Trung Quốc hiện tại đã trởthành nhà độc quyền tuyệt đối vềkhai thác và gia
công loại khoáng sản có vai trò thiết yếu trong sản xuất công nghệcao, bao gồm
samari, tecbi, lantan, lutexi, tuli và các chất khác. Đây là những thành phần chính để
tạo ra các sản phẩm nhưiPad, Blackberry, máy lọc nước, lazer và các loại xe hybrid.
Ngoài ra, những yếu tốnày còn được sửdụng phần lớn trong công nghệsản xuất quân
sựtinh vi nhất.
Đất hiếm có vai trò vô cùng quan trọng đối với lĩnh vực khoa học kỹthuật công
nghệcao, nó chính là nguồn nguyên liệu vô cùng quan trọng đểsản xuất các sản phẩm
như: xe hơi động cơhỗn hợp, các loại vũkhí siêu dẫn và chính xác.
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1827 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uy nhiên, Trung Quốc, nhà sản xuất và tiêu thụ than đá lớn nhất thế giới, có khả
năng sẽ giảm mức nhập khẩu than đá hàng tháng xuống đến mức thấp nhất trong vòng
hơn 1 năm, do nhu cầu suy yếu, và do các biện pháp hạn chế ô nhiễm từ các nhà máy
điện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch của chính phủ Trung Quốc. Theo ước tính trung
Trang 36
bình của các nhà kinh tế học của Bloomberg, lượng than nhập khẩu có thể sẽ giảm
27% xuống còn 9,9 triệu tấn/ tháng từ mức 13,5 triệu tấn 1 tháng.
Dự báo vào năm 2015, Tiêu thụ than đá của Trung Quốc có thể sẽ giảm 63% so
với tổng tiêu thụ năng lượng vào 2015, giảm 70 %. Thay vào đó, nhiên liệu phi hóa
thạch sẽ cung cấp 11% nhu cầu năng lượng của Trung Quốc vào năm 2015 và 15%
năm 2020.
Kim lại đất hiếm – khoáng sản chiến lược
Trung Quốc hiện tại đã trở thành nhà độc quyền tuyệt đối về khai thác và gia
công loại khoáng sản có vai trò thiết yếu trong sản xuất công nghệ cao, bao gồm
samari, tecbi, lantan, lutexi, tuli và các chất khác. Đây là những thành phần chính để
tạo ra các sản phẩm như iPad, Blackberry, máy lọc nước, lazer và các loại xe hybrid.
Ngoài ra, những yếu tố này còn được sử dụng phần lớn trong công nghệ sản xuất quân
sự tinh vi nhất.
Đất hiếm có vai trò vô cùng quan trọng đối với lĩnh vực khoa học kỹ thuật công
nghệ cao, nó chính là nguồn nguyên liệu vô cùng quan trọng để sản xuất các sản phẩm
như: xe hơi động cơ hỗn hợp, các loại vũ khí siêu dẫn và chính xác.
Sắt thép, kim loại màu
Năm 2008, nước này sản xuất 500 triệu tấn thép, bằng 38% tổng sản lượng thép
toàn thế giới, xuất khẩu 60 triệu tấn, bằng 15% tổng lượng thép thương mại toàn cầu.
Cũng trong năm 2008, tổng công suất của các nhà máy thép Trung Quốc đã lên tới 660
triệu tấn, gấp rưỡi khả năng tiêu thụ 453 triệu tấn của thị trường Trung Quốc.
Cuối năm 2008, kinh tế thế giới bắt đầu chu kỳ suy thoái, nhu cầu tiêu thụ sắt
thép giảm xuống, giá thép trên thị trường cũng giảm theo, nhiều doanh nghiệp kinh
doanh sắt thép của Trung Quốc lâm vào khó khăn và năm 2009 lần đầu tiên ngành sắt
thép Trung Quốc bị lỗ nặng.
Năm 2009, sản lượng thép thô của Trung Quốc đạt 460 triệu tấn, giảm 8% so với
năm trước; tiêu thụ 430 triệu tấn, giảm 5%. Chính phủ Trung Quốc phải cấp tốc ban
hành gói kích thích kinh tế trị giá 4.000 tỉ nhân dân tệ để vực dậy các ngành công
Trang 37
nghiệp chủ chốt, đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng lớn, nhờ đó ngành
thép nước này vượt qua được thời kỳ khủng hoảng và bắt đầu tái cơ cấu.
Đáng chú ý là trong năm 2009, mặc dù sản lượng thép của Trung Quốc giảm hơn
40 triệu tấn song nước này vẫn đẩy mạnh nhập khẩu quặng sắt nguyên liệu. Số liệu của
Hải quan Trung Quốc cho biết, năm 2009 Trung Quốc nhập khẩu 628 triệu tấn quặng
sắt, tăng 41,5% so với năm 2008, giá bình quân là 79,8 đô la Mỹ/tấn, tổng giá trị hơn
50 tỉ đô la Mỹ.
Trong số này có 262 triệu tấn quặng mua từ Úc, tăng 42,6%; 143 triệu tấn từ
Brazil, tăng 41,7%, 108 triệu tấn từ Ấn Độ, tăng 18%, số còn lại từ Nam Phi và nhiều
nước khác. Diễn biến trái chiều giữa tăng nhập khẩu nguyên liệu và giảm sản lượng
cho thấy Trung Quốc đang đầu cơ tích trữ quặng sắt để duy trì sản xuất đề phòng
những biến động thị trường và trục trặc trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nhà
cung cấp quặng sắt hàng đầu như Rio Tinto, BHP Billiton (Úc) và Vale S.A (Brazil)…
Theo Báo cáo “Quy hoạch điều chỉnh và chấn hưng ngành thép năm 2009-2010”
của Chính phủ Trung Quốc do Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh gửi về, cho biết tốc
độ tăng trưởng bình quân của ngành này là 21,1%/năm, cao gấp đôi mức tăng GDP,
cho nên chỉ sau hai thập niên, Trung Quốc trở thành nước sản xuất và tiêu thụ nhiều
sắt thép nhất thế giới.
Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch sẽ hạn chế xuất khẩu các sản phẩm tiêu thụ
nhiều năng lượng và ô nhiễm môi truờng nặng, cũng như các sản phẩm khoáng sản
thiên nhiên.
Điều chỉnh đáng kể nhất phải kể đến mặt hàng thép, đặc biệt là thép tấm. Các
chính sách ưu đãi về thuế trong thời gian khủng hoảng kinh tế sẽ giảm bớt hoặc xoá
bỏ, theo MIIT. Hiện tại thép tấm của Trung Quốc đang được hưởng tỷ lệ bồi hoàn thuế
xuất khẩu từ 9 đến 13%. Tuy nhiên, chính phủ đang xem xét sẽ huỷ bỏ bồi hoàn thuế
xuất khẩu 9% đối với thép tấm cuốn nóng, và giảm bồi hoàn thuế với thép tấm cuốn
nguội và các sản phẩm mạ thép từ 13% xuống còn 9%.
Trong khi đó, theo MIIT, thuế xuất khẩu kim loại màu và các sản phẩm thép tiêu
thụ năng lượng nhiều hay ô nhiễm môi trường nặng cùng các sản phẩm khoáng sản
thiên nhiên khác cũng sẽ được thay đổi, trong đó có cả vônfram, môlipđen và inđi.
Trang 38
“Thí dụ, phốt pho vàng, hiện đang chịu thuế xuất khẩu 35%, có thể sẽ bị tăng lên
185% - bằng mức trước khủng hoảng”, quan chức dấu tên của MIIT nói.
2.6.5. Ô tô
Trung Quốc là thị trường ô tô lớn duy nhất vẫn tăng trưởng trong cuộc suy thoái
kinh tế toàn cầu. Năm 2008, Trung Quốc đã trở thành nước sản xuất ô tô lớn nhất thế
giới, với thị phần 17,2%, vượt Đức (14,7%) và Mỹ (14,6%)
Năm 2009 đã chứng kiến cuộc “soán ngôi” ngoạn mục của Trung Quốc đối với
Mỹ, trở thành thị trường xe tiêu thụ lớn nhất thế giới.
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Trung quốc, năm 2009, tổng doanh số tiêu thụ xe
hơi tại quốc gia có dân số lớn nhất thế giới này đạt khoảng 13,6 triệu xe, tăng 45% so
với năm 2008. Đó là một kết quả rất đáng nể, vượt xa dự đoán của các chuyên gia.
Năm 2009 đánh dấu mốc là năm đầu tiên một thị trường khác “vượt mặt” Mỹ về
doanh số bán xe.Với dân số khoảng 1,3 tỷ người, tốc độ đô thị hóa tăng cao, Trung
Quốc được mong đợi sẽ thống trị ngôi vị thị trường ôtô hàng đầu vào năm 2020. Tuy
nhiên, không đợi đến 10 năm sau, Trung Quốc đã nghễm nghệ vị trí này. Nguyên nhân
chính cũng nhờ knh tế đất nước phát triển, sự hỗ trợ tích cực từ phía chính phủ và do
thị trường xe Mỹ suy yếu mạnh bởi tác động của cơn bão tài chính
Theo tờ "Mannheim Morning News" của Đức, trong vài năm tới, các thương hiệu
ô tô của Trung Quốc sẽ cùng thống thống trị thị trường ô tô toàn cầu rộng lớn. Sau đó,
Trung Quốc sẽ dẫn đầu các trào lưu ô tô toàn cầu. Ngoài ra, trong một khoảng thời
gian ngắn, các doanh nghiệp trong ngành của Trung Quốc sẽ thống trị hội chợ triển
lãm ô tô toàn cầu Frankfurt tại Đức
2.6.6. Ngành đóng tàu
Theo tin ngày 19/7 của tờ Central Daily (Hàn Quốc), Tổ chức Phân tích hàng hải
và đóng tàu Clarkson (Anh) cho biết, nửa đầu năm 2010, căn cứ vào 3 chỉ tiêu – số
lượng đơn đặt hàng đã nhận, số lượng đơn đặt chưa giao và số lượng tàu đóng,vị trí số
một thế giới của ngành đóng tàu Hàn Quốc đã phải nhượng lại cho Trung Quốc. Đây
là lần đầu tiên Hàn Quốc bị “vượt mặt” sau 7 năm đứng đầu thế giới kể từ khi giành
ngôi vị từ tay Nhật Bản năm 2003.
Trang 39
Nửa đầu năm 2010, số lượng tàu đóng của Trung Quốc đạt 8,01 triệu CGT, cao
hơn Hàn Quốc 0,53 triệu CGT (CGT là đơn vị tấn trọng tải thô chuyển đổi). Đơn hàng
đã nhận của Trung Quốc là 5,02 triệu CGT, còn đơn hàng chưa giao tại cuối tháng 6 là
53,51 triệu CGT.
Từ đầu năm đến nay, các công ty vận tải biển của Trung Quốc lại đưa ra các đơn
đặt hàng quy mô lớn cho ngành đóng tàu nội địa, củng cố thêm địa vị số một của
ngành công nghiệp then chốt.
2.7. Rào cản thương mại
2.7.1. Rào cản thuế quan
Tổng cục Hải quan Trung Quốc (CGA) định mức thuế và có trách nhiệm thu
thuế. Thuế nhập khẩu được chia thành 2 loại: thuế chung và thuế tối thiểu (tối huệ
quốc). Năm đặc khu kinh tế, các thành phố mở cửa và các khu vực ngoại thương có
thể được phép giảm hoặc miễn thuế.
Về thuế chung, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều phải trả thuế giá trị gia
tăng (GTGT) hay thuế kinh doanh, tuỳ theo kiểu kinh doanh và loại sản phẩm của họ.
GTGT áp dụng cho những doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xuất-nhập khẩu, sản
xuất, phân phối hay bán lẻ
2.7.2. Rào cản phi thuế quan
2.7.2.1. Hạn ngạch và giấy phép xuất khẩu
Trung Quốc cho phép xuất nhập khẩu tự do hàng hoá và công nghệ (trừ
những hàng hoá phải tuân theo những quy định và luật lệ khác). Đối với hàng hoá
nhập khẩu phải tuân theo những hạn chế của Chính phủ, Trung Quốc thực thi
quota và giấy phép. Năm 2001, 33 loại hàng hoá phải chịu quản lý quota và giấy
phép. Trong số đó, 14 loại hàng hoá phải chịu quota thông thường và giấy phép
thông thường, 12 loại máy móc và sản phẩm điện tử phải có quota và giấy phép,
7 loại hàng hoá chỉ chịu quota nhưng không chịu giấy phép.
Trang 40
Hàng hoá chịu
quota và giấy
phép nhập
khẩu
Hàng hoá
thông thường
(14)
Dầu đã qua chế biến, sợi
polyester, sợi acrylic,
polyester chips, cao su tự
nhiên, lốp xe ô tô, sodium
cyanide, đường tinh chế,
thuốc lá, thuốc trừ sâu,
cellulose diacetate fiber
tows cotton và
Trichloroethane
(methylchloro form).
Chịu sự điều chỉnh của Cục
Ngoại thương và hợp tác
kinh tế, cơ quan có quyền
cấp giấy phép và quota
nhập khẩu đối với hàng hoá
thông thường
Máy móc và
hàng điện tử
Ô tô và những phụ tùng
chính, xe máy và động cơ,
khung xe, TV màu, radio và
máy ghi âm tủ lạnh và máy
nén khí, thiết bị quay video
và phụ tùng chính, cameras
và những bộ phận liên quan,
đồng hồ, trục ô tô, khung
gầm ôtô, máy điều hoà, and
air-flow looms.
Xin giấy phép nhập khẩu
của Phòng Ngoại thương và
Hợp tác kinh tế, trên cơ sở
của Giấy chứng nhận quota
do Phòng quản lý quốc gia
phụ trách về xuất nhập khẩu
máy móc và sản phẩm điện
tử.
Hàng hoá không chịu điều
chỉnh của quota nhưng phải
có giấy phép nhập khẩu
Ngũ cốc, dầu thực vật, đồ
uống có cồn, nguyên lịêu
nhạy cảm với màu, hoá chất
chịu sự kiểm soát ( trong đó
có 12 loại hoá chất được sử
dụng như vũ khí hoá học, 14
loại mang vũ khí hoá học và
17 loại nguyên liệu thô để
chế tạo vũ khí hoá học), hoá
1)
2)
3)
4)
Trang 41
chất có thể được sử dụng để
sản xuất ma tuý, và thiết bị
sản xuất CD và VCD.
Lưu ý:
1. Để nhập khẩu ngũ cốc, dầu thực vật , đồ uống có cồn, các chất nhạy cảm với
màu, nhà nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩu trên cơ sở nộp đăng ký
xin giấy chứng nhận nhập khẩu hàng hoá đặc biệt và những tài liệu khác do
Phòng đăng ký nhập khẩu cấp.
2. Để nhập khẩu hoá chất bị giám sát và kiểm soát, nhà nhập khẩu phải xin
giấy phép nhập khẩu của Phòng Ngoại thương và Hợp tác kinh tế trên cơ sở
phê chuẩn chứng từ của Uỷ ban Thương mại và Kinh tế Quốc gia.
3. Để nhập khẩu hoá chất sử dụng để sản xuất dược phẩm, nhà nhập khẩu phải
xin Giấy phép nhập khẩu của Phòng Ngoại thương và Hợp tác Kinh tế trên
cơ sở phê chuẩn chứng từ của Phòng này.
Để nhập khẩu thíết bị sản xuất CD và VCD, nhà nhập khẩu phải xin Giấy phép
nhập khẩu của Phòng Ngoại thương và Hợp tác Kinh tế trên cơ sở sự phê chuẩn chứng
từ của Cục Xuất bản và In ấn Quốc gia và Giấy chứng nhận đăng ký nhập khẩu máy
móc và sản phẩm điện tử
2.7.2.2. Phi hạn ngạch
Trung Quốc thực hiện quản lý phi quota đối với máy móc và sản phẩm điện tử
nhập khẩu (máy móc và thiết bị, các sản phẩm điện tử, các phụ tùng và phụ kiện)
không thuộc sự quản lý của quota. Những mặt hàng này có thể được nhập thông qua
chế độ đấu thầu quốc tế. Ở đây, người ta sử dụng hệ thống đăng ký tự động, trong đó
tất cả các nhà nhập khẩu phải điền vào form đăng ký. Phòng Xuất nhập khẩu Máy móc
và Sản phẩm Điện tử quốc gia chịu trách nhiệm quản lý những mặt hàng nhập khẩu
này.
Trang 42
2.7.2.3. Tiêu chuẩn kiểm tra
Luật phápTrung Quốc bắt buộc tất cả các hàng hoá trong danh mục hàng hoá phải
kiểm tra do Nhà nước ban hành, hay bắt buộc kiểm tra theo những điều luật và qui
định khác, hoặc theo các điều khoản trong hợp đồng mua bán ngoại thương, sẽ được
kiểm tra trước khi nhập khẩu, tiêu thụ hoặc sử dụng tại Trung Quốc.
Ngoài ra, các mặt hàng nhập khẩu thuốc men, thực phẩm, sản phẩm động thực
vật, sản phẩm cơ khí và điện tử đều phải có giấy phép an toàn.Nhà nhập khẩu Trung
Quốc hoặc các đại lý mua hàng của họ phải đăng ký kiểm hoá ở cảng đến. Phạm vi
kiểm tra được cơ quan kiểm hoá địa phương tiến hành gồm yêu cầu về chất lượng sản
phẩm, tính năng kỹ thuật, số lượng, trọng lượng, đóng gói, và những yêu cầu an toàn
khác.
Tiêu chuẩn kiểm hoá chủ yếu dựa vào những tiêu chuẩn quốc gia bắt buộc, tiêu
chuẩn nội thương, hoặc nếu không có thì dựa vào những tiêu chuẩn được qui định
trong hợp đồng mua bán. Để đáp ứng những yêu cầu kiểm tra ở cảng đến, nhà xuất
khẩu tốt nhất nên lấy giấy chứng nhận chất lượng của Trung Quốc trước khi chuyển
hàng tới đây.
Quá trình cấp giấy chứng nhận chất lượng và độ an toàn có thể yêu cầu kiểm tra
toàn bộ chuyến hàng và mất nhiều thời gian. Nếu sản phẩm của bạn bắt buộc phải có
chứng nhận này, hãy liên hệ với Cơ quan quản lý Nhà nước về Kiểm dịch và Kiểm hoá
(SAIQ) có trụ sở tại 15 Fangcaodi Xijie, quận Chaoyang , Bắc Kinh 100020 Trung
Quốc, Điện thoại: (86-10)6599-4328 hoặc Fax: (86-10)6599-4306.
Kể từ 1/11/1998, ngoài việc xin giấy phép nhập khẩu của Bộ Ngoại thương và
Hợp tác kinh tế vì nhu cầu cần thiết, không một sản phẩm nào trong danh sách đưới
đây được phép nhập khẩu máy móc và hàng điện tử đã qua sử dụng liên quan đến an
toàn sản xuất, sản xuất môi trường (trong đó có container áp suất, phóng xạ, máy móc,
điện gia dụng, thiết bị y tế, máy chế biến thực phẩm, máy nông nghiệp, máy in, máy
dệt....) cũng như những sản phẩm điện tử và máy móc đã qua sử dụng, sản phẩm chịu
quota, sản phẩm đặc biệt , máy móc và thiết bị qua sử dụng được sản xuất kể từ năm
1980 về trước
Trang 43
2.7.2.4. Kiểm dịch cách ly
Một đạo luật ra đời năm 1992 đã cung cấp cơ sở pháp lý của việc kiểm dịch đối
với động thực vật, cũng như các container và nguyên liệu đóng gói được sử dụng để
vận chuyển những mặt hàng này. Theo Luật trên, Cục Kiểm dịch Động thực vật Trung
Quốc (CAPQ) được thành lập, tiền thân của Cơ quan quản lý Nhà nước về Kiểm dịch
và Kiểm hoá hàng xuất nhập khẩu (SAIQ) do Cục thuế Trung Quốc kiểm soát. SAIQ
có trách nhiệm tiến hành các cuộc kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu.
Nhà nhập khẩu sẽ phải nộp trước một đơn xin kiểm tra và sản phẩm vẫn phải trải
qua những cuộc kiểm tra cần thiết khi vào Trung Quốc. Các hợp đồng sẽ phải chỉ rõ
những yêu cầu kiểm tra theo luật Trung Quốc, cũng như là những giấy chứng nhận
kiểm dịch cần thiết do cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu cấp. SAIQ quyết định
và thông báo danh mục những bệnh lây nhiễm hay ký sinh ở động vật loại A và loại B,
danh mục những bệnh, sâu bọ và thực vật có hại đối với cây trồng.
2.7.2.5. Quy chế về quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu
Hơn một năm sau khi Trung Quốc chính thức công bố “Luật an toàn thực phẩm
của nước CHND Trung Hoa” vào ngày 28/2/2009, đến nay Trung Quốc bắt đầu tiến
hành công tác chuẩn bị cho sự ra đời của Quy chế này, nhằm đi sâu hơn nữa, cụ thể
hơn nữa công tác giám sát quản lý trong lĩnh vực an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu.
Phạm vi điều chỉnh của Quy chế này là thực phẩm xuất nhập khẩu, còn quy chế quản
lý an toàn đối với chất phụ gia thực phẩm xuất nhập khẩu, sản phẩm thực phẩm tương
quan, lương thực, hoa quả, động vật sống dùng làm thực phẩm sẽ căn cứ vào quy định
có liên quan khác để thực hiện.
Trong nội dung của bản dự thảo “ Quy chế quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập
khẩu” có 3 điểm cần chú ý:
Một là Tổng cục giám sát chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch thực hiện chế độ
đăng ký với các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài khi xuất khẩu thực
phẩm vào thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp xuất khẩu hoặc đại lý xuất khẩu đưa
Trang 44
thực phẩm vào thị trường Trung Quốc phải gửi hồ sơ cho Tổng cục giám sát chất
lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch Trung Quốc để xem xét.
Đối với loại thực phẩm chưa có tiêu chuẩn quốc gia về mức độ an toàn thực
phẩm, nếu là lần đầu tiên nhập khẩu thì doanh nghiệp nhập khẩu còn cần phải xuất
trình giấy phép của Cơ quan hành chính quản lý Y tế của Quốc vụ viện Trung Quốc
cho cơ quan kiểm nghiệm kiểm dịch và hàng hóa phải được kiểm nghiệm theo yêu cầu
của cơ quan y tế.
Hai là nếu phát hiện trong thực phẩm xuất nhập khẩu có vấn đề nghiêm trọng liên
quan đến an toàn thực phẩm, hoặc dịch bệnh, hoặc trong ngoài nước phát sinh các vụ
việc liên quan đến an toàn thực phẩm, hoặc dịch bệnh có khả năng ảnh hưởng đến an
toàn thực phẩm xuất nhập khẩu, thì Cơ quan giám sát chất lượng, kiểm nghiệm kiểm
dịch phải áp dụng biện pháp cảnh báo rủi ro, hoặc biện pháp khống chế, bao gồm hạn
chế xuất nhập khẩu có điều kiện, kiểm tra nghiêm ngặt, ra lệnh thu hồi… . Ngoài ra,
cũng có thể cấm xuất nhập khẩu, tiêu hủy tại chỗ hoặc trả lại. Cuối cùng, cũng có thể
tiến hành phương án xử lý khẩn cấp đối với vấn đề an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu.
Điều đáng chú ý là người nhập khẩu thực phẩm có vấn đề về an toàn thực phẩm
cũng cần chủ động thu hồi hàng hóa và báo cáo lên Cơ quan kiểm nghiệm kiểm dịch
địa phương.
Ba là nếu thực phẩm nhập khẩu trước khi nhận được Chứng thư đủ tiêu chuẩn đã
vi phạm quy định về địa điểm tập kết hàng hóa đã được chỉ định, nếu việc vi phạm này
không phải vì mục đích thu lợi thì cơ quan kiểm nghiệm kiểm dịch sẽ yêu cầu phải
chấp hành đưa hàng về đúng nơi được chỉ định và xử phạt với mức từ 10.000 NDT trở
xuống.
Về xuất khẩu, nếu doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm có hành vi vi phạm quy định thì
cơ quan kiểm nghiệm có quyền yêu cầu phải sửa chữa và bị xử phạt gấp 3 lần khoản
thu lợi có được do vi phạm, cao nhất không quá 30.000 NDT, nếu vi phạm không vì
mục đích thu lợi sẽ bị xử phạt với mức từ 10.000 NDT trở xuống.
Trang 45
Chính sách chống bán phá giá
Trong trường hợp một sản phẩm nhập khẩu, bằng việc bán phá giá hoặc trợ cấp,
đã gây ra những thiệt hại đáng kể hoặc góp phần là mối đe doạ gây ra những thiệt hại
đáng kể đến những ngành liên quan của Trung Quốc hoặc gây ra những rào cản
nghiêm trọng đối với việc thiết lập những ngành liên quan tại Trung Quốc, những cơ
quan chức năng liên quan của Chính phủ Trung Quốc có thể tiến hành những biện
pháp chống phá giá hoặc chống trợ cấp theo Quy định chống phá giá và chồng trợ cấp
của nước CHND Trung Hoa.
Khi phát hiện hành động bán phá giá của các nhà sản xuất nước ngoài, gây ra
những tổn thất cho công nghiệp trong nước, những biên pháp chống bán phá giá tạm
thời sau đây được áp dụng:
1. Áp đặt thuế chống phá giá thạm thời trong vòng 4 tháng từ ngày tuyên bố
quyết định liên quan đến những biện pháp chống phá giá và có thể kéo dài
tới 9 tháng trong những trường hợp đặc biệt.
2. Yêu cầu có một quỹ đảm bảo bằng tiền mặt hoặc những hình thức đảm bảo
khác
Trang 46
Chương 3
TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC
3.1. Tổng quan về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc
3.1.1. Quan hệ chính trị
Hai bên xây dựng khuôn khổ quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác lâu dài. Lãnh đạo
cấp cao hai nước duy trì đều đặn các chuyến thăm và gặp gỡ bên lề hội nghị quốc tế.
Trong các chuyến thăm, Lãnh đạo cấp cao hai nước nhấn mạnh tình hữu nghị Việt-
Trung là tài sản quý báu của hai nước và nhân dân hai nước, cần được hết sức giữ gìn
và không ngừng vun đắp; khẳng định sẽ làm hết sức mình để đưa quan hệ đó ngày
càng sâu sắc hơn, tin cậy hơn, cùng ủng hộ lẫn nhau trong sự nghiệp đổi mới, cải cách
mở cửa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và
phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Quan hệ giữa các ngành quan trọng như ngoại giao, an ninh, quốc phòng tiếp tục được
tăng cường với việc ký các thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao (12/2002), hai
Bộ Công an (9/2003), hai Bộ Quốc phòng (10/2003); hai ngành An ninh (3/2005),
Thoả thuận hợp tác biên phòng (8/2007) và Thỏa thuận về hợp tác giữa hai Tổng Cục
chính trị Bộ Quốc phòng hai nước (12/2007).
Năm 2008, hai bên trao đổi các đoàn quan trọng: Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc
Dương Khiết Trì thăm ta (4/2008); Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Công an Trung
Quốc Mạnh Kiến Trụ thăm Việt Nam và dự “Hội nghị Bộ trưởng giữa Bộ Công an
Việt Nam và Bộ Công an Trung Quốc về hợp tác phòng chống tội phạm lần thứ
nhất”(12/2008); Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ
Quốc phòng Nguyễn Khắc Nghiên thăm Trung Quốc (11/2008).
Hiện nay ta có các Tổng lãnh sự quán tại Quảng Châu, Nam Ninh, Côn Minh, Hồng
Kông. Tháng 11/2007, Đại sứ quán ta tại Trung Quốc mở Văn phòng Lãnh sự tại
Thượng Hải.
Trang 47
3.1.2. Quan hệ kinh tế, thương mại
• Thương mại:
Từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc liên tục là bạn hàng thương mại hàng đầu của
Việt Nam. Năm 2007, kim ngạch mậu dịch hai nước đạt gần 16 tỷ USD, hoàn
thành trước 3 năm mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai nước đạt 15 tỷ USD
vào năm 2010. Năm 2008, kim ngạch mậu dịch song phương đạt 20,1 tỷ USD,
tăng 40% so với năm 2007; đồng thời, hai bên nêu mục tiêu mới nâng kim ngạch
thương mại song phương lên 25 tỷ USD vào năm 2010. Đi đôi với việc duy trì đà
tăng trưởng kim ngạch song phương, hai bên cũng tích cực tìm biện pháp cải
thiện cán cân thương mại.
Chẳng hạn như, để thúc đẩy hơn nữa xuất nhập khẩu hàng nông sản và thực phẩm
trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (30/5-
2/6/2008), hai bên ký kết Hiệp định kiểm dịch động vật và Hiệp định kiểm dịch
thực vật. Hiện nay, hai bên cũng đang tích cực hoàn tất để sớm ký kết "Quy
hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt - Trung" giai đoạn 2009 -
2013, xác định các lĩnh vực và dự án hợp tác trọng điểm, nâng cao hơn nữa quy
mô và mức độ hợp tác kinh tế thương mại, đồng thời đưa ra một số giải pháp cụ
thể, trong đó có các biện pháp hướng tới giải quyết vấn đề nhập siêu.
• Hợp tác đầu tư:
Quan hệ hợp tác đầu tư có bước phát triển mới, nhiều tập đoàn lớn của Trung
Quốc bày tỏ mong muốn đầu tư vào Việt Nam. Tính đến hết tháng 12/2008,
Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam 628 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký
khoảng 2,197 tỷ USD, đứng thứ 16/84 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp
vào Việt Nam.
Trong những năm qua, Trung Quốc không ngừng tăng qui mô tín dụng ưu đãi
dành cho Việt Nam. Hiện hai bên đang triển khai một số dự án hợp tác kinh tế
lớn như Dự án xây dựng nhà máy khai thác và luyện đồng tại Sin Quyền; cải tạo
nâng tạo nâng cấp nhà máy gang thép Thái Nguyên; phân đạm Hà Bắc; Nhà máy
Trang 48
nhiệt điện Quảng Ninh Bình I, II; Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng I, II; Dự án
thông tin tín hiệu đường sắt các tuyến Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Thái
Nguyên, Hà Nội - Lào Cai và khu đầu mối Hà Nội; Dự án hiện đại hoá hệ thống
thông tin tín hiệu đường sắt đoạn Vinh - thành phố Hồ Chí Minh, Nhà máy sản
xuất phân đạm từ than cám Ninh Bình v.v…; Dự án viễn thông nông thôn; Dự án
đường sắt nhẹ trên không tuyến Hà Nội - Hà Đông v.v… Hai bên cũng nhất trí
tăng cường thúc đẩy các doanh nghiệp của hai nước hợp tác trong các lĩnh vực cơ
sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo, phát triển nguồn nhân lực, năng lượng, chế biến
khoáng sản và các lĩnh vực quan trọng khác, tăng cường hợp tác các dự án trong
khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai kinh tế" và các dự án lớn khác. Tháng
7/2008, Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam và Công ty Hữu hạn
công trình quốc tế Nhôm Trung Quốc (CHALIECO) ký Hợp đồng EPC xây dựng
Nhà máy Alumin, thuộc Dự án Tổ hợp Bauxit - nhôm Lâm Đồng trị giá 446 triệu
USD.
Ngoài tín dụng ưu đãi, Chính phủ Trung Quốc còn hỗ trợ Việt Nam nhiều khoản
viện trợ không hoàn lại dùng vào việc tổ chức các đoàn tham quan, khảo sát kinh
nghiệm phát triển kinh tế xã hội ở Trung Quốc; trao đổi thanh thiếu niên; đầu tư
trang thiết bị cho một số bệnh viện tại Việt Nam; xây dựng khu nhà ở Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Cung Hữu nghị Việt - Trung.
3.1.3. Giáo dục đào tao, văn hóa – thể thao
Quan hệ trao đổi, hợp tác giữa ta với Trung Quốc trong các lĩnh vực giáo dục
đào tạo, văn hoá - thể thao được đẩy mạnh. Hàng năm, Trung Quốc tiếp nhận một số
lượng đáng kể các học sinh, thực tập sinh và các đoàn thể thao của ta sang nghiên cứu,
học tập và tập huấn tại Trung Quốc, đồng thời cử nhiều cán bộ, huấn luyện viên sang
giúp ta trong công tác huấn luyện các môn thể thao. Hai bên trao đổi các đoàn biểu
diễn nghệ thuật, tổ chức nhiều cuộc giao lưu văn hoá, thể thao, góp phần tăng cường
tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Trang 49
3.2. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
Giai đoạn
Tổng kim ngạch
xuất-nhập khẩu
(triệu USD)
Kim ngạch
xuất khẩu
(triệu USD)
Tăng bình
quân năm,
%
Kim ngạch
nhập khẩu
(triệu USD)
Tăng
bình
quân
năm %
1991-1995 1.517,7 908,1 245,7 609,6 209,8
1996-2000 6.870,1 3.537,2 151,8 333.2,9 147,8
2001-2006 37.536,9 13.387,8 117,9 24.536,5 135,5
Bảng: Kim ngạch XNK Việt Nam - Trung Quốc phân theo từng kế hoạch 5 năm
Năm 2007, kim ngach thương mại hai nước đạt 15 tỷ USD – mục tiêu đặt ra đến năm
2010, khiến mục tiêu năm 2010 được dịch lên mốc 20 tỷ USD. Trong tổng kim ngạch
hai chiều giữa hai nước, phần thương mại biên giới Việt - Trung thường chiếm trên
dưới 30%.
Năm 2008
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thi truong Trung Quoc.pdf