MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU i
CHƯƠNG I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN NGHỀ TRỒNG NẤM
1. Khái quát về một số loại nấm ăn - nấm dược liệu phổ biến
tại Việt Nam 1
1.1. Nấm ăn 1
1.1.1. Đặc điểm của nấm rơm 1
1.1.2. Đặc điểm của nấm mỡ 1
1.1.3. Đặc điểm của nấm hương 1
1.1.4. Đặc điểm của nấm sò (bào ngư) 2
1.1.5. Đặc điểm của mộc nhĩ 2
1.2. Nấm dược liệu 2
1.2.1. Đặc điểm của nấm linh chi về mặt sinh học 2
1.2.2. Đặc điểm của nấm linh chi về mặt dược tính, dược lý 2
2. Giới thiệu chung về quá trình phát triển nghề trồng Nấm ăn –
nấm dược liệu tại Việt Nam 3
3. Vị trí và lợi ích của nghề trồng nấm 4
3.1. Ưu thế của nghề trồng nấm so với với trồng lúa và chăn nuôi
một số loại gia súc, gia cầm ở Việt Nam 4
3.2. Lợi ích kinh tế-xã hội của ngành sản xuất và tiêu thụ nấm 5
3.2.1. Bổ sung nguồn thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng giúp tăng cường
thể lực và nguồn dược liệu phòng tránh, chữa một số bệnh 5
3.2.2. Góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp, xoá đói giảm nghèo
và nâng cao đời sống nhân dân 6
3.2.3. Góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản của cả nước 7
3.2.4. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá 7
3.2.5. Tận dụng phụ phẩm, phế thải, góp phần bảo vệ môi trường 7
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH SẢN XUẤT NẤM HIỆN NAY
1. Đánh giá môi trường ngành 8
1.1. Môi trường tự nhiên 8
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 8
1.1.2. Nguồn nguyên liệu 8
1.2. Môi trường kinh tế 8
1.2.1. “Bốn nhà” kết hợp phát triển nghề trồng nấm 9
1.2.2. Chính sách tín dụng 9
1.2.3. Chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu 10
1.2.4. Giá cả đầu vào và đầu ra của sản phẩm nấm 10
1.3. Môi trường hội nhập quốc tế 10
1.3.1 Hội nhập trong lĩnh vực công nghệ sản xuất 10
1.3.2 Hội nhập trong lĩnh vực tiêu thụ 11
1.4. Môi trường luật pháp 11
1.4.1. Luật khuyến khích đầu tư trong nước (1994) 11
1.4.2. Luật hợp tác xã (1997) 11
1.4.3. Luật doanh nghiệp (1999) 11
2. Thực trạng sản xuất nấm 12
2.1. Thực trạng nuôi trồng 12
2.1.1. Giống nấm 12
2.1.2. Quy mô nuôi trồng nấm 13
2.1.3. Sản lượng nấm 13
2.1.4. Năng suất nấm 14
2.2 Thực trạng chế biến và bảo quản 15
2.2.1. Thực trạng chế biến 15
2.2.2. Thực trạng bảo quản 16
2.3. Thực trạng đóng gói và vận chuyển 18
2.3.1. Thực trạng đóng gói 18
2.3.2. Thực trạng vận chuyển: 18
2.3.2.1.Vận chuyển nấm tiêu thụ trong nội địa 18
2.3.2.2.Vận chuyển nấm xuất khẩu 19
3.Thực trạng kinh doanh Nấm 20
3.1. Kinh doanh trong nước 20
3.1.1. Cơ cấu tiêu thụ 20
3.1.2. Sản lượng và doanh thu tiêu thụ 20
3.1.3. Thị trường tiêu thụ 20
3.1.4. Kênh phân phối 21
3.1.4.1. Kênh phân phối trực tiếp 21
3.1.4.1. Kênh gián tiếp 21
3.1.5. Chất lượng và giá cả 22
3.2. Kinh doanh xuất khẩu 23
3.2.1. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu 23
3.2.2. Số lượng và kim ngạch xuất khẩu 23
3.2.3. Thị trường xuất khẩu 24
3.2.4. Kênh phân phối 25
3.2.5. Giá cả và chất lượng xuất khẩu 25
CHƯƠNG III:
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NẤM
1. Định hướng phát triển ngành nấm 27
1.1. Phương hướng phát triển ngành nấm 27
1.2. Mục tiêu phát triển ngành nấm 27
1.2.1. Giai đoạn từ nay đến năm 2005 27
1.2.2. Giai đoạn từ nay đến năm 2010 27
1.3. Quan điểm của nhóm tác giả 27
2. Giải pháp phát triển ngành nấm 28
2.1. Giải pháp liên quan đến nâng cao năng lực sản xuất nấm 28
2.1.1. Đối với khâu cung cấp giống và chuyển giao công nghệ 29
2.1.1.1. Khâu cung cấp giống nấm 29
2.1.1.2. Công tác chuyển giao công nghệ 29
2.1.2. Đối với khâu nuôi trồng 30
2.1.2.1. Mở rộng diện tích nuôi trồng 30
2.1.2.2. Nâng cao năng suất và chất lượng nấm 30
2.1.3. Khâu bảo quản và chế biến 30
2.1.3.1. Khâu chế biến 30
2.1.3.2.Khâu bảo quản 31
2.1.4. Đối với khâu đóng gói 31
2.1.4.1. Bao bì vận chuyển 31
2.1.4.2. Bao bì thương mại 31
2.1.5. Đối với khâu vận chuyển 32
2.2. Giải pháp liên quan đến đẩy mạnh tiêu thụ nấm 32
2.2.1. Đẩy mạnh khâu nghiên cứu thị trường 32
2.2.2. Đẩy mạnh hoạt động Marketting 33
2.2.2.1. Đẩy mạnh khâu nghiên cứu sản phẩm mới 33
2.2.2.2. Hình thành các kênh phân phối trong và ngoài nước. 34
2.2.2.3. Đẩy mạnh các hình thức xúc tiến thương mại 36
2.2.3. Xây dựng và quảng bá thương hiệu 38
2.2.4. Áp nhãn môi trường (nhãn sinh thái). 40
2.3. Kiến nghị với cơ quan quản lý vĩ mô 40
2.3.1. Nhà nước cần tăng cường quy hoạch cho ngành nấm và tuyên
truyền, hướng dẫn cho các hộ nuôi trồng sản xuất đạt hiệu quả cao nhất 40
2.3.2. Xây dựng trung tâm sản xuất giống thương phẩm, chế biến nấm 41
2.3.3 Đẩy mạnh mô hình kinh tế trang trại trên phạm vi cả nước 42
2.3.4. Xây dựng Hiệp hội nấm trong nước và tham gia vào Hiệp hội
nấm thế giới 43
2.3.5. Đổi mới và phát triển công nghệ 44
2.3.6. Đầu tư hỗ trợ để nâng cao khả năng tài chính cho các doanh nghiệp
trong ngành 45
2.3.7. Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin đầy đủ để phát triển
thương mại điện tử 46
2.3.8. Giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu 46
2.3.9. Giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại 47
2.3.10. Xây dựng một số mô hình thí điểm nuôi trồng nấm
mang ý nghĩa kinh tế xã hội 48
KẾT LUẬN 49
50 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2668 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ Nấm ăn và nấm dược liệu tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iá đắt so với mức thu nhập của họ, còn lại không ai cho rằng nấm rẻ {48}. Chị Phan Thị Hoa, một người tiêu dùng ở chợ Bưởi cho biết, gia đình chị đã quen ăn nấm nhưng giá hiện nay còn quá cao nên thỉnh thoảng mói mua. Chị cho rằng, nếu giá hạ xuống còn 6-7 ngàn đồng/kg thì chắc chắn sẽ có nhiều người mua nấm ăn thường xuyên.
- Về chất lượng: Hiện nay số người tiêu dùng nấm vẫn chưa nhiều có thể nói do những nguyên nhân chủ yếu sau: nấm không bổ dưỡng chiếm 41%, không an toàn chiếm 30%, phẩm chất kém chiếm 7%, còn lại lý do khác chiếm 22% {47}.
Biểu đồ 3 : Chất lượng nấm
41%
30%
7%
22%
Không bổ dưỡng
Không an toàn
Phẩm chất kém
Lý do khác
(Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu)
Như vậy, phẩm chất các loại nấm hiện nay không phải là nguyên nhân đầu tiên hạn chế sự sử dụng nấm của người tiêu dùng. Số người cho rằng nấm có chất lượng kém chỉ chiếm 7%, trong khi đó rất nhiều người tiêu dùng chưa biết đến giá trị dinh dưỡng của nấm (41%) và một số lượng không nhỏ lo ngại về độ an toàn của nấm (30%).
3.2. Kinh doanh xuất khẩu
3.2.1. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu
Cơ cấu mặt hàng nấm xuất khẩu của ta mới chỉ gồm các chủng loại: Nấm đóng hộp, nấm đông lạnh, nấm tươi, nấm muối, nấm sấy khô, và thực phẩm chế biến từ nấm. Hiện nay, ngoại trừ một số cơ sở xuất khẩu nấm dưới dạng đóng hộp, đông lạnh như Meko (Hậu Giang), Linh Xuân (Thành phố Hồ Chí Minh), còn lại phần lớn sản phẩm nấm sau khi sản xuất ra thường là xuất khô dưới dạng nguyên liệu hoặc sơ chế như muối mặn, cắt góc, rửa qua, phơi khô như mộc nhĩ nên giá trị không cao.
3.2.2. Số lượng và kim ngạch xuất khẩu
Số lượng xuất khẩu nấm của nước ta hiện nay vẫn còn rất thấp. Theo các nguồn thông tin mà chúng tôi thu thập được ở Việt Nam, năm 2002 các loại sản phẩm nấm xuất khẩu của nước ta đã đạt khoảng 40.000 tấn/năm, kim ngạch đạt 40 triệu USD {32}. Trong đó từ năm 1995 đến năm 2002 bình quân mỗi năm hơn 10 công ty xuất nhập khẩu và 13 nhà máy đóng hộp chuyên đóng hộp nấm trong miền nam đã xuất khẩu sản lượng 30.000 tấn thành phẩm/năm với lượng nguyên liệu là 60.000 tấn, giá bán như sau: Nấm muối: 800USD/ tấn, nấm đóng hộp:1200 USD/tấn, thu kim ngạch 30 triệu USD/năm {34}.
Trong các loại nấm, hiện nay nấm rơm đang dẫn đầu về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Mới đây, năm 2002, các doanh nghiệp Cần Thơ vừa xuất khẩu hơn 753 tấn nấm rơm muối và đóng hộp, trị giá hơn 690.000 USD. Với sản lượng này, Cần Thơ là địa phương có lượng nấm rơm xuất khẩu cao nhất trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long {36}.
Với sản lượng 100.000 tấn nấm/ năm như hiện nay chưa đủ để đáp ứng nhu cầu nội địa đã lên tới 160.000 tấn nấm các loại, chứ chưa nói gì đến việc ký kết với những bạn hàng lớn trên thế giới. Trao đổi với giám đốc công ty cổ phần Tân Mai, ông cho biết: "Có khi chúng tôi ngồi chở cả ngày mới thu mua được nửa container, chúng tôi thường xuyên không có hàng để bán, phải bán kèm với các mặt hàng khác." Thực trạng trên của công ty Tân Mai cũng là thực trạng chung của các doanh nghiệp xuất khẩu nấm Việt Nam. Với những mặt hàng thông thường, việc tìm bạn hàng, tìm thị trường tiêu thụ rất khó, đằng này nhu cầu thị trường nấm thế giới rất rộng mở, tiếc rằng sản lượng của chúng ta không đủ để xuất khẩu.
Theo thông tin từ nguồn FAO, từ năm 1999 đến năm 2002, sản phẩm nấm của Việt Nam không tăng, dừng lại ở mức 13.500 tấn, chiếm một tỷ trọng rất nhỏ so với 2.961.493 tấn nấm sản phẩm của thế giới. Trong đó, năm 2001, lượng xuất khẩu nấm đóng hộp là 2.200 tấn, nấm khô là 500 tấn, chiếm tỷ trọng không đáng kể so với lượng xuất khẩu của thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn nằm trong 20 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Ta có thể thấy rõ điều đó qua bảng số liệu sau:
Bảng 10 : Xuất khẩu nấm đóng hộp
Sản lượng xuất khẩu (tấn)
Kim ngạch xuất khẩu (USD)
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Việt Nam
2700
2600
2200
3200
2600
2000
Thế giới
467309
501.006
508.585
637.164
613.527
580.730
Tỉ lệ VN so với TG
0,58%
0,52%
0,43%
0,50%
0,42%
0,34%
(Nguồn: )
Bảng 11 : Xuất khẩu nấm khô
Sản lượng xuất khẩu (tấn)
Kim ngạch xuất khẩu (USD)
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Việt Nam
720
1200
500
1420
1500
900
Thế giới
40.021
47.144
44.120
280.305
289.728
261.900
Tỉ lệ VN so với TG
1,79%
2,54%
1,13%
0,50%
0,52%
0,34%
(Nguồn:
Qua đó chúng ta thấy được rằng xuất khẩu của Việt Nam vẫn quá nhỏ lẻ và manh mún, mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu thế giới. Hơn nữa lượng xuất khẩu và kim ngạch đạt được liên tục giảm trong những năm gần đây. Điều đó chứng tỏ tình hình xuất khẩu của Việt Nam đang có chiều hướng không tốt.
3.2.3. Thị trường xuất khẩu
Trước đây, có rất nhiều đơn vị có khả năng xuất khẩu nấm như: Tổng công ty rau quả Việt Nam (Vegetexco), Tổng công ty xuất nhập khẩu máy (Technoimport), Unimex Hà Nội, Liên hiệp các xí nghiệp thực phẩm vi sinh Hà Nội (công ty nấm Hà Nội), Xí nghiệp nấm thành phố Hồ Chí Minh , Xí nghiệp đặc sản rừng số I, nay là công ty mây tre đan Hà Nội, Công ty liên doanh chế biến thực phẩm Meko (Cần Thơ)… nhưng đến nay chỉ còn lại vài công ty trong số đó còn trụ được.
Thị trường tiêu thụ nấm ăn lớn nhất hiện nay là Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan và các nước Châu âu. Tổng lượng nấm ăn trên thị trường thế giới vào khoảng 20 triệu tấn sản phẩm/năm và đang có xu hướng tăng. Mức tiêu thụ nấm bình quân tính theo đầu người của châu âu, Mỹ khoảng 2-3kg/năm; Nhật Bản, Đức khoảng 4kg/năm. Dự kiến mức tiêu thụ này trong tương lai sẽ tăng với tốc độ 3,5%/năm {32}. Trên thị trường Châu âu, nấm mỡ chiếm khoảng 80-95%, mộc nhĩ khoảng 10% thị phần. Thị trường Mỹ trong thập niên 80 thế kỷ 20 tiêu thụ khoảng 50% tổng lượng nấm mỡ của thị trường thế giới.
Do có khó khăn về nguyên liệu và giá nhân công ở các nước phát triển nên trong thời gian gần đây thị trường nấm thế giới đang mở rộng cửa đối với các loại sản phẩm của Việt Nam. Nhiều hãng sản xuất của Hoa Kỳ, Nhật bản, Italia, Đức, Đài Loan đã đến Việt Nam để tìm hiểu về tình hình sản xuất nấm, đặt vấn đề mua hàng và hợp tác đầu tư vào ngành này. Các tỉnh phía Nam đã có thể xuất khẩu nấm rơm muối, nấm đóng hộp với số lượng hàng ngàn tấn/năm sang thị trường các nước Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan, ... Các tỉnh phía Bắc cũng có khả năng xuất khẩu nấm mỡ muối, nấm hộp sang thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Đức, Nga, ... với số lượng tương tự.
Như ở trên chúng tôi đã đề cập, nấm rơm hiện đang xuất khẩu nhiều nhất với kim ngạch lớn nhất. Thị trường tiêu thụ nấm rơm của Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2001 là: ý, Đức, Pháp , Nhật, úc, ... và có 3 nước tiêu thụ 70% nguyên liệu nấm muối để tái đóng hộp xuất qua nước thứ ba là Malaixia, Đài Loan và Thái Lan. Từ năm 2002, các nhà máy đóng hộp tại Việt Nam đã xuất được nấm hộp vào thị trường Châu Mỹ, thị trường này trước đây chỉ độc quyền của ba nước: Đài Loan, Malaixia, và Thái Lan. Việc mở được thị trường này đã làm cho doanh số các nhà máy đóng hộp trong miền Nam tăng vọt hơn 50% và đặc biệt không còn bị khống chế giá trong mùa nấm của Đài Loan, Malaixia, Thái Lan.
Thị trường xuất khẩu nấm mỡ, nấm rơm: muối, sấy khô, đóng hộp của Việt Nam ra nước ngoài rất lớn nhưng chúng ta chưa đáp ứng đủ số lượng để xuất khẩu. Nếu một năm chúng ta sản xuất được 1 triệu tấn nấm mỡ, nấm rơm để chế biến xuất khẩu thì riêng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã đạt trên 1 tỷ USD/ năm, mang lại nguồn thu lớn cho đất nước mà không phải bỏ một đồng ngoại tệ nào để nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị như các ngành sản xuất, xuất khẩu khác.
3.2.4. Kênh phân phối
Hiện nay, khi xuất khẩu nấm ra nước ngoài chúng ta vẫn thường phải qua các kênh trung gian hoặc xuất khẩu nấm dưới dạng nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp chế biến tại nước ngoài. Rất ít người tiêu dùng nước ngoài mua sản phẩm của Việt Nam để sử dụng trong bữa ăn hàng ngày do sản phẩm của chúng ta có hàm lượng chế biến rất thấp. Do đó, sản phẩm nấm Việt Nam hiện rất khó sử dụng kênh phân phối trực tiếp sang thị trường nước ngoài.
3.2.5. Giá cả và chất lượng xuất khẩu
Về giá cả: Do sản phẩm nấm rất phong phú và đa dạng nên giá cả của chúng cũng rất khác nhau. Giá nấm mỡ tươi trung bình khoảng 600-1000 USD/tấn, cao hơn 1,2-1,5lần so với thịt bò. Nấm mỡ muối có giá bán khoảng 1000-1200 USD /tấn. Các loại sản phẩm nấm khác như nấm hương,mộc nhĩ, nấm rơm cũng có giá bán dao động khoảng 1.700- 6.500 USD/ tấn. Giá nấm xuất khẩu trên thị trường thế giới bình quân ở mức 1 USD/ 1 kg {32}.
Bảng 12: Giá xuất khẩu nấm
Nấm xuất khẩu
Giá cả
Nấm tươi
600- 1.000 USD/ tấn
Nấm mỡ muối
1.000-1.200 USD/ tấn
Nấm hương, mộc nhĩ khô
1.700- 6.500 USD/ tấn
(Nguồn:
Về chất lượng: Chất lượng sản phẩm là yếu tố được khách hàng quan tâm hàng đầu. Rất tiếc nhiều công ty xuất khẩu Việt Nam ít kiểm soát được chất lượng sản phẩm ngay từ đầu, nhất là khi nông dân mới thu hoạch sản phẩm, cho nên dù nhà máy chế biến có hiện đại mấy mà nguyên liệu đầu vào không đạt phẩm chất thì sản phẩm sau cùng cũng khó đạt tiêu chuẩn mong muốn. Thực tế cho thấy sản xuất nhỏ lẻ, chất lượng nuôi trồng không đồng đều là nguyên nhân chính làm cho chất lượng nấm xuất khẩu không cao. Việc xuất khẩu nấm của ta hiện nay hầu như không đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng.Tiêu chuẩn chất lượng thường do khách hàng quy định, căn cứ trên những quy định quốc tế đối với từng mặt hàng cụ thể. Do vậy, các doanh nghiệp phải kiểm tra chất lượng chặt chẽ từ khâu nhập nguyên liệu đến khâu làm ra thành phẩm.
Nhìn chung, tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm trong những năm qua đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Đó là: đã đưa ra một số chủng nấm, giống nấm có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất và dần dần nâng cao hiệu quả trong sản xuất nấm; Một số tỉnh đã xây dựng được các Trung tâm, cơ sở sản xuất giống nấm cấp I, cấp II, cấp III cung cấp cho nông dân; Tạo ra phong trào nuôi trồng nấm tương đối rộng khắp trong cả nước, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nông dân và sản phẩm cho xã hội; Đã xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ nấm, tạo ra giá trị từ các loại phế, phụ phẩm công nghiệp và nông nghiệp, ...
Tuy nhiên, ngành nấm cũng tồn tại những hạn chế không nhỏ, đó là sản xuất phân tán, hiệu quả thấp, không có cơ sở sản xuất lớn đóng vai trò chủ đạo trong sản xuất và tiêu thụ; Sản lượng thấp (100.000 tấn/ năm), mức xuất khẩu chỉ đại 40.000 tấn/ năm, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có, nhu cầu thị trường, chưa đóng góp nhiều vào việc xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; Giá thành sản phẩm còn cao trong khi chất lượng còn thấp nên chưa hấp dẫn người tiêu dùng.
Những tồn tại trên có thể nói do những nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, chưa có định hướng và quy hoạch tổng thể cả nước trong sản xuất và tiêu thụ nấm nên việc phát triển còn nhiều bất cập. Việc sản xuất nấm của nông dân còn tự phát, quy mô nhỏ lẻ và thủ công nên năng suất thấp, hiệu quả chưa cao.
Thứ hai, việc nghiên cứu tuyển chọn nhân giống chưa đáp ứng nhu cầu thực tiến. Chất lượng giống nấm chưa đảm bảo từ khâu sản xuất đến quá trình nuôi trồng, bảo quản và hướng dẫn sử dụng.
Thứ ba, hệ thống chuyển giao công nghệ và xúc tiến thương mại chưa hoàn chỉnh và thống nhất.
Thứ tư, hiểu biết của đa số nhân dân về giá trị của nấm còn hạn chế. Điều này đã kìm hãm sức tiêu thụ nội địa.
Thứ năm, sản xuất chưa có quy mô đủ lớn nên khó đáp ứng về số lượng của các hợp đồng xuất khẩu, chất lượng sản phẩm lại thấp nên khách hàng nước ngoài chưa có lòng tin để làm ăn lâu dài, ...
Do vậy , để ngành nấm Việt Nam thực sự phát triển cần thực hiện một giải pháp đồng bộ cho tất cả các khâu từ khâu nuôi trồng đến khâu sản xuất và tiêu thụ.
Chương III
Giải pháp đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ nấm
1. Định hướng phát triển ngành nấm
1.1. Phương hướng phát triển ngành nấm
- Đẩy nhanh tốc độ phát triển nghề trồng và chế biến nấm ở nước ta nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào và lao động trong các vùng nông thôn, tạo ra một khối lượng nấm lớn phục vụ nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu. Tạo ra công việc thu hút lao động nông dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tăng kim ngạch xuất khẩu cho quốc gia.
- Xây dựng và tổ chức ngành hàng nấm thống nhất từ khâu nghiên cứu, triển khai sản xuất, chế biến và tiêu thụ trong phạm vi cả nước, phát triển sản xuất hàng hoá qui mô công nghiệp để hỗ trợ và kết hợp với sản xuất qui mô nhỏ trong dân.
1.2. Mục tiêu phát triển ngành nấm
1.2.1. Giai đoạn từ nay đến năm 2005
- Xây dựng các cơ sở nhân giống nấm đến cấp huyện, tập trung vào những vùng sẵn có nguyên liệu nhằm cung ứng đủ số giống nấm có chất lượng cần thiết cho sản xuất.
- Mở rộng qui mô sản xuất nấm, xây dựng các trang trại trồng nấm và xây dựng một số nhà máy chế biến nấm đóng hộp phục vụ xuất khẩu.
- Sản lượng đạt mức 300.000 tấn nấm/năm.
- Kim ngạch xuất khẩu đạt 60 triệu USD/năm.
1.2.2. Giai đoạn từ nay đến năm 2010
- Sản lượng: đạt trên 1 triệu tấn nấm/năm, sử dụng khoảng 6 triệu tấn phế, phụ phẩm nông nghiệp cho nuôi trồng nấm.
- Chế biến được trên 40%-50% tổng sản lượng nấm sản xuất ra dưới dạng nấm muối, sấy khô, nấm hộp, bột nấm, ...
- Tổng giá trị sản phẩm đạt 7000 tỷ đồng/năm.
- Kim ngạch xuất khẩu: Đạt trên 200 triệu USD/năm.
1.3. Quan điểm của nhóm tác giả
Những định hướng và mục tiêu trên của Nhà nước hoàn toàn đúng đắn, song nhóm tác giả xin đưa ra quan điểm về định hướng phát triển cụ thể cho ngành nấm trong tương lai.
Theo nhóm tác giả, để ngành nấm phát triển cần có những giải pháp đồng bộ cho tất cả các khâu: khâu cung cấp giống và chuyển giao công nghệ, khâu nuôi trồng, khâu chế biến, khâu bảo quản, khâu vận chuyển và khâu tiêu thụ. Chúng ta phải xây dựng hoàn chỉnh được mô hình mẫu cho ngành nấm thì trong tương lai ngành nấm mới khởi sắc. Hơn nữa, mục tiêu quan trọng của ngành nấm không chỉ là tạo chỗ đứng vững chắc ở thị trường nội địa với hơn 80 triệu khách hàng mà còn vươn ra thị trường thế giới.
Mô hình mẫu cho ngành nấm trong tương lai
theo đề xuất của nhóm tác giả
Nhà nước
Tiêu thụ
Chế
biến
Nuôi trồng
Giống nấm
: Mối quan hệ trực tiếp giữa 4 khâu
: Mối quan hệ gián tiếp giữa 4 khâu
: Sự hỗ trợ và giúp đỡ từ phía Nhà nước
Nhà nước nên ban hành những chính sách, biện pháp ở tầm vĩ mô, trợ giúp tất cả các khâu trong ngành một cách đồng bộ và thường xuyên. Chính sách của Nhà nước sẽ tiếp thêm “ nhiên liệu” cho “guồng máy” của ngành nấm hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn rất nhiều. Bên cạnh sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, các khâu cần có sự phối hợp nhuần nhuyễn và trợ giúp lẫn nhau trong quá trình hoạt động. Nông dân được cung cấp những giống nấm tốt để nuôi trồng, các nhà máy được cung cấp nguyên vật liệu đảm bảo về chất lượng và số lượng để chế biến, thị trường được cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao và hàm lượng chế biến sâu. Các doanh nghiệp chế biến nên ký kết các hợp đồng thu mua nấm ngay từ đầu vụ để đảm bảo cho số lượng và chất lượng nấm phục vụ cho nhu cầu trong nước và cho công tác xuất khẩu. Nếu chúng ta thực hiện được thành công mô hình trên, ngành nấm có thể thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn mà hiện nay ngành nấm đang phải đối mặt. Đồng thời, chúng ta sẽ chiếm lĩnh được thị trường trong nước và giữ được chỗ đứng vững chắc tại thị trường nước ngoài.
2. Giải pháp phát triển ngành nấm
2.1. Giải pháp liên quan đến nâng cao năng lực sản xuất nấm
Như định hướng và mục tiêu chúng tôi đã trình bày trên đây, để nâng cao năng lực sản xuất nấm cần phải có biện pháp cho tất cả các khâu, từ khâu cung cấp giống nấm và chuyển giao công nghệ đến khâu bảo quản, chế biến, …
2.1.1. Đối với khâu cung cấp giống và chuyển giao công nghệ
2.1.1.1. Khâu cung cấp giống nấm
Trước hết, phải tăng cường tiềm lực nghiên cứu trong lĩnh vực chọn tạo giống ở các cơ quan trung ương nhằm lưu giữ nguồn gien quí, tuyển chọn các giống nấm có khả năng phục vụ sản xuất. Các trung tâm sản xuất giống nấm cần đẩy mạnh công tác khảo nghiệm, tuyển chọn giống thật kỹ lưỡng, cung cấp cho nông dân những giống nấm cấp I,II,III có chất lượng và năng suất tốt nhất. Các trung tâm nên nghiên cứu kỹ thuật chọn giống bằng phương pháp “Đột biến thực nghiệm” do các tác nhân gây đột biến vật lý phóng xạ và các chất siêu đột biến hoá chất tạo nên. Kỹ thuật này đã được thực hiện thành công và đang được nhiều nước dùng như Trung Quốc, Thái Lan, Đức,… sử dụng.
Bên cạnh đó các trung tâm cũng nên tập trung xây dựng hệ thống nhân giống, sản xuất giống nấm thống nhất từ khâu nghiên cứu đến khâu triển khai sản xuất, phục vụ đủ nhu cầu sản xuất ở địa phương, sử dụng các giống nấm đã qua nghiên cứu tuyển chọn trước khi đưa vào sản xuất. Đồng thời các trung tâm này có thể phối hợp với các cơ quan chức năng để làm tốt vai trò của cơ quan kiểm tra, giám sát nguồn giống trong sản xuất cũng nhu đào tạo cán bộ kỹ thuật về sản xuất và chế biến nấm ở địa phương; Phối hợp với các trạm bảo vệ thực vật và phòng khuyến nông của từng huyện để cung cấp giống nấm và chuyển giao công nghệ trồng nấm cho các hộ nông dân kịp thời, đáp ứng được cả số lượng và chất lượng.
Các doanh nghiệp, hộ gia đình nuôi trồng nấm khi tiếp nhận giống nấm ở các trung tâm cần có sự kiểm tra, chọn lọc chính xác, chỉ tiếp nhận những giống nấm phù hợp điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng ở vùng mình để thu được hiệu quả cao.
2.1.1.2. Công tác chuyển giao công nghệ
Các trung tâm cần không ngừng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho các cán bộ của trung tâm, tăng cường học hỏi kinh nghiệm và kiến thức lựa chọn giống, nuôi trồng từ nước ngoài, nắm vững những công nghệ nuôi trồng hiện đại để chuyển giao lại kiến thức cho các hộ nông dân.
Bên cạnh việc bồi dưỡng về kiến thức, các cán bộ trung tâm cần không ngừng rèn luyện về tác phong và thái độ làm việc. Họ cần nhiệt tình trong việc chỉ bảo hướng dẫn nông dân trồng nấm, không được lặp lại tình trạng “ giữ bí kíp nghề nghiệp” trong quá trình chuyển giao công nghệ. Các cán bộ trong trung tâm nên thường xuyên trao đổi với các học viên và quan tâm sát sao đến kết quả nuôi trồng của các học viên. Nếu các học viên nuôi trồng không hiệu quả, họ phải cùng các học viên tìm ra nguyên nhân và phương án giải quyết tối ưu nhất để mẻ nấm sau thành công hơn.
Ngoài ra, các trung tâm chuyển giao cũng nên mở rộng đội ngũ cộng tác viên ra các địa phương. Họ có thể tận dụng hệ thống Màng lưới viên của các chi cục bảo vệ thực vật của các tỉnh thành phố ở từng xã, từng thôn trong việc cập nhật thông tin và giám sát quá trình nuôi trồng. Các Màng lưới viên này là những cán bộ nông nghiệp ở các xã được đào tạo cơ bản các kiến thức về nông nghiệp và được chi cục bảo vệ thực vật trả lương cộng tác viên hàng tháng. Nếu các trung tâm chuyển giao công nghệ tận dụng được lực lượng này sẽ rất hiệu quả, họ nắm bắt được thông tin cụ thể của từng hộ và cung cấp những thông tin chính xác cho trung tâm về những hộ muốn trồng nấm và đang trồng nấm, từ đó trung tâm sẽ có những chính sách hợp lý để tăng cường khâu cung cấp giống và chuyển giao công nghệ cho các hộ nuôi trồng.
2.1.2. Đối với khâu nuôi trồng
Các địa phương cần dựa vào điều kiện cụ thể của mình để đề ra các hướng ưu tiên phát triển các loại nấm phù hợp, tránh tình trạng phát triển ồ ạt theo phong trào như trước. Đối với các tỉnh phía Nam, cần ưu tiên phát triển nấm rơm, mộc nhĩ. Đối với các tỉnh phía Bắc, cần ưu tiên phát triển nấm mỡ, nấm sò, nấm rơm vào mùa hè.
2.1.1.1. Mở rộng diện tích nuôi trồng
Để phát triển sản xuất, các hộ nuôi trồng cần mở rộng diện tích nuôi trồng nấm để cung cấp đủ về số lượng nấm cho thị trường, khắc phục được tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ hiện nay. Các nông hộ nên liên kết với nhau để tạo ra những tổ hợp sản xuất cùng góp đất, góp vốn, góp sức lực vào trồng nấm. Để làm được điều đó, trước tiên các hộ cần bố trí, sắp xếp các vị trí như nhà ngang, vườn để nuôi trồng. Các hộ có thể cùng hợp tác với các hộ bên cạnh nối kho, vườn để dựng lều nấm. Hơn nữa, các hộ cùng góp vốn để đầu tư mua giống, đầu tư mua nguyên vật liệu đầu vào và cử những thành viên có đủ năng lực, sự nhiệt tình đến đào tạo tại các trung tâm chuyển giao công nghệ trồng nấm . Sự hợp tác trên sẽ giúp các hộ có thể mở rộng diện tích nuôi trồng và tiết kiệm được chi phí sản xuất. Các nông hộ cũng nên hưởng ứng mô hình kinh tế trang trại. Trước mắt, các hộ cần phát triển mạnh mẽ kinh tế hộ gia đình cả về chất và lượng để khi có điều kiện, các hộ phát triển kinh tế hộ gia đình lên kinh tế trang trại.
2.1.1.2. Nâng cao năng suất và chất lượng nấm
Bên cạnh việc mở rộng diện tích trồng nấm, các hộ cần phải nâng cao năng suất và chất lượng nấm. Yêu cầu đầu tiên để nâng cao năng suất nuôi trồng là ý thức của từng hộ nông dân trong việc thực hiện đúng quy trình nuôi trồng mà các cán bộ của trung tâm cung cấp giống và chuyển giao công nghệ nuôi trồng nấm đã hướng dẫn. Các hộ cần chấp hành một cách đầy đủ và chính xác, tránh tình trạng “qua loa, đại khái” trong quá trình nuôi trồng nấm. Nếu thấy có bất kỳ sự cố gì, các hộ nên nhanh chóng thông báo cho các Màng lưới viên, các cán bộ khuyến nông của huyện hoặc trực tiếp trao đổi với các cán bộ trong trung tâm. Từ đó, họ có thể rút ra nguyên nhân sự cố và các biện pháp khắc phục và phòng tránh.
Ngoài ra, các hộ trồng nấm trong mỗi xã nên thành lập các “Hội trồng nấm” để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và phối hợp với nhau trong quá trình nuôi trồng. Hàng quý, Hội nên tổ chức biểu dương khen thưởng những hộ nuôi trồng đạt năng suất cao để khuyến khích các hộ khác. Việc tham gia câu lạc bộ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà nước và các cơ quan chức năng hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nông dân trong quá trình nuôi trồng.
Công tác sơ chế và bảo quản cũng vô cùng quan trọng đối với các nông hộ. Vì vậy các thành viên trong Hội cần góp vốn và vay vốn để đầu tư mua lò sấy hiện đại để chế biến nấm khô, nhập các thiết bị như tủ bảo ôn, hầm lạnh, xe lạnh bảo quản nấm tươi hay các máy đóng túi nilon để bao gói nấm tươi phục vụ thị trường nội địa …Nếu các địa phương phối hợp với các hộ nuôi trồng làm tốt được công tác trên chắc chắn nấm sẽ được nâng cao cả về số lượng và chất lượng.
2.1.2. Khâu bảo quản và chế biến
2.1.2.1. Khâu chế biến
Các doanh nghiệp nên lập quĩ để đầu tư nghiên cứu, tiếp thu và trang bị các công nghệ chế biến có chất lượng cao và qui mô phù hợp như nhập những lò sấy chất lượng cao, dây chuyền đóng hộp hiện đại và kho lạnh để bảo quản nấm tươi.
Tổ chức hệ thống thu mua, chế biến nấm tập trung dưới dạng nấm tươi, sấy khô, muối, trà nấm, ... đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Trước mắt có thể sử dụng các trung tâm sản xuất giống tại địa phương vào công tác này. Về lâu dài, từng bước xây dựng các cơ sở chế biến với qui mô thích hợp ở các vùng sản xuất tập trung.
Nghiên cứu, hoàn chỉnh công nghệ xử lí chất thải trong sản xuất nấm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và tạo ra nguồn phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các doanh nghiệp chế biến cũng cần tăng cường nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm những sản phẩm mới về nấm để nâng cao chủng loại và hàm lượng chế biến nấm.
2.1.2.2.Khâu bảo quản
Bên cạnh các phương pháp bảo quản hiện nay, các nông hộ và các doanh nghiệp cần đa dạng hoá các hình thức bảo quản, tăng cường tìm tòi các biện pháp mới để lựa chọn được những phương pháp phù hợp nhất. Đối với các sản phẩm nấm đóng hộp, các nông hộ có thể thay thế dung dịch nước muối, nước clo bằng nước ô zôn. Dung dịch nước ô zôn dễ kiếm, dễ làm và có hiệu quả bảo quản rất tốt. Đối với các sản phẩm nấm tươi, nông hộ nên đầu tư các trang thiết bị lạnh như thùng nước đá, tủ bảo ôn, tủ đá…để bảo quản nấm tươi. Nếu chúng ta đảm bảo được công tác bảo quản lạnh sẽ giúp cho các sản phẩm nấm tươi có chất lượng tốt hơn và không bị hao hụt chất dinh dưỡng. “Hội nuôi trồng nấm” nên thay thế những lò sấy thủ công để nhập khẩu các lò sấy kiểu mới có chất lượng cao, bảo vệ môi trường và mang lại những sản phẩm nấm khô có chất lượng cao, giòn đều và không bị mốc trong quá trình bảo quản và tiêu thụ. Do có sự góp sức góp vốn của cả các thành viên trong Hội nên tất cả các hộ không phải bỏ ra nhiều tiền của mà vẫn được sử dụng lò sấy mới, và các trang thiết bị hiện đại.
2.1.3. Đối với khâu đóng gói
2.1.3.1. Bao bì vận chuyển
Đối với nấm tươi, các nông hộ nên sử dụng các thùng xốp để vận chuyển, thùng xốp giúp cho nấm tươi lâu và không bị thâm dập. Ngoài ra, thùng xốp cũng giữ nhiệt rất tốt. Vì vậy, khi bảo quản lạnh chúng có thể giúp cho nấm được giữ ở nhiệt độ thấp.
Đối với nấm đóng hộp, các doanh nghiệp nên sử dụng thùng các tông thay vì thùng gỗ nan thưa hiện nay để làm bao vì vận chuyển. Thùng gỗ có chi phí cao hơn và tương đối nặng, hơn nữa thùng gỗ không đảm bảo cho các hộp nấm không bị rỉ trong quá trình vận chuyển. Thùng các tông có chi phí rẻ hơn, khối lượng nhẹ hơn và thuận tiện cho các doanh nghiệp trong việc ghi chú các ký mã hiệu vận tải bên ngoài thùng.
2.1.3.2. Bao bì thương mại
Đối với nấm tươi, các doanh nghiệp và các nông hộ cần đóng gói vào những bao nilon, bên ngoài có ghi chú những thông tin về thương hiệu, tên nhà sản xuất, hàm lượng dinh dưỡng, khối lượng, cách bảo quản, thời hạn sử dụng …
Đối với sản phẩm nấm khô xuất khẩu, các doanh nghiệp chế biến nên sử dụng những bao bì có in rõ tên nhà sản