Đề tài Giải pháp đầu tư phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam đến năm 2010

LỜI CẢM ƠN 1

phần mở đầu 2

Chương I: 5

Lý luận chung về đầu tư 5

và đầu tư phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam 5

I- Lý luận chung về đầu tư. 5

1. Đầu tư và đầu tư phát triển 5

1.1. Khái niệm 5

1.2. Vai trò của đầu tư phát triển trong nền kinh tế 6

1.3. Đặc điểm của đầu tư phát triển 9

1.4. Phân loại đầu tư. 10

2. Vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư 12

3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư của một ngành 13

3.1. Chỉ tiêu hiệu suất vốn đầu tư xây dựng cơ bản (H). 14

3.2. Chỉ tiêu suất đầu tư của ngành (Id) 14

3.3. Chỉ tiêu tiết kiệm và tăng ngoại tệ 15

3.4. Những tác động kinh tế xã hội khác của hoạt động đầu tư phát triển ngành. 15

4. Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả đầu tư của một ngành. 16

II. Sự cần thiết phải đầu tư phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam đến năm 2010. 18

1. Vai trò của ngành công nghiệp Da - Giầy trong phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. 18

2. Vai trò của các yếu tố đầu vào đối với sự tăng trưởng của ngành Da - Giầy Việt Nam 21

3. Sự cần thiết phải đầu tư phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam 23

III. Đặc điểm của ngành công nghiệp Da - Giầy và đầu tư phát triển ngành công nghiệp Da - Giầy 26

1. Những đặc điểm xuất phát từ phía cầu. 26

2. Các đặc điểm từ phía cung. 27

3. Ngành Da - Giầy là ngành công nghiệp có tính liên ngành cao. 28

4. Sản xuất Da - Giầy có tác động mạnh đến môi trường đặc biệt là sản xuất thuộc da 29

Chương II: Thực trạng đầu tư phát triển ngành Da – Giầy Việt Nam giai đoạn 1993 - 2001 31

I. Một số chính sách ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam. 31

 

doc109 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp đầu tư phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tác về vốn, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm quản lý đã thực hiện đầu tư với quy mô lớn, có nhiều doanh nghiệp có quy mô tương đương, thậm chí còn lớn hơn các doanh nghiệp quốc doanh. Các công ty tư nhân, hợp tác xã, tổ sản xuất thực hiện đầu tư sản xuất kinh doanh rất linh hoạt, theo mùa vụ và bám sát thị trường. Do vậy giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sức cạnh tranh lớn. Kết quả của hoạt động đầu tư cùng với các chính sách của Nhà nước sẽ giúp các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: đây là khu vực có tỷ lệ vốn đầu tư lớn nhất, chiếm 60% vốn đầu tư và sử dụng rất có hiệu quả. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã sử dụng vốn đầu tư của mình để xây dựng nhà xưởng khang trang, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, đồng bộ. Hoạt động đầu tư của họ được sự hỗ trợ của các công ty mẹ ở nước ngoài, các tập đoàn giầy xuyên quốc gia. Từ đó sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao. Họ thực hiện sản xuất với quy mô lớn. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 60% tổng vốn đầu tư nhưng lại chiếm khoảng 52% tổng sản lượng toàn ngành. đây cũng là một thực tế hợp lý, các doanh nghiệp này được đầu tư máy móc hiện đại, thu hút công nhân lành nghề, họ sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, sản phẩm của họ có thể bán được với giá cao gấp 2 thậm chí gấp 3 lần giá bán sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước. Tóm lại, đầu tư nước ngoài đã trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy ngành phát triển trong những năm qua. Giai đoạn tới, các doanh nghiệp quốc doanh, cùng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cần phải đẩy mạnh hoạt động đầu tư của mình hơn nữa, đúng hướng và phải dần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thì mới trở thành động lực chính thúc đẩy sự phát triển của ngành, phát huy tối đa nội lực và tránh sự phụ thuộc vào nước ngoài. 3.2. Thực trạng đầu tư vào máy móc, thiết bị vào ngành giầy, đồ da. Ngành giầy, đồ da cũng như một số ngành kinh tế kỹ thuật khác, gặp không ít khó khăn trong sản xuất kinh doanh dưới tác động của cơ chế thị trường, song cũng có những thuận lợi nhất định: + Là ngành có lợi thế xuất khẩu, trực tiếp thu ngoại tệ nên có khả năng hoàn trả ngoại tệ nhập khẩu thiết bị, công nghệ. + Với lượng vốn không lớn có thể đầu tư dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh tuỳ chủng loại giầy, chỉ cần 800 ngàn đến 1,5 triệu USD cho một dây chuyền sản xuất có công xuất 600.000 đôi/năm. + Các công truyền công nghệ tương đối đơn giản, gọn, có khả năng tận dụng nhà xưởng, kho tàng cho sản xuất (chỉ cần cải tạo nhỏ). + Có khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau, từ trong và ngoài nước, từ các thành phần kinh tế, từ trong và ngoài ngành… Tính đến năm 200, tổng vốn đầu tư vào ngành là 9.298,899 tỷ đồng, được phân bổ cho cải tạo nhà xưởng và xây mới 3.719,556 tỷ đồng; máy móc thiết bị 5.579,313 tỷ đồng. Trong đó đầu tư nước ngoài (nhà xưởng và máy móc, thiết bị) là 5573,760 tỷ đồng (chiếm 59,9%). Bảng 8: Tổng vốn đầu tư thiết bị, nhà xưởng vào sản xuất giầy, đồ da theo thành phần kinh tế 1993 - 2001. Đơn vị: tỷ đồng Loại hình doanh nghiệp Tổng vốn đầu tư Trong đó Nhà xưởng Thiết bị - Quốc doanh trung ương - Quốc doanh địa phương - Ngoài quốc doanh - DN có vốn nước ngoài 985,683 1.540,828 1.198,628 5.573,760 10,60% 16,57% 12,89% 59,94% 253,148 395,468 307,818 1.430,953 379,722 593,202 461,727 2.146,429 Tổng cộng 5.968,467 100% 2.387,387 3.581,080 Nguồn: Bộ Công nghiệp Như vậy, đầu tư cho nhà xưởng và máy móc, thiết bị vào sản xuất giầy dép, đồ da có xu hướng ngược với ngành thuộc da. Nếu trong ngành thuộc da, đầu tư trong nước chiếm ưu thế tuyệt đối, và hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tốt hơn so với doanh nghiệp trong nước; thì ngành sản xuất giầy, đồ da thì đầu tư vào nhà xưởng và máy móc, thiết bị của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm ưu thế, ở trình độ cao hơn và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tốt hơn. Về đầu tư nước ngoài vào ngành Da - Giầy Việt Nam chúng ta tìm hiểu kỹ hơn ở phần sau. 3.2.1. Đánh giá kết quả hoạt động đầu tư thiết bị. Những năm cuối của thập kỷ 80, ngành giầy - đồ da chỉ được trang bị các máy móc, thiết bị đơn giản, lạc hậu ở một số công đoạn (pha cắt, may mũ giầy), phần gò ráp hoàn chỉnh hầu như làm thủ công. Máy móc, thiết bị được nhập từ Liên Xô cũ, Tiệp Khắc để sản xuất mũ giầy và găng tay bảo hộ lao động xuất khẩu sang thị trường các nước Đông Âu. Từ năm 1991, ngành giầy - đồ da tiếp nhận sự chuyển dịch sản xuất từ các nước trong khu vực thông qua sự hợp tác dưới nhiều hình thức khác nhau (hợp tác sản xuất, tự đầu tư, liên doanh và 100% vốn đầu tư nước ngoài), được đầu tư các dây chuyền đồng bộ để sản xuất các loại giầy dép hoàn chỉnh. Đến nay, toàn ngành đã đầu tư trên 500 dây chuyền toàn bộ với máy móc, thiết bị nhập khẩu từ Đài Loan, Hàn Quốc dưới dạng tự đầu tư trả chậm, trừ dần vào công phí hoặc phía đối tác cung cấp để gia công không thanh toán... Bảng 9: Hiện trạng máy móc, thiết bị ngành giầy, đồ da theo công đoạn sản xuất. Công đoạn sản xuất Sử dụng trên 10 năm Sử dụng dưới 10 năm 1. Pha cắt nguyên liệu 2. May ráp 3. Gò ráp 5% 15% Hầu như không có 95% (85%) 85% ~ 100% Nguồn: Bộ Công nghiệp (Con số trong ngoặc là tỷ lệ máy móc thiết bị của công đoạn pha cắt nguyên liệu sử dụng dưới 7 năm) Tổng vốn đầu tư cho các thiết bị sản xuất giầy, đồ da các loại khoảng 5.579 tỷ đồng (trong đó liên doanh và 100% vốn nước ngoài chiếm 59,9%). Các doanh nghiệp thực hiện đầu tư đúng hướng, đầu tư từng bước vững chắc. Tuy nhiên, cũng có dây chuyền đầu tư chưa hợp lý, chưa đồng bộ nên chưa phát huy được hiệu quả cao. Đến nay, hầu hết các dây chuyền đầu tư từ những năm đầu chuyển đổi (1992 - 1993) đã khấu hao hết và các doanh nghiệp đã bắt đầu bổ sung các thiết bị lẻ, mới, tiên tiến hơn trên các dây chuyền ở các công đoạn thiết yếu, đảm bảo nâng cao năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Đồng thời, ngành đã tiến hành nhập khẩu các dây chuyền đồng bộ hiện đại từ các nước có ngành công nghiệp sản xuất giầy dép phát triển. Đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và một số doanh nghiệp quốc doanh đã có những dây chuyền sản xuất tiên tiến. Đánh giá chung về trình độ máy móc, thiết bị của ngành đạt mức trung bình tiên tiến. Để đáp ứng yêu cầu của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo nghị quyết đại hội IX đề ra, thời gian tới cần tiếp tục đổi mới trang thiết bị tiên tiến hơn, đặc biệt ở khâu thiết kế mẫu thời trang, khâu pha cắt, khâu gò ráp, hoàn chỉnh. 3.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng nhà xưởng. Đối với các doanh nghiệp quốc doanh và liên doanh chủ yếu tận dụng các cơ sở hiện có và cải tạo từ hệ thống kho tàng cũ, chỉ có một số ít doanh nghiệp đầu tư trong vài năm gần đây mới có nhà xưởng khang trang, phù hợp với bố trí thiết bị - công nghệ. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh sử dụng nhà xưởng còn chắp vá (trừ một số ít các doanh nghiệp có tiềm năng hoặc được phía đối tác hỗ trợ). Riêng khu vực 100% vốn nước ngoài hầu như xây mới theo tiêu chuẩn sản xuất công nghiệp với quy mô hợp lý, khép kín sản xuất trong phạm vi doanh nghiệp. Đến năm 2001, các doanh nghiệp trong ngành đã cải tạo và xây mới trên 3 triệu m2 nhà xưởng (kể cả doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài). Tổng vốn cải tạo và xây dựng nhà xưởng mới lên tới 3.719 tỷ đồng. Với lượng vốn đầu tư tại các doanh nghiệp, sau thời gian hoạt động, tính đến năm 2001, các doanh nghiệp đã khấu hao được một lượng lớn (đặc biệt ở các doanh nghiệp sử dụng vốn vay từ phía đối tác hoặc trả chậm), đồng thời từ đó đã cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới lương lớn nhà xưởng để mở rộng sản xuất (hoặc sắp xếp lại sản xuất cho phù hợp với công nghệ), khai thác có hiệu quả nhà xưởng và thiết bị đã đầu tư. Tuy nhiên, do không có quy hoạch và khó khăn về vốn, ở một số doanh nghiệp vẫn còn nhiều bất hợp lý trong việc sử dụng cơ sở vật chất hiện có. 3.3. Thực trạng đầu tư vào sản xuất nguyên phụ liệu. Chỉ từ năm 1995, do sự kiểm ta chặt chẽ về chứng nhận xuất xứ, việc sản xuất nguyên liệu cho giầy mới bắt đầu được chú trọng. Các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu, đặc biệt là đế giầy gấp rút ra đời. Tổng vốn đầu tư của lĩnh vực này đạt 827,4 tỷ đồng, chiếm 8,5% vốn đầu tư toàn ngành. Giai đoạn 1995 - 2002 được phát triển thông qua các hình thức đầu tư: + Gia công: với phương thức tự đầu tư, hưởng công phí hoặc khách hàng đầu tư thiết bị, doanh nghiệp trả nợ khách hàng bằng cách trừ dần vào công phí... Phương thức này thường gặp nhiều ở các doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn. + Liên doanh: Kỹ thuật, nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm... là do đối tác lo. Khách hàng thường là các doanh nghiệp liên doanh, 100% vốn nước ngoài. + Tự sản xuất kinh doanh: Phương thức này thường gặp ở các doanh nghiệp tư nhân, khách hàng của họ thường là các doanh nghiệp quốc doanh. Trong các hình thức đầu tư trên, tính đến nay các doanh nghiệp liên doanh và trách nhiệm hữu hạn thường có hiệu quả. Vì đây là lĩnh vực sản xuất còn khá mới mẻ đối với nước ta, vốn đầu tư đòi hỏi công nghệ phức tạp, máy móc, thiết bị hiện đại, vốn đầu tư lớn hơn các lĩnh vực sản xuất khác trong ngành. Vì vậy, các doanh nghiệp liên doanh và các công ty trách nhiệm hữa hạn với sự giúp đỡ cả về khoa học kỹ thuật và vốn tư, khinh nghiệm quản lý... thì mới có khả năng sản xuất có hiệu quả. Thành công này là nhờ có sức mạnh về tài chính và có sự đảm bảo về thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước. 4. Thực trạng đầu tư nước ngoài vào ngành Da - Giầy Việt Nam giai đoạn 1990 - 2001. 4.1. Về quy mô đầu tư. Cùng với sự phát triển chung của đất nước, từ năm 1992 trở lại đây, ngành Da - Giầy đã có những bước tiến đáng kể. Sự phát triển về sản xuất và xuất khẩu giầy dép cũng như việc đổi mới trang thiết bị diễn ra không ngừng. Từ khi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành, ngành Da - Giầy đã tận dụng được lợi thế của mình, tiếp thu sự dịch chuyển sản xuất từ các nước trong khu vực và ngoài kế hoạch vực, thu hút được một lượng vốn lớn từ các đối tác nước ngoài dưới hình thức liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hết đến năm 2001, ngành đã thu hút được 80 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (được cấp giấy phép đầu tư), với tổng số vốn đầu tư đăng ký đến hết năm 2001 là 632,671 triệu USD, và vốn đầu tư thực hiện là 493,68 triệu USD, chiếm khoảng 61% tổng số vốn đầu tư toàn ngành. Xét về vốn đầu tư thực hiện, đến năm 2001, tổng số vốn đầu tư thực hiện FDI của ngành đạt khoảng 493,68 triệu USD chiếm 78% tổng vốn đăng ký và bằng 2,6% tổng vốn đầu tư thực hiện FDI của cả nước; 4,18% tổng vốn đầu tư thực hiện FDI vào các ngành công nghiệp và bằng 23,55% tổng vốn đầu tư thực hiện các ngành công nghiệp nhẹ. Như vậy, tuy chỉ chiếm 14,54% (trong tổng số 4.351,2 triệu USD) vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp nhẹ, ngành Da - Giầy lại chiếm 23,55% về vốn đầu tư thực hiện. Điều này đã chứng tỏ FDI trong ngành Da - Giầy có tiến độ triển khai thực hiện nhanh hơn so với các ngành khác. Nếu xét về nhịp độ đầu tư: nhìn chung, tốc độ đầu tư nước ngoài vào ngành Da - Giầy có xu hướng tăng lên, tuy nhiên không đồng đều và không ổn định, vốn đầu tư qua các năm có sự thay đổi rõ rệt về giá trị. Việc tăng giảm không ổn định vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Da - Giầy chứng tỏ chính sách khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam nói chung và của ngành Da - Giầy nói riêng chưa nhất quán, chưa tạo được sự tin cậy và thực sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài Bảng 11: FDI vào ngành Da - Giầy Việt Nam giai đoạn 1990 -2001 (tính theo năm cấp giấy phép) Đơn vị tính: triệu USD Năm Số dự án Tỷ trọng (%) Tổng vốn Tỷ trọng (%) Bình quân mỗi dự án 1990 2 2,50 4,344 0,69 2,17 1991 2 2,50 3,280 0,52 1,64 1992 6 7,50 25,235 3,99 4,21 1993 4 5,00 11,413 1,80 2,85 1994 16 20,00 245,517 38,81 15,34 1995 5 6,25 19,004 3,00 3,80 1996 4 5,00 136,259 21,54 34,06 1997 6 7,50 70,881 11,20 11,81 1998 5 6,25 21,922 3,46 4,38 1999 12 15,0 44,275 3,00 3,69 2000 13 16,25 44,720 7,07 3,44 2001 5 6,25 5,821 0,92 1,16 Tổng 80 100 632,671 100 7,91 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Sau năm 1997, vốn đầu tư nước ngoài có biểu hiện suy giảm rõ rệt. Điều này được lý giải bởi cuộc khủng hoảng tài chính Châu á nổ ra từ mùa hè năm 1997 (trong khi các nước đầu tư lớn nhất vào ngành Da - Giầy Việt Nam chủ yếu là các nước trong khu vực Châu á) làm các công ty mẹ ở chính quốc bị phá sản hoặc phải thu hẹp hoạt động. Từ năm 1999 trở lại đây FDI vào Việt Nam có dấu hiệu phục hồi. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự phục hồi dần trở lại của kinh tế khu vực và các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng tin tưởng hơn vào sự ổn định của môi trường kinh doanh ở Việt Nam, đặc biệt là luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2000 đã tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn. Năm 1999, 2000 đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Da Giầy Việt Nam tăng cả về số dự án và vốn đầu tư. 4.2. Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Da - Giầy Việt Nam giai đoạn 1990 - 2001. 4.2.1. Cơ cấu theo đối tác: Tính đến hết năm 2002, đã có 10 nước và lãnh thổ tham gia đầu tư vào Việt Nam. Trong số này, 4 nước có vốn đầu tư lớn nhất là Đài Loan, Hàn quốc, Hồng Kông, British Virgin Island (B.V.I) với tổng vốn lên tới khoảng 610,199 triệu vốn đăng ký, chiếm 46,45% tổng vốn FDI và chiếm 90% tổng số dự án đầu tư vào ngành. Bảng 12: Những nước và khu vực có FDI vào ngành Da - Giầy Việt Nam giai đoạn 1990 - 2002. Đơn vị: triệu USD Nước Số dự án Tỷ trọng(%) Tổng vốn Tỷ trọng (%) Đài Loan 34 42,5 263,728 41,68 Hàn Quốc 28 35 200 31,61 Hồng Kông 4 5 100,749 11,92 B.V.I 6 7,5 45,722 7,23 Singapore 2 2,5 11,704 1,85 Đức 2 2,5 3,24 0,51 Newzealand 1 1,25 0,8 1,26 Thái Lan 1 1,25 0,5 0,8 Italia 1 1,25 0,228 0,36 Anh 1 1,25 6 9,48 Tổng 80 100 632,671 100 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Như vậy, những nước đầu tư vào ngành Da - Giầy lớn nhất là những nước trong khu vực Châu á, bao gồm Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Thái Lan với tổng vốn đăng ký lên đến 576,86 triệu USD. Vì vậy, một trong những nguyên nhân làm cho vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm trong năm 1997 - 1998 và kéo dài tới những năm sau đó là do tác động của khủng hoảng tài chính rồi chuyển sang khủng hoảng kinh tế khu vực. 4.2.2. Về loại hình đầu tư: Cho đến nay, trong số các hình thức FDI vào Việt Nam theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì chỉ có 2 hình thức đầu tư chủ yếu vào ngành Da - Giầy là loại hình 100% vốn nước ngoài và hình thức liên doanh. Trong đó doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là hình thức đầu tư phổ biến nhất. Tính đến năm 2001, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có 61 dự án, chiếm 76,25% tổng số dự án) với số vốn đầu tư la 582,469 triệu USD chiếm 91,2% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Da - Giầy Việt Nam. Doanh nghiệp liên doanh có 19 dự án, chiếm 23,75% tổng số dự án với vốn đầu tư là 50,175 triệu USD, chiếm 7,9% tổng vốn đầu tư. Hợp đồng hợp tác kinh doanh không có dự án đầu tư nào vào ngành Da - Giầy Việt Nam. Hình thức 100% vốn nước ngoài được các nhà đầu tư ưa chuộng hơn cả và có xu hướng gia tăng về cả tỷ trọng số dự án và tỷ trọng vốn đầu tư. Điều này có thể được lý giải bởi các quan điểm, chính sách của nước ta trước kia có phần ưa tiên đối với hình thức doanh nghiệp liên doanh. Mặc dù Luật đầu tư nước ngoài được áp dụng cho 2 hình thức này là như nhau về quan điểm phát triển và đối xử công bằng với 2 hình thức này. Hơn nữa, trong giai đoạn đầu, các nhà đầu tư nước ngoài chưa thực sự am hiểu về pháp luật và phong tục tập quán, môi trường kinh doanh của Việt Nam nên ban đầu họ chọn hình thức liên doanh để có được sự trợ giúp từ phía Việt Nam về mọi mặt. Sau này, khi đã tìm hiểu và biết rõ hơn về Việt Nam, họ chuyển sang hình thức 100% vốn nước ngoài - có ưa điểm hơn về quyền tự quyết mọi vấn đề của doanh nghiệp, đồng thời tăng cường khả năng vượt trội về bí quyết công nghệ và trình độ quản lý. 4.2.3. Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa bàn đầu tư. Tính đến hết năm 2001, cả nước đã có 8 tỉnh thành phố có dự án FDI vào ngành Da - Giầy, phần lớn các dự án đều tập trung ở các tỉnh phía Nam chiếm tới 91,25% tổng số dự án và 85,8% tổng vốn đăng ký. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương thu hút được nhiều nhất, 40 dự án với tổng vốn đăng quí là đạt 214,007 triệu USD chiếm 50% số dự án và 38% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào toàn ngành. Trong khi đó Miền Bắc có 5 dự án với tổng số vốn đăng ký là 83,838 triệu USD chiếm 13,25% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Da - Giầy. Các dự án tập trung vào 2 thành phố là Hải Phòng với 4 dự án và Hà Nội với 1 dự án. Sở dĩ như vậy là vì Hải Phòng là một điểm trong tam giác kinh tế phía Bắc, là nơi tập trung nhiều dự án FDI thứ hai ở Miền Bắc (sau Hà Nội) và có điều kiện phát triển ngành Da - Giầy thuận lợi nhất Miền Bắc. Miền Trung là khu vực nhận được ít vốn đầu tư nhất, đây cũng là khu vực thu hút được ít FDI nhất, Nghệ An và Đà Nẵng là hai tỉnh duy nhất ở Miền Trung thu hút được FDI vào ngành Da - Giầy với 4 dự án (chiếm 2%) và tổng vốn đầu tư là 21,972 triệu USD chiếm 3,47% trong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Da - Giầy. Bảng 13: FDI vào ngành Da - Giầy Việt Nam theo địa bàn đầu tư giai đoạn 1990 - 2001. Stt Tên địa phương Số dự án Tỷ trọng (%) Vốn đầu tư (Triệu USD) Tỷ trọng (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 Tp Hồ Chí Minh Đồng Nai Bình Dương Hải Phòng Đà Nẵng Nghệ An Long An Hà Nội 40 13 15 4 2 2 3 1 50,00 16,25 18,75 5,00 2,50 2,50 3,75 1,25 241,010 209,890 70,737 69,368 16,089 5,883 5,500 14,200 38,09 33,17 11,80 9,60 2,54 0,93 0,87 2,24 Tổng cộng 80 100 632,671 100 Nguồn: Vụ Quản lý dự án – Bộ Kế hoạch và Đầu tư Như vậy, về cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Da – Giầy Việt Nam theo lãnh thổ, các số liệu trên cho thấy có sự mất cân đối rõ rệt giữa các địa phương. Đặc biệt, có sự mất cân đối giữa các miền của đất nước: Miền Bắc – Miền Trung – Miền Nam. Điều này chỉ ra rằng, việc kết hợp hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với khai thác tiềm năng của đất nước (nhất là về lao động) đạt kết quả chưa cao, chưa toàn diện và đồng bộ. Đây là một vấn đề cần được quan tâm trong việc thu hút và sử dụng vốn FDI ngành Da – Giầy Việt Nam trong giai đoạn tới. 4.3. Đánh giá chung về đầu tư nước ngoài vào ngành Da - Giầy Việt Nam. Với lợi thế vượt trội cả về khả năng tài chính, trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật... đầu tư nước ngoài đã không ngừng phát triển, mở rộng sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất (nhà xưởng) khang trang, phù hợp với máy móc, thiết bị của doanh nghiệp. Trong một thời gian ngắn, khu vực FDI đã tạo ra một năng lực sản xuất đáng kể. Trong tổng năng sản xuất 450 đôi giầy dép các loại (năm 2001) thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 219.755 nghìn đôi, chiếm khoảng 49%. Tuy nhiên, các sản phẩm của khu vực doanh nghiệp có FDI có chất lượng cao, chủ yếu phục vụ xuất khẩu nên mang hàm lượng giá trị sản phẩm cao. Bảng 14: Kim ngạch xuất khẩu giầy dép theo thành phần kinh tế (1998 - 2002) Đơn vị tính: triệu USD TPKT 1998 % 1999 % 2000 % 2001 % 2002 % DN VN 578,17 58,7 787,33 59,0 778,95 53,1 811,25 51,1 884,08 47,9 DN FDI 413,65 41,3 547,12 41,0 689,13 46,9 760,91 48,9 962,05 52,1 Tổng 1000,8 100 1334,5 100 1468,0 100 1575,0 100 1846,1 100 Nguồn: Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam (LEFASO) Đến nay, hầu hết các hãng lớn và nổi tiếng thế giới như Nike, Adidas, Reebok, Fila... đã đầu tư vào Việt Nam. Do đó sản phẩm của các doanh nghiệp FDI thường vượt xa các sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước. Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ lệ lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành Da - Giầy và đang tăng lên đáng kể. Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu giầy dép các loại của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 962,05 triệu USD so với toàn ngành là 1.846,0 triệu USD (tức là chiếm 52,1% tổng kim ngạch xuất khẩu giầy dép toàn ngành. Điều này thể hiện vai trò ngày càng tăng trong sự phát triển của ngành trong giai đoạn tới. Sử dụng và quản lý lao động chưa thật sự hợp lý. Tốc độ tăng trưởng sản xuất của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài luôn đạt mức cao, thu hút lao động vào sản xuất, phát huy được lợi thế về lao động dồi dào với giá rẻ; không chỉ vậy trong những năm qua khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn thu hút các chuyên gia lành nghề của Trung Quốc và trả với mức lương rất cao khoảng 500 USD/tháng. Ngoài ra, cũng chính khu vực này, với điều kiện về tài chính, điều kiện làm việc khá tốt, đã thu hút lao động lành nghề ở các doanh nghiệp quốc doanh, tạo ra sự chuyển dịch lao động từ các doanh nghiệp quốc doanh sang các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp quốc doanh trở thành nơi đào tạo lao động cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, mức lương cao trả cho người lao động cao hơn so với các doanh nghiệp khác, nhưng các doanh nghiệp này lại đang tận dụng lao động qua mức, công nhân luôn phải làm việc thêm giờ trong thời vụ, một số doanh nghiệp còn biểu hiện đối xử không công bằng với người lao động Việt Nam. Đầu tư nước ngoài với nhiều lợi thế đã và đang tạo ra sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp trong nước về lao động, kỹ thuật, thị trường nội địa cũng như hoạt động xuất khẩu, gây tác động xấu đến các doanh nghiệp Việt Nam, làn cho các doanh nghiệp Việt Nam phải thu hẹp quy mô sản xuất. Cơ cấu đầu tư theo khu vực chưa hợp lý, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các vùng khó khăn chưa thật sự phát huy tác dụng. Hầu hết các dự án đều tập trung ở các tỉnh phía Nam là nơi có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt. Gây ra sự chênh lệnh về thu nhập của người lao động trong Ngành Da - Giầy giữa các vùng. 5. Thực trạng đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường. 5.1. Thực trạng đầu tư đào tạo nguồn nhân lực. Hiện nay, lực lượng công nhân, kỹ sư, cán bộ trong ngành Da - Giầy vừa yếu lại vừa thiếu. Nguyên nhân là do trong những năm qua các doanh nghiệp trong nước chưa quan tâm đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Ngành Da - Giầy hiện nay chưa có một trường dạy nghề chính quy để đào tạo về kỹ thuật sản xuất da giầy. Hầu hết lực lượng công nhân kỹ thuật chỉ được kèm cặp thao tác trên máy mà không được dạy một cách có hệ thống, hay được đào tạo cơ bản dẫn đến trình độ tay nghề kém. Ngành cũng chưa có chương trình đào tạo cán bộ quản lý trong ngành để đủ trình độ đánh giá kỹ thuật, phân tích, tổng hợp một cách có hệ thống, quản lý dự án, quản lý vốn. Do chưa được đầu tư thích đáng cho phát triển nguồn nhân lực nên ngành Da - Giầy vẫn chưa có sự liên kết với các trường Đại học kỹ thuật để nghiên cứu và đào tạo kỹ sư trong lĩnh vực Da - Giầy. Trong những năm qua, Nhà nước mới chỉ gửi một số cán bộ đi đào tạo chính quy ở nước ngoài nhưng lực lượng này không nhiều. Tóm lại, đầu tư đào tạo nguồn nhân lực là một lỗ hổng lớn trong ngành Da - Giầy Việt Nam hiện nay. 5.2. Thực trạng đầu tư phát triển khoa học công nghệ. Về đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ da giầy, Nhà nước đã qua tâm đầu tư thành lập Viện Nghiên cứu Da - Giầy với số vốn 1,6 triệu USD do UNIDO tài trợ. Viện Nghiên cứu làm nhiệm vụ nghiên cứu , ứng dụng các công nghệ sản xuất cho ngành vào điều kiện của Việt Nam. Tuy nhiên, từ khi ra đời, Viện Nghiên cứu Da Giầy chưa phát huy được vai trò là trung tâm nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ của cả ngành về các lĩnh vực như: nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, huấn luyện đào tạo cán bộ, thiết kế mẫu mốt thời trang, ra mẫu chào hàng... Điều đó chứng tỏ khả năng phát triển và triển khai khoa học công nghệ, đào tạo tay nghề của ngành Da - Giầy Việt Nam còn rất yếu, gây lãng phí nguồn vốn quý về trí tuệ đã được đào tạo, chưa tranh thủ, sử dụng có hiệu quả nguồn tài trợ quốc tế, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu cho triển khai khoa học công nghệ. Vì vậy, mà các doanh nghiệp sản xuất giầy và đồ da luôn luôn bị động để cố gắng thích nghi với công nghệ nhập ngoại. Dưới các doanh nghiệp: các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hỗ trợ R&D từ phía nước họ và từ phía các đối tác là các tập đoàn giầy xuyên quốc gia. Còn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đang có công tác đầu tư cho R&D rất yếu kém, rất khó khăn trong việc phát triển sản phẩm mới cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhận thức về đầu tư cho khoa học công nghệ vẫn là điều xa lạ với các doanh nghiệp tư nhân, nhất là đối với các doanh nghiệp thuộc da tư nhân. Do đó, các sản phẩm Da - Giầy của Việt Nam chủ yếu được chế tác theo mẫu mốt của nước ngoài. Nhìn chung, vốn đầu tư cho công tác nghiên cứu thiết kế mẫu mốt, đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ là không lớn, chưa đủ để phát huy chức năng dịch vụ cho sản xuất da giầy: đo lường, kiểm tra tiêu chuẩn chất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37004.doc
Tài liệu liên quan