Lời nói đầu 1
Chương I: Lý luận tổng quan về hoạt động cho vay tiêu dùng 2
Chương I 3
lý luận tổng quan về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 3
1.1. Ngân hàng thương mại và các loại hình cho vay của ngân hàng thương mại 3
1.1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại 3
1.1.2.Khái niệm tín dụng ngân hàng 4
1.1.2.1.Tín dụng là gì? 4
1.1.2.2. Các loại hình cho vay của ngân hàng. 5
1.2. Lý luận tổng quan về cho vay tiêu dùng 7
1.2.1. Sự hình thành và phát triển của cho vay tiêu dùng 7
1.2.2. Đối tượng của hoạt động cho vay tiêu dùng 9
1.2.3. Lịch sử phát triển của cho vay tiêu dùng trên thế giới 10
1.2.4. Khái niệm cho vay tiêu dùng 11
1.2.4.1. Khái niệm 11
1.2.4.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng 12
1.2.4.3. Phân loại cho vay tiêu dùng 14
1.2.5. Sự khác nhau giữa cho vay tiêu dùng và cho vay kinh doanh của ngân hàng thương mại 20
1.2.4. Các nguồn cho vay tiêu dùng 22
1.2.4.1. Các công ty tài chính 22
1.2.4.2. Ngân hàng thương mại 22
1.2.4.3. Hiệu cầm đồ 22
1.2.4.4. Công ty bảo hiểm 23
1.2.4.5. Ngân hàng tiết kiệm bưu điện. 23
1.2.4.6. Hợp tác xã. 23
1.2.4.7. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. 23
1.2.7. Vai trò tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế xã hội 24
1.2.7.1. Đối với người tiêu dùng: 24
1.2.7.2. Đối với người sản xuất. 25
1.2.7.3. Đối với ngân hàng thương mại 25
1.2.7.4. Đối với nền kinh tế 26
1.2.8. Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 27
1.2.8.1. Các nhân tố vĩ mô. 27
1.2.8.2. Các nhân tố vi mô. 28
Chương II 31
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại hội sở ngân hàng thương mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam 31
2.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam 31
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 31
2.1.2. Cơ cấu tổ chức 32
2.1.3. Các sản phẩm và dịch vụ cung cấp 34
2.1.3.1. Các sản phẩm tiền gửi dành cho dân cư 34
2.1.3.2. Tín dụng dành cho cá nhân 34
2.1.3.3. Dịch vụ ngân hàng dành cho cá nhân 35
2.1.3.4. Các sản phẩm tiền gửi dành cho doanh nghiệp 35
2.1.3.5. Tín dụng doanh nghiệp 36
2.1.4. Một số chỉ tiêu tài chính quan trọng đạt được qua một số năm 37
2.2.3. Công tác sử dụng vốn 40
2.2.4. Hoạt động dịch vụ 42
2.2.5. Công tác quản lý nợ quá hạn 43
2.3. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam 44
2.3.1. Khái quát tình hình cho vay tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay 44
2.3.2 – Những văn bản pháp luật quy định hoạt động cho vay tiêu dùng 45
2.3.3. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam 47
2.3.3.1. Quy trình cho vay tiêu dùng 48
2.3.4. Đánh giá quy mô và cơ cấu cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam 51
2.3.4.1. Quy mô cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam 51
2.3.4.2. Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo sản phẩm tại hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam 52
2.3.4. Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam 55
2.3.4.1. Doanh thu 55
2.3.4.2. Chi phí 56
2.3.4.3. Rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng 56
2.3.5. Những thuận lợi và khó khăn của hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam 57
2.3.5.1. Những thuận lợi 57
2.3.5.2. Những hạn chế 60
Chương III 65
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam 65
3.1. Mục tiêu và chiến lược trong thời gian tới của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam 65
3.1.1. Mục tiêu tổng thể 65
3.1.2. Mục tiêu phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam 67
3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam 68
3.2.1. Đánh giá nhu cầu tiêu dùng của người dân trong thời gian tới 68
3.2.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh 70
3.2.3. Xây dựng chính sách khách hàng 72
3.2.4. Xây dựng chiến lược marketing đồng bộ 74
3.2.4.1. Phát triển thêm nhiều sản phẩm mới 74
3.2.4.2. Thực hiện chính sách giá cả linh hoạt 76
3.2.4.3. Mở thêm nhiều điểm giao dịch mới 76
3.2.4.4. Xúc tiến quảng cáo và quan hệ đại chúng 77
3.3.5. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. 79
3.2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 80
3.3.Một số kiến nghị 81
3.3.1. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý vĩ mô của nhà nước 82
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 83
3.3.3. Kiến nghị đối với hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam 84
Kết luận 87
89 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cổ phần và ngân hàng nước ngoài được thành lập trước. Đứng trước tình hình đó, ban lãnh đạo Techcombank đã đưa ra những kế hoạch mang tính chiến lược, lâu dài với mục tiêu tập trung vào nâng cấp hệ thống máy móc, trang thiết bị, đào tạo đội ngũ cán bộ, chuyển hướng chiến lược kinh doanh sang phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ và thể nhân. Kết quả là, sau 2 năm (2000,2001) vừa hoạt động, vừa xây dựng trong bối cảnh nền kinh tế- xã hội đất nước có nhiều thuận lợi cơ bản: chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, môi trường pháp lý không ngừng được hoàn thiện, sự quan tâm giúp đỡ của Ngân hàng nhà nước, năm 2002 thực sự đã đánh đấu bước chuyển mình lớn, cơ bản và toàn diện của Techcombank. Ngân hàng đã khắc phục được đà suy giảm tốc độ tăng trưởng và hiệu quả thấp, trở thành một ngân hàng tăng trưởng mạnh, hiệu quả cao nhưng vẫn an toàn và kiểm soát được. Tất cả các chỉ tiêu tài chính đều tăng mạnh trong đó doanh thu hoạt động đã tăng từ 149.03 tỷ đồng năm 2001 lên 200.48 tỷ đồng năm 2002 (tăng 34.52%), lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro tăng từ 17.50 tỷ đồng năm 2001 lên 45.55 tỷ đồng năm 2002 (tăng160.29%), vốn huy động tăng từ 2268.54 tỷ đồng năm 2001 lên 3907.36 tỷ đồng năm 2002 (tăng 72.24%) để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của các doanh nghiệp và cá nhân. Hoạt động tín dụng cũng tăng trưởng mạnh, từ 1424.73 tỷ đồng năm 2001 lên 1987.62 tỷ đồng năm 2002 (tăng 39.51%), cơ cấu tăng phù hợp với mục tiêu của Techcombank là tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các cá nhân.
2.2. Hoạt động của hội sở Ngân hàng thương mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam
2.2.1. Hoạt động huy động vốn
Sau những khó khăn chung ban đầu của toàn hệ thống, được sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của ban lãnh đạo cùng với nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên, tất cả các mặt hoạt động của hội sở Techcombank đều đạt kết quả khả quan, các cá nhân và doanh nghiệp tìm đến hội sở ngày một đông, không chỉ có các cá nhân và tổ chức kinh tế trong nước mà còn có cả các cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài. Kết quả huy động vốn của hội sở Techcombank đạt được qua một số năm như sau:
Đơn vị: tỷ VNĐ
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
- Theo đối tượng
+Từ dân cư
441.462
726.635
1077.922
+Từ các tổ chức kinh tế
311.275
543.754
728.272
- Theo loại tiền
+Bằng VND
496.381
806.742
1010.053
+Ngoại tệ quy đổi
256.356
464.067
796.141
Tổng
752.737
1806.194
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động hội sở Techcombank)
Nguồn vốn huy động của Techcombank được hình thành chủ yếu từ tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và cá nhân, tiền gửi tiết kiệm, các khoản ký quỹ giữ hộ, bảo lãnh, tiền gửi của các tổ chức tín dụng.
Nhìn vào bảng trên có thể thấy: Nguồn vốn huy động của hội sở trong thời gian qua không ngừng tăng chứng tỏ chiến lược mà Techcombank đưa ra là hợp lý nên đã tạo được uy tín trong lòng người dân. Tổng số vốn huy động được trong năm 2002 là 1270.389 tỷ đồng, tăng 68.77% so với năm 2000, và tổng số vốn huy động được trong năm 2002 là 1806.194 tỷ đồng, tăng 42.76% so với năm 2001. Sở dĩ, tỷ lệ tăng vốn huy động của hội sở năm 2002 thấp hơn tỷ lệ tăng của năm 2001 là do quyết định thành lập 5 chi nhánh của ban lãnh đạo Techcombank, trong đó có 3 chi nhánh đặt tại Hà Nội, nên một số khách hàng đã tìm đến các chi nhánh này để gửi tiền. Vì vạy, số tiền huy động của hội sở không tăng lên nhiều song xét trên toàn hệ thống thì số vốn huy động được lại tăng đáng kể.
Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, Hội sở đã có nhiều cố gắng để bổ sung các sản phẩm huy động mới nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú, đa dạng của khách hàng. Các sản phẩm như “Tiết kiệm dài hạn” bằng USD và EURO tuy mới được đưa ra thị trường nhưng đã thành công ở mức nhất định, góp phần điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng lành mạnh hơn.
Mặt khác, trong thời gian vừa qua, các phòng ban của hội sở đã tạo được mối quan hệ tốt với các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nên đã đẩy được tổng lượng tiền phát sinh trên tài khoản thanh toán và tiền gửi vốn chuyên dùng của các tổ chức kinh tế và cá nhân đạt khoảng 400 tỷ vào năm 2002, tăng 1.7 lần so với năm 2001 và tăng gần 2.5 lần so với năm 2000. Sự tăng trưởng về hoạt động thanh toán đã góp phần không nhỏ đưa nguồn huy động từ tài khoản thanh toán không kỳ hạn tăng mạnh, với tổng số dư đạt 199.64 tỷ đồng năm 2002, tăng 40.8% so với năm 2001. Cùng với nguồn huy động từ tiền gửi thanh toán, nguồn tiền gửi ký quỹ thanh toán và bảo lãnh cũng đóng góp 72 tỷ VNĐ vào năm 2002.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi trên, hội sở Techcombank cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: Sự kiện 11/9 tại Mỹ làm lãi suất ngoại tệ liên tục giảm nhanh đã ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ huy động vốn của ngân hàng, đặc biệt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (hiện nay cơ cấu vốn của Techcombank vẫn đang trong tình trạng thiếu ngoại tệ), quyết định của Ngân hàng nhà nước về việc áp dụng lãi suất thoả thuận một mặt tăng tính chủ động cho các ngân hàng nhưng mặt khác cũng làm cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng diễn ra mạnh mẽ hơn. Chính vì vậy, trong năm 2002, nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế của hội sở chỉ đạt 97% so với kế hoạch và so với sự tăng trưởng tín dụng thì chưa tương xứng. Trong 2 năm tới, nếu không tăng nguồn vốn từ thị trường này,
Techcombank sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong việc phát triển các hoạt động nhất là hoạt động tín dụng.
2.2.3. Công tác sử dụng vốn
Được coi là một trong những mặt hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng, hoạt động sử dụng vốn luôn được lãnh đạo Techcombank quan tâm, theo dõi và đưa ra biện pháp kịp thời trong trường hợp cần thiết. Do đó, doanh số cho vay không ngừng tăng trong khi tình trạng nợ quá hạn vẫn kiểm soát được:
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
Doanh số cho vay
652.373
965.521
1669.285
Doanh số thu nợ
431.05
710.631
1326.201
Tổng dư nợ
221.323
476.213
819.27
1. Theo thời gian
+Ngắn hạn
102.528
174.883
369.993
+Trung, dài hạn
118.795
301.330
449.277
2. Theo loại tiền
+VNĐ
142.037
284.775
514.063
+Ngoại tệ quy đổi ra VNĐ
79.286
191.438
305.207
3. Theo thành phần kinh tế
+Doanh nghiệp nhà nước
52.23
112.361
143.706
+Doanh nghiệp tư nhân, cổ phần, trách nhiệm hữu hạn
115.088
248.953
447.272
+Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
8.853
18.554
42.126
+Cá nhân
44.323
96.345
186.166
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh- Hội sở Techcombank, 2002)
Theo các số liệu trên, cơ cấu cho vay trong những năm qua của hội sở có sự thay đổi:
+ Nếu xét theo thời gian thì dư nợ cho vay trung và dài hạn có xu hướng tăng nhanh trong khi vốn huy động phần lớn là ngắn hạn, điều này đòi hỏi hội sở phải tìm cách tự cân đối giữa cơ cấu huy động và cho vay để đảm bảo sự lành mạnh, an toàn cho hoạt động của mình.
+ Nếu xét theo thành phần kinh tế thì cho vay đối với khu vực doanh nghiệp tư nhân, cổ phần, trách nhiệm hữu hạn tăng mạnh và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ (vì mục tiêu của Techcombank là hướng vào nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ). Đây là một hướng mới vì trước đây, hầu hết các ngân hàng đều tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước, nhưng từ sau quá trình cơ cấu lại, số lượng các doanh nghiệp được cổ phần hoá tăng, số lượng các doanh nghiệp tư nhân, trách nhiệm hữu hạn được cấp giấy phép hoạt động cũng tăng (thủ tục đơn giản hơn) thì Techcombank thấy rằng đây là thị trường tiềm năng lớn nhưng chưa được các tổ chức tín dụng quan tâm đúng mức nên đã xác định đây sẽ là thị trường để Techcombank khai thác trong hiện tại và tương lai.
Như vậy, nếu xét theo từng khía cạnh có thể thấy cơ cấu dư nợ tăng không đồng đều nhưng nếu xét trên tất cả các mặt, hoạt động cho vay của hội sở trong thời gian qua có mức tăng trưởng nhanh, nguyên nhân là do: Đối với dân cư, Techcombank đã triển khai một loạt các sản phẩm mới như “chương trình nhà mới”, “chương trình ô tô xịn”, cho vay cổ phần hoá, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, cho vay du học…. Các sản phẩm này đã góp phần xoá đi những vùng trắng thiếu vắng sản phẩm của Techcombank tại các phân đoạn đang phát triển. Đối với doanh nghiệp, Techcombank thực hiện chuyển đổi cơ cấu cho vay, tăng dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong khi vẫn duy trì tổng dư nợ cho vay gần như không đổi đối với doanh nghiệp nhà nước.
2.2.4. Hoạt động dịch vụ
Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, các hoạt động dịch vụ ngân hàng trong năm qua cũng đạt mức tăng trưởng tốt, nổi bật trong số đó là các dịch vụ thanh toán và bảo lãnh. Với nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng quan hệ thanh toán với các tổ chức tín dụng nước ngoài, việc chuyển đổi cơ cấu tổ chức theo mô hình một cửa cũng đóng góp không nhỏ vào kết quả của hoạt động thanh toán đối ngoại. Doanh thu từ thanh toán quốc tế năm 2001đạt 4.125 tỷ đồng, tăng 1.9 lần so với năm 2000, năm 2002 đạt 6.223 tỷ đồng tăng 1.51 lần so với năm 2001. Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh cũng đạt khoảng 765 triệu đồng vào năm 2001, tăng gấp 2.3 lần so với năm 2000 và năm 2002 đạt khoảng 1.027 tỷ đồng, tăng 1.34 lần so với năm 2001. Cùng với 2 dịch vụ trên, dịch vụ thanh toán trong nước cũng đóng góp khoảng 1.828 tỷ đồng vào doanh thu của hội sở và tăng 1.5 lần so với năm 2001.
2.2.5. Công tác quản lý nợ quá hạn
Trong năm qua, hội sở Techcombank đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế tối đa các khoản nợ quá hạn phát sinh mới và đẩy mạnh thu hồi các khoản nợ tồn đọng, vì vậy cùng với kết quả mở rộng đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp, chất lượng tín dụng cũng được nâng lên một bước. Mặc dù, dư nợ cuối năm 2002 tăng so với năm 2001 nhưng nợ quá hạn đã giảm 3 tỷ đồng. Như vậy, đến cuối năm 2002, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 8.49 % so với tỷ lệ đầu năm là 13.24%. So với kế hoạch đã điều chỉnh giữa năm là đưa tỷ lệ nợ quá hạn xuống dưới 8% thì mức dư nợ quá hạn hiện tại là hơi cao song khi phân tích cơ cấu nợ quá hạn thì một phần không nhỏ là các khoản nợ lâu ngày và cần phải có thời gian mới xử lý được.
Mặc dù, chất lượng tín dụng đã được cải thiện một bước song công tác xử lý nợ quá hạn còn rất chậm. Bên cạnh nguyên nhân khách quan là cơ chế pháp luật của nhà nước còn chưa cho phép ngân hàng hoàn toàn chủ động trong vấn đề này, nhưng một nguyên nhân không kém quan trọng là bộ máy xử lý nợ quá hạn còn chưa đủ mạnh và hoạt động còn chưa thực sự kiên quyết.
Công tác kiểm tra sau khi cho vay còn khá lỏng lẻo và hạn chế, công tác giám sát khách hàng và đôn đốc thu hồi nợ chưa được chú trọng đúng mức, hội sở vẫn xu hướng ưu tiên công tác cho vay hơn là thu hồi nợ.
Công tác quản lý, giám sát của các bộ phận chức năng còn hạn chế, mới chỉ dừng ở mức kiểm soát số liệu nên chưa đánh giá được đầy đủ rủi ro để có biện pháp xử lý kịp thời. Mặc dù hội sở đã thành lập phòng quản lý tín dụng chuyên quản lý rủi ro nhưng hiện nay mới chỉ quản lý được trên số liệu, còn việc đi sâu vào đánh giá chi tiết từng khách hàng, từng ngành nghề và từng khoản vay chưa thực hiện được, do đó ngân hàng chưa có khả năng dự báo và phát hiện sớm rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp xử lý hữu hiệu.
2.3. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
2.3.1. Khái quát tình hình cho vay tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay
Sau hơn 15 năm đổi mới, đất nước ta đã có nhiều đổi thay: tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể, hàng hoá phong phú, đa dạng, vị thế đất nước được cải thiện rõ rệt trong khu vực và trên thế giới. Có được điều đó, bên cạnh sự nỗ lực của tất cả các thành viên trong xã hội còn có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước thể hiện trong việc hoạch định đường lối, chính sách theo hướng thông thoáng hơn, phù hợp với tình hình chung trên thế giới.
Kinh tế phát triển đã thúc đẩy nhiều hoạt động, một trong số đó là hoạt động tiêu dùng của người dân. Nếu như trước đây, mơ ước của họ chỉ là “ăn no mặc ấm” thì đến nay điều họ quan tâm là “ăn ngon mặc đẹp” và làm sao đảm bảo cuộc sống tốt hơn cho bản thân và những người xung quanh. Mặc dù, thu nhập hiện nay trong dân đã tăng nhưng chưa đồng đều, một bộ phận nhỏ là có thu nhập cao còn lại là có thu nhập thấp và trung bình, số thu nhập này thường không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu và họ phải đi vay. Nắm bắt được thực tế đó, các tổ chức tín dụng đã thực hiện cung cấp các khoản cho vay tiêu dùng dưới nhiều hình thức và quy mô, đáp ứng nhu cầu khác nhau của người dân. Các Ngân hàng thương mại quốc doanh, trước đây, không quan tâm chú trọng nhiều đến lĩnh vực cho vay tiêu dùng nên thường cung cấp những khoản cho vay có quy mô nhỏ nhưng hiện nay đã bắt đầu nhìn ra tiềm năng to lớn của thị trường này và có những chiến lược cạnh tranh hợp lý. Các Ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng nước ngoài thực hiện cho vay tiêu dùng khá sớm (Ngân hàng thương mại Cổ phần á Châu, Ngân hàng nhà Hà Nội, Sacombank…) với các sản phẩm như cho vay mua nhà, cho vay tiêu dùng đối với các cán bộ công nhân viên chức, cho vay các tiểu thương … nhưng do quy mô vốn nhỏ nên khả năng cạnh tranh chưa cao. Trong khi các ngân hàng đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng thì các định chế tài chính như các công ty cho thuê tài chính, ngân hàng tiết kiệm bưu điện … lại chưa thực sự quan tâm đến lĩnh vực này. Đây là một thuận lợi cho các ngân hàng hiện nay. Nhưng trong tương lai, khi đã hội đủ điều kiện, các định chế tài chính sẽ trở thành những đối thủ cạnh tranh mạnh với các ngân hàng về sản phẩm, dịch vụ cũng như công nghệ hiện đại và quy mô vốn.
2.3.2 – Những văn bản pháp luật quy định hoạt động cho vay tiêu dùng
Tính đến thời điểm hiện nay, các văn bản pháp luật quy định các vấn đề có liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng như sau:
Thông tư 06/2000/TT-NHNN1 ngày 4/4/2000 trong chương VI mục 1 quy định: “Tổ chức tín dụng được phép lựa chọn khách hàng vay để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản khi cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống đối với khách hàng vay”. Trong đó một trong các điều kiện được vay vốn là “Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi phù hợp với quy định của pháp luật. Trường hợp vay để phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sống thì khách hàng vay phải có phương án trả nợ khả thi”.
Tiếp đến, trong quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về “Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng”, điều 8 có quy định: “Tổ chức tín dụng xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các thể loại ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống và các dự án đầu tư phát triển”. Đồng thời, điều 19 cũng quy định: “Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng, cán bộ nhân viên trong chính tổ chức tín dụng đó thẩm định quyết định cho vay. Tổ chức tín dụng cũng không được cho vay đối với bố, mẹ, vợ, chồng, con của các thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc)”. Như vậy, với quy định mới này, những đối tượng trên sẽ không được vay (kể cả cho mục đích tiêu dùng) tại những tổ chức tín dụng mà bản thân họ là người làm nhiện vụ, người giữ chức vụ hoăc có thân nhân là người trực tiếp làm nhiệm vụ hoặc giữ chức vụ.
Bên cạnh các văn bản pháp quy quy định về cho vay tiêu dùng đối với khách hàng, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cũng ban hành các văn bản pháp luật quy định việc cho vay tiêu dùng đối với các cán bộ công nhân viên nhằm mục đích chính đáng như nâng cấp nhà ở, mua phương tiện đi lại…
Tuy nhiên, các văn bản đó chỉ đưa ra những quy định chung nhất, khi áp dụng vào thực tế hoạt động của các ngân hàng thì còn nhiều điểm thiếu, chưa phù hợp. Do vậy, mỗi ngân hàng, tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và đặc điểm của mỗi sản phẩm, dịch vụ cung cấp, đều đưa ra những quy định riêng dựa trên cơ sở những quy định chung đó. Là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng ngay từ khi nhu cầu của dân cư bắt đầu tăng, Techcombank cũng đã ban hành một số quy định cụ thể về hoạt động cho vay tiêu dùng thông qua thực tiễn hoạt động:
Quyết định số 00163/QĐ-HĐQT ngày 08/02/2002 của hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam về “Quy chế cho vay đối với khách hàng”, khoản 4 điều 6 quy định điều kiện vay vốn “Có khả năng tài chính đủ đảm bảo thực hiện phương án kinh doanh, phương án phục vụ đời sống và đủ trả nợ trong thời gian cam kết: Phải có vốn tự có và coi như tự có tham gia vào phương án kinh doanh, phương án phục vụ đời sống với tỷ lệ tối thiểu là 20% tổng chi phí thực hiện phương án kinh doanh, hoặc tối thiểu 30% tổng chi phí thực hiện phương án phục vụ đời sống đối với trường hợp cá nhân vay vốn”
Quyết định số 00622/TCB-QĐ.TGĐ ngày 8/7/2002 của Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam về thể lệ “Cho vay nhà mới”, Điều 1 quy định “Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam cho các đối tượng là thể nhân và pháp nhân vay vốn bằng VND xây, mua, sửa nhà, chuyển quyền thuê lại nhà của Nhà nước và chuyển quyền sử dụng đất theo chương trình “Cho vay nhà mới” nhằm thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, tạo điều kiện cho việc cải thiện tình trạng về nhà ở, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân và tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế trong quá trình sản xuất, kinh doanh”. Đồng thời, điều 3 cũng quy định “Trường hợp vay vốn xây, sửa nhà, mức vay tối thiểu là 30 triệu đồng, mức vay tối đa là 2 tỷ đồng, trường hợp mua nhà, chuyển quyền sử dụng đất thì mức vay tối thiểu là 50 triệu đồng, mức vay tối đa là 7 tỷ đồng”.
Quyết định 01377/QĐ-TGĐ của Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam về việc “Cho cán bộ công nhân viên mua nhà trả góp”, điều 2 quy định điều kiện hưởng ưu đãi như sau: “Cán bộ công nhân viên đang làm việc tại Techcombank tối thiểu là 2 năm, các đối tượng chưa đủ 2 năm nhưng có thành tích công tác xuất sắc, cán bộ cấp trưởng phòng, trưởng quỹ trở lên có thể được ban Tổng giám đốc xem xét và quyết định”. Điều 3 quy định về lãi suất ưu đãi như sau: “2 năm đầu bằng (lãi suất huy động 12 tháng của Techcombank +0.08%)/tháng”, 2 năm tiếp bằng (lãi suất huy động của Techcombank+0.1%)/tháng”, các năm còn lại bằng (lãi suất huy động 12 tháng của Techcombank+0.15)/tháng”.
2.3.3. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
Sau khi thành lập một thời gian, từ thực tiễn hoạt động, ban lãnh đạo Techcombank thấy rằng không thể phát triển nếu chỉ cung cấp các sản phẩm cho vay truyền thống bởi lẽ khó có thể cạnh tranh vơí các ngân hàng thương mại quốc doanh đã hoạt động lâu năm với bề dày truyền thống và kinh nghiệm, mà bên cạnh các sản phẩm đó, Techcombank phải khai thác ở một thị trường mới hoặc thị trường mà tiềm năng của nó còn rất lớn. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, toàn thể ban lãnh đạo Techcombank đã đi đến thống nhất sẽ tập trung vào thị trường gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cá nhân đồng thời đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng. Thời gian đầu, do môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, nền kinh tế chưa phát triển mạnh, nên doanh số cho vay tiêu dùng thấp, quy mô các khoản cho vay tiêu dùng còn rất nhỏ, nhưng với nhận định: đất nước đang trong quá trình đổi mới và hội nhập, trong tương lai không xa nền kinh tế sẽ có những bước tăng trưởng vượt bậc, lúc đó các chính sách về tiền lương, thu nhập cũng như môi trường pháp lý sẽ dần hoàn thiện và nhu cầu tiêu dùng của người dân sẽ tăng mạnh, Techcombank đã đưa ra phương châm: chấp nhận mạo hiểm vì sự phát triển trong tương lai. Và thực tế đã chứng minh nhận định cũng như hướng đi của họ hoàn toàn đúng đắn, bắt đầu từ năm 1999, nền kinh tế có những dấu hiệu lạc quan thể hiện rõ nhất là tốc độ tăng trưởng và chỉ số giá hàng tiêu dùng tăng. Trong 2 năm 2000, 2001 nhu cầu vay tiêu dùng tăng nhanh đến mức bản thân phòng tín dụng không thể quản lý và kiểm soát được tất cả các khoản vay (gồm cả cho vay kinh doanh và cho vay tiêu dùng, cả cho vay cá nhân và cho vay doanh nghiệp) nên ngày 15/4/2001 theo quyết định số 628/TCB của Hội đồng quản trị, phòng dịch vụ ngân hàng bán lẻ ra đời, mục tiêu là thực hiện cho vay đối với khách hàng là các cá nhân và hộ gia đình. Ngay sau khi phòng dịch vụ ngân hàng bán lẻ được thành lập, doanh số cho vay tiêu dùng tiếp tục tăng mạnh và công tác quản lý cũng rõ ràng, thuận lợi và đơn giản hơn rất nhiều.
2.3.3.1. Quy trình cho vay tiêu dùng
Hiện nay, hội sở Techcombank chưa thực hiện cung cấp các khoản cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo nên quy trình cho vay tiêu dùng được xây dựng trên cơ sở các khoản cho vay tiêu dùng trả góp có tài sản thế chấp:
a. Đối tượng vay vốn
Cá nhân là công dân Việt Nam, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
b. Tìm hiểu sơ bộ về khách hàng
- Mục đích sử dụng vốn vay.
- Người sử dụng vốn vay là “người như thế nào”: có kinh nghiệm hoặc có biết sử dụng vốn vay hay không?
- Số tiền cần vay, đồng cần vay.
- Nguồn trả nợ, đồng trả nợ.
- Phương thức đảm bảo tiền vay.
Nếu khách hàng thuộc đối tượng được phép vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, biện pháp bảo đảm nợ vay phù hợp với quy chế tín dụng và quy chế đảm bảo tiền vay của Techcombank, người phụ trách bộ phận tín dụng sẽ giao cho cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập bộ hồ sơ vay vốn.
c. Hồ sơ vay vốn
- Đơn xin vay.
- Hồ sơ về tư cách khách hàng: Giấy chứng minh nhân dân.
- Các hồ sơ chứng minh năng lực tài chính: nghề nhiệp, thu nhập.
- Giải trình về phương án sử dụng vốn vay và nguồn trả nợ.
- Các hồ sơ về tài sản đảm bảo.
* Đối với các khách hàng đã có quan hệ vay vốn, hồ sơ gồm có:
- Đơn xin vay.
- Giải trình về phương án sử dụng tiền vay.
- Cập nhật thông tin về tơ cách khách hàng, tình hình tài chính.
- Các hồ sơ về tài sản đảm bảo bổ sung.
Ngoài các hồ sơ bắt buộc nói trên, đối với mỗi khách hàng cụ thể thì cán bộ tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng bổ sung thêm các hồ sơ khác để đảm bảo Techcombank có được thông tin đầy đủ, toàn diện:
- Cán bộ tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn chu đáo để khách hàng hiểu được nội dung các loại hồ sơ phải lập nhưng không được phép lập hồ sơ thay khách hàng.
- Khi nhận được hồ sơ vay vốn do khách hàng gửi, cán bộ tín dụng có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ và chân thực của hồ sơ. Nếu xét thấy khách hàng không có đủ khả năng vay vốn thì phải trả lại hồ sơ và thông báo cho khách hàng biết.
d. Trình tự tín dụng
1. Tiếp nhận hồ sơ vay vốn: Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, tư vấn cho khách hàng về việc sử dụng dịch vụ tín dụng và các dich vụ khác có liên quan đến nhu cầu khách hàng tại Techcombank.
2. Phân tích tín dụng: Cán bộ tín dụng phải thu thập thêm thông tin có liên quan đến hoạt động của khách hàng, tính toán các chỉ tiêu tài chính cần phân tích, đánh giá khách hàng, nhu cầu vay vốn của khách hàng, đề xuất các biện pháp áp dụng cho khách hàng. Sau đó, cán bộ phòng quản lý tín dụng phải tái thẩm định và cho ý kiến đề xuất đối với khoản vay.
3. Xét duyệt: Trưởng phòng tín dụng xét duyệt khoản vay của khách hàng, đối với trường hợp cần có ý kiến của Tổng giám đốc hoặc Hội đồng tín dụng hội sở thì phải thông qua để xin ý kiến.
4. Giải ngân cho khách hàng: Cán bộ quan hệ khách hàng thông báo các điều kiện hội sở đưa ra cho khách hàng và bổ sung đầy đủ các hồ sơ để cho giải ngân
5. Theo dõi và thu hồi nợ vay:
- Theo dõi diễn biến hoạt động của khách hàng để phát hiện các dấu hiệu bất thường.
- Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, khai thác cơ hội kinh doanh mới với khách hàng.
- Đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.
- Thực hiện các thủ tục cần thiết để thu hồi nợ vay của khách hàng.
* Hiện nay, Techcombank có một số quy định liên quan đến khoản vay như sau:
- Mức cho vay:
+ Phù hợp với nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của người vay, nhưng không quá 70% giá trị tài sản thế chấp đối với vay ngắn hạn, không quá 50% giá trị tài sản thế chấp đối với vay trung hạ, không quá 30% giá trị tài sản thế chấp đối với vay dài hạn.
+ Tối đa cho vay đối với một khách hàng là 16 573 966 967 VND (=15%*110 493 113 110).
- Thời hạn vay: Tuỳ thuộc nhu cầu vay và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng có quy định thời hạn cho vay tối đa đối vơí một số sản phẩm như: cho vay ô tô tối đa 36 tháng, cho vay nhà mới tối đa 10 năm, cho vay du học tối đa 5 năm.
- Lãi suất cho vay: áp dụng biểu lãi suất cho vay trả góp trong từng thời kỳ.
2.3.4. Đánh giá quy mô và cơ cấu cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
2.3.4.1. Quy mô cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập và nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên thì quy mô vay tiêu dùng tại các ngân hàng cũng tăng. Tại Techcombank, trong vài năm qua nhu cầu vay tiêu dùng của người dân tăng cả về số lượng các khoản vay và quy mô mỗi khoản vay. Cụ thể như sau:
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Chỉ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0122.doc