- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành và các địa phương xây dựng và thực hiện các dự án ưu tiên thuộc các chương trình kinh tế sản xuất Nông - lâm - thủy sản hàng năm. Từng bước chỉ đạo thực hiện tổ chức sản xuất theo tinh thần quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ về hợp đồng sản xuất tiêu thụ nông sản giữa hộ nông dân - HTX - Hội, hiệp hội, nhóm hộ - Doanh nghiệp nhằm giúp nông dân làm quen và đi vào quỹ đạo sản xuất hàng hoá trong cơ chế thị trường.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong nông nghiệp về quản lý chất lượng hàng hoá, thực hiện quy trình kỹ thuật trong sản xuất. Trước mắt tập trung chỉ đạo thực hiện các pháp lệnh: giống cây trồng, vật nuôi, thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, dần đưa công tác sản xuất kinh doanh vật tư nông lâm vào nề nếp. Tăng cường hướng dẫn kiểm tra thực hiện quy trình, định mức kỹ thuật trong sản xuất ( kỹ thuật trồng chăm sóc Bưởi, Hồng, nuôi lợn, bò sữa ).
- Phối hợp các ngành chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu như xoá đói giảm nghèo, chương trình 135, chương trình giải quyết việc làm.
- Thực hiện tốt nghị quyết 18 của Ban thường vụ Tỉnh Uỷ về " tiếp tục dồn đổi ruộng đất nông nghiệp" để tạo ra những vùng chuyên canh lớn. Củng cố HTX nông nghiệp theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 ( khoá IX) theo luật HTX và Kết luận số 629/KL-TU ngày 12/12/2003 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về kinh tế tập thể, hình thành hội, hiệp hội trong lĩnh vực ngành.
98 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1648 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2006 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.965ha, trông rừng mới 22.400ha, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên 8.126 ha.
- Giá trị sản xuất lâm nghiệp ( giá 1994) năm 2004 tăng 49,7% so năm 2001 ( bình quân tăng 12,4%năm). Cơ cấu phát triển lâm nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh phát triển và bảo vệ rừng, tỷ trọng giá trị trồng và chăm sóc rừng từ 14% ( trước năm 2000) lên 23 - 31% ( 2001 - 2004), tỷ trọng giá trị khai thác lâm sản đi vào nền nếp và có kế hoạch.
- Phát triển vốn rừng gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và đẩy nhanh tiềm năng thế mạnh trồng rừng nguyên liệu giấy cung cấp cho chế biến. Trồng rừng tập trung từ 4593,9 ha ( năm 2001) lên 6.649 ha ( 2004) tăng 44,7% ( bình quân tăng 15,05% năm), trồng cây phân tán ( quy) 1000ha, nâng tỷ lệ che phủ bằng rừng từ 38,34% năm 2001 lên 43,82% năm 2003. Rừng trồng được chăm sóc và bảo vệ, việc khai thác theo kế hoạch được duyệt, do vậy phát triển lâm nghiệp đạt kết quả khá.
- Đối với trồng rừng sản xuất: Các lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh đã trồng bằng các loài cây kinh tế sinh trưởng phát triển nhanh được nhân giống bằng công nghệ mô, hom ( chiếm 80% diện tích trồng rừng hàng năm) đưa năng suất rừng trồng bình quân đạt 90 - 100 m3/ha/chu kỳ ( 6 - 8 năm) chủ yếu cây keo lai, bạch đàn mô.
- Đối với trồng rừng phòng hộ đặc dụng: chủ yếu là cây đặc dụng, cây bản địa với cơ cấu ít nhất 2 - 3 loài cây và chủ yếu được trồng bằng các loài cây đa tác dụng như: Chè Shan, Trám, Sấu, Dọc khuyến khích các chủ rừng đưa các loại trồng ở chân đồi, ven khe suối. ( Diện tích chè Shan đến hết năm 2003 trồng được trên 300 ha).
- Gắn sản xuất lâm nghiệp với phát triển kinh tế trang trại, hình thành nhiều vườn rừng, trại rừng khuyến khích trồng cây lấy gỗ, trồng tre chuyên măng góp phần tăng thu nhập tạo việc làm và cải thiện đời sống người dân miền núi và vừa có sản phẩm thu hoạch lâu dài.
Sau 7 năm thực hiện quy hoạch, cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn có sự thay đổi đáng kể, đời sống của đại bộ phận nông dân được cải thiện rõ, GDP nông nghiệp (giá thực tế) bình quân/người tăng từ 1.034 nghìn đồng năm 2000 lên 1.420 nghìn đồng năm 2004, cơ bản xóa xong hộ đói, hộ nghèo giảm xuống còn khoảng 7,2% năm 2004. Kết quả nổi bật là giải quyết được vấn đề lương thực trên địa bàn. Nông sản hàng hoá tăng, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến chè, giấy, thịt lợn xuất khẩu đảm bảo. Cơ sở hạ tầng nông thôn: điện, đường, trường, trạm phát triển khá, bộ mặt nông thôn thay đổi và khởi sắc. Tuy nhiên cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn chuyển dịch còn chậm, sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Trình độ sản xuất, điểm xuất phát của kinh tế nông nghiệp - nông thôn còn thấp, sản xuất nông nghiệp chưa thoát khỏi tình trạng nhỏ, lẻ, tự cung tự cấp, khép kín. Việc gắn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế và đang gặp khó khăn. Thiếu công nghệ tiên tiến và cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật giỏi.
Bảng 8: Kết quả sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2001 - 2005.
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
MT đến 2005
Thực hiện 2001
Tốc độ tăng BQ %)
2001
2002
2003
2004
DK 2005
01 - 04
01 - 05
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
1
Giá trị sản xuất ( giá 1994)
Tỷ đ
1858
1616
1829
2027
2103
2186
8,72
7,74
-
Nông nghiệp
-
1420
1614
1769
1741
1915
8,72
7,76
+ Trồng trọt
-
1026
1147
1231
1313
1350
8,34
7,21
+ Chăn nuôi
-
394
467
538
528
565
9,68
9,14
-
Lâm nghiệp
-
128
134
170,9
171,2
175
9,02
7,62
-
Thuỷ sản
-
68
81
87,2
91,1
96
8,07
7,52
*
Trồng trọt
-
Diện tích gieo trồng hàng năm
Ng.ha
125
121,5
124,18
127,5
126,72
126,5
0,95
0,73
+
Diện tích cây lương thực
"
91,2
100,43
108,3
92,7
92,8
91,5
-2,37
-2,17
+
Sản lượng lương thực
Ng.tấn
410,6
357,2
400,5
417
421,4
420
6,73
5,28
-
Cây lương thực
+
Cây lúa
Diện tích
Ng.ha
71,2
71,1
73,0
73,45
72,66
72
0,37
0,11
Năng suất
Tạ/ha
47
43,5
47,33
47,7
48,12
49
5,13
4,46
Sản lượng
Ng.tấn
334,6
309,1
345,6
350,1
349,6
352,8
5,49
4,56
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
+
Cây ngô
Diện tích
Ng.ha
20,0
14,9
16,2
19,3
20,1
19,5
5,47
3,71
Năng suất
Tạ/ha
38,0
32,4
33,9
34,5
35,7
36,0
8,13
6,64
Sản lượng
Ng.tấn
76,0
48,10
55,0
66,5
71,8
70,2
14,00
10,56
-
Cây công nghiệp ngắn ngày
+
Lạc
Diện tích
Ng.ha
7,0
6,7
6,0
5,79
7,0
6,5
0,91
-0,75
Năng suất
Tạ/ha
12
12,3
12,54
15,06
12
16,3
-1,79
4,79
Sản lượng
Ng.tấn
8,4
8,3
7,6
8,7
8,4
10,6
0,91
5,53
+
Đậu tương
Diện tích
Ng.ha
1,8
2,3
2,87
2,47
3,8
3,2
22,45
13,62
Năng suất
Tạ/ha
11
11,7
11,96
13,49
11
15,6
1,91
8,87
Sản lượng
Ng.tấn
2,0
2,7
3,4
3,3
4,2
5,0
24,79
23,74
-
Cây công nghiệp dài ngày
+
Chè
Diện tích
Ng.ha
12,0
8,43
9,71
10,8
12,1
12
11,35
8,75
Diện tích cho sản phẩm
"
10,0
7,15
7,66
8,35
9,1
9,77
7,98
7,84
Năng suất
Tạ/ha
72
43,8
50,97
50,9
62,7
68
9,57
9,35
Sản lượng
Ng.tấn
72,0
31,3
39,0
45,1
57,2
66,4
18,20
17,78
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
+
Bưởi
Diện tích
Ha
-
-
-
948
1088
1488
Trồng mới (bưởi Đoan Hùng)
"
-
-
-
-
140
400
Diện tích cho sản phẩm
"
-
-
-
782
790
810
+
Hồng Hạc Trì ( Trồng mới)
"
-
-
-
-
-
50
*
Chăn nuôi
-
Tổng đàn trâu
Ng.con
100
90,6
92,3
94,5
96,1
98
2,08
2,06
-
Tổng đàn bò
"
115
97,1
99,7
105,2
115,1
116,7
3,45
3,03
-
Tổng đàn lợn
"
580
468
490,4
530,4
542,4
580
4,88
5,29
-
Tổng đàn gia cầm
"
-
6360
7060
7757
7205
8000
2,38
4,05
-
Thịt hơi các loại
Ng.tấn
38,7
44,3
50,7
52
54
9,33
*
Thuỷ sản
-
Diện tích nuôi trồng
Ha
7000
4720
6632
6950
6969
7310
10,31
9,21
-
Sản lượng khai thác
Tấn
10600
10.749
12126
12576
12955
15000
7,73
9,30
*
Lâm nghiệp
-
Trồng rừng tập trung
Ng.ha
7,3
6,34
6,05
5,27
6,38
6,1
5,14
3,16
-
Chăm sóc rừng trồng
"
12,0
11,0
11,3
10,8
14,9
11,8
9,94
2,96
-
Khoanh nuôi, bảo vệ rừng
"
42
38
38,3
38,4
38
42
4,39
5,59
-
Độ che phủ rừng
%
42
37
39,6
42
44,33
45
5,49
4,68
(8). Ngành nghề nông nghiệp:
Thực hiện Nghị quyết lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII và Nghị quyết 10/NQ - TU của Ban Thường vụ tỉnh uỷ về phát triển công nghiệp, công nghệ 1997 - 2000. Ngày 30/8/2000 Tỉnh uỷ tỉnh Phú Thọ đã ban hành Nghị quyết 21/NQ - TU về phát triển tiểu thủ công nghiệp thời kỳ 2001 - 2005. UBND tỉnh có kế hoạch số 2674/HC ngày 26/12/2000 triển khai thực hiện nhằm phát triển tiểu thủ công nghiệp, thu hút lao động góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn. Khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương góp phần xoá đói giảm nghèo tiến tới làm giàu, thúc đẩy công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Những kết quả đạt được về phát triển tiểu thủ công nghiệp thời kỳ 2001 - 2005:
Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, cấp Đảng uỷ, chính quyền các cấp đã kịp thời, nghiêm túc chỉ đạo quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết 21, làm tốt việc tuyền truyền phổ biến trong đảng viên và quần chúng nhân dân, tạo được sự chuyển biến quan trọng về nhận thức đối với phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, trong chỉ đạo và thực hiện đã có những cách làm năng động sáng tạo. Đã xây dựng và ban hành được cơ chế chính sách ưu đãi khuyến khích, chính sách hỗ trợ nhân cấy làng nghề, vì vậy tiểu thủ công nghiệp đã có bước phát triển mạnh mẽ, tích cực.
Gía trị sản xuất năm 2004 đạt 950 tỷ đồng (hoàn thành kế hoạch giao), tăng gấp 4,4 lần năm 2000. Tốc độ phát triển bình quân giai đoạn này là 144,83%.
Đã có trên 20 dự án tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và phát triển làng nghề được hỗ trợ, với tổng mức hỗ trợ 1.066 triệu đồng. Xây dựng và phát triển được 5 làng nghề. Cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho 46 dự ấn đầu tư trong lĩnh vực phát triển tiểu thủ công nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân tạo điều kiện thuận lợi phát triển nhanh tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.
Do vậy thu hút đầu tư dân cư tư nhân 2700 tỷ đồng và tạo thêm việc làm cho trên 20.000 lao động.
Các chương trình chủ yếu đạt kết quả khá và có xu thế phát triển theo hướng tăng tỷ trọng của ngành chế biến nông, lâm, thực phẩm; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, xuất khẩu. Những kết quả đạt được trên còn được cụ thể hoá qua các chương trình:
* Chương trình chế biến nông, lâm sản, thực phẩm:
- Giá trị sản xuất năm 2004 đạt 350 tỷ đồng ( chiếm 36,87% giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp cuả năm), tăng gấp 5,7 lần so với năm 2000. Tốc độ phát triẻn bình quân giai đoạn này là 154,5%.
- Các sản phẩm truyền thống đều tăng như chè chế biến phát triển được trên 30 cơ sở sản xuất chế biến chè sản lượng bình quân 15 - 17 nghìn tấn, một số đơn vị đã xuất khẩu được trực tiếp như công ty TNHH chè Khánh Hoà, Công ty TNHH chè Đại Đồng. Bột sắn sản xuất được 60.000 tấn.
- Một số sản phẩm mới như củ, quả sấy ướp; mây tre đan ở Lâm Thao, Đoan Hùng; tinh dầu xả ở Hạ Hoà; diêm ở thị xã Phú Thọ đều phát triển khá và ổn định.
* Chương trình sản xuất vật liệu xây dựng:
- Giá trị sản xuất năm 2004 đạt 160 tỷ đồng ( chiếm 16,87% giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp của năm), tăng gấp 2,6 lần so với năm 2000. Tốc độ phát triển bình quân giai đoạn này là 126,9%.
- Gạch nung 250 triệu viên, ngói nung 7 triệu viên, vôi 8.000 tấ. Các sản phẩm này đều đạt chất lượng tốt và đáp ứng được nhu cầu xây dựng của nhân dân. Ngoài ra một số vật liệu khác cũng đạt tốc độ tăng trưởng khá từ 12 - 13%.
- UBND tỉnh đã có kế hoạch triển khãi gạch xây dựng theo công nghệ mới và tiến tới xoá bỏ hoàn toàn các lò gạch thủ công.
* Chương trình khai thác, chế biến khoáng sản, tận thu chế biến phế liệu phế thải và dịch vụ công nghiệp:
- Giá trị sản xuất năm 2004 đạt 165 tỷ đồng ( chiếm 17,37% giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp của năm), tăng gấp 2,2 lần so với năm 2000. Tốc độ phát triển bình quân giai đoạn này là 121,9%.
- Khai thác cát sỏi đạt 300.000m3, Cao lanh 12.000 m3, Fenspat 15.000 tấn.
- Nhóm sản phẩm chế biến phế thải, phế liệu dịch vụ công nghiệp như xén kẻ giấy bìa, nút ống giấy, bao bì, sản xuất phèn chua, than qua lửa đều đạt mức tăng cao 15 - 16%.
* Chương trình phát triển hàng thủ công mỹ nghệ:
- Giá trị sản xuất năm 2004 đạt 215 tỷ đồng ( chiếm 22,63% giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp của năm), tăng gấp 3,47 lần so với năm 2000. Tốc độ phát triển bình quân giai đoạn này là 136,4%.
- Đã duy trì và phát triển mở rộng sản xuất mành trúc, gỗ xuất khẩu ở Hợp tác xã Phú Cát; sản xuất đũa gỗ, tre ở Đoan Hùng, giá trị xuất khẩu 2004 đạt trên 1,2 triệu USD.
- Đã tổ chức và nhân cấy các nghề đan mây giang ở Đỗ Xuyên, Vũ ẻn, Yển Khê ( Thanh Ba), hợp tác xã 8/3 ( thị xã Phú Thọ), Sơn Thuỷ, Thượng Long( Yên Lập), La Phù ( Thanh Thuỷ). Nghề thêu ren ở Thuỵ Vân ( Việt Trì), Hy Cương, Sơn Vi ( Lâm Thao). Sản xuất chiếu tre ở Đoan Hùng, Yên Lập. sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ ở Phù Ninh, Lâm Thao, Việt Trì. Xấy củ, quả ở Hy Cương, Bản Nguyên ( Lâm Thao), Hà Trạch ( thị xã Phú Thọ), Hùng Quan ( Đoan Hùng).
* Chương trình cơ khí nhỏ và hàng tiêu dùng:
- Giá trị sản xuất năm 2004 đạt 60 tỷ đồng ( chiếm 6,46% giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp của năm), tăng gấp 4 lần so với năm 2000. Tốc độ phát triển bình quân giai đoạn này là 141,4%.
-Sản xuất được đủ công cụ cầm tay, dịch vụ cơ khí được mở rộng, một số cơ sở đã nâng cao trình độ đi vào lắp ráp một số máy, chi tiết máy như: Đóng mới phương tiện vận tải thủy, máy xấp cao lanh, máy chế biến chè, đúc bệ, cột điện cao áp, hàng rào hoa, cửa xếp mang hoa văn văn hoá Hùng Vương. Chất lượng sản phẩm có nhiều tiến bộ.
5. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đối với phát triển kinh tế ở tỉnh Phú Thọ:
* Hiệu quả kinh tế:
Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất các lĩnh vực có lợi thế, có thế mạnh góp phần tăng giá trị, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, nâng cao đời sống nhân dân; lương thực cho người được đảm bảo đạt khoảng 340 kg/người vào năm 2010. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp đạt 30 - 35 triệu đồng ( năm 2010). Nông lâm sản hàng hoá có bước tăng trưởng, xuất khẩu chè, thịt lợn và một số mặt hàng khác tăng nhiều, đáp ứng khoảng 50 - 60% nguyên liệu cho nhà máy giấy, trên 80% nguyên liệu sản xuất đường. Thu nhập bình quân đầu người đạt 5 - 6 triệu đồng/ nă, tăng 1,5 - 2 lần so với hiện nay.
* Về xã hội - môi trường:
Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh phát triển sản xuất sẽ tăng thêm việc làm cho hàng vạn lao động nông thôn; đồng thời thực hiện phân công lại lao động xã hội, chuyển một phần lao động nông lâm nghiệp sang các ngành khác; giảm lao động nông lâm nghiệp từ 78% như hiện nay xuống còn khoảng 60% vào năm 2010. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế giữa các vùng, khai thác tiềm năng của mỗi địa phương. Đời sống nhân dân vùng nông thôn được cải thiện, cơ bản không còn hộ nghèo đói, giảm tỷ lệ nghèo xuống dưới 2%. Đẩy mạnh phát triển vốn rừng, nâng cao độ che phủ rừng đảm bảo môi trường sinh thái gắn du lịch với phát triển lâm nghiệp.
* Về khoa học - công nghệ:
Đào tạo được đội ngũ cán bộ kỹ thuật, hộ nông dân với số lượng ngày càng tăng có kinh nghiệm và kiến thức trong từng khâu, từng lĩnh vực sản xuất ( chè, cây ăn quả, nuôi bò sữa)
Nâng cao tiềm năng di truyền về giống cây trồng, vật nuôi tại địa phương; công tác quản lý nhà nước được tăng cường.
III. Kết luận:
1. Những thuận lợi trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
* Thuận lợi từ chính sách ưu đãi của tỉnh đối với sản xuất nông nghiệp:
Quản lý Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp được tăng cường trên các lĩnh vực: Quy hoạch sản xuất, quản lý quy trình định mức kinh tế kỹ thuật, quản lý chất lượng hàng hoá chuyên ngành. Tổ chức thực hiện tốt các chính sách khuyến khích sản xuất của Nhà nước, của tỉnh đã ban hành; đồng thời nghiên cứu bổ sung các chính sách mới: khuyến khích nghiên cứu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chính sách tiêu thụ sản phẩm, chính sách khuyến khích phát triển thủy sản
Tỉnh đã phê duyệt đề án chuyền dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn để thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn đến năm 2010 với những nội dung như chủ yếu sau:
(1). Quyết định của UBND tỉnh Phú Thọ về việc hỗ trợ lãi suất cho vay để trồng mới và thâm canh chè, trợ giá chè mới để khuyến khích phát triển cây chè trên địa bàn tỉnh.
Điều 1: Thực hiện hỗ trợ một phần lãi suất vốn vay cho trồng mới và thâm canh chè; trợ giá giống chè mới; hỗ trợ kinh phí cho công tác khuyến nông chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để khuyến khích phát triển cây chè trên địa bàn tỉnh.
Điều 2: Đối tượng được hưởng chính sách khuyến khích phát triển cây chè bao gồm: các hộ nông dân, các chủ trang trại trồng mới hoặc thâm canh chè có diện tích từ 0,1 ha trở lên, có vay vốn từ các tổ chức tín dụng và có sử dụng chè giống mới đối với diện tích trồng mới.
Điều 3: Đối với trồng mới và chăm sóc chè thời kỳ kiến thiết cơ bản mức cho vay là: 15 triệu đồng/ha; thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất là 5 năm. Đối với thâm canh chè mức cho vay là 5 triệu đồng/ha; thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất là 3 năm. Người vay vốn phải trả gốc và lãi 4%/năm; ngân sách tỉnh cấp bù phần chênh lệch lãi suất tín dụng cho người vay vốn.
Điều 4 : Trợ giá giống chè mới : Ngân sách tỉnh hỗ trợ chỉ phí hom giống, túi bầu, phân hoá học cho sản xuất giống chè mới đủ tiêu chuẩn kỹ thuật. Việc hỗ trợ giống thông qua các cơ sở sản xuất giống. Định mức số bầu chè được trợ giá là 20.000bầu/ha.
Điều 5: Các dự án phát triển chè được UBND tỉnh phê duyệt sẽ được tỉnh hỗ trợ 100.000 đồng/ha cho cả diện tích chè trồng mới và chè thâm canh để thực hiện hướng dẫn tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc chè.
Điều 6: Giao cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì cùng Sở tài chính Vật giá, Sở kế hoạch và đầu tư, chi nhánh ngân hàng nhà nước Phú Thọ, các sở ngành liên quan hướng dẫn thực hiện Quyết định này.
(2). Quyết định của UBND tỉnh Phú Thọ về một số chính sách khuyến khích phát triển cây ăn quả.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ
căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;
Căn cứ quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh Phú Thọ đến năm 2010;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại tờ trình 517/QĐ - UB ngày 29 /8/2002.
Quyết định
Điều 1: Ban hành một số chính sách về đất đai, tín dụng, hỗ trợ khuyến nông, trợ giá và hỗ trợ tham gia hội chợ giới thiệu sản phẩm, nhằm khuyến khích phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh.
Điều 2: Đối tượng được hưởng chính sách khuyến khích phát triển cây ăn quả bao gồm hộ gia đình ( kể cả cán bộ công chức nhà nước) nhóm hộ, các Hợp tác xã, các doanh nghiệp trồng mới hoặc cải tạo vườn tạp có quy mô diện tích từ 0,3 ha trở lên theo quy hoạch.
Điều 3: Các đối tượng nói ở điều 2 được hưởng các ưu đãi sau:
a- Được chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất trong mức hạn điền, chy\uyển đổi một phần đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả và diện tích đất lâm nghiệp ở vùng đồi thấp để trồng cây ăn quả.
b- Vay vốn được hỗ trợ lãi suất tiền vay trong 5 năm. Mức vay tối đa là 20 triệu đồng/ha. Người vay vốn phải trả gốc và lãi suất 4% /năm, ngân sách tỉnh cấp bù phần chênh lệch lãi suất tín dụng.
c- Hỗ trợ khuyến nông 100.000đồng/ha.
d- Trợ giá giống không quá 50% giá giống đối với cây Bưởi Đoan Hùng và các cây ăn quả nhập nội.
e- Hỗ trợ 50% kinh phí thuê mặt bằng hoặc gian hàng tham gia hội chợ, triển lãm.
(3). Quyết định của uỷ ban nhân tỉnh Phú Thọ: Về một số chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi bò sữa.
Điều 1: Ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi bò sữa cho vùng trọng điểm chăn nuôi bò sữa bao gồm các huyện: Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Tam Nông và vùng vệ tinh gồm: Việt Trì, Lâm Thao, Phù Ninh( gọi chung là vùng chăn nuôi bò sữa).
Điều 2: Đối tượng được hưởng chính sách khuyến khích theo Quyết định này gồm: các Hợp tác xã, các doanh nghiệp, các chủ trang trại, các hộ gia đình( gọi chung là tổ chức, cá nhân) trực tiếp chăn nuôi bò sữa ngoại HF, bò cái nền lai bò sữa tại vùng chăn nuôi bò sữa của tỉnh.
Điều 3: Các đối tượng nêu ở điều 2 được hưởng những chính sách ưu đãi chung về phát triển bò sữa theo Quyết định 167/2001/QĐ - TTg ngày 26/10/2001 của Thủ tướng Chính Phủ; Ngân sách Nhà nước ( Trung ương và tỉnh) đầu tư và được hưởng một số chính sách ưu đãi sau:
- Cấp miễn phí tinh bò sữa, ni tơ lỏng và chi phí vận chuyển tinh, ni tơ để phục vụ phối giống cho những bò cái nền tạo bò lai hướng sữa.
- Cấp miễn phí các loại vacxin tiêm phòng các bệnh nguy hiểm bảo đảm an toàn dịch.
- Hỗ trợ 200.000 đồng/ 1 con bê đực F1 lai hướng sữa được sinh ra trong 3 năm đầu kể từ khi triển khai dự án.
- Hỗ trợ lãi suất tiền vay mua bò cái nền lai Sind để tạo bò lai hướng sữa; mức vốn vay được hỗ trợ lãi suất là 3 triệu đồng/ 1 con. Thời gian hỗ trợ suất 3 năm kể từ khi mua bò.
- Huấn luyện đào tạo và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi bò sữa.
- Ưu tiên vay vốn tín dụng từ Quỹ hỗ trợ phát triển để đầu tư, xây dựng cơ sở thu gom, tiêu thụ và chế biến sữa.
- Ưu đãi đầu tư về thuế đối với các hoạt động thu gom, chế biến sữa và trồng cỏ.
- Miễn các loại phí kiểm dịch, vận chuyển sữa.
- Hỗ trợ một phần vốn ngân sách ban đầu để lập Quỹ bảo hiểm chăn nuôi bò sữa.
Điều 4: Ngoài những chính sách chung nêu trên theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh bổ sung một số chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi bò sữa, cụ thể như sau:
- Về đất đai: Các đối tượng quy định ở điều 2 được ưu tiên thuê đất lâu dài từ 10 năm trở lên để xây dựng khu nuôi bò, trồng cỏ tập trung. Được miễn thuế đất hoặc tiền thuế sử dụng đất nông nghiệp trong 5 năm đầu kể từ khi thuê, từ năm thứ 6 trở đi được giảm tiền thuê đất 50% so với khung giá quy định của Nhà nước.
- Về hỗ trợ giống bò, thức ăn và trồng cỏ:
+ 6 triệu đồng/1 bò cái ngoại thuần HF, bò lai F2, F3 9 kể cả mua trong nước và nhập nội) nuôi lấy sữa từ 18 tháng tuổi trở lên.
+ 3 triệu đồng/ 1 bò lai hướng sữa F1 từ 16 tháng tuổi trở lên.
+ 1 triệu đồng/ 1 bò lai Sind đạt khối lượng từ 220 kg trở lên và đủ tiêu chuẩn làm nền lai tạo giống bò sữa.
+ Hỗ trợ thức ăn tinh với mức 200.000 đồng/ 1 bò cái phối tinh bò sữa có chửa.
+ Hỗ trợ một lần cho trồng cỏ chuyên canh phục vụ nuôi bò sữa, mức 3
triệu đồng/ 1 ha.
- Hỗ trợ lãi suất vốn vay: Số tiền mua giống phải vay được ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% lãi suất trong thời gian 3 năm kể từ khi mua bò. Mức vay tối đa 20 triệu đồng/ 1 con bò HF, F2, F3; 10 triệu đồng/ 1 con bò F1.
- Về thú y, khuyến nông:
+ Đàn bò sữa HF mới mua về, trong năm đầu khi mắc bệnh phải điều trị sẽ được hỗ trợ một lần tiền thuốc thú u chữa bệnh, mức tối đa là 300.000 đồng/ 1 con.
+ Mỗi huyện trong vùng dự án, năm đầu tiên triển khai thực hiện được tỉnh hỗ trợ kinh phí hợp đồng thuê 1 chuyên gia có kinh nghiệm về bò sữa để trực tiếp chuyển giao kỹ thuật tại huyện với mức lương tối đa 1,5 triệu đồng/ 1 tháng, thời gian hợp đồng không quá 12 tháng.
+ Các xã nuôi bò sữa với số lượng từ 25 con trở lên thì được hợp đồng thuê cán bộ thú y. Cán bộ thú y trực tiếp ký hợp đồng theo dõi, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ chăn nuôi. Định mức mỗi cán bộ thú y quản lý 25 bò sữa và được phụ cấp 250.000 đồng/ 1 tháng từ ngân sách tỉnh.
- Thành lập quỹ bảo hiểm: Tỉnh thành lập quỹ bảo hiểm chăn nuôi bò sữa để hỗ trợ một phần rủi ro cho các hộ chăn nuôi có bò bị chết do những nguyên nhân bất khả kháng. Các hộ chăn nuôi có trách nhiệm đóng góp, ngân sách tỉnh trích một phần kinh phí. Mức đóng góp hàng năm và việc quản lý, sử dụng quỹ theo quy chế và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 5: Các tổ chức, các cá nhân chăn nuôi bò hướng sữa được hưởng chính sách theo Quyết định này có trách nhiệm chăm sóc nuôi dưỡng đàn bò sữa theo yêu cầu kỹ thuật đảm bảo sinh trưởng, phát triển tốt và đảm bảo chất lượng sữa. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn UBND tỉnh các huyện có biện pháp quản lý đàn bò sau khi mua đúng theo mục tiêu; Nghiêm cấm mọi hành vi tiêu cực để hưởng chính sách.
* Thuận lợi do điều kiện tự nhiên:
- Do thời tiết.
Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, điểm nổi bật là mùa đông không lạnh lắm, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23oC, tổng tích ôn năm khoảng 8.000oC, lượng mưa trung bình năm khoảng 1600 - 1800mm. Độ ẩm trung bình năm khoảng 85-87%.
Phú Thọ có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, khí hậu thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao.
- Do vị trí địa lý.
Phú Thọ có tọa độ địa lý 20O55’ - 21O43’ vĩ độ Bắc, 104O48’ - 105O27’ kinh độ Đông, Bắc giáp Tuyên Quang, Nam giáp Hòa Bình, Đông giáp Vĩnh Phúc và Hà Tây, Tây giáp Sơn La và Yên Bái. ở vị trí tiếp giáp giữa Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng, và Tây Bắc, là trung tâm tiểu vùng Tây - Đông Bắc. Diện tích chiếm 1,2% diện tích cả nước và chiếm 5,4% diện tích vùng miền núi phía Bắc. Dân số chiếm 1,64% dân số cả nước, chiếm 14,3% dân số vùng miền núi phía Bắc. Đó là những yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.
- Với vị trí “ngã ba sông”, cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội và địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc, cầu nối các tỉnh đồng bằng Sông Hồng với các tỉnh miền núi Tây Bắc và Đông Bắc. Nơi chung chuyển hàng hóa thiết yếu của các tỉnh miền núi phía Bắc. Phú Thọ chỉ cách Hà Nội khoảng 80 km tính theo đường ô tô và cách các tỉnh xung quanh từ 100km - 300km. Các hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông từ các tỉnh phía Tây Đông Bắc đều qui tụ về Phú Thọ rồi mới đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh, thành phố khác trong cả nước...
Công cuộc đổi mới và phát triển của cả nước đang đi vào chiều sâu, nên Đảng ta đã quyết định đưa đất nước chuyển mạnh sang thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam về cơ bản trở thành nước công nghiệp. Dự báo đến 2010 và 2020 trên lãnh thổ Việt Nam, nhất là các tỉnh có thuận lợi về giao thông, đất đai, nguồn nước, lao động sẽ xuất hiện nhiều khu công nghiệp, dịch vụ lớn sẽ có ảnh hưởng nhiều đến lãnh thổ xung quanh về tiêu thụ nông lâm thủy sản, hàng hóa và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến v.v... Phú Thọ không xa Hà Nội và địa bàn trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, lại thuận tiện về giao thông (thủy, bộ, sắt) nên cần đón thời cơ để phát triển và chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ nông lâm thuỷ sản.
Thủ đô Hà Nội sẽ có sự lan tỏa và phát triển theo các hướng: Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn, có thể kéo tới Phủ Lý tạo thành cánh cung Tây Nam Hà Nội và hướng phát triển lên phía Bắc giáp với thành phố Việt Trì. Địa bàn trọng điểm Bắc Bộ và thủ đô Hà Nội sẽ là thị trường lớn tiêu thụ lương thực, thực phấm, nguyên liệu từ nông lâm, khoáng sản và vật liệu xây dựng v.v... Phú Thọ cần đón nhận cơ hội này để phát triển.
- Đất đai: Tiềm năng về đất đai để phát triển sản xuất nông lâm thuỷ sản
Về nông nghiệp có quỹ đất phù hợp để sản xuất lương thực, phát triển cây công nghiệp chè, lạc, đậu tương, vừng, cây ăn quả, chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm theo hướng hàng hoá. Về lâm nghiệp có đất phù hợp để phát triển rừng nguyên liệu giấy, rừng gỗ lớn cho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3048.doc