Đề tài Giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG. 3

1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 3

1.1.1. Khái niệm về các khu công nghiệp 3

1.1.2. Đặc điểm của các khu công nghiệp 4

1.2. VAI TRÒ CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI. 6

1.2.1. Vai trò của các khu công nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 6

1.2.2. Đóng góp của các KCN vào thành tựu phát triển kinh tế- xã hội của cả nước. 7

1.3. SỰ HÌNH THÀNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN VÀO CÁC KCN VIỆT NAM 11

1.3.1. Sự hình thành các khu công nghiệp Việt Nam 11

1.3.2. Nguồn vốn và phương thức huy động vốn 12

1.3.2.1. Nguồn vốn trong nước. 12

1.3.2.2. Nguồn vốn nước ngoài ( FDI) 14

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp 14

1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN 17

1.4.1. Phát triển các KCN của Hàn Quốc 17

1.4.2. Kinh nghiệm hoạch định chính sách phát triển khu công nghiệp của Đài Loan 18

1.4.3. Bài học kinh nghiệm với Việt Nam trong thu hút vốn vào các KCN 22

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 ĐẾN HẾT 2006. 24

2.1. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐẾN HẾT 2006. 24

2.1.1. Tình hình đầu tư vào khu công nghiệp 24

2.1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh 25

 

doc61 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g sản xuất của Đài Loan. Nhằm mục tiêu đưa Đài Loan thành một trung tâm công nghiệp của khu vực Châu á- Thái Bình Dương và đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp công nghệ mới, tạô giá trị gia tăng cao, Đài Loan đang nỗ lực thành lập các “công viên công nghiệp thông minh” được quy hoạch hạ tầng hoàn thiện có hệ thống viễn thông hiện đại và cung cấp các dịch vụ quản lý tập trung tiên tiến. Các KCN thông minh này sẽ chủ yếu phát triển các ngành công nghệ thông tin, các hoạt động nghiên cứu và phát triển R&D, phát triển công nghệ mới, tạo giá trị gia tăng cao, bao gồm cả các trung tâm đào tạo và các viện nghiên cứu. 1.4.3. Bài học kinh nghiệm với Việt Nam trong thu hút vốn vào các KCN Qua việc nghiên cứu qua trình phát triển , mô hình tổ chức quản lý và chính sách thu hút đầu tư vào KCN của một số nước, có thể rút ra được một số kinh nghiệp cho quá trình xây dựng và thu hút vốn đầu tư vào KCN ở Việt Nam: Thứ nhât: Căn cứ vào điều kiện hiện tại, dự báo triển vọng kinh tế, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội, điều kiện tự nhiên, đặc điểm văn hóa, xã hội từng vùng, định hướng cụ thể cho việc phát triển ngành nghề của từng khu vực, để từ đó đưa ra những chỉ dẫn triển khai xây dựng KCN. Thứ hai: Khuyến khích các doanh nghiệp trong KCN chuyển hướng sang các ngành có trình độ khoa học, công nghệ cao, nhằm tạo ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám phục vụ thị trường nội địa và đảm bảo tính cạnh tranh của hàng hóa. Thứ ba: Nhà nước thống nhất quản lý đối với KCN khi điều kiện thích hợp mới tiến hành phân cấp quản lý cho chính quyền địa phương. Thư tư: Phương châm trong công tác thu hút đầu tư là nhà đầu tư có lãi, người dân có việc làm với thu nhập thỏa đáng và nhà nước thu được nhiều thuế. Thứ năm: Đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh và ổn định để nhà đầu tư yên tâm đầu tư sản xuất. Thực hiện tính đồng bộ của luật pháp, quy định thủ tục đơn giản, bảo đảm quyền sở hữu và vấn để lợi nhuận cho nhà đầu tư Thư sáu: Các KCN có quy mô thích hợp. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước cùng với Nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Thư bảy: Thực hiện tốt các biện pháp ưu đãi như: miễn giảm thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập… Thư tám: có chính sách đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật và có kế hoạch tổ chức nghiên cứu công nghệ, khoa học kỹ thuật kèm theo những quan hệ trực tiếp và gián tiếp với các KCN. Chương II : thực trạng thu hút vốn vào các khu công nghiệp việt nam giai đoạn 2001 đến hết 2006. 2.1. Tình hình đầu tư và thực hiện đầu tư vào các khu công nghiệp việt Nam đến hết 2006. 2.1.1. Tình hình đầu tư vào khu công nghiệp Từ ngày 24-9- 1991, khi uỷ ban hợp tác và đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và đầu tư) được Thủ tướng Chính phủ uỷ nhiệm cấp giấy phép số 245/GP thành lập khu chế xuất đầu tiên với quy mô 300 ha đất tại xã Tân Thuận Đông, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh, đến cuối tháng 31/12/2006, cả nước có 139 khu công nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên là 29.392 ha. Trong số 139 khu này có 90 khu cơ bản hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng và đang vận hành và 49 khu đang trong thời kỳ triển khai xây dựng cơ bản, trong đó đất công nghiệp có thể cho thuê là 19.743 ha chiếm 67% tổng diện tích đất tự nhiên Kể từ khi thành lập cho đến nay số lượng các khu công nghiệp tăng liên tục qua các năm thể hiện cụ thể qua bản số liệu sau: Bảng1: Số lượng các khu công nghiệp được thành lập qua các năm. (Đơn vị: Khu công nghiệp) Năm Số KCN được thành lập Diện tích (ha) 2000 1 698 2001 3 918 2002 10 3210 2003 21 3251 2004 13 3433 2005 16 3387 2006 9 2607 Nguồn:vụ quản lý KCN, KCX( bộ Kế Họach và đầu tư) Ghi chú: Diện tích KCN được thành lập trong các năm bao gồm cả diện tích mở rộng của các KCN đã được thành lập trước đó Từ bảng số liệu 1 chúng ta có thể thấy được số lượng các KCN tăng nhanh kể từ năm 2001, trong đó năm 2003 là năm có số lượng KCN được thành lập mới nhiều nhất với tổng diện tích đất bao gồm cả diện tích mở rộng là 3251 ha. Năm 2005 số lượng các KCN được phép thành lập và mở rộng là 20 KCN tại 16 tỉnh với tổng diện tích cao nhất là 3387 ha, trong đó có 4 khu được mở rộng với diện tích là 398 ha. Về phân bố các KCN, trong thời gian qua, phân bố các KCN đã dần dần dịch chuyển theo hướng giảm bớt mật độ các KCN ở các vùng kinh tế trọng điểm, ưu tiên thành lập các KCN ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, 48 tỉnh, thành phố đã thành lập KCN, tuy nhiên, phân bố các KCN vẫn tập trung ở ba vùng kinh tế trọng điểm. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tập trung nhiều KCN nhất với 65 KCN với tổng diện tích tự nhiên 16.228 ha, chiểm 55.2% tổng diện tích đất tự nhiên CKN của cả nước. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bác có 25 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên 4.601 ha, chiềm 15.7% tổng diện tích đất tự nhiên các KCN cả nước và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có 10 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên 2.395 ha, chiếm 8.1% tổng diện tích đất tự nhiên các KCN của cả nước. Chỉ có 21% diện tích đất tự nhiên các KCN được phân bố cho các vùng còn lại. 2.1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh Giỏ trị sản xuất cụng nghiệp của cỏc KCN tăng đều qua cỏc năm, và tốc độ gia tăng giỏ trị sản xuất cụng nghiệp trong KCN đều vượt so với tốc độ gia tăng giỏ trị sản xuất cụng nghiệp của cả nước. Tổng giỏ trị sản xuất cụng nghiệp của cỏc KCN thời kỳ 1996 - 2000 đạt khoảng 9,5 tỷ USD, tăng bỡnh quõn khoảng 20%/năm. Trong thời kỳ 2001 - 2005, tổng giỏ trị sản xuất cụng nghiệp của cỏc doanh nghiệp KCN (kể cả trong nước và nước ngoài) đạt khoảng 44,4 tỷ USD, gấp gần 5 lần so với 5 năm trước. Riờng năm 2006, giỏ trị sản xuất cụng nghiệp của cỏc doanh nghiệp trong KCN đạt mức tăng trưởng khỏ cao và toàn diện đạt 16,8 tỷ USD, tăng 19%/năm tổng giỏ trị sản xuất. Tỷ trọng giỏ trị sản xuất cụng nghiệp của cỏc doanh nghiệp KCN trong tổng giỏ trị sản xuất cụng nghiệp của cả nước đó tăng lờn đỏng kể từ mức khoảng 8% năm 1996 lờn 14% năm 2000 và từ mức 17% năm 2001 lờn khoảng 30% năm 2006 Sức cạnh tranh của cỏc doanh nghiệp KCN trờn thị trường thế giới được nõng cao đỏng kể trong thời gian qua. Tổng giỏ trị kim ngạch xuất khẩu của cỏc doanh nghiệp KCN thời kỳ 5 năm 1996 - 2000 đạt 6,2 tỷ USD, tăng bỡnh quõn khoảng 18%/năm; trong 5 năm tiếp sau (2001-2005), giỏ trị xuất khẩu của cỏc doanh nghiệp KCN đạt trờn 22,3 tỷ USD, tăng bỡnh quõn khoảng 24%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng bỡnh quõn giỏ trị xuất khẩu cụng nghiệp của cả nước. Năm 2006 giỏ trị xuất khẩu hàng húa của doanh nghiệp trong KCN đạt khoảng 8,3 tỷ USD, tăng 22%/ năm. Tỷ trọng giỏ trị xuất khẩu của cỏc doanh nghiệp KCN trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đó tăng lờn từ mức khoảng 15% năm 2000 lờn gần 28% năm 2006. Tổng giỏ trị nhập khẩu của cỏc doanh nghiệp KCN thời kỳ 2001-2005 đạt khoảng 27,3 tỷ USD, tăng bỡnh quõn khoảng 32%/năm và tăng gấp 3,4 lần so với tổng giỏ trị nhập khẩu trong 5 năm 1996-2000. Cỏc doanh nghiệp KCN bước đầu cú đúng gúp tớch cực vào ngõn sỏch Nhà nước, trong thời kỳ 2001-2005, tổng nộp ngõn sỏch của cỏc doanh nghiệp KCN tăng mạnh và đạt khoảng 2 tỷ USD, tăng bỡnh quõn khoảng 45%/năm và gấp 6 lần so với 5 năm 1996 - 2000. Chỉ tớnh riờng trong năm 2006 cỏc doanh nghiệp này đó nộp ngõn sỏch nhà nước khoảng 880 triệu USD tăng khoảng 2 lần so với giai đoạn 2001-2005. Qua những chỉ tiờu trờn cú thể thấy đúng gúp to lớn của cỏc KCN, vào sự phỏt triển chung của đất nước . 2.2. Thực trạng thu hút vốn vào các khu công nghiệp Việt Nam từ 2001 đến 2006 2.2.1. Thu hút vốn vào đầu tư cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp Kết cấu hạ tầng khu công nghiệp bao gồm có: Đường xá, cầu cống, các công trình điện nước, bưu chính viễn thông, Nhà xưởng, máy móc, thiết bị.. 2.2.1.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng trong hàng rào khu công nghiệp. Để thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc triển khai nhanh dự án, ngoài các chính sách ưu đãi về mặt tài chính và quản lý thuận lợi của nhà nước, cơ sở hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng. Nhà nước ta có chủ trương khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệpViệt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp. Trong khu công nghiệp, các doanh nghiệp phát triển hạ tầng tiến hành xây dựng các công trình hạ tầng sau đó cho các doanh nghiệp thuê lại. Cho đến nay cả nước đã có 139 dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, trong đó có 19 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn hạ tầng đăng ký là: 1181.2 triệu $ và 120 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký là 37.259 tỷ đồng. Bảng 2: Vốn đầu tư hạ tầng khu công nghiệp giai đoạn 2000- 2006. STT Chỉ tiêu Đvị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1 Vốn đầu tư hạ tầng đăng ký Vốn đầu tư trong nước Vốn đầu tư nước ngoài Tỷ đ Tr.$ 125 23 3830 92 3726 13 6203 41 7611 66 5003 56.2 2 VĐT hạ tầng đăng ký (luỹ kế). Đầu tư trong nước Tỷ đ 13047 16877 20603 26807 32256 37259 Đầu tư nước ngoài Tr $ 913 1005 1018 1059 1125 1181.2 3 VĐT hạ tầng thực hiện(luỹ kế) Vốn đầu tư trong nước Tỷ đ 3978 4523 5744 7989 8732 13596 Vốn đầu tư nước ngoài Tr $ 416 437 496 530 545 585 4 VĐT thực hiện/VĐT đăng ký Trong nước Nước ngoài % % 30.5 45.6 26.8 43.5 27.9 48.7 29.8 50.1 27.1 48.4 36.5 49.5 Nguồn:Vụ quản lý KCN, KCX- Bộ quản lý và đầu tư Qua bảng số 2 ta thấy vốn đầu tư hạ tầng đăng ký của các khu công nghiệp được thành lập và mở rộng tăng liên tục qua các năm. Năm 2001 mới chỉ có 125 tỷ đồng vốn đầu tư đăng ký, đến năm 2002 đã tăng lên 3830 tỷ đồng nhưng đến 2004 tăng lên 6203 tỷ đồng và đến năm 2006 tăng lên 2842 tỷ đồng. Nếu xét theo tổng vốn đầu tư luỹ kế đến năm 2006 thì:Tổng vốn đầu tư trong nước đăng ký năm 2000 là 12922 tỷ đồng nhưng đến năm 2004 là 26807 tỷ đồng và năm 2006 là 37.259 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký năm 2000 là 890 triệu $, năm 2001 tăng lên là 913 triệu $ và năm 2003 là 1018 triệu $, năm 2004 là 1059 và đến năm 2006 là 1125 triệu $. Căn cứ vào bảng số 2 ta thấy: Số vốn đầu tư hạ tầng đăng ký là khá lớn nhưng đến cuối năm 2006 vốn đầu tư trong nước mới chỉ thực hiện được là 13.596tỷ đồng đạt 36,5%. Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện được là 585 triệu $ đạt 49.5%. Như vậy, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện đã được cải thiện so với vốn hạ tầng đăng ký. Về tốc độ tăng vốn trong và ngoài nước được thể hiện như sau: -Tốc độ tăng vốn đầu tư trong nước vào cơ sở hạ tầng tăng qua cỏc năm được thể hiện ở biểu đồ 1 dưới đây: Biểu đồ 1: tốc độ tăng VĐT trong nước vào các khu công nghiệp So với năm 2000, nếu như năm 2001 tốc độ tăng VĐT trong nước vào cơ sở hạ tầng các KCN chỉ đạt 101% thì đến năm 2004 con số này đã là 130%. Có thể thầy trong giai đoạn 2001-2006 đây là năm có tốc độ tăng vốn lớn nhất. Do trong giai đoạn này các KCN chủ yếu mới trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng số KCN đi vào vận hành sản xuât còn ít. Đến năm 2006 tốc độ tăng vôn đầu tư vào lĩnh vực này giảm chỉ còn 115%. Do đây là lĩnh vực đầu tư mang lại lợi nhuận ít nên các nhà đầu tư tư nhân ít quan tâm. Số vôn đầu tư vào cơ sở hạ tầng chủ yếu do ngân sách Nhà nước cấp. tốc độ tăng vốn đầu tư nước ngoài tăng không đồng đều được thể hiện ở biểu đồ số 2 dưới đây : Biểu đồ 2: tốc độ tăng VĐT cơ sở hạ tầng nước ngoài vào KCN Nguồn: Vụ quản lý KCN, KCX- Bộ kế hoạch và đầu tư Xét về mắt số lương: Cho đến nay cả nước mới thu hút được 19 dự án đầu tư nước ngoài vào xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong đó có 17 dự án đi vào hoạt động. Qua biểu đồ 2 cho thấy trong giai đoạn 2001-2006 tốc độ tăng vốn đầu tư không đều. Năm 2002 là năm có tốc độ tăng vốn lớn nhất đạt 110%. Năm 2006 vẫn chưa thu hút thêm được dự án mới nào đầu tư vào cơ sở hạ tầng, số vốn tăng thêm trong năm chỉ đạt 56,2 triệu USD và tốc độ tăng đạt 105% giảm 1% so với năm 2005. Trong cả giai đoạn tốc độ tăng vốn còn rất hạn chế do vậy đòi hỏi trong thời gian tới Nhà nước và các ban quản lý các KCN cần có những chính sách ưu đãi hơn và đẩy mạnh hơn nữa công tác xúc tiên đầu tư vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng KCN Xét về chất lượng các công trình hạ tầng kỹ thuật thì: Đối với những khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh và hiện đại như khu công nghiệp Nomura- Hải Phòng, khu công nghiệp Tân Thuận, khu công nghiệp Việt Nam- Singapore, khu công nghiệp Thăng Long... Thu hút chủ yếu các dự án đầu tư nước ngoài. Nhiều khu công nghiệp khác do các công ty phát triển hạ tầng trong nước làm chủ đầu tư, phần lớn trình độ kết cấu hạ tầng khu công nghiệp kém hoàn chỉnh hơn, chất lượng công trình thấp, tiến độ xây dựng và khả năng thu hút vốn đầu tư đều chậm so với yêu cầu. Trong những năm qua vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu tập trung ở các vùng như Đồng băng sông hồng, Duyên hải miền trung và Đông nam bộ. Riêng vùng trung du miền núi phía Bắc, và vùng Tây nguyên là những địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn cho nên khó thu hút đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn 2000- 2005, 2 vùng này đã không thu hút được vốn đầu tư nước ngoài vào cơ sở hạ tầng và năm 2006 cũng khó khăn trong việc thu hút vốn vào cơ sở hạ tầng. Trong thời gian qua đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong 2 vùng này chủ yếu là vốn đầu tư trong nước nhưng lượng vốn đầu tư cũng không đáng là bao so với nhu cầu phát triển các khu công nghiệp. Đây sẽ thực sự là một vấn đề khó khăn trong việc phát triển các khu công nghiệp ở hai vùng này. Vì vậy trong thời gian tới cần phải đẩy mạnh xúc tiến đầu tư nước ngoài vào những vùng này. Đến cuối tháng 12/2006 , trong số 139 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, 19 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 73 dự án đầu tư trong nước đã cơ bản hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng và đi vào vận hành, một số khu công nghiệp đã cơ bản xây dựng xong cơ sở hạ tầng kỹ thuật như khu chế xuất Tân Thuận, khu chế xuất Linh Chung, các khu công nghiệp Nomura, Đà Nẵng, Amata Biên Hoà, Việt Nam- Singapore, Nội Bài, Nhơn Trạch.... Các khu công nghiệp còn lại đang trong quá trình đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng khu công nghiệp. Vấn đề nổi cộm trong việc phát triển khu công nghiệp trong thời gian qua là khó khăn trong việc đền bù giải phóng mặt bằng khu công nghiệp đây là công việc tốn kém thời gian và tiền bạc của nhà đầu tư. Rất nhiều khu công nghiệp đã có nhà đầu tư đến thuê đất nhưng khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng nên không xây dựng được các công trình hạ tầng bàn giao mặt bằng sản xuất cho các nhà đầu tư Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các khu công nghiệp và thực hiện chỉ đạo của chính phủ và Thủ tướng chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiến hành rà soát tình hình triển khai của các khu công nghiệp đã thành lập để kiến nghị một số các giải pháp xử lý cụ thể đối với các khu công nghiệp đang gặp khó khăn 2.2.1.2.- Xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào. Cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp là yếu tố quan trọng để hấp dẫn các nhà đầu tư. Nhìn chung việc phát triển các công trình hạ tầng hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp và đầu nối với các công trình bên ngoài hàng rào khu công nghiệp trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn và chưa thực sự được quan tâm một cách đúng mức. Nhiều công trình đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn nên chưa được thực hiện. Chúng ta mới chỉ quan tâm tới việc phát triển cơ sở hạ tầng trong hàng rào khu công nghiệp chưa chú ý đến việc phát triển cơ sở hạ tâng ngoài hàng rào. Điều này đã hạn chế tính hấp dẫn của khu công nghiệp và khó khăn trong việc thu hút đầu tư. Trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào cũng gặp phải những khó khăn như: khó khăn về vốn, đền bù, giải toả và tình thu hút đầu tư còn chậm, cũng như việc đầu nối các công trình hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất với các công trình hạ tầng ngoài hàng rào và sự chậm trễ trong việc xây dựng công trình hạ tầng ngoài hàng rào. Trong thời gian qua, cơ sở hạ tầng chung của cả nước đã được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng bên ngoài khu công nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện tại và trong tương lai của sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp, thể hiện ở một số điểm sau: - Một số giá dịch vụ cơ sở hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp của Việt Nam cao hơn mức trung bình của các nước trong khu vực. - Chế độ quản lý giá của nhà nước: giá cước các dịch vụ công ích cơ bản như điện, nước, viễn thông, vận tải đều ro nhà nước quy định. Bản thân doanh nghiệp không có quyền định giá cước mà chỉ xây dựng mức giá trình cơ quan nhà nước và chính phủ phê duyệt. Trên thực tế, do hoạt động không có đối thủ cạnh tranh đưa ra mức giá so với giá so sánh nên doanh nghiệp có thể đề nghị mức gía mua và bán không hợp lý. - Chất lượng dịch vụ còn thấp so với mức độ các nước trong khu vực và chưa đa dạng. Thực tế trong thời gian qua, chúng ta rất chậm đồng bộ hoá giữa phát triển khu công nghiệp với phát triển các công trình xã hội (nhà ở, các công trình giáo dục, y tế...) phục vụ đời sống cho người lao động và gia đình họ làm việc trong khu công nghiệp. 2.2.2. Thu hút vốn vào đầu tư sản xuất kinh doanh 2.2.2.1. Dự án đầu tư thu hút vốn nước ngoài. Sau 16 năm xây dựng và phát triển, với những chính sách ưu đãi về khu công nghiệp, khu chế xuất các khu công nghiệp Việt Nam đã thực sự thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất thuộc đủ mọi thành phần kinh tế do các cá nhân, tổ chức là người Việt Nam, người nước ngoài thực hiện bao gồm những lĩnh vực như: xây dựng cơ sở hạ tâng, sản xuất kinh doanh và dịch vụ... Trong quá trình thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và nhà nước, việc thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được coi là công cụ, đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Thời gian qua, khu vực có vốn FDI đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng, phát triển kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô của đất nước. Sau một thời gian xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam trở thành đầu mối quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn FDI. Chủ trương của Đảng và nhà nước ta là phát triển các hình thức sản xuất kinh doanh mới, góp phần quan trọng để ngành công nghiệp Việt Nam phát triển hiệu quả tăng năng lực sản xuất và sản lượng công nghiệp để xuất khẩu và phục vụ nhu cầu trong nước tạo ra nhiều việc làm mới cho ngươi lao động, nâng cao đời sống cho người dân. Lợi ích to lớn của việc phát triển các khu công nghiệp là thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư cần thiết từ bên ngoài để phát triển sản xuất, tăng giá trị sản xuất hàng công nghiệp. Nhờ áp dụng nguyên lý tập trung theo chiều dọc trong xây dựng các nhà máy ở khu công nghiệp nên nguồn nguyên liệu tại chỗ có thể được sử dụng tôi đa và giá thành sản phẩm giảm đáng kể. Hơn nữa, do cơ sở hạ tầng được chuẩn bị sẵn cùng với những ưu đãi đặc biệt nên khi đến các khu công nghiệp các nhà đầu tư được giảm rất nhiều chi phí doanh nghiệp. Bảng 3: thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp giai đoạn 2001- 2006 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1.Đầu tư mới Tổng số dự án Dự án 161 210 291 252 277 304 356 Tổng vốn đầu tư đăng ký Triệu USD 462 1011 761 914 1274 1593 4336 2. Đầu tư mở rộng Tổng số dự án Dự án 86 114 189 323 450 400 337 Tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm Triệu USD 262 250 529 676 886 1152 1347 3. Tổng vốn đầu tư mới và đầu tư mở rộng Triệu USD 724 1261 1290 1589 2160 2745 5682 4. Đầu tư nước ngoài(luỹ kế) Tổng số dự án Dự án 743 953 1244 1496 1773 2077 2433 Tổng vốn đầu tư đăng ký Triệu USD 8763 10024 11314 12904 15064 17809 21790 Tốc độ tăng VĐT (liên hoàn) % 100 114 113 114 117 118 122 Nguồn: Vụ quản lý KCN, KCX- Bộ kế hoạch và đầu tư Biểu đồ 3: tăng VĐT nước ngoài vào các dự án KCN Qua bảng 3 ta thấy: số lượng các dự án đầu tư nước ngoài và tổng vốn đầu tư đăng ký tăng mạnh qua các năm. Về đầu tư mới: năm 2000 có tổng số 161 dự án nước ngoài đầu tư mới với tổng số vốn đầu tư là 462 triệu USD chiếm tỷ trọng 22.9% trong tổng vốn FDI đăng ký, năm 2001 tăng lên 210 dự án (tăng 30% so với năm 2000), tổng vốn đầu tư đăng ký là 1011 triệu USD tăng 119% so với năm 2000. Như vậy chỉ trong 2 năm vốn đầu tư nước ngoài đã tăng rất nhanh. Sang đến năm 2004 tổng số dự án đầu tư mới vào khu công nghiệp đã tăng lên 277 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1274 triệu USD.Sang đến năm 2006 đã thu hút được 2433 dự án với tổng vốn đăng ký là 21,79 tỷ đồng. Năm 2000thì số lượng các dự án đầu tư mới chỉ có 86 dự án với tổng vốn đầu tư là 262 triệu USD nhưng đến cuối năm 2006 đã tăng lên 356 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4336 triệu USD. Tỷ trọng của hai loại vốn đầu tư cấp mới và vốn đâù tư mở rộng là 76% và 24%. Như vậy ta thấy xu hướng dự án đầu tư giảm đi song quy mô vốn đầu tư lại tăng lên của sự đầu tư vào các khu công nghiệp Về tốc độ tăng vốn ĐTNN vào các KCN năm sau lớn hơn năm trước và tăng đều qua các năm được thể hiện ở biểu đồ số 3 Về cơ cấu đầu tư theo ngành, lĩnh vực công nghiệp, các dự án đầu tư vào khu công nghiệp tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp nhẹ (dệt, sợi, may mặc...) và công nghiệp chế biến thực phẩm là các dự án thu hút nhiều lao động và có tỷ lệ xuất khẩu cao. Các dự án công nghiệp nặng chủ yếu tập trung trong lĩnh vực lắp ráp các sản phẩm điện, điện tử và sản xuất hàng tiêu dùng, còn các ngành sản xuất công nghiệp nặng khác như vật liệu xây dựng, hoá chất, điện, cơ khí... còn khá khiêm tốn. Kể tư khi thành lập khu công nghiệp đầu tiên đến nay, các khu công nghiệp Việt Nam đã thu hút đầu tư từ gần 50 quốc gia trên thế giới. Trong số gần 50 quốc gia, vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp vào các khu công nghiệp, khu chế xuất các quốc gia Châu á có vị trí hết sức quan trọng. 2.2.2.2. Các dự án đầu tư trong nước. Với nhiều cơ chế chính sách thu hút đầu tư “cởi mở” nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư cho nên các khu công nghiệp, khu chế xuất Việt Nam đã thu hút được rất nhiều các dự án đầu tư không chỉ của các nhà đầu tư nước ngoài mà còn có cả các nhà đầu tư trong nước. Nếu không tính đến các doanh nghiệp trong nước được thành lập trước khi khu công nghiệp được hình thành, trong những năm gần đây các nhà đầu tư nước ngoài đã quan tâm đến việc đầu tư vào các khu công nghiệp. Các tỉnh như thành phố Hồ Chí Mình, Bình Dương và một số tỉnh miền trung như Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Yên... là nơi thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào khu công nghiệp. Các doanh nghiệp nước ngoài được thành lập mới trong những năm gần đây chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân mới trong di chuyển khỏi nội các đô thị. Đồng thời khu công nghiệp càng trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước, đặc biệt sau khi có Luật doanh nghiệp ra đời, vì khu công nghiệp được quy hoạch để phát triển công nghiệp lâu dài, việc thuế đất trong khu công nghiệp thuận lợi hơn nhiều với thuế đất ngoài khu công nghiệp do phải đền bù, giải toả và thu được đất nhanh chóng, cơ sở hạ tầng tốt, thủ tục đơn giản, thuận tiện hơn. Bảng4: Thu hút đầu tư trong nước vào các khu công nghiệp giai đoạn 2001- 2006 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1.Tổng số dự án đầu tư mới Dự án 308 199 271 353 544 494 300 2.Tổng vốn đầu tư đăng ký mới Tỷ đồng 7712 14178 8995 26186 24167 6065 15000 3.Đầu tư trong nước(luỹ kế) Tổng số dự án Dự án 472 671 942 1295 1839 2333 2633 Tổng vốn đầu tư đăng ký Tốc độ tăng VĐT(liên hoàn) Tỷ đồng % 36434 100 50611 139 59606 118 85792 143 109959 128 116024 124 135690 117 Nguồn:Vụ quản KCN, KCX- Bộ kế hoạch và đầu tư. Qua số liệu tổng kết (bảng 4) ta thấy: tổng số dự án đầu tư mới tăng không đều qua các năm 2000 có tổng số 308 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 7712 tỷ đồng, đến năm 2001 tổng số đầu tư mới giảm xuống còn 199 Dự án nhưng tổng số vốn đầu tư đăng ký mới tăng mạnh 14178 tỷ đồng tăng gần 50% so với năm 2000 song đến năm 2004 đã thu hút được 544 tỷ đồng đầu tư mới với số vốn đầu tư đăng ký là 24167 tỷ đồng. Đến năm 2006 sẽ thu hút được trên 300 dự án mới và thu hút được 15.000 tỷ đồng. Như vậy, tổng vốn đầu tư trong nước đăng ký mới vào khu công nghiệp tăng mạnh qua các năm. Từ đó làm tổng vốn đầu tư vào khu công nghiệp tăng, năm 2000 mới chỉ có 36434 tỷ đồng nhưng đến năm 200 tăng 135,69 nghìn tỷ đồng tổng số dự án đầu tư trong nước vào khu công nghiệp luỹ kế: năm 2000 là 472 dự án, năm 2002 tăng lên 942 dự án và năm 2006 là 2633 dự án. Đầu tư trong nước và cơ cấu vốn trong nước đầu tư vào khu công nghiệp tăng khá nhanh so với đầu tư nước ngoài. Tỷ lệ so sánh giữa hai nguồn vốn này là 0,41 thể hiện nguồn vốn trong nước có vai trò quan trọng nhất định trong phát triển các KCN những năm qua. 2.3. Đánh giá tình hình thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp 2.3.1. Những thành tựu đạt được trong thu hút đầu tư Các KCN đó huy động được lượng vốn đầu tư lớn của cỏc thành phần kinh tế trong và ngoài nước, phục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0087.doc
Tài liệu liên quan