Đề tài Giải pháp chống tái nghèo ở tỉnh Sơn La

Danh mục bảng biểu i

Danh mục các từ viết tắt ii

Lời mở đầu 1

Chương 1: Những vấn đề về đói nghèo và công tác Xóa đói giảm nghèo

1. Quan niệm đói nghèo ở Việt Nam và trên thế giới 4

1.1. Quan niệm về đói nghèo 4

1.3.1 Quan niệm về đói nghèo trên thế giới 4

1.3.2 Quan niệm đói nghèo ở Việt Nam 7

1.2. Thước đo đói nghèo 8

1.2.1. Về thước đo mức sống 9

1.2.2. Về chuẩn nghèo 10

1.3. Nguyên nhân đói nghèo 17

a. Nguyên nhân do điều kiện tự nhiên 17

b. Trình độ học vấn thấp 18

c. Nguyên nhân từ nhân khẩu học 19

d. Bệnh tật sức khỏe yếu kém 19

 

2. Quan niệm về tái nghèo 20

2.1. Quan niệm tái nghèo 20

2.2. Sự cần thiết chống tái nghèo 21

2.3. Kinh nghiệm chống tái nghèo tại một số tỉnh, huyện 22

2.3.1 Chống tái nghèo huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình 22

2.3.2 Kinh nghiệm chống tái nghèo tại xã Hương Phú – Huế 25

2.3.3 Kinh nghiệm chống tái nghèo tại Cà Mau 27

2.4. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Sơn La 29

Chương 2: Thực trạng về công tác XĐGN và tái nghèo của tỉnh Sơn La

1. Các yếu tố cơ bản và điều kiện phát triển của tỉnh Sơn La 31

1.1. Điều kiện tự nhiên 31

1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình 31

1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 31

1.1.3 Nguồn nhân lực 33

1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Sơn La 34

1.2.1 Tình hình kinh tế 34

1.2.2 Tình hình phát triển xã hội 36

1.3. Những lợi thế và hạn chế của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tới xóa đói giảm nghèo của tỉnh .39

1.3.1. Lợi thế 39

1.3.2. Hạn chế 40

 

2. Thực trạng đói nghèo của tỉnh Sơn La 41

2.1. Hiện trạng đói nghèo tỉnh Sơn La 41

2.2. Cơ cấu nghèo tỉnh Sơn La 43

2.2.1 Phân theo khu vực thành thị - nông thôn 43

2.2.2 Cơ cấu nghèo theo khu vực I,II,III 45

2.2.3 Cơ cấu nghèo theo huyện, thị xã 47

2.2.4 Cơ cấu nghèo theo dân tộc 49

 

3. Thực trạng tái nghèo và nguy cơ tái nghèo tỉnh Sơn La 51

3.1. Thực trạng tái nghèo 51

3.2. Nguy cơ tái nghèo tỉnh Sơn La 54

3.3. Nguyên nhân tái nghèo của tỉnh Sơn La 57

3.3.1 Nhóm nguyên nhân chủ quan 57

 

doc97 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2496 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp chống tái nghèo ở tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
36,18 36,68 Nguồn số liệu: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Sơn La Dựa vào bảng số liệu ta thấy cơ cấu kinh tế tỉnh Sơn La đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trong các năm qua đang dần dịch chuyển từ kinh tế thuần nông tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa gắn với phát triển thị trường. Tuy vậy ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao còn tỷ trọng công nghiệp tăng nhưng tỷ lệ tăng còn rất nhỏ, nguyên nhân do sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn : cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, máy móc thiết bị nghèo nàn lạc hậu, thiếu vốn sản xuất nên sản phẩm chưa phong phú đa dạng và chất lượng chưa cao. Mặc dù công nghiệp có tăng trưởng song tăng trưởng hàng năm không đều có năm tốc độ tăng trưởng lên tới 50% nhưng có năm chỉ đạt 3%. Về thương mại dịch vụ Sơn La có vị trí địa lý là trung tâm khu vực Tây Bắc có hai cửa khẩu quốc gia tiếp giáp với các tỉnh Bắc Lào thuận lợi để xây dựng các trung tâm phân phối hàng hóa và dịch vụ. Hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, hàng không khá đồng bộ tạo điều kiện cho thị trường Sơn La giao thương với tất cả các tỉnh Tây Bắc như: Hòa Bình, Điện Biên, Yên Bái. Ngoài ra Sơn La có vị trí rất đắc địa để tổ chức các tua du lịch liên vùng như : tuyến du lịch Tây Bắc ( Hà Nội – Sơn La- Điện Biên Phủ - Sa Pa – Lào Cai), tuyến du lịch liên quốc gia ( Hà Nội – Sơn La - Luông Pha Băng, cố đô Lào – Thái Lan..) tuy nhiên do chưa biết cách tận dụng hiệu quả các lợi thế nên ngành thương mại dịch vụ của tỉnh vẫn chưa phát triển tỷ trọng đóng góp trong GDP vẫn thấp, chưa tạo được nhiều việc làm cho người dân bản xứ. Tình hình phát triển xã hội Giáo dục – đào tạo Công tác giáo dục của Sơn La trong những năm qua nói chung là đang được củng cố và phát triển hoàn thiện ở mọi cấp học, ngành học với nhiều loại hình theo hướng xã hội hóa, phát triển mạnh về quy mô; chất lượng giáo dục từng bước được cải thiện; mạng lưới trường lớp ngày càng được phát triển tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi tới trường ngày càng tăng đặc biệt là con em dân tộc thiểu số vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn của tỉnh; việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng được chú trọng; công tác xã hội hóa bước đầu thu được những kết quả đáng trân trọng tạo nên phong trào học tập khá sôi nổi ở khắp các địa bàn, các tầng lớp xã hội của tỉnh. Về quy mô giáo dục: Năm 2006 – 2007 các huyện thị đều có đầy đủ trường trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú, trung tâm giáo dục thường xuyên. Trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp cũng đang tiếp tục được hoàn thiện và mở rộng về quy mô. Tuy còn lẻ tẻ chưa đồng đều ở tất cả các xã nhưng đã có sư thành lập các Hội nghề nghiệp để bồi dưỡng kiến thức văn hóa, kỹ thuật sản xuất chuyển giao công nghệ áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất cho lao động sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp nông thôn. Về chất lượng giáo dục: Chất lượng giáo dục được cải thiện đáng kể, công tác giáo dục toàn diện được thực hiện rộng rãi, nhiều đối tượng vùng sâu vùng xa không chỉ học văn hóa đơn thuần mà còn được tiếp cận với các môn học hiện đại như ngoại ngữ hay tin học.. Đến năm 2007 toàn tỉnh đã có 23 trường đạt chuẩn quốc gia gồm 3 trường mầm non, 12 trường tiểu học, trung học cơ sở 7 trường và trung học phổ thông 1 trường. Tồn tại yếu kém: Song ngành giáo dục - đào tạo tỉnh Sơn vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn hạn chế như: Qui mô giáo dục phát triển nhanh, song các điều kiện đảm bảo như cơ sở vật chất kỹ thuật, ngân sách, đội ngũ giáo viên còn chưa đáp ứng kịp thời; công tác đào tạo nguồn nhân lực về cơ cấu, chất lượng còn nhiều bất cập, có nhiều chuyên ngành thừa, song cũng còn rất nhiều chuyên ngành thiếu và có sự chênh lệch giữa các dân tộc, các vùng, các ngành trong tỉnh; chất lượng giáo dục – đào tạo so với toàn quốc nhìn chung còn thấp chưa đồng đều giữa các vùng; quy mô đào tạo nghề còn nhỏ các Trung tâm học tập cộng đồng phát triển chậm, chưa đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.. Nhìn chung trình độ học vấn của học sinh các vùng sâu vùng xa vùng khó khăn, con em các gia đình nghèo cận nghèo còn thấp và tỷ lệ bỏ học còn cao. Y tế sức khỏe người dân Thời gian gần đây công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng của tỉnh đã thu được những thành tựu đáng kể: tỷ lệ chết do các bệnh gây dịch giảm mạnh; không xảy ra các dịch lớn; các bệnh xã hội phần nào đã được hạn chế.. Số lượng bệnh viện và trung tâm y tế cũng được đầu tư và có sự gia tăng,nếu như năm 2004 toàn tỉnh có 15 đơn vị y tế tuyến tỉnh và 11 trung tâm y tế tuyến huyện thì tới cuối năm 2006 toàn tỉnh có 16 bệnh viện và trung tâm y tế tuyến tỉnh; 21 bệnh viện và trung tâm y tế tuyến huyện; công suất sử dụng giường bệnh đạt 89 – 95% đã giảm được nhiều khó khăn gánh nặng cho người bệnh đặc biệt là người nghèo. Tuy nhiên do đặc điểm địa lý là tỉnh miền núi biên giới đặc biệt khó khăn nên công tác chăm sóc sức khỏe người dân còn gặp nhiều khó khăn thách thức như hạn chế về trình độ và số lượng cán bộ chuyên môn kỹ thuật; cơ sở hạ tầng y tế cũng còn nhiều thiếu thốn; thiên tai và các bệnh gây dịch luôn tiềm ẩn. Cùng với sự phát triển của xã hội thì tình trạng tệ nạn xã hội: trộm cắp, buôn bán nghiện hút ma túy, nạn mại dâm và đại dịch HIV đang có chiều hướng gia tăng. Xây dựng cơ bản Giao thông: thống kê về một số công trình giao thông cơ bản là: Giao thông đường bộ: tổng số Km đường giao thông toàn tỉnh là 5.240km đường bộ trong đó đường ô tô là 4.804Km. Về chất lượng mặt đường: Mặt đường bê tông xi măng: 34km, chiếm 0,71%. Mặt đường bê tông nhựa : 30km, chiếm 0,62%. Mặt đường nhựa và Atfan : 1.130km, chiếm 23,52%. Mặt đường cấp phối: 910km, chiếm 18,94%. Giao thông đường thủy: tổng chiều dài mạng lưới sông khoảng 300km gồm 2 tuyến chính là : Sông Đà dài 230km, sông Mã dài 70km Hiện tỉnh có 2 cảng đường thủy là : Cảng Tà Hộc – Mai Sơn và Cảng Vạn Yên – Phù Yên. Đường không: ngoài hai cảng đường thủy có ý nghĩa kinh tế quan trọng tỉnh có 1 cảng hàng không Sân bay Nà Sản có đường băng hạ cánh dài 2.400m x 35m cáp năng lực vận chuyển đạt 20.000 hành khách/năm hiện đang được đầu tư sửa chữa nâng cấp để phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách Điện: Tổng số xã, phường có điện là 201/201 xã phường nghĩa là 100% xã phường của tỉnh đã có điện. Tuy nhiên số hộ được sử dụng điện lưới chỉ chiếm 75%/ tổng số hộ với tỷ lệ ở thành thị là 100% hầu như toàn bộ người dân thành thị được sử dụng điện lưới trong đó tỷ lệ này ở nông thôn chỉ chiếm 62% nghĩa là việc mang điện về với vùng sâu vùng xa nông thôn hiện vẫn còn nhiều trở ngại. Những lợi thế và hạn chế của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tới xóa đói giảm nghèo của tỉnh. 1.3.1. Lợi thế. Sơn La đang có lợi thế rất lớn về tiềm năng thủy điện như Huổi Quảng, Nậm Chiến, đặc biêt là công trình thủy điện Sơn La lớn nhất cả nước với tổng công suất 2.400 MW đang được xây dựng. Đây là cơ hội tốt để thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển nhanh chóng tạo theo sự đột biến về tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp kéo theo sự phát triển cơ sở hạ tầng mở rộng cơ hội việc làm..là cơ sở vững chắc để hoàn thành tốt chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững 2006 – 2010. Nguồn tài nguyên khoáng sản tuy trữ lượng nhỏ, phân bố rải rác song rất phong phú đa dạng chưa khai thác được bao nhiêu và rất có triển vọng phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đáp ứng nhu cầu cơ bản trong tỉnh và xuất ra ngoài tỉnh. Tiềm năng du lịch lớn có nhiều danh lam thắng cảnh hang động kỳ thú, du lịch có thể trở thành một nguồn thu lớn của tỉnh nếu biết tận dụng lợi thế này. 1.3.2. Hạn chế Nằm sâu trong nội địa, xa thủ đô và các trung tâm kinh tế lớn địa hình chủ yếu là đồi núi chia cắt mạnh nên gặp rất nhiều khó khăn trong xây dựng cơ sở hạ tầng xóa đói giảm nghèo. Do địa hình núi cao dốc với diện tích canh tác chủ yếu là trên đất dốc mặt bằng canh tác cao hơn rất nhiều so với mặt sông suối nên khó cung cấp nước làm thủy lợi; đất canh tác dễ bị xói mòn rửa trôi năng suất thấp, thu hoạch của bà con không đủ đáp ứng được nhu cầu cơ bản họ dễ rơi vào tình trạng tái nghèo. Là tỉnh vùng cao có nhiều dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp nguồn lao động dồi dào song trình độ kỹ thuật yếu kém, còn một bộ phận du canh du cư, địa bàn dân cư phân tán, phương thức sản xuất canh tác lạc hậu đời sống người dân bấp bênh; nền kinh tế còn nhỏ bé chưa có tích lũy vẫn còn thiên về tự cấp tự túc, tỷ lệ hàng hóa còn thấp sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường nên thu nhập bình quân đầu người chưa cao (chỉ bằng 60% thu nhập bình quân cả nước). Trước mắt Sơn La còn rất nhiều khó khăn thử thách trong công cuộc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo chống tái nghèo, tuy nhiên cần phải tận dụng cơ hội đó là việc đất nước đang tập trung nguồn vốn rất lớn xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La trên địa bàn để làm thay đổi căn bản bộ mặt kinh tế xã hội của tỉnh, thoát khỏi tỉnh nghèo trong thời gian tới. Thực trạng đói nghèo của tỉnh Sơn La Hiện trạng đói nghèo tỉnh Sơn La Sơn La là một tỉnh miền núi thuộc Tây Bắc có vị trí địa lý hết sức quan trọng cả về kinh tế xã hội môi trường và an ninh quốc phòng của đất nước,có địa hình núi cao hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phát triển vẫn còn chậm. Hơn nữa do xuất phát điểm của tỉnh rất kém nên nhìn chung quy mô kinh tế còn nhỏ, giá trị xuất nhập khẩu của tỉnh thấp nguồn thu từ kinh tế địa phương chiếm tỷ trọng nhỏ, chưa có tích lũy còn thiên về tự cấp tự túc, tuy có lợi thế về phát triển du lịch, thủy lợi, công nghiệp nhưng chủ yếu vẫn ở dạng tiềm năng chưa được khai thác triệt để nên GDP/người có xu hướng tăng nhưng chưa cao ( mới đạt xấp xỉ 35% DGP bình quân đầu người cả nước) thu nhập chủ yếu là từ nông nghiệp bấp bênh không ổn định phụ thuộc nhiều vào thời tiết mà sản phẩm nông nghiệp thường mang lại giá trị thấp nên thực trạng đói nghèo của tỉnh vẫn khá trầm trọng, Sơn La vẫn là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước: tỷ lệ đói nghèo luôn gấp khoảng 2,6 lần tỷ lệ đói nghèo bình quân cả nước. Ngoài ra đa số dân cư lại là đồng bào dân tộc ít người điều kiện sản xuất và sinh sống khó khăn, tập quán lạc hậu các dịch vụ cơ bản về an sinh xã hội ( y tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe..) vừa thiếu lại vừa yếu nên đói nghèo chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn (khoảng 87% trong tổng số hộ nghèo của tỉnh), theo số liệu thống kê cuối năm 2006 toàn tỉnh có 5 huyện đều là huyện miền núi có tỷ lệ hộ nghèo >50% là một trong 61 huyện nghèo nhất cả nước. Bảng 2: Thực trạng đói nghèo tỉnh Sơn La 2001 – 2007 Chuẩn nghèo Tiêu chí cũ 2001 - 2005 Tiêu chí mới 2006 - 2010 Năm 2001 2003 2005 2005 2006 2007 Hộ đói nghèo (đơn vị : hộ) 49.194 - 34.516 88.274 - 76.818 Tỷ lệ hộ nghèo (đơn vị: %) 20,58 15,99 11 46,03 41,1 37,93 Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Sơn La Theo bảng số liệu đến năm 2005 do sự quan tâm của Chính phủ bằng việc triển khai các chương trình dự án xóa đói giảm nghèo 134, 135, dự án xóa đói giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc và nỗ lực của người dân tỉnh đã giảm được 14.678 hộ nghèo so với đầu năm 2001 đưa tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 11%. Tuy nhiên do có sự điều chỉnh chuẩn nghèo nên tỷ lệ nghèo năm 2006 tăng đột biến gấp 2,5 lần so với tỷ lệ nghèo năm 2005, và trong 2 từ cuối năm 2005 đến cuối năm 2007 tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 46,03% năm 2006 xuống còn 37% năm 2007 (theo chuẩn nghèo mới 2006 – 2010). Nói chung tỷ lệ nghèo tuy giảm nhanh nhưng vẫn ở mức cao và chưa bền vững nhất là vùng sâu vùng cao, vùng xa biên giới; đến nay toàn tỉnh còn 88 xã và 1.119 bản đặc biệt khó khăn; 27.419 hộ còn ở nhà tạm dột nát. Mặt khác do thiên tai hạn hán lũ lụt mất mùa bệnh dịch hay một bộ phận dân cư còn mang nặng tư tưởng ỷ lại trông trờ hỗ trợ nhà nước chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo trong sản xuất nên tỷ lệ tái nghèo khá cao nhất là nhóm dân nằm sát chuẩn nghèo. Cơ cấu nghèo tỉnh Sơn La Phân theo khu vực thành thị - nông thôn Một đặc điểm của đói nghèo là thường tập trung theo không gian, thường tập trung ở những vùng miền xa xôi điều kiện kinh tế kém phát triển cơ sở hạ tầng lạc hậu còn những vùng đô thị, thành phố với thị trường phát triển tỷ lệ đói nghèo thường thấp hơn. Sơn La là một trong những tỉnh có tỷ lệ nghèo chênh lệnh giữa thành thị và nông thôn cao nhất nước ta, thống kê giai đoạn 2006 – 2008 trung bình hộ nghèo ở khu vực nông thôn là khoảng 85.667 hộ chiếm tỷ lệ 97,05%; trong khi đó tỷ lệ nghèo của khu vực thành thị chỉ có 2,95% tương đương với khoảng 2.067 hộ (theo Báo cáo xóa đói giảm nghèo tỉnh Sơn La 2006 – 2008). Đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa vùng biên giới, dân tộc thiểu số tỷ lệ nghèo còn cao hơn mức trung bình của cả tỉnh khá nhiều. Biểu đồ 2: Cơ cấu nghèo theo khu vực nông thôn – thành thị của tỉnh Sơn La Nguồn: dựa trên số liệu báo cáo xóa đói giảm nghèo tỉnh Sơn La Ở Sơn La một trong những nguyên nhân khiến đói nghèo tập trung ở các vùng nông thôn là do hầu hết những vùng này là các vùng có địa hình hiểm trở điều kiện sản xuất cực kỳ khó khăn, nước sinh hoạt sản xuất còn thiếu, khí hậu khắc nghiệt, thời tiết biến đổi bất thường, hạn hán sâu bệnh sương muối, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số trình độ sản xuất còn lạc hậu công cụ sản xuất thô sơ lại thiếu kinh nghiệm và vốn sản xuất, vẫn chịu ảnh hưởng của các hủ tục tư tưởng phong kiến gia đình thường đông con, các chi phí cưới xin ma chay thường rất lớn nhiều gia đình phải vay mượn bán trâu bò để lo ma chay hay cưới vợ cho con... Vì vậy công tác xóa đói giảm nghèo ở đây gặp rất nhiều trở ngại nên chưa thực sự hiệu quả, theo khảo sát mới nhất của tỉnh năm 2008 vùng nông thôn Sơn La có 5/61 huyện có tỷ lệ nghèo trên 60% được xếp là những huyện nghèo nhất cả nước. Ngoài ra nguy cơ tái nghèo ở nông thôn cao cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự chênh lệch này. Cơ cấu nghèo theo khu vực I,II,II Theo quyết định số 393/2005/QĐ-UBDT của Ủy ban Dân tộc ban hành thì các tỉnh miền núi dân tộc thiểu số ở nước ta được phân định theo trình độ phát triển: Gồm 3 khu vực Khu vực I: bao gồm các xã không có thôn đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo dưới 30%; kết cấu hạ tầng đã hình thành và đáp ứng được cơ bản các yêu cầu cấp thiết; có vị trí địa lý là xã liền kề hoặc thuộc địa bàn của thị xã thị trấn các khu công nghiệp, trung tâm huyện lị có điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi cho phát triển sản xuất và đời sống. Khu vực II: gồm các xã không có hoặc dưới 1/3 số thôn ĐBKK, có tỷ lệ nghèo trong khoảng 30% đến dưới 50%. Về kế cấu hạ tầng thiết yếu thì đã có nhưng vẫn thiếu, đã có từ 7/10 loại công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu trở lên. Đã bắt đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, đã có sự áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, có hệ thống khuyến nông khuyến lâm khuyến ngư đến nông thôn. Khu vực III: là khu vực khó khăn nhất có khoảng 1/3 số thôn ĐBKK trở lên, tỷ lệ nghèo >55%; các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu thiếu hoặc có nhưng vẫn tạm bợ từ 6/10 loại công trình thiết yếu trở lên, chưa đạt chuẩn phổ cấp giáo dục trung học, chưa đủ điều kiện khám bệnh thông thường Điều kiện sản xuất rất khó khăn tập quán lạc hậu còn mang nặng tính tự cấp tự túc, địa bàn cư trú thuộc địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, điều kiện địa hình bị chia cắt.. Biểu đồ 3 Phân chia các xã theo vùng I,II,II của tỉnh Sơn La (theo Tiêu chí phân định vùng theo trình độ phát triển) Nguồn: dựa trên số liệu báo cáo phân định khu vực tỉnh Sơn La Với vị trí địa lý có nhiều bất lợi chủ yếu là đồi núi địa hình bị chia cắt mạnh nên tỉnh Sơn La chỉ có 36% xã được xét vào khu vực I nghĩa là chỉ có khoảng 36% xã được xếp vào dạng ít khó khăn nhất có tỷ nghèo dưới 30%, trong đó có tận 35% xã thuộc khu vực II tương đương với việc có tỷ lệ nghèo từ 30 – 55%. Và 29% xã bị xếp vào khu vực III là những xã có điều kiện sống dịch vụ cơ sở hạ tầng cực kỳ khó khăn với tỷ lệ nghèo > 55% cao gấp 3 lần so với tỷ lệ nghèo bình quân cả nước và gấp khoảng 1,5 lần so với tỷ lệ nghèo bình quân của tỉnh, dân cư ở các xã này chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người năng lực sản xuất còn kém thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Nhìn chung tỷ lệ % các xã thuộc khu vực II, III lớn ( trên 60%) chứng tỏ Sơn La vẫn là một tỉnh rất khó khăn cần phải được quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa tới công tác XĐGN. Bảng 3: Tỷ lệ hộ nghèo của từng khu vực so với tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh (Đơn vị: %) Khu vực Khu vực I Khu vực II Khu vực III Tỷ lệ nghèo vùng/tỷ lệ hộ nghèo chung tỉnh 2005 - 56,01% 64,94% 2006 - 44,12% 59,38% 2007 13,5% 32,5% 54% Nguồn số liệu: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Sơn La Khu vực III bao gồm các xã khó khăn nhất tỉnh Sơn La nên đây là khu vực có tỷ lệ nghèo cao nhất tỉnh là một điều hoàn toàn dễ giải thích, tỷ lệ nghèo 54% cao hơn 16.07% so với tỷ lệ nghèo bình quân toàn tỉnh. Hơn nữa các xã thuộc khu vực III có đặc điểm chung là địa hình hiểm trở, cơ sở hạ tầng cực kỳ thiếu thốn nên công tác xóa đói giảm nghèo ở khu vực này càng trở nên khó khăn hơn, nguy cơ tái nghèo cao hơn rất nhiều so với các khu vực khác. Cơ cấu nghèo theo huyện, thị xã Chia theo đơn vị hành chính Sơn La có tất cả 11 huyện, thị xã; từ năm 2006 đến nay tỷ lệ nghèo ở các huyện, thị xã đều có xu hướng giảm tuy nhiên tốc độ giảm chưa đồng đều do địa hình, khí hậu và xuất phát điểm kinh tế xã hội ở các xã là khác nhau. Đặc biệt Thị xã là đơn vị dẫn đầu trong công tác xóa đói giảm nghèo với tỷ lệ nghèo giảm cao nhất gần 7% trong năm 2006 – 2007 (từ 10,57% năm 2006 xuống còn 3,8% năm 2007). Các xã còn lại tỷ lệ đói nghèo vẫn rất cao năm 2006 tỷ lệ đói nghèo các xã này đều trên 45%, xã thấp nhất là Mai Sơn với tỷ lệ nghèo 45,27% và đến năm 2007 tỷ lệ nghèo trung bình ở 10 xã là 42,07%. Có thể thấy một thực tế rất rõ ràng đó chính là khoảng cách chênh lệch giữa tỷ lệ nghèo ở Thị xã và tỷ lệ nghèo bình quân ở các huyện còn lại là khá lớn khoảng 39%. Bảng 4: Cơ cấu nghèo theo huyện thị xã (Số liệu thống kê 2006 – 2007) Số TT Huyện, thị xã Số hộ nghèo năm 2006 Tỷ lệ nghèo năm 2006 Số hộ nghèo năm 2007 Tỷ lệ nghèo cuối năm 2007 1 Quỳnh Nhai 5.915 50,14 5.563 42,4 2 Thuận Châu 11.463 49,08 10.706 41,7 3 Thị xã 1.815 10,57 735 3,8 4 Mường La 7.760 56,41 5.851 37,2 5 Mai Sơn 11.542 45,27 9.821 38,4 6 Yên Châu 6.436 49,07 5.542 39,4 7 Mộc Châu 13.961 45,28 11.584 36,2 8 Sốp Cộp 3.545 58,53 3.104 48,5 9 Sông Mã 9.445 45,95 8.515 39,0 10 Bắc Yên 5.267 53,79 5.524 57,2 11 Phù Yên 11.152 58,88 9.873 40,7 Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện công tác XĐGN tỉnh Sơn La 2006 - 2007 Đầu năm 2006 toàn tỉnh có 5 huyện có tỷ lệ nghèo trên 50%: Quỳnh Nhai, Mường La, Sốp Cộp, Bắc Yên, Phù Yên. Ngoài ra còn 2 huyện có tỷ lệ hộ nghèo nằm sát ngưỡng 50% và 3 huyện có tỷ lệ hộ nghèo khoảng 45% chỉ có duy nhất Thị xã là tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất 10,57%. Năm 2007 số hộ nghèo ở các huyện này nói chung đã giảm nhưng không đáng kể nên tỷ lệ hộ nghèo vẫn cao đặc biệt Bắc Yên tỷ lệ hộ nghèo còn tăng 4% so với năm 2006 từ 53,79% lên 57,2% nguyên nhân do cuối năm 2006 huyện Bắc Yên bùng phát dịch cúm gia cầm gây tổn thất khá nhiều các hộ chăn nuôi gia cầm đặc biệt là các hộ nghèo hộ nằm sát chuẩn nghèo. Nhìn chung ngoài Thị xã các huyện đều phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong công tác xóa đói giảm nghèo để giảm tỷ lệ hộ nghèo nhanh và bền vững hơn góp phần giúp tỉnh hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ nghèo năm 2010 xuống còn 25% nghĩa là trong 5 năm (2006 – 2010) đưa được 40.330 hộ thoát nghèo bền vững. Cơ cấu nghèo theo dân tộc Ở nước ta mặc dù số lượng hộ nghèo là dân tộc thiểu số đã giảm nhưng tỷ lệ trong tổng số hộ nghèo của cả nước từ năm 1992 đến nay lại có chiều hướng tăng lên, điều đó cho thấy tốc độ giảm nghèo của nhóm dân tộc thiểu số thường chậm hơn tốc độ chung của cả nước. Sơn La có khoảng 12 dân tộc anh em cư trú trong đó dân tộc Thái có dân số lớn nhất chiếm gần 55% dân số toàn tỉnh. Các dân tộc có dân số đông tiếp theo là : dân tộc Kinh (18%), dân tộc Mông 12%, dân tộc Mường 8,4%, dân tộc Dao chiếm 1,82%, dân tộc Khơ Mú 1,89%... là một trong những tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống nhất cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo của Sơn La theo từng dân tộc biểu hiện qua bảng sau: Bảng 5: Cơ cấu nghèo tỉnh Sơn La theo dân tộc Dân tộc Số hộ Số hộ nghèo Tỷ lệ nghèo của dân tộc/số hộ của dân tộc đó (đơn vị: %) Tỷ lệ hộ nghèo theo dân tộc/ tổng hộ nghèo tỉnh (Đv: %) Kinh 34.778 3.443 9,9 4,48 Thái 106.828 39.099 36,6 50,90 Mông 26.477 15.815 59,73 20,59 Mường 17.246 6.376 36,97 8,30 Xinh mun 5.262 3.882 73,78 5,05 Dao 5.126 1.773 34,59 2,31 Khơ mú 3.785 1.810 47,82 2,36 Kháng 3.037 889 29,27 1,16 La ha 2.786 1.848 66,33 2,41 Dân tộc khác 2.781 1.884 67,75 2,45 Nguồn số liệu: Niên giám thống kê – Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Sơn La ( số liệu năm 2007) Dân tộc Thái là dân tộc đông nhất tỉnh Sơn La nhưng đồng thời cũng là dân tộc có tỷ lệ nghèo cao nhất 50,9% chiếm hơn 1/2 tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh, tỷ lệ nghèo của dân tộc Thái so với số hộ dân tộc Thái là 36,6%; dân tộc Kinh có tỷ lệ nghèo so với số hộ thuộc dân tộc kinh là thấp nhất 9,9%. Đặc biệt là ở các vùng dân tộc Sơn La tình hình việc làm rất nghèo nàn đa số người dân tộc thiểu số chỉ dựa vào nông nghiệp, ở môt số nơi do thiếu đất trồng trọt người dân phải du canh du cư vào rừng sâu phá rừng làm rẫy nên tình trạng đói nghèo khá phức tạp diễn ra theo mùa chứ không phải quanh năm, vào mùa giáp hạt là tình trạng thiếu đói xẩy ra phổ biến nhất. Các hộ gia đình ở vùng sâu vùng xa thường không đủ gạo ăn vào mùa này phải ăn măng, gùi, củ mài, củ mỡ.. thay cho gạo nên việc thống kê số hộ thiếu đói hay số hộ nghèo theo các dân tộc cũng gặp rất nhiều khó khăn. Biểu đồ 4 Cơ cấu nghèo theo dân tộc của tỉnh Sơn La Nguồn: Dựa trên dữ liệu từ Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Sơn La Thực trạng tái nghèo và nguy cơ tái nghèo tỉnh Sơn La Thực trạng tái nghèo Trong thời gian vừa qua công tác XĐGN ở Sơn La luôn được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm, là một mục tiêu hàng đầu trong phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh nhưng kết quả đạt được chưa được như mong muốn. Nhìn chung tỷ lệ hộ nghèo trong những năm qua đã giảm nhanh nhưng vẫn ở mức cao và chưa chắc chắn nhất là ở vùng cao vùng xa, năm 2006 Sơn La vẫn còn 5 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% được xếp vào diện 61 xã nghèo nhất cả nước. Mặt khác do thiên tai hạn hán lũ lụt sâu bệnh.. mất mùa nên tỷ lệ tái nghèo khá cao nhất là ở nhóm sát cận nghèo, trong 5 năm (2001 – 2005) toàn tỉnh Sơn La đã giảm được 14.673 hộ nghèo tương đương với 9% tổng số hộ nghèo tuy nhiên tỷ lệ tái nghèo của giai đoạn này khá cao khoảng 1,9 nghìn hộ tương ứng với 13 %. Đây là một tỷ lệ tái nghèo khá cao,lớn hơn tỷ lệ tái nghèo cả nước giai đoạn 2001 – 2005 khoảng 3% ( tỷ lệ tái nghèo bình quân cả nước 2001 – 2005 là 10%), tỷ lệ tái nghèo cao không những làm giảm hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo mà còn lãng phí nguồn vốn đầu tư hỗ trợ cho công tác XĐGN. Bảng 6: Thực trạng giảm nghèo tỉnh Sơn La 2001 – 2005 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Tỷ lệ hộ nghèo 20,58 18,56 15,99 12,97 11 Tỷ lệ giảm nghèo - 2,02 2,57 3,02 1,97 (đơn vị: %) Nguồn: tổng hợp số liệu xóa đói giảm nghèo Website tỉnh Sơn La Có thể thấy tỷ lệ giảm nghèo năm 2005 là thấp nhất trong 5 năm một phần nguyên nhân do đây là năm tình hình thời tiết diễn ra phức tạp, đầu năm 2005 hạn hán kéo dài ở vùng núi phía Bắc gây ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt và nước sản xuất nghiêm trọng, đến giữa năm thì khoảng 12 trận lũ quét ở khu vực miền núi các tỉnh: Sơn La, Lào Cai, Phú Thọ, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An.. và riêng Sơn La phải gánh chịu 1 trận lũ quét lũ ống khá nặng gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản nên tỷ lệ tái nghèo năm 2005 cao hơn hẳn, tỷ lệ tái nghèo năm 2005 là 809 hộ ứng với 26,79% so với số hộ thoát nghèo; trong đó có khoảng gần 600 hộ tái nghèo ( chiếm 70 – 80% tỷ lệ tái nghèo) do hậu quả của thiên tai, khoảng gần 30 hộ (3,7%) tái nghèo do gánh chịu thiệt hại của dịch cúm gia cầm bùng phát vào cuối năm tại Tỉnh Sơn La. Thực trạng tái nghèo cụ thể: Bảng 7: Thực trạng tái nghèo tỉnh Sơn La Năm 2002 2003 2004 2005 Số hộ tái nghèo 452 hộ 349 hộ 297 hộ 809 hộ Tỷ lệ tái nghèo/ tỷ lệ XĐGN 14,6% 8,86% 6,42% 26,79% Nguồn: Ban xóa đói giảm nghèo – UBND tỉnh Sơn La Dân tộc Thái là dân tộc có tỷ lệ nghèo cao nhất tỉnh đồng thời cũng là dân tộc có tỷ lệ tái nghèo cao nhất chiếm 55,7% tổng số tái nghèo của tỉnh giai đoạn 2001 – 2005, tiếp đến là dân tộc Mông với tỷ lệ tái nghèo chiếm khoảng 12 – 14% tổng số tái nghèo, tỷ lệ tái nghèo của người Mường là khoảng 7,4%; ngược lại dân tộc Kinh là dân tộc có tỷ lệ tái nghèo thấp nhất chỉ khoảng 0,1% còn lại là các dân tộc khác. Sở dĩ dân tộc Kinh là dân tộc có tỷ lệ tái nghèo thấp hơn các dân tộc khác là do các nguyên nhân chính dẫn tới đói nghèo của người Kinh thường là thiếu vốn sản xuất còn ở các dân tộc thiểu số thì nguyên nhân chính dẫn tới đói nghèo lại là thiếu kiến thức sản xuất, sản xuất vẫn mang nặng tính tự cung tự cấp trong đó nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào canh tác rẫy du canh..nên nguy cơ tái nghèo thường cao hơn với người Kinh vì khi được hỗ trợ vốn sản xuất họ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2042.doc
Tài liệu liên quan