Đề tài Giải pháp để thúc đẩy quá trình CPH NHTMNN

Đề án môn học

 

 

34

Bùi Thị Minh Huệ - Lớp: NH46C

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 2

I. Các khái niệm 2

II. Một Số Vấn đề chung về CPH DNNN, CPH NHTMNN: 2

1. CPH DNNN ở Việt Nam 2

2.CPH NHTMNN: 4

III. Sự cần thiết phải CPH NHTMNN VN hiện nay: 6

1. Điều kiện hiện nay của các NHTMNN VN: 6

2.CPH nhtmnn tạo điều kiện phát huy vai trò của thị trường tài chính 8

2.1.CPH NHTMNN kích thích tăng nguồn vốn tiết kiệm tài trợ cho nhu cầu mở rộng đầu tư, nhu cầu tăng trưởng nền kinh tế . 8

2.2. CPH NHTMNN kích thích sự linh hoạt và đem đến thị trường tài chính VN một môi trường hoàn hảo hơn, nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của NHNN. 8

2.3. CPH hệ thống NHTMNN tạo nên mối quan hệ chặt chẽ giữa chỉ số chứng khoán và tình trạng “sức khoẻ” của nền kinh tế. 9

IV. NỘI DUNG CPH NHTMNN 10

1.Một số quan điểm để tiến hành CPH NHTMNN: 10

2. Mục tiêu CPH NHTMNN: 13

3. CPH NHTMNN hiện nay như thế nào? 15

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CPH NHTMNN VIỆT NAM 17

1. Đề án CPH Vietcombank 17

2. BIDV với chiến lược CPH 18

3. Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long: 22

CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 24

I. Kiến nghị 24

II. Giải pháp 24

1. Giải pháp về môi trường pháp lý và quản lý giám sát 25

2. Giải pháp về tài chính nội lực của các NHTMNN VN: 25

2.1.Giải pháp tài chính CPH DNNN ở Trung Quốc: 25

2.2. Mở rộng chiến lược huy động vốn ra nước ngoài: 27

2.3. Cơ cấu lại tài chính: 28

2.4.Nâng cao năng lực tài chính: 29

3. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ NH 30

4. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên NH 30

KẾT LUẬN 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

 

 

doc34 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1092 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp để thúc đẩy quá trình CPH NHTMNN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chứng chỉ tiền gửi), cũng như đa dạng hoá các chủ thể tham gia, đây là yếu tố quan trọng nâng cao tính thanh khoản của hàng hoá trên thị trường thứ cấp. Đến lượt nó, thị trường thứ cấp phát triển sẽ có những tác động tích cực đến hoạt động của thị trường sơ cấp – là tiền đề quan trọng đem lại hiệu quả của chính sách tiền tệ, mà tiêu biểu là nghiệp vụ thị trường mở của NHNN. Kể từ khi được đưa vào hoạt động ở VN đến nay, nghiệp vụ thị trường mở đã ngày một phát triển về quy mô, tổ chức và chất lượng hoạt động. Tổng doanh số giao dịch năm 2004 tăng gấp 3 lần năm 2003 và bằng khoảng 16 lần so với năm 2001, khối lượng giao dịch từng phiên cũng tăng bình quân 82 tỉ đồng/phiên năm 2000 lên 725 tỷ đồng/phiên tính đến giữa năm 2005. Trong số các thành viên của thị trường mở (27 tổ chức tín dụng được công nhận là thành viên) thì các thành viên tham gia thường xuyên luôn là các NHTMNN với tỷ trọng giao dịch lớn. Trong thời gian tới, khi tiến trình CPH NHTMNN được xúc tiến mạnh mẽ, thì hoạt động của các NHTMNN trên các thị trường sơ cấp và thứ cấp sẽ ngày càng sôI động. Đây là môI trường thuận lợi để NHNN thực hiện chính sách tiền tệ tích cực đến nền kinh tế. 2.3. CPH hệ thống NHTMNN tạo nên mối quan hệ chặt chẽ giữa chỉ số chứng khoán và tình trạng “sức khoẻ” của nền kinh tế. ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển, nơI mà TTTC đạt đến sự hoàn hảo, mỗi một biến động dù là nhỏ về chỉ số chứng khoán (thực chất được xác định trên cơ sở giá cổ phiếu) đều phản ánh được thực trạng của nền kinh tế, thông qua chỉ số chứng khoán có thể biết được nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng hay trong xu hướng suy thoái. Điều này rất quan trọng vì nó giúp cho các chủ thể tham gia vào thị trường (người đI vay, người cho vay) điều chỉnh hành vi theo hướng có lợi cho mình. Đối với nhà đầu tư, nếu chỉ số chứng khoán biến động theo hướng không có lợi thì lợi tức dự tính trong tương lai về chứng khoán của tổ chức phát hành sẽ giảm và nhà đầu tư sẽ chuyển hướng đầu tư sang những loại chứng khoán hoặc những công cụ đầu tư của các chủ thể khác có lợi hơn cho mình, còn đối với nhà phát hành – người đi vay sẽ đưa ra các giải pháp cải tiện tình hình kinh doanh để có thể thay đổi chỉ số chứng khoán theo chiều hướng tốt hơn nhằm thu hút các nhà đầu tư. Điều này sẽ có những tác động tích cực tới nền kinh tế. Tuy nhiên, mối quan hệ này chỉ có được khi TTTC hội tụ đủ một số điều kiện : các chủ thể tham gia vào thị trường, đặc biệt là các tổ chức phát hành chứng khoán phảI có tiềm lực đủ mạnh; hàng hoá trên TTTC có tính lỏng cao, có thể dễ dàng chuyển hoá thành tiền IV. NỘI DUNG CPH NHTMNN 1.Một số quan điểm để tiến hành CPH NHTMNN: CPH NHTMNN là một nhu cầu cần thiết và thực tế, một xu hướng tất yếu khi mà định hướng chung của kinh tế nước ta là hội nhập với kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, cần nắm được một số quan điểm sau để tiến hành CPH có hiệu quả: Một là, CPH các NHTMNN phải nằm trong kế hoạch tổng thể cơ cấu lại và phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam. Một trong những trọng tâm của nó là việc nâng vốn của các NHTMNN lên càng sớm càng tốt, để khi tiến hành CPH xong thì tỷ lệ an toàn vốn phải đạt chuẩn mực quốc tế. Phấn đấu trong thời gian tới, các NHTMNN Việt Nam có thể đạt mức trung bình tiên tiến của khu vực. Và việc CPH thực chất là một giải pháp để có thể đạt được mục tiêu này. Hai là, CPH các NHTMNN cần tiến hành từng bước thận trọng. Do tính chất tương đối đặc thù, ngân hàng vốn đợc coi là một ngành nhạy cảm, hoạt động ngân hàng có ảnh hưởng rất to lớn đến hầu hết các ngành khác trong nền kinh tế. Do đó, CPH các NHTMNN cần hết sức thận trọng để đảm bảo độ an toàn và bền vững của không những hệ thống ngân hàng mà còn của toàn bộ nền kinh tế. Ba là, CPH các NHTMNN phải gắn liền với việc nâng cao năng lực điều hành, quản trị, ứng dụng các công nghệ ngân hàng hiện đại, tạo ra các sản phẩm ngân hàng mới, có sức cạnh tranh cao. Việc CPH cho phép tăng thêm năng lực cạnh tranh của các NHTMNN, thúc đẩy hiện đại hoá, nâng cao năng lực quản trị điều hành và trình độ chuyên môn của cán bộ, nhân viên ngân hàng, thu hút nhân tài trong và ngoài nước vào làm việc. Chắc chắn nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẽ tìm kiếm cơ hội mua cổ phần một số NHTMNN của Việt Nam. Theo đó, họ sẽ chuyển giao công nghệ hiện đại, kỹ năng quản trị điều hành tiên tiến, kiểm toán chặt chẽ theo chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó, tăng thành phần sở hữu khác trong các NHTMNN cũng góp phần làm minh bạch hơn hoạt động, nhất là việc cấp tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiết kiệm chi phí trong chính các NHTM được CPH. Bốn là, CPH các NHTMNN phải gắn liền với quá trình xử lý các yếu kém tồn tại, lành mạnh hoá tài chính, giảm tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn. Vừa qua, Hội đồng Tài chính - Tiền tệ của Chính phủ đã góp ý thông qua đề án tăng thêm vốn cho các NHTM. Theo đó, giải pháp để tăng thêm vốn cho các NHTM sẽ bao gồm cả việc cho phép CPH một phần vốn của các doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức bán trái phiếu chuyển đổi cho ngân hàng để tăng vốn điều lệ. Việt Nam được đánh giá là một trong những nước thực hiện tốt chính sách tỷ giá và kiểm soát lạm phát, nhưng việc cải cách ngân hàng còn chậm. Yêu cầu đặt ra là cần phải khắc phục triệt để trong năm 2004. Ngoài ra, trong quá trình tái cơ cấu NHTM, vấn đề phát triển bền vững tài chính được Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và NHTM đặc biệt quan tâm qua các biện pháp tăng vốn điều lệ, sáp nhập các NHTM cổ phần, xử lý nợ tồn đọng và ngăn ngừa nợ xấu phát sinh, cải thiện hệ thống kế toán phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, so với yêu cầu cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian tới thì vẫn cha được như mong muốn. Năng lực tài chính của nhiều NHTM còn yếu, nợ quá hạn cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các tỷ lệ về chi phí nghiệp vụ và khả năng sinh lời của các NHTM đều thua kém ngân hàng trong khu vực. Nếu tính cả nợ khoanh và nợ khó đòi thì hoạt động của nhiều ngân hàng đang ở tình trạng thua lỗ, thu nhập thuần tuý thấp, khả năng thiết lập các quỹ dự trữ bị hạn chế và khả năng thanh toán rất nhỏ. CPH các NHTMNN phải giải quyết, khắc phục được các yếu kém đó. Năm là, CPH các NHTMNN phải được tiến hành theo hướng công khai, minh bạch theo hướng đa sở hữu trong đó Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối. Tránh hiện tượng CPH khép kín. Hơn nữa, CPH NHTMNN không phải là bán tài sản hiện tại của Nhà nước cho khu vực tư  nhân, mà là giữ nguyên tài sản của Nhà nước với mức tăng hằng năm do tái đầu tư bình thường, đồng thời huy động thêm vốn mới từ công chúng, nhằm nâng cao tiềm lực tài chính và quy mô hoạt động của các NHTMNN. Ngoài việc đảm bảo an toàn hoạt động cho cả hệ thống ngân hàng, cơ sở vốn bền vững còn là điều kiện cần thiết và là cơ hội để hiện đại hoá công nghệ và quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện vai trò, vị thế và uy tín quốc tế của hệ thống tài chính, ngân hàng Việt Nam, đồng thời có thể hỗ trợ đắc lực cho phát triển thị trường chứng khoán của nước ta. Thực tế, CPH NHTMNN là rất cần thiết, đúng đắn, song phải đi vào thực chất. Cần tránh hiện tượng mang danh là CPH, nhưung thực chất vốn của Nhà nước lại được điều chuyển từ doanh nghiệp thành viên này sang doanh nghiệp thành viên khác, hoặc số cổ phiếu bán đến người lao động rất ít. Cuối cùng mục tiêu của CPH là bổ sung thêm nguồn vốn tự có, người lao động khi bỏ vốn vào ngân hàng họ phải đợc giám sát mọi hoạt động, được thấy đồng vốn của họ sinh sôi nảy nở ra sao? Tránh tình trạng “bình mới rượu cũ”. Sáu là, mô hình quản lý sau CPH: Mô hình quản lý ở đây bao hàm cả mô hình tổ chức và phương thức quản lý. Cần phải có sự thay đổi mô hình tổ chức khi tiến hành CPH để quản trị tốt hơn. Một điều đáng chú ý là khi tiến hành chương trình CPH phải tính tới vai trò, mô hình của Hội đồng quản trị bởi khi đó, Hội đồng quản trị bao gồm các cổ đông khác nữa chứ không chỉ đơn thuần là đại diện cổ đông Nhà nước thôi. Từ đó, cần đặt ra quy chế quản lý theo phương thức mới dưới hình thức là một doanh nghiệp cổ phần. 2. Mục tiêu CPH NHTMNN: Từ những quan điểm nêu trên, thực hiện chương trình CPH các NHTMNN, chúng ta sẽ đạt được các mục tiêu sau: Thứ nhất, đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của các NHTMNN, để từ đó thực hiện tốt các cam kết của các hiệp định song phương và đa phương. Thứ hai, đảm bảo năng lực hoạt động của bản thân ngân hàng (tỷ lệ an toàn vốn tự có), lành mạnh hoá tài chính các NHTM và cả hệ thống ngân hàng. Giải pháp CPH NHTMNN trước hết sẽ cho phép huy động một khối lượng vốn rất lớn trong và ngoài nước để tăng vốn điều lệ của các ngân hàng này, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% theo thông lệ quốc tế trong khi việc trông chờ cấp bổ sung vốn từ ngân sách nhà nước đang hết sức khó khăn. Điều đó cũng có nghĩa là giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, không những thế còn tạo điều kiện tăng thu cho ngân sách nhà nước. Thứ ba, thúc đẩy quá trình đổi mới, sắp xếp các DNNN gắn với xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng. Thứ tư, thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn và thị trờng các dịch vụ tài chính. Thị trường vốn, mà trực tiếp là thị trường chứng khoán Việt Nam chắc chắn sẽ phát triển lên một bước mới, với hàng chục loại cổ phiếu, giá trị hàng chục nghìn tỷ động của cả các NHTM cổ phần và cả các NHTMNN được giao dịch và niêm yết. Chiều hướng này sẽ gia tăng sự sôi động khi có các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính cũng đợc niêm yết và giao dịch cổ phiếu. Niêm yết cổ phiếu của các NHTM cổ phần và CPH một bộ phận NHTMNN sẽ được coi là cuộc cách mạng lần thứ hai trong quá trình tiếp tục đổi mới hoạt động ngân hàng ở Việt Nam, được thực hiện sau một thời gian chấn chỉnh và củng cố sắp xếp lại mỗi khối ngân hàng này. Nền kinh tế phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, thì yêu cầu xây dựng hệ thống trung gian tài chính vững mạnh là tất yếu khách quan. Thứ năm, đảm bảo tính đúng, tính đủ giá trị các tài sản của NHTMNN, chú ý các tài sản cố định đặc biệt và tài sản cố định vô hình. Một NHTMNN với quy mô tích sản hàng tỷ USD, khi CPH sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định giá trị ngân hàng. Bởi vì giá trị này bao gồm cả quy mô và chất lượng tài sản, thương hiệu ngân hàng, lợi thế cạnh tranh và vị thế thị trường Về mặt kỹ thuật, việc định giá tài sản nhìn chung là một công đoạn khá phức tạp. Về lý thuyết, việc định giá cổ phiếu phát hành phải dựa vào chỉ số lợi nhuận trên vốn (ROE) để từ đó nhà đầu tư mới có thể định hình được mức lợi tức khi họ đầu tư vào trên cơ sở so sánh với các loại cổ phiếu, các loại hình đầu tư khác đồng thời phải xác định giá trị thương hiệu của ngân hàng. Giá trị đó rất lớn và mang tính chất định tính. Tất cả các giá trị này đều rất khó xác định chính xác, bởi hiện nay, các định chế tài chính trong nước còn thiếu kỹ năng, kinh nghiệm trong việc xác định giá trị doanh nghiệp. Công việc định giá các NHTM để thực hiện CPH phải rất cần nhiều ý kiến chuyên gia của các Bộ, ban ngành, nhất thiết phải thuê các định chế tài chính quốc tế có uy tín thực hiện, tư vấn cả trước, trong và sau CPH. Việc này tuy khó, nhưng vẫn có thể làm tốt được. Vấn đề là phải chuẩn bị thật kỹ. Thứ sáu, nghiên cứu đảm bảo tỷ lệ nắm giữ cổ phần hợp lý đối với các tổ chức và cá nhân ngoài Nhà nước. Ngân hàng vốn được coi là một ngành nhạy cảm, một ngành then chốt liên quan đến an ninh quốc gia, nên bắt buộc Nhà nước phải nắm quyền kiểm soát. Nên chăng để Nhà nước chi phối trong khoảng từ 51 - 75% cổ phần, còn lại để các tổ chức và cá nhân ngoài Nhà nước nắm giữ. Lẽ đương nhiên, Nhà nớc phải kiểm soát ngành ngân hàng nhng không phải là khống chế các hoạt động trao đổi hằng ngày của các ngân hàng. Thay vì thế, Chính phủ nên có hệ thống hỗ trợ giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn. Một ví dụ là các ngân hàng ở Hồng Kông, qua số liệu nghiên cứu thì ở đây không có một ngân hàng Nhà nước nào, nhưng lại là nơi có những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất trên thế giới. Do đó, vai trò của Nhà nớc là quản lý vốn và nợ, cũng nh tình hình hoạt động chung của các ngân hàng. Nếu Nhà nước can thiệp quá nhiều thì sẽ rất khó khăn trong việc đánh giá ngân hàng hoạt động có hiệu quả hay không, liệu có “nợ xấu” hay “nợ khó đòi” không. Trường hợp có nợ xấu hay nợ khó đòi chính là lúc cần đến sự can thiệp của Nhà nước, Nhà nước sẽ giải quyết nợ đó bằng những chính sách tài khoá thích hợp. Trở lại với việc nắm giữ cổ phần của các cá nhân, tổ chức ngoài Nhà nước, trước hết, cổ phiếu phải sớm được niêm yết, chỉ nên bán một phần nhất định cho cán bộ công nhân viên của bản thân NHTM được CPH, như thế mới có thể thay đổi được một cách căn bản mô hình cũng như phương thức quản lý. Trong thời gian tới, nên nghiên cứu và tính tới việc niêm yết cổ phiếu của các NHTM Việt Nam trên thị trường chứng khoán nước ngoài, chứ không chỉ đơn thuần là thị trường chứng khoán trong nước. 3. CPH NHTMNN hiện nay như thế nào? Muốn có thể CPH NH thì việc đầu tiên cực kì quan trọng là xác định tài sản thực có của các NH, bao gồm tài sản hữu hình và tài sản vô hình (giá trị thương hiệu,uy tín của NH,truyền thống kinh doanh..). Để làm được điều này thì bản thân một mình không thể đảm đương nổi (cũng không khách quan), mà phải kết hợp với các cơ quan chuyên môn có chức năng thẩm định giá trị, đặc biệt là từ các tổ chức kiểm toán quốc tế có uy tín, có như vậy thì giá trị của mỗi cổ phiếu của các NH phát ra mới phản ánh đúng giá nội tại của bản thân nó. ở VN hệ thống NHTMNN đúng vai trũ quan trọng trong trờn tổng số dư tiền gửi của toàn hệ thống NHTM, chớnh vỡ vậy khi thực hiện CPH, hệ thống NHTMNN sẽ tạo mụi trường đầu tư hấp dẫn đối với cỏc nhà đầu tư trong và ngoài nước. với tiền đề này, hy vọng rằng trong thời gian tới chỉ số giỏ cổ phiếu của cỏc NHTMNN sẽ gúp phần đớch thực vào chỉ số chứng khoỏn chung, như “hàn thử biểu” của nền kinh tế. Đối với việc CPH NHTMNN VN, Thủ tướng Chớnh phủ đó cú Quyết định về việc thớ điểm CPH Vietcombank trong năm 2006 và mới đõy Thống đốc NHNN đó quyết định cho phộp Vietcombank phỏt hành trỏi phiếu tăng vốn bằng VNĐ, với tổng mệnh giỏ là 1.200 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ. trỏi phiếu này cú thời hạn là 7 năm, người mua được quyền sử dụng 100% giỏ trị trỏi phiếu để mua cổ phiếu của Vietcombank khi tiến hành CPH. Thủ tướng Chớnh phủ cũng đó cú quyết định CPH NH Phỏt triển nhà đồng bằng sụng Cửu Long. tiến trỡnh CPH này cũng đang cú những thuận lợi. cụng việc kiểm toỏn, xỏc định giỏ trị doanh nghiệp đó được quyết định thực hiện được bằng việc thuờ một cụng ty nước ngoài và đang tiến hành những bước cơ bản. theo dự kiến NH này cũng sẽ bỏn cổ phần theo hướng chọn một cổ đụng chiến lược là NH nước ngoài Khi CPH hệ thống NHTMNN được triển khai hiệu quả, khụng những cỏc mục tiờu chương trỡnh CPH được thực hiện tút, mà TTCK núi riờng và TTTC ở VN núi chung cũng cú điều kiện để phỏt triển một cỏch vững chắc và phỏt huy được vai trũ của mỡnh.nền kinh tế và vẫn chiếm được lũng tin của đại bộ phận dõn chỳng, thể hiện trờn số dư tiền gửi vượt trội CPH NHTMNN cũng mang nội dung cơ bản trờn, tuy nhiờn NHTMNN mang trong mỡnh những đặc thự riờng biệt và cú vai trũ là “bà đỡ” của nền kinh tế nờn việc CPH này cũng cú nhiều điểm khỏc biệt. Việc thực hiện cỏc đề ỏn chuyển quyền sở hữu duy nhất của nhà nước thành đa chủ sở hữu nhất thiết cần phải thực hiện theo lộ trỡnh cụ thể, khụng thể làm ồ ạt mà thực hiện từng bước. CHƯƠNG II THựC TRạNG CPH NHTMNN VIệT NAM 1. Đề án CPH Vietcombank Thủ tướng xỏc định đõy là một yờu cầu cấp bỏch trong việc nõng cao năng lực cạnh tranh và đổi mới cỏc ngõn hàng thương mại nhà nước trước yờu cầu về mở cửa thị trường và cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Theo đú, Ngõn hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngõn hàng Phỏt triển Nhà đồng bằng sụng Cửu Long cần khẩn trương thực hiện cỏc cụng việc mà Thủ tướng Chớnh phủ đó quyết định để hoàn thành cổ phần húa trong năm 2007. Ngày 4/10 vừa qua, Vietcombank cũng đó tiến hành hợp tỏc với Cụng ty Mua bỏn nợ và tài sản tồn đọng (DATC) nhằm đẩy nhanh quỏ trỡnh xử lý cỏc khoản nợ và tài sản tồn đọng, một bước đi cần thiết cho quỏ trỡnh cổ phần húa kế tiếp. ễng Đinh Văn Mười, Phú tổng giỏm đốc Vietcombank, cũng hy vọng rằng trong thỏng 12 tới Vietcombank sẽ lựa chọn được đơn vị tư vấn chớnh thức và sớm thực hiện cổ phần húa ngõn hàng trong quý I/2007. Thủ tướng cũng đó chỉ đạo thực hiện cổ phần húa đối với ba ngõn hàng thương mại cũn lại, bao gồm Ngõn hàng éầu tư và Phỏt triển Việt Nam (BIDV), Ngõn hàng Cụng thương Việt Nam (Incombank) và Ngõn hàng Nụng nghiệp và Phỏt triển nụng thụn Việt Nam (Agribank). Lộ trỡnh cổ phần húa ba ngõn hàng trờn sẽ qua hai bước. Bước 1: Nõng cao năng lực tài chớnh theo hướng đạt cỏc chỉ số lành mạnh tài chớnh theo chuẩn quốc tế vào cuối năm 2006 đối với BIDV, Incombank; và cuối năm 2007 đối với Agribank. Bước 2: Từ năm 2007 tiến hành cổ phần húa BIDV, Incombank; từ năm 2008, cổ phần húa Agribank. Ngoài ra Thủ tướng cũng yờu cầu khẩn trương thực hiện đề ỏn cổ phần húa Tổng cụng ty Bảo hiểm Việt Nam và hỡnh thành Tập đoàn tài chớnh bảo hiểm Việt Nam mà Thủ tướng Chớnh phủ đó phờ duyệt. 2. BIDV với chiến lược CPH Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong 4 NHTM lớn nhất ở Việt Nam, trong những năm gần đây BIDV đã có bước chuyển mình cơ bản, định hướng kinh doanh mạnh mẽ theo hướng một NHTM đa năng, hoạt động đa ngành, kinh doanh đa lĩnh vực vì mục tiêu lợi nhuận. BIDV luôn hoàn thành đầy đủ và kịp thời nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Hiện nay, BIDV đang khẩn trương hoàn thành đề án cổ phàn hoá dự kiến sẽ trình NHNN và chính phủ vào quý I/2007, tiến hành định giá vào quý III/2007 và tổ chức bán cổ phần vào đầu quý IV/2007. * Những thành tựu của BIDV đảm bảo thực hiện thành công đề án cổ phần hoá là: - BIDV thực hiện thành công đề án cơ cấu lại, BIDV đã nỗ lực tăng cường năng lực phục vụ nền kinh tế thông qua đẩy mạnh công tác huy động vốn, cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng đối với các thành phần kinh tế. Năm 2005, tổng tài sản của BIDV đạt 121403 tỷ đồng, huy động vốn đạt 87025 tỷ đồng, dư nợ đạt 82717 tỷ đồng. - BIDV chú trọng đẩy mạnh đổi mới cơ cấu sản phẩm dịch vụ, tạo lập cơ cấu hoạt động đa dạng: tỷ lệ vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư trên tổng tài sản 72% (năm 2005). Các sản phẩm dịch vụ ngày càng được đa dạng hoá và có bước phát triển vượt bậc về số lượng và chất lượng. BIDV đã xây dựng được một hệ thống danh mục các sản phẩm dịch vụ thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng, đặc biệt là cấc dịch vụ trên nền công nghệ mới như ATM, dịch vụ quản lí tiền tự động smart @ acount, các loại hình tiết kiệm linh hoạt, home banking, phone banking. - BIDV đã tích cực tự huy động vốn trên thị trường để tài trợ cho phát triển kinh tế đất nước. Trong giai đoạn 1996-2005 BIDV đã thực hiện cho vay thương mại đối với nền kinh tế với doanh số lên tới trên 550000 tỷ đồng, góp phần tích cực cho đầu tư phát triển nền kinh tế. Tổng dư nợ 82717 tỷ đồng, tập trung chủ yếu cho đầu tư các dự án lớn trọng điểm của quốc gia như điện, dầu khí, sắt thép, xi măng. BIDV đã xây dựng và triển khai các định hướng, chính sách tín dụng phù hợp các vùng kinh tế trọng điểm, thực hiện các chương trình kinh tế thuộc các khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đồng Bằng Sông Cửu Long, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp chế biến, vùng nguyên liệu, nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp, phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại. - Cùng với các nỗ lực kinh doanh, BIDV còn nâng cao tính minh bạch về các báo cáo tài chính. BIDV luôn thực hiện chế độ kiểm toán theo chế độ kế toán Viêt Nam(VAS) và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế( IFRS). BIDV đã tạo dựng được uy tín với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các đối tác kinh doanh trong và ngoài nước. Tháng 4/2006, BIDV trở thành doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam tiến hành đánh giá và xếp hạng tín nhiệm theo tiêu chuẩn quốc tế do tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín toàn cầu Moodys thực hiện. Kết quả của Moodys đã khẳng định năng lực tài chính và độ tín nhiệm của ngân hàng với chỉ số xếp hạng tín nhiệm tiền gửi và xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành đều đạt mức trần xếp hạng quốc gia * Bên cạnh những thành tựu đó, BIDV còn bộc lộ một số hạn chế trong hoạt động, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, nhất là trong hội nhập kinh tế quốc tế ngành ngân hàng, nưng lực tài chính còn hạn chế, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu còn thấp và chưa đạt yêu cầu theo thông lệ quốc tế. tính theo toán học, tỷ lệ vốn tự có trên tài sản có rủi ro của BIDV tính đến 31/12/2005 là 6,68%, trong đó chất lượng tín dụng còn thấp. Tổng số nợ xấu là 10392, chiếm 12,47% tổng dư nợ, nguồn nhân lực còn hạn chế, năng lực quản trị điều hành còn nhiều bất cập. * Đề án cổ phần hoá NHTMNN BIDV trong năm 2007: Để BIDV đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (8%) theo quy định của NHNN thì BIDV đã xây dựng phương án bổ sung vốn điều lệ và đảm bảo nguồn để thực hiện giải pháp cổ phần hoá trình NHNN. Theo phương án này, với mục tiêu thực hiện cổ phần hoá vào năm 2007, BIDV phải lành mạnh hoá và nâng cao năng lực tài chính trước thời điểm 31/12/2006. Quá trình chuẩn bị các điều kiện cho cổ phần hoá đã được hội đồng quản trị, ban điều hànhchủ động tiến hành từ năm 2005 đến nay, theo dự kiến của NHNN tại văn bản số 768/NHNN-CLPT ngày 6/9/2006 trình chính phủ, sau khi trải qua các bước tăng cường năng lực theo tiêu chuẩn quốc tế vào năm 2006, BIDV sẽ được phép cổ phần hoá từ năm 2007 - Nội dung của đề án cổ phần hoá BIDV gồm 4 bứơc: Bước 1: chuẩn bị ( đến hết năm 2006): hoàn chỉnh kế hoạch chiến lược giai đoạn 2006-2010, triển khai các đề án xử lí nợ, tăng vốn theo kế hoạch, trình NHNNvà chính phủ phê duyệt chủ trương cổ phần hoá. Sau khi được chính phủ chấp nhận chủ trương cổ phần hoá, BIDV tiến hành thuê tư vấn quốc tế và chuẩn bị hồ sơ pháp lí của doanh nghiệp tài sản, công nợ, đồng thời tiến hành xây dựng đề án cổ phần hoá chi tiết để trình lên NHNN Bước 2: xây dựng phương án cổ phần hoá: BIDV dự kiến sẽ trình NHNN, chính phủ đề án cổ phần hoá chi tiết vào quý I/2007. Sau khi có quyết định cổ phần hoá, BIDV sẽ tiến hành những thủ tục theo chỉ đạo của ban chỉ đạo cổ phần hoá. Hoàn tất hồ sơ tài liệu để cổ phần hoá theo quy định, kiểm kê, xử lí những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị của BIDV (vào quý III/2007). Sau khi có quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp, hoàn tất phương án cổ phần hoá: kế hoạch kinh doanh sau cổ phần, dự thảo điều lệ, phương án lao động, phương án cổ phần hoá ( gồm cả việc lựa chọn cổ đông chiến lựơc) Bước 3: tổ chức bán cổ phần lần đầu: lựa chọn phương thức bán cổ phần theo quy định, tổ chức bán cổ phần lần đầu ( dự kiện quý IV/2007), tổng hợp kết quả bán cổ phần báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hoá và điều chỉnh quy mô, cơ cấu cổ phần của BIDV ( nếu có). Bước 4: hoàn tất việc chuyển BIDV thành NHTM cổ phần: BIDV có kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam sau khi phát hành cổ phần lần đầu và tích cực hoàn thiện các điều kiện để đăng kí niêm yết trên thị trường chứng khoán Singapore Ngân hàng công thương Việt Nam (NHCTVN) đang đẩy mạnh nâng cao năng lực tài chính để chuẩn bị cổ phần hoá trong giai đoạn tiếp sau: * NHCTVN đã thành công trong cơ cấu lại tài chính. Năm 2005, NHCTVN đã giảm tỷ lệ không sinh lời ở dưới mức 5%, xử lí dứt điểm các khoản cho vay chính sách và nợ phi thương mại, tăng vốn điều lệ, xử lí đối với từng nhóm nợ thông qua ban chỉ đạo xử lí nợ tồn đọng, cụ thể: tỉ lệ nợ xấu 3% trên tổng dư nợ, tỉ lệ nợ quá hạn 2,5%/ tổng dư nợ. Về quy mô và khả năng huy động vốn của NHCTVN lớn, tăng trưởng cao và ổn định, tương ứng với tốc độ tăng tài sản có năm 2005 gấp 2 lần năm 2001, đạt 101803 tỷ đồng, chiếm 1/3 tổng nguồn vốn huy động của khối NHTMNN. Ngân hàng đã khẳng định được uy tín, mạng lưới chi nhánh rộng khắp, chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp, khả năng marketing ngân hàng tốt.. Về khả năng thanh toán đảm bảo chất lượng cao. NHCTVN đã xây dựng chiến lược quản lí rủi ro thanh khoản hiệu quả * Tuy nhiên bên cạnh đó cũng tồn tại một số hạn chế cần khắc phục như: về vốn tự có đạt 3994 tỷ đồng tườg đương 26 triệu USD (năm 2005) mặc dù so với các NHTM khác trong nước thì không thấp nhưng so với nước ngoài thì còn quá nhỏ bé. ví dụ như: Citibank là 45 tỷ USD, HSBC là 39 tỷ USD. Tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu năm 2005 là 5,12%<8%. Như vậy, khả năng chống đỡ rủi ro của NHCTVN là thấp. Khả năng sinh lời mới đạt 10,74% * Xét về sản phẩm dịch vụ NHCTVN đã thực hiện tốt mục tiêu đa dạng hoá, đa phương thức sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Đó là dịch vụ thanh toán, dịch vụ mua bán ngoại tệ, dịch vụ thẻ ngoài ra còn có các dịch vụ ngân hàng điện tử: Home Banking, Mobile Banking, phone banking, internet banking, thanh toán online, ATM đã và đang được mở rộng, phát triển. Đặc biêt năm 2005 NHCTVN đã có quan hệ đại lí với 735 ngân hàng, có thể chuyển tiền đi bằng điện SWIFTcó mã khoá tới 11915 ngân hàng trên toàn cầu, phục vụ cho các dịch vụ tài trợ thương mại, chuyển tiền thanh toán ra nước ngoài, kinh doanh ngoại tệ, đầu tư vốn ở nước ngoài, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, séc du lịch NHCTVN đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4822.doc
Tài liệu liên quan