Lời nói đầu 4
chương một 6
Những vấn đề chung về đầu tư 6
trong ngành dệt may 6
I. đầu tư trong doanh nghiệp . 6
1. Khái niệm chung về đầu tư. 6
2. Phân loại đầu tư 7
2.1.Căn cứ vào cơ cấu vốn, đầu tư gồm ba bộ phận 7
2.2. Căn cứ theo mục tiêu, đầu tư gồm năm bộ phận 8
3.Tầm quan trọng của hoạt động đầu tư dài hạn đối với doanh nghiệp 9
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư dài hạn 10
5.Hiệu qủa đầu tư. 12
6. Nguồn vốn đầu tư. 17
6.1.Nguồn vốn chủ sở hữu 17
6.2. Nguồn vốn vay 18
II. Đầu tư trong ngành dệt may 21
1. Đặc điểm của ngành dệt may. 21
2. Thực trạng đầu tư trong ngành dệt may Việt Nam hiện nay. 23
2.1. Thực trạng đầu tư ngành dệt. 24
2.2. Thực trạng thiết bị công nghệ đầu tư ngành may. 26
3. Cơ hội và thách thức đối với đầu tư trong ngành dệt may Việt Nam. 28
Chương hai: 31
Thực trạng hoạt động đầu tư của 31
Công ty Dệt - May Hà nội Trước yêu cầu tăng cường xuất khẩu sang Hoa Kỳ 31
I. Thị trường Hoa Kỳ và hàng dệt - may Việt Nam. 31
1.Yêu cầu về hàng dệt - may tại thị trường Hoa Kỳ. 31
2. Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ. 33
3. Vị trí của hàng dệt - may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ 34
II. Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ, một cơ hội lớn đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt - may Việt Nam. 36
1. Yêu cầu của hiệp định đối với hàng dệt - may. 36
2. Phân tích và dự báo những cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng dệt- may Việt Nam sang Hoa Kỳ. 39
III. Hoạt động đầu tư của Công ty Dệt - May Hà Nội trước yêu cầu tăng cường xuất khẩu sang thị trường Mỹ. 43
A. Giới thiệu về Công ty Dệt - May Hà Nội. 43
1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Dệt - May Hà Nội. 43
2. Một số đặc điểm chủ yếu của công ty. 45
2.1. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty. 45
2.2.Đặc điểm sản xuất. 49
3. Đặc điểm về tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh năm 2001. 50
4.Tình hình xuất khẩu sang thị trường Mỹ của công ty. 51
Năm 52
B.Thực trạng hoạt động đầu tư tại Công ty Dệt - May Hà Nội 53
1. Thực trạng thiết bị và công nghệ của Công ty Dệt - May Hà Nội trước khi xây dựng chiến lược đầu tư xuất khẩu sang thị trường Mỹ. 53
Nước sản xuất 55
2. Thực trạng nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tư. 57
2.1. Nguồn vốn chủ sở hữu. 57
2.2. Vốn vay. 58
3. Giải pháp mà công ty đã thực hiện nhằm tăng cường khả năng xuất khẩu sang thị trường Mỹ. 59
3.1. Đầu tư chiều sâu 60
3.2. Đầu tư mở rộng sản xuất. 61
chương3 66
Một số giải pháp tăng cường hiệu quả đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu sang 66
thị trường Mỹ. 66
I. phương hướng phát triển của công ty trong những năm tới. 66
II. Phương hướng đầu tư của Công ty Dệt - May Hà Nội trong giai đoạn 2001- 2005. 68
3.1. Đầu tư chiều sâu nâng cao chất lượng sản phẩm 69
3.2. Đầu tư mở rộng sản xuất để tạo ra sự thay đổi căn bản về chất lượng. 71
3.3. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2001- 2005. 71
Nguồnvay NHTM 71
III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của Công ty Dệt - May Hà Nội. 74
1. Giải pháp thu hút vốn đầu tư. 74
1.1 Nâng cao khả năng huy động vốn từ các nguồn hiện có. 75
89 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp đầu tư tại Công ty Dệt - May Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối với sức khỏe người tiêu dùng. Nếu sản xuất sai quy chế về chất lượng quốc gia sẽ bị phạt.
Ba là: Việc lập doanh nghiệp tại Mỹ.
Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ có hiệu lực Việt Nam được hưởng chế độ đối xử quốc gia. Các doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam không bị phân biệt đối xử khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường Mỹ. Do vậy trước mắt các doanh nghiệp dệt may có thể thành lập các chi nhánh bán hàng hoặc phân phối tại Mỹ.
Để thành lập chỉ cần đăng ký kinh doanh tại sở đăng ký thương mại với thủ tục được hướng dẫn hết sức đơn giản.
2. Phân tích và dự báo những cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng dệt- may Việt Nam sang Hoa Kỳ.
Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ là một bước tiến dài trong việc bình thường hoá quan hệ kinh tế hai nước, mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thâm nhập thị trường Mỹ. Đây là điều kiện để hai nước tiến tới việc ký kết hiệp định hàng dệt may. Đồng thời cũng là cơ hội cho Việt Nam gia nhập WTO vì để ra nhập được tổ chức này Việt Nam phải ký được hiệp định song phương với tất cả các nước thành viên của WTO trong đó Mỹ là thành viên quan trọng nhất và có vai trò chi phối.
Sau khi hiệp định có hiệu lực các sản phẩm có xuất xứ Việt Nam khi nhập khẩu vào thị trường Mỹ được hưởng thuế suất NTR. Điều này đã đem lại cho Việt Nam cơ hội được cạnh tranh ngang bằng với các nước khác để theo đuổi chiến lược phát triển dựa vào xuất khẩu mà đã được tiến hành thành công tại các nước như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, HồngKông, Singapo,...
Tại tất cả các nước này hàng dệt may luôn là một trong những ngành hàng nền tảng cho sự phát triển của họ. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Đón nhận xu thế chuyển dịch đầu tư kinh doanh hàng dệt - may từ những nước công nghiệp một cách tích cực với sự quan tâm của chính phủ, nên trong những năm gần đây ngành dệt may Việt Nam đã có tốc độ phát triển đáng kể đặc biệt là xuất khẩu đã tăng trưởng nhanh và có đóng góp quan trọng cho việc ổn định và phát triển kinh tế đất nước.
Thông qua hiệp định chính phủ hai nước quy định: sẽ không dành quy chế NTR cho thương mại hàng dệt và sản phẩm dệt có nghĩa là chính phủ Hoa Kỳ sẽ vẫn áp dụng hạn ngạch đối với hàng may mặc và giấy phép( Visa) đối với hàng dệt để khống chế việc xuất khẩu hàng dệt - may. Và hai nước sẽ ký một hiệp định riêng về hàng dệt- may
Tuy nhiên trong thời gian hiện nay khi hiệp định về hàng dệt - may chưa được ký kết thì hàng dệt - may Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ được hưởng thuế suất NTR và phi hạn ngạch. Đây chính là lợi ích to lớn mà hiệp định mang lại cho cho thương mại hàng dệt may vì trước khi có hiệp định thì thuế suất đối với hàng dệt may khoảng 50-60%, nay chỉ còn 10-15%. Với mức thuế suất này hàng dệt may Việt Nam từ chỗ không thể thâm nhập vào thị trường Mỹ chuyển sang chiếm một tỷ trọng đáng kể
Như vậy Hiệp định đem lại cho Việt Nam một số cơ hội và thách thức sau:
Cơ hội:
Mỹ là một thị trường có sức mua lớn và có nhiều tầng lớp dân cư nên yêu cầu về chất lượng cũng rộng rãi. So với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản và Châu âu, thì Hoa Kỳ là lỗ đen không đáy cho sản phẩm dệt may Việt Nam. Trong vài năm gần đây kim ngạch hàng dệt may của Việt Nam đã phát triển trên thị trường Nhật Bản và Châu âu, do đó việc mở cửa thị trường Hoa Kỳ sẽ là cơ hội để tăng kim ngạch xuất khẩu
Mức thuế suất NTR không chỉ áp dụng cho các công ty Việt Nam mà còn áp dụng cho cả các công ty nước ngoài đầu tư sản xuất tại Việt Nam. Vì thế các nước sẽ có động cơ đầu tư vào Việt Nam nhiêu hơn để sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Thị trường Hoa Kỳ nhập hàng trực tiếp giữa nhà sản xuất và khách hàng theo giá FOB mà không thông qua trung gian để đặt gia công như thị trường EU nên chúng ta sẽ không bị ép gía nhiều.
Hàng dệt kim tại thị trường Mỹ ngày càng được ưa chuộng trong khi đó công nghiệp sản xuất hàng dệt kim của Việt Nam tương đối phát triển, các doanh nghiệp đã chủ động được từ khâu sản xuất sợi cho đến khâu thành phẩm của hàng dệt kim
Ngành dệt may Việt Nam không những có đội ngũ nhân viên đông đảo, lành nghề, giàu kinh nghiệm, mà tiền lương công nhân lại rẻ hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh.
Chính phủ đã phê duyệt chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may qua đó tạo rất nhiều thuận lợi cho các nhà sản xuất hàng dệt may về vấn đề vay vốn mở rộng sản xuất, cơ chế chính sách thông thoáng
Thách thức:
Môi trường chính trị nhậy cảm, chưa vượt qua được quá khứ, chưa tin tưởng lẫn nhau và phong tục tập quán khác nhau, hệ thống kinh tế, xã hội rất khác nhau.
Thách thức về cạnh tranh và quy mô sản xuất. Các công ty Hoa Kỳ thường có quy mô lớn, có quan hệ với nhiều nước châu á có các sản phẩm xuất khẩu giống Việt Nam và đã xuất nhiều vào Mỹ, nên hàng xuất khẩu của Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt nếu không có những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ của Nhà Nướcvề giá cả và về xúc tiến thương mại, quảng cáo ... thì hàng của ta khó có thể cạnh tranh nổi. Đây thực sự là thách thức lớn.
- Ngoài ra do cơ chế và chính sách hiện hành cũng như cơ cấu nền kinh tế, các công ty Việt Nam đang phải chịu những chi phí cao hơn các công ty của Hoa Kỳ và các nước trong khu vực như : tín dụng trả lãi cao, thủ tục khó khăn, công nghệ phải mua với giá đắt, hỗ trợ cho xuất khẩu còn quá ít ỏi, thông tin liên lạc đắt đỏ, phí giao dịch cao...
- Hệ thống luật pháp của Hoa Kỳ rất phức tạp. Các nước khi buôn bán với Hoa Kỳ đều phải sử dụng luật sư trong khi giá thuê tư vấn rất đắt, ngoài ra việc thiếu thông tin về thị trường Hoa Kỳ cũng đang là trở ngại lớn cho các nhà kinh doanh Việt Nam .
- Việt Nam chưa chủ động được nguyên liệu đầu vào, nên trong quá trình sản xuất phải nhập phần lớn nguyên liệu (từ bông đến thuốc nhuộm, máy móc, thiết bị...) dẫn đến giá thành sản xuất cao, giảm sức cạnh tranh.
- Dây chuyền dệt lạc hậu hơn so với các nước khác hàng chục năm do đó các đơn vị may lại phải mua nguyên liệu ngoại nhập.
- Để thâm nhập được vào thị trường Hoa Kỳ các công ty của chúng ta phải đáp ứng những quy tắc về hành vi ứng xử theo tiêu chuẩn quốc tế đó là các giấy chứng nhận ISO 9000, ISO 14000, SA 8000.Việc đáp ứng những tiêu chuẩn này khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải cải thiện điều kiện làm việc hiện tại do đó sẽ làm tăng giá thành sản xuất. Tuy nhiên thông qua đó Việt Nam cũng có cơ hội hơn khi thâm nhập vào các thị trường khác.
Như vậy sau khi xem xét những cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam chúng ta thấy rằng thách thức tuy còn rất nhiều nhưng chúng ta đã có cơ hội để đối đầu với các thách thức đó. Thành công hay thất bại là do chính bản thân chúng ta quyết định. Thời gian củng cố, tăng tốc của ngành dệt may Việt Nam còn rất ngắn. Nếu chúng ta không nhanh chóng đổi mới công nghệ, đổi mới tư duy quản lý và lề lối làm việc, nâng cấp chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh hơn tiếp thị thì đến năm 2005 ngành dệt may Việt Nam sẽ mất thời cơ và sẽ không còn khả năng hội nhập và phát triển.
III. Hoạt động đầu tư của Công ty Dệt - May Hà Nội trước yêu cầu tăng cường xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
A. Giới thiệu về Công ty Dệt - May Hà Nội.
Tên giao dịch của công ty: HANOSIMEX.
Địa chỉ: Số 1 Mai Động- Hai Bà Trưng- Hà Nội.
Loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp Nhà nước.
Giấy phép thành lập số: 105927 cấp ngày 2-4-1993.
Vốn kinh doanh: 161 304 334 701VND.
Cơ quan quản lý cấp trên: Tổng công ty Dệt May Việt Nam.
1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Dệt - May Hà Nội.
- Ngày 7-4-1978 tổng công ty nhập khẩu thiết bị Việt Nam và hãng UNIONMATEX (CHLB Đức) chính thức ký hợp đồng xây dựng nhà máy sợi Hà Nội.
- Tháng 2-1979 khởi công xây dựng nhà máy.
- Tháng 11- 1984 chính thức ban giao công trình cho nhà máy quản lý và điều hành với tên gọi: nhà máy sợi Hà Nội
- Tháng 12-1989 xây dựng dây chuyền dệt kim số 1.
- Tháng 4-1990 bộ kinh tế đối ngoại cho phép xí nghiệp được kinh doanh xuất nhập khẩu với tên giao dịchlà HANOSIMEX
- Tháng 4-1991 đổi tên thành xí nghiệp liên hợp sợi - dệt kim Hà Nội.
- Tháng 10-1993 sát nhập nhà máy sợi Vinh vào XNLH
- Tháng 3-1994 đưa vào sản xuất dây chuyền dệt kim số 2.
- Tháng 5-1994 nhà máy dệt kim được khánh thành (gồm 2 dây chuyền1và2)
- Tháng 1-1995 khởi công xây dựng nhà máy may thêu Đông Mỹ.
- Tháng 3-1995 sát nhập công ty dệt Hà Đông vào XNLH.
- Tháng 6-1995 đổi tên thành Công Ty Dệt Hà Nội.
- Đầu năm 2000 đổi tên thành Công ty Dệt - May Hà Nội
- Từ tháng 3-9 năm 2000 đầu tư xây dựng và đưa nhà máy dệt vải bò DENIM vào hoạt động.
Như vậy cho đến nay Công ty Dệt - May Hà Nội có 9 đơn vị thành viên:
- Tại Hà Nội:
+ Nhà máy Sợi 1.
+ Nhà máy Sợi 2.
+ Nhà máy Dệt- Nhuộm.
+ Nhà máy dệt kim.
+ Nhà máy may thêu Đông Mỹ.
+ Nhà máy Dệt vải Denim
+ Nhà máy cơ điện.
- Tại Hà Tây:
+ Nhà máy Dệt Hà Đông.
- Tại Vinh:
+ Nhà máy Sợi Vinh.
Với năng lực sản xuất:
- 150 000 cọc sợi với sản lượng trên 14 000 tấn sợi các loại( sợi Peco, Cotton, PE...)
17 tấn vải dệt kim( Interlock, single, Rib...).
- 5 triệu sản phẩm may mặc( P. Shirt, T. shirt, bộ thể thao, bộ đồ lót...).
- 6 triệu chiếc khăn bông ( khăn tắm, khăn ăn, khăn mặt).
- 1triệu chiếc mũ
- 6.5 triệu m vải Denim
Tổng số cán bộ công nhân viên :5000 người.
2. Một số đặc điểm chủ yếu của công ty.
2.1. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty.
Sơ đồ bộ máy quản lý.
Bộ máy quản lý của công ty được xây dựng theo mô hình tập trung. Đứng đầu là Tổng giám đốc, giúp việc cho Tổng giám đốc là 3 phó tổng giám đốc và kế toán trưởng, ngoài ra còn có các phòng ban chức năng. Ta có thể xem xét chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận của công ty:
KTTC
TCHC
NMDN
NMM1
NMM2
NMM3
NMHĐ
DENIM
PĐSO
TTYT
NMAS
NMSV
PXNK
KHTT
PHTM
Tổng giám đốc
KTĐT
Phó tổng giám đốc 2
Phó tổng giám đốc 1
Phó tổng giám đốc 3
NMMĐ
TTTN
NGCK
Các từ viết tắt trong sơ đồ tổ chức Công ty Dệt-May Hà Nội.
TCHC : Tổ Chức hành chính.
KTĐT : Kỹ thuật đầu tư.
PXNK : Phòng xuất nhập khẩu.
KHTT : Kế hoạch thị trường.
PHTM : Phòng thương mại.
KTTC : Phòng kế toán tài chính.
PĐSO : Phòng đời sống .
TTTN : Trung tâm thí nhiệm và kiểm tra chất lượng.
TTYT : Trung tâm y tế.
NMM1 : Nhà máy may 1.
NMM2 : Nhà máy may 2.
NMM3 : Nhà máy may 3.
NMDN : Nhà máy dệt nhuộm.
NMHĐ : Nhà máy dệt Hà Đông.
DENIM : Nhà máy dệt Denim.
NMAS : Nhà máy sợi.
NMSV : Nhà máy sợi Vinh.
NGCK : Ngành cơ khí.
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
- Tổng giám đốc: Là đại diện pháp nhân của công.Ccó nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn và hàng năm, báo cáo tổng công ty và các cơ quan Nhà Nướcvề tình hình hoạt động của công ty, trực tiếp quản lý phòng kế toán tài chính và chịu trách nhiệm trước tổng công ty cũng như pháp luật về mọi hoạt động của công ty
- Phó tổng giám đốc: Có nhiệm vụ giúp tổng giám đốc điều hành công ty theo sự uỷ quyền của tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về những việc mình làm,
- Phòng kế toán tài chính : Quản lý nguồn vốn của công ty. Thực hiện công tác tín dụng, kiểm tra phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phụ trách cân đối thu chi, báo cáo quyết toán, tính và trả lương cho cán bộ công nhân viên, thực hiện quyết toán với khách hàng và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo tài chính theo luật kế toán thống kê và chế độ lương theo quy định của Nhà nước.
- Phòng kế hoạch thị trường: Có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch sản xuất, nhận ký kết hợp đồng với khách hàng trong nước. Tổ chức thực hiện các định mức lao động, chỉ đạo hệ thống tiêu thụ sản phẩm, quản lý giá thành và giá bán sản phẩm, làm tham mưu cho giám đốc khi đàm phán với khách hàng, quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu.
- Phòng xuất nhập khẩu: Nghiên cứu thị trường nước ngoài, giao dịch với khách hàng nước ngoài, nhập thiết bị để đáp ứng nhu cầu của công ty, xuất sản phẩm ra nước ngoài, ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu.
- Phòng kỹ thuật đầu tư: Lập các dự án đầu tư, thiết kế mẫu mã kiểu dáng sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, cắt mẫu cho xưởng cắt, xây dựng các định mức, hướng dẫn cho công nhân hiểu và thực hiện tốt các định mức
- Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức cán bộ công tác tiền lương, tiền thưởng của toàn công ty. Tổ chức tuyển dụng bố trí đào tạo, nâng cấp, nâng bâc, bồi dưỡng khen thưởng, kỷ luật.
- Trung tâm KCS: Kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Kiểm nghiệm các tiêu chuẩn đề ra, đồng thời phối hợp với phòng kỹ thuật đầu tư để nghiên cứu tìm ra các biện pháp xử lý thích hợp khi gặp các trường hợp nảy sinh trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm
- Khối các nhà máy thành viên: Có nghĩa vụ và quyền hạn về quản lý và sử dụng có hiệu quả số tài sản do công ty giao và chấp hành nghiêm chỉnh sự điều hành và quản lý thống nhất của tổng giám đốc, góp phần phát triển sản xuất.
2.2.Đặc điểm sản xuất.
Đặc điểm về nguồn cung ứng nguyên vật liệu.
Nguyên liệu chính của công ty gồm: bông, xơ PE ngoài ra còn có một số nguyên liệu khác là hoá chất,thuốc nhuộm, dầu FO.
Ngoài bông có mua ở trong nước một phần, hầu hết nguyên liệu của công ty vẫn phải nhập khẩu do nguyên vật liệu sản xuất trong nước vừa thiếu, chất lượng lại chưa cao.
Đặc điểm của sản phẩm.
Các sản phẩm của công ty có đặc điểm là dễ bảo quản, vận chuyển và sản xuất theo mùa
- Sản phẩm sợi: Gồm sợi PE, sợi cotton, sợi Peco Đây là sản phẩm chủ lực của công ty và được đánh giá là có chất lượng tốt ở thị trường trong nước. Tuy nhiên chưa đủ sức cạnh tranh ở thị trường quôc tế.
- Sản phẩm dệt kim: là sản phẩm có độ co dãn lớn, mẫu mã không đa dạng, hiện tại là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty
- Sản phẩm khăn và mũ: Là sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài, nên số lượng sản xuất còn ít, không liên tục.
- Sản phẩm vải bò denim: Với sản lượng 6.5 triệu m²/ năm để đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu. Đây là sản phẩm mới của công ty được sản xuất với công nghệ hiện đại. Hy vọng trong tương lai sản phẩm này sẽ có chỗ đứng trên thị trường.
Đặc điểm về lao động.
Lao động trong công ty gồm 91% lao động trực tiếp và 9% lao động gián tiếp. Trong đó lao động trực tiếp chủ yếu là lao động nữ( chiếm 70%), với độ tuổi còn rất trẻ Điều này phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty tuy nhiên công ty sẽ gặp khó khăn trong việc bố trí điều động lao động khi có trường hợp chị em nghỉ thai sản đông.
Trong số lao động gián tiếp có khoảng 13% đại học, đây là một tỷ lệ chưa cao, công ty cần tăng cường đầu tư cho bộ phận này.
Mức lương trung bình khoảng 800 nghìn VND, đây là mức lương có thể chấp nhận được đối với ngành dệt may Việt Nam.
3. Đặc điểm về tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh năm 2001.
Dưới đây là một số chỉ tiêu cơ bản về năng lực tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh mà công ty đã đạt được trong 5 năm 1997-2001
Nhìn vào một số chỉ tiêu ở trên ta thấy:
Kết quả kinh doanh (1997-2001) ổn định và luôn tăng trưởng.Đã giúp công ty bảo toàn và phát triển được vốn.
Doanh só qua các năm nhìn chung đều tăng. Tuy năm 1997-1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng một số chỉ tiêu có giảm nhưng không đáng kể, trong những năm gần đây hoạt động của công ty ổn định và tăng trưởng với tốc độ cao.
Vải dệt kim sau thời gian sụt giảm một cách đột biến vào năm 1998 đã dần phục hồi lại nhưng vẫn chưa đạt mức năm 1997. Sản phẩm dệt kim và khăn bông vẫn duy trì ổn định, dệt kim tăng bình quân10%/năm. Sản phẩm sợi tăng bình quân 22%/năm và từ năm 1999 công ty đã xuất khẩu sợi , thực tế nhiều thời gian công ty không sản xuất đủ sợi để cung cấp cho thị trường .
Tuy trong năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty liên tục mở rộng nhưng chỉ tiêu nộp ngân sách có xu hướng ngày càng giảm là do:
+Kể từ năm 1996 công ty cho các doanh nghiệp giữ lại phần khấu hao cơ bản để đầu tư đổi mới thiết bị.
+ Từ năm 1999 Nhà Nước thay thế thuế doanh thu bằng VAT đã giúp công ty giảm được chi phí nộp thuế vì trước đây mỗi năm công ty phải nộp khoảng 10 tỷ thuế doanh thu thì hiện nay với VAT không những công ty không phải nộp mà hàng năm còn được hoàn thuế.
+Công ty ngày càng giảm nhập khẩu trực tiếp nguyên vật liệu từ nước ngoài mà thường thông qua các công ty thương mại trong nước nên giảm phần VAT hàng nhập khẩu.
Nguồn vốn đầu tư tăng đều trong các năm, đặc biệt nguồn vốn đầu tư năm 2000 tăng một cách đột biến do công ty đầu tư xây dựng thêm hai dây chuyền sản xuất mới đó là dây chuyền sản xuất sợi OE, sản lượng 4000 tấn sợi/ năm và dây chuyền sản xuất vải Denim
Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân đạt 14,656,000 $, tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu còn tương đối lớn so với kim ngạch xuất khẩu đặc biệt tăng đột biến năm 2000 là do công ty nhập khẩu máy móc để đầu tư cho hai dây chuyền mới.
Bên cạnh máy móc thiết bị thì nguyên liệu cũng đóng một tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty và vẫn tăng với tốc độ bình quân 8%/năm, do công ty mở rộng sản xuất nên lượng nguyên liệu nhập khẩu cũng tăng thêm.
Sản phẩm xuất khẩu chính của Công ty là sản phẩm dệt kim chiếm tỷ trọng 50%, sau đó là sản phẩm sợi 26,3%, và khăn mặt 19,38%, còn lại là mũ và sản phẩm Denim. Tuy nhiên sản phẩm khăn mặt và sợi của Công ty chủ yếu được xuất khẩu sang Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc.
Tuy hoạt động sản xuất có nhiều dấu hiệu đáng mừng nhưng lợi nhuận hàng năm tăng không ổn định và còn thấp so với tổng vốn kinh doanh của công ty chưa bằng mức lãi suất nhận tiền gửi của các ngân hàng.
Đồng thời mặt hàng lều bạt do khi lập dự án đầu tư không tính đúng nhu cầu của thị trường nên sản phẩm có thị trường tiêu thụ không ổn định, từ tháng 6/2000 sẽ chuyển sang may sản phẩm từ vải Denim
4.Tình hình xuất khẩu sang thị trường Mỹ của công ty.
Bảng: Tình hình xuất khẩu chung của công ty và sang thị trường Mỹ
( Đơn vị: USD)
STT
Chỉ tiêu
Năm
2000
2001
Ước 01/2002
Tổng kim nghạch XNK
27,713,325
40,940,641
1,299,130
I
Kim nghạch xuất khẩu
Xuất khẩu sang Mỹ
+ Dệt kim
+ Q. áo Denim
+ Mũ
15,100,020
579,764
579,764
-
-
16,797,562
1,492,107
1,328,241
6,480
157,386
1,299,130
511,386
343,000
11,000
157,386
2
Kim nghạch nhập khẩu
Nhập khẩu của Mỹ
+ Máy móc
+Nguyên liệu bông
12,613,305
867,528
357,148
510,380
24,143,079
81,035
81,035
-
(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu )
Qua bảng trên ta thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty năm 2001 tăng 47,73% so với năm 2000 là do có sự tăng đột biến trong kim ngạch nhập khẩu vì thời gian này công ty tiến hành mua máy móc của nước ngoài để trang bị cho nhà máy Denim.
Xuất khẩu năm 2001 tăng 12% so với năm 2000, đây là mức tăng không cao so với các mức trung bình của ngành, do giá sản phẩm dệt kim giảm, nên mặc dù số lượng tăng nhưng trị giá giảm. Đồng thời công ty cũng bỏ việc sản xuất lều bạt du lịch để chuyển sang may hàng dệt thoi xuất khẩu, nên trong thời gian đầu chưa đem lại kết quả.
Xuất khẩu sang Mỹ năm 2000 chỉ chiếm 3.83% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty thì đến năm 2001 tăng 2.6 lần lên mức 8.9% là do cuối năm 2001 hàng dệt may Việtnam xuất khẩu sang Mỹ được hưởng quy chế tối huệ quốc. Dự đoán xuất khẩu sang Mỹ sẽ chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 1 năm 2002.
Mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ của công ty gồm: dệt kim, quần áo denim và mũ trong đó dệt kim chiếm tỷ trọng lớn nhất ( khoảng 89%), sau đó là đến sản phẩm mũ với tỷ trọng 10.8%, tuy nhiên đây là sản phẩm được đầu tư với quy mô nhỏ chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng của khách, trong những năm tới với việc đầu tư hoàn thiện dây chuyền vải Denim hy vọng mặt hàng này sẽ chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu hàng xuất khẩu sang Mỹ
Công ty cũng nhập khẩu từ Mỹ một số máy móc và nguyên phụ liệu để phục vụ cho quá trình sản xuất của mình.
B.Thực trạng hoạt động đầu tư tại Công ty Dệt - May Hà Nội
1. Thực trạng thiết bị và công nghệ của Công ty Dệt - May Hà Nội trước khi xây dựng chiến lược đầu tư xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Thực trạng thiết bị công nghệ kéo sợi.
Sợi là sản phẩm chủ lực của Công ty, có ảnh hưởng rất lớn đến các sản phẩm khác trong công ty, vì có sợi tốt mới giúp cho sản phẩm dệt kim, dệt khăn tốt được.
Hiện tại công ty có 2 nhà máy sản xuất sợi: 1 ở Hà Nội và 1 ở Vinh. Cả hai nhà máy này đều được CHLB Đức lắp đặt từ những năm 70-80. Với tổng quy mô15,000 cọc sợi; sản lượng 10,000 tấn/năm, chi số sợi trung bình 36/1
Trong đó nhà máy sợi Vinh là nhà máy mới được sát nhập vào Công ty từ năm 1993, sau thời gian làm ăn thua lỗ kéo dài, trình độ quản lý kém, dây chuyền không được đầu tư đổi mới, bị coi là lạc hậu. Sản phẩm sợi sản xuất ra phần lớn có chất lượng cấp 2; điểm mỏng, điểm dầy, và kết tạp đạt ở đường 75% của thống kê Uster. Với nhà máy sợi Hà Nội, trong quá trình sử dụng luôn được công ty đầu tư đổi mới nên mặc dù máy móc thiết bị được đầu tư cùng thế hệ nhưng sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao, hầu hết sợi sản xuất có chất lượng cấp 1, đạt ở đường 25% của thống kê Uster.
Trong những năm gần đây để nâng cao chất lượng sản phẩm sợi công ty tích cực đầu tư đổi mới máy móc thiết bị , tổng số vốn đầu tư giai đoạn 96-99 là 45.69 tỷ đồng, chiếm 45% tổng vốn đầu tư toàn công ty, chủ yếu là đầu tư chiều sâu. Hiện nay Công ty đã kéo được 32 loại sợi có các chi số khác nhau đặc biệt là một số loại sợi có chất lượng cao như: sợi cotton, sợi chải kỹ, sợi peco có tỷ lệ pha trộn khác nhau và nhiều loại sợi có chi số cao.
Đồng thời hoạt động đầu tư cũng làm cho năng suất lao động của Công ty tăng lên. Cụ thể thời kỳ 96-99 năng suất lao động tăng 14% dẫn đến giảm gía thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh.
Ngoài việc đáp ứng đủ nhu cầu sợi cho các đơn vị thành viên, Công ty còn là nhà cung cấp sợi hàng đầu trên thị trường nội địa, đặc biệt là thị trường Miền Nam, hiện tại công ty đã chiếm lĩnh được khoảng 40% thị phần của thị trường này và 19% thị phần cả nước. Đồng thời từ năm 1999 công ty đã bắt đầu xuất khẩu sợi ra nước ngoài.
Tuy nhiên, do dây chuyền công nghệ chính của nhà máy sợi Hà Nội được đầu tư từ những năm 80, đã trở lên lạc hậu, mặc dù trong thời gian sử dụng công ty có tiến hành đầu tư chiều sâu nhưng để phù hợp với dây chuyền cũ, những máy móc đầu tư cũng chỉ ở mức trung bình. Trong khi đó các nước trong khu vực do ưu thế về thị trường hơn ta nên đã tăng cường đầu tư từ những năm 90-94, hiện nay ngành dệt của các nước này rất phát triển. Sản phẩm sợi của công ty không thể cạnh tranh được ở thị trường ngoài nước.
Trước đây công ty chủ yếu xuất khẩu theo phương thức gia công, là phương thức được cung cấp sẵn nguyên liệu đầu vào. Với phương thức này chất lượng sợi chỉ cần đáp ứng được yêu cầu trong nước là được. Tuy nhiên khi công ty quyết định phát triển ở thị trường Mỹ, là thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh, đồng thời các nhà nhập khẩu chỉ mua theo phương thức FOB và thường yêu cầu tỷ lệ nội địa hoá cao thì nâng cao chất lượng sợi là một trong những yếu tố quyết định để có thể xuất khẩu sang thị trường này.
Vì vậy trong thời gian tới, để giữ được vị trí nhà cung cấp hàng đầu đối với thị trường trong nước, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy dệt may thành viên đặc biệt là may xuất khẩu, công ty cần chú trọng đầu tư vào lĩnh vực này, tạo cho mình những sản phẩm chuyên môn hoá
Thực trạng thiết bị công nghệ dệt kim và may các sản phẩm dệt kim.
Nhà máy dệt kim gồm 4 nhà máy là: nhà máy dệt nhuộm, nhà máy may1, nhà máy may 2, nhà máy may 3.
Bảng: Máy móc thiết bị tại nhà máy dệt kim
Máy móc thiết bị
Năm
sử dụng
Số lượng (chiếc)
Nước sản xuất
Máy cắt
1980
15
Nhật
Máy may
1990
1500
NhậtBản (Juki, yamato)
Máy thêu
1990
8
Nhật Bản
Máy xử lý
1989
20
Hàn Quốc
Máy nhuộm
1990
70
Nhật, Đài Loan
Máy dệt
1982
32
Nhật Bản, Đức, Đài Loan
Tổng số
1645
( Nguồn : Phòng Kỹ Thuật Đầu Tư)
Nhà máy dệt kim là nhà máy được xây dựng từ những năm 90 với mục đích sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Thiết bị của nhà máy chủ yếu nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... thuộc thế hệ mới trong đó có nhiều chủng loại đã được trang bị hệ thống điều chỉnh bằng máy vi tính nên đã đạt được năng suất, chất lượng cao, tính năng sử dụng rộng, đồng thời có hệ thống máy Compact để ổn định kích thước vải trên máy văng định hình nên vải sản xuất ra không bị co dãn chảy dài.
Hiện tại công ty đã chủ động được nguyên liệu đầu vào cho nhà máy dệt kim đó là các loại sợi cotton chải kỹ chất lượng cao và sợi Peco.
Bên cạnh nhà máy dệt kim thì các thiết bị nhuộm đã được công ty đầu tư: máy nhuộm sợi hobbin, máy là bóng dệt kim tròn Dornier, máy đốt lông, tẩy nhuộm, hồ văng định hình... nên đã sản xuất được nhiều loại vải dệt kim có chất lượng cao như Interlock, single, Rib. Tuy nhiên số lượng máy nhuộm còn ít lên sản phẩm sản xuất ra màu sắc chưa đa dạng.
Về thiết bị công nghệ may: Hiện tại công ty có 3 nhà máy may để may hàng xuất khẩu và nội địa với thực trạng thiết bị công nghệ như sau:
- Công đoạn chuẩn bị sản xuất : Chủ yếu là giác sơ đồ thủ công, do đó việc thiết kế mặt hàng vẫn còn làm thủ công.
- Công đoạn cắt: Công ty vẫn sử dụng phương pháp trải vải thủ công, chưa có thiết bị trải vải tự động, các máy cắt đã cũ, chưa có thiết bị hiện đại.
- Công đoạn may: Hiện tại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0082.doc