Xuất khẩu rau hoa quả vào thị trường Mỹ tăng mạnh. Mỹ là thị trường có mức tiêu dùng cao, nhu cầu rau và trái cây các loại luôn có xu hướng tăng. Lượng giao dịch rau quả trên thị trường ngày càng đa dạng với đủ các chủng loại quả và rau đến từ khắp các miền khí hậu của mọi khu vực trên thế giới. Không chỉ loại quả có múi như cam, bưởi, quýt trên thị trường Mỹ mà nhiều chủng loại khác, đặc biệt là quả nhiệt đới và chuối đang diễn ra rất sôi động trên thị trường rau quả khổng lồ này.
Xu hướng tiêu thụ rau quả của Mỹ:
- Tăng nhu cầu đối với các sản phẩm tiện dụng.
- Tăng cơ hội chọn lựa các sản phẩm đa dạng.
- Tăng nhu cầu đối với các sản phẩm nhập ngoại.
- Tăng nhu cầu đối với các sản phẩm hữu cơ.
- Tăng nhu cầu đối với các sản phẩm chế biến sẵn.
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3369 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h giữa các quốc gia.
Luật pháp
Hoạt động xuất nhập khẩu của các nước vào Mỹ chịu sự điều chỉnh của các luật: các hiệp định thương mại song phương, luật về thuế nhập khẩu, luật kinh doanh thương mại của Mỹ,…Nhìn chung luật pháp của Mỹ khá khắc khe và phức tạp do mỗi tiểu bang còn có đạo luật riêng
Văn hóa – xã hội
Tư tưởng kinh tế - Tư tưởng chính trị
Mỹ là đất nước có tư tưởng tự do về kinh tế. Thập kỷ tự do mới bắt đầu hình thành ở Mỹ từ năm 1980. Ở đó, sự điều tiết của Chính phủ đối với hành vi của tư bản trong các lĩnh vực trong nước và quốc tế được nới lỏng hoặc hủy bỏ và nền kinh tế tư bản chủ yếu tự điều tiết thông qua hoạt động của các lực lượng thị trường.
Chủ nghĩa tự do mới ngày nay có quy mô rộng lớn hơn do sự tiến bộ của khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, đã làm cho các dân tộc gần với nhau hơn và do toàn cầu hóa cùng với hội nhập quốc tế đang diễn ra trên một phạm vi rộng hơn với cường độ mạnh mẽ hơn.
Về tư tưởng chính trị thì Mỹ là quốc gia theo chủ nghĩa cá nhân. Đây là một cách nhìn nhận trên phương diện xã hội, chính trị hoặc đạo đức trong đó nhấn mạnh đến sự độc lập của con người và tầm quan trọng của tự do và tự lực của mỗi cá nhân. Những người theo chủ nghĩa cá nhân chủ trương không hạn chế mục đích và ham muốn cá nhân. Họ phản đối sự can thiệp từ bên ngoài lên sự lựa chọn của cá nhân - cho dù sự can thiệp đó là của xã hội, nhà nước, hoặc bất kỳ một nhóm hay một thể chế nào khác.
Cấu trúc xã hội
Là một nước có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới và với khoảng 290 triệu dân có nguồn gốc từ nhiều nơi khác nhau trên thế giới, Hoa Kỳ là một xã hội đa dạng nhất trên thế giới. Mặc dù đại bộ phận người Mỹ được coi là có nguồn gốc từ Châu Âu, song những người thiểu số như người gốc Mỹ (người da đỏ), người Mỹ gốc Phi, người Hispanic, và người Châu á cũng rất đông. Hiện nay, mỗi năm có tới trên một triệu người nước ngoài di cư đến Hoa Kỳ sinh sống và làm ăn, và dự kiến đến năm 2050 người Mỹ da trắng chỉ còn chiếm dưới 50%.
Việc phân biệt chủng tộc dường như đã mờ dần. Và nữ giới tham gia ngày càng nhiều vào chính trị cũng như kinh tế.
Trình độ người lao động cao, có khả năng áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến để tạo ra giá trị cao và hiệu quả hơn.
Hoa Kỳ là nơi hội tụ của nhiều nhà khoa học và cũng là nơi tập trung nhiều tỷ phú với những thành tựu nổi bật.
Lực lượng lao động: 153,9 triệu người hoạt động trong các lĩnh vực (bao gồm cả người thất nghiệp). Tỉ lệ thất nghiệp 9,6% (2010). Lực lượng lao động đông đảo và có tay nghề cao.
Các xã hội phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng ưu tiên nhấn mạnh chủ nghĩa cá nhân. Hệ thống giá trị của xã hội này nhấn mạnh đến thành quả cá nhân. Lợi ích của điều này là mức độ hoạt động của các doanh nghiệp ở Mỹ khá cao và các sản phẩm mới, phương pháp kinh doanh mới được hình thành thường xuyên ở Mỹ bởi các doanh nghiệp cá nhân.
Mỹ là quốc gia tiêu biểu có mức độ phân cấp xã hội thấp và tính linh hoạt cao giữa các giai cấp. Mỹ có giai cấp thượng lưu, trung lưu và lao động. Các thành viên giai cấp được quyết định nguyên tắc bằng những thành quả kinh tế cá nhân, không theo lai lịch và sự giáo dục. Tuy vậy, cá nhân có thể bằng thành quả kinh tế của riêng mình mà di chuyển từ tầng lớp lao động sang tầng lớp cao hơn trong đời sống một cách êm thắm.Ở xã hội Mỹ, cá nhân thành đạt từ dòng dõi thấp kém được đánh giá cao.
Tôn giáo
Rất nhiều nhóm tôn giáo khác nhau cùng tồn tại trên lãnh thổ Hoa Kỳ, tất cả đều có quyền theo đuổi tín ngưỡng của họ và được bảo vệ một cách hợp pháp bởi Hiến pháp Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có nhiều loại tôn giáo nhất thế giới. Ngoài việc có tất cả các giáo phái tôn giáo lớn trên thế giới, Hoa Kỳ thực sự còn là đất nước của những nhóm tôn giáo thiểu số. Mặc dù đạo Tin Lành vẫn là giáo phái chủ đạo của Thiên Chúa giáo ở Hoa Kỳ, song đạo Tin Lành cũng được chia thành hàng chục giáo phái với những đặc trưng riêng về tín ngưỡng, cách hành đạo và lịch sử. Tuy nhiên, vị trí chủ đạo của Thiên Chúa giáo Tin Lành ở Hoa Kỳ đã bị suy yếu đi trong những năm gần đây. Trên thực tế, một cuộc điều tra dư luận được Diễn đàn Pew về Tôn giáo và Đời sống cộng đồng thực hiện đã cho thấy lần đầu tiên trong lịch sử của mình, Hoa Kỳ hiện đang trở thành một quốc gia trong đó đạo Tin Lành chỉ chiếm vị trí thiểu số. Số người Mỹ cho biết họ là thành viên của các giáo phái Tin Lành hiện chỉ còn 51%, giảm đi từ hơn 60% vào những năm 1970 và 1980.
Khoảng một phần tư tổng số người trưởng thành tại Hoa Kỳ là tín đồ của Đạo Cơ Đốc La Mã; khoảng 3,3% nữa là thành viên của các giáo phái Thiên Chúa khác. Xét trên tổng số thì gần 8 trong số 10 người trưởng thành ở Hoa Kỳ cho biết họ theo một trong các giáo phái khác nhau của Thiên Chúa giáo. Các giáo phái khác trên thế giới, trong đó có đạo Do Thái, Hồi giáo, đạo Hinđu và đạo Phật - hiện đang chiếm khoảng 5% dân số trưởng thành ở Hoa Kỳ. Gần như cứ sáu người Mỹ trưởng thành thì có một người không theo bất kỳ giáo phái cụ thể nào và số lượng những người này có xu hướng tăng lên trong những thập niên gần đây.
Ngôn ngữ
Hoa Kỳ không có một ngôn ngữ chính thức, nhưng tiếng Anh được khoảng 82% dân số nói như tiếng mẹ đẻ. Biến thể tiếng Anh được nói tại Hoa Kỳ được biết như là tiếng Anh Mỹ; cùng với tiếng Anh Canada nó tạo thành một nhóm tiếng địa phương được biết đến là tiếng Anh Bắc Mỹ. Có 96% dân số Hoa Kỳ nói rành tiếng Anh
Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ thông dụng thứ nhì tại Hoa Kỳ, được khoảng 30 triệu người nói (hay 12% dân số) năm 2005
Có khoảng 337 ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ bằng dấu tại Hoa Kỳ mà trong đó khoảng 176 là có nguồn gốc bản địa. 52 ngôn ngữ nói trong lãnh thổ của Hoa Kỳ ngày nay đã tuyệt chủng.
Giáo dục
Mặc dù là một quốc gia gồm nhiều dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, nhiều màu da, nhiều nhóm người thiểu số, song một đặc điểm chung trong tiến trình phát triển của hệ thống giáo dục là nhằm mục đích hướng tới cơ hội giáo dục bình đẳng cho tất cả mọi công dân không kể nguồn gốc dân tộc, tầng lớp xã hội, tập hợp mọi người lại với nhau trong một cộng đồng bình đẳng trên cơ sở hiến pháp, đồng thời luôn hướng tới tính dân chủ xã hội và phát triển toàn diện cho mỗi cá nhân. Chính vì vậy nên mặc dù thoát thai từ các nước Tây Âu và ban đầu học tập áp dụng theo đường lối giáo dục của các nước này, nhưng do bản chất luôn năng động, sáng tạo, người Mỹ đã tạo ra những bước đi theo lối riêng của mình. Chính điều này đã tạo nên một nền giáo dục nhân văn nhân bản, bám sát thực tiễn xã hội, gắn liền nghiên cứu, học tập với thực hành.
Môi trường ngành
Tổng quan về thị trường rau quả Hoa Kỳ
Nhập siêu rau quả của Hoa Kỳ ngày càng tăng. Là một nước có ngành nông nghiệp phát triển và được Chính phủ rất quan tâm nhưng trong 10 năm trở lại đây, nhập siêu rau quả của Hoa Kỳ ngày càng tăng lên. Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, năm 2009, nhập khẩu rau quả của Hoa Kỳ lên tới gần 16 tỷ USD (nhập siêu rau quả là 6 tỷ USD). Mặc dù có những bước tiến lớn về khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp nhưng từ một nước xuất siêu rau quả vào những năm 1970, hiện nay Hoa Kỳ là một trong những nước nhập siêu rau quả lớn nhất thế giới. Trái cây nhập khẩu chiếm khoảng 40% tổng nhu cầu tiêu thụ trái cây của Hoa Kỳ trong khi tỷ lệ này ở nhóm rau quả là 13- 15%.
Biểu đồ 5 : Kim ngạch xuất, nhập khẩu rau quả của Hoa Kỳ giai đoạn 1990-2009
Nguồn: Bộ Thương mại Mỹ (2010)
Những nhân tố hình thành nên xu hướng này gồm có:
- Mức tiêu thụ rau quả ngày càng tăng tại Hoa Kỳ
- Sự đa dạng hóa cơ cấu dân số dẫn đến đa dạng hóa nhu cầu tiêu thụ rau quả (ví dụ
những người di cư từ các vùng nhiệt đới sẽ vẫn giữ thói quen tiêu thụ các loại rau
quả nhiệt đới khi sinh sống tại Hoa Kỳ)
- Thị trường nông sản của Mỹ tương đối mở cho đến trước khi diễn ra cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu (thuế nhập khẩu trung bình khá thấp, nhiều mặt hàng nông
sản nhập khẩu từ các nước được Hoa Kỳ cho hưởng chế độ MFN hoặc có các FTA
với Mỹ)
- Mức độ cạnh tranh trên thị trường nông sản thế giới khiến nhiều nông sản nội địa của Hoa Kỳ không cạnh tranh được với hàng nhập khẩu về giá (do chi phí sản xuất
tại Mỹ rất cao).
- Các nhân tố thị trường khác như tỷ giá hối đoái, sự thay đổi cơ cấu của các công ty thực phẩm Mỹ, xu hướng đầu tư của ngành chế biến thực phẩm sang các nước
đang phát triển…
Trong cơ cấu nhập khẩu rau quả của Hoa Kỳ, rau quả chế biến có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trong giai đoạn 1990-1995, nhưng từ năm 1995 trở lại đây, nhóm có kim ngạch lớn nhất là rau tươi, sấy khô, đông lạnh, bảo quản. Năm 2009, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt 4,6 tỷ USD, chiếm khoảng 29,1% tổng kim ngạch nhập khẩu rau củ quả vào Hoa Kỳ.
Bảng 4 : Cơ cấu nhập khẩu rau quả vào Hoa Kỳ (Tỷ USD)
1990
1995
2000
2005
2008
2009
Tăng trưởng trung bình giai đoạn 1990-
2009
Quả tươi, sấy khô,
đông lạnh
1,3
1,8
2,6
4,3
5,0
4,7
7%
Rau tươi, sấy khô,đông lạnh,bảo
quản
1,8
2,3
3,2
4,8
6,2
6,5
7%
Rau quả chế biến
2,0
1,9
2,5
3,8
5,3
4,6
5%
Tổng
5,1
6,0
8,3
12,9
16,5
15,8
6%
Nguồn: Bộ Thương mại Mỹ (2010)
Sau thảm họa động đất 11/03/2011 ở Nhật, gây ra hậu quả nhiễm phóng xạ trên dây chuyền thực phẩm và nguồn nước đã khiến Mỹ hạn chế nhập các mặt hàng rau quả từ Nhạt Bản. Tuy Nhật đã lên tiếng bác bỏ những chính sách vô lý đó, nhưng hiện nay người tiêu dùng Mỹ vẫn lo sợ về vệ sinh an toàn thực phẩm nên rau quả của Nhật tại Mỹ tiêu thụ chậm hơn. Đồng thời, Mỹ cũng cảnh báo về mặt hàng rau quả của Trung Quốc do mức độ nhiễm độc của chúng đang ở mức đáng báo động. Đây là hai thị trường lớn xuất khẩu hoa quả sang Mỹ. Vì vây, tạo điều kiện cho hoa quả Việt Nam vào thị trường Mỹ.
Chính trị - luật pháp
Trong nhiều thập kỷ qua, Mỹ luôn tích cực theo đuổi chính sách tự do hoá thương mại toàn cầu, khu vực và song phương. Do đó, Luật Thương mại của họ có hẳn một số đạo luật quy định về những trường hợp bồi thường, ví dụ như khi hàng hoá nước ngoài được hưởng lợi thế không công bằng trên thị trường Mỹ hoặc hàng của Mỹ bị phân biệt đối xử trên thị trường nước ngoài. Hai đạo luật phổ biến nhất bảo hộ các ngành sản xuất của Mỹ chống lại hàng nhập khẩu không công bằng là Luật Thuế Bù Giá và Luật Chống phá giá. Cả hai đạo luật này đều có quy định, sẽ ấn định phần thuế bổ sung đối với hàng hoá nhập khẩu, nếu chúng bị phát hiện là được trao đổi không công bằng.
Tuy nhiên cùng với sự ra đời của Đạo luật Nông trại (2008), xuất khẩu nông sản vào Hoa Kỳ đang ngày càng gặp nhiều khó khăn. Chính phủ Hoa Kỳ cũng tăng cường các biện pháp hỗ trợ (bảo hộ) cho nông sản nội địa. Nếu như trước kia nhiều loại nông sản của Hoa Kỳ (ví dụ các loại rau quả, đậu đỗ và hoa không được hưởng cơ chế trợ cấp như với lúa mì và một số ngũ cốc khác thì ngày nay diện bảo hộ đã mở rộng. Ngoài ra, xu hướng tiêu thụ nông sản hữu cơ tại Hoa Kỳ cũng là một thách thức lớn cho xuất khẩu nông sản từ các thị trường đang phát triển-với ngành nông nghiệp chưa được hiện đại hóa, quy chuẩn hóa vào thị trường này
Hoa Kỳ đang tăng cường áp dụng các hàng rào kỹ thuật đối với thực phẩm nói chung và rau quả nói riêng. Tại Hoa Kỳ, Cơ quan kiểm tra sức khỏe động vật và cây trồng đã đưa ra những qui định và là cơ quan cấp các chứng nhận về hàng rau quả nhập khẩu tươi sống, các qui định thanh tra hàng nhâp khẩu có liên quan. Nhiều mặt hàng rau quả dù đã được nhập khẩu vào Hoa Kỳ nhưng muốn thực hiện hoạt động marketing cũng phải qua nhiều khâu kiểm duyệt (về phẩm cấp, kích cỡ, chất lượng, tác động thực tế đến người tiêu dùng…) Những hàng rào vô hình này là một thách thức lớn đối với xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ
Công cụ biện pháp
Biện pháp hạn chế định lượng:
Phần lớn hạn ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ do Cục Hải quan của nước này quản lý, nhưng không có quyền cấp, thay đổi quota.
Hạn ngạch của Mỹ chia làm 2 loại
Hạn ngạch thuế quan:
Quy định số lượng của mặt hàng đó được nhập vào với mức thuế giảm trong một thời gian nhất định, nếu số lượng NK trên mức quota cho thời gian đó sẽ bị đánh thuế NK cao hơn thậm chí nhiều lần so với mức thuế trong hạn ngạch.
Hạn ngạch thuế quanđược áp dụng phổ biến cho các mặt hàng nông nghiệp và thuỷ sản.
Hầu hết các hạn ngạch này do Tổng Thống công bố theo các thoả thuận thương mại.
Hạn ngạch tuyệt đối:
Số lượng vượt quá hạn ngạch cho phép sẽ không được nhập vào HK trong thời hạn của hạn ngạch. Một số quota là áp dụng chung, còn một số chỉ áp dụng riêng đối với một số nước. Hàng nhập quá số lượng theo quota sẽ phải tái xuất hoặc lưu kho trong suốt thời hạn của quota, cho đến khi bắt đầu thời hạn quota mới.
Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ
Tiêu chuẩn về sản phẩm, trình tự đăng ký và thẩm định các hệ thống chứng nhận sản phẩm có sự phân biệt đối với sản phẩm nhập khẩu. Luật pháp của Hoa Kỳ quy định tiêu chuẩn sản phẩm trong thương mại dựa theo hiệp định GATT, WTO, Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ.
Quy định tiêu chuẩn kỹ thuật
Chính sách của Mỹ về áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục quy trình công nhận chất lượng hàng nhập khẩu dựa trên Hiệp định hàng rào kỹ thuật đối với thương mại của vòng đàm phán Uruguay cùng với Luật ápdụng các hiệp định của WTO và chương 9 của Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ và các văn bản luật ápdụng hiệp định này.
Được áp dụng vì mục đích an toàn sức khoẻ đối với sản phẩm nhập khẩu với số lượng lớn, gồm:
thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, mỹ phẩm, thuốc, thiết bị y tế, máy X-quang và xe có động cơ. Nói chung, các hàng hóa được bán ở thị trường Hoa Kỳ dù là sản phẩm nội địa hay nhập khẩu đều phải đáp ứng được những đòi hỏi của Nhà nước về nhãn hiệu, độ an toàn và đảm bảo sức khoẻ. Nhà sản xuất nhất thiết phải chịu trách nhiệm đối với việc đáp ứng những yêu cầu trên khi đưa sản phẩm ra thị trường. Các cơ quan chức năng sẽ tiến hành những biện pháp cưỡng bức nếu những quy định trên bị vi phạm.
Hệ thống quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật có thể do Uỷ ban cố vấn khu vực tư nhân cấp liên bang, tiểu bang, quận huyện đưa ra. Một số tiêu chuẩn do công ty bảo hiểm tư nhân đòi hỏi, sản phẩm muốn được các công ty này bảo hiểm phải thoả mãn các tiêu chuẩn của họ đề ra. Các tiêu chuẩn này có thể bao gồm các thông số, đặc điểm cho mỗi loại hàng hoá. Ví dụ như:
- Quy định về an toàn và đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Đặc biệt là nhóm hàng công cộng bắt buộc nước xuất khẩu phải thực hiện đầy đủ quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn của hệ thống HACCP
-Mỹ áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế đối với các nhà sản xuất sử dụng lao động theo độ tuổi, được phép đảm bảo quyền lợi và chế độ bồi thường cho người lao động và cho phép họ thực hiện quyền tự do hội họp và tham gia vào các hiệp hội khác nhau.
-Quy định về bảo vệ môi trường dựa theo tiêu chuẩn ISO 19000. Trong đó các nhà sản xuất phải tuân thủ các yêu cầu về thực hiện trách nhiệm xử lý môi trường và việc sử dụng nguyên liệu không làm mất cân bằng sinh thái và các sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo đạt các tính chất không gây ô nhiễm môi trường.
- Quy định về tiêu chuẩn chất lượng của hàng hóa được áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 9000. Đây cũng không phải là tiêu chuẩn bắt buộc đối với hàng hóa XK vào Mỹ.
Mặc dù tuân thủ theo các thông số kỹ thuật này có thể không phải là bắt buộc nhưng những ai không tuân thủ thì thị trường tẩy chay.
Các quy định về vệ sinh dịch tễ:
Ở Mỹ có 4 cơ quan khác nhau phụ trách vấn đề vệ sinh dịch tễ:
• Cơ quan phụ trách thực phẩm và thuốc (FDA có nhiệm vụ đảm bảo rằng các thực phẩm
nhập vào Mỹ phải là các sản phẩm an toàn, sạch, không độc hại, đúng nhãn mác với đầy đủ các thông tin về sản phẩm.. Thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc bệnh, thiết bị, dụng cụ y tế phải tuân theo quy định của luật FDCA, do FDA giám sát thi hành. Cấm nhập các dược phẩm chưa được FDA duyệt. Hàng năm các điều tra viên và các thanh tra viên của FDA, tiến hành các cuộc viếng thăm tới 15.000 cơ sở sản xuất trong và ngoài nước để xem xét xem các sản phẩm có được làm theo tiêu chuẩn vệ sinh không và nhãn mác hàng hoá có phù hợp không, nhằm đảm bảo thực phẩm phải thật an toàn khi ăn, mỹ phẩm không được gây hại, dược phẩm và dụng cụ y tế đảm bảo an toàn và có hiệu quả..
•Cục kiểm định an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp
•Cơ quan bảo vệ môi trường bảo vệ sức khỏe con người và bảo vệ môi trường thiên nhiên
•Cục kiểm định y tế động thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp bảo vệ sức khoẻ của cây và con, có trách nhiệm đưa ra quy định bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng cũng như các nguồn động thực vật khỏi bệnh từ nước ngoài.
Hàng rào phi thuế quan của Mỹ đã dập tắt cơ hội đối với các sản phẩm như đồ chơi trẻ em, bật lửa và thuốc đông y của Trung Quốc thâm nhập thị trường Hoa Kỳ. Điển hình như tiểu bang California của Mỹ đã quy định rõ trên 110 loại thuốc đông y của Trung Quốc có chứa hàm lượng kim loại nặng vượt quá mức cho phép theo tiêu chuẩn về nước uống ở California và yêu cầu tất cả các vị thuốc đông y này phải dán nhãn “độc dược”
Quy định về kiểm tra chất lượng của FDA, cụ thể là theo chương trình HACCP.chỉ có các doanh nghiệp nước ngoài nào đã thực hiện chương trình HACCP có hiệu quả mới được xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ. Để được phép đưa hàng thuỷ sản vào Mỹ, doanh nghiệp phải gửi kế hoạch, chương trình HACCP cho Cục Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). FDA xem xét khi cần thì kiểm tra. NẾu FDA kết luận là đạt yêu cầu thì cấp phép cho doanh nghiệp đó. FDA kiểm tra từng lô hàng nhập khẩu. Nếu phát hiện có lô hàng không đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm hoặc có các vi phạm khác, lô hàng sẽ bị FDA từ chối nhập khẩu, bị gửi trả về nước hoặc tiêu huỷ tại chỗ với chi phí do doanh nghiệp chịu; đồng thời, tên doanh nghiệp sẽ bị đưa lên mạng Internet ở chế độ “Cảnh báo nhanh” (Detention). 5 lô hàng tiếp theo của doanh nghiệp này sẽ bị tự động giữ ở cảng nhập để kiểm tra theo chế độ tự động. Chỉ sau khi cả 5 lô hàng đó đều đảm bản an toàn, vệ sinh và doanh nghiệp làm đơn đề nghị, FDA mới xoá tên doanh nghiệp đó ra khỏi danh sách “Cảnh báo nhanh”
Văn hóa – xã hội
Xuất khẩu rau hoa quả vào thị trường Mỹ tăng mạnh. Mỹ là thị trường có mức tiêu dùng cao, nhu cầu rau và trái cây các loại luôn có xu hướng tăng. Lượng giao dịch rau quả trên thị trường ngày càng đa dạng với đủ các chủng loại quả và rau đến từ khắp các miền khí hậu của mọi khu vực trên thế giới. Không chỉ loại quả có múi như cam, bưởi, quýt trên thị trường Mỹ mà nhiều chủng loại khác, đặc biệt là quả nhiệt đới và chuối đang diễn ra rất sôi động trên thị trường rau quả khổng lồ này.
Xu hướng tiêu thụ rau quả của Mỹ:
- Tăng nhu cầu đối với các sản phẩm tiện dụng.
- Tăng cơ hội chọn lựa các sản phẩm đa dạng.
- Tăng nhu cầu đối với các sản phẩm nhập ngoại.
- Tăng nhu cầu đối với các sản phẩm hữu cơ.
- Tăng nhu cầu đối với các sản phẩm chế biến sẵn.
- Tăng nhu cầu đối với các nhãn mác tư nhân của các tập đoàn bán lẻ.
- Tăng xu hướng phân cực thị trường.
- Tăng yêu cầu đối với nhãn mác sản phẩm.
Dự báo trong hai tháng cuối năm 2010, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả sang thị trường Mỹ sẽ tiếp tục tăng du nhu cầu tại thị trường này tăng cao. Các sản phẩm rau quả đóng hộp và trái cây tươi sẽ là những mặt hàng đóng góp chính vào kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả của Việt Nam.
Theo dự báo của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), những năm tới, nhu cầu rau quả trên thế giới sẽ tăng khoảng 5%/năm. Các nước nhập khẩu chủ yếu vẫn là các nước thuộc EU: Pháp, Đức, Anh, và Canada, Hồng Kông, Mỹ, trong đó Mỹ sẽ nhập khẩu khoảng 1,2 triệu tấn mỗi năm.
Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam sang thị trường Mỹ là rất lớn. Các doanh nghiệp xuất khẩu rau hoa quả Việt Nam cần nhanh chóng vượt qua những điều kiện khắt khe về vệ sinh thực phẩm của thị trường này. Quan trọng hơn, cũng cần phải có một chiến lược xuất khẩu rau quả lâu dài đối với thị trường Mỹ.
Tổng quan về ngành sản xuất rau quả Việt Nam
Tiềm năng sản xuất và chế biến rau quả của Việt Nam.
Trong năm 2010, sản lượng cam, quýt đạt 729,4 nghìn tấn, tăng 5,2% so với cùng kỳ 2009. Trong đó, sản lượng dứa đạt 502,7 nghìn tấn, tăng 3,8%; sản lượng chuối đạt 1,7 triệu tấn, tăng 3%; sản lượng xoài đạt 574 nghìn tấn, tăng 3,6%; Sản lượng bưởi đạt 394,1 nghìn tấn, tăng 3,4%. Sản lượng nhãn đạt 594,6 nghìn tấn, giảm 2,6%; sản lượng vải, chôm chôm đạt 536,5 nghìn tấn, giảm 5,4% so với năm trước.
Tại Miền Bắc, diện tích gieo trồng cây vụ đông đạt 447,2 nghìn ha, bằng 11,5% so với năm 2009. Trong đó, diện tích cây ngô đạt 144,5 nghìn ha, bằng 96,1% so với cùng kỳ 2009; diện tích khoai lang đạt 46,7 nghìn ha, bằng 95,2%; diện tích đậu tương đạt 84,1 nghìn ha, bằng 148% và diện tích cây rau, đậu các loại đạt 132 nghìn ha, bằng 109,6%.
Nói chưa xứng với tiềm năng bởi với hơn 1,5 triệu hecta đất canh tác rau quả, trung bình mỗi năm Việt Nam có thể cung cấp hơn 6 triệu tấn trái cây nhiệt đới; 10 triệu tấn rau vừa đa dạng về chủng loại. Mặt khác, về mùa vụ, Việt Nam là 1 trong những nước có sản lượng rau quả lớn ở khu vực Châu Á và thế giới.
Lợi thế, năng lực là như vậy, nhưng rau quả Việt Nam vẫn loanh quanh hết “trúng mùa - rớt giá” lại đến “được giá - thất mùa”. Số lượng và chất lượng không đáp ứng yêu cầu nhà nhập khẩu. Mặt khác, ngay tại thị trường nội địa, rau quả Việt Nam đã và đang phải đối mặt với sức ép cạnh tranh gay gắt từ rau quả nhập khẩu của Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ... bày bán tràn lan trên thị trường với mẫu mã ngon, chất lượng tốt và giá cả lại rất... phải chăng.
Theo Huỳnh Quang Đấu - Giám đốc Cty Dịch Vụ Kỹ Thuật Nông Nghiệp An Giang, Kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội rau quả Việt Nam, nguyên nhân khiến ngành rau quả Việt Nam chưa tận dụng hết tiềm năng bởi bản đồ ngành trái cây Việt Nam phân bố rộng rãi và bị phân chia nhỏ lẻ. Hầu hết sản lượng trái cây được sản xuất bởi những trang trại nhỏ hoạt động trên diện tích 1 đến 2 ha trở xuống với mức trung bình của cả miền Bắc và miền Nam là khoảng 1,2ha trên một trang trại. Sản phẩm hoặc được bán thẳng cho những người tiêu dùng địa phương hoặc được bán cho những người thu mua bán lẻ và bán buôn, sau đó họ dồn các sản phẩm để bán lại cho nhà chế biến. Các nông trại có diện tích trên 30ha là rất hiếm trên toàn bộ đất nước Việt Nam.
Do chưa quy hoạch vùng chuyên canh theo lợi thế nên sản xuất rau quả tại Việt Nam quá manh mún, nhỏ lẻ dẫn đến giá thành quá cao. Mặt khác, Việt Nam chưa thực sự tổ chức được liên kết vùng lại dẫn đến việc nhiều vùng, nhiều địa phương cùng trồng một loại cây. Bên cạnh đó, người nông dân thấy cây trồng nào đang có giá ngay lập tức chuyển sang trồng cây đó dẫn đến tình trạng cung vượt cầu, hàng hóa dư thừa làm giảm chất lượng, không tiêu thụ được và chất lượng không ổn định.
Trong thời gian qua, nhà nước cũng đã thực hiện nhiều chính sách, chương trình hướng tới sự phát triển của ngành rau quả như: Xuất khẩu rau quả từ 2001 - 2010; Chính sách về các trang trại để xây dựng các khu chuyên trồng trái cây tại các khu vực mới; Chính sách phát triển các hợp tác xã trái cây chuyên nghiệp; Qui hoạch phát triển rau quả và hoa cây cảnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Hỗ trợ thành lập liên kết 4 nhà… Không thể phủ nhận được, các chương trình này đã thúc đẩy rất tích cực cho sự phát triển của ngành rau quả. Tuy nhiên, hiệu quả ảnh hưởng của các chương trình, chính sách kể trên vẫn chưa được như mong muốn.
Tiềm năng xuất khẩu rau quả của Việt Nam.
Điều kiện khí hậu phức tạp của năm 2010 đã tác động mạnh đến giá rau quả trên thị trường thế giới. Với nhu cầu tăng cao, diện tích canh tác giảm và tình hình thời tiết bất lợi, dự báo giá rau quả trên thị trường thế giới sẽ tiếp tục tăng trong năm 2011.
Với nhiều lợi thế trong sản xuất rau quả và mặt hàng xuất khẩu đa dạng, Việt Nam đã xuất khẩu được nhiều loại rau quả tươi cũng như chế biến sang hơn 50 nước trên thế giới nhưng Việt Nam chưa hình thành được các mặt hàng chủ lực, có địa vị thống trị trên thị trường như dứa của Thái Lan, chuối của Philippine, rau tươi và rau chế biến của Trung Quốc. Thị phần của hầu hết các mặt hàng rau quả Việt Nam còn ở mức rất hạn chế, không tạo được tác động chi phối đến thị trường thế giới.
Nguyên nhân của tình trạng đó là tuy đã có những tiến bộ nhất định khả năng mở rộng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu của Việt Nam khá hạn chế, chủ yếu phụ thuộc vào thị trường những nước lân cận như Trung Quốc. Xuất khẩu rau quả, đặc biệt là rau quả tươi sang các thị trường nhập khẩu lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản còn gặp nhiều trở ngại về công nghệ bảo quản và chế biến cũng như khả năng đáp ứng các yêu cầu về hàng nhập khẩu của các thị trường này.
Với thị trường Trung Quốc: Trong những năm tới, Trung Quốc vẫn là thị trường có nhiều tiềm năng phát triển đối với rau quả xuất khẩu của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường lớn, dễ thâm nhập, yêu cầu về chất lượng không quá cao, nhu cầu tiêu dùng của cư dân cũng rất đa dạng. Các nước khác trong khu vực: Đài Loan và Hàn Quốc cũng là thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm khoảng 10% và 6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Các nước ASEAN cũng là những thị trường xuất khẩu rau quả quan trọng của Việt Nam, trong đó Singapore, Malaysia và Indonesia nhập khẩu 1-2 triệu USD/năm.
Nhật Bản: Hiện tại và trong những năm tới, Nhật Bản vẫn là khu vực đầy tiềm năng của nhiều loại rau quả như bắp cải, dưa chuột, khoai tây, đậu quả các loại, dứa, c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH076.doc