Hiện nay ROA của các NHTMNN Việt Nam đều thấp. Chỉ riêng có
VCB đáp ứng đƣợc yêu cầu khi có tỷ lệ ROA năm 2007 là 1,2%. Theo
thông lệ quốc tế, ROA của một ngân hàng đƣợc coi là hoạt động tốt chỉ khi
lớn hơn hoặc bằng 1%. Tuy nhiên 4/5 NHTMNN lại không đáp ứng đƣợc
tiêu chuẩn trên khi mà ngân hàng có ROA cao nhất trong 4 ngân hàng còn
lại đó có cũng chỉ đạt đến 0,8 %. ROA thấp điều này chứng tỏ hiệu quả sản
xuất kinh doanh là chƣa tƣơng xứng với quy mô mở rộng hoạt động cho
vay, đầu tƣ của mình. Hơn nữa, chỉ số ROA thấp một phần do nguyên nhân,
số lƣợng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp vẫn còn hạn chế chủ yếu dựa vào
hoạt động cho vay, đầu tƣ. Trong khi đó các ngân hàng thƣơng mại cổ phần
lại hoạt động rất hiệu quả mặc dù chi phí vốn của khối này cao hơn do lãi
suất huy động cao hơn các NHTMNN, ROA trung bình của các NHTMCP
là 1,9 % trong năm 2007. Điều này đặt ra cho các NHTMNN những thách
thức và yêu cầu phải làm trong năm 2008 để cải thiện khả năng sinh lời của
mỗi ngân hàng.
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1847 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính của các Ngân hàng thương mại Nhà nước trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ban hành các Quyết định
nhằm hạn chế tối đa những rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải bằng các
biện pháp dự phòng đảm bảo trƣớc; điều này chứng tỏ NHNN đang rất tích
cực trong quá trình xây dựng hệ thống ngân hàng hoạt động ngày càng vững
mạnh.
2.2.2.Hiệu quả hoạt động cho vay
i. Lợi nhuận sau thuế
Có hai cách để đánh giá thực trạng về lợi nhuận sau thuế của các
NHTMNN đó là theo tiêu chuẩn kế toán của Việt Nam và theo tiêu chuẩn kế
toán quốc tế.
+ Theo tiêu chuẩn kế toán của Việt Nam (VAS) để đánh giá kết quả
kinh doanh của các NHTMNN: Nếu chỉ nhìn trên bảng cân đối kê toán thì
lợi nhuận thuần trong năm của VCB năm 2007 là 2.181 tỷ đồng, của AGRI
là 1.656 tỷ còn của BIDV là 1.532 tỷ đồng. Nếu tính theo quy định kết quả
kinh doanh là hiệu quả giữa doanh thu và tổng chi phí, thì hoạt động kinh
doanh của các NHTMNN đều có lãi và hàng năm các NHTMNN đều đóng
42
góp cho ngân sách nhà nƣớc một khoản không nhỏ, luôn trên mức 2000 tỷ
đồng. Theo VAS thì tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng đã giảm từ
14% trong năm 2006 xuống còn 3% trong năm 2007. Nhƣ vậy theo tiêu
chuẩn kế toán của Việt Nam thì hiện nay các ngân hàng hoạt động có hiệu
quả và mang tính an toàn cao.
+ Theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IFRS) tại thời điểm hiện tại vấn
đề nợ tồn đọng đang trở thành vấn đề nguy hiểm đối với các NHTMNN và
cả hệ thống tài chính. Nếu đánh giá tỷ lệ nợ tồn đọng theo tiêu chuẩn quốc tế
thì số lƣợng nợ có vấn đề của NHTMNN lớn hơn nhiều so với đánh giá
theo tiêu chuẩn kế toán của Việt Nam. Số liệu tổng hợp theo tính toán của
công ty kiểm toán Mỹ KPMG (cho các năm 2002,2003); Enerst and Young
(năm 2004) và theo đánh giá của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF tỷ lệ nợ tồn đọng
của NHTMNN thời điểm cuối năm 2005 lên đến 30% tức vào khoảng 4 tỷ
đô la Mỹ trong khi đó tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng lần lƣợt là 30%
năm 2006 và 6% năm 2007 cao hơn rất nhiều so với 0,06% của các chi
nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam.
ii.Tỷ suất lợi nhuận
Các NHTMNN hiện nay kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, do đó từ
các hoạt động kinh doanh cơ bản nhƣ hoạt động huy động vốn, cho vay và
các hoạt động thu dịch vụ có thể đánh giá đƣợc hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các NHTMNN Việt Nam thông qua khả năng sinh lời của chính
các ngân hàng đó. Khả năng sinh lời của các NHTMNN đƣợc đặc trƣng bởi
2 chỉ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận sau thuế
trên tổng tài sản (ROA). Có thế nói hiệu quả hoạt động kinh doanh của các
NHTMNN thấp.
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Trƣớc năm 2006 khả năng sinh lời của các NHTMNN là rất thấp,
dƣới 10% chỉ đạt tầm 4-5% trong khi con số này đối với các Ngân hàng
khác trên thế giới là 14-15%. Tuy nhiên trong 2 năm sau đó, các NHTMNN
đã cải thiện đáng kể tình trạng trên để ROE của hầu hết các ngân hàng này
đều lớn hơn 10%. Nhƣng trái với tốc độ tăng trƣởng và hoạt động kinh
doanh tăng chóng mặt của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần, năm 2007 các
43
NHTMNN đã có một năm thất bát nhất trong lịch sử phát triển kinh doanh
của mình. Chỉ số ROE tính chung của khối NHTMNN đã giảm 46% xuống
còn 13,15%, trong khi các ngân hàng cổ phần, nƣớc ngoài và liên doanh thì
đều chứng kiến việc gia tăng của chỉ số này. Điều này đã đặt ra tình trạng
đáng báo động cho các NHTMNN phải có những giải pháp cơ cấu lại việc
sử dụng vốn chủ sở hữu có hiệu quả hơn.
Biểu đồ 3- Chỉ tiêu sinh lời ROE của 5 NHTMNN
2 9 .4 %
1 0 .4 % 1 1 .3 % 9 .0 % 8 .3 %
1 7 .9 % 1 6 .0 %
6 .2 %
1 2 .9 % 1 4 .0 %
0 .0 %
5 .0 %
1 0 .0 %
1 5 .0 %
2 0 .0 %
2 5 .0 %
3 0 .0 %
3 5 .0 %
V C B BIDV IC B A GRI MHR
2 0 0 6
2 0 0 7
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản ( ROA)
Hiện nay ROA của các NHTMNN Việt Nam đều thấp. Chỉ riêng có
VCB đáp ứng đƣợc yêu cầu khi có tỷ lệ ROA năm 2007 là 1,2%. Theo
thông lệ quốc tế, ROA của một ngân hàng đƣợc coi là hoạt động tốt chỉ khi
lớn hơn hoặc bằng 1%. Tuy nhiên 4/5 NHTMNN lại không đáp ứng đƣợc
tiêu chuẩn trên khi mà ngân hàng có ROA cao nhất trong 4 ngân hàng còn
lại đó có cũng chỉ đạt đến 0,8 %. ROA thấp điều này chứng tỏ hiệu quả sản
xuất kinh doanh là chƣa tƣơng xứng với quy mô mở rộng hoạt động cho
vay, đầu tƣ của mình. Hơn nữa, chỉ số ROA thấp một phần do nguyên nhân,
số lƣợng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp vẫn còn hạn chế chủ yếu dựa vào
hoạt động cho vay, đầu tƣ. Trong khi đó các ngân hàng thƣơng mại cổ phần
lại hoạt động rất hiệu quả mặc dù chi phí vốn của khối này cao hơn do lãi
suất huy động cao hơn các NHTMNN, ROA trung bình của các NHTMCP
44
là 1,9 % trong năm 2007. Điều này đặt ra cho các NHTMNN những thách
thức và yêu cầu phải làm trong năm 2008 để cải thiện khả năng sinh lời của
mỗi ngân hàng.
Biều đồ 4- Chỉ tiêu sinh lời ROA của 5 NHTMNN
Nguồn: BVSC
* Những hạn chế trong hoạt động cấp tín dụng
(1) Chiếm tỷ trọng lớn nhất trên thị trƣờng tín dụng cả về hoạt động
huy động vốn và cho vay nhƣng quy mô tín dụng của các NHTMNN còn rất
khiêm tốn. Trong quá trình hội nhập và phát triển đất nƣớc nhƣ hiện nay cần
một lƣợng vốn lớn nhƣng các NHTM nói chung và các NHTMNN nói riêng
vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra. Thị trƣờng tín dụng của NHTMNN
đã bỏ ngỏ rất nhiều khu vực tiềm năng. Trong một thời gian dài các
NHTMNN đã không chú ý đến các công ty liên doanh trong khi chính các
doanh nghiệp này lại có trình độ quản lý tốt, hoạt động hiệu quả, mang tính
rủi ro thấp. Hay chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là một bộ phận
kinh doanh quan trọng nhƣng chƣa đƣợc các NHTMNN đánh giá đúng mức
trong khi tập trung dành giật các khoản cho vay đối với DNNN mang tính
rủi ro cao.
45
(2) Tốc độ tăng trƣởng quy mô tín dụng tuy nhanh nhƣng chất lƣợng
tăng trƣởng còn thấp và thiếu bền vững thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn của các
NHTMNN vẫn còn ở mức cao. Hiện nay việc phân loại và hạch toán nợ quá
hạn của Việt Nam đã bắt đầu chuyển sang theo thông lệ quốc tế, nhƣng cho
đến nay nợ quá hạn của các NHTMNN cũng chƣa phản ánh đúng theo quy
định này. Hiện tƣợng có những khách hàng vay vốn kinh doanh thua lỗ, kinh
doanh đang gặp khó khăn và khó có khả năng phục hồi…do đó khó có khả
năng thanh toán với ngân hàng, nhƣ vậy về thực chất những khoản cho vay
này cũng là nợ quá hạn, thậm chí đƣợc xếp vào nợ khó có khả năng thanh
toán. Theo điều 6 của quyết định 493 về việc phân loại nợ và trích lập dự
phòng rủi ro thì chỉ nhìn vào một khoản vay và nếu khách hàng đó trả đúng
nợ thì khách hàng đó đƣợc xếp tốt. Thậm chí trong nhiều trƣờng hợp khách
hàng chƣa trả đƣợc nợ thi gia hạn nợ hoặc cán bệ tín dụng‟‟xoay‟‟ đủ kiểu
để khách hàng có tiền đáo nợ là đƣợc! Và thế khách hàng và khoản nợ cứ ở
nhóm‟‟đẹp, tốt‟‟; còn ngân hàng sẽ phải trích ít quỹ dự phòng rủi ro hơn, do
đó có nhiều vốn để quay vòng hơn. Nhìn bề ngoài tỷ lệ nợ xấu là thấp nhƣng
bên trong đó chứa rất nhiều yếu tố rủi ro. Theo đánh giá của các chuyên gia
WB và IMF thì con số này vào khoảng 35% đến 40%.
Chất lƣợng tín dụng thấp đang trở thành một rào cản trong hoạt động
tín dụng của các NHTMNN, làm suy giảm nghiêm trọng năng lực tài chính,
giảm rủi ro hội nhập.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lƣợng tín dụng thấp.
Trƣớc hết nguyên nhân khách quan là do nền kinh tế nƣớc ta đang bƣớc vào
giai đoạn chuyển đổi, luật pháp và cơ chế còn chƣa đồng bộ thống nhất, nền
kinh tế phát triển chƣa vững chắc, sức cạnh tranh và hiệu quả thấp của các
doanh nghiệp có sự hẫu thuẫn của Chính phủ. Bên cạnh đó nguyên nhân chủ
quan cần phải xem xét và có những biện pháp cải thiện hợp lý nhƣ: trình độ
quản lý, năng lực thẩm định và quản lý tín dụng của đội ngũ nhân viên ngân
hàng còn kém. Các ngân hàng chƣa chấp hành nghiêm túc cơ chế cho vay
theo yêu cầu của NHNN Việt Nam, hệ thống cơ chế, chính sách tín dụng của
mỗi ngân hàng chậm đổi mới, chƣa đồng bộ. Quyền tự chủ và tự chịu trách
46
nhiệm của NHTMNN trong hoạt động cho vay chƣa đƣợc thực sự tôn trọng,
có sự can thiệp quá mức từ cơ quan nhà nƣớc, việc cho vay theo nguyên tắc
tự do và thƣơng mại chƣa đƣợc thực hiện.
(3) Các sản phẩm tín dụng chƣa phong phú đáp ứng đƣợc các yêu cầu
của khách hàng. Trong kết cấu dƣ nợ tín dụng của các NHTMNN chiếm chủ
yếu vẫn là các khoản cho vay nền kinh tế để sản xuất kinh doanh và một tỷ
lệ nhỏ là cho vay tiêu dùng. Cho thuê tài chính chiếm tỷ trọng nhỏ chƣa trở
thành kênh dẫn vốn quan trọng cho các doanh nghiệp. Nghiệp vụ bảo lãnh
tuy đã đƣợc các ngân hàng triển khai áp dụng trên diện rộng nhƣng tốc độ
mở rộng bảo lãnh còn châm, quy mô chƣa cao, khách hàng đƣợc bảo lãnh
vẫn chủ yếu là các DNNN.
(4) Cơ cấu cho vay của các NHTMNN có dấu hiệu thiếu ổn định và
bền vững. Thế mạnh của mỗi ngân hàng đều thể hiện rõ nét trong cơ cấu cho
vay và cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Nhƣng điều này lại có nhiều mâu
thuẫn khi chính các ngân hàng với mục tiêu chạy đua theo lợi nhuận nên chỉ
tập trung vào hoạt động cho vay kinh tế mà không phát huy thế mạnh của
mình. Nhƣ VCB là ngân hàng có các nghiệp vụ chuyên về hoạt động xuất
nhập khẩu nhƣng hoạt động này chƣa đứng tầm vị trị của nó, sứ đóng góp
vào lợi nhuận của ngân hàng là còn thấp. Tỷ trọng cho vay các DNNN có
chiều hƣớng giảm nhƣng vẫn còn khá lớn mang nhiều nguy cơ rủi ro.
Tốc độ cho vay trung và dài hạn tăng nhanh trong thời gian vừa qua
làm cho hoạt động tín dụng của các NHTMNN đứng trƣớc một số nguy cơ
giảm tính an toàn hệ thống. Nguồn vốn huy động của các ngân hàng chủ yếu
là ngắn hạn nhƣng hiện nay cả 5 NHTMNN đều tích cực tham gia vào
những dự án lớn của Nhà nƣớc, trong đó có những dự án mà Chính phủ cho
phép NHTMNN cho vay vƣợt quá 15% vốn tự có, điều này làm cho các
ngân hàng đó không chỉ khó khăn về xử lý nguồn vốn trong tƣơng lai và còn
làm mất đi những chi phí cơ hội lớn.
(5) Hạn chế trong việc xác định lãi suất cho vay đối với các
NHTMNN. Mặc dù đã có những chính sách nhằm tự do hoá lãi xuất nhƣng
dƣờng nhƣ các NHTMNN chƣa xây dựng đƣợc một chính sách lãi suất phù
47
hợp cho hoạt động của ngân hàng mình, đặc biệt kỹ thuật định giá khoản
vay đối với những yêu cầu quản trị chặt chẽ chƣa đƣợc thực hiện một cách
bài bàn.Các NHTMNN hầu nhƣ chỉ cho vay lãi suất cố định bất kể đó là
khoản vay ngắn hạn trung hay dài hạn.
(6) Yếu kém trong hoạch định chính sách tín dụng, tổ chức tín dụng
và bộ máy lãnh đạo. Các ngân hàng chƣa xây dựng đƣợc chính sách quản lý
rủi ro hiệu quả, chƣa có chiến lƣợc tín dụng cụ thể trong dài hạn trên cơ sở
khai thác tối đa những lợi thế của mình. Việc xây dựng quy trình tín dụng
dựa trên cơ sở phân cấp một cách cụ thể, gắn liền quyền lợi và trách nhiệm
từng cấp chƣa đƣợc triển khai rộng rãi. Các chƣơng trình quản lý tín dụng
trên máy vi tính, quản lý tín dụng trên cơ sở dữ liệu tập trung triển khai còn
chậm, thiết bị thiếu đồng bộ.
2.3. Những tồn tại và hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro của Ngân
hàng thƣơng mại nhà nƣớc
Trong nền kinh tế thị trƣờng, mọi hoạt động kinh doanh đều chứa
đựng những rủi ro tiềm ẩn. Là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực đặc
biệt, hoạt động kinh doanh của NHTMNN cũng không tránh khỏi rủi ro. Các
rủi ro của ngân hàng có ảnh hƣởng lan truyền, chỉ một sự đổ vỡ nhỏ cũng
gây nên những hậu quả nghiêm trọng dẫn đến sự khủng hoảng toàn hệ thống
ngân hàng. Có rất nhiều loại rủi ro mà trong quá trình hoạt động ngân hàng
có thể gặp phải, nhƣng do tính chất hạn chế của đề tài nên tác giả chỉ xin
phân tích ba rủi ro có ảnh hƣởng lớn nhất đến sự an toàn của các ngân hàng.
2.3.1. Rủi ro thanh khoản
Trong năm 2007 đầu năm 2008 trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam
gặp nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao, thâm hụt thƣơng mại ở mức kỷ
lục khiến cho tốc độ tăng trƣởng GDP có xu hƣớng chậm lại do đó vấn đề
rủi ro đối với hệ thống ngân hàng luôn đƣợc các tổ chức quan tâm, chỉ một
sự đổ vỡ nhỏ cũng sẽ gây nên khủng hoảng cho toàn bộ nền kinh tế. Trong
bối cảnh lạm phát tăng cao, NHNN đã thực hiện nhiều biện pháp thắt chặt
tiền tệ nhƣ: tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản, phát hành trái
48
phiếu bắt buộc…khi đó đã xuất hiện dấu hiệu rủi ro thanh khoản trên hệ
thống ngân hàng. Lãi suất huy động tiền gửi và lãi suất trên thị trƣờng liên
ngân hàng liên tục tăng nhanh là những biểu hiện rủi ro thanh khoản của các
ngân hàng. Mặc dù lãi suất đã đƣợc các NHTM đẩy lên rất cao nhƣng tốc độ
huy động tiền gửi của các ngân hàng vẫn còn chậm đã đẩy tỷ lệ cho vay/huy
động tiền gửi trung bình 5 NHTMNN lên đến 101,8%. Do đó, đến một thời
điểm khi ngân hàng không có đủ lƣợng tiền dự trữ cần thiết để thanh toán
cho khách hàng thì rủi ro thanh khoản xảy ra và sẽ gây nên những khủng
hoảng cho hệ thống ngân hàng.
Tăng trƣởng tín dụng quá nóng là một trong nguyên nhân chính dẫn
đến rủi ro thanh khoản. Trong năm 2008, các nhà quản trị ngân hàng đã
cùng nhau bắt tay hành động để kiềm chế tốc độ tín dụng tăng nhanh nhƣng
dƣờng nhƣ kết quả nhận đƣợc lại đáng thất vọng khi mà Qúy I năm 2008, tỷ
lệ cho vay / huy động tiền gửi của AGRI và MHB vẫn không hề giảm và
đều trên 100%.
49
Bảng 7- Tỷ lệ cho vay / huy động tiền gửi của các NHTMNN
Ngân hàng 2006 2007 Q1/2008
VCB 56,6% 66,0% -
BIDV 92,6% 97,5% -
ICB 80,4% 95,8% -
MHB 202,0% 140,1% 151,5%
AGRI 119,2% 109,4% 115,7%
Trung bình 110,2% 101,8% -
Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính các ngân hàng, BVSC
Theo báo cáo của IMF tốc độ tăng trƣởng tín dụng của ngành ngân
hàng năm 2006 là 25% nhƣng đến năm 2007 con số này đã là 54%. Sự tăng
trƣởng tín dụng quá nóng của các NHTM nói chung và NHTMNN nói riêng
đi kèm với cơ cấu đầu tƣ không hợp lý khi tập trung quá lớn vào đầu tƣ bất
động sản chứa nhiều rủi ro, nhất là khi thị trƣờng nhà đất đóng băng nhƣ
hiện nay sẽ dẫn đến sự mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ do
ngân hàng đã sử dụng quá nhiều vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn. Trong
khi đó, vấn đề quản trị thanh khoản tại các NHTMNN còn yếu kém, công cụ
quản lý chƣa hữu hiệu cũng là một trong những nguyên nhân gây nên nguy
cơ về rủi ro thanh khoản đối với các ngân hàng.
Bên cạnh đó, công tác dự báo và phân tích thị trƣờng của các
NHTMNN còn có nhiều hạn chế, bất cập. Các ngân hàng chƣa có những bộ
phận chuyên sâu nghiên cứu và phân tích diễn biến thị trƣờng để có thể giúp
Ban quản trị ngân hàng đƣa ra những định hƣớng, giải pháp hạn chế rủi ro
thanh khoản. Thông tin liên kết giữa các ngân hàng còn yếu kém, chƣa hỗ
trợ để giải quyết những vƣớng mắc trong quá trình quản trị rủi ro thanh
khoản, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động huy động vốn
khiến cho lãi suất tăng cao trong thời gian vừa qua. Điều này khiến cho
khách hàng có xu hƣớng gửi ngắn hạn và thƣờng xuyên chuyển tiền sang
50
các ngân hàng khác có lãi suất cao hơn, làm suy yếu khả năng chống đỡ
thiếu hụt thanh khoản của hệ thống.
Đặc biệt trong điều kiện thông tin bất cân xứng, lại chƣa minh bạch
đã gây nên sự lựa chọn đối nghịch của các ngân hàng và rủi ro đạo đức từ
phía khách hàng. Do lãi suất cạnh tranh giữa các ngân hàng, do sự mất giá
của VND nên nhiều khách hàng đã rút tiền ra khỏi ngân hàng này để chuyển
sang ngân hàng khác có mức lãi suất cao hơn, hoặc chuyển sang mua vàng
hay USD do có tính ổn định cao. Điều này đã gây nên những khó khăn cho
các NHTMNN trong việc quản trị rủi ro thanh khoản.
2.3.2. Rủi ro tín dụng
Hoạt động cho vay vẫn là mảng hoạt động chính của các NHTMNN
hiện nay. Tỷ lệ cho vay /tổng tài sản trung bình của 5 NHTMNN năm 2007
là 60,3% điều này chứng tỏ các ngân hàng có mức phụ thuộc cao vào hoạt
động tín dụng trong đó tập trung nhiều nhất vào cho vay các doanh nghiệp
nhà nƣớc và các dự án đầu tƣ, kinh doanh bất động sản và cho vay cầm cố
chứng khoán. Theo NHNN, ở thời điểm 2008, giá trị tài sản đảm bảo là bất
động sản chiếm khoảng 50% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng; dƣ nợ cho
vay đầu tƣ bất động sản chiếm khoảng 135.000 tỷ chiếm khoảng 10,8% tổng
dƣ nợ toàn hệ thống. Bên cạnh đó dƣ nợ cho vay chứng khoán tăng nhanh
trong năm 2007 do sự bùng nổ thị trƣờng chứng khoán. Trƣớc tình hình đó
NHNN đã ban hành quyết định 03 khống chế mức cho vay cầm cố chứng
khoán không đƣợc vƣợt quá 20% vốn điều lệ của ngân hàng và đặt trọng số
rủi ro cho hình thức vay vốn này là 150%. Trong bối cảnh thị trƣờng nhà đất
và thị trƣờng chứng khoản sụt giảm mạnh nhƣ hiện nay thì những hình thức
cho vay có đảm bảo trên của các NHTMNN mang một rủi ro rất cao.
Tỷ lệ nợ xấu của các NHTMNN có xu hƣớng giảm nhƣng con số thực
tế theo đánh giá của IMF thì vẫn còn lớn hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình
của các nƣớc trong khu vực. Tỷ lệ nợ xấu cao nguyên nhân chính là do các
ngân hàng chƣa có một hệ thống và thang điểm đánh giá đánh mức độ tín
nhiệm của khách hàng. Hiện nay một số NHTMNN nhƣ VCB hay BIDV đã
51
xây dựng mô hình tín dụng theo những khối để tăng tính độc lập trong khâu
thẩm định khách hàng. Tuy nhiên tính hiệu quả của những cải cách trên là
chƣa thật sự đáng kể. Đối tƣợng khách hàng chủ yếu của NHTMNN vẫn là
các DNNN do mối quan hệ hợp tác truyền thống và đƣợc sự hậu thuẫn từ
phía Chính phủ. Mặc dù các DNNN thƣờng là những đơn vị kinh doanh làm
ăn kém hiệu quả nhất và chứa đựng nhiều rủi ro khi không thanh toán đƣợc
nợ cho ngân hàng nhƣng với tâm lý chung của các NHTMNN nếu có gì xảy
ra thì Nhà nƣớc cũng đứng ra giải quyết. Điều này khiến cho NHTMNN vẫn
dành một lƣợng vốn lớn đề cho các DNNN vay bất chấp những rủi ro lớn
đang tiềm ẩn.
Tuy nhiên NHNN cũng đã thể hiện đƣợc vai trò trong việc điều hành
giám sát hoạt động của các ngân hàng khi ban hành Quyết định 493 và bổ
sung Quyết định 18 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro nhằm hạn
chế tỷ lệ nợ xấu. Một bƣớc tiến lớn trong cách phân nhóm nợ theo Quyết
định 493 khi các loại nợ với mức rủi ro khác nhau sé gắn liền với tỷ lệ trích
lập dự phòng khác nhau. Do đó, ngân hàng sẽ có thể tăng thêm một phần
vốn để kinh doanh do không phải trích lập dự phòng rủi ro với nhóm 1- nợ
thông thƣờng trong khi vẫn có những khoản dự phòng thích hợp cho những
tài sản có rủi ro ở các nhóm còn lại.
2.3.3. Rủi ro lãi suất
Lãi suất trên thị trƣờng thay đổi sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến nguồn thu
từ các tài sản sinh lời cũng nhƣ chi phí huy động vốn, từ đó ảnh hƣởng đến
lợi nhuận của các ngân hàng. Trong năm 2008, NHNN đã 2 lần thực hiện
tăng lãi suất cơ bản từ 8,75% lên 12% và 14%. Theo đánh giá của EIU, lãi
suất huy động và cho vay bình quân trong năm 2008 ở mức rất cao lần lƣợt
là 20,8% và 15,3%. Theo các chuyên gia ngành ngân hàng, mức chênh lệch
giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động phải đạt tối thiểu 3% thì ngân
hàng mới có thể duy trì đƣợc hoạt động. Trong khi đó, hiệu giữa hai tỷ lệ
này năm 2007 của các ngân hàng chỉ là 3% thì đến năm 2008 dự khiến sẽ là
52
6%. Nhƣ vậy trên lý thuyết, các ngân hàng đang làm ăn thua lỗ và gặp nhiều
khó khăn trong hoạt động. Điều này rất dễ gây nên khủng hoảng cho hệ
thống ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung.
Sự đua tranh về lãi suất trên thị trƣờng huy động vốn và thị trƣờng
cho vay trong thời gian qua là dấu hiệu của rủi ro lãi suất. Vốn huy động
tiền gửi của ngân hàng tăng chậm dẫn đến việc thắt chặt hạn chế cho vay đã
gây nên nhiều khó khăn cho khách hàng có nhu cầu vay vốn. Trong khi đó,
do tình hình biến động lãi suất nhƣ hiện nay, ngƣời cho ngân hàng vay vốn
thƣờng có xu hƣớng gửi ngắn hạn. Đây là khó khăn lớn cho ngân hàng khi
mà hoạt động cho vay chủ yếu lại tập trung vào các đối tƣợng vay trung và
dài hạn. Các ngân hàng đã thực hiện nhiều phƣơng thức nhƣ khuyến mãi,
tặng thƣởng… nhằm thu hút khách hàng đặc biệt là những ngƣời cho vay
trung và dài hạn nhƣng vẫn chƣa đạt đƣợc nhiều hiệu quả. Theo quy định
của NHNN các NHTMNN chỉ đƣợc phép dùng 40% vốn ngắn hạn để cho
vay trung và dài hạn nhƣng con số thực tế của các ngân hàng luôn lớn hơn
cho phép.
Sự mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng
chính là nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất. Những NHTMNN hiện nay
chủ yếu dựa vào các khoản vốn ngắn hạn huy động trên thị trƣờng tiền tệ do
đó chi phí huy động vốn dễ biến động và rất nhạy cảm với sự thăng trầm của
nền kinh tế. Ngƣợc lại, những khoản cho vay và đầu tƣ chứng khoán dài hạn
lại có tỷ lệ thu nhập tƣơng đối ổn định. Do đó, những ngân hàng có kỳ hạn
hoàn vốn của danh mục tài sản dài hơn kỳ hạn hoàn trả của danh mục nợ có
thể cùng một lúc phải đối mặt với vấn đề: thu nhập từ lãi giảm và rủi ro đối
với thu nhập từ lãi tăng.
53
Biều đồ 5- Diễn biến lãi suất trung bình giai đoạn 2003-2009
54
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚC TRONG THỜI GIAN TỚI
1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
NHÀ NƢỚC ĐẾN NĂM 2010 VÀ 2020
1.1. Mục tiêu phát triển Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc đến
năm 2010 và định hƣớng phát triển chiến lƣợc đến năm 2020
Với mục tiêu xây dựng các NHTMNN vững mạnh xứng đáng với vai
trò chủ đạo, là nhân tố ảnh hƣởng mạnh mẽ đến quá trình công nghiệp hóa-
hiện đại hóa đất nƣớc cần phải có những cải cách căn bản, triệt để và phát
triển toàn diện hệ thống ngân hàng theo hƣớng hiện đại đạt trình độ phát
triển trung bình tiên tiến trong khu vực ASEAN và trên thế giới, đáp ứng
đƣợc đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng. Phát triển hệ
thống NHTMNN hoạt động an toàn và hiệu quả vững mạnh dựa trên cơ sở
công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến. Phát triển và đa dạng hóa các sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán
với chất lƣợng cao mà mạng lƣới phân phối phát triển hợp lý nhằm cung
ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các dịch vụ, tiện ích ngân hàng cho nền kinh
tế trong thời kỳ xây dựng nền kinh tế phát triển nhƣ hiện nay. Hình thành thị
trƣờng dịch vụ ngân hàng, tạo điều kiện cho thị trƣờng tín dụng cạnh tranh
lành mạnh và bình đẳng, tạo cơ hội cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu hợp
pháp, đủ khả năng và điều kiện đƣợc tiếp cận thuận lợi với các dịch vụ ngân
hàng.
Công việc quan trọng nhất cần phải làm trong thời gian tới là phải đẩy
mạnh cơ cấu lại hệ thống NHTMNN. Cần phải làm minh bạch tín dụng
chính sách với tín dụng thƣơng mại trên cơ sở có quyền tự chủ, tự quyết, tự
chịu trách nhiệm của các ngân hàng. Phải nâng cao năng lực quản lý của ban
lãnh đạo, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ công nhân viên. Gắn cải cách ngân
hàng với cải cách doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nƣớc. Lành
55
mạnh hóa và phát triển các NHTMNN trách để xảy ra khủng hoảng đổ vỡ
các ngân hàng. Phƣơng châm hành động của các NHTMNN trong 10 năm
tới là „‟ An toàn- Hiệu quả- Phát triển bền vững- Hội nhập quốc tế‟‟.
Một số chỉ tiêu tiền tệ và hoạt động ngân hàng giai đoạn 2006 - 2010
1. Lạm phát (%/năm) Thấp hơn tốc độ
tăng trƣởng kinh
tế
2. Tăng trƣởng bình quân tổng phƣơng tiện thanh toán
(M2) (%/năm)
18 – 20
3. Tỷ lệ M2/GDP đến cuối năm 2010 (%) 100 – 115
4. Tỷ trọng tiền mặt lƣu thông ngoài hệ thống ngân
hàng/M2 đến năm 2010 (%)
Không quá 18
5. Tăng trƣởng bình quân tín dụng (%/năm) 18 – 20
6. Tỷ lệ an toàn vốn đến năm 2010 (%) Không dƣới 8
7. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ đến năm 2010 (%) Dƣới 5
8. Chuẩn mực giám sát ngân hàng đến năm 2010 Chuẩn mực quốc
tế (Basel I)
9. Dự trữ quốc tế tối thiểu đến năm 2010 12 tuần nhập khẩu
1.2. Định hƣớng chiến lƣợc phát triển các Ngân hàng thƣơng mại nhà
nƣớc
Trong thời gian tới các NHTMNN cần phải củng cố lại vị trí dẫn đầu,
là nòng cốt trong hệ thống ngân hàng xét về quy mô hoạt động, năng lực tài
chính, công nghệ, quản lý và hiệu quả kinh doanh. Nâng cao năng lực cạnh
tranh đối với các ngân hàng thƣơng mại cổ phần hay các ngân hàng quốc tế
bởi việc xây dựng các dịch vụ có chất lƣợng cao, gây dựng uy tín trên thị
trƣờng trong và ngoài nƣớc. Để thực hiện đƣợc điều này các NHTMNN cần
thực hiện những cải cách dƣới đây:
*Cơ cấu lại tổ chức và hoạt động
Cơ cấu lại mô hình tổ chức của các NHTMNN: Sắp xếp lại tổ chức
bộ máy của các NHTM từ trung ƣơng đến chi nhánh. Đổi mới tổ chức bộ
56
máy quản lý, kinh doanh ở hội sở chính phù hợp với thông lệ quốc tế. Phân
biệt rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng quản trị và ban
điều hành. Bộ phận giúp việc Hội đồng quản trị ít nhất gồm có Ban Kiểm
soát/Kiểm toán, Hội đồng/Ủy ban quản lý rủi ro. Tổ chức các phòng ban
theo đối tƣợng khách hàng kết hợp với các dịch vụ nên nâng cao chất lƣợng
dịch vụ ngân hàng. Các bộ phận có chức năng và quyền hạn đƣợc quy định
chặt chẽ, rõ ràng nhằm tác động, bổ trợ nhau cùng hoạt động. Tuy nhiên mỗi
NHTMNN có thế tự xây dựng cho mình một mô hình thích hợp với hoạt
động kinh doanh mang tính đặc trƣng của riêng mình.
Cơ cấu lại hoạt động của các NHTMNN: Nhằm mục đích nâng cao
hiệu quả hoạt động và đáp ứng các chuẩn mực theo thông lệ quốc tế. Tăng
cƣờng thanh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính của các Ngân hàng thương mại Nhà nước.pdf