đổi giai cấp nông dân. Các nhân tố mới như khoa học công nghệ , cơ chê thị trường , việc quản líi xã hội bằng pháp luật… đã tác động mạnh đến giai cấp nông dân. … Các cá nhân ,các hộ gia đình khác nhau về vốn,lao động năng lực sản xuất tất yếu dẫn đến khác nhau về tâm lí,cách suy nghĩ.
Người nông dân phải phát huy tính tích cực sáng tạo dr có thể thích nghi với điều kiện mới. Tâm lí ỷ lại ,trông chờ vào sự hỗ trợ từ bên ngoài trước khi gia nuâjp nền kinh tế thế giới đã không còn phù hợp nữavà nếu không năng động sẽ tụt hậu. Ngay trên địa bàn nông thôn,người nông dân đã thấy rằng họ phải nắm bắt những đòi hỏi mới của cuộc sống, bởi vì giờ đây họ làm chủ tư liệu sản xuất,họ có toàn quyề quyết định công việc của mình.Ngươì nông dân ngày càng năng động, sáng tạo …họ càng có nhiều cơ hội để vươn lên làm giàu.
Cùng với sự gia nhập nền kinh tế thế giới, ngươì nông dân có nhiêù cơ hội phất triển hơn trong mọi lĩnh vực .Giai cấp nông dân nước ta hiện nay mang trong mình sứ mệnh chủ thể của quá trình công nghiệp hoá ,hiện đại hoá nông nghiệp , nông thôn. Để nông dân làm tốt vai trò của mình cần ưu tiên hơn nữa cho nông dân về moi mặt, giúp nông dân nâng cao trình độ văn hoá ,trình độ nghề nghiệp , tiếp cận với những ứng dụng mới của thành tựu khoa học công nghệ… từ đó làm giàu cho gia đình , xã hội.
Chương II: Xu hướng biến đổi của giai cấp nông dân Việt Nam trong quá trình gia nhập nền kinh tế thế giới.
Hội nhập nền kinh tế thế giới và gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) sẽ mang lại cho nền kinh tế Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức đặc biệt là thực hiện những cam kết về nông nghiệp sẽ tác động đến nông nghiệp và nông dân.Tại hội thảo nâng cao kiến thức cho cán bộ hội nông dân về việc gia nhập WTO do hội nông dân Việt Nam tổ chức vào tháng 7/2006 dã nhận định rằng:
Về cơ hội: Khi Việt Nam gia nhập chính thưc trở thành thành viên WTO trước hết vị thế cuẩ Việt Nam sẽ được nâng cao trên trường quốc tế. Việt Nam sẽ có cơ hội mở rông thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có tiềm năng, đặc biệt trong lĩnh vực nông sản và dệt may.Nông dân được tiếp cận với thị trường thông qua sản phẩm hàng goá và khoa học công nghệ thông tin trên thế giới. Hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam sẽ được đối xử công bằng trên thế giới. Hệ thông chính sách trong nước minh bạch , ổn định và dễ dự đoán , khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển nhất là doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ tham gia đầu tư vào nghành nông nghiệp. Đầu tư nước ngoài sẽ gia tăngãe đem lại lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam.Gia nhập WTO cũng sẽ tạo điều kiện choViệt Nam cải cách chính sách, thể chế pháp luật , hoàn thiện hệ thống chính sách ,cơ chế thị trường , cảI cách hành chính và doanh nghiệp trong nước . Đồng thời, minh bạch hoá toàn bộ các chính sách liên quan đến thương mại , giảI quyết tranh chấp thương mại có lợi thế, công bằng , hiệu quả hơn , tránh tình trạng bị các nước lớn chèn ép trong tranh chấp thương mai quốc tế. Tạo sức ép cho các nhà sản xuất hoặc a0ps dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật theo hướng phát huy lợi thế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để mọi thành phần kinh tế trong ngành nông nghiệp vươn lên.
Về thách thức : Khó khăn cơ bản hiện nay là trình độ sản xuất của nông dân còn thấp, quy mô còn nhỏ, manh mún, chưa manh tính chất sản xuất hàng hoá, chất lượng nông sản phẩm không đều.Đây là thách thức lớn với thị trường trong nước và xuất khẩu, nông sản chế biến chịu sức ép nhiều so với nông sản thô do phải giảm thuế ở mức cao, giao thông đi lại khó khăn, thông tin thị trường hạn chế ảnh hưởng đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm.của nông dân nhất là vùng sâu , vùng xa chưa liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp trong chế biến và tiêu thụ sản phẩm,sản xuất của nông dân còn chạy theo lợi nhuận đơn thuần. GiảI quyết lao động dôi ra do cảI cách bộ máy hành chính, dẫn đến các tổ ngành nông nghiệp , công nghiệp , doanh nghiệp phá sản, bị đóng cửa do làm ăn thua lỗ khoảng cách giàu nghèo và mất cân bằng trong xã hội tăng trong quá trìng phát triển kinh tế, nếu không có sự can thiệp của chính phủ. Những khó khăn này , đòi hỏi người nông dân nói riêng cần phảI thay đổi cách nghĩ, vươn lên trong làm ăn mới để mau chóng hoà nhập với WTO.
1/ Những nhân tố tác động đến sự biến đổi của giai cấp nông dân.
Xu hướng quốc tế hoá dă và đang chi phối đến nhiều mặt của đời sống ,kinh tế, chính trị ,văn hoáxã hội của tất cả các quốc gia.ở Việt Nam,xu hướng ấy một mặt thúc đẩy sán xuất phát triểnlàm cho năng suất lao động tăng lên,mặt khác tạo ra sự cạnh tranh trong kinh doanh sản xuất gây nên hàng loạt các vấn đề;hàng giả, nạn thất nghiệp,thúc đẩy sự phân hoá giàu nghèo ở nông thôn… đă tạo ra xu hướng biến đổi của giai cấp nông dân.Những nhân tố ấy tác động đến sự biến đổi của giai cấp nông dân có nhiều nhưng chủ yếu trên 3 yếu tố:
Tác động của đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước vơI nông nghiệp,nông thôn,nông dân.
Kinh tế là yếu tố chi phối mọi mặt đời sống của đời sống nông dân.Cùng với kinh tế là chính sách của Đảng và nhà nước đua ra trong từng thời điểm cụ thể.Trong đó,những chính sách cơ bản tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế xã hộinông thôn nói chung và giai cấp nông dân nói riêng.
Chíng sách về quản lí nông thôn của Đảng và nhà nước.
Trên cơ sở thực tiễn Đảng và nhà nước tiếp tục đổi mới cơ chế quản lí nông nghiệp và nông thôn đặc biệt là sau đại hội Đảng khoá IX đă đề ra và thực hiên tốt những chính sách giảI phóng sức sản xuấtnhằm khai thác hợp lí tiềm năng lao động ,đất đai,tăng nhanh năng lượng nông sản,hàng hoá, tthực hiện tốt chương trình lương thực ,thực phẩm,lấy hộ xã viên làm kinh tế tự chủ.Điều đó đã tạo ra những tiền đề làm thay đổi bọ mặt giai cấp nông dân.
Chính sách khuyến nông
Khuyến nông là một chính sách của Đảng và nhà nước,giúp đỡ nhân dân phát triển sản xuất,tăng nhanh thu nhập cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.Trên cơ sở đó nhân dân có điều kiện phát triển nền sản xuất nông nghiệp bền vững duy trì bảo vệ môI trường sống.
Chính sách khuyến nông giúp nhân dân nâng cao hiểu biết,phát huy kĩ năng để sản xuất,kinh doanh có hiệu quả.Như vậy nông dân có điều kiện để tăng thu nhập,đầu tư vào sử dụng có hiệu quả tài nguyên và nhân lực có sẵn theo chiều hướng phong phú và đa dạng.
Cùng với chính sách khuyến nông, chính sách đổi mới cơ chế quản lí kinh tế còn nhiều chính sách nữa của Đảng và nhà nước tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự biến đổi cơ cáu kinh tế,xã hộinôngt thôn mà hệ quả của nó là những nét mới trong cơ cấu kinh tế nông thôn và cả trong giai cấp nông dân.
Thứ nhất: Tác động của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
Cơ cấu kinh tế chung và cơ cấu nông nghiệp nói riêng những năm gần dây có sự chuyển biến mạnh mẽ đã và đang tác động làm biến đổi giai cấp nông dân.Xu thế ấy biểu hiện trực tiếp ở chỗ:
Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế có xu hướng giảm khi sản lượng hiện vật (cả giá trị và hiện vật) có thay đổi nhưng còn chậm và chưa thể hiện xu hướng tích cực .
Cơ cấu ngành nông nghiệp đang trong quá trình chuyển từ nền kinh tế mang tính chất tự cung,tưj cấp sang kinh tế hàng hoá với sản chủ lực dựa trên điều kiện sinh thái của mỗi vùng.
Thứ hai: Sự thích nghi của nông dân trước những biến đổi
Dưới sự tác động mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật,cơ chế thịu trường,sự bung ra của các thành phần kinh tế…nông thôn Việt Nam đã có những thay đổi căn bản.Sự thay đổi của những người nông dân trước những thay đổi của cuộc sống là yếu tố chù quan tác động mạnh mẽ đến sự biến đổi của giai cấp nông dân
Khẳng định điều đó vì cơ chế thị trường cùng với những chính sách của Đảng và nhà nước tạo cho mọi người dân cơ hội là như nhau nhưng mỗi cá nhân gia đình kại có điều kiện,cách suy nghĩ và cách làm khác nhau phù hợp với họ.Từ đó dẫn dến sự không thuần nhất về cách nghĩ và cách làm.Có những các nhân hộ gia đình nhanh nhạy sẽ nắm bắt thời cơ,thích nghi với hoàn cảnh để tồn tại và phát triển .Những người khác có thể rơI vào hoàn cảnh khác nhau…Chẳng hạn chính sách về ruộng đất đã trao lại những quyền sử dụng đất khác nhau cho người nông dân tạo ra khả năng một số ít người có khả năng mua và trở thành chủ trang trại trong khi đó một số người ít vốn,ít kinh nghiệm nghề nông,ít đất đai,sản xuất kém hiệu quả dẫn đến mức sống thấp …Họ phải thoát li sản xuất nông nghiệp để làm nghề thủ công,làm thuê hay đi lập nghiệp ở nơi khác…
Như vậy.người nong dân phải vật lộn với những thay đổi của tự nhiên,điêù kiện xã hội.Họ buộc phải thích nghi với những biến đổi đó theo cách riêng của mình và chính điều đó đã tác động không nhỏ đến sự biến đổi của giai cấp nông dân.
2/ Xu hướng biến đổi của giai cấp nông dân nươc ta trong quả trình phát triển nền kinh tế thị trường định hứơng XHCN và hội nhập nền kinh tế thế giới.
Thứ nhất: Xu hướng hình thành giai cấp nông dân gắn với các quan hệ sản xuất mới.
Qúa trình biến đổ của giai cấp nông dân bao giờ cũng đượ đán dấu bởi sự thay đổi của chế độ tư hữu đối với tư liệu sả xuất và đặc biệt hình thành quan hệ sản xuất mới. Chúng ta dã chủ động xây dựng quan hệ sản xuất mới trên cơ sở chế độ công hữu trong khi lực lượng sản xuất còn ở trình độ thấp. Do đó đã tạo ra khoảng trống giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Các quan hệ tất yếu giữa hai giai cấp này được thay bằng những quan hệ gò ép, thiếu tự nhiên, hoặc mâu thuẫn với nhau tạo nên mâu thuẫn gay gắt dẫn đến sự đình đốn hoặc chậm phát triển của lực lượng sản xuất. Sự vận động của thực tiễn đòi hỏi phảI phá vỡ những khiên cưõng cản trở sự phát triển.Lực lượng sản xuất nông nghiệp nước ta đã và đang đòi hỏi phảI có nhữnh hình thức quan hệ phù hợp sản xuất . Trong thực tế,một hình thức chủ đạo là sở hữu tập thể hiện nay trong nông nghiệp có sự hiện diện của nhiều hình thức sở hữư đa dạng. Nhiều hình thức sở hữu này tồn tại do nhu cầu khách quan của lực lượng sản xuất. Nhờ đó, ngay từ thời điểm xuất phát ban đầu lực lượng sản xuất đã gặp các điều kiện xã hội,các quan hệ sản xuất phù hợp nên phát triển dễ dàng.
Hiện nay trong nông nghiệp có nhiều loại hình sở hữu tư nhân, ở hữu tập thể , sở hữu hỗn hợp
Thứ hai: Xu hưóng hình thành các hộ nông dân mới theo mô hình trang trại kinh tế
Ngày nay, khi chuyển sang kinh tế thị trường, hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, phân công lao động ở nông thôn ngày càng phát triển thì những nhu cầu về phát triể ngày càng trởn nên cấp bách. Vai trò của kinh tế hộ có nhiều thay đổi cả về phương thức quản lí lẫn lao động sản xuất,nhất là kể từ khi phong trào hợp tác xã mất dần động lực sự phát triển.Tuy một số đặc điểm truyền thống của kinh tế hộ vẫn không thay đổi nhưng việc được giao quyền sử dụng đất lâu dài đã làm cho hộ gia đình trở thành đơn vị sản xuất, kinh doanh tự chủ, tự quản-động lực mới cho sự phát triển kinh tế trong nông nghiệp, nông thônđã xuất hịên.
Nhờ chủ trương, chính sách mới của Đảng và nhà nướcvề giao quyền sử dụng đất lâu dài cho kinh tế hộ dặc biệt là chính sách “dồn điền,đổi thửa” đã nhanh chóng đI vào cuộc sốngcủa hàng triệu người dân.Nhờ có tư liệu sản xuất chủ đạo ấy mà người nông dân đã thực sự làm chủ quá trình sản xuất của mình. Họ tập trung vào sản xuất trên tư liệu sản xuấtcó sãn và phát huy nó ở mức tối đa, tận dụng nó trong mọi môI trường, điều kiện,hoàn cảnh. Chính vì vậy, mô hình các trang trại nhỏ,vừa,lớn lần lượt xuất hiện theo lĩnh vực chuyên biệt và liên kết.
Trong bản thân lĩnh vực sản xuất nông-lâm –thuỷ sản, ssố hộ sản xuất thuần tuý nông nghiệp giảm dần,trong lúc số hộ tham gia sản xuất lâm nghiệp, thuỷ sản tăng lên nhanh chóng.Cơ cấu sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình thay đổi. Tính đến năm 2006 số lượng và tỷ trọng các hộ trong lĩnh vực thuỷ sản chiếm 6.2%, lâm nghiệp chiếm 0.3%.
Một động tháI tích cực rát đáng được lưu ý của kinh tế hộ nông dânlà sự xuất hiện ngày càng nhiều các hộ bứt phá khỏi tinh trang tự cung tự cấp vươn lên sản xuất hàng hoá.Trong đó,phương thức trang trại gia đình phát triển mạ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 14180.DOC