Đề tài Giải pháp đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ ở ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam Vpbank

A. MỞ ĐẦU

B. NỘI DUNG

Chương một

Lý luận chung về hoạt động Ngân hàng bán lẻ (Retail banking) của Ngân hàng thương mại

1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại 3

1.1.1 Khái niệm 3

1.1.2 Chức năng 4

1.1.3 Các hoạt động cơ bản của một ngân hàng thương mại 7

1.2 Hoạt động Ngân hàng bán lẻ (NHBL) của Ngân hàng thương mại 14

1.2.1 Phát triển hoạt động NHBL là xu thế phù hợp đối với các NHTM trong quá trình hội nhập. 14

1.2.2 Khái niệm hoạt động NHBL 15

1.2.3 Nội dung hoạt động NHBL 16

1.2.4 Đặc điểm hoạt động NHBL 25

1.2.5 Những nhân tố ảnh hưởng sự phát triển hoạt động NHBL 29

1.2.6 Cách thức quản lý và vận hành một khối NHBL điển hình 31

Chương hai

Thực trạng hoạt động Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank)

2.1. Tổng quan về NHTMCP Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 34

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của VPBank 34

 Tổ chức quản lý và mạng lưới chi nhánh 36

2.1.2 Các hoạt động chính của VPBank 37

2.2 Đánh giá thực trạng hoạt động NHBL tại VPBank trong thời gian vừa qua 46

 

doc81 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 980 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ ở ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam Vpbank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các phòng ban chức năng để có thể thích ứng với dịch vụ mới cũng làm cho các ngân hàng tốn một khoản chi phí không nhỏ. 1.2.5.2 Sự phát triển khoa học công nghệ Có thể nói công nghệ là nền tảng để phát triển các dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ NHBL nói riêng; cơ sở dữ liệu được lưu trữ và xử lý tập trung là tiền đề cực kỳ quan trọng cho phép các giao dịch trực tuyến được thực hiện. Trên cơ sở đó, một loạt các dịch vụ ngân hàng và các tiện ích bán lẻ đã được thực hiện như gửi tiền một nơi, rút tiền nhiều nơi, triển khai hệ thống ATM... Bên cạnh đó, công nghệ còn hỗ trợ triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ bán lẻ tiên tiến như chuyển tiền tự động, huy động vốn từ dân cư dưới nhiều hình thức như tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, thực hiện cho vay đối với thể nhân như cho vay tiêu dùng, cho vay cán bộ nhân viên, thực hiện dịch vụ thẻ gồm thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, thẻ ghi nợ. Công nghệ còn tiếp tục hỗ trợ các ngân hàng phát triển sản phẩm dịch vụ mới như dịch vụ Phone banking, thấu chi tài khoản cá nhân, các ki ốt giao dịch tự động, dịch vụ tiết kiệm hưu trí. Ngoài ra, bằng cách trao đổi thông tin tức thời, công nghệ giúp công tác quản lý của ngân hàng tốt hơn, tạo điều kiện thực hiện những mô hình xử lý tập trung các giao dịch có tính chất phân tán. Việc tập trung và chuyên môn hoá hoạt động tác nghiệp không những tăng cường độ chính xác trong xử lý giao dịch, giảm chi phí tra soát đối chiếu, giúp ngân hàng có điều kiện tập trung vào công tác chăm sóc khách hàng, giảm đáng kể chi phí nhân công. Có thể nói, công nghệ hiện đại tăng cường khả năng quản trị trong ngân hàng bởi một hệ thống quản trị tập trung sẽ cho phép dữ liệu có thể được khai thác mọi nơi, mọi lúc một cách chính xác và nhất quán, là công cụ đắc lực để ban lãnh đạo đưa ra quyết định đúng đắn. 1.2.5.3 Sự cạnh tranh trong khu vực ngân hàng tài chính Sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính đang ngày càng trở nên quyết liệt khi ngân hàng và các đối thủ cạnh tranh mở rộng danh mục dịch vụ. Các ngân hàng, các quỹ đầu tư, các quỹ hưu trí, các hiệp hội tiết kiệm, các công ty tài chính, bảo hiểm.. đang cạnh tranh để tìm nguồn vốn và thị trường để cung ứng dịch vụ. áp lực cạnh tranh đóng vai trò như lực đẩy tạo ra sự phát triển dịch vụ tài chính trong tương lai. Có thể nói, cạnh tranh thúc đẩy các ngân hàng cung cấp các tiện ích ngày càng tốt hơn cho khách hàng. Người dân có một mức thu nhập khá hơn từ khoản tiết kiệm của mình. Nhiều loại tài khoản tiền gửi mới đã được phát triển rộng rãi với mức lãi suất hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng. Lãi suất cho vay và điều kiện cho vay cũng thông thoáng hơn. Thời gian phục vụ khách hàng ngày càng rút ngắn, như ở Việt Nam trước đây thời gian xét duyệt cho vay kéo dài nhiều tuần, thời gian chuyển tiền kéo dài nhiều ngày, nhưng đến nay, có ngân hàng xét duyệt có cho vay hay không chỉ trong vòng 3 ngày, chuyển tiền nếu cùng hệ thống chỉ trong vòng 1 tiếng là hoàn thành. Tóm lại, cạnh tranh buộc các ngân hàng phải áp dụng công nghệ tiên tiến, thay đổi tư duy về tuyển dụng nhân sự, mức lương, quảng cáo và đặc biệt phải chú ý tới chất lượng dịch vụ cung cấp. 1.2.5.4 Yêu cầu tăng vốn của ngân hàng Ta đã biết vốn của ngân hàng (vốn chủ sở hữu, vốn của chủ) là điều kiện ban đầu để thành lập ngân hàng, bởi vốn là nguồn tài trợ chính cho xây dựng trụ sở ngân hàng, mua sắm thiết bị. Vốn ngân hàng còn có vai trò quan trọng trong việc chống đỡ rủi ro cho những người gửi tiền. Do vậy, vốn tối thiểu luôn được các cơ quan chức năng kiểm soát ngân hàng quan tâm. Ngoài ra có rất nhiều chỉ tiêu hoạt động của ngân hàng bị ràng buộc với vốn như mức vốn huy động tối đa (Nợ/ VCC), mức cho vay tối đa không được vượt quá 15% vốn của chủ. Nếu vốn không đủ lớn, ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn khi muốn mở rộng dịch vụ và qui mô hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, việc phát triển hoạt động NHBL có hiệu quả hay không phụ thuộc khá nhiều vào vốn của ngân hàng. Tóm lại, trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu tăng vốn đối với các ngân hàng nhằm phát triển hoạt động NHBL là hết sức cần thiết. (Phan thị Thu Hà, Nguyễn thị Thu Thảo- Ngân hàng thương mại- Quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống kê, 2002) 1.2.6 Cách thức quản lý và vận hành một khối NHBL điển hình 1.2.6.1 Mô hình NHBL Có thể nói hoạt động NHBL đã và đang phát triển ngày càng mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Âu. Sau đây là mô hình NHBL được nhóm tư vấn của Ngân hàng ING đưa ra. Theo đó, hoạt động NHBL hướng tới 3 hoạt động chính là thiết kế các sản phẩm bán lẻ, hoạch định chính sách, chiến lược Marketing hướng tới khách hàng là đối tượng của hoạt động NHBL, thiết lập kênh phân phối đa dạng, rộng khắp đưa các sản phẩm NHBL đến nhóm khách hàng mục tiêu. Hoạt động ngân hàng bán lẻ Chiến lược Marketing Sản phẩm bán lẻ Quản lý kênh Nội bộ ngân hàng Thẻ tín dụng Mạng lưới chi nhánh Doanh nghiệp vừa và nhỏ Vay thế chấp, cầm cố Mạng lưới ATM Cá nhân Cho vay cá nhân Đại lý bán trực tiếp TGTK, TGTT... Các sản phẩm khác 1.2.6.2 Cách thức vận hành khối NHBL Đối với mỗi NHBL, hoặc mảng NHBL của những ngân hàng lớn, để vận hành hiệu quả hoạt động của khối NHBL yêu cầu các nhà quản trị ngân hàng phải đề ra những chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời đảm bảo tính ưu việt so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Thông thường chiến lược kinh doanh NHBL thường được thiết kế như sau: KHCN Chiến lược kinh doanh NHBL Chính sách cụ thể, chi tiết Thiết kế sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng Cung ứng sản phẩm thống nhất trên toàn hệ thống Như vậy, trên cơ sở đề ra chiến lược kinh doanh tổng thể, ban lãnh đạo Ngân hàng thực hiện triển khai các chính sách cụ thể chi tiết đến từng phòng ban, bộ phận chuyên trách, đồng thời có chiến lược thiết kế sản phẩm phù hợp tới từng nhóm khách hàng mục tiêu. Tất cả các hoạt động nhằm phối hợp cung ứng sản phẩm thống nhất trong toàn hệ thống ngân hàng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Có thể nói, xét trên góc độ tài chính và quản trị ngân hàng, các ngân hàng triển khai hoạt động NHBL sẽ có điều kiện để hạn chế rủi ro do các nhân tố bên ngoài. Đối với các dịch vụ bán buôn, chỉ cần một khách hàng rủi ro là có thể ảnh hưởng rất lớn đến ngân hàng. Trong khi đó với dịch vụ NHBL, rủi ro được san đều cho những khách hàng nhỏ, cho phép ngân hàng có khả năng phản ứng và điều chỉnh chính sách khi có sự thay đổi trong môi trường kinh doanh. Chương hai Thực trạng hoạt động Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank) 2.1. Tổng quan về NHTMCP Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của VPBank 2.1.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của VPBank Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 4 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ - UB ngày 4 tháng 9 năm 1993. Vốn điều lệ khi mới thành lập là 20 tỉ đồng, sau đó VP Bank tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 70 tỉ đồng theo Quyết định số 193/QĐ - NH5 ngày 12/9/1994 và tăng lên 174,9 tỉ đồng theo Quyết định số 53/QĐ -NH5 vào ngày 18/3/1996 của NHNN tương đương với 174900 cổ phiếu của 97 cổ đông. Với mục tiêu xây dựng VPBank trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, trong thời gian qua, VPBank tiếp tục tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ, hướng tới khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân có nhu cầu kinh doanh và tiêu dùng...Mặc dù cũng đã trải qua những giai đoạn khó khăn nhất định song với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng, VPBank đã đạt được những bước tiến bộ đáng khích lệ. Cho đến nay, lĩnh vực hoạt động của VPBank tương đối đa dạng, bao gồm các hoạt động huy động vốn ngắn-trung-dài hạn của các tổ chức và cá nhân; Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước; Tài trợ ngắn-trung-dài cho các tổ chức và cá nhân; Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, chuyển tiền dưới nhiều hình thức trong đó có dịch vụ Western Union mà VPBank là một đại lý chính thức. 2.1.1.2 Cơ cấu quản trị ngân hàng Đại hội đồng Cổ đông gồm 104 cổ đông có quyền lãnh đạo cao nhất đối với ngân hàng. Đại hội Cổ đông bầu ra Hội đồng Quản trị gồm 5 thành viên : Chủ tịch Hội đồng Quản trị ( thành viên thường trực), 2 phó Chủ tịch, còn lại là các thành viên Hội đồng Quản trị. Các uỷ ban trực thuộc Hội đồng Quản trị gồm có: Ban Kiểm soát do Đại hội Cổ đông bầu ra gồm 3 thành viên. Hội đồng Quản lý tài sản nợ, tài sản có do Tổng Giám đốc làm Chủ tịch. Ban tín dụng Hội sở và các Chi nhánh. Hội đồng Quản trị cử ra Ban điều hành thực hiện nhiệm vụ tổ chức và quản lý hoạt động cụ thể của các Chi nhánh, của từng phòng ban, bộ phận tại Hội sở chính VPBank. Hiện tại Hội sở chính VPBank đặt tại thủ đô Hà Nội, ngoài ra còn có 3 chi nhánh tại 3 miền Bắc, Trung, Nam là Hải Phòng, T P Hồ Chí Minh, Đà nẵng và các phòng giao dịch tại các thành phố khác nhau. Sau đây là sơ đồ mô tả tổ chức quản lý và mạng lưới chi nhánh của VPBank. Tổ chức quản lý và mạng lưới chi nhánh Đại hội Cổ đông Ban Kiểm soát Hội đồng Tín dụng Các ban Tín dụng CN Hải Phòng CN Đà Nẵng GD số 1 Lê Duẩn Hội đồng Quản trị Ban điều hành CN HCM Hội sở Hà Nội CN Bà Chiểu CN Chợ Lớn CN Tân Định Giao dịch Hoàn Kiếm Giao dịch Cát Linh Giao dịch Hai Trưng Giao dịch Trần Hưng Đạo Giao dịch Giảng võ 2.1.2 Các hoạt động chính của VPBank 2.1.2.1 Quản trị điều hành Theo báo cáo thường niên năm 2002, Đại hội Cổ đông thường niên 2002 đã bầu Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ mới gồm 5 thành viên trong đó có 3 thành viên thường trực. Theo cơ chế hoạt động mới, HĐQT quản lý hoạt động ngân hàng thông qua các bộ phận tham mưu, tạo quyền chủ động cao cho Ban điều hành. Trong các cuộc họp HĐQT chỉ giải quyết những vấn đề lớn, mang tính định hướng chung cho hoạt động ngân hàng. Cơ cấu Ban kiểm soát có sự thay đổi kể từ năm 2002 khi các thành viên chuyên trách là các nhân viên có trình độ cao, thay vì 3 thành viên là cổ đông nhưng hoạt động không chuyên trách, không có kiến thức về chuyên môn. Về hoạt động điều hành, VPBank cũng đã có một số cải tiến và phát huy hiệu quả tích cực, cụ thể Tổng Giám đốc mới là thành viên của HĐQT, đây là thuận lợi để gắn kết và thống nhất giữa ý chí của HĐQT với hoạt động cụ thể của Ban điều hành. Bên cạnh đó, Ban điều hành được củng cố, phân công, phân nhiệm rõ ràng và có khả năng hỗ trợ công việc lẫn nhau khi cần thiết. Không những thế, trong năm 2002, VPBank đã tổ chức phát động các phong trào thi đua, lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi nhân viên đều có cơ hội đóng góp cho sự nghiệp chung của ngân hàng. Những phong trào này thực sự đã tạo một không khí làm việc khẩn trương, rộng khắp từ nhân viên đến ban lãnh đạo cấp cao của VPBank. 2.1.2.2 Quản trị rủi ro Với phương châm kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro để tích cực phòng tránh thay vì giải quyết xử lý rủi ro, VPBank đã có một hệ thống quản trị rủi ro chặt chẽ và khoa học từ cấp quản trị bậc cao xuống từng nhân viên nghiệp vụ. Cơ cấu quản trị rủi ro gồm Hội đồng ALCO, Hội đồng tín dụng, Ban tín dụng, Ban kiểm soát, Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ. Ngoài ra, còn có sự trợ giúp của các bộ phận có liên quan như Phòng tổng hợp và quản lý chi nhánh, Trung tâm tin học.. có trách nhiệm báo cáo khi phát hiện dấu hiệu rủi ro. 2.1.2.3 Hoạt động huy động vốn Kiên trì mục tiêu xây dựng VPBank thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, VPBank tiếp tục tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ, hướng mục tiêu phục vụ chính vào các đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các thể nhân... Từ đó, VPBank đã đưa ra một số sản phẩm huy động vốn mới phục vụ thuận tiện hơn và đem lại lợi ích cao hơn cho khách hàng như ban hành chính sách lãi suất luỹ tiến, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tại nơi Khách hàng yêu cầu. Kết quả hoạt động huy động vốn của VPBank tăng trưởng như sau -Huy động tiền gửi từ thị trường là 931,8 tỉ đồng năm 2002, tăng 62,7 tỉ đồng so với năm 2001. -Huy động từ thị trường II là thị trường các tổ chức tín dụng đạt 251,3 tỉ đồng tăng 198,5 tỉ đồng so với 2001 - Tổng nguồn vốn huy động là 1183 tỉ đồng tăng 28% so với năm 2001 Bảng 1: Sự tăng trưởng nguồn vốn Đơn vị: triệu đồng 2001 2002 Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Tỉ lệ tăng trưởng Tổng vốn huy động 921750 100% 1183074 100% 128% Thị trường I 869023 94,3% 931812 78,8% 107% Thị trường II 52727 5,7% 251262 21,2% 477% (Nguồn: Báo cáo thường niên 2002) Biểu đồ 1: Sự tăng trưởng nguồn vốn 2.1.2.4 Hoạt động tín dụng Như bất kỳ một ngân hàng thương mại nào, hoạt động tín dụng giữ vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của VPBank. Hiện nay các sản phẩm tín dụng chính được VPBank cung cấp bao gồm: Cho vay từng lần : Là phương thức áp dụng cho những khách hàng có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động để thực hiện một phương án kinh doanh cụ thể hoặc áp dụng với các khách hàng không có quan hệ vay vốn thường xuyên với VPBank. Mỗi lần vay, khách hàng phải lập một bộ hồ sơ vay vốn theo qui định của ngân hàng. Khách hàng có thể rút vốn một lần hoặc nhiều lần phù hợp với tiến độ sử dụng vốn, mỗi lần rút vốn khách hàng phải ký giấy nhận nợ đồng thời gửi lại VPBank các bản sao chứng từ, tài liệu chứng minh khoản vốn nhận về đã được sử dụng đúng mục đích. Cho vay theo hạn mức tín dụng: Phương thức này áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động nhằm phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh ổn định, thường xuyên, chủ yếu là những khách hàng quen thuộc, có uy tín, quan hệ lâu năm với VPBank. Căn cứ vào nhu cầu vay theo hạn mức của khách hàng, giá trị tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và khả năng vốn tự có, VPBank sẽ quyết định hạn mức cho vay phù hợp chu kỳ sản xuất kinh doanh cũng như vòng lưu chuyển tiền tệ. Mỗi lần giải ngân, khách hàng sẽ không phải lập một bộ hồ sơ tín dụng riêng biệt mà chỉ cần lập giấy nhận nợ kèm bảng kê và bảng sao chứng từ tài liệu chứng minh mục đích sử dụng tiền vay. Ngoài ra, VPBank còn thực hiện cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, theo đó VPBank cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng dự phòng trong một khoảng thời gian nhất định và để có sự cam kết đó, khách hàng sẽ phải trả chi phí cho hạn mức tín dụng dự phòng. Cho vay theo dự án: Hình thức này áp dụng với những khách hàng có nhu cầu vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, cơ sở hạ tầng, kinh doanh, dịch vụ và các dự án phục vụ đời sống. Đối với những dự án mở rộng sản xuất VPBank yêu cầu khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu tham gia dự án bằng 30% tổng mức vốn đầu tư của dự án mở rộng. Đối với những dự án đầu tư mới, vốn tự có của khách hàng tham gia dự án cũng phải chiếm tối thiểu 30% tổng vốn đầu tư cho dự án mới. Cho vay hợp vốn: VPBank phối hợp với một hoặc một số tổ chức tín dụng khác để đồng cho vay hoặc đồng bảo lãnh. VPBank sẽ thực hiện hình thức cho vay này khi nhu cầu tín dụng của khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của VPBank, ngoài ra khi bên vay có yêu cầu huy động vốn từ nhiều tổ chức tín dụng khác nhau. Cho vay hợp vốn cũng giúp VPBank phân tán, giảm thiểu rủi ro. Cho vay trả góp: Phương thức cho vay này VPBank áp dụng đối với những khách hàng muốn vay trả góp phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hoặc kinh doanh có nguồn trả nợ gốc và lãi vay khả thi bằng các khoản thu nhập chắc chắn ổn định, thường xuyên. VPBank và khách hàng có thể thoả thuận việc cho vay trả góp theo một trong hai phương thức : (i) Cho vay trả góp theo lãi gộp theo đó khoản vay sẽ được tính lãi theo số tiền vay ngay tại thời điểm cho vay và trong suốt thời gian vay, cộng với nợ gốc và chia đều cho các kỳ trả nợ; (ii) Cho vay trả góp theo dư nợ thực tế theo đó khoản vay trả góp sẽ áp dụng lãi suất thả nổi hoặc cố định, lãi vay tính theo dư nợ gốc đầu kỳ. Cho vay theo hạn mức thấu chi : VPBank chấp nhận cho khách hàng được chi vượt mức số tiền có trên tài khoản thanh toán của mình với điều kiện phải tuân thủ qui định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạt động thanh toán của các tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ thanh toán. Ngoài những hình thức cho vay trên, VPBank còn thực hiện các hình thức bảo lãnh khác nhau như Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh mở L/C trả ngay, bảo lãnh mở L/C trả chậm; thực hiện uỷ thác, và các hình thức khác theo Qui định pháp luật và Quy chế cho vay của VPBank. 2.1.2.5 Hoạt động thanh toán Cũng như hầu hết các NHTM, hoạt động thanh toán là một trong những hoạt động chủ yếu của VPBank. Mặc dù hoạt động thanh toán chưa thực sự trở thành thế mạnh của VPBank, song ngân hàng đang hết sức nỗ lực nhằm đa dạng hoá và nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán. Hiện nay, một số dịch vụ thanh toán chủ yếu được VPBank cung cấp bao gồm: Phát hành séc hoặc thẻ thanh toán phục vụ nhu cầu chi trả, thanh toán của dân cư và các tổ chức kinh tế. Thực hiện các dịch vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng như uỷ nhiệm chi, chuyển tiền, thu-chi hộ... Thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế: chuyển tiền, nhờ thu, mở L/C đồng thời tư vấn về hoàn thiện các thủ tục thanh toán quốc tế miễn phí cho khách hàng. Thực hiện chi trả Kiều hối và chuyển tiền giữa Việt Nam và nước ngoài trên cơ sở mạng lưới các ngân hàng đại lý như ABN Amro, Bank of New York, Standard Chartered, Citibank, Bank of Mitsubishi-Tokyo Ltd., Bank Gesellschaf Berlin AG... Dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union theo đó VPBank là một đại lý chính thức. 2.1.2.6 Hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh chứng từ có giá Bên cạnh việc duy trì vốn góp cổ phần vào một số doanh nghiệp đang kinh doanh rất hiệu quả như Ngân hàng thương mại cổ phần á Châu ACB, Công ty TOGI,Công ty cổ phần Đồng Xuân..v..v. cho tới nay, VPBank đã dành một phần vốn của mình để mua kỳ phiếu và trái phiếu các Ngân hàng với tổng trị giá 180,9 tỉ đồng. Hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng từ có giá đã đem lại nguồn thu nhập 7,6 tỉ đồng, tăng gấp 4 lần so với 2001. 2.1.2.7 Các hoạt động khác Về công tác tổ chức, nhân sự, đào tạo: Trong năm 2001, Đề án cải tổ Ngân hàng đã được thực thi nghiêm túc và triệt để dưới sự chỉ đạo của HĐQT và Ban điều hành. Một trong những nọi dung quan trọng của Đề án là cơ cấu lại tổ chức của Ngân hàng theo hướng thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ, đồng thời tăng cường vai trò quản lý toàn Hệ thống của Hội sở và tăng cường sức mạnh của các bộ phận trực tiếp kinh doanh. Điều này bước đầu đã tạo được sự ổn định trong bộ máy tổ chức của Ngân hàng và đem lại những thành công nhất định làm tăng trưởng kết quả hoạt động của Ngân hàng. Với phương châm nguồn lực con người là tài nguyên quan trọng nhất của Ngân hàng, nên thời gian vừa qua VPBank luôn quan tâm đến công tác đào tạo, qui hoạch nhân sự. Ngoài việc gửi cán bộ tham gia các khoá học do các trung tâm đào tạo bên ngoài, trong đó có Trung tâm Đào tạo ngân hàng (Bộ Tài chính) tổ chức, VPBank cũng luôn quan tâm đến công tác tự đào tạo, huấn luyện thông qua việc tổ chức các lớp học trong nội bộ ngân hàng với các giảng viên là các trưởng phòng, nhân viên giỏi nghiệp vụ chuyên môn và các giảng viên giàu kinh nghiệm thuộc các trường đại học kinh tế và ngân hàng trong nước thực hiện. Hiện tại, VPBank đã thành lập Trung tâm đào tạo riêng của mình, từ đó đưa dần hoạt động đào tạo đi vào nền nếp. Bên cạnh đó, công tác tuyển dụng nhân sự cũng được chú trọng để chuẩn bị nhân sự cho việc phát triển hoạt động kinh doanh và mở rộng mạng lưới trong thời gian tới. Về công tác kiểm tra-kiểm soát nội bộ Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ là một công cụ hữu hiệu giúp cho các ngân hàng giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra. Chính vì vậy, công tác này luôn được VPBank quan tâm. Bộ phận chuyên môn về nghiệp vụ đã được cơ cấu lại với chức năng quản trị xuyên suốt toàn hệ thống, nhờ vậy, công tác kiểm tra- kiểm soát nội bộ đã hoạt động có hiệu quả, giúp VPBank đi đúng mục tiêu chiến lược đề ra, tuân thủ nghiêm túc qui định của Nhà nước nói chung, NHNN nói riêng mà không có vụ việc nào sai sót về nghiệp vụ hoặc vi phạm pháp luật đáng tiếc xảy ra. Phát triển sản phẩm mới Từ 2002, VPBank đã triển khai một số sản phẩm mới phù hợp với yêu cầu thực tế như : Chuyển tiền nhanh Western-Union, Dịch vụ tư vấn địa ốc... bước đầu thu được kết quả khả quan. Ngoài ra, VPBank cũng tham gia tích cực vào việc thành lập Công ty thẻ với sự liên kết của 9 ngân hàng thương mại cổ phần, chuẩn bị thực hiện dịch vụ gửi tiền một nơi rút nhiều nơi... Trong thời gian tới, VPBank sẽ đẩy mạnh triển khai một số sản phẩm mới phù hợp với hạ tầng công nghệ thông tin sẽ được đầu tư nâng cấp như dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ ngân hàng tại nhà, truy cập thông tin giao dịch tài khoản từ xa, Tiết kiệm an sinh, bảo hiểm nhân thọ..v..v nhằm thu hút khách hàng và tăng nguồn vốn huy động cho ngân hàng. 2.1.3 Số liệu tài chính qua các năm 2000-2001-2002 2.1.3.1 Bảng tổng kết tài sản Bảng 2: Bảng tổng kết tài sản Đơn vị : triệu đồng Ts Có 31/12/2000 31/12/2001 30/9/2002 Ts Nợ 31/12/2000 31/12/2001 30/9/2002 Tiền mặt và tiền gửi tại NHNN 76.395 67.097 42.162 Nguồn vốn huy động 882.167 952.074 1.183.360 Tiền gửi tại các TCTD và đầu tư chứngkhoán 24.7097 308.238 81.175 Tài sản nợ khác 63.896 106.815 59.435 Chovay trong nước 804.659 852.910 1.103.426 NVCSH 234.463 233.806 233.676 Tài sản 5.408 5.528 6.263 Tài sản có khác 46.967 58.922 243.445 Tổng 1180526 1292695 1476471 1180526 1292695 1476471 (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2001,2002) Bảng 3: Số liệu các tài khoản ngoại bảng Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2001 31/12/2002 Cam kết bảo lãnh cho khách hàng 738.042,69 266.932,47 Cam kết giao dịch hối đoái 9.311,26 0,000,00 Cộng 747.353,95 266.932,47 (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2002) Từ đó ta có biểu đồ về sự tăng trưởng Tài sản có của VPBank qua 3 năm từ 2000 đến 2002 đặc biệt để thấy được sự tăng trưởng vượt bậc của hoạt động tín dụng. 2.1.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2000-2002 Bảng 4: Báo cáo kết quả kinh doanh qua 3 năm 2000,2001,2002 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 9 tháng đầu năm 2002 Thu về hoạt động tín dụng 47461 58788 55159 Thu về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 18575 17936 9565 Thu khác 13429 8007 8069 Thu bất thường 0 1193,2 2247 Chi huy động vốn 48919 60786 44122,7 Chi dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 1565 1259 915 Chi khác 4280 4572 158 Chi nộp thuế, phí 206 146 134 Chi nhân viên 6520 6911 5727 Chi quản lý 2845 4918 4405 Chi tài sản 4766 4389 3190 Chi dự phòng 8810 2648 12110 Chi bất thường 1553 272 172 TN trước thuế 1 24,2 38,7 (Nguồn: Báo cáo thường niên 2002) Trên cơ sở báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm 2000,2001, và 9 tháng đầu năm 2002 ta thấy thu nhập trước thuế sau khi trích lập dự phòng của năm 2000,2001 khá thấp, năm 2000 thu nhập trước thuế chỉ là 1 triệu đồng, năm 2001 tăng mạnh đạt mức 24,2 tỉ. Bước sang năm 2002, thu nhập trước thuế của VPBank 9 tháng đầu năm đã đạt mức gần 40 tỉ đồng. Đây cũng là bước tiến bộ đáng kể của VPBank trong nỗ lực khôi phục và phát triển hoạt động của mình. 2.2 Đánh giá thực trạng hoạt động NHBL tại VPBank trong thời gian vừa qua 2.2.1 Đánh giá chung về quản lý hoạt động NHBL tại VPBank trong những năm vừa qua Nhìn chung, trong thời gian vừa qua, VPBank đã có những chiến lược nhất định nhằm quản lý hoạt động NHBL một cách hiệu quả. Cụ thể, đối với hoạt động quản lý khách hàng, VPBank đã từng bước xây dựng chính sách tiếp thị đối với từng nhóm khách hàng, như quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm huy động tới các nhóm dân cư, giới thiệu sản phẩm tín dụng bán lẻ tới những nhóm công chúng có nhu cầu vay vốn, đồng thời xây dựng chính sách quản lý rủi ro, quản lý tài sản đảm bảo. Ngoài ra bước đầu VPBank đã thực hiện việc nghiên cứu nhằm xây dựng các tiêu chí chấm điểm, xếp hạng, hạn mức đối với các khách hàng cá nhân, cũng như thiết lập các điều khoản, điều kiện để cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Bên cạnh đó, hoạt động quản lý sản phẩm NHBL cũng giữ vai trò hết sức quan trọng với những nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu, xây dựng và thiết kế các sản phẩm NHBL như việc cho ra đời các sản phẩm huy động như tiết kiệm kết hợp bảo hiểm, tiết kiệm an sinh, tiết kiệm siêu lãi suất, các dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn địa ốc.. cũng như việc thiết kế và xây dựng các qui trình xử lý nghiệp vụ. Một trong những hoạt động ngày càng được các NHBL nói chung, VPBank nói riêng đặt mối quan tâm lên hàng đầu là quản lý hoạt động cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng theo những kênh phân phối đa dạng. Trong đó việc cung ứng sản phẩm NHBL trước hết phải đi từ khâu thu thập, phân tích thông tin v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNH384.doc
Tài liệu liên quan