Với thị trường ổn định không có biến động, khủng hoảng thì khả năng huy động vốn của doanh nghiệp sẽ tốt hơn nhiều khi mà tình hình thị trường biến động hay trở lên xấu đi. Khi mà tình hình thị trường phát triển ổn định thì các nhà đầu tư sẽ mở rộng đầu tư quan tâm nhiều đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp cũng như bản thân doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp sẽ dễ dàng huy động vốn từ các nhà đầu tư, kêu gọi vốn từ thị trường, vay vốn của các đối tác. Nhưng mà khi thị trường diễn biến xấu đi, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp từ đó các nhà đầu tư sẽ thu hẹp đầu tư dẫn đến việc huy động vốn của doanh nghiệp sẽ không thể được diễn ra một cách dễ dàng khi mà doanh nghiệp cũng sẽ phải thu hẹp hoạt động, doanh thu và lợi nhuận giảm xuống là cho nguồn vốn nội bộ cũng sẽ giảm theo khiến cho khả năng huy động vốn bị ảnh hưởng.
45 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3003 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp đẩy mạnh huy động vốn cho Công ty cổ phần Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i chính tín dụng trong và ngoài nước và phải chịu lãi suất đi vay. Hay vốn vay tín dụng thương mại là lượng vốn mà doanh nghiệp vay của các đối tác kinh doanh như là mua nguyên vật liệu chịu mà chưa thanh toán ngay cho bên đối tác mà hẹn thanh toán sau có thể là sau mỗi chu kỳ kinh doanh hay sau khi bán được hàng… Hay là vốn vay từ phát hành cổ phiếu đây cũng là một hình thức đi vay khác của doanh nghiệp nhưng đây là vay một cách gián tiếp bằng cách phát hành cổ phiếu vì vậy ở đây doanh nghiệp không chỉ vay của các tổ chức tín dụng tài chính mà còn vay của các đối tác, quần chúng nhân dân các nhà đầu tư chứng khoán. Vì khi phát hành cổ phiếu ra thị trường chứng khoán thì cổ phiếu đó sẽ không chỉ được nhân dân mua, những nhà đầu tư chứng khoán mua mà nó còn có thể được các tổ chức tài chính hay là các đối tác mua. Vốn có được từ việc phát hành trái phiếu theo đó thì lượng vốn mà doanh nghiệp có được là thông qua việc phát hành trái phiếu vay nợ ra thị trường vốn để thu hút vốn từ các tầng lớp dân cư. Hay là vốn có được từ liên doanh, liên kết theo đó thì doanh nghiệp sẽ có vốn khi tiến hành liên doanh liên kết với bên ngoài. Với hình thức liên doanh liên kết này thì vừa có vốn để hoạt động lại vừa có thể tham gia được vào thị trường mới hay là giảm thiểu rủi ro của doanh nghiệp khi thất bại sẽ không phải chịu tất cả thua lỗ mà có doanh nghiệp khác cùng chia sẻ.
Phân loại theo tính chất hoạt động thì có vốn cố định và vốn lưu động:
- Vốn cố định là lượng vốn ứng ra ban đầu để đầu tư vào tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc… nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn cố định có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, được khấu hao vào từng sản phẩm trong quá trình sản xuất.
- Vốn lưu động là số tiền ứng trước để đầu tư vào tài sản lưu động, tài sản lưu thông nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp diễn ra bình thường.
1.2.2. Sự cần thiết phải huy động vốn cho các hoạt động trong công ty cổ phần.
Có thể nói vốn đối với các công ty cổ phần là rất quan trọng nó quyết định đến sự hoạt động suôn sẻ của công ty .Mặc dù để có thể để công ty hoạt động một cách suôn sẻ thì cần phải có nhiều yếu tố cùng tham gia vào trong đó vốn là quan trọng, nó được coi như là máu đối với mỗi công ty cổ phần, vì chỉ khi có vốn công ty cổ phần mới có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh được. Có vốn doanh nghiệp mới có thể thực hiện các hợp đồng, ký kết các hợp đồng kinh doanh liên kết, có vốn thì doanh nghiệp mới có thể mua sắm trang thiết bị, thay thế các trang thiết bị cũ, đổi mới công nghệ sản xuất, trả lương cho công nhân… Theo đó thì vốn có vai trò quan trọng đối với các hoạt động sau.
a. Đối với hoạt động đầu tư .
Hoạt động đầu tư là hoạt động rất quan trọng thông qua hoạt động đầu tư mà doanh nghiệp có thể tăng trưởng và phát triển. Đầu tư ở đây có thể là đầu tư vào một dự án kinh doanh mới hay là đầu tư vào mua sắm trang thiết bị mới, xây dựng nhà xưởng… Nhưng để có thể tiến hành hoạt động đầu tư thì doanh nghiệp cần phải có vốn. Vốn như là dòng máu mang dinh dưỡng đến nuôi cơ thể vậy. Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp như là hoạt động nhằm làm tăng tiềm lực cho doanh nghiệp, làm tăng quy mô của doanh nghiệp nhờ có hoạt động đầu tư mà doanh nghiệp có thể lớn mạnh, có thể tham gia được vào nhiều các lĩnh vực kinh doanh khác nhau… Nhưng quyết định đầu tư còn phụ thuộc vào vốn mà doanh nghiệp có. Theo đó thì vốn có những vai trò sau:
Quy mô của vốn mà doanh nghiệp có và có thể huy động sẽ quyết định đến khả năng đầu tư vào dự án kinh doanh của công ty, quyết định đến quy mô của dự án kinh doanh hay phạm vi của dự án. Vì khi công ty muốn quyết định đầu tư vào một hoạt động mới hay một dự án kinh doanh mới thì yêu cầu đầu tiên mà doanh nghiệp cần cân nhắc là lượng vốn cần phải có để đầu tư vào dự án, quy mô của vốn sẽ quyết định đến quy mô của dự án vì ta không thể đầu tư vào một dự án lớn khi mà ta không có đủ vốn cần thiết, nếu như ta cố tình đầu tư thì trong quá trình hoạt động sẽ liên tục xảy ra tình trạng thiếu vốn từ đó sẽ dẫn đến tình trạng dự án sẽ không thể hoạt động suôn sẻ, ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án thậm chí nó còn gây thiệt hại tới doanh nghiệp. Vì vậy khi quyết định đầu tư thì công ty bao giờ cũng cân nhắc tới yếu tố vốn.
Thêm vào đó quy mô vốn cũng ảnh hưởng tới phạm vi của dự án. Vốn càng lớn thì dự án đầu tư sẽ có phạm vi càng rộng và ngược lại nếu mà quy mô vốn nhỏ thì phạm vi hoạt động của dự án sẽ thu hẹp từ đó mà ảnh hưởng tới sự thành công của dự án đầu tư. Vì khi mà dự án có quy mô lớn nó sẽ đem đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp có thể thu được doanh thu và lợi nhuận lớn từ đó sẽ làm cho doanh nghiệp tăng trưởng nhanh hơn, tiềm lực của doanh nghiệp cũng có thể được tăng lên nhưng ngược lại khi quy mô vốn nhỏ dẫn đến quy mô dự án nhỏ không đủ bao phủ thị trường nó sẽ hạn chế khả năng của doanh nghiệp, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp khác tham gia vào thị trường từ đó sẽ có sự cạnh tranh lớn đối với doanh nghiệp. Quy mô vốn cũng sẽ quyết định đến độ dài của dự án đầu tư. Vì có nhiều dự án đầu tư không thể chỉ có đầu tư trong một kỳ sản xuất mà nó còn có thể được đầu tư qua nhiều kỳ kinh doanh. Vì vậy cần phải có lượng vốn lớn, dự án càng lâu thì lượng vốn yêu cầu cần có để đầu tư càng lớn.
Nói tóm lại thì quy mô của vốn mà doanh nghiệp có và có thể huy động có vai trò quyết định đến các dự án đầu tư. Doanh nghiệp nào có quy mô vốn càng lớn thì dự án đầu tư càng có quy mô phạm vi lớn và ngược lại.
Tiềm lực vốn mà doanh nghiệp có sẽ quyết định đến khả năng đầu tư của doanh nghiệp như để có thể tham gia vào một lĩnh vực kinh doanh mới hay là mở rộng thị trường hoạt động hiện có thì cần có vốn để có thể tiến hành các hoạt động xúc tiến thị trường. Để có thể tham gia vào lĩnh vực kinh doanh mới thì doanh nghiệp cần phải tiến hành nhiều công việc như là mua sắm trang thiết bị, tuyển dụng nhân công hay là tiến hành khảo sát thị trường nhưng để có thể làm được những việc đó thì doanh nghiệp cần có vốn để mua sắm máy móc thiết bị hay thuê nhân công… Đấy là trường hợp doanh nghiệp muốn tự mình tham gia thị trường mới. Hoặc doanh nghiệp có thể tiến hành liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác để cùng tham gia vào thị trường mới, nhưng cho dù là doanh nghiệp liên doanh này hiện đang hoạt động ở thị trường mà doanh nghiệp muốn xâm nhập hay là doanh nghiệp ở thị trường khác thì khi tiến hành liên doanh liên kết thì doanh nghiệp cũng cần phải có vốn đối ứng để tham gia vào liên doanh, vì nếu không có vốn đối ứng chúng ta sẽ không thể tiến hành liên doanh được, quy mô vốn góp của mỗi bên sẽ quyết định đến vai trò của doanh nghiệp trong liên doanh này, doanh nghiệp có quy mô vốn càng lớn thì càng có vai trò quyết định, vai trò lớn. Vì vậy mà tiềm lực vốn của doanh nghiệp sẽ quyết định đến khả năng tham gia vào lĩnh vực kinh doanh mới của doanh nghiệp.
Thêm vào đó thì khi doanh nghiệp hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào thì luôn muốn mở rộng thị trường hoạt động của mình vì khi thị trường càng được mở rộng thì quy mô của doanh nghiệp càng lớn lên, sức mạnh của doanh nghiệp càng được củng cố… nhưng để có thể mở rộng thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận thì doanh nghiệp cần phải có đầu tư vào hoạt động xúc tiến thị trường, đầu tư trang thiết bị máy móc, nghiên cứu để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành và chi phí sản xuất để có thể cạnh tranh. Vì vậy nếu có tiềm lực vốn lớn doanh nghiệp sẽ có thể có ưu thế trong cạnh tranh trên thị trường nhờ có vốn mà doanh nghiệp có thể đi trước đầu tư vào công nghệ mới để chiếm lĩnh thị trường, mở rộng thị trường.
Nói chung thì với hoạt động đầu tư của doanh nghiệp cho dù đó là đầu tư vào dự án kinh doanh hay là đầu tư để tham gia lĩnh vực kinh doanh mới, hoặc mở rộng thị trường thì yếu tố vốn là rất quan trọng nó quyết định đến sự thành bại của hoạt động đầu tư.
b. Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì vốn cũng có vai trò quyết định đến, vì hoạt động sản xuất kinh doanh muốn được diễn ra thì cần phải có máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, công nhân… Vì vậy cần có vốn để đầu tư vào những nhân tố sản xuất đó. Đồng thời vốn cũng có vai trò quyết định hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vòng quay của vốn sẽ quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Nếu vòng chu chuyển vốn càng ngắn thì điều đó chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả. Vì vòng quay của vốn ở đây chính là nói lên vòng quay của sản phẩm, khi mà vốn được thu hồi càng nhanh chứng tỏ rằng sản phẩm được sản xuất ra không bị tồn kho mà được tiêu thụ trên thị trường nhờ đó mà vốn không bị ứ đọng mà luôn được luân chuyển nhờ đó sẽ tạo ra được nhiều doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng ngược lại khi mà vòng quay của vốn chậm thì nó sẽ phần nào nói lên thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, nó sẽ nói lên những khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi mà sản phẩm sản xuất ra bị tồn kho không tiêu thụ được. Nhưng vòng quay của vốn dài hay ngắn cũng tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như lĩnh vực sản xuất kinh doanh và đặc tính của sản phẩm. Vì có nhiều lĩnh vực hoạt động mà cần có đầu tư lớn mà vốn thu hồi có thể kéo dài qua nhiều chu kỳ kinh doanh như ngành xây dựng… thì cần phải đầu tư nhiều mà quá trình xây dựng lại diễn ra dài ngày lên vòng quay vốn của ngành sẽ dài hơn nhưng cũng có những ngành mà trong một chu kỳ sản xuất thì vốn được chu chuyển nhiều lần đặc biệt trong những ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm nên trong những ngành này vốn có vòng quay càng ngắn thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty càng cao. Nhưng nói chung dù trong ngành nào thì nếu có vòng chu chuyển vốn càng ngắn thì càng có hiệu quả.
Quy mô của vốn cũng sẽ quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì nếu có quy mô vốn lớn, tiềm lực vốn mạnh thì doanh nghiệp càng có nhiều điều kiện để trang bị máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất nhờ đó mà có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm nhờ đó sẽ tạo được ưu thế cạnh tranh trên thị trường cho doanh nghiệp trước các doanh nghiệp khác. Nhờ có vốn mà doanh nghiệp cũng có thể tiến hành các hoạt động xúc tiến thị trường, quảng bá sản phẩm rộng rãi hơn trên thị trường… Vì khi mà có sản phẩm chất lượng tốt và giá cả hấp dẫn rồi thì vẫn chưa đủ mà thêm vào đó thì khâu xúc tiến thị trường là rất quan trọng nó quyết định đến sự thành công của sản phẩm nó sẽ góp phần làm cho mọi người biết về sản phẩm để có thể mua sản phẩm. Nhưng để làm được những việc như tăng chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, xúc tiến thị trường thì cần phải có vốn.
Nhìn chung thì vai trò của vốn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh là rất quan trọng ngoài yếu tố con người ra thì vốn là rất quan trọng nó quyết định đến hiệu quả hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanh, nói lên sự hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp.
c. Đối với việc tăng tài sản.
Tài sản của doanh nghiệp cũng chính là lượng vốn mà doanh nghiệp có, ở đây tài sản chính là biểu hiện về mặt vật chất của vốn. Số lượng tài sản mà doanh nghiệp có cũng nói lên được tiềm lực của doanh nghiệp, nói lên quy mô của doanh nghiệp và trình độ năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy mà việc tăng tài sản của doanh nghiệp luôn được doanh nghiệp tiến hành qua các kỳ sản xuất kinh doanh, nó được tiến hành thường xuyên liên tục trong mỗi doanh nghiệp. Nhưng việc tăng tài sản của mỗi doanh nghiệp cũng cần phải có vốn vì tài sản ở đây là trang thiết bị máy móc nhà xưởng… đều cần có vốn.
Nguồn vốn sẽ quyết định đến khả năng mua sắm tài sản mới của công ty. Việc mua sắm tài sản mới sẽ góp phần làm tăng tài sản của công ty nhưng để có thể mua được tài sản mới thì công ty cần có được một lượng vốn nhất định. Doanh nghiệp một khi muốn mua sắm thêm tài sản mới để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của công ty, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thì điều đầu tiên là phải cân nhắc tới số lượng vốn mà doanh nghiệp hiện có và có thể huy động để mua sắm, việc mua sắm tài sản mới này cũng như là một dự án đầu tư vậy do vậy mà yếu tố vốn có vai trò quyết định đến việc đầu tư mua sắm tài sản mới.
Việc mua sắm tài sản để thay thế các tài sản cũ hỏng không thể dùng được nữa cũng thường được diễn ra trong mỗi doanh nghiệp điều này cũng làm ảnh hưởng tới nguồn vốn của doanh nghiệp vì việc mua sắm tài sản để thay thế này cũng cần có vốn để tiến hành.
Nói tóm lại dù hoạt động nào trong doanh nghiệp thì cũng cần có vốn để hoạt động, vốn như là dòng máu trong cơ thể để cho công ty có thể hoạt động được suôn sẻ. Vốn có vai trò quan trọng quyết định đến mọi hoạt động trong doanh nghiệp từ hoạt động đầu tư mua sắm tài sản mới hay là đầu tư vào một lĩnh vực kinh doanh mới cũng như các hoạt động thường xuyên là hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn trong công ty cổ phần.
Việc huy động vốn trong doanh nghiệp cũng có những khó khăn, thuận lợi nhất định. Tuỳ thuộc vào từng thời điểm mà việc huy động vốn trong doanh nghiệp có thể được tiến hành thuận lợi hay không. Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn cho doanh nghiệp. Đó là những nhân tố sau.
a. Quy mô.
Quy mô của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Thứ nhất nếu quy mô của doanh nghiệp lớn thì khả năng huy động vốn của doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn so với doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Khi doanh nghiệp có quy mô lớn điều đo đồng nghĩa với việc doanh nghiệp làm ăn với quy mô lớn doanh thu hàng năm sẽ lớn từ đó dẫn đến việc lợi nhuận để lại sẽ lớn làm cho lượng vốn tích luỹ qua các năm sẽ lớn. Trái lại khi mà quy mô doanh nghiệp nhỏ thì ta không thể mong chờ có được một mức doanh thu và lợi nhuận cao để có được tích luỹ vốn lớn đưa vào đầu tư được. Từ đó mà khả năng huy động vốn từ nguồn lợi nhuận để lại của những doanh nghiệp lớn luôn có ưu thế so với các doanh nghiệp nhỏ khác.
Mặt khác là doanh nghiệp có quy mô lớn điều đó cũng đồng nghĩa với việc giá trị tài sản mà doanh nghiệp có sẽ lớn hơn so với các công ty vừa và nhỏ. Đây là một thuận lợi lớn cho các công ty lớn khi đi vay tín dụng ngân hàng vì khi đi vay tín dụng ngân hàng thì bao giờ ngân hàng cũng căn cứ vào giá trị tài sản mà công ty có để cho vay vốn, ta không thể vay vốn với số lượng lớn khi mà phần giá trị tài sản của công ty nhỏ bé. Vì vậy mỗi khi đi vay tín dụng ngân hàng các công ty lớn với giá trị tài sản lớn của mình có thể đem ra thế chấp để vay được số lượng vốn lớn cần thiết để cung cấp vốn cho những hoạt động đầu tư của mình nhưng trái lại với các công ty vừa và nhỏ thì việc vay tín dụng ngân hàng một khối lượng vốn lớn là không dễ dàng khi mà giá trị tài sản mà công ty có chưa nhiều nên chưa thể tạo được lòng tin đối với ngân hàng để cho vay.
Một điểm mạnh nữa của những doanh nghiệp có quy mô lớn là doanh nghiệp có quy mô vốn lớn thì thường hoạt động trong nhiều lĩnh vực, hoạt động lâu trên thị trường nên có được lòng tin của khách hàng và các đối tác nên họ có thể tiến hành vay tín dụng thương mại từ các đối tác cũng trở lên dễ dàng. Họ có thể thoả thuận với bên đối tác kể cả bên cung cấp và bên phân phối cho vay những khoản vay tín dụng thương mại một cách dễ dàng hơn điều đó sẽ tạo lợi thế cho họ trong việc huy động vốn.
Một doanh nghiệp có quy mô vốn lớn cũng có thuận lợi hơn các công ty vừa và nhỏ khác trong việc vay vốn từ kênh huy động vốn phát hành cổ phiếu hay trái phiếu. Vì muốn phát hành cổ phiếu hay trái phiếu ra thị trường thì điều đầu tiên cần phải đáp ứng được là quy mô vốn của doanh nghiệp phải đủ lớn để có thể phát hành trái phiếu nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Khi mà doanh nghiệp có quy mô lớn thì cũng đảm bảo lòng tin đối với những nhà đầu tư khi mà các công ty lớn định phát hành trái phiếu, rõ ràng khi phải lựa chọn giữa hai loại trái phiếu thứ nhất là của một công ty vừa và nhỏ và một bên là của một công ty lớn thì chúng ta thường có xu hướng chọn trái phiếu của doanh nghiệp có quy mô lớn tất nhiên sự lựa chọn này còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như là uy tín của doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp… Với doanh nghiệp có quy mô vốn lớn thì nguồn quỹ dự phòng mà công ty có chắc chắn cũng sẽ lớn điều đó thuận lợi cho doanh nghiệp khi muốn huy động vốn từ nguồn này khi mà doanh nghiệp thiếu vốn họ có thể tạm thời dùng nguồn vốn của quỹ dự phòng này để bù đắp vào chỗ thiếu và đến cuối kỳ sẽ hoàn trả vào.
b. Lĩnh vực hoạt động.
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mà có tỷ suất lợi nhuận cao, thị trường lớn và ổn định thì khả năng huy động vốn cũng sẽ cao hơn. Rõ ràng khi mà hai doanh nghiệp có cùng quy mô thì yếu tố lĩnh vực hoạt động sẽ quyết định đến khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Công ty nào đang hoạt động trong những ngành mà có lợi nhuận cao, những ngành hấp dẫn thì sẽ thu hút được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm từ đó mà dẫn đến khả năng huy động vốn cũng sẽ cao hơn còn trái lại doanh nghiệp doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực mà lợi nhuận thấp, chi phí cao thì việc thu hút vốn, thu hút các nhà đầu tư thường là khó khăn hơn.
Thêm vào đó thì việc hoạt động trong những lĩnh vực kinh doanh mới là một ưu thế lớn cho các doanh nghiệp khi thu hút đầu tư. Khi một ngành mới xuất hiện chưa có nhiều nhà đầu tư tham gia vào nên thị trường còn rất lớn do vậy mà doanh nghiệp sẽ dễ dàng chiếm lĩnh thị trường từ đó mà có được doanh thu và lợi nhuận lớn, dễ dàng huy động vốn từ nội bộ. Đến khi các công ty khác bắt đầu quan tâm vào lĩnh vực mới này thì doanh nghiệp đã nắm chắc được thị trường từ đó tạo được ưu thế trước các doanh nghiệp khác trong cạnh tranh, dễ dàng thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào doanh nghiệp hay tiến hành liên doanh góp vốn với doanh nghiệp… lĩnh vực hoạt động ở đây cũng liên quan đến thị trường hoạt động và những nhà cung ứng đối tác cho doanh nghiệp.
Với một lĩnh vực hoạt động có thị trường rộng lớn, tiềm năng thì khả năng thu hút vốn đầu tư vào đó là cao hơn rất nhiều khi mà ta hoạt động trong một ngành mà thị trường nhỏ hẹp không thu hút được sự quan tâm của những nhà đầu tư nên khả năng thu hút vốn đầu tư rất hạn chế. Còn việc các nhà cung ứng đối tác cũng quan trọng vì nó quyết định đến các khoản vay tín dụng thương mại của doanh nghiệp.
c. Hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Khi mà doanh nghiệp đang hoạt động tốt, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao thì khả năng huy động vốn của doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn rất nhiều đối với những doanh nghiệp làm ăn đình đốn. Khi mà doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả điều đó đồng nghĩa với việc vòng quay của vốn được rút ngắn, vốn không bị ứ đọng làm cho vốn liên tục được đầu tư tiếp tục làm tăng giá trị đồng vốn. Hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng đồng nghĩa với việc doanh thu và lợi nhuân của công ty sẽ lớn làm cho phần lợi nhuận để lại của công ty lớn thì sẽ tạo được nhiều tích luỹ hơn cho doanh nghiệp, tạo lên số lượng vốn chủ sở hữu được gia tăng.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao thì uy tín của doanh nghiệp càng lớn càng thu hút được nhiều nhà đầu tư quan tâm, chú ý. Từ đó công ty sẽ dễ dàng hơn khi mà kêu gọi các nhà đầu tư vào doanh nghiệp. Khi hiệu quả sản xuất kinh doanh cao thì việc đi vay tín dụng ngân hàng và vay tín dụng thương mại cũng trở lên dễ dàng hơn vì khi sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao tạo được lòng tin đối với những nhà cho vay từ đó mà dễ dàng huy động vốn vào để đầu tư vào những dự án kinh doanh của mình. Còn trái lại khi mà sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả, vốn bị ứ đọng không lưu thông được thì doanh nghiệp khó có khả năng huy động vốn lớn vì không thu hút được sự quan tâm của những nhà đầu tư, không tạo được niềm tin về khả năng thanh toán tới những nhà cho vay do vậy mà khó khăn hơn khi đi vay.
d. Uy tín.
Uy tín cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn. Rõ ràng khi mà doanh nghiệp có được uy tín trên thị trường tạo được niềm tin đối với khách hàng và đối tác, các nhà đầu tư thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn khi thu hút đầu tư thu hút vốn. Uy tín của doanh nghiệp nhiều khi còn quan trọng hơn cả hiệu quả sản xuất kinh doanh hay quy mô của doanh nghiệp trong việc thu hút vốn đầu tư. Vì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là sự biểu hiện tại những thời điểm nhất định, không doanh nghiệp nào là có thể hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao trong suốt thời gian dài. Nhưng uy tín của doanh nghiệp thì khác nó được xây dựng qua nhiều giai đoạn, phải được tạo dựng rất lâu vì vậy mà uy tín của doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng giúp doanh nghiệp huy động vốn.
Khi mà doanh nghiệp có uy tín lớn thì việc phát hành trái phiếu hay cổ phiếu ra thị trường tài chính thì sẽ được sự quan tâm nhiều hơn của các nhà đầu tư trước những doanh nghiệp khác chưa có uy tín, hay uy tín còn chưa nhiều. Uy tín của doanh nghiệp như là một tài sản vô hình, nó được xây dựng qua thời gian, qua quá trình hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường, nó như là thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.
e. Tình hình thị trường.
Với thị trường ổn định không có biến động, khủng hoảng thì khả năng huy động vốn của doanh nghiệp sẽ tốt hơn nhiều khi mà tình hình thị trường biến động hay trở lên xấu đi. Khi mà tình hình thị trường phát triển ổn định thì các nhà đầu tư sẽ mở rộng đầu tư quan tâm nhiều đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp cũng như bản thân doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp sẽ dễ dàng huy động vốn từ các nhà đầu tư, kêu gọi vốn từ thị trường, vay vốn của các đối tác. Nhưng mà khi thị trường diễn biến xấu đi, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp từ đó các nhà đầu tư sẽ thu hẹp đầu tư dẫn đến việc huy động vốn của doanh nghiệp sẽ không thể được diễn ra một cách dễ dàng khi mà doanh nghiệp cũng sẽ phải thu hẹp hoạt động, doanh thu và lợi nhuận giảm xuống là cho nguồn vốn nội bộ cũng sẽ giảm theo khiến cho khả năng huy động vốn bị ảnh hưởng.
f. Cơ chế chính sách của nhà nước.
Khi mà nhà nước có chính sách thông thoáng, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thị trường vốn. Vì rõ ràng dù doanh nghiệp có quy mô vốn lớn hay nhỏ, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nào… thì đều hoạt động trong khuôn khổ cơ chế chính sách của nhà nước vì vậy mà cơ chế chính sách của nhà nước là yếu tố rất quan trọng giúp cho doanh nghiệp có thể phát triển được hay không. Mỗi một cơ chế chính sách mà nhà nước đưa ra đều có ảnh hưởng nhất định tới doanh nghiệp.
Khi mà chính sách đó đưa ra hợp lý, phù hợp với thị trường, phù hợp với tiến trình phát triển thì sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, khuyến khích được các doanh nghiệp phát triển. Đặc biệt là những chính sách về thị trường tài chính và tiền tệ, chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp… nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới doanh nghiệp, khi mà chính sách này phù hợp nó sẽ khuyến khích được doanh nghiệp phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có thể huy động vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
Nhưng khi mà những chính sách này đưa ra không phù hợp, hạn chế thị trường, hạn chế khả năng phát triển của doanh nghiệp thì nó sẽ làm cho doanh nghiệp không thể phát triển được khiến cho khả năng huy động vốn của doanh nghiệp bị hạn chế, doanh nghiệp không thể phát triển được.
Nói tóm lại có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Nó có thể là nhân tố khách quan hay chủ quan nhưng cho dù nó là từ phía nào thì tuỳ vào từng điều kiện cụ thể mà có tác động khác nhau tới khả năng huy động vốn của doanh nghiệp, có thể nó tạo thuận lợi trong lúc này nhưng lại gây khó khăn trong lúc khác vấn đề là doanh nghiệp phải tìm cách thích nghi với từng điều kiện nhất định, tận dụng những thuận lợi mà các nhân tố này mang lại vào doanh nghiệp, tuỳ thuộc vào điều kiện của doanh nghiệp mà có giải pháp huy động vốn cho hiệu quả.
4. Các tiêu chí đo lường độ an toàn vốn của doanh nghiệp.
Có rất nhiều tiêu chí đo lường độ an toàn vốn của doanh nghiệp nhưng trong đề tài này xin nêu ra hai tiêu chí để đo lường độ an toàn vốn của doanh nghiệp.
Khả năng thanh toán hiện hành là mối quan hệ giữa tài sản lưu động doanh nghiệp đối với nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này nhằm đo lường khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động của công ty. Những biện pháp cơ bản nhằm cải thiện chỉ tiêu này phải nhằm vào việc gia tăng nguồn vốn ổn định (vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn) thay cho các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, đây chỉ là chỉ tiêu phản ánh một cách khái quát khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và mang tính chất hình thức. Bởi vì, một khi tài sản của công ty lớn hơn nợ ngắn hạn cũng chưa chắc tài sản lưu động của công ty đủ đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ ngăn hạn nếu như tài sản này luân chuyển chậm, chẳng hạn như tồn kho ứ đọng không tiêu thụ được, các khoản phải thu ứ đọng không thu tiền được. Vì vậy khi phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn trên cơ sở đảm bảo của tài sản lưu động ta cần phân tích chất lượng của các yếu tố tài sản lưu động của công ty qua các chỉ tiê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A9015.DOC