Đề tài Giải pháp cho vấn đề lưu thông tiền mặt ở Việt Nam

 

Chương I: Cơ sở lý luận về lưu thông tiền tệ 1

I. Tiền tệ và hai hình thức lưu thông tiền tệ 1

1. Tiền tệ- chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện 1

2. Hai hình thức lưu thông tiền tệ 2

II. Thanh toán không dùng tiền mặt 3

1. Khái niệm - ý nghĩa của thanh toán không dùng tiền mặt 3

2.Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. 4

Chương II: Thực trạng lưu thông tiền mặt 7

ở Việt Nam 7

I. Thực trạng lưu thông tiền mặt giai đoạn từ sau khi có 8

pháp lệnh ngân hàng đến năm 1999. 8

I. Thực trạng lưu thông tiền mặt từ năm 1999 tới nay 10

Chương III: Giải pháp cho vấn đề lưu thông tiền mặt ở Việt Nam 13

I.Nhóm giải pháp hạn chế thanh toán bằng tiền mặt 13

II.Nhóm giải pháp nhằm mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt 14

Kết luận 16

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1663 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giải pháp cho vấn đề lưu thông tiền mặt ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thức thanh toán không dùng tiền mặt. Thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường bởi những tính năng vượt trội của nó so với hình thức thanh toán dùng tiền mặt. Như vậy, trong nền kinh tế song song tồn tại hai hình thức lưu thông tiền tệ. đó là lưu thông tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt. Lưu thông tiền tệ là sự vận động của tiền tệ từ tay người này đến tay người khác phục vụ cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, trong đó đồng tiền thực hiện chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán. Lưu thông hàng hoá là cơ sở vật chất của lưu thông tiền tệ và ngược lại lưu thông tiền tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá. Do đó sự ổn định giá trị đồng tiền là yếu tố quan trọng hàng đầu cho việc ổn định và phát triển của nền kinh tế. Lưu thông tiền mặt là quá trình tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt. Khi nền kinh tế trị trường còn phát triển ở trình độ thấp, tiền mặt được sử dụng chủ yếu trong thanh toán. tuy nhiên việc thanh toán bằng tiền mặt ngày càng bộc lộ những nhược điểm mà tự bản thân nó không thể khắc phục được. Thanh toán không dùng tiền mặt ra đời đã khắc phục được những nhược điểm của lưu thông tiền mặt. Thực chất thanh toán không dùng tiền mặt là quá trình tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện lưu thông và phương tiền thanh toán thông qua việc chuyển tiền vào tài khoản tại ngân hàng hoặc bù trừ nhau giữa các chủ thể tham gia mua bán với nhau. Một vấn đề khác của lưu thông tiền tệ đó là tiền gắng với sản xuất và lưu thông hàng hoá do đó việc cung ứng tiền cho nền kinh tế phải vừa đúng với nhu cầu và tốc độ phát triển của sản xuất va tiêu dùng. Hàng hoá bán ra thị trường ngày càng nhiều thì khối lượng tiền trong lưu thông càng tăng. Chính vì thế để đảm bảo sự ổn định của đồng tiền, tránh lạm phát gây bất ổn cho nền kinh tế Nhà nước đã tham gia quản lý quá trình phát hành và điều tiết quá trình lưu thông tiền tệ. Như vậy lưu thông tiền tệ trở thành một quy luật khách quan trong nền kinh tế thị trường. Vấn đề đặt ra là cần phải xác định được khối lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế một cách phù hơp nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển. Việc cung ứng tiền tệ có hiệu quả sẽ củng cố sức mua của đồng tiền, đảm bảo quá trình chu chuyển vốn diễn ra liên tục. Lưu thông tiền tệ trở thành một thước đó trình độ phát triển của một quốc gia. Vậy để xây dựng một nền văn minh tiền tệ các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng cần phải làm gì? Những vấn đề này xin được đưa ra thảo luận trong các chương sau của đề án. Thanh toán không dùng tiền mặt Khái niệm - ý nghĩa của thanh toán không dùng tiền mặt Quá trình tái sản xuất xã hội luôn diễn ra một cách liên tục và không ngừng phát triển trong quá trình đó có nhiều mối quan hệ giữa các chủ thể của nền sản xuất đặc biệt là các mối quan hệ trao đổi mua bán hàng hoá. Đằng sau quá trình tái sản xuất xã hội là quá trình chu chuyển tiền tệ. Quá trình chu chuyển tiền tệ của nền kinh tế được thực hiện dưới hai hình thức : chu chuyển tiền mặt và chu chuyển không dùng tiền mặt. Chu chuyển không dùng tiền mặt là biểu hiện các mối quan hệ thanh toán không dùng tiền mặt và được thực hiện trên cơ sở chuyển vốn từ người này sang người khác thông qua việc thực hiện trích chuyển tài khoản của người phải trả sang người được hưởng hoặc thông qua việc thanh toán bù trừ lẫn nhau. Như vậy, để tiến hành thanh toán khong dùng tiền mặt pahỉ mở tài khoản tain ngân hàng và sử dụng hàng loạt các công cụ thanh toán tuỳ thuộc vào sự phát triển của mỗi nềnkinh tế vào từng thời kỳ nhất định. Thanh toán không dùng tiền mặt có vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân đặc biệt là trong cơ chế thị trường hiện nay: Thanh toán không dùng tiền mặt phục vụ cho quá trình tái sản xuất xã hội, bởi tiền tệ vừa là khởi đầu và cũng vừa là kết thúc của một chu kỳ sản xuất. Thanh toán không dùng tiền mặt được đẩy mạnh sẽ tiết kiệm được chi phí lưu thông. Thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng tập trung được nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện cho ngân hàng quản lý và kiểm tra được quá trình sản xuất và lưu thông của nền kinh tế. 2.Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. 2.1.Thanh toán bằng séc. Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản, được lập trên mẫu do ngân hàng nhà nước quy định, yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc hoặc người cầm séc. Chủ tài khoản là người đứng tên mở tài khoản tiền gửi thanh toán và là chủ sở hữu hoặc người đại diện chủ sở hữu số tiền ghi trên tài khoản đó. Người phát hành séc là chủ tài khoản tiền gửi thanh toán hoặc người được uỷ quyền kí tên để phát hành séc theo đúng qui định của pháp luật. Người thụ hưởng séc là người có quyền sở hữu số tiền ghi trên séc. Trong thời hạn hiệu lực của tờ séc người thụ hưởng séc có quyền nộp séc cho đơn vị thanh toán hoặc thông qua đơn vị thu hộ để thanh toán. Tại Việt Nam, Nghị định về séc đã được ban hành. Mỗi tổ chức tín dụng, ngân hàng, kho bạc Nhà nước khi đang ký mẫu séc và được Ngân hàng nhà nước chấp nhận đều có thể phát hành séc theo quy định của pháp luật. Séc có thể thực hiện dưới hình thức "séc chuyển khoản " hoặc " séc bảo chi" Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi (lệnh chi) Lệnh chi áp dụng trong thanh toán trả tiền hàng dịch vụ hoặc chuyển tiền trong cùng một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. trong vòng một ngày làm việc, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người trả tiền pảh hoàn tất lệnh chi đó hoặc từ chối thực hiện nếu lệnh chi lập không hợp lệ. Khi nhận được chứng từ hợp lệ, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người thụ hưởng phải ghi Có ngay vào tài khoản của người thụ hưởng theo yêu cầu của lệnh chi. Lệnh chi có thể lập dưới dnạg chứng từ giấy hoặc dưới dạng chứng từ điện tử và thực hiện theo mẫu quy định của NHNN và của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. 2.3. Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu (nhờ thu) Nhờ thu hoặc uỷ nhiệm thu được áp dụng trong giao dịch thanh toán giữa những người sử dụng dịch vụ thanh toán có mở tài khoản trong nôi bộ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh táon trên cơ sở có thoả thuận, hợp đồng về các điều khoản thu hộ giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng. Điều kiện, thủ tục thanh toán, thời hạn thực hiện uỷ nhiệm thu do tổ chức dịch vụ thanh oán thoả thuận với người sử dụng dụch vụ thanh toán. trong thời gian không quá một ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được uỷ nhiệm thu do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người thụ hưởng giửu đến, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người trả tiền phải hoàn tất việc trích tài khoản cuả người trả tiền nếu trên tài khoản của người đó có đủ tiền để thực hiện giao dịch thanh toán, hoặc báo cho người trả tiền biết nếu trên tài khoản của người đó không có đủ tiền để thực hiện giao dịch thanh toán. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành thể cấp cho khách hàng sử dụng theo hợp đồng ký kết giữa ngân hàng phát hành và chủ thẻ. Trong đó, chủ thẻ là người được ngân hàng phát hành thẻ cấp thẻ để sử dụng. Ngân hang phát hành thẻ là ngân hàng được NHNN cho phép thựuc hiện nghiệp vụ phát hành thẻ, cấp thẻ, chịu trách nhiệm thanh toán và cung cấp các dịch vụ có liên quan đến thẻ đó. Ngân hàng thanh toán thẻ là ngân hàng được ngân hàng phát hành thẻ uỷ quyền thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ theo hợp đồng, hoặc là thành viên chính thức, thanh viên liên kết của một tổ chức thẻ quốc tế. đơn vị chấp nhân thẻ là tổ chức cá nhân chấp nhận thanh toán bằng thẻ theo hoẹp đồng với ngân hangf phát hành thẻ hoặc với ngân hàng thanh toán thẻ. Thẻ ngân hàng bao gồm thẻ thanh toán và thẻ tín dụng. Thẻ thanh toán là loại thẻ được sử dụng để thanh toán hàng hoá dịch vụ rút tiền mặt trong phạm vi số dư trên tài khoản tiền gửi của mình tại ngân hàng phát hành thẻ. Thẻ tín dụng là loại thẻ cho phép chủ thẻ được sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, rút tiền mặt trong hạn mức tín dụng được ngân hàng thẻ chấp nhận theo hợp đồng ký kết. Chương II: Thực trạng lưu thông tiền mặt ở Việt Nam Trước khi ngân hàng xuất hiện, mọi quan hệ thanh toán đều được thực hiện trực tiếp giữa người mua và người bán bằng tiền mặt hoặc kỳ phiếu thương mại. Vốn được sử dụng không hiệu quả, khi thì có vốn nhàn rỗi để không khi thì thếu vốn thanh toán. Ngân hàng ra đời, đảm nhận làm thủ quỹ cho các doanh nghiệp, làm trung gian thực hiện thanh toán hộ các khoản giao dịch giữa bên mua và bên bán. Dần dần ngân hàng trở thanh trung tâm thanh toán của nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng Việt Nam kể từ khi thành lập (6/5/1951) đến khi ban hành pháp lệnh ngân hàng (25/5/1990) là hệ thống ngân hàng một cấp vừa thực hiện chức năng ngân hàng phát hành vừa thực hiện chức năng ngân hàng thương mại. NHTƯ trực tiếp đi vay và cho vay, thiếu vốn tín dụng thì phát hành, hiệu quả kinh tế không cao và mang nặng tính chất phục vụ theo cơ chế bao cấp. Do đó, hoạt động của ngân hàng, trong đó có hoạt động thanh toán cũng trì trệ gây ách tắc cho hoạt động của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Trong giai đoạn này để thúc đẩy hoạt động thanh toán, NHNN đã ban hàng thể lệ thanh toán séc và thông tư số 67 ngày 6/7/1987hướng dẫn thực hiện thể lệ séc và chỉ thị số 719/CV về công tác thanh toán liên ngân hàng. Tuy nhiên do các văn bản này còn nhiều điểm bất cập, các ngân hàng ở nước ta với công nghệ lạc hậu, quy trình xử lý thủ công nên ngân hàng chưa thực sự phát huy được vai trò là trung gian thanh toán trong nền kinh tế. Thanh toán bằng tiền mặt chiếm tỉ lệ cao so với lượng tiền cung ứng M2, kể cả sau khi pháp lệnh ngan hàng ra đời. Điều này thể hiện ở bảng tỉ trọng thanh toán không dùng tiền mặt so với M2 dưói đây: Bảng : Tỉ trọng thanh toán không dùng tiền mặt so với M2 Năm 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 % 39 45 42 34 33 30.8 22.6 29.1 31.6 Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam Thực trạng lưu thông tiền mặt giai đoạn từ sau khi có pháp lệnh ngân hàng đến năm 1999. Pháp lệnh ngân hàng được coi là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển của ngành ngân hàng. Hệ thống ngân hàng 2 câp trong đó NHNN là NHTƯ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ tín dụng và thanh toán trên tầm vĩ mô. hệ thống NHTM, phát triển ngày càng đa dạng phức tạp, thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ trực tiếp ở tầm vi mô. Có thể nói sự thay đổi cơ bản trong tổ chức hệ thống ngân hàng một mặt phát huy vai trò trung gian thanh toán của ngân hàng bới nó đã hình thành lên hệ thống thanh toán hoạt động vừa theo tuyến dọc trong nội bộ từng ngân hàng vừa theo tuyến ngang đan xen nhau, mặt khác làm xuất hiện yếu tố cạnh tranh trong thanh toán tạo động lực cho quá trình đổi mới ngâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng và thanh toán qua ngân hàng. Sau khi pháp lệnh ngân hàng ra đời NHTƯ đã ban hành thể lệ thanh toán mới theo quyết định101/NH-QĐ ngày 30/7/1991. Thể lệ qui định về hình thức thanh toán giữa khách hàng, về phương thức tổ chức thanh toán trong nội bộ cũng như toàn bộ hệ thống. Nội dung thể lệ quán triệt quan điểm : trách nhiệm thanh toán là thuộc khách hàng Ngân hàng chỉ là người trung gian thanh toán hộ, trách nhiệm của khách hàng và ngân hàng được phân định rõ ràng . thể lệ mới đã đề cập đến những nội dung cơ bản nhất về thanh toán qua Ngân hàng, tuy nhiên để phát huy vai trò trung gian thanh toán một cách có hiệu quả các ngân hàng cần được trang bị tốt hơn về mặt công nghệ và nhân lực ...Trước năm 1993 hoạt động thanh toán liên ngân hàng được thực hiện bằng thư, điện hoàn toàn bằng phương pháp thủ công thông qua bưu điện. Thời gian cho một món thanh toán thông thường phải từ 3 đến 5 ngày thạm chí hàng tuần cho những món tiền chuyển đi tỉnh xa. Việc thanh toán chậm, lượng vốn ứ đọng trong thanh toán lơn không đáp ứng nhu câu kinh doanh của khách hàng nên tạo tâm lý không thích thanh toan qua ngân hàng. Vì vậy đã gây áp lực lớn về nhu cầu sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Từ năm 1993-1998 hoạt động thanh toán liên ngân hàng đã chuyển từ hình thức thủ công sang hình thức thanh toán qua mạng vi tính việc đôí chiếu chuyển nhận thông tin được mã hoá và được thực hiện bán tự động rổi tự động hoàn toàn thông qua MODEM quay số đo máy chủ điều khiển. Nhờ vậy mà tốc độ thanh toán tăng lên rõ rệt, thời gian cho một món thanh toán chỉ còn 1đến 2 ngày. Cũng thời gian này nhằm thúc đẩy việc thanh toán qua ngân hàng, thủ tướng chính phủra quyết định 169/TTg về việc cho phép các TCTD được sử dụng dữ liệu thông tin để làm chứng từ kế toán và thanh toán, làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chuyển tiền điện tử của hệ thống ngân hàng. Tiếp đó ngày 22/10/1997 Thống đốc NHNN đã ban hành quyết định số 353/1997/QĐ NHNN2về Quy chế chuyển tiền điện tử, từ đây NHNN và các NHTM nhà nước và một số ngân hàng cổ phần đã xúc tiến xây dựng riêng cho mình một hệ thống thanh toán nội bộ, chuyển tiền điện tử trong hệ thống và đưa vào thực hiện từ đầu năm 1999. Như vậy nhờ áp dụng công nghệ hiện đại trong ngân hàng đã làm tăng tốc độ thang toán xuống còn 1 ngày thậm chí vài giờ, từ đó thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tăng. Các v ăn bản pháp luật về thanh toan không dùng tiền mặt cũng được hoàn thiên nhằm tạo cơ sở pháp lý cho thanh toán không dùng tiền mặt như : Nghị định 91/CP về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt, quyết định 22/QĐNH2 về thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt ...Những nỗ lực trên của NHNN trong việc hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong thanh toan đã thu được kết quả bước đầu. Tỉ lệ thanh toán không dùng tiền mặt cũng như tỉ trọng tiền mặt trong M2 đều giảm xuống dưới 30% cuối năm 1998 tỉ trọng thanh toán bằng tiền mặt năm 1995 là 34% , 1996 là 33%, 1997 là 30.8% và 1998 là 26.6%. các ngân hàng tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Đi đầu trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thẻ ATM là Ngân hàng ngoại thương Việt nam (VCB)và hai chi nhánh ngân hàng nước ngoài ANZ và HSCB. Từ năm 1996 VCB đã đưa máy vào sử dụng ATM và phát hành thẻ tín dụng Mastercard, thẻ thanh toán VCB. Tiện ích của ATM là khách hàng có thể rút tiền, kiểm tra số dư qua máy mà không cần các thủ tục phiền hà. ngoài ra các doanh nghiệp lớn cũng tiến hành trả lương cho cán bộ công nhân viên thông qua tài khoản tiền gửi ngân hàng. Nhìn chung giai đoạn 90-99 nỗ lực của NHNN và chính phủ đã làm giảm đáng kể tỉ trọng thanh toán dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Thực trạng lưu thông tiền mặt từ năm 1999 tới nay Như chúng ta đã biết, năm 1992 ngân phiếu thanh toán được đưa vào sử dụng ở nước ta, nó được coi như là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do NHNN độc quyền phát hành. Nhưng thực chất ngân phiếu là tiền mặt có kỳ hạn bởi người sử dụng không cần phải có tài khoản tại ngân hàng như các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác. đến tháng 4/2002 Ngân phiếu thanh toán được rút khỏi lưu thông nhưng tình hình lưu thông tiền tệ vẫn hoàn toàn bình thường. điều này chứng tỏ lượng tiền mặt còn nằm trong tay doanh nghiệp và cá nhân là rất lớn. Tỷ trọng thanh toán tiền mặt so với thanh toán không dùng tiền mặt năm 2001 là 11% (trong tổn phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm cả ngân phiếu thanh toán) đến năm 2002 khi ngân phiếu đã rút khỏi lưu thông tỉ lệ này vẫn là 11%. Hay nói cách khác, tốc độ lưu thông tiền mặt năm 2002 tăng hơn so với năm 2001. Người dân sử dụng tiền mặt trong hầu hết các giao dịch từ v iệc mua sắm các hàng hoá có giá trị nhỏ như tivi, xe máy đến các giao dịch lớn như mua nhà cửa đất đai...Ngay cả những tổ chức kinh tế có tài khoản tại ngân hàng nhưng vẫn thanh toán với nhau bằng tiền mặt. Số lượng thanh toán không dùng tiền mặt rất ít chủ yếu được áp dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước lớn. Người dân vẫn chưa tiếp cận nhiều với hình thứuc thanh toán không dùng tiền mặt, số lượng tài khoản ngân hàng hiện nay dù đã tăng nhưng so với tổng số dân nước ta (80triệu) con số này còn rất khiêm tốn. Thực trạn này đã gây cho nền kinh tế nước ta nhiều bất lợi như: chi phí phát hành tiền mặt, thu hồi, vận chuyển gây hao hụt ngân sách nhà nước, rủi ro trong thanh toán tiền mặt, nạn làm tiền giả...gây khó khăn cho nhà nước trong việc điều tiế lượng tiền cung ứng và hoạch định chính sách tiền tệ và còn thất thu thuế cho ngân sách do không kiểm soát được thu nhập của người dân. Trước tình hình đó, từ cuối năm 2001 và 2002 vừa qua NHNN và chính phủ đã ban hành một loạt các văn bản pháp luật liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Nghị định số 64/2001/NĐ-CP qui định về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán , nghị định 226/2002/QĐ NHNN ngày 26/3/2002 về qui chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. cuối năm 2002 NHNN đã ban hành "Quy chế mở và sử dụng tài khoản tại NHNN và TCTD" theo đó chủ tài khoản được quyền uỷ quyền cho người khác sử dụng tài khoản của mình khi có nhu cầu. Cùng với việc tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tóan không dùng tiền mặt, NHNN đã ứng dụng công nghệ hiện đại vào hệ thống ngân hàng nhằm đẩy mạnh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Trước tiên phỉa kể đến phần mềm kế toán giao dịch được thí điểm thành công tại chi nhánh NHNN từ tháng 8/2001. Các dữ liệu được chuyển hoá từ giao dịch sang thanh toán và ngược lại cho phép việc xử lý dữ liệu nhanh và chính xác. Ngày 02/05/2002, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTĐTLNH) đã chính thức được đưa vào vận hành. Hệ thống này thuộc dự án "Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán" do WB tìa trợ và NHNN trực tiếp quản lý vf thực hiện. Để kiểm soát và vận hành có hiệu quả hệ thống này NHNN đã ban hành một số văn bản về quy trình kỹ thuật mới cũng như để tạo vơ sở pháp lý cho TTĐTLNH: quyết định số 44/QĐ-Ttg cho phép sử dụng chứng từ điện tử trong hoạt động thanh toán điện tử của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, quyết định 309/2002/QĐ-NHNNvề qui chế TTĐTLNH, quyết định 412/2002/QĐ-NHNN về hệ thống mã hoá trong TTĐTLNH...Đến nay hệ thống đã đi vào hoạt động ổn định không sai sót, số thành viên tham gia ngày càng đông và giá trị các khoản giao dịch ngày càng lớn(bình quân 3000tỷ đồng/ngày). Hoạt động thanh toán thẻ tại Việt Nam đến nay chỉ có 10 ngan hàng tham gia (doanh số hoạt động chủ yếu là NHTMCP á Châu và ngân hàng Ngoại thương Việt nam). Hoạt động chủ yếu là phát hành thẻ thanh toán ATM, chấp nhận thnah toán thẻ Quốc tế. Phát hành và thanh toán thẻ nội địa chiếm tỷ trọng nhở mang tính chất thí điểm, thăm dò thị trường. Số lượng thẻ phát hành: 1000000thẻ, doanh số thanh toán khoảng 85 triệu USD, doanh số sử dụng thẻ khoảng 400 tỷ VND, số lượng đại lý chấp nhận thẻ là 65000, cố lượng máy ATM là 111máy. Những con số trên chứng tỏ thị trường thẻ nước ta còn chưa phát triển . thanh toán không dùng tiền mặt tuy được đẩy mạnh nhưng thanh toán bằng tiền mặt còn lớn ở mọi thành phần kinh tế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng trước hết phải kể đến đó là tâm lý thích dùng tiền mặt của người dân. tâm lý này của người dân hình thành nên do đặc điểm của nền kinh tế nước ta còn mang nặng tính nông nghiệp nên trao đổi buôn bán nông phẩm là chủ yếu. Những giao dịch này diễn ra hàng ngày có giá trị nhỏ nên việc thanh toán bằng tiền mặt là thích hợp. Mặt khác do chiến tranh kéo dài nền kinh tế nước ta lạc hậu, lĩnh vực tài chính tiền tệ phát triển chậm, trình độ dân chí thấp ...nên người dân nước ta có tâm lý thích dùng tiền mặt và xa lạ vơi hình thức thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng. Tiếp đến là những bất cập trong hệ thống các văn bản pháp lý ở nước ta chưa thực sự hoàn thiện nên còn thiếu cơ sở pháp lý cho việc thanh toán không dùng tiền mặt phát triển. Thêm vào đó hoạt động thanh toán qua ngân hàng còn chưa tốt do trang thiết bị còn chưa hiện đại, trách nhiệm tực hiện nhiệm vụ thanh toán qua ngân hàng của các cán bộ nhân viên ngân hàng còn chưa cao. Một lý do quan trọng nữa là do thu nhập của người dân nước ta còn thấp nên cũng chẳng có mấy người dư tiền để tại tài khoản ngân hàng để thực hiện việc thanh toán. Tất cả những lý do trên làm cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chưa được xã hội hoá và do đó thanh toán bằng tiền mặt ở nước ta còn rất phổ biến. Để giải quyết những tồn tại trên sau đây em xin đưa ra một số giải pháp để hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán góp phần xây dựng nền văn minh tiền tệ ở nước ta. Chương III: Giải pháp cho vấn đề lưu thông tiền mặt ở Việt Nam I.Nhóm giải pháp hạn chế thanh toán bằng tiền mặt ở các nước phát triển việc thanh toán không dùng tiền mặt thông qua ciẹc sử dụng các công cụ như: séc, thẻ...đã trỏ thành một việc hết sức tự nhiên. nhưng ở Viêt Nam đối với nhiều người dân đây là chuyện còn khá xa lạ. Người dân có thói quen sử dụng tiền mặt để thanh toán cho mọi khoản chi tiêu từ nhỏ đến lớn. Cách tốt nhất để bỏ nề nếp cũ, lạc hậu là phải tạo được thói quen mới tiên tiến hơn. Để làm được điều này cần phải có sự quan tâm thích đáng của nhà nước và của toàn thể dân chúng. Để các tầng lớp dân cư thay đổi dần nề nếp thanh toán theo hướng tăng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng cần phải thực hiện một số giải pháp sau: Thứ nhất: Tổ chức tuyên truyền và vận động dân cư sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng có hiệu quả. Để mọi người ủng hộ việc thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng, trước hết phải làm cho họ thấy được việc gửi tiền vào ngân hàng là một hành vi có nhiều lợi ích, vừa có lợi cho bản thân, gia đình, vừa có lợi cho xã hội cộng đồng. đó là một hành vi vừa mang tính chất văn minh của một xã hội văn minh, vừa là một hành vi yêu nước, vừa là một hành vi tiết kiệm chi phí cho cuộc sống, tiết kiệm các chi phí xã hội. Trong đó việc gửi tiền vào ngân hàng mang lại lợi cíh kinh tế cho chính người gửi tiền là chủ yếu. Vì vậy, việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng phải đảm bảo tính kinh tế cho người sử dụng. Thứ hai:tổ chức điều tra xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn phương thức thanh toán không dùng tiền mặt của dân cư. từ đó xác định nhân tố nào có ảnh hưởng quyết địn đến xu hướng lựa chọn hình thức thanh toán trong dân cư tại Việt Nam. Đây chính là cơ sở quan trọng cho Nhà nước và các NHTM có những bước đi thích hợp nhằm tạo lập xu thế tiến bộ trong hành vi thanh toán của người dân. Thứ ba:Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán: Để xây dựng lòng tin cho dân cư về các dịch vụ thanh toán các ngân hàng cần chú trọng cải tiến coong tác thanh toán sao cho nhanh chóng, thuận lợi và an toàn bằng cách chú trọng đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại, đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, đặc biệt cần chú trọng xây dựng phong cách phục vụ tận tình chu đáo. công khai niêm yết phí dịch vụ, in và cung cấp cho khách hàng các bảng hướng dẫn sử dụng các công cụ than toán mà ngân hàng cung ứng. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các công cụ thanh toán, các văn bản hướng dẫn sao cho việc thanh toán thuận lợi an toàn và tiết kiệm nhất. Thứ tư: Cần phải coi việc mở rộng thanh toán qua ngân hàng trong dân cư là một chương trình quốc gia. Dịch vụ thanh toán qua ngân hàng đem lại lợi ích vô cùng lớn cho nền kinh tế và xã hội do đó nó cần phải được nhà nước quan tâm đúng mức và thừa nhận là một chương trình quốc gia để từ đó có sự hỗ trợ nhiều mặt trong việc giảm tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt trong dân cư. II.Nhóm giải pháp nhằm mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt Về mặt pháp lý: Chính phủ, NHNN cần bổ sung sửa đổi các văn bản pháp quy điều tiết hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt sao cho nội dung của văn bản dễ hiểu hơn, có tính hiệu lực cao. Nghị định mới về séc sắp ban hành cần đưa ra các quy định về phát hành thanh toán séc phù hợp với thông lệ quốc tế. Thủ tục thanh toán qua ngân hàng cần được quy đinh đơn giản, dễ hiểu. Mặt khác cần phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp cung ứng hàng hoá dịch vụ để sử dụng dịch vụ TTKDTM rộng rãi qua báo tạp chí ...và chi phí thanh toán phải rẻ để khuyến khích người dân sử dụng TTKDTM. Đối với các cơ quan nhà nước, khi mua bán chi tiêu với các doanh nghiệp đều phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Để làm được điều này Nhà nước cần cho phép và bắt buộc các cơ quan nhà nước và các đơn vị tổ chức phải mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng và thực hiện TTKDTM ( trừ các giao dịch có giá trị nhỏ). Đối với các doanh nghiệp việc mở tài khoản và thực hiện thanh toán qua ngân hàng trong các giao dịch kinh doanh hàng ngày cũng nên quy định là bắt buộc. Còn đối với cá nhân các giao cịh mua bán lớn có đăng ký quyền sở hữu như mua bán nhà đất, ôtô...để phải thanh toán qua ngân hàng một cách bắt buộc. Để hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt các NHTM cần chủ động nắm bắt các công nghệ ngân hàng hiện đại thế giới, các thế hệ máy ATM hiện đại nhất để mạn dạn đầu tư tránh tình trạng vừa mua sắm đưa va

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc30005.doc
Tài liệu liên quan