Đề tài Giải pháp để hoàn thiện pháp luật về xúc tiến thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU

NỘI DUNG CHÍNH

I. Bình luận về các hình thức XTTM theo quy định của pháp luật Việt Nam

1. Khuyến mại

2. Quảng cáo thương mại

3. Trưng bày giới thiệu hàng hoá, dịch vụ

4. Hội chợ, triển lãm thương mại

II. Giải pháp để hoàn thiện pháp luật về XTTM trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

1. Định hướng trong việc hoàn thiện pháp luật về XTTM ở Việt Nam

2. Giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật về XTTM ở Việt Nam

KẾT LUẬN

 

 

 

 

 

 

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5548 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp để hoàn thiện pháp luật về xúc tiến thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân khi bị từ chối xác nhận việc đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại. Điều này dễ dẫn đến tình trạng tùy tiện, thiếu cơ sở của cơ quan công quyền khi thực hiện quyền hạn của mình và có khả năng làm cho quyền tự do hoạt động khuyến mại của thương nhân khó được thực hiện một cách đầy đủ. Đây có thể là một trong nhiều nguyên nhân của việc nhiều chương trình khuyến mại được thực hiện khi chưa làm thủ tục đăng ký. 1.5/ Các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại: Khuyến mại là quyền của thương nhân trong hoạt động kinh doanh. Cơ hội thương mại mà thương nhân khuyến mại có được là vấn đề “nhạy cảm” vì nó có thể tạo ra những khó khăn cho thương nhân khác, có thể “đụng chạm” đến lợi ích của khách hàng và tính lành mạnh của môi trường kinh doanh. Để ngăn ngừa những tác động tiêu cực này, một số hoạt động khuyến mại đã bị Nhà nước cấm thực hiện (điều 100 Luật thương mại 2005). * Về quy định này, có một số lời bình luận sau: Mục tiêu của khuyến mại là thu hút hành vi mua sắm và sử dụng dịch vụ của khách hàng nên thương nhân có thể vì lợi nhuận tối đa mà vượt quá giới hạn cần thiết, gây ảnh hưởng tiêu cực cho xác hội và môi trường kinh doanh. 2/ Quảng cáo thương mại: 2.1/ Khái niệm: Tại điều 102 Luật thương mại 2005, quảng cáo là giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm dịch vụ có mục đích sinh lời và dịch vụ không có mục đích sinh lời. Như vậy, có thể hiểu quảng cáo thương mại là hoạt động XTTM của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình. Từ định nghĩa này, ta có thể rút ra các đặc điểm cơ bản để phân biệt quảng cáo thương mại với các hoạt động không phải là quảng cáo thương mại như: Hoạt động thông tin tuyên truyền, cổ động mang tính chính trị, xã hội do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội thực hiện, hoạt động thông tin của các tổ chức cá nhân không nhằm mục đích kinh doanh. * Từ khái niệm quảng cáo thương mại có thể đưa ra nhận định sau: Thực trạng pháp luật về quảng cáo ở Việt Nam cho thấy, quảng cáo thương mại đang được coi là một loại quảng cáo nói chung, tồn tại bên cạnh những quảng cáo không có mục đích sinh lời. Do vậy, thương nhân hoạt động quảng cáo thương mại phải tuân thủ các văn bản pháp luật về quảng cáo thương mại và các văn bản pháp luật về quảng cáo nói chung. Các quy định hiện hành về quảng cáo thương mại chủ yếu đề cập đến các nội dung về hàng hóa, dịch vụ quảng cáo, sản phẩm quảng cáo thương mại và phương tiện quảng cáo thương mại. Quảng cáo cái gì, mô tả thông tin về nó như thế nào và cách thức phát hành thông tin đó tới cộng đồng... là các vấn đề khởi nguồn của những tác động, ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, của người tiêu dùng và của các thương nhân khác. 2.2/ Sản phẩm và phương tiện quảng cáo thương mại: Sản phẩm quảng cáo thương mại bao gồm những thông tin bằng hình ảnh, hành động, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng chứa đựng nội dung quảng cáo thương mại. Sản phẩm quảng cáo thương mại có chứa đựng cả nội dung và hình thức quảng cáo thương mại. Nội dung quảng cáo bao gồm những thông tin về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (thương hiệu, loại sản phẩm và tính ưu việt cũng như tiện ích của nó...) mà chủ quảng cáo muốn được thể hiện nhằm thông báo, giới thiệu rộng rãi tới công chúng. Nội dung sản phẩm quảng cáo phải đảm bảo lành mạnh, đúng sự thật, không gây nhầm lẫn cho khách hàng. Hình thức quảng cáo được thể hiện bằng tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng, hình ảnh, hành động, âm thanh và các hình thức khác có khả năng truyền đạt nội dung thông tin quảng cáo tới công chúng. Hình thức quảng cáo phải rõ ràng, dễ hiểu và có tính thẩm mỹ. Đồng thời, ngôn ngữ sử dụng trong quảng cáo cũng phải tuân theo quy tắc nhất định.2 Xem: Điều 8 Pháp lệnh quảng cáo ngày 16/11/2001. Phương tiện quảng cáo thương mại là công cụ được sử dụng để giới thiệu các sản phẩm quảng cáo thương mại. Phương tiện quảng cáo bao gồm tất cả những phương tiện có khả năng truyền tải thông tin đến công chúng như: báo chí, mạng thông tin máy tính, xuất bản phẩm, chương trình... Ngoài ra, nhằm đảm bảo trật tự quản lý nhà nước trong hoạt động quảng cáo, bảo đảm hài hòa lợi ích kinh tế, chính trị, văn hóa của tổ chức, cá nhân kinh doanh, của Nhà nước, của công chúng, pháp luật còn quy định một số giới hạn về diện tích quảng cáo, thời lượng chương trình quảng cáo, số lần quảng cáo... đòi hỏi chủ thể hoạt động quảng cáo phải thực hiện. * Như vậy, các quy định của pháp luật hiện hành về sản phẩm và các phương tiện quảng cáo là tương đối đầy đủ và rõ ràng, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục như sau: - Thứ nhất, về hình thức quảng cáo thương mại: Pháp luật có quy định, hình thức quảng cáo thương mại “phải có dấu hiệu để phân biệt những thông tin quảng cáo với những thông tin không phải là quảng cáo để không gây nhầm lẫn cho người sản xuất – kinh doanh và người tiêu dùng (theo khoản 3 điều 7 Pháp lệnh quảng cáo). Quy định này có mục đích tích cực, để bảo vệ người tiêu dùng, song không có tính khả thi do Pháp lệnh quảng cáo không chỉ ra được bằng những dấu hiệu nào để phân biệt. Thực tế, chỉ có thể dựa vào những cảm nhận của người tiếp nhận thông tin mà thôi. - Thứ hai, sản phẩm quảng cáo thương mại và phương tiện quảng cáo thương mại không có gì khác biệt so với sản phẩm quảng cáo và phương tiện quảng cáo. Tuy nhiên, các nội dung này đồng thời được quy định trong Luật thương mại 2005 và Pháp lệnh quảng cáo 2001, điều này thể hiện rất rõ sự trùng lặp không cần thiết. - Thứ ba, việc quy định về giới hạn trong hoạt động quảng cáo là rất hợp lý và phù hợp với thực tiễn pháp luật về quảng cáo của nhiều nước trên thế giới. Ví dụ: các quy định trong Luật quảng cáo của Philippin, hay Bộ luật thương mại của Cộng hòa Pháp và Pháp lệnh số 92-280 ngày 23/7/1992 về tự do thông tin và quy định những nguyên tắc chung cho quảng cáo và tài trợ.3 Tài liệu do Bộ Văn hóa – Thông tin, Cục Văn hóa – Thông tin cơ sở biên dịch, 2005. 2.3/ Chủ thể trong hoạt động quảng cáo thương mại: Có nhiều chủ thể tham gia vào hoạt động quảng cáo thương mại với mục đích, cách thức và mức độ khác nhau. Đó có thể là thương nhân quảng cáo (người quảng cáo), thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo, người cho thuê phương tiên quảng cáo... Quyền tham gia vào hoạt động quảng cáo của các chủ thể này được quy định tại điều 103 Luật thương mại 2005; khoản 2,4 điều 4 và điều 23,24,25,26 Pháp lệnh quảng cáo 2001. Cụ thể như: - Người quảng cáo là tổ chức, cá nhân có nhu cầu quảng cáo về hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ của mình bao gồm dịch vụ có mục đích sinh lời và dịch vụ không có mục đích sinh lời. Do đó người quảng cáo có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân. Người quảng cáo có nghĩa vụ đảm bảo nội dung quảng cáo trung thực, chính xác, phải xuất trình văn bản đảm bảo tính trung thực, chính xác của nội dung thông tin quảng cáo khi người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo yêu cầu.4 Xem: điều 15 Pháp lệnh quảng cáo 2001. - Thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình hoạt động quảng cáo nhằm mục đích sinh lời. Để kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người quảng cáo phải đăng ký kinh doanh dịch vụ này tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo này có một số quyền hư: lựa chọn hình thức, lĩnh vực kinh doanh, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm quảng cáo của mình... Đồng thời, thương nhân này cũng có nghĩa vụ thực hiện đúng các quy đinh của pháp luật về quảng cáo, nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các cam kết trong hợp đồng dịch vụ quảng cáo... - Người phát hành quảng cáo là người nắm giữ các phương tiện quảng cáo, có khả năng đưa sản phẩm quảng cáo đến với công chúng, bao gồm cơ quan báo chí, nhà xuất bản, tổ chức quản lý mạng thông tin máy tính, người tổ chức chương trình văn hóa – thể thao... Người phát hành quảng cáo được quảng cáo trên phương tiện của mình và thu phí dịch vụ phát hành quảng cáo. Đồng thời, họ có nghĩa vụ tuân thủ các quy định pháp luật về sử dụng phương tiện quảng cáo thương mại, pháp luật về báo chí, xuất bản, quản lý mạng... và có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng phát hành quảng cáo đã ký. Bên cạnh đó, họ còn có một số quyền và nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật. - Người cho thuê phương tiện quảng cáo là tổ chức, cá nhân sở hữu phương tiện quảng cáo. Người này có thể là thương nhân hoặc không phải thương nhân nhưng đều có quyền lựa chọn khách hàng cho mình và thu phí từ việc cho thuê đó theo thỏa thuận trong hợp đồng. * Nhìn chung, các quy định về chủ thể quảng cáo thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện hành là tương đối đầy đủ và nhất quán. Điều này đã tạo điều kiện cho các chủ thể trong hoạt động quảng cáo thực hiện tốt hơn các quyền và nghĩa vụ của mình trong hoạt động quảng cáo. 2.4/ Thẩm quyền và thủ tục cấp phép quảng cáo thương mại: Khi thực hiện hoạt động quảng cáo nói chung và quảng cáo thương mại nói riêng, thương nhân quảng cáo hoặc thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo phải làm thủ tục xin cấp giấy phép thực hiện quảng cáo. Ở Việt Nam, công việc này do cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa – thông tin đảm nhiệm vai trò chính. Vì vậy mà Luật thương mại 2005 không quy định về thẩm quyền và các thủ tục cấp giấy phép quảng cáo thương mại. Nội dung này được quy định tại điều 16 Pháp lệnh quảng cáo 2001 và một số văn bản pháp luật có liên quan. * Việc quy định về thẩm quyền và thủ tục cấp phép quảng cáo thương mại có một số khó khăn, tồn tại là: Thực tế hiện nay cho thấy có rất nhiều cơ quan có thẩm quyền cấp phép quảng cáo thương mại tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn phải đến từng cơ quan để xin phép và để được cấp phép cho một tấm biển quảng cáo cũng phải mất khoảng 3 tháng. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đa số các biển quảng cáo đều không có giấy phép hoặc đặt sai phép. Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh vô cùng sôi động như hiện nay, pháp luật quy định từ một băng rôn quảng cáo đến một tấm biển quảng cáo lớn, một màn hình quảng cáo điện tử... đều phải xin phép thì tình trạng vi phạm thủ tục thực hiện quảng cáo là tất yếu và cơ quan có thẩm quyền cũng không đủ sức để kiểm tra, xử lý hết mọi trường hợp vi phạm. Quy định pháp luật nhiều nhưng lại chồng chéo, chưa phù hợp, thủ tục hành chính rườm rà, xử lý vi phạm chưa triệt để... là nguyên nhân chính của tình trạng vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo. 2.5/ Các hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm: Nhằm XTTM và đáp ứng nhu cầu cạnh tranh, thương nhân có thể sử dụng quảng cáo như một công cụ để dèm pha, hạ thấp uy tín của thương nhân khác với mục đích thủ tiêu đối thủ cạnh tranh hoặc ngăn cản sự gia nhập thị trường của thương nhân mới. Để bảo đảm trật tự thương mại, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, người tiêu dùng và của các thương nhân, pháp luật nghiệm cấm một số hoạt động quảng cáo thương mại như: quảng cáo ảnh hưởng xấu đến lợi ích của Nhà nước và của toàn xã hội, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước cấm kinh doanh hoặc cấm quảng cáo, quảng cáo sai sự thật, quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh... * Đánh giá về những quy định pháp luật về các hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm: Các quy định cấm đoán trên đối với một số quảng cáo thương mại được xây dựng trên cơ sở bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội, lợi ích của thương nhân khách, của khách hàng, đồng thời tôn trọng và bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh. Quảng cáo là hoạt động XTTM của thương nhân, diễn ra trong khuôn khổ quyền tự do kinh doanh, do đó không thể được thực hiện một cách không giới hạn. Không thể đánh giá các quy định cấm đoán này dựa trên cơ sở số lượng các hành vi bị cấm nhiều hay ít mà phải xuất phát từ tiêu chí: những quy định cấm đó có căn cứ hay không và có phải là sự hạn chế tự do thương mại hay không? Dựa trên cơ sở này, quy định về các hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm trọng pháp luật Việt Nam được đánh giá là tương đối phù hợp. Trên thực tế, pháp luật của các nước trên thế giới đều có quy định cấm hoặc hạn chế những hoạt động quảng cáo không phù hợp với “quốc kế, dân sinh”. Bên cạnh những quy định về hoạt động quảng cáo bị cấm, việc xử lý các vi phạm pháp luật về quảng cáo cũng được các văn bản pháp luật chú ý. Các vi phạm này không thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại mà được quy định riêng trong Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 6/6/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin. Ngoài ra, với những vi phạm ở mức độ nghiêm trọng, có thể bị xử lý theo quy định của Bộ luật hình sự. Đây cũng là một quy định tương đối phù hợp và có hiệu quả. 3/ Trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ: 3.1/ Khái niệm: Trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động XTTM của thương nhân dùng hàng hóa, dịch vụ và tài liệu về hàng hóa, dịch vụ để giới thiệu với khách hàng về hàng hóa, dịch vụ đó ( quy định tại điều 117 Luật thương mại 2005). Trưng bày hàng hóa, dịch vụ là một cách thức thông tin đến khách hàng mà phương tiện để truyền tải thông tin chính là hàng hóa, dịch vụ đó. Đây chính là đặc điểm cho phép phân biệt hình thức trưng bày giới thiệu với hình thức quảng cáo thương mại. * Như vậy, luật thương mại 2005 đã đưa ra một khái niệm khá phù hợp và bao quát được toàn bộ nội dung của hoạt động trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ. 3.2/ Các hình thức trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ: Pháp luật hiện hành cho phép thương nhân được tự tổ chức việc trưng bày hoặc thuê thương nhân khác thực hiện dịch vụ trưng bày với các hình thức mở phòng trưng bày, trưng bày tại hội thảo, hội nghị, trung tâm thương mại, trưng bày trên internet... Các hình thức này được quy định trong Luật thương mại 2005 và Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 4/4/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về XTTM. * Có thể nhận xét rằng, so với Luật thương mại 1997, Luật thương mại 2005 quy định bổ sung hình thức trưng bày hàng hóa trên internet. Tuy nhiên, hàng hóa khi được trưng bày trên internet sẽ trở thành hình ảnh của hàng hóa chứ không còn là hàng hóa. Thực chất, hình thức trưng bày trên internet là hình thức quảng cáo trên mạng thông tin máy tính và phải tuân thủ quy định pháp luật về quảng cáo. Pháp luật quy định tài liệu về hàng hóa cũng được sử dụng để trưng bày, song những tài liệu này được trưng bày cùng với hàng hóa và chứa đựng thông tin giới thiệu chi tiết về hàng hóa đang được trưng bày. Cho nên, cũng không nên coi hình ảnh về hàng hóa trên internet là tài liệu về hàng hóa dùng để trưng bày. 3.3/ Hàng hóa, dịch vụ trưng bày và các trường hợp cấm trưng bày, giới thiệu hàng hóa: Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động thương mại, do vậy, hàng hóa dịch vụ được trưng bày giới thiệu phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định để đảm bảo tính hợp pháp của hoạt động thương mại đó. Những điều kiện đó là: Hàng hóa, dịch vụ trưng bày, giới thiệu phải là những hàng hóa, dịch vụ kinh doanh hợp pháp trên thị trường. Hàng hóa, dịch vụ trưng bày, giới thiệu phải tuân thủ quy định pháp luật về chất lượng hàng hóa và ghi nhãn hàng hóa. Với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam để trưng bày, giới thiệu, ngoài việc đáp ứng 2 điều kiện trên còn phải đáp ứng các điều kiện như: là hàng hóa được phép nhập khẩu; nếu là hàng hóa tạm nhập khẩu phải tái xuất khẩu sau khi kết thúc trưng bày và nếu hàng hóa tạm nhập khẩu đó tiêu thụ tại Việt Nam thì phải tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam đối với hàng hóa nhập khẩu. Bên cạnh những điều kiện trên, pháp luật Việt Nam còn quy định về việc cấm trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ trong một số trường hợp nhất định, nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chung của xã hội và lợi ích của các tổ chức, cá nhân có liên quan. * Nhận xét về các quy định trên, có thể thấy rằng: Điều kiện đối với hàng hóa, dịch vụ được trưng bày và các trường hợp cấm trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ là vấn đề được pháp luật quan tâm nhiều nhất trong hình thức XTTM. Do tính chất giới thiệu trực tiếp bằng hàng hóa, hình thức trưng bày có khả năng phát tán thông tin đến công chúng với phạm vi hẹp hơn so với quảng cáo thương mại. Chính vì vậy có những hàng hóa hạn chế kinh doanh doanh bị pháp luật cấm quảng cáo nhưng không cấm việc trưng bày như thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên. Đây là quy định hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, việc thi hành quy định về trưng bày giới thiệu hàng hóa và các hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm thực hiện đang gặp phải vướng mắc, nổi bật là quảng cáo thuốc lá. Việc trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ do không xuất hiện hành vi bán hàng như trong hội chợ, không được tổ chức tập trung như trong triển lãm, hiệu quả tác động đến lợi ích của khách hàng và thương nhân khác cũng không nhiều nên trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ được đánh giá là hình thức XTTM có tính chất đơn giản nhất. Các quy định của pháp luật hiện hành cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh bằng pháp luật, ít xuất hiện các vấn đề bức xúc từ phía thương nhân, khách hàng và cơ quan quản lý nhà nước, ngoài việc pháp sinh một số vấn đề bất cập liên quan đến hành vi quảng cáo thương mại. 4/ Hội chợ, triển lãm thương mại: 4.1/ Khái niệm: Hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động XTTM tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định, để thương nhân trưng bày giới thiệu hàng hóa dịch vụ, tài liệu về hàng hóa dịch vụ nhằm thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ. Các vấn đề về hội chợ, triển lãm thương mại được quy định từ điều 129 đến điều 140 Luật thương mại 2005. Hình thức XTTM này vừa chứa đựng yếu tố trưng bày giới thiệu hàng hóa, vừa có ý nghĩa khuyếch trương, quảng cáo cho thương nhân và được phân biệt với các hành vi khác là: Hội chợ, triển lãm thương mại có tính xác định về thời gian, địa điểm và nội dung. Hội chợ, triển lãm thương mại có sự tham gia đồng thời của nhiều thương nhân. Mục đích trực tiếp của thương nhân khi tham gia hội chợ, triển lãm thương mại là tìm kiếm khách hàng để giao kết hợp đồng. * Như vậy, có thể thấy rằng pháp luật hiện hành của Việt Nam không có sự phân biệt giữa hội chợ thương mại và triển lãm thương mại do 2 hoạt động này thường được tiến hành đồng thời. Tuy nhiên, dựa vào thực tế thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại hội chợ, triển lãm thương mại, pháp luật có quy định nghĩa vụ về thuế và thủ tục hành chính phải thực hiện với thương nhân. 4.2/ Quyền và nghĩa vụ cơ bản của thương nhân tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại: - Thương nhân có quyền tự tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại thực hiện, có quyền chọn tên, chủ đề, địa điểm, thời gian tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại. - Thương nhân có quyền tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài. Thương nhân tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại không phải làm thủ tục xin phép nhưng phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về thương mại (về thời gian, địa bàn, chủ đề, tên gọi của hội chợ) và phải được sự xác nhận của cơ quan này. - Thương nhân Việt Nam tham gia hội chợ nước ngoài và thương nhân nước ngoài tham gia hội chợ Việt Nam được phép bán, tặng cho khách hàng hàng hóa tại hội chợ, triển lãm nhưng phải tuân thủ quy định về xuất nhập khẩu và các quy định khác có liên quan. * Quyền và nghĩa vụ của thương nhân khi tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại đã được quy định khá nhất quán và đầy đủ. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam tồn tại một vấn đề nan giải là khắc phục tính “chợ” và thiếu chuyên nghiệp. Trong khi mục tiêu thực sự của hội chợ, triển lãm là marketing, tiếp thị thì thương nhân tham gia hội chợ chủ yếu là để thăm dò hoặc bán hàng tại chỗ, nhiều hội chợ giống như chợ tạm, không có chọn lọc về hàng hóa. Ngoài ra, việc sử dụng tên gọi của hội chợ, triển lãm nhiều khi gây nhầm lẫn cho khách hàng, cho người tiêu dùng và có tác động sai lệch đến quyết định mua sắm của họ. Hiện trạng này diễn ra khá phổ biến nhưng pháp luật vẫn chưa có những quy định điều chỉnh trực tiếp, có hiệu quả. Trong thời gian gần đây, góp phần khắc phục những tồn tại nều trên, Luật thương mại 2005, Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 4/4/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về XTTM, Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện đã có những quy định cụ thể. 4.3/ Hàng hóa, dịch vụ tại hội chợ, triển lãm: Theo các văn bản pháp luật quy định về vấn đề này, hàng hóa dịch vụ trưng bày tại hội chợ, triển lãm thương mại phải có một số điều kiện nhất định để đảm bảo trật tụ kinh doanh thương mại. Đó là: Không phải là hàng hóa, dịch vụ thuộc diện cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, chưa được phép lưu thông. Không phải là hàng hóa thuộc diện cấm nhập khẩu đối với thương nhân nước ngoài tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam. Không phải là hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp trưng bày để so sánh với hàng thật. Phải ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật hiện hành. Ngoài việc tuân thủ các quy định về hội chợ, triển lãm thương mại của Luật này, hàng hóa dịch vụ thuộc diện quản lý chuyên ngành phải tuân thủ các quy định về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa, dịch vụ đó;. Bên cạnh đó, pháp luật cũng đã có những quy định riêng đối với những hội chợ, triển lãm mang tên, chủ đề có sử dụng từ ngữ để quảng bá chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ, quảng bá khẳng định uy tín, danh hiệu của thương nhân. Đồng thời, cung quy định rõ việc cấp giải thưởng chứng nhận chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ hoặc uy tín của thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ triển lãm. * Từ những quy định trên có thể khẳng định: dù chưa được thực tiễn kiểm nghiệm nhiều nhưng các quy định mới về hội chợ, triển lãm thương mại trong pháp luật hiện hành do được sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu thực tiễn hoạt động thương mại sẽ có nhiều khả năng cải thiện được chất lượng và độ tin cậy đối với các hội chợ, triển lãm thương mại. Mặc dù vậy, thực tiễn pháp luật và thi hành pháp luật về hội chợ, triển lãm thương mại tiếp tục gặp phải một số bất cập như: Do thời hạn đăng ký quá dài (trước mùng 1 tháng 10 năm trước) nên khó có thể đảm bảo thương nhân sẽ trung thành với những nội dung đã đăng ký. Việc xét tặng danh hiệu cho thương nhân tham giai hội chợ sẽ vẫn thiếu chuẩn mực, thiếu độ tin cậy khi mà trong pháp luật hiện hành chỉ tìm thấy một số bản quy chế tuyển chọn giải thưởng chất lượng của Bộ khoa học, công nghệ và môi trường ban hành, còn các ngành, lĩnh vực khác chưa có quy định cụ thể. Quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại chưa theo kịp những sửa đổi, bổ sung trong pháp luật thương mại, chưa có quy định xử lý vi phạm về trưng bày hàng hóa thuộc diện hạn chế kinh doanh, về vi phạm những nội dung về tổ chức hội chợ đã đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về thương mại. Tóm lại, pháp luật hiện hành đã kịp thời điều chỉnh các hình thức XTTM phổ biến do thương nhân thực hiện, tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho thương nhân thực hiện quyền tự do hoạt động XTTM trong sự tôn trọng lợi ích của Nhà nước, của người tiêu dùng và của thương nhân khác. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng còn khá nhiều tồn tại trong thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật về vấn đề này. Ngoài những nguyên nhân đã được lý giải, bình luận ở trên, còn có những hạn chế về kỹ thuật và quy trình lập pháp. Đây là những hạn chế chung nổi bật của pháp luật về các hình thức XTTM. Điều này dẫn đến những hạn chế về nội dung các quy định và sự thiếu hụt về tính đồng bộ, tính phù hợp của các quy định đó. II/ Giải pháp để hoàn thiện pháp luật về XTTM trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam: 1/ Định hướng trong việc hoàn thiện pháp luật về XTTM ở Việt Nam: - Thứ nhất: Hoàn thiện pháp luật XTTM nhằm đáp ứng yêu cầu tự do hóa thương mại và quyền tự do hoạt động XTTM. Như ta đã biết, XTTM là những hoạt động thương mại do thương nhân tiến hành, do đó nó không thể nằm ngoài xu hướng tự do hóa thương mại đang diễn ra trong quan hệ thương mại nội địa và thương mại quốc tế. Về cơ bản, các yêu cầu nhằm thực hiện tự do hóa được đặt ra là những yêu cầu áp dụng chung cho toàn bộ chính sách thương mại. Đối với một số lĩnh vực, các nước có thể đặt ra các yêu cầu cụ thể trong quá trình đàm phán. Chính vì vậy, với nhiều yêu cầu tương tự như đối với pháp luật thương mại nói chung và pháp luật về XTTM nói riêng cần quy định những vấn đề nhằm thực hiện tự do hóa thương mại. Như vậy, mục đích đầu tiên của việc hoàn thiện hệ thông pháp luật về XTTM là nhằm thực hiện tự do hóa thương mại và quyền tự do hoạt động XTTM của thương nhân. - Thứ hai: Hoàn thiện pháp luật XTTM nhằm hài hòa hóa lợi ích quốc gia, lợi ích của thương nhân và người tiêu dùng. Thật vậy, XTTM là hoạt động thương mại do thương nhân tiến hành nhằm mụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLU021.doc
Tài liệu liên quan