MỤC LỤC
Trang
Danh mục đồthị, bảng biểu, phụlục 4
Danh mục từviết tắt 6
Thông tin chung về đềtài 7
Phần mở đầu 8
Chương I: Một số đặc điểm kinh tếxã hội của các nước Châu Phi 11
1.1. Một số đặc điểm tựnhiên, chính trị, văn hoá, xã hội của Châu Phi 11
1.2. Khái quát vềkinh tếcủa các nước Châu Phi 15
1.3. Hoạt động ngoại thương của các nước Châu Phi 27
1.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc và Ấn Độtrong việc đẩy mạnh xuất khẩu vào châu Phi 47
1.5. Một sốthuận lợi, khó khăn và các tiền đềcần thiết để đẩy mạnh xuất
khẩu vào thịtrường châu Phi 49
Chương II: Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam vào thịtrường các nước Châu Phi 52
2.1. Tổng quan quá trình phát triển quan hệkinh tếthương mại của Việt Nam
với các nước Châu Phi 52
2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vào thịtrường các nước Châu Phi 61
2.3. Đánh giá vềthực trạng xuất khẩu của Việt Nam vào thịtrường các nước Châu Phi 75
Chương III: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào thịtrường các nước Châu Phi 79
3.1. Định hướng xuất khẩu của Việt Nam vào thịtrường các nước Châu Phi 79
3.2. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào thịtrường các nước Châu Phi 85
3.3. Các kiến nghịnhằm thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị
trường các nước Châu Phi 109
Kết luận 112
Phụlục 114
Tài liệu tham khảo 120
119 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1874 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Châu Phi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thảo Doanh nghiệp, đi thăm quan các cơ sở
sản xuất của Bạn và các trung tâm mua sắm của Bạn. Trong chuyến đi này, đại
diện của hai Bộ Công Thương Việt Nam và Ăng-gô-la đã ký tắt nội dung Hiệp
định Thương mại giữa hai nước.
Tháng 6/2008, Bộ Công Thương đã tiếp tục triển khai các hoạt động xúc
tiến thương mại tại các nước Ma-rốc và Bờ Biển Ngà.
Tháng 11/2008, nhân dịp kỳ họp Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam-Ai Cập tại
Cai-rô, Bộ Công Thương đã tổ chức đoàn xúc tiến thương mại tại thị trường Ai
Cập.
Sau các chương trình xúc tiến thương mại và khảo sát thị trường nhiều
doanh nghiệp đã tìm thấy bạn hàng và có những thông tin cụ thể về nhu cầu các
mặt hàng của Bạn đặc biệt như lĩnh vực dược phẩm và các mặt hàng tiêu dùng
đối với các nước Ni-giê-ria và Ăng-gô-la, mặt hàng dệt may đối với Nam Phi.
Nhiều doanh nghiệp đã thấy cơ hội đầu tư tại nước sở tại như doanh nghiệp. Có
những doanh nghiệp Bạn sau khi tham dự Hội thảo do phía Việt Nam tổ chức tại
các nước sở tại đã chủ động sang Việt Nam để tìm hiểu thị trường và gặp gỡ đối
tác như doanh nghiệp dệt may của Nam Phi sang Việt Nam.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến thương mại, Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng chú trọng đến công tác nghiên cứu,
tìm hiểu thị trường. Các cơ quan trên đã phối hợp cùng với Thương vụ tại các
nước sở tại đã nghiên cứu và biên soạn các cuốn sách Giới thiệu thị trường Nam
Phi, Ai Cập, Ma-rốc và gần đây nhất là An-giê-ri (10/2007) và Bê-nanh
(11/2008). Mỗi cuốn sách là những cẩm nang cần thiết cho các doanh nghiệp khi
bước đầu nghiên cứu, tìm hiểu thị trường.
Ngoài ra, nhân dịp chuyến thăm của các nhà Lãnh đạo cấp cao của các
quốc gia Châu Phi sang Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp cũng
thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo về kinh doanh và các Diễn dàn doanh
nghiệp song phương để doanh nghiệp hai nước có cơ hội tiếp xúc và tìm hiểu
trực tiếp đối tác như Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Mô-dăm-bích (tháng
57
1/2007), Diễn đàn kinh doanh Việt Nam - Nam Phi (tháng 5/2007), Hội thảo
doanh nghiệp Việt Nam - Ma-rốc (12/2005)…
Tuy nhiên, đây mới chỉ là những kết quả bước đầu. Chúng ta cần nhìn
nhận lại khách quan để đánh giá về quan hệ giữa Việt Nam với các nước Châu
Phi, những mặt được và chưa được, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, tìm
ra hướng đi và những giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác
hiệu quả giữa ta và các nước khu vực.
2.1.3. Quan hệ của Việt Nam với các đối tác quan trọng ở Châu Phi
- Với Nam Phi
Việt Nam và Nam Phi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày
22/12/1993. Năm 2000, Việt Nam mở Đại sứ quán tại Pretoria và năm 2002,
Nam Phi mở Đại sứ quán tại Hà Nội. Năm 1999, Việt Nam thành lập cơ quan
Thương vụ của nước ta tại Nam Phi.
Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao, đoàn doanh nghiệp đi thăm lẫn
nhau để thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác kinh tế, thương mại.
Hai nước đã ký nhiều hiệp định, thoả thuận hợp tác. Hiệp định thương mại
đã được hai bên ký tháng 4 năm 2000, trong đó có thỏa thuận dành cho nhau quy
chế tối huệ quốc (MFN) trong buôn bán hai chiều.
- Với Ni-giê-ri-a
Việt Nam và Ni-giê-ri-a thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 25 tháng 5 năm
1976. Tháng 6 năm 2006, Việt Nam mở Cơ quan Thương vụ tại Lagos và năm
2007 thành lập Đại sứ quán Việt Nam tại Abuja. Năm 2007, Ni-giê-ria đã thành
lập Đại sứ quán tại Hà Nội.
Hai nước đã ký Hiệp định Thương mại tháng 6 năm 2001 nhằm tạo cơ sở
pháp lý cho việc thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại. Hai bên cũng đang xúc
tiến để đàm phán ký kết Hiệp định trong một số lĩnh vực hợp tác khác. Phía Bạn
mong muốn Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, điện
lực, khai khoáng, viễn thông tại Ni-giê-ri-a.
- Với An-giê-ri
Việt Nam và Al-giê-ri thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 28 tháng 10 năm
1962. Tháng 11 năm 1962, Việt Nam mở sứ quán tại Algeria, tháng 4 năm 1968
Algeria đặt sứ quán tại Hà Nội. Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn các cấp đi thăm
lẫn nhau và đã ký nhiều hiệp định, thoả thuận hợp tác trong đó có Hiệp định
Thương mại.
Từ năm 2001 đến nay, hai nước đã đạt được nhiều tiến bộ trong thúc đẩy
quan hệ thương mại song phương. Các kỳ họp Uỷ ban Hỗn hợp được tổ chức
luân phiên giữa hai nước nhằm thúc đẩy toàn diện các mặt hợp tác, đặc biệt là
trong các lĩnh vực kinh tế thương mại, dầu khí, y tế, giáo dục.
58
Tháng 4 năm 2004, Việt Nam đã mở lại Cơ quan Thương vụ tại Al-giê-ri
để thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại giữa cộng đồng doanh nghiệp hai bên.
Từ năm 2004, các doanh nghiệp Việt Nam tham dự Hội chợ quốc tế Alger
đều đặn hơn. Các sản phẩm trưng bày gồm gạo, chè, hạt tiêu, cà phê, các loại gia
vị, dụng cụ cầm tay, đồ dùng học sinh, dụng cụ thể thao, khoá, hàng thể thao, thủ
công mỹ nghệ, mây tre, đồ thêu, gốm sứ, quạt điện, động cơ diesel, máy bơm,
máy phát điện, dây tải điện, cáp quang, may mặc.
- Với Ai cập
Ai-Cập là nước A-rập đầu tiên có quan hệ với Việt Nam. Năm 1958 Việt
Nam đã mở cơ quan đại diện thương mại tại Ai-cập. Ngày 1/9/1963 Việt Nam và
Ai-Cập chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Cùng năm đó, Việt Nam thành
lập Đại sứ quán tại Cairo. Năm 1964 Ai Cập lập Đại sứ quán tại Hà Nội.
Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao và đã ký nhiều hiệp định, thoả
thuận hợp tác. Trong đó, đáng chủ ý là Hiệp định thương mại ký năm 1994 đã
tạo khung pháp lý cho các hoạt động trao đổi thương mại song phương.
- Với Ma rốc
Việt Nam và Maroc thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 27 tháng 3 năm
1961. Tháng 7 năm 2005, Đại sứ quán Việt Nam và Thương vụ Việt Nam đã
chính thức thành lập tại Marốc. Tháng 3 năm 2006, Marốc chính thức thành lập
Đại sứ quán tại Việt Nam.
Quan hệ chính trị ngoại giao giữa Việt Nam và Maroc phát triển tốt đẹp,
tạo thuận lợi cho quan hệ kinh tế thương mại. Tháng 6 năm 2001, Việt Nam và
Maroc đã ký Hiệp định thương mại, quy định dành cho nhau quy chế MFN trong
buôn bán song phương. Đây là Hiệp định đầu tiên được ký giữa hai nước kể từ
ngày thiết lập quan hệ ngoại giao.
- Với Li bi
Việt Nam và Li-bi thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 15 tháng 3 năm 1975.
Trong những năm chiến tranh chống Mỹ, chính phủ và nhân dân Li-bi đã dành
cho Việt Nam sự ủng hộ nhiệt tình. Sau năm 1975, quan hệ hữu nghị giữa hai
nước phát triển tốt đẹp. Việt Nam đã đặt sứ quán tại Tripoli và và Libya cũng đặt
Văn phòng nhân dân tại Hà Nội. Ngay sau ngày giải phóng Miền Nam, chính
phủ Li-bi đã cho Việt Nam vay dầu thô với các điều kiện ưu đãi. Cụ thể là Li-bi
cho Việt Nam vay 800.000 tấn dầu thô với lãi suất 2,5% trả chậm sau 3 năm.
Tháng 10 năm 1983, hai nước đã ký Hiệp định Thương mại, tạo cơ sở pháp lý
cho sự phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước.
- Với Ăng-gô-la
Việt Nam và Ăng-gô-la có quan hệ truyền thống tốt đẹp. Hai nước thiết
lập quan hệ ngoại giao ngày 12 tháng 11 năm 1975. Hai bên đã trao đổi nhiều
đoàn cấp cao đi thăm lẫn nhau.
59
Tháng 10 năm 2002, trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đức Lương,
hai bên đã thoả thuận Việt Nam chính thức mở Đại sứ quán tại Ăng-gô-la.
Tháng 2 năm 2002, nhân chuyến thăm làm việc của Thứ trưởng Bộ
Thương mại Lê Danh Vĩnh, hai bên đã Biên bản ghi nhớ về việc hàng năm Việt
Nam cung cấp cho Ăngola từ 50-100 ngàn tấn gạo, thanh toán bằng L/C tại chỗ
với giá cạnh tranh, cũng như tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai phía tiếp xúc và
hợp tác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá và trao đổi thường xuyên các
đoàn doanh nghiệp.
Tháng 9 năm 2007, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang dẫn
đầu đoàn xúc tiến thương mại sang khảo sát thị trường Ăng-gô-la. Nhân dịp này,
hai bên đã ký tắt Hiệp định thương mại Việt Nam - Ăng-gô-la và tổ chức Hội
thảo doanh nghiệp với sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp hai nước. Các
kỳ họp Uỷ ban liên Chính phủ cũng được tổ chức luân phiên ở mỗi nước để tăng
cường và thúc đẩy hợp tác song phương.
Bên cạnh hợp tác về kinh tế thương mại, Ăng-gô-la cũng mong muốn đẩy
mạnh hợp tác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, dầu khí với Việt Nam. Ăng-gô-la
có tiềm năng về dầu khí. Từ năm 2005, hai bên đã đàm phán về nội dung Nghị
định thư hợp tác về dầu khí để sớm ký kết.
Cộng đồng người Việt Nam làm ăn sinh sống tại Lu-an-da (thủ đô Ăng-
gô-la) khá đông, ước tính khoảng gần 3000 người, bao gồm chuyên gia y tế, giáo
dục, con em chuyên gia, người thân, lao động tự do. Nói chung hoạt động
thương mại của Cộng đồng Việt Nam tại Ăng-gô-la vẫn mang tính làm ăn nhỏ
của cá nhân và gia đình, chưa hình thành được những Trung tâm thương mại quy
mô lớn.
- Với Xu-đăng
Việt Nam và Xu-đăng thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 8 năm 1969.
Đại sứ ta tại Cai-rô (Ai Cập) kiêm nhiệm Xuđăng.
Kể từ Hội nghị Không liên kết tháng 9 năm 2002, Xu-đăng bày tỏ mong
muốn mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại, tranh thủ kinh nghiệm xây dựng
kinh tế của Việt Nam, tăng cường quan hệ chính trị, văn hoá với Việt Nam trong
khuôn khổ Nam-Nam.
Hai bên đã trao đổi một số đoàn đi thăm lẫn nhau và đã ký Hiệp định
khung về hợp tác kinh tế, thương mại, văn hoá và khoa học kỹ thuật. Về hợp tác
nông nghiệp, hai bên đã trao đổi dự thảo chương trình hợp tác theo đó phía Xu-
đăng sẵn sàng dành 15.600 ha đất phục vụ dự án trồng lúa giữa hai nước. Trong
lĩnh vực dầu khí, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PETROVIETNAM) đã tiếp xúc
với đối tác Xu-đăng và bàn khả năng PETROVIETNAM tham gia thăm dò, khai
thác dầu khí tại Xu-đăng.
- Với Tuy-ni-di
60
Việt Nam và Tuy-ni-di thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 15 tháng 12 năm
1972. Đại sứ quán Tuy-ni-di tại Trung quốc kiêm nhiệm Việt Nam và Đại sứ
quán Việt Nam tại Li-bi kiêm nhiệm Tuy-ni-di.
Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn các cấp đi thăm lẫn nhau và đã ký một số
hiệp định, thoả thuận hợp tác như: Hiệp định thương mại (tháng 5 năm 1994),
Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học và kĩ thuật (tháng 5 năm 1999),
Hiệp định khung về hợp tác trong lĩnh vực nông nghiêp (tháng 10 năm 2002).
Hai bên cũng đã thành lập Uỷ ban Hỗn hợp nhằm đẩy mạnh hợp tác song
phương trên tất cả các lĩnh vực.
2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường các nước
Châu Phi
2.2.1. Tổng quan về trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước Châu Phi
Cùng với chính sách thúc đẩy quan hệ thương mại của Việt Nam với các
nước Châu Phi và sự năng động của các doanh nghiệp trong việc khai thác các
thị trường mới, kim ngạch buôn bán Việt Nam - Châu Phi đã có bước tăng
trưởng nhanh.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng từ con số nhỏ bé 15,5 triệu USD
năm 1991 lên 218,1 triệu USD năm 2001 và gần 1,008 tỷ USD năm 2007, trong
đó xuất khẩu tăng từ 13,3 triệu USD lên 174,9 triệu USD và 651 triệu USD,
nhập khẩu tăng từ 2,2 triệu USD lên 43,2 triệu USD và 262,7 triệu USD.
Trao đổi thương mại với các nước Châu Phi tăng trưởng với tốc độ bình
quân cao hơn tăng trưởng ngoại thương chung của cả nước trong cùng thời kỳ,
trung bình là 31% trong các năm 2001-2007.
Tỷ trọng buôn bán với Châu Phi trong tổng kim ngạch ngoại thương của
Việt Nam tăng từ 0,35% năm 1991 lên 0,7% năm 2001 và 0,9% năm 2007.
Tuy nhiên, cũng cần phải nhận thấy rằng việc buôn bán với Châu Phi đạt
được tốc độ tăng trưởng cao như vậy là do trao đổi thương mại giữa hai bên có
xuất phát điểm rất thấp, thêm vào đó tăng trưởng cao trong bối cảnh "cất cánh"
chung của ngoại thương Việt Nam trong những năm gần đây cũng là điều dễ
hiểu.
Thực tế là mặc dù có sự tăng trưởng đáng kể, buôn bán giữa Việt Nam với
Châu Phi còn ở mức rất thấp. Đến nay, Châu Phi vẫn là khu vực mà nước ta có
mức độ trao đổi thương mại thấp nhất so với các khu vực thị trường khác trên
thế giới. Năm 2007, xuất khẩu sang châu Phi mới chỉ chiếm 1,4% tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước.
Đặc biệt, nếu xét tỷ trọng của Việt Nam trong kim ngạch mậu dịch của
Châu Phi thì con số này còn rất nhỏ bé. Năm 2007, xuất khẩu của Việt Nam sang
châu Phi mới chỉ chiếm 0,18 % tổng kim ngạch nhập khẩu của châu Phi.
61
Trong quan hệ thương mại với các nước Châu Phi, Việt Nam thường xuất
siêu, giá trị xuất khẩu sang Châu Phi thường cao trên gấp hai lần giá trị nhập
khẩu từ Châu Phi.
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Châu Phi
và tỷ trọng trọng tổng kim ngạch của cả nước
Đơn vị: triệu USD
Năm Tổng
kim ngạch
Tỷ
trọng
Xuất
khẩu
Tỷ
trọng
Nhập
khẩu
Tỷ
trọng
1991 15,5 0,35% 13,3 0,64% 2,2 0,09%
1996 39,6 0,22% 26,7 0,37% 12,9 0,12%
2001 218,1 0,70% 174,9 1,16% 43,2 0,27%
2002 196,2 0,54% 126,9 0,76% 69,3 0,35%
2003 372,4 0,82% 229,1 1,14% 143,3 0,57%
2004 577,8 0.99% 407,5 1,54% 170,3 0,53%
2005 911,4 1,30% 647,5 2% 263,9 0,72%
2006 832 1% 610 1,5% 222 0,5%
2007 1007,8 0,9% 683,5 1,4% 324,3 0,5%
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
2.2.2. Bạn hàng xuất khẩu
Giai đoạn 1991-1995 là thời gian hàng hóa nước ta bắt đầu thâm nhập vào
thị trường Châu Phi. Thời gian này, An-giê-ri và Libi là hai thị trường xuất khẩu
chủ yếu, chiếm tỷ trọng trên 90% tổng xuất khẩu sang châu lục. Đây chính là kết
quả của việc nước ta thực hiện chương trình trả nợ Chính phủ với hai nước trên.
Các khoản nợ này chủ yếu là giá trị mặt hàng xăng dầu mà hai nước cho ta vay
ưu đãi sau ngày đất nước thống nhất.
Đối với An-giê-ri, từ 1990 đến 1997, hàng năm Việt Nam đều bố trí kế
hoạch trả nợ An-giê-ri bằng hàng nhằm thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường này,
chủ yếu là gạo, cà phê, dụng cụ cầm tay, phụ tùng xe đạp, đồ dùng học sinh, giày
dép… Tới nay ta đã giải quyết dứt điểm vấn đề nợ với An-giê-ri, theo những
nguyên tắc đã được thoả thuận nhân dịp Thủ tướng ta thăm An-giê-ri tháng
11/2004.
Từ năm 1993 đến 1998, chương trình trả nợ Libi đạt kết quả tốt. Hàng hóa
trả nợ của ta được thị trường Libi chấp nhận, với những sản phẩm chủ yếu là
gạo, chè, hải sản, hàng dệt may. Đến cuối năm 1998, việc thanh toán số nợ 107
triệu USD với Libi cơ bản đã hoàn thành.
62
Giai đoạn 1996-2001, ngoài việc trả nợ hai nước trên, hàng hóa nước ta
qua các hình thức buôn bán thông thường cũng ngày càng xâm nhập nhiều hơn
vào thị trường các nước Châu Phi khác.
Nếu như giai đoạn đầu nhưng năm 1990, quan hệ thương mại với các
nước Châu Phi tập trung chủ yếu ở các nước Bắc Phi thông qua các hợp đồng trả
nợ được ký giữa Chính phủ Việt Nam với chính phủ các nước này thì cùng với
quá trình hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, các bạn hàng và các đối
tác của Việt Nam ngày càng được mở rộng, đến năm 2001 Việt Nam đã có quan
hệ buôn bán với 44 nước Châu Phi và đến năm 2007 con số này đã là 53 nước.
Như vậy, hiện nay Việt Nam đã có trao đổi thương mại với hầu hết các nước
Châu Phi (chi tiết tại Phụ lục 2).
Bảng 2.2: Xuất khẩu sang 10 thị trường chủ yếu ở Châu Phi, 2001 – 2007
Đơn vị: triệu USD
Tên nước 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Nam Phi 29,1 15,5 22,7 56,8 111,8 100,7 119,5
Ai Cập 28,6 21,8 14,8 39,1 45,1 49,0 97,3
Ghana 4,7 8,6 15,3 31,7 23,4 38,2 53,3
Cốt-đi-voa 0 0 43,0 32,6 81,1 54,9 50,0
Ăng-gô-la 28,1 20,7 29,8 34,9 76,2 55,0 49,4
An-giê-ri 11,7 3,3 18,2 13,9 30,9 34,2 40,5
Ni-giê-ri-a 8,1 9,4 10,5 11,3 17,1 32,9 32,9
Tan-da-ni-a 8,3 6,1 20,7 25,0 22,5 22,6 18,3
Ma-rốc 1,8 3,0 3,3 8,2 8,1 11,1 27,1
Sê-nê-gan 21,3 13,8 33,9 57,2 41,9 9,5 9,9
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Kim ngạch xuất khẩu và mặt hàng xuất khẩu sang 10 thị trường lớn nhất
của Việt Nam năm 2007 được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.3:
10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở Châu Phi năm 2007
Đơn vị: triệu USD
TT Tên nước Kim
ngạch
Mặt hàng xuất khẩu
(theo thứ tự kim ngạch giảm dần)
1 Nam Phi 119,5 Giầy dép các loại, sản phẩm dệt may, cà phê,
thuốc lá và nguyên phụ liệu thuốc lá, máy vi
63
tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, gỗ và sản
phẩm gỗ, hạt tiêu, than đá, hạt điều…
2 Ai Cập 97,3 Hàng hải sản, cà phê, hạt tiêu, máy vi tính, sản
phẩm điện tử và linh kiện, than đá, hàng rau
quả, vải, sợi các loại…
3 Gha-na 53,3 Gạo, sản phẩm dệt may, điện thoại di động, linh
kiện phụ tùng xe máy…
4 Cốt-đi-voa 50,0 Gạo, sắt thép các loại..
5 Ăng-gô-la 49,4 Gạo, sản phẩm dệt may..
6 An-giê-ri 40,5 Cà phê, hạt tiêu, gạo, hàng hải sản,…
7 Ni-giê-ri-a 32,9 Hàng dệt may, tân dược, săm lốp ô tô, xe máy,
phụ tùng xe máy, hàng hải sản…
8 Ma-rốc 27,1 Cà phê, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh
kiện, đĩa CD-R…
9 Công-gô 22,6 Gạo, sản phẩm dệt may..
10 Tan-da-ni-a 18,3 Gạo, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện,
cà phê…
Nguồn: Tổng Cục hải quan
Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng 10 bạn hàng xuất khẩu chính năm 2007
17%
14%
8%
7%
7%
6%
5%
4%
3%
3%
26% Nam Phi
Ai C?p
Ghana
Côte d'Ivoire
Angola
Algeria
Nigeria
Morocco
Congo
Tanzania
Các nu?c khác
Hiện nay, An-giê-ri không còn là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam ở Châu
Phi nhưng vẫn là thị trường xuất khẩu quan trọng và đứng thứ 6 trong số các bạn
64
hàng chính của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt xấp xỉ 40,5
triệu USD.
Từ năm 2000, Nam Phi trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của
Việt Nam tại Châu Phi với giá trị xuất khẩu năm 2007 đạt 119,5 triệu USD
chiếm 17% tổng xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực Châu Phi.
Tiếp sau Nam Phi là Ai Cập, Ghana, Cốt-đi-voa, Ăng-gô-la với các con số
xuất khẩu lần lượt là 97,3 triệu USD (chiếm 14%); 53,3 triệu USD (chiếm 8%),
50 triệu USD (7%), 49,4 triệu USD (7%).
Ngoài ra, Ma-rốc, Congo, Ni-giê-ri-a, Tan-da-ni-a cũng là những thị
trường quan trọng của Việt Nam ở châu Phi.
Đây cũng là các nước nhập khẩu chính của Châu Phi. Thực tế là, xuất
khẩu của Việt Nam vào các nước Châu Phi hiện cũng tập trung chủ yếu ở các
nước này. Riêng kim ngạch xuất khẩu vào 10 thị trường lớn nhất đã đạt khoảng
511 triệu USD, chiếm tới 74% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị
trường Châu Phi.
Các nước khác nhập khẩu từ Việt Nam còn rất hạn chế, 43 nước còn lại
chỉ nhập khẩu khoảng 172,6 triệu USD, chiếm 26% giá trị xuất khẩu của Việt
Nam vào Châu Phi.
Trong thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục khai thác các thị trường mà ta
đang có lợi thế xuất khẩu (xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường này cao so
với các nước châu khác nhưng giá trị vẫn còn khiêm tốn) bên cạnh đó Việt Nam
cũng cần tăng cường tìm hiểu, đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường mà hiện
kim ngạch hai bên còn thấp nhưng tiềm năng lớn như: Xu-đăng, Xê-nê-gan, Mô-
dăm-bích, Libi, Ma-đa-gát-xca…
- Thị trường Nam Phi
Hiện nay, Nam Phi là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại
Châu Phi. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đã liên tục tăng nhanh trong
các năm gần đây, từ 26,0 triệu USD năm 2000 lên tới 120,0 triệu USD năm 2007
(chiếm 17,5% tổng kim ngạch xuất khẩu tới Châu Phi).
Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam sang Nam Phi là
gạo, giày dép, than, sản phẩm nhựa, hàng dệt may, than đá… Trong đó, gạo là
mặt hàng thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn nhất. Điều đáng lưu ý là gạo xuất vào
Nam Phi phần lớn để tái xuất sang các nước Châu Phi khác trong khối SADC và
một số nước ở Tây Phi. Ngoài các sản phẩm nói trên, gần đây Việt Nam cũng
bắt đầu xuất khẩu sang Nam Phi các sản phẩm điện - điện tử, dụng cụ cơ khí, đồ
gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, cà phê, hạt tiêu, đồ mây tre, cói, gốm
sứ…
Năm 2007, các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nam Phi
gồm có: gạo (15 triệu USD), giầy dép các loại (38 triệu USD), sản phẩm dệt may
65
(13 triệu USD), cà phê (12 triệu USD) và máy vi tính và linh kiện (4,3 triệu
USD); các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Nam Phi gồm: sắt thép phế liệu (18
triệu USD), các loại sắt thép khác (12 triệu USD), gỗ và sản phẩm gỗ (10 triệu
USD), kim loại thường khác (5,7 triệu USD), hàng hải sản (5,3 triệu USD).
Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam sang Nam Phi tăng trưởng không đều,
thậm chí có các năm giảm như năm 2002 và 2006. Điều đó cho thấy hàng hoá
xuất khẩu của Việt Nam chưa thực sự có chỗ đứng vững chắc tại thị trường Nam
Phi.
Bảng 2.5 : Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nam Phi
Đơn vị: triệu USD
Năm Xuất khẩu Tốc độ tăng (%)
2001 30,0
2002 15,0 -50,0
2003 23,0 53,3
2004 58,0 152,2
2005 112,0 93,1
2006 101,0 -9,8
2007 120,0 18,8
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
- Thị trường Ni-giê-ri-a
Là nước có dân số lớn nhất Châu Phi, hàng năm Ni-giê-ri-a có nhu cầu
nhập khẩu rất nhiều loại hàng hóa, trong đó có nhiều mặt hàng là thế mạnh của
Việt Nam. Trong mấy năm gần đây, giá dầu mỏ trên thế giới tăng đã giúp Ni-
giê-ri-a gia tăng nguồn ngoại tệ nhằm phục vụ phát triển kinh tế. Cùng với đó,
đời sống người dân tăng lên và ngân sách dành cho nhập khẩu vì thế cũng tăng.
Những mặt hàng mà Việt Nam đã và đang có khả năng xuất khẩu vào thị
trường này gồm: săm lốp các loại, gạo, hàng dệt may, sản phẩm cao su, hàng thủ
công mỹ nghệ, cà phê, chè, vật liệu xây dựng, các sản phẩm nhựa và điện tử.
Trong thời gian qua, đã có một số công ty Việt Nam tiếp xúc làm ăn với Ni-giê-
ri-a như: Công ty lương thực Vĩnh Long, Tổng công ty Chè, Xí nghiệp dược
phẩm TW 1.
Kể từ khi Cơ quan đại diện Thương mại của ta được thành lập và đi vào
hoạt động tại Lagos đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường trao đổi hợp
tác thương mại giữa hai nước. Mặc dù vậy, xuất khẩu của Việt Nam sang Ni-giê-
ri-a tăng trưởng với tốc độ thấp. Nguyên nhân là do cách xa nhau về địa lý, các
các doanh nghiệp của Việt Nam chưa thực sự hiểu biết nhiều về thị trường Ni-
giê-ri-a.
66
Bảng 2.6 : Kim ngạch xuất nhập của Việt Nam sang Ni-giê-ri-a
Đơn vị : triệu USD
Năm Xuất khẩu Tốc độ tăng (%)
2001 8,2 -
2002 9,4 14,6
2003 10,8 14,9
2004 12 11,1
2005 17,6 46,7
2006 32,9 86,9
2007 32,9 0,0
Nguồn: Tổng cục Hải quan
- Thị trường An-giê-ri
Các mặt hàng xuất khẩu chính của ta sang thị trường này là gạo, hạt tiêu,
cà phê, săm lốp, giầy dép, máy móc thiết bị, đồ gỗ.. và đó cũng chính là các mặt
hàng định hướng chính của ta vào thị trường An-giê-ri trong thời gian tới. Hơn
nữa, viêc các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư và kinh doanh tại An-giê-ri như
Tập đoàn dầu khí Việt Nam, công ty gốm sứ Thạch Bàn.. cũng sẽ góp phần đưa
hàng hoá của ta vào thị trường này. Mỗi năm An-giê-ri nhập khẩu khoảng 3,3 tỷ
USD mặt hàng nông sản, đây là điều kiện để Việt Nam gia tăng xuất khẩu nếu
tận dụng được lợi thế của mình.
Năm 2007, xuất khẩu của Việt Nam sang An-giê-ri đạt 40,457 triệu USD
tăng 18% so với năm 2006. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của ta là cà phê,
khoảng 29,631 triệu USD (2007) chiếm 73,2% thị phần, 2,48 triệu USD gạo,
2,44 triệu USD hàng hải sản và 3,16 triệu USD hạt tiêu. Ngoài ra còn có các mặt
hàng khác như hạt điều, săm lốp, máy móc thiết bị, đồ dùng bằng gỗ… Nhìn
chung, trong những năm gần đây, xuất khẩu của Việt Nam sang An-giê-ri có
tăng trưởng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng còn thấp và tỷ trọng hàng xuất của
Việt Nam trong tổng giá trị nhập khẩu hàng năm của An-giê-ri còn thấp (chỉ
khoảng 0,15%)
Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang An-giê-ri
Đơn vị: triệu USD
Năm Xuất khẩu Tốc độ tăng (%)
2002 3,397
2003 18,221 436,39
2004 13,848 -24,00
67
2005 30,935 123,39
2006 34,184 10,50
2007 40,457 18,35
Nguồn: Tổng cục Hải quan
- Thị trường Ai Cập
Trong những năm qua, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Ai Cập đã
có sự phát triển tương đối khả quan. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam sang Ai Cập tăng trưởng đều còn nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường
này chưa thực sự ổn định. Với dân số khoảng 80 triệu người, cơ cấu hàng nhập
khẩu của Ai Cập khá đa dạng, trong đó nông sản và hàng tiêu dùng chiếm tỷ
trọng lớn với những mặt hàng mà Việt Nam có khả năng đáp ứng cao như hạt
tiêu, gạo, cơm dừa, hàng điện tử...
Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ai Cập đã đạt mức
gần 100 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam gồm máy tính
và sản phẩm linh kiện điện tử đạt 10,6 triệu USD, hạt tiêu đạt 16,3 triệu USD, cà
phê đạt 16,5 triệu USD, hàng hải sản đã có bước tăng đột biến từ 4,4 triệu USD
năm 2006 lên 20,5 triệu USD năm 2007. Một điểm đáng lưu ý là sau vụ kiện
chống bán phá giá đèn huỳnh quang Việt nam vào Ai Cập từ tháng 4 tháng 2006,
sản phẩm này đã không được xuất sang Ai Cập.
Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ai Cập
Đơn vị: triệu USD
Năm Xuất khẩu Tốc độ tăng (%)
2001 28,574
2002 21,828 -23,61
2003 22,210 1,75
2004 38,693 74,21
2005 44,716 15,57
2006 48,975 9,52
2007 97,300 98,67
Nguồn: Tổng cục Hải quan
- Thị trường Ma rốc
Một số mặt hàng của nước ta như dệt may, giày dép, cà phê, cao su, giấy
và sản phẩm giấy… đã xâm nhập thị trường Ma-rốc một cách ổn định trong thời
gian qua. Với vị trí địa lý của mình, Ma-rốc có thể là điểm trung chuyển để đưa
hàng Việt Nam sang các nước Tây Bắc Phi cũng như EU. Ngoài ra, các chính
68
sách ưu đãi của Chính phủ Maroc cũng mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt
Nam đầu tư liên doanh với các đối tác Maroc, đặc biệt tại các khu công nghiệp
hay kh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7149-R.pdf