Mấy năm gần đây do chính sách mở cửa kinh tế, ở xã Phù Ninh có nhiều gia đình chạy chợ, buôn bán với Trung Quốc. Kinh tế thị trường đã cuốn hút không còn thời gian chăm sóc giáo dục con cái. Có gia đình chỉ còn hai, ba đứa trẻ đang độ tuổi đi học quản lý lẫn nhau, còn bố mẹ bận buôn bán, đêm khuya mới về hoặc đi năm, bảy ngày mới về nhà một lần, chính vì vậy giáo dục gia đình không được quan tâm. Phần đông các em trong các gia đình trên tự do lêu lổng lười học tập, đạo đức sút kém do được chiều chuộng, thoả mãn mọi nhu cầu từ bé, lại không được uốn nắn rèn luyện, xây dựng các thói quen tốt, nên các em trở thành khó giáo dục. Khi gia đình nhận ra thiếu xót thì đã muộn. Nhiều ông bố bà mẹ dùng đến các hình phạt nặng đánh đập dã man nhưng không có hiệu quả và bị bất lực.
Xã Phù Ninh trước đây vài năm được nhiều người cho là một xã còn nặng tàn dư phong kiến, biểu hiện điển hình là các lễ giáo trong gia đình vẫn được giữ gìn. Đó là tính truyền thống, tôn ty trật tự; con cái nhất tuân theo sự xếp đặt của bố mẹ. Bố mẹ bảo, con cái răm rắp tuân theo. Nhờ vậy giáo dục gia đình rất được coi trọng và có tác dụng tốt đến giáo dục đạo đức học sinh.
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3194 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giải pháp cho việc nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng đạo đức học sinh ở trường THCS Phù Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng của xã hội.
Để góp phần nâng cao hơn nữa công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức học sinh trong những năm tới tôi có một số suy nghĩ về vấn đề này như sau:
Mọi đứa trẻ sinh ra, lớn lên, trưởng thành trong một môi trường xã hội. Ngoài việc được nuôi dưỡng đảm bảo cho sự phát triển thể chất thì cần được dạy dỗ, giáo dục để hình thành các phẩm chất đạo đức, phù hợp với những quy định chung của xã hội và truyền thống của dân tộc.
Sự hình thành và phát triển nhân cách con người chịu tác động của nhiều nhân tố. Nhân tố sinh học (di truyền) và nhân tố môi trường xã hội trong đó vai trò của nhân tố giáo dục là chủ đạo; nó đóng vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Điều này khẳng định việc giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường là một nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết.
Giáo dục tư tưởng đạo đức là vấn đề lớn trong chiến lược con người của Đảng và nhà nước ta trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, vấn đề giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa càng có ý nghĩa quan trọng và được cả xã hội quan tâm. Đây là vấn đề rất rộng lớn song tôi chỉ xét trong một phạm vi hẹp, một lĩnh vực nhỏ là khảo sát đạo đức học sinh ở trường THCS Phù Ninh trong năm gần đây. Đồng thời đề xuất một số giải pháp cho việc nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng đạo đức học sinh trong thời gian tới.
I. Về cơ sở lý luận
I.1. Khái niệm về đạo đức
Trong xã hội những chuẩn mực đạo đức ra đời và tồn tại một cách khách quan trong cuộc sống. Những chuẩn mực đạo đức này nhằm điều chỉnh ý thức và hành vi của con người.
Đạo đức là sự thể hiện quan hệ ứng xử và hành vi của con người đem lại lợi ích cho người khác và cho xã hội.
Xét về mặt triết học, đạo đức thuộc lĩnh vực tinh thần vì nó là một bộ phận của thượng tầng kiến trúc có cơ sở từ tồn tại xã hội.
Xét về những tiêu chuẩn giá trị thì những giá trị đạo đức lại nằm trong hình thái ý thức xã hội.
Như vậy đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, bao gồm một hệ thống những quan điểm, quan niệm, những quy tắc, những tắc chuẩn mực xã hội, nó ra đời tồn tại, biến đổi từ nhu cầu xã hội. Nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình, cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc với lợi ích, hạnh phúc của con người và sự tiến bộ của xã hội, trong quan hệ giữa người với người và mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội.
I. 2. Vai trò đạo đức trong đời sống xã hội
Khổng Tử nhà triết học nổi tiếng của Trung Quốc ở thế kỷ VI trước Công nguyên đã dạy rằng “Tiên học lễ - Hậu học văn” . Lễ mà Khổng Tử nói ở đây là lễ phép là đạo đức con người. Quan niệm đạo đức thời phong kiến là “trung quân ái quốc – tiết, hiếu, lễ, chính, tín”. Song điều muốn nói ở đây là từ thế kỷ VI trước Công nguyên Khổng Tử đã coi trọng việc giáo dục đạo đức và đặt giáo dục đạo đức lên hàng đầu.
Ngày nay Đảng ta đề cao vai trò của giáo dục đạo đức, vì nó góp phần quan trọng vào giáo dục nhân cách con người cho thế hệ trẻ. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn đề cao vai trò của giáo dục đạo đức “Hiền giữ phải đâu tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”.
Để làm tốt công tác giáo dục đạo đức, thầy cô giáo phải được trang bị những tri thức về giáo dục đạo đức, để quá trình giáo dục và giảng dạy có chất lượng tốt. Mặt khác phải thể hiện mình là người có nhân cách, có kiến thức về lý luận và thực tiễn, mới cảm hoá được thế hệ trẻ. Tức là: “Bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục” (Mác Ănghen Toàn tập – NXB Chính trị quốc gia Hà Nội tập 3 trang 10)
Thực tế cho thấy ở đâu có con người thì có mối quan hệ giữa người với người, có các hành vi ứng xử, nên ở đó có đạo đức. Đạo đức giúp con người hoàn thiện tính cách. Đạo đức là nhu cầu, là cội nguồn của hạnh phúc. Đạo đức có tác động trở lại xã hội, song thường biến đổi chậm và bảo thủ hơn. Trong chế độ phong kiến, quan hệ giữa nam và nữ rất khắt khe “nam nữ thụ thụ bất tương thân”. Nhiều quan niệm trói buộc người phụ nữ: “ Xuất giá tòng phu - Phu tử tòng tử” …
Trong xã hội mới ngày nay nhiều quan điểm đạo đức phong kiến bị lỗi thời, lạc hậu. Chị em phụ nữ không còn bị trói buộc ở một số chuẩn mực đạo đức vấn còn tồn tại vì nó vẫn còn phù hợp với đời sống xã hội mới, như quan niệm phẩm chất người phụ nữ ở “Công, dung, ngôn, hạnh”. Đồng thời được phát huy nâng lên tầm cao thời đại đó là: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
I.3. Nguồn gốc, bản chất, chức năng của đạo đức
Nguồn gốc của đạo đức chính là cuộc sống của con người. Con người bằng hành động, tư tưởng và quan hệ xã hội, bằng kinh nghiệm lịch sử của mình đã xây dựng lên những tiêu chuẩn đạo đức. Nguồn gốc đạo đức do nhiều yếu tố cấu thành. Song yếu tố lao động sản xuất là cội nguồn cơ bản nhất; mọi giá trị đạo đức đều được nảy sinh bắt đầu từ đó.
Bản chất của đạo đức trước hết là sự phản ánh giá trị cao đẹp của cuộc sống con người, trong mối tương quan giữa người với người, giữa cá nhân với xã hội.
Đạo đức có 3 chức năng cơ bản:
* Chức năng giáo dục:
Nhờ chức năng giáo dục mà hình thành những quan điểm cơ bản nhất, những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức cho con người. Từ đó giúp cong người tự đánh giá, tự điều chỉnh hành vi qua dư luận xã hội.
* Chức năng điều chỉnh hành vi đạo đức:
Chức năng này có tác dụng làm cho hoạt động của con người phù hợp với lợi ích của xã hội, của cộng đồng. Xã hội phải tạo ra dư luận và bản thân phải tự giác.
* Chức năng nhận thức:
Nhờ nhận thức mà có thể định hướng cho mọi hành vi của chủ thể đạo đức.
I. 4. Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về giáo dục đạo đức
Đảng ta xác định muốn xây dựng xã hội mới con người mới hiện đại phải có đủ tài và đức; đồng thời có các phẩm chất phù hợp với thời đại.
Điều 2 luật giáo dục nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Mục tiêu trên được cụ thể hoá trong mục tiêu giáo dục của trường phổ thông ở điều 23 luật giáo dục: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đúc, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN. Xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân. Chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên, hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật hướng nghiệp, để tiếp tục học lên Trung học phổ thông, Trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”.
II. Cơ sở thực tế của giáo dục đạo đức trong nhà trường
II.1. Tình hình đặc điểm chung của trường THCS Phù Ninh
Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước của chính quyền và nhân dân địa phương, trường THCS Phù Ninh được xây dựng 2 tầng gồm 8 phòng học với 360 chỗ ngồi.
Năm học 2007 – 2008 Trường có 11 lớp với 389 học sinh. Số cán bộ giáo viên có 26 đồng chí, trong đó có 6 nam, 20 nữ. Có 20 đồng chí trực tiếp giảng dạy…
Tất cả giáo viên của trường đều đã tiêu chuẩn hoá trong đó có 14 đồng chí đạt trên chuẩn.
II.2. Kết quả giáo dục của trường 3 năm gần đây:
Năm học 2004 – 2005: Trường có 12 lớp. Số học sinh 413 em
Kết quả xếp loại giáo dục 2 mặt giáo dục cả năm:
Văn hoá
Đạo đức
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Tốt
Khá
TB
Yếu
6%
31%
54%
9%
72%
24%
4%
0
Số CB giáo viên: 25 người, 19 giáo viên trực tiếp giảng dạy và được phân loại như sau:
Tay nghề giỏi
Tay nghề Khá
Tay nghề TB
Tay nghề TB yếu
19%
25%
44%
12%
Số học sinh giỏi huyện: 7 em
* Năm học 2005- 2006: Trường có 11 lớp. Số học sinh 401 em
Kết quả xếp loại 2 mặt giáo dục cả năm:
Văn hoá
Đạo đức
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Tốt
Khá
TB
Yếu
7%
34%
49%
10%
77%
20%
3%
0
Số CB giáo viên: 25 người, 19 giáo viên trực tiếp giảng dạy và được phân loại như sau:
Tay nghề giỏi
Tay nghề Khá
Tay nghề TB
Tay nghề TB yếu
16%
21%
53%
9%
Số học sinh giỏi Huyện: 4 em
* Năm học 2006 – 2007: Trường có 11 lớp. Số học sinh 403 em
Kết quả xếp loại 2 mặt giáo dục cả năm:
Văn hoá
Đạo đức
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Tốt
Khá
TB
Yếu
8%
37%
48%
7%
78%
20%
2%
0
Số CB giáo viên: 25 người, 19 giáo viên trực tiếp giảng dạy và được phân loại như sau:
Tay nghề giỏi
Tay nghề Khá
Tay nghề TB
Tay nghề TB yếu
21%
26%
53%
0
Số học sinh giỏi Huyện: 3 em
II. 3. Đánh giá nguyên nhân
Sở dĩ có kết quả trên là do có sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, nhất là chi bộ nhà trường, vai trò lãnh đạo của chính quyền địa phương, của Phòng giáo dục huyện và các đoàn thể như công đoàn, chi đoàn thanh niên, tập thể giáo viên đoàn kết nhất trí, các em học sinh tích cực học tập, rèn luyện vươn lên.
Song kết quả trên lại chưa ngang tầm với xu thế phát triển và còn bộc lộ một số hạn chế. Một số thầy cô chưa mẫu mực, chưa thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Việc chấp hành kỷ luật lao động chưa nghiêm túc… ứng xử sư phạm thiếu tế nhị, gia trưởng áp đặt. Một số ít trình độ chuyên môn yếu kém, không học tập bồi dưỡng vươn lên. Do vậy phương pháp truyền thụ lạc hậu; nội dung kiến thức truyền thụ thiếu chính xác, chấm bài không công bằng mà cho điểm dựa theo cảm tính, gây bất bình cho học sinh, làm suy giảm uy tín người thầy. Về phía học sinh, vẫn còn nhiều êm chưa ngoan, lười học, hay bỏ buổi, trốn tiết, ghi chép không đầy đủ, không học bài và làm bài ở nhà; trong lớp hay nói chuyện và làm việc riêng, hay chọc ghẹo, phá quấy, đánh bạn, không nghe lời thầy cô giáo. ở một số lớp còn có hiện tượng mất cắp tiền, đồ dùng học tập. Có trường hợp khi bị phát hiện không thật thà nhận lỗi mà ngoan cố chối cãi, khi có đủ chứng cớ mới chịu nhận lỗi.
Nói chung trình độ dân trí của nhân dân còn thấp, nhận thức về giáo dục, học tập còn nhiều hạn chế. Nhiều người còn cho rằng “Có học sau này cũng chẳng làm gì”.
Mấy năm gần đây do chính sách mở cửa kinh tế, ở xã Phù Ninh có nhiều gia đình chạy chợ, buôn bán với Trung Quốc. Kinh tế thị trường đã cuốn hút không còn thời gian chăm sóc giáo dục con cái. Có gia đình chỉ còn hai, ba đứa trẻ đang độ tuổi đi học quản lý lẫn nhau, còn bố mẹ bận buôn bán, đêm khuya mới về hoặc đi năm, bảy ngày mới về nhà một lần, chính vì vậy giáo dục gia đình không được quan tâm. Phần đông các em trong các gia đình trên tự do lêu lổng lười học tập, đạo đức sút kém do được chiều chuộng, thoả mãn mọi nhu cầu từ bé, lại không được uốn nắn rèn luyện, xây dựng các thói quen tốt, nên các em trở thành khó giáo dục. Khi gia đình nhận ra thiếu xót thì đã muộn. Nhiều ông bố bà mẹ dùng đến các hình phạt nặng đánh đập dã man nhưng không có hiệu quả và bị bất lực.
Xã Phù Ninh trước đây vài năm được nhiều người cho là một xã còn nặng tàn dư phong kiến, biểu hiện điển hình là các lễ giáo trong gia đình vẫn được giữ gìn. Đó là tính truyền thống, tôn ty trật tự; con cái nhất tuân theo sự xếp đặt của bố mẹ. Bố mẹ bảo, con cái răm rắp tuân theo. Nhờ vậy giáo dục gia đình rất được coi trọng và có tác dụng tốt đến giáo dục đạo đức học sinh.
Cùng với thời gian, những gia đình trẻ được hình thành, do tiếp thu lối sống hiện đại, lại ảnh hưởng của kinh tế thị trường nên giáo dục gia đình bị buông lỏng. Các nề nếp đạo đức lẽ ra được xây dựng ngay từ nhỏ như tính lễ phép, thật thà chăm ngoan, nghe lời người lớn bị xao nhãng.
Một số tệ nạn xã hội như cờ bạc rượu chè, ăn cắp, đâm chén nhau, sự lục đục ở một số gia đình trong thôn xóm cũng gây ảnh hưởng không ít các em học sinh.
Việc phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường chưa làm tốt, giáo viên chủ nhiệm chưa thường xuyên thăm hỏi, liên lạc với gia đình học sinh. Các phiên họp phụ huynh nhiều gia đình vắng mặt có gia đình phụ huynh, giáo viên đến nhiều lần vẫn không gặp mặt, do bố mẹ các em mải chạy chợ.
Do vậy vấn đề giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Phù Ninh cần được coi trọng; cần được các cấp Uỷ Đảng, cùng các tổ chức đoàn thể các ngành quan tâm. Trước hết là sự cố gắng của giáo viên và sự tham mưu của lãnh đạo nhà trường với các cấp bộ lãnh đạo,nhằm tháo gỡ và nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng.
III. Một số giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục
Căn cứ đặc điểm tình hình xã hội của địa phương. Căn cứ nhiệm vụ năm học 2007 – 2008 trường THCS Phù Ninh đã xây dựng mục tiêu và thiết kế chương trình hoạt động giáo dục đạo đức học sinh.
Chỉ tiêu phấn đấu năm học 2007 – 2008:
Văn hoá
Đạo đức
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Tốt
Khá
TB
Yếu
9%
38%
48%
5%
82%
17%
1%
0
Phấn đấu có 10 em được công nhận học sinh giỏi của huyện. Không có học sinh tiêm chích ma tuý.
Số cán bộ giáo viên là: 26 người - 20 giáo viên trực tiếp giảng dạy phấn đấu đạt trình độ tay nghề:
Tay nghề giỏi
Tay nghề khá
Tay nghề TB
Tay nghề TB yếu
27%
28%
45%0
0
Nhà trường quyết tâm xây dựng các nề nếp đạo đức tốt, đó là xây dựng thói quen chào hỏi lễ phép các thầy cô giáo, khách đến trường và những người quen biết trong làng xóm. Khiêm tốn đoàn kết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, làm nhiều việc tốt cho các bạn, cho tập thể và cho gia đình.
Xây dựng nề nếp học tập tốt là các thói quen chăm học, mưa rét, bận rộn cũng khắc phục để đi học. Có phương pháp học tập phù hợp với từng bộ môn, biết kết hợp ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa. Đồng thời biết vận dụng các kiến thức đã học vào giải các bài tập và thực tế cuộc sống, mày mò, ham hiểu biết. Có nề nếp vệ sinh tốt, luôn luôn chăm lo đến vệ sinh cá nhân. Biết gìn giữ vệ sinh công cộng, bảo vệ của công và chăm luyện tập thể dục thể thao tăng cường sức khỏe.
Quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp. Xây dựng các tiêu chuẩn để đánh giá lớp chủ nhiệm, nâng cao chất lượng đoàn đội, tham gia các cuộc thi do Đoàn thanh niên và các tổ chức xã hội phát động. Làm tốt công tác phòng chống các tệ nạn xã hội, nhất là không để ma tuý xâm nhập vào nhà trường.
Chú ý giáo dục truyền thống. Tổ chức dạy lịch sử và địa lý Thuỷ Nguyên tổ chức thi văn nghệ tuyên truyền măng non, đồng diễn thể dục thể thao, báo tường báo ảnh và hoạt động hướng về các ngày kỉ niệm 20/11; 22/12; 3/2; 8/3; 26/3; 19/5. Lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức vào bài giảng về ý nghĩa các ngày lễ, ngày kỉ niệm qua đó giáo dục đạo đức học sinh.
Lồng ghép chương trình giáo dục dân số và phát triển, vệ sinh môi trường, an toàn giao thông và giáo dục pháp luật, làm tốt sự phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong nhà trường, gia đình, xã hội. Nêu rõ trách nhiệm của từng lực lượng.
Lực lượng thực hiện các chủ trương trên trong nhà trường là đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp. Vai trò của giáo viên, quyết định chất lượng giáo dục đạo đức học sinh. Do vậy phải bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho giáo viên thấy rõ vai trò, chức năng nhiệm vụ của mình trong giáo dục đạo đức học sinh. Có hiểu biết nghiệp vụ và những việc làm cụ thể, thông qua đó mà giáo dục đạo đức học sinh. Để làm tốt công tác này mỗi người phải tu dưỡng phấn đấu trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Xây dựng được mối quan hệ tốt giữa thầy và trò dùng tấm gương của bản thân để cảm hoá các em. Thầy cô giáo cần được bồi dưỡng lý luận chính trị, thời sự, chính sách, am hiểu các chủ trương đường lối của Đảng; có tri thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học. Có hàng loạt kĩ năng sư phạm: kỹ năng nghiên cứu tâm lý học sinh, kĩ năng đánh giá, kĩ năng lập kế hoạch chủ nhiệm. Tất cả yêu cầu trên giáo viên phải tự học, tự bồi dưỡng. Nhà trường tổ chức các cuộc hội thảo để nâng cao năng lực cho giáo viên.
* Vai trò chức năng nhiệm vụ của giáo viên.
a. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệu trưởng quản lý giáo dục toàn diện học sinh trong lớp.
Giáo viên chủ nhiệm không làm thay học sinh mà nhiệm vụ chủ yếu là bồi dưỡng năng lực tự quản cho học sinh lớp mình, bằng cách tổ chức hợp lí đội ngũ tự quản. Đội ngũ tự quản gồm cán sự lớp, chấp hành chi đội, tổ trưởng hoặc những học sinh được phân công phụ trách văn nghệ, thể dục hoạt động ngoại khóa, hoạt động học tập. Cần thu hút hầu hết học sinh tham gia vào các hoạt động khác nhau.
b. Tổ chức tập thể hoạt động tự quản nhằm phát huy tiềm năng tích cực của mọi học sinh. Xuất phát từ đặc điểm nhiệm vụ của năm học, theo tính phát triển của tập thể học sinh mà xây dựng đội tự quản. Giai đoạn đầu cần một lớp trưởng biết hy sinh, có uy tín biết quan tâm đến người khác, gương mẫu, biết cảm hóa các bạn. Khi lớp đã ổn định cần có lớp trưởng năng động sáng tạo, luôn tìm tòi nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức họat động, để cuốn hút các bạn vào hoạt động.
Giáo viên chủ nhiệm cố vấn cho tập thể giúp học sinh tự tổ chức các hoạt động đã được kế hoạch hóa. Giáo viên không khoán trắng, không đứng ngoài hoạt động của tập thể học sinh; mà cùng hoạt động và điều chỉnh hoạt động kịp thời giúp các em tháo gỡ những khó khăn trong quá trình hoạt động. Cần bàn bạc, tranh thủ các lực lượng trong và ngoài nhà trường, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho học sinh như: bàn với giáo viên bộ môn phụ đạo em kém, bồi dưỡng em có năng khiếu. Tổ chức các hoạt động văn nghệ thể dục thể thao, tranh thủ sự giúp đỡ của hội phụ huynh giúp đỡ các em hoạt động.
c. Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường; là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục.
Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm truyền đạt đầy đủ nghị quyết tư tưởng chỉ đạo của Ban giám hiệu đến học sinh lớp mình. Giáo viên chủ nhiệm là nhà quản lý, nhà sư phạm đại diện cho hiệu trưởng đề bạt yêu cầu đối với học sinh. Với phương pháp thuyết phục thái độ nghiêm túc để mọi học sinh và tập thể lớp ý thức được đầy đủ, trách nhiệm phải tuân thủ và thực hiện, những yêu cầu giáo dục mà hiệu trưởng đòi hoit như: ngăn ngừa hiện tượng hút hít, tiêm chích ma túy trong học sinh. Đồng thời có trách nhiệm làm cho mỗi học sinh nhận thức đầy đủ về tác hại của hiện tượng nghiện ma túy, phát động học sinh bàn bạc các giải pháp, cùng bạn bè cảnh giác phòng ngừa người khả nghi buôn bán tàng trữ, nghiện hút ở thôn xóm, nhà trường.
Giáo viên chủ nhiệm là người đại diện quyền lợi chính đáng của người học sinh. Bảo vệ học sinh về mọi mặt một cách hợp lí; phản ánh với hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, với gia đình, đoàn thể trong và ngoài nhà trường về nguyện vọng chính đáng của học sinh; để có giải pháp phù hợp, kịp thời có tác dụng giáo dục trong những tình huống cần thiết và điều phối các mối quan hệ.
Hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS phụ thuộc rất lớn vào sự nhận thức vào các giải pháp thực hiện, chức năng tổ chức các lực lượng, các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường; để tổ chức hoạt động giáo dục. Chủ nhiệm không những nắm chắc tình hònh học sinh trong lớp, mà còn xác định được các nhân tố, các mối quan hệ, các điều kiện cần thiết trong và ngoài nhà trường; để có thể phát huy mọi tiềm năng xã hội vào công tác giáo dục. Đây là việc làm đòi hỏi giáo viên có trách nhiệm cao, say sưa với nghề nghiệp, yêu thương học sinh, có hiểu biết rộng, biết vận động quần chúng, có năng lực thiết lập và thi hành các kế hoạch hoạt động, để thực hiện mục tiêu giáo dục. Đồng thời là người có trí tuệ, có lương tâm, có uy tín, sống mẫu mực, biết tự kiềm chế, có ý chí vượt khó, kiên định thực hiện hoài bão ước mơ lý tưởng giáo dục thế hệ trẻ.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, có nhiều tính tích cực và tiêu cực, thầy giáo phải xác định giáo dục trong nhà trường có vai trò định hướng, tạo ra sự thống nhất tác động đến thế hệ trẻ. Cần khẳng định gia đình và giáo dục gia đình là môi trường hạt nhân cơ bản của quá trình hình thành và phát triển nhân cách ở thế hệ trẻ. Do vậy thầy giáo còn là người tổ chức bồi dưỡng nhận thức lý luận giáo dục cho các bậc cha mẹ học sinh.
d. Phải đánh giá khách quan kết quả rèn luyện của mỗi học sinh và phong trào chung của lớp.
Việc đánh giá khách quan rất quan trọng đối với quá trình học tập và rèn luyện phát triển nhân cách của mỗi học sinh. Vì đánh gía khách quan chính xác, đúng mức, là điều kiện thầy và trò điều chỉnh mục tiêu, kế hoạch hoạt động cho cả lớp và mỗi thành viên. Đánh giá từng cá nhân học sinh nên căn cứ vào năng lực, điều kiện cụ thể của từng em, tránh quan điểm khắt khe, định kiến, thiếu linh hoạt và phát triển, nhất là đối với những em có hoàn cảnh khó khăn, có đặc điểm tâm sinh lí đặc biệt. Cần vạch ra phương hướng, nêu những yêu cầu đối với thái độ nghiêm túc. Tôn trọng nhân cách học sinh với tấm lòng yêu thương các em như con em mình. Cần quan tâm để mọi yêu cầu đặt ra không quá cao hoặc quá thấp so với năng lực và điều kiện của các em, đồng thời tham khảo thêm các kênh đánh giá khác như tự đánh giá, tập thể tổ, lớp đánh giá, giáo viên bộ môn, cán bộ phụ trách đoàn đội thể dục thể thao, văn nghệ và phụ huynh học sinh.
* Để giáo dục đạo đức học sinh được tốt giáo viên cần phải:
a. Thường xuyên nghiên cứu nắm vững đường lối quan điểm lý luận giáo dục, vận dụng vào công tác giáo dục. Trên cơ sở nắm vững tri thức lý luận giáo dục mới có khả năng vận dụng vào thực tiễn một cách sáng tạo.
b. Nắm vững mục tiêu giáo dục của các cấp học, nội dung kế hoạch và chương trình hoạt động của nhà trường trong năm học, để xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục của lớp mình có khả năng thực thi.
c. Tìm hiểu nắm vững cơ cấu của trường cũng như chức năng các tổ chức, cá nhân. Tìm hiểu giáo viên dạy lớp mình về hoàn cảnh năng lực, tính cách, phẩm chất, đạo đức, để thiết lập mối quan hệ phối hợp trong giáo dục.
d. Ngay đầu năm học khi tiếp nhận học sinh cần nghiên cứu phân tích đặc điểm của mọi đối tượng trong lớp và các yếu tố tác động đến các em bao gồm: Đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm nhân cách, năng lực, hoàn cảnh gia đình và sự quan tâm của gia đình tới con em, để bố trí công việc cho phù hợp. Bằng nhiều phương pháp, phối hợp nhiều lực lượng xã hội, nhanh chóng tìm hiểu từng em. Trên cơ sở đó xây dựng chương trình giáo dục, tổ chức các hoạt động toàn diện, nhằm phát triển năng lực trí tuệ, năng lực tự quản. Quan tâm đến sự phát triển của từng học sinh để có thể định hướng kịp thời. Muốn hiểu biết học sinh lớp mình nhanh chóng, phải tiến hành điều tra, thống kê những thông tin cần thiết về từng học sinh.
e. Liệt kê các lực lượng giáo dục xã hội để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, phát huy tối đa những ảnh hưởng tích cực, hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh.
f. Lập kế hoạch giáo dục cho từng tháng, cả năm để bảo đảm tính hệ thống trong giáo dục nhân cách học sinh.
g. Xây dựng kế hoạch, tổ chức tốt tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp để học sinh có điều kiện hoạt động bộc lộ cá tính, phát huy sở trường, rèn tính bạo dạn năng động, tinh thần tập thể. Phải dạy tốt các môn khoa học được phân công; do vậy phải phấn đấu có trình độ chuyên môn và phương pháp giảng dạy tốt, mẫu mực, tâm huyết, tạo uy tín và lòng ngưỡng mộ với học sinh, từ đó học sinh nghe theo những lời thầy cô khuyên bảo.
* Tổ chức tốt hoạt động Đoàn Đội trong nhà trường để giáo dục đạo đức học sinh.
Đội TNTP Hồ Chí Minh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong nhà trường thu hút đông đảo các em học sinh tham gia. Đoàn, Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thanh thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Mục tiêu hoạt động của Đoàn, của Đội hoàn toàn phù hợp, thống nhất với mục tiêu giáo dục của nhà trường. Đó là giáo dục các em trở thành con ngoan trò giỏi, công dân tốt, những người chủ tương lai cảu đất nước. Ban giám hiệu, cùng chi bộ Đảng, Đoàn thanh niên cần chỉ đạo tốt các hoạt động Đoàn, Đội.
* Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục nhằm nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh
Quần chúng nhân dân và toàn xã hội làm cho giáo dục đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bác Hồ nói: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”.
Từ nhận thức trên, tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức để lôi cuốn các lực lượng xã hội như MTTQ - Đoàn TNCS Hồ Chí Minh -Hội liên hiệp phụ nữ - Hội nông dân tập thể- Hội cựu chiến binh - Hội người cao tuổi, đóng góp tiền của giúp nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, vận động trẻ em bỏ học quay lại lớp, theo dõi giáo dục học sinh cá biệt và thống nhất chặt chẽ cùng tác động.
Tranh thủ sự đầu tư của nhà nước vận động nhân dân đóng góp xây dung tu sửa cơ sở vật chất, đảm bảo đủ điều kiện dạy và học. Trường xanh sạch đẹp, phấn đấu mỗi m2 đất ở trường đều có tác dụng giáo dục. Từ đó lôi cuốn thu hút và giáo dục các em. Phát huy tốt các phòng chức năng, thư viện tủ sách, đồ dùng thí nghiệm, kết hợp chặt chẽ học với hành. Qua rèn luyện thực hành mà giáo dục tính kiên trì, ham hiểu biết, yêu khoa học, phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội.
Kiến nghị:
- Cần nâng cao nhận thức quan điểm chính trị chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Nhà nước tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và các phương tiện dạy học với tinh thần nhà nước và nhân dân cùng làm.
- Cần quan tâm hơn nữa chế độ đãi ngộ giáo viên như chế độ đi phép, có điều kiện tham quan du lịch, để có thêm thực tế ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp cho việc nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng đạo đức học sinh ở trường THCS Phù Ninh.doc