Đề tài Giải pháp đầu ra cho nghêu Bến Tre

 

 

PHẦN 1

Mục lục

Tóm tắt công trình

 

MỤC LỤC CÔNG TRÌNH

 

Danh mục bảng sử dụng trong công trình Danh mục biểu đồ sử dụng trong công trình Danh mục hình ảnh sử dụng trong công trình Danh mục các chữ viết tắt trong công trình Lời mở đầu

 

 

PHẦN 2

 

 

 

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

 

 

1.1 XU HƯỚNG TIÊU DÙNG THỦY HẢI SẢN VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC XUẤT KHẨU THỦY HẢI SẢN ĐỐI VỚI VIỆT NAM .1

1.1.1 Xu hướng tiêu dùng thủy hải sản trên Thế Giới .1

1.1.1.1 Nguyên nhân dẫn đến việc thay đổi xu hướng tiêu dùng trên thế giới .1

1.1.1.2 Mức tiêu thụ .1

1.1.1.3 Các mặt hàng tiêu thụ .1

1.1.1.4 Thị trường .2

1.1.2 Vai trò của việc xuất khẩu thủy hải sản đối với Việt Nam.3

 

1.2 GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ NGHÊU .4

1.2.1 Định nghĩa, phân loại nghêu .4

1.2.1.1 Nghêu .4

1.2.1.2 Nghêu Bến Tre .4

1.2.2 Giá trị con nghêu.5

1.2.2.1 Giá trị dinh dưỡng .5

1.2.2.2 Giá trị kinh tế .6

 

1.3 TÌNH HÌNH KHAI THÁC NGHÊU TẠI VIỆT NAM .6

1.3.1 Trà Vinh.6

1.3.2 Tiền Giang .7

1.3.3 Thành Phố Hồ Chí Minh .7

 

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

 

 

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO TỒN, KHAI THÁC VÀ TIÊU THỤ NGHÊU TẠI TỈNH BẾN TRE

 

2.1 TÌNH HÌNH KHAI THÁC NGHÊU TẠI BẾN TRE .9

2.1.1 Giới thiệu đôi nét về Bến Tre .9

2.1.2 Vai trò của nghêu với sự phát triển của tỉnh Bến Tre .10

2.1.2.1 Đóng góp vào GDP .10

2.1.2.2 Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu .11

2.1.2.3 Đóng góp vào thu ngân sách .11

 

2.1.2.4 Giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.12

 

2.1.3 Tình hình bảo tồn và khai thác Nghêu tại Bến Tre .13

2.1.3.1 Mô hình HTX.13

2.1.3.2 Con giống.14

2.1.3.3 Công cụ, kỹ thuật cào nghêu.15

2.1.3.4 Sản lượng khai thác.15

 

2.1.3.5 Đánh giá chung tình hình khai thác .16

 

2.2 TÌNH HÌNH TIÊU THỤ NGHÊU TẠI BẾN TRE.16

2.2.1 Tại nội địa .16

2.2.1.1 Kênh phân phối .16

2.2.1.2 Các thành phần tham gia vào kênh phân phối .17

2.2.1.3 Cách bảo quản sau khai thác .20

2.2.1.4 Thương hiệu nghêu Bến Tre tại nội địa .20

 

2.2.2 Xuất khẩu ra nước ngoài.21

2.2.2.1 Tổng quan .21

2.2.2.2 Các thị trường nhập khẩu nghêu .21

2.2.2.3 Doanh nghiệp xuất khẩu nghêu tại Việt Nam .23

 

2.2.3 Đánh giá chung dây chuyền tiêu thụ .24

 

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

 

 

CHƯƠNG 3

 

3.1 CƠ SỞ, QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU XÂY DỰNG GIẢI PHÁP .25

3.1.1 Cơ sở xây dựng giải pháp .25

3.1.1.1 Nghêu là nguồn tài nguyên có giá trị lớn.25

3.1.1.2 Thực trạng khai thác và tiêu thụ nghêu còn tồn tại một số khuyết tật .25

 

3.1.2 Quan điểm xây dựng giải pháp .25

 

3.1.3 Mục đích xây dựng giải pháp.25

3.1.3.1 Mục tiêu chiến lược .25

3.1.3.2 Mục tiêu cụ thể.25

 

3.2 NHÓM GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG ỔN ĐỊNH NGUỒN CUNG NGHÊU VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHÊU THỊT .26

3.2.1 Nhóm giải pháp tăng trưởng ổn định nguồn cung nghêu .26

3.2.1.1 Quy hoạch vùng nuôi nghêu tiềm năng .26

3.2.1.1.1 Quy hoạch vùng nuôi nghêu .26

3.2.1.1.2 Đảm bảo điều kiện tự nhiên vùng quy hoạch thích hợp cho việc nuôi nghêu .27

3.2.1.1.3 Nâng cao năng lực quản lý của các HTX, đáp ứng nhu cầu mở rộng.27

3.2.1.1.4 Xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển .27

3.2.1.2 Bảo vệ và tạo điều kiện cho nghêu giống sinh trưởng .28

3.2.1.3 Áp dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất giống nhân tạo .28

3.2.1.3.1 Tính cấp thiết của giải pháp .28

 

3.2.1.3.2 Cách thức thực hiện .28

3.2.1.4 Nuôi nghêu kết hợp với nuôi tôm .28

 

3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nghêu thịt .29

3.2.1.1 Đào tạo đội ngũ kỹ sư thủy hải sản .29

3.2.1.2 Thường xuyên đánh giá, đảm bảo môi trường sống cho nghêu .29

3.2.1.3 Khai thác có chọn lọc .29

3.2.1.4 Nâng cao công tác bảo quản nghêu thịt sau thu hoạch.29

3.2.1.5 Áp dụng khoa học kỹ thuật cho khâu sơ chế và chế biến.30

 

3.3 NHÓM GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ VÀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NGHÊU BẾN TRE:

3.3.1 Nhóm giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ . 30

3.3.1.1 Tại Bến Tre. 30

3.3.1.1.1 Xây dựng trang web đấu giá trực tuyến . 31

3.3.1.1.2 Xây dựng đại lý nghêu cho các HTX. 32

3.3.1.1.3 Xây dựng nhà hàng ven biển . 33

 

3.3.1.2 Tại Việt Nam nói chung. 34

3.3.1.2.1 Thành lập hiệp hội Nghêu. 34

3.3.1.2.1.1 Lợi ích của hiệp hội . 34

3.3.1.2.1.2 Tên gọi . 34

3.3.1.2.1.3 Nguyên tắc hoạt động . 35

3.3.1.2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của Hiệp hội. 35

3.3.1.2.1.5 Quyền và nghĩa vụ của các hội viên . 35

3.3.1.2.1.6 Điều kiện để trở thành hội viên của Hiệp hội. 36

3.3.1.2.1.7 Cơ cấu tổ chức . 36

 

3.3.2 Nhóm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu . 38

3.3.2.1 Giải pháp phát triển thị trường trong nước và thâm nhập thị trường thế giới. 38

3.3.2.1.1 Giải pháp phát triển thị trường trong nước . 38

3.3.2.1.1.1 Các giải pháp cơ bản . 39

3.3.2.1.1.2 Giải pháp kênh phân phối. 39

3.3.2.1.2 Giải pháp thâm nhập thị trường thế giới . 39

3.3.2.1.2.1 Trước khi xuất khẩu . 39

3.3.2.1.2.2 Trong khi xuất khẩu . 41

3.3.2.1.2.3 Sau khi xuất khẩu . 41

3.3.2.1.3 Giải pháp cho một số thị trường cụ thể . 41

3.3.2.1.3.1 Thị trường EU . 41

3.3.2.1.3.2 Thị trường Mỹ . 42

3.3.2.1.3.3 Thị trường Nhật . 43

 

3.3.3 Nhóm giải pháp xây dựng thương hiệu cho Nghêu Bến Tre. 44

3.3.3.1 Điều kiện để giải pháp thành công . 44

3.3.3.1.1 Chất lượng sản phẩm . 44

3.3.3.1.2 Hệ thống phân phối, bảo quản . 44

 

3.3.3.1.3 Kiến thức về thương hiệu. 44

 

3.3.3.2 Những công việc liên quan chủ yếu cần thực hiện . 45

3.3.3.2.1 Về phía nhà nước . 45

3.3.3.2.2 Về phía doanh nghiệp và hiệp hội. 45

 

3.3.3.3 Hỗ trợ các loại hình truyền thông nâng cao nhận biết thương hiệu . 45

3.3.3.3.1 Truyền hình . 46

3.3.3.3.2 Website . 46

3.3.3.3.3 Báo, tạp chí . 46

3.3.3.3.4 Nhãn mác, logo . 46

 

3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG . 46

3.4.1. Đối với các HTX . 46

3.4.1.1. Đối với nội bộ HTX . 46

3.4.1.2. Đối với xã viên. 46

 

3.4.2. Đối với Liên hiệp HTX Thủy Sản Bến Tre . 47

3.4.2.1. Đôi nét về Liên Hiệp HTX Thủy Sản Bến Tre . 47

3.4.2.2. Một vài kiến nghị của nhóm nghiên cứu đối với Liên hiệp HTX Thủy sản Bến Tre . 48

 

3.4.3. Đối với UBND tỉnh Bến Tre . 49

 

PHẦN 3

Phụ lục 1: Phiếu và kết quả khảo sát Phụ lục 2: Ngành Nghêu Việt Nam Phụ lục 3: Ngành Nghêu thế giới Phụ lục 4: Đôi nét về tỉnh Bến Tre

Phụ lục 5: Hội đồng Bảo tồn biển quốc tế

Phụ lục 6: Phát triển nghề nuôi ngao ven biển miền Trung Việt Nam

Phụ lục 7: Chiến lược xuất khẩu nghêu vào thị trường thị trường Hoa Kỳ, Nhật và EU Phụ lục 8: Dự án phát triển nhà hàng ven biển

 

doc379 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3078 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp đầu ra cho nghêu Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huẩn môi trường chung về chứng minh và quản lý tốt vể ngành cá, thủy sản. Chương trình MSC là chương trình tình nguyện đánh giá chất lượng và đặt tiêu chuẩn sử dụng nhãn sinh thái xanh MSC. Nhiêm vụ của MSC là tổ chức “ lựa chọn tốt nhất về tiêu chuẩn môi trường cho hàng thủy sản”. Hệ thống MSC thường đánh giá tiêu chuẩn sản phẩm ngành cá thông qua nhãn sinh thái của nó. Khi cá, thủy sản được mua có nhãn sinh thái xanh MSC thì nó chỉ ra rằng ngành cá hoạt động có hiệu quả trong tránh nhiệm môi trường và không góp phần về vấn đề môi trường chung ngoài ngành cá, thủy sản. Từ tháng 8 năm 2008, có 1700 sản phẩm thủy sản được cấp nhãn sinh thái MSC, được phổ biến tại 38 quốc gia trên Thế Giới. 34 thuỷ hải sản đã đạt được chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường của MSC và hơn 70 thủy hải sản khác đang trong tiến trình xin chứng nhận.. Hơn 6000 công ty đã gặp đại diện của MSC trong quá trình xin chứng nhận tiêu chuẩn MSC. 1.1.2 Lợi ích của MSC: 1.1.2.1 Lợi ích chung: MSC là một tiêu chuẩn mà bất cứ sản phẩm thủy sản nào muốn phát triển bền vững cần phải có, MSC dựa trên 3 nguyên tắc và 31 chỉ số hiệu suất. Các tiêu chuẩn là trên cơ sở khoa học và áp dụng cho thuỷ sản tự nhiên với bất cứ các kích cỡ, kiểu hoặc địa điểm mà không áp dụng cho loài cá nuôi. MSC được thế giới công nhận về phương diện quản lý và cải thiện nguồn lợi thủy sản đối với các tổ chức nuôi trồng và kinh doanh thủy sản trên toàn thế giới. Các tiêu chuẩn này dựa trên quy định FAO Code of Conduct cho Công cụ Thuỷ sản và các công cụ bảo tồn quốc tế. Những tổ chức nào được MSC cấp chứng nhận thì sẽ có điều kiện để đảm bảo duy trì lâu dài nguồn lợi thủy sản và có khả năng mở rộng thị trường của các loại sản phẩm thủy sản. 1.1.2.2 Lợi ích cho sản phẩm thủy sản được công nhận: Chứng minh được rằng thuỷ sản đó đạt tiêu chuẩn quy định của quốc tế. Đảm bảo về môi trường và chất lượng sản phẩm dựa trên những thang điểm đánh giá nhất định được đặt ra. Tạo điều kiện tiên phong cho thủy sản đó được biết đến trên toàn Thế giới, mở đường cho khả năng xuất khẩu sang các thị trường. Đảm bảo cho thủy sản đó được phát triển bền vững trong điều kiện quy định của hệ thống MSC, giúp bảo tồn sản phẩm, tránh được tình trang khai thác bữa bãi gây tổn hại đến nguồn lợi Sự tăng trưởng của thủy sản đó khi có MSC là hoàn toàn có cơ sở bởi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến thực phẩm mà họ tiêu thụ cũng như những lợi ích cho sức khỏe do thực phẩm mang lại. Dĩ nhiên khi nhu cầu tăng sẽ kéo giá thủy sản tăng. Như vậy, lợi nhuận của ngành thủy sản đó cũng sẽ gia tăng. 1.1.2.3 Lợi ích cho quốc gia: Tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu có hiệu quả sản phẩm thủy sản đó, tăng sản lượng tiêu thụ quốc gia, đồng thời tăng lợi nhuận thu được. Giúp tạo nên danh tiếng cho sản phẩm của quốc gia đó nói chung và giúp tạo thương hiệu quốc gia, tạo chỗ đứng trên thị trường Thế giới Tạo được sự tin tưởng vế chất lượng sản phẩm của quốc gia đó trên trường quốc tế. 1.1.3 Tiêu chuẩn để đánh giá đạt chuẩn MSC: Khi hải sản được bán với nhãn mà MSC cấp, mỗi doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp hải sản đó phải đảm bảo rằng sản phẩm cung cấp từ chuỗi khi thác, bán hàng đến đóng gói phải đảm bảo mọi quy định của MSC. Muốn thế, doanh nghiệp đó phải đảm bảo thực hiện cac bước sau: ¾ Trước tiên phải tiến hành thành lập các hợp tác xã về khai thác và quản lý theo hình thức đồng quản lý nghề cá quy mô nhỏ (CFC). Các hợp tác xã này sẽ lập kế hoạch quản lý chung cũng như giới hạn khu vực khai thác. Các CFC này phải được kiểm toán cho thấy họat động của hải sản đó có hiệu quả, nghiên cứu để đưa ra những số liệu và nhận xét cơ bản bước đầu về các quần thể thủy sản này. Bên cạnh đó phải lưu trữ hồ sơ về chỉ tiêu hoạt động vể hải sản đó mà phù hợp với tiêu chí mà MSC đưa ra. ¾ Kế đến mỗi công ty có chuỗi hợp lệ của giấy chứng nhận về chăm sóc hải sản phù hợp với yêu cầu với một mã số duy nhất và phải được hiển thị trên các sản phẩm thủy hải sản chứng nhận để cho thấy người mua và người tiêu dùng biết rằng những sản phẩm đó đạt tiêu chuẩn nhất định. ¾ Tiếp theo sẽ đánh giá nghề mình khai thác theo các tiêu chuẩn của MSC. Dựa trên cơ sở đó, MSC sẽ tiến hành đánh giá thông qua khảo sát trực tiếp và báo cáo sơ bộ từ địa phương. ¾ Cuối cùng, Một nhóm chuyên gia của MSC sẽ tiến hành đánh giá đầy đủ về khả năng nghề khai thác, chấm điểm và công bố kết quả lên website của MSC (www.msc. org),, nếu không có phản biện hoặc phản hồi, sản phẩm từ nghề khai thác này sẽ được gắn nhãn xanh của MSC. ¾ Nếu kết quả đạt tiêu chuẩn thì sẽ dược MSC cấp giấy chứng nhận cho hải sản đó. Và trong thời hạn 3 năm, sẽ được kiểm tra và tái kiểm định lại hải sản. Để có được chứng nhận MSC, các nghề cá phải trải qua một quá trình nghiên cứu và quản lý rất chặt chẽ về nguồn lợi nơi mình khai thác, theo những tiêu chí khoa học nghiêm ngặt của Tổ chức MSC. Các tiêu chí đó là: 9 Một, nghề khai thác đó phải bảo đảm không dẫn đến tình trạng lạm thác hoặc làm suy giảm nguồn lợi thủy sản; nếu có suy giảm phải bảo đảm điều kiện tái khôi phục nguồn lợi. 9 Hai, nghề khai thác phải đảm bảo duy trì cấu trúc, sức sản xuất, chức năng và tính đa dạng sinh học của nguồn lợi. 9 Ba, có hệ thống quản lý nghề khai thác hữu hiệu, tuân thủ luật lệ, công ước và các tiêu chuẩn quốc tế, quốc gia cũng như các đòi hỏi về phát triển bền vững nguồn lợi trong khai thác. 1.1.4 Thủ tục cho việc áp dụng logo MSC cho hàng thủy sản: a. Công ty hay hải sản phải nhận ra rằng việc cung cấp chứng nhận là cần thiết để phát triển bền vững. b. Công ty phải liên lạc với cơ quan có thẩm quyến cấp chứng nhận MSC, tức MSCI đảm trách chuỗi giám sát của tiến trình thực hiện. c. Cơ quan phụ trách hải sản cần có sự dẫn chứng bằng tư liệu, hình ảnh, đảm bảo tiêu chí đặt ra trước của MSC…., nộp cho MSCI. d. Trong sự chứng nhận của cơ quan kiểm soát, công ty gởi đăng ký cho MSCI để nhận logo MSC cho sản phẩm thủy sản đủ tiêu chuẩn. e. MSCI gởi tài liệu liên quan và hình ảnh điện tử của logo MSC đến công ty cho phép công ty áp dụng logo MSC. f. Công ty tiến hành thiết kế bao bì, nhãn hiệu hợp nhất logo MSC, mã của cơ quan đăng ký chứng nhận, slogan MSC, địa chỉ website và ký hiệu thương mại. g. Công ty đưa ra sự kiểm chứng màu sắc cuối cùng của bản thiết kế nháp bởi e-mail cho MSCI cho việc phê chuẩn và cũng báo cáo cho MSCI thời gian và địa điểm tung ra sản phẩm. Lưu ý nếu có sự thay đổi phải thông báo ngay. h. Khi viết phê chuẩn cần xác nhận và phải được in ra. i. Sản phẩm cuối cùng đóng gói được công ty kiểm tra kỹ lưỡng lần cuối như: màu sác logo, vị trí logo... j. Công ty gởi sản phẩm đóng gói in nhãn logo MSC đến cơ quan MSCI một lần nữa. 1.1.5 Phương pháp đánh giá: MSC có hai phương pháp được sử dụng độc lập đánh giá thủy sản đạt chứng nhận hay không: Thuỷ sản, chứng nhận theo phương pháp luận: hàng hải sản đó trước khi được chứng nhận cần phải có bảng tóm tắt các tiêu chuẩn, các bước phải được thực hiện để đánh giá so với tiêu chuẩn môi trường đặt ra, bao gồm cả các yêu cầu như về độ đảm bảo vệ sinh, các kháng sinh có trong sản phẩm... đồng thời trong bảng tóm tắt phải được tham khảo ý kiến xác nhận của các bên liên quan( doanh nghiệp, chính quyền, ngư trường và đại diện của MSC.) Các bảng tóm tắt này, cần phải được nộp cho đại diên MSC ở từng giai đoạn cụ thể để cập nhật tính cần thiết. Thuỷ sản theo phương pháp đánh giá: Theo cách đánh gía này, hải sản sẽ dự vào một thang điểm sẵn có dược đề ra trước, và căn cứ vào các tiêu chí đó mà tổng hợp lại kết quả thu được, dựa vào đó mà cấp giấy chứng nhận. Các Phương pháp đánh giá Thuỷ sản trên đã được đưa ra vào ngày 21 tháng 7 năm 2008 như là một kết quả của việc MSC kiểm định chất lượng và sự đồng bộ của dự án đang được thực hiện 1.1.6 Thời hạn thực hiện và đảm bảo chứng nhận MSC cho một hải sản: Hàng thủy sản được đánh giá dựa trên cơ sở từng trường hợp cụ thể. Khi một ngư trường đáp ứng các tiêu chuẩn MSC cho đánh bắt cá bền vững của nó là chứng chỉ hợp lệ cho 5 năm. Trong thời gian này ngành thủy sản sẽ được truy cập kiểm tra ít nhất một năm một lần để kiểm tra xem nó tiếp tục để đáp ứng các tiêu chuẩn MSC hay không. Sau 5 năm, thủy sản này phải được thực tế kiểm tra lại toàn diện nếu muốn duy trì chứng nhận này của MSC. Sau khi một ngành thủy sản đã được chứng nhận, tất cả các công ty trong chuỗi cung cấp - phải có chứng nhận từ MSC đảm bảo Chuỗi chăm sóc rằng hải sản này được chứng nhận của MSC toàn diện. Chứng chỉ này có màu xanh đậm . 1.1.7 Một vài đánh gía về MSC: Hình P.L 5.1: nhãn xanh MSC "Chúng tôi cấp giấy chứng nhận MSC cho các chương trình vì nó cung cấp cho khách hàng của chúng tôi niềm tin rằng mua sản phẩm từ hải sản chứng nhận bền vững thủy sản sẽ không đóng góp vào hủy hoại môi trường sống của các loài hải sản hoặc dễ làm tổn của hệ sinh thái biển.” Margaret Wittenberg, Giám đốc của tổ chúc chứng nhận Thực phẩm chế biến và Thị trường xuất khẩu. "Điều gì sẽ thu hút tôi vào các MSC như thế nào là nó có thể phục vụ như là một lực lượng nghiêm trọng để giảm bớt tác động của môi trường thủy sản, như cắt giảm các tai nạn gián tiếp cho các loài cá khác và các động vật hoang dã.". Tiến sĩ Euan Dunn - BirdLife Quốc tế Giữa 1997 và 1999 MSC làm việc với các cá nhân và các tổ chức trên khắp thế giới để phát triển các tiêu chuẩn và phương pháp thực hiện chương trình cấp giấy chứng nhận MSC cho bền vững hải sản. 1.1.8 Ý nghĩa của logo MSC - Marine Stewardship Council: ¾ Việc đăng ký tên thương mại cho sản phẩm hải sản cần thiết việc sử dụng logo MSC như là một điều quan trọng để duy trì giá trị sử dụng một cách hợp pháp hóa. Logo MSC được cấp bởi công ty MSCI (Marine Stewardship Council International Ltd), đại diện cho công ty thương mại MSC. ¾ Khi sản phẩm thủy sản thể hiện logo MSC là cho phép bán cho khách hàng thông thường (như là bán lẻ và các chi nhánh bán hàng độc lập, trên thực đơn sản phẩm, hoặc trực tiếp cho khách hàng qua website). Đó là sản phẩm hải sản đạt tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế. ¾ Một ngành cá được chứng nhận tiêu chuẩn MSC, thì công ty được bán sản phấm có chứng nhận phải trải qua sự giám sát của cơ quan cấp giấy chứng nhận, để chứng minh rằng hàng thủy sản có nhãn MSC cách biệt với những sản phẩm cùng loại mà không được giấy chứng nhận ¾ Công ty thành công việc đạt được chứng nhận thì cần sử dụng logo MSC trên hàng thủy sản cho khách hàng. Logo MSC có thể giúp cho khách hàng nhận ra được loại cá mà đang được quản lý chặt chẽ về chất lượng cũng như về môi trường. Logo MSC và biểu tượng của nó thì không bao giờ được sử dụng mà không có sự chấp nhận của MSCI. Kích thước và tỷ lệ: 9 Logo nghiêng 20 độ so với đường nằm ngang và luôn luôn mang câu legend“Marine Stewardship Council”. 9 Kích thước tối thiểu của logo, nếu mang cả đường viến và legend là 20mm (đo lường từ đầu đến cuối trục hình elip) 9 Logo không được kéo lại, bóp méo hoặc thay đổi. Màu sắc: 9 Màu sắc phải đúng tiêu chuẩn đặt ra. 9 Nếu logo in màu trắng đen, phải in viền sáng, không in màu khác sai so với màu xanh qui định. 1.2 THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC CỦA MSC ĐỐI VỚI NGÀNH THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ NGHÊU BẾN TRE NÓI RIÊNG: 1.2.1 Thuận lợi: 1.2.1.1 Thủy sản nói chung: ¾ Thể hiện sự phát triển và hội nhập ngày càng sâu của ngành thủy sản Việt Nam vào ngành thương mại thuỷ sản thế giới và xu hướng phát triển bền vững chung của thuỷ sản thế giới. Vì : Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới nói chung đều “lạm phát khai thác” (lạm thác) nghề cá làm cạn kiệt nguồn tài nguyên biển. Theo Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), năm 2004 thế giới có 52% nguồn lợi thủy sản bị khai thác tối đa, 25% bị khai thác quá mức, trong đó có 16% lạm thác và 7% bị cạn kiệt. Việc làm này ảnh hưởng đến an ninh thực phẩm và phát triển kinh tế, suy giảm phúc lợi xã hội ở nhiều nước, tổn hại đến hệ sinh thái biển. ¾ Việc xin chứng nhận MSC là một lựa chọn rất hữu hiệu nhằm bảo vệ nguồn lợi, bảo vệ môi trường trước sự tàn phá của con người ¾ MSC là thành viên được thế giới công nhận về phương diện quản lý, cải thiện nguồn lợi thủy sản và là một tổ chức chuyên môn, phi chính phủ, phi lợi nhuận, hoạt động độc lập. Thực tế cho thấy rằng, những nghề cá nào được chấp nhận MSC, thì đó là nghề cá khai thác đảm bảo duy trì lâu dài nguồn lợi thuỷ sản, đồng thời còn có khả năng giúp mở rộng thị trường của các loại sản phẩm cấp chứng nhận. ¾ Tại Việt Nam, nhận thức rõ tầm quan trọng của việc này, VASEP đã phối hợp với Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (VIFEP) xúc tiến việc phát triển hệ thống chứng nhận MSC tại Việt Nam ở các địa phương trong cả nước. Điển hình, hiện nay, có các nghề các khác đang trong quá trình xúc tiến cấp MSC như: khai thác ốc hương và ghẹ ở Bà Rịa - Vũng Tàu, tôm sú ở Cà Mau, sò điệp ở Bình Thuận, tôm hùm ở khu vực miền Trung, nghêu ở Tiền Giang, Bạc Liêu và Trà Vinh... 1.2.1.2 Nghêu Bến Tre nói riêng; ¾ Khi có MSC thì nghêu Bến Tre đủ sức xây dựng và phát triển để trở thành một thương hiệu mạnh mà không một đối thủ nào trong nước có thể sánh kịp ¾ Sản phẩm nghêu khai thác này sẽ có thêm cơ hội tiếp cận thị trường thế giới nhiều hơn ¾ Mặt khác, mang lại những lợi ích thiết thực về mặt xã hội, mở ra phương thức quản lý nguồn lợi thủy sản một cách bền vững, hữu hiệu cho nhiều nghề cá khác. ¾ MSC là thương hiệu lớn tầm châu lục và thế giới của Hội đồng bảo tồn biển quốc tế dành trao kèm theo cơ chế bảo hộ và phát triển dành cho các loại thủy hải sản như ưu đãi về thuế, giúp đỡ kinh phí hoặc tư vấn kỹ thuật để nuôi trồng và tái tạo vùng nguyên liệu... ¾ Bến Tre xem lộ trình phát triển bền vững dựa vào cộng đồng là việc làm thường xuyên để góp phần cùng MSC xây dựng thêm nhiều mô hình mang ý nghĩa cho việc bảo vệ môi trường sống của nhân loại và nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống không chỉ cho các cộng đồng nghèo ven biển của Bến Tre mà còn cho cộng đồng nghèo của cả nước và của các quốc gia trên thế giới. 1.2.2 Thách thức: ¾ Tiêu chí MSC sẽ được đánh giá chứng nhận lại sau 5 năm. Do vậy, điều quan trọng là ngành, địa phương, các cộng đồng xã viên các HTX phải làm thế nào để duy trì tốt các công việc đã làm có hiệu quả trong thời gian qua, tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm để duy trì việc quản lý và quảng bá tên tuổi của con nghêu mang tiêu chí MSC trên thị trường thế giới. Đây là một thách th71c lớn cho nghêu Bến Tre, vì việc có chứng nhận đã khó mà giữ chứng nhận lại càng khó, nếu như không muốn con nghêu bị mất đi giá trị kinh tế trên Thế giới của nó ¾ Con nghêu ở Bến Tre đã hoà vào dòng chảy hội nhập, vươn ra thị trường thế giới, được đánh giá cao về chất lượng, đóng góp một phần không nhỏ cho kim ngạch xuất khẩu tỉnh nhà. Tuy nhiên, trước áp lực cạnh tranh trên con đường thâm nhập vào thị trường EU và các nước khu vực Châu Á, con nghêu Bến Tre đang đứng trước một thách thức mới. Đó là vấn đề thương hiệu. Thương hiệu ở đây không phải đơn thuần là gắn vào một nhãn mác, để nó trở thành tấm vé thông hành nghiễm nhiên bước vào luật chơi cạnh tranh trên thị trường thế giới, mà phải nghĩ đến bản chất bên trong sau “lớp áo thương hiệu” đó như thế nào. Tức là trước tiên phải đảm bảo “sản phẩm chất lượng”, sau đó mới nghĩ đến thương hiệu. Tức là trước tiên phải đảm bảo “sản phẩm chất lượng”, sau đó mới nghĩ đến thương hiệu. Nhận thức được điều này, ngành thủy sản Bến Tre đã mời các nhà khoa học thuộc các Trường, Viện có uy tín thực hiện hàng loạt các công trình nghiên cứu khoa học. Đó là, phối hợp với trường Đại học Cần Thơ nghiên cứu đặc điểm sinh học, hóa học và kỹ thuật nuôi nghêu ở vùng ven biển Bến Tre; cùng với Viện Hải dương học Nha Trang điều tra nguồn lợi nhuyễn thể 2 mảnh vỏ và chương trình nghiên cứu quan trắc môi trường nuôi nghêu của Viện Hải sản Hải Phòng; phối hợp Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II xây dựng các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu; nghiên cứu xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng nghêu chết ở vùng ven biển Bến Tre. Đặc biệt, được sự hỗ trợ AINIA và Cục kiểm tra chất lượng an toàn vệ sinh thú y thủy sản, Bến Tre sẽ tiến tới xây dựng Trung tâm làm sạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ theo công nghệ Tây Ban Nha. Bên cạnh đó, các nhà máy chế biến thủy sản ở Bến Tre từng bước hiện đại hóa công nghệ chế biến, ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000, SSOP, HACCP, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đủ sức cạnh tranh, mở rộng thị phần thế giới. Tất cả những động thái trên đều hướng tới mục đích phát triển nghề nuôi nghêu bền vững và chế biến xuất khẩu theo tiêu chuẩn sạch. Khi con nghêu thật sự “sạch” thì mới hội đủ điều kiện tiến tới xây dựng thương hiệu và mới mong giữ được uy tín trên thương trường. ¾ Bến Tre có đủ khả năng để xây dựng thương hiệu nghêu Bến Tre. Tuy nhiên, sự bộc lộ thiếu tính bền vững trong nghề nuôi nghêu do tác động môi trường, khai thác tận thu và nạn trộm cắp nghêu giống bừa bãi là nỗi lo lớn nhất của Bến Tre hiện nay. Về lâu dài, Bến Tre cũng phải tiến tới hình thành khu bảo tồn nghêu, vừa bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo tính đa dạng sinh học, vừa ổn định nghề nuôi nghêu theo hướng bền vững. 1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP TẬN DỤNG THƯƠNG HIỆU MSC ĐỂ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆN NGHÊU BẾN TRE: Cần phải có quá trình và sự nỗ lực phối hợp tập trung của Đảng bộ, nhà nước, ngành thủy sản, các ngành chức năng và cộng đồng ngư dân để thực hiện chương trình phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên của Bến Tre. Trên cơ sở phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên cần có chính sách tập trung đầu tư nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng. Xây dựng mô hình quản lý cộng đồng kiểu mới theo cơ chế đồng quản lý có sự đồng thuận của người dân và phù hợp với luật pháp của nhà nước. Áp dụng chương trình kiểm soát thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ nhằm đảm bảo tiêu chí an toàn về vệ sinh chất lượng sản phẩm để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu sang các quốc gia phát triển. Về bảo vệ nguồn lợi con nghêu, phải khai thác đúng qui mô, địa điểm, mùa vụ, kích cỡ và tỷ lệ cho phép để duy trì và phát triển sản lượng đàn nghêu bố mẹ và nghêu giống. Đầu tư quan trắc môi trường và kiểm soát dịch bệnh để dự báo và cảnh báo thời điểm thu hoạch, san thưa, di dời nhằm hạn chế rủi ro thiệt hại cho đàn nghêu. Vận động phát triển hệ sinh cảnh và bảo tồn đa dạng sinh học nhằm bảo vệ môi trường sống của giống loài và các đối tượng thủy sinh khác. Giáo dục và phát triển văn hóa cộng đồng thông qua các chương trình giáo dục văn hóa truyền thống, văn hóa du lịch, xây dựng nếp sống văn minh cộng đồng và đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn...tạo tiền đề để thu hút đầu tư phát triển mọi mặt của địa phương. Hình thành liên minh HTX nuôi nghêu của tỉnh để các HTX trong tỉnh có thể hỗ trợ nhau cùng phát triển (giống, vốn, nguồn nhân lực,...) phối hợp bảo vệ an ninh vùng nuôi và vùng biển trong khu vực HTX quản lý. Nhà nước đã có chính sách giao thêm đất có thời hạn sử dụng lâu dài và không thu thuế cho các HTX nuôi nghêu theo mô hình đồng quản lý... Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ, bảo tồn để phát triển nguồn nghêu giống và nghêu bố mẹ. Cần củng cố phát triển và nhân rộng mô hình quản lý của HTX Rạng Đông (Thới Thuận, Bình Đại) cho các HTX hoạt động còn yếu trên địa bàn tỉnh. Xây dựng mô hình thí điểm quản lý tổng hợp vùng bờ để các HTX có thể hỗ trợ giải quyết chuyển nghề cho các hộ ngư dân đang hoạt động khai thác ven biển, khu vực cửa sông bằng ngư cụ bị cấm sử dụng (mang tính chất hủy diệt nguồn lợi). Đẩy mạnh việc áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào các lĩnh vực sinh sản nghêu giống, công nghệ làm sạch nghêu, quan trắc môi trường, chăm sóc phòng trừ bệnh nghêu, công nghệ nuôi kết hợp với các đối tượng kinh tế. Xây dựng chương trình quản lý và quảng bá chứng nhận MSC cho nghêu dựa trên cơ sở tổ chức đồng quản lý đã được hình thành tại các HTX nuôi nghêu tại Bến Tre. Mô hình này sẽ được đúc kết và nhân rộng ra cho tất cả các cộng đồng quản lý, khai thác thủy sản trong tỉnh Bến Tre và một số tỉnh lân cận nhằm đảm bảo phát triển bền vững... Chính phủ cần có cơ chế chính sách giao đất cho cộng đồng khai thác quản lý nuôi nghêu theo mô hình HTX. Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn cho các vùng nuôi nghêu. Hỗ trợ kinh phí, phương tiện cho lao động chuyển nghề khai thác thủy sản bị cấm sang nuôi nghêu. Hiệp hội thủy sản cần có chính sách hỗ trợ hoạt động gắn kết trách nhiệm và quyền lợi của các thành viên Liên hiệp HTX. Vận động các tổ chức quốc tế kiểm tra chứng nhận thương hiệu cho các vùng nuôi bền vững và an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm khuyến khích và bảo vệ quyền lợi cho người nuôi. Hỗ trợ thiết lập hệ thống thông tin quan trắc cảnh báo môi trường, dịch bệnh. Thông tin về kinh tế thị trường và các tiêu chuẩn môi trường và chất lượng sản phẩm. Đào tạo nâng cao năng lực quản lý điều hành cho các ban quản lý các HTX và nâng cao nhận thức cho cộng đồng thông qua các chương trình mục tiêu phát triển bền vững. Bù đắp cho sự nỗ lực cống hiến vì mục tiêu chung đó, Bến Tre đã và đang được khách hàng quan tâm tiêu thụ sản phẩm nghêu Bến Tre với giá cả và thị phần ngày càng cao hơn. Các nhà máy chế biến xuất khẩu thủy sản của Bến Tre có điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, giải quyết tốt công ăn việc làm cho ngư dân nghèo. Hiện nay, qua mô hình tổ chức, quản lý cộng đồng, các HTX nuôi nghêu tại Bến Tre càng được củng cố phát triển, làm tốt công tác bảo vệ môi trường thiên nhiên, liên kết được giữa vùng nguyên liệu với các nhà máy chế biến xuất khẩu và nhất là nguồn lợi từ con nghêu đã góp phần lớn trong xóa đói giảm nghèo cho nhân dân nơi vùng ven biển Bến Tre. Có thương hiệu MSC, con nghêu Bến Tre sẽ sẵn sàng cho bước đi xa hơn nữa trên thị trường thế giới. CHƯƠNG 2 Nghề khai thác nghêu ở Bến Tre ĐÁNH GIÁ THEO CÁC NGUYÊN TẮC VÀ TIÊU CHÍ MSC VỀ KHAI THÁC THỦY SẢN BỀN VỮNG Hướng dẫn phương pháp luận đánh giá nghề cá quy mô nhỏ và thiếu dữ liệu Bộ nguyên tắc và tiêu chí MSC là những yêu cầu chung để chứng nhận một nghề cá được quản lý bền vững. Phương pháp luận cho quá trình cấp chứng nhận MSC bao gồm cả việc áp dụng và diễn giải các Nguyên tắc và Tiêu chí để đánh giá nghề cá cụ thể. Điều này là rất cần thiết, vì kết quả đánh giá nghề cá có chính xác hay không tùy thuộc vào nhiều yếu tố như đối tượng khai thác, phương thức khai thác,v.v…. Bên cạnh đó, nghề khai thác nghêu này được lựa chọn thí điểm cấp chứng nhận MSC, nhằm giúp đánh giá chính xác hơn những nghề cá quy mô nhỏ hoặc thiếu dữ liệu theo các Nguyên tắc và Tiêu chí MSC. Phương pháp luận hiện đang được thử nghiệm đối với nghề cá quy mô nhỏ hoặc thiếu dữ liệu là cách tiếp cận “lấy rủi ro làm chuẩn”. Bằng cách này, những nghề cá thiếu dữ liệu cần thiết cho một chỉ báo hiệu quả (PI) “tiêu chuẩn” hoặc không thể hiện rủi ro đối với tính bền vững của quần thể đối tượng khai thác hoặc hệ sinh thái liên quan có thể được đánh giá mà không cần phải thực hiện quá trình khảo sát cho cả quần thể hoặc hệ sinh thái – một hoạt động tốn kém và phức tạp. Tuy nhiên, phương pháp luận đánh giá rủi ro đòi hỏi phải có sự thể hiện rõ ràng rằng nghề cá có độ rủi ro thấp. Cần lưu ý rằng phương pháp “đánh giá rủi ro” này chỉ áp dụng theo các Nguyên tắc 1 và 2, còn nguyên tắc 3 (các yêu cầu về hệ thống quản lý) áp dụng cho tất cả nghề cá dù lớn hay nhỏ. Quá trình đánh giá rủi ro đối với Nguyên tắc 1 và 2 gồm hai cấp độ phân tích: a. Phân tích SICA. Đây là đánh giá về quy mô (không gian và thời gian) và cường độ của các hoạt động khai thác, trong đó có việc đánh giá ảnh hưởng của việc đánh bắt đối với quần thể khai thác và các đặc trưng của hệ sinh thái liên quan (sinh cảnh, các loài khai thác phụ, cơ cấu và chức năng quần xã, những loài được bảo vệ). Thông tin được thu thập từ các bên liên quan trong nghề cá và được nhóm đánh giá Moody Marine xử lý theo phương pháp luận riêng (xem phần tóm tắt tại phụ lục A). Nếu phân tích SICA cho thấy ít có rủi ro từ những ảnh hưởng của hoạt động khai thác (có thể phát hiện được nhưng chỉ tác động không đáng kể đối với nguồn lợi hoặc đặc trưng hệ sinh thái), thì nghề khai thác sẽ được tính điểm “đạt” (80+) dựa trên những chỉ báo hiệu quả (PI) có liên quan. Nếu phân tích SICA cho thấy có thể có rủi ro do nghề cá mang lại, thì chúng ta sẽ chuyển sang bước đánh giá tiếp theo. b. Phân tích PSA. Đây là đánh giá về sức sản xuất và tính nhạy cảm của nguồn lợi hoặc đặc trưng của hệ sinh thái đang xem xét. Quá trình này giả định rằng rủi ro đối với một loài, một sinh cảnh hoặc một quần xã sinh vật liên quan tới sức sản xuất (khả năng khôi phục sau một biến cố tác động) và tính nhạy cảm (mức độ chịu ảnh hưởng từ tác động bên ngoài) của nó. Các loài có sức sản xuất thấp và độ nhạy cảm cao cũng có nghĩa là có mối rủi ro cao, còn những loài có sức sản xuất cao và tính nhạy cảm thấp thì có mối rủi ro thấp. Tương tự như trên, nhóm Moody Marine sẽ áp dụng phương pháp luận cụ thể để phân tích (xem Phụ lục A). Nếu phân tích PSA cho thấy hoạt động khai thác chỉ có mức độ rủi ro thấp thì nghề khai thác được tính điểm “đạt” (80+) theo các chỉ báo hiệu quả (PI) có liên quan. Nếu phân tích PSA cho rằng có thể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8264.doc
Tài liệu liên quan