Đề tài giải pháp điều chỉnh cơ cấu tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương Chương Dương

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương I. Những vấn đề cơ bản về điều chỉnh cơ cấu tín dụng của NHTM 3

 1. Tín dụng NHTM, phân loại tín dụng 3

 1.1. Khái niệm tín dụng, tín dụng NHTM 3

 1.2.Đặc trưng của tín dụng NHTM 4

 1.3. Vai trò của tín dụng NHTM 5

 1.4. Phân loại tín dụng ngân hàng 8

 2. Cơ cấu tín dụng của NHTM 12

 2.1. Khái niệm cơ cấu tín dụng 12 2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tín dụng 12

 2.2.1. Nguồn vốn huy động 12

 2.2.2. Quy định pháp lý 15

 2.2.3. Quy mô ngân hàng 16

 2.2.4. Đặc điểm nơi thị trường hoạt động 17

 2.2.5. Thu nhập dự tính từ các khoản cho vay 18

 3. Điều chỉnh cơ cấu tín dụng của NHTM

 3.1. Khái niệm điều chỉnh cơ cấu tín dụng. 19

 3.2. Mục đích điều chỉnh cơ cấu tín dụng 19

 3.2.1. Nhằm phù hợp với cơ cấu nguồn 19

 3.2.2. Nhằm nâng cao chất lượng tín dụng 20

 3.3. Nội dung điều chỉnh cơ cấu tín dụng 22

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CƠ CẤU TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG DƯƠNG 27

 1. Khái quát chung về Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Chương

Dương 23

 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Chương Dương ơng Dương 23

 1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Chương Dương 24

 1.3 Tình hình hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Chương Dương trong thời gian vừa qua 28

 2. Thực trạng cơ cấu tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Chương Dương 34

 2.1. Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế 34

 2.2. Cơ cấu tín dụng theo thời hạn 38

 2.3. Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo 42

 3. Đánh giá cơ cấu tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Chương Dương 44

 3.1. Ưu điểm 44

 3.2. Hạn chế 45

 3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 52

 3.3.1. Nguyên nhân bên ngoài 52

 3.3.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng 55

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG DƯƠNG 57

 1. Phương hướng điều chỉnh 57

 2. Giải pháp điều chỉnh đối với Chi nhánh 58

 2.1. Xây dựng chiến lược marketing hỗn hợp 58

 2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư, tăng cường công tác giám sát kiểm tra 63

 2.3. Xem xét cho vay không có tài sản đảm bảo đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 66

 3. Kiến nghị 66

 3.1. Kiền nghị về một số chính sách, văn bản 67

 3.2. Kiến nghị với UBND, các ban ngành các cấp 68

 3.3. Kiến nghị đối với doanh nghiệp 69

KẾT LUẬN 70

 

doc77 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài giải pháp điều chỉnh cơ cấu tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương Chương Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng lành mạnh, vững chắc, cung cấp các khoản tín dụng có chất lượng cao, lựa chọn khách hàng có khả năng trả nợ, những dự án khả thi để cho vay, hạn chế nợ quá hạn và nợ khó đòi tới mức thấp nhất có thể được, tăng thu nhập cho ngân hàng từ nghiệp vụ tín dụng. Cụ thể, tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh thể hiện qua số liệu sau: Bảng 5: Hoạt động tín dụng của Chi nhánh Đơn vị: triệu đồng Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1. Doanh số cho vay 1.609.219 2.623.631 2.982.294 2. Doanh số thu nợ 1.237.111 2.412.273 2.412.273 3. Dư nợ 979.507 1.632.358 2.187.967 Phân theo thời hạn + Ngắn hạn 631.012 940.647 1.287.702 +Trung và dài hạn 348.495 691.731 910.645 Phân theo loại tiền +VNĐ 833.560 1.380.876 1.920.608 + Ngoại tệ 145.946 267.359 Phân theo TPKT + Nhà nước 815.850 1.475.174 1.977.450 + Ngoài quốc doanh 163.657 31.083 210.517 Phân theo TSĐB + Có TSĐB 260.413 207.191 265.037 + Không có TSĐB 718.398 1.425.194 1.922.930 Nợ quá hạn 42.725 31.083 20.545 Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Chương Dương Tổng doanh số cho vay của Chi nhánh đã liên tục tăng qua các năm, năm 2001 tăng 1.014.412 triệu đồng (tức là tăng 94,8%) so với năm 2000, năm 2002 tăng 358.663 triệu đồng (tức là tăng 13,7%) so với năm 2001. Chỉ số này cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của Chi nhánh ngày càng tăng. Doanh số thu nợ của Chi nhánh qua các năm luôn đạt mức khá cao so với doanh số cho vay, tỷ lệ thu nợ so với doanh số cho vay trong năm 2000 đạt 77%, năm 2001 đạt 75%, năm 2002 đạt 81%. Doanh số thu nợ liên tục tăng trong 3 năm, năm 2001 tăng 59% so với năm 2000, năm 2002 tăng 47,8% so với năm 2001. Doanh số thu nợ cao phần nào chứng tỏ hoạt động tín dụng của Chi nhánh tăng cả về quy mô và chất lượng. Một chỉ tiêu quan trọng khác phản ánh hoạt động kinh doanh của ngân hàng là dư nợ. Dư nợ cũng tăng mạnh qua các năm, trong đó dư nợ ngắn hạn luôn cao hơn so với dư nợ trung và dài hạn, tỷ lệ dư nợ ngắn hạn so với tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn năm 2000 là 64,4%, năm 2001 là 57,6%, năm 2002 là 58,4%. Đây là đặc điểm chung của các ngân hàng thương mại. So với một số ngân hàng khác, tỷ trọng các khoản vay trung và dài hạn trọng tổng đư nợ khá cao, có thể giải thích được điều này là do khách hàng vay vốn của Chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô lớn, có nhu cầu đầu tư cho những dự án lớn, có tính dài hạn. Bảng 5 cho thấy đặc điểm nổi bật của Chi nhánh là chủ yếu cho vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước, tỷ trọng dư nợ của khu vực này trên tổng dư nợ chiếm hơn 90% trong hai năm 2001 và 2002, năm 2000 chỉ số này là 83,3%; tỷ trọng tín dụng có tài sản đảm bảo thấp, chỉ có năm 2000 đạt 26,6%, hai năm 2001, 2002 chỉ đạt hơn 12% quá thấp so với chỉ tiêu của NHCT giao là 25% trên tổng dư nợ. 1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 6: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tổng thu 104.829 129.315 153.183 Tổng chi 93.792 112.615 127.506 Lợi nhuận 11.307 16.700 25.678 Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Chương Dương Trong ba năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Chương Dương đã đạt được những kết quả đáng kể, tạo ra được thu nhập, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, tạo ra nguồn để bổ sung nâng cấp các trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mặc dù chi phí hoạt động tăng nhưng lợi nhuận thu được vẫn tăng đều qua các năm, năm 2002 tăng gần 9 tỷ tức là tăng 53% so với năm 2001, đây là năm đạt lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay. Điều này chứng tỏ tình hình hoạt động của Chi nhánh ngày càng có hiệu quả. Với những cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trên tất cả các mặt hoạt động kinh doanh, năm 2002, Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Chương Dương đã được công nhận là đơn vị kinh doanh giỏi trong hệ thống NHCT Việt Nam. 2. Thực trạng cơ cấu tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Chương Dương 2.1 Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế Những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Chương Dương đã bước đầu có những chiến lược đa dạng hoá nghiệp vụ vào những danh mục đầu tư khác nhau. Điều này thể hiện rõ nhất thông qua việc mở rộng hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Trên địa bàn hoạt động của ngân hàng tập trung nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, nhiều doanh nghiệp nhà nước cũng như địa phương, các hộ cá thể cũng khá phát triển. Quan hệ tín dụng của Chi nhánh đã dần được mở rộng, cụ thể: Bảng 7: Cơ cấu khách hàng có quan hệ vay vốn với Chi nhánh Đơn vị: khách hàng Chỉ tiêu Số khách Tỷ trọng(%) Số khách Tỷ trọng(%) Số khách Tỷ trọng(%) Tổng số khách hàng 1666 100 2191 100 2358 100 1. KV KT QD 59 3,5 68 3,3 76 3,2 2. KVKT NQD 1597 96,5 2023 96,7 2282 96,8 +Doanh nghiệp 26 1,5 36 1,7 45 1,9 + Cá thể 1571 95 1983 95 2237 94,9 Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Chương Dương Số lượng khách hàng là doanh nghiệp nhà nước khá lớn so với tổng số khách hàng là doanh nghiệp, năm 2002 là 76 doanh nghiệp nhà nước so với số doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 45. Với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp nhà nước thì chủ yếu là các doanh nghiệp lớn như tổng công ty 90, 91, thành viên của tổng công ty, những doanh nghiệp thuộc những lĩnh vực ngành trọng điểm như bưu chính viến thông, điện lực _ một số là những khách hàng truyền thống do lịch sử để lại. Số lượng khách hàng thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ lớn ( trên 95%), tỷ lệ này tăng một cách ổn định, tỷ lệ này lớn là do số cá thể có quan hệ tín dụng với Chi nhánh chiếm tỷ trọng lớn nhất. Trong số những khách hàng là cá thể thì chủ yếu là các đối tượng như sinh viên, cán bộ công nhân viên, 848 người, chiếm gần 40% số khách hàng là cá thể. Tuy nhiên nếu xét về cơ cấu thì vẫn chưa có sự thay đổi rõ rệt, đặc biệt tỷ trọng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh biến đổi không lớn so với tiềm năng của loại hình này cũng như tình hình của các ngân hàng khác thuộc cùng hệ thống. Những đặc điểm về khách hàng, cơ cấu khách hàng phần nào phản ánh được chính sách tín dụng của Chi nhánh song chỉ nhìn vào cơ cấu khách hàng thì không thể kết luận được sự mở rộng hay thu hẹp tín dụng, không thể đánh giá chính xác được cơ cấu tín dụng của Chi nhánh. Cụ thể về tình hình hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Chương Dương còn được thể hiện qua cơ cấu dư nợ, cơ cấu doanh số cho vay, doanh số thu nợ Bảng 8: Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Tỷ trọng (%) Năm 2001 Tỷ trọng (%) Năm 2002 Tỷ trọng (%) Tổng DS cho vay 1.609.219 100 2.623.631 100 2.982.294 100 1. DN nhà nước 1.534.273 95,44 2.521.560 96,1 2.785.707 93,55 2. KV NQD 73.405 4,56 102.071 3,9 192.343 6,45 + Hợp tác xã 2.800 0,17 19.863 0,76 46.685 1,57 +CTCP, TNHH 49.578 3,08 52.950 2,02 94.737 3,18 + DN tư nhân 8.994 0,56 7.485 0,29 15.950 0,53 + Cá thể 13.574 0,84 21.773 0,83 34.981 1,17 Tổng DS thu nợ 1.237.111 100 1.972.771 100 2.412.273 100 1.DN nhà nước 1.166.753 94,3 1.865.024 94,5 2.272.302 94,2 2. KVKT NQD 70.358 5,7 107.747 5,5 139.971 5,8 Tổng dư nợ 979.507 100 1.632.358 100 2.187.967 100 1. DN nhà nước 815.850 83,3 1.475.174 90,3 1.977.450 90,4 2. KVKT NQD 163.657 16,7 157.211 9,7 210.517 9,6 Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Chương Dương Doanh số cho vay đối với cả hai khu vực kinh tế đều tăng về quy mô. Đối với khu vực kinh nhà nước, năm 2001 doanh số cho vay tăng 987.287 triệu đồng tức là tăng 64,3% và năm 2002 doanh số cho vay tăng 1.251.434 triệu đồng tức là tăng 81,5% so với năm 2000. Đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, năm 2001 doanh số cho vay tăng 28.666 triệu đồng, tức là tăng 39,05% và năm 2002 doanh số cho vay tăng 1.118.938 triệu đồng, tức là tăng 162% so với năm 2000. Như vậy tốc độ tăng doanh số cho vay của cả hai khu vực đều khá cao, đặc biệt năm 2002, chỉ số này của khu vực ngoài quốc doanh tăng một cách rõ rệt, mặc dù số lượng khách hàng năm 2002 tăng không lớn so với năm 2001, chứng tỏ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã bước đầu tiếp cận được với nhiều khoản vay có quy mô lớn. Tuy nhiên, nếu xét về cơ cấu cho vay giữa hai khu vực kinh tế này thì không có một sự thay đổi ổn định. Tỷ trọng doanh số cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh năm 2001 giảm so với năm 2000, ngược lại năm 2002 chỉ số này tăng khá mạnh. Cụ thể, năm 2000, tỷ trọng doanh số cho vay của khu vực này chỉ chiếm 4,56% tổng doanh số cho vay, sang đến năm 2001 là 3,9% và năm 2002 là 6,45%. Sở dĩ như vậy là do tốc độ tăng về doanh số cho vay của mỗi khu vực kinh tế có sự khác nhau, năm 2001 tốc độ tăng doanh số cho vay của khu vực ngoài quốc doanh thấp hơn so với các doanh nghiệp nhà nước và ngược lại vào năm 2002. Năm 2001 Chi nhánh tiếp cận được một số dự án lớn như dự án khí Nam Côn Sơn (14 triệu USD) giải ngân chủ yếu vào năm 2001. Tỷ trọng doanh số cho vay của từng loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong tổng doanh số cho vay rất nhỏ như : hợp tác xã chiếm 0,17, cá thể chiếm 0,84%, ... Chỉ tiêu doanh số cho vay chỉ phản ánh số tiền đã giải ngân mà mỗi dự án, mỗi khoản vay có một phương pháp, một tốc độ giải ngân khác nhau, do đó nó ảnh hưởng đến kết quả. Có những khoản vay giải ngân trong nhiều năm, thường là với những dự án lớn, có những khoản vay giải ngân chỉ trong một lần( thường là những khoản vay nhỏ). Do đó chúng ta phải xem xét thêm các số liệu về dư nợ, doanh số thu nợ. Số liệu trên cho thấy quy mô doanh số thu nợ, tổng dư nợ nhìn chung có tăng, đặc biệt là năm 2002 đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Doanh số thu nợ đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng và lớn hơn doanh số cho vay trong năm 2001, điều này cho thấy ngân hàng đã tích cực đẩy mạnh công tác thu hồi những khoản nợ từ năm trước để lại và những khoản nợ đáo hạn nhằm thu hồi vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tốc độ tăng của dư nợ của doanh nghiệp nhà nước cao hơn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Quy mô và cơ cấu của tín dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước đều tăng rõ rệt, trong khi đó tỷ trọng tín dụng của khu vực ngoài quốc doanh giảm qua các năm, năm 2000 là 16,7%, năm 2001 là 9,7% và năm 2002 là 9,6%. Sự thay đổi bất thường này một phần là do tiến trình cơ cấu lại ngân hàng, bắt đầu từ năm 2001, các ngân hàng đều phải cơ cấu lại nợ, xử lý nợ tồn đọng. Sau khi luật doanh nghiệp ra đời, có sự phát triển mạnh mẽ của khu vực ngoài quốc doanh, năm 2000 cũng là năm đánh dấu nhiều thay đổi trong cơ chế chính sách của ngân hàng, cho đến năm 2000, tín dụng cho khu vực ngoài quốc doanh đã phát triển mạnh nhưng cũng do sự phát triển ồ ạt mà chất lượng tín dụng không cao, nợ quá hạn lớn. Do đó, để đảm bảo nợ quá hạn phát sinh không quá 3% tổng dư nợ, tín dụng đối với khu vực ngoài quốc doanh đã bị thu hẹp lại một cách khá rõ nét, việc lựa chọn dự án cho vay chặt chẽ hơn. Đến năm 2002, tín dụng ngoài quốc doanh được mở rộng hơn. Như vậy, chúng ta chưa thấy rõ được sự thay đổi trong cơ cấu tín dụng xét theo thành phần kinh tế kinh tế một cách rõ rệt. Điều này chứng tỏ ngân hàng chưa có một chiến lược cụ thể hay định hướng mở rông tín dụng đối với khu vực ngoài quốc doanh. Mặc dù doanh số thu nợ, dư nợ tín dụng tăng ổn định qua các năm nhưng tỷ trọng của chúng trong cơ cấu dư nợ, cơ cấu doanh số thu nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh quá nhỏ, chưa xứng với tiềm năng của thị trường và chưa phù hợp với xu thế chung của các ngân hàng hiện nay. Thực tế cho thấy, mặc dù số lượng doanh nghiệp nhà nước không lớn, chỉ gấp 1,68 lần số doanh nghiệp ngoài quốc doanh quan hệ tín dụng với ngân hàng nhưng tổng doanh số cho vay gấp 14,4 lần, tổng doanh số thu nợ gấp 16,2 lần, tổng dư nợ gấp 9,3 lần so với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Hầu hết các khoản tín dụng cấp cho đối tượng này đều lớn, trong đó có một số khách hàng có tỷ lệ dư nợ tín dụng so với cao như Tổng công ty Bưu chính viễn thông ( 13,26%), Tổng Công ty Điện lực ( 11,65%), Công ty Mai Động ( 8,21%), Công ty Cầu 12 ( 7,96%), Công ty Máy và Phụ tùng ( 8,41%), Công ty vật tư Bưu điện I(6,02%), Công ty cung ứng dịch vụ Hoàn Kiếm (5,42%).... Qua đó có thể thấy đặc điểm lớn nhất của cơ cấu tín dụng xét theo thành phần kinh tế là tỷ trọng tín dụng cho doanh nghiệp nhà nước lớn, trong đó có nhiều tổng công ty, thành viên của tổng công ty, các khoản vay của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đa phần là quy mô nhỏ. 2.2. Cơ cấu tín dụng theo thời hạn Bảng 9: Cơ cấu tín dụng theo thời hạn Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Tỷ trọng ( %) Năm 2001 Tỷ trọng (%) Năm 2002 Tỷ trọng (%) TổngDS cho vay 1.609.219 100 2.623.631 100 2.982.294 100 + Ngắn hạn 1.416.723 88,03 2.200.294 83,86 2.670.909 89,55 + Dài hạn 192.496 11,97 423.337 16,14 307.141 10,45 Tổng DS thu nợ 1.237.111 100 1.972.771 100 2.412.273 100 + Ngắn hạn 1.196.884 96,7 1.890.764 95,8 2.324.039 96,3 + Trung & dài hạn 40.227 3,3 82.007 4,2 88,234 3,7 Tổng dư nợ 979.507 100 1.632.378 100 2.198.347 100 + Ngắn hạn 631.012 64.5 940.647 57,7 1.287.702 58,6 + Trung & dài hạn 348.495 35,5 691.731 42,3 910.645 41,4 Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Chương Dương Bảng 9 cho thấy Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Chương Dương tài trợ vốn cho nền kinh tế chủ yếu là hình thức tín dụng ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh. Cơ cấu tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, cụ thể tỷ trọng tín dụng ngắn hạn năm 2000 là 88,03%, năm 2001 là 83,86%, năm 2002 là 89, 55% so với tổng doanh số cho vay ngoài quốc doanh. Cơ cấu tín dụng theo thời hạn biến động không ổn định qua các năm, năm 2001 cơ cấu tín dụng dài hạn tăng một cách rõ rệt, tỷ trọng tín dụng dài hạn chiếm 16,14% trong tổng doanh số cho vay so với 11, 97% năm 2000 và năm 2002 lại giảm xuống còn10, 45%. Nếu xét về quy mô tín dụng dài hạn thì cả hai năm 2001 và năm 2002 đều tăng đáng kể so với năm 2000, năm 2001doanh số tăng 230.841 triệu đồng, tức là tăng119,9%, năm 2002 doanh số cho vay tăng114.645 triệu đồng, tức là tăng 59% so với doanh số cho vay năm 2000. Do đặc điểm khách hàng của ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp, lượng tiền gửi thanh toán lớn nhưng kém ổn định, vì vậy gặp khó khăn trong việc đáp ứng cho các khoản vay trung và dài hạn. Mặc dù tín dụng trung và dài hạn đã được mở rộng về quy mô nhưng tốc độ tăng chưa cao, tỷ trọng chưa thay đổi nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn để đầu tư vào tài sản cố định, mở rộng sản xuất kinh doanh. Thực tế Chi nhánh đã đầu tư vào nhiều dự án có thời hạn dài lên tới 10 năm hoặc gần 10 năm và giá trị lớn như dự án khuôn đúc của Công ty Kim Khí Thăng Long, cấp tín dụng cho Công ty thực phẩm miền Bắc lên tới 120 tháng, cho Tổng Công ty Bưu Chính viễn thông Việt Nam 316 tỷ với thời hạn 96 tháng. Số liệu bảng 9 cho thấy tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn hạn luôn cao, cụ thể: năm 2000 chiếm 96,7%, năm 2001 chiếm 95,8%, năm 2002 chiếm 96,3% trong tổng doanh số thu nợ. Sở dĩ như vậy là do thời hạn các khoản tín dụng này ngắn, tốc độ quay vòng vốn nhanh nên doanh số cho vay và doanh số thu nợ lớn, dự nợ không lớn. Ta có thể hiểu rằng doanh số cho vay là tổng giá trị các khoản tín dụng ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng, doanh số thu nợ là tổng giá trị các khoản tín dụng ngân hàng đã thu hồi từ khách hàng trong một khoảng thời gian và dư nợ tín dụng là tổng giá trị các khoản vay khách hàng còn chưa trả cho ngân hàng tại thời điểm xem xét. Trong khi đó, các khoản tín dụng trung và dài hạn có thời hạn dài, thời gian thu hồi vốn chậm, trong danh mục cho vay của Chi nhánh có những khoản tín dụng có thời hạn dài từ 8 đến 10 năm, với giá trị lớn, do đó tổng dư nợ loại hình tín dụng này sẽ lớn. Bám sát mục tiêu “Phát triển, an toàn, hiệu quả ”, Chi nhánh đã chú trọng công tác sàng lọc và nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng của khách hàng truyền thống, tiếp thị được một số dự án mới nhằm chuyển đổi dần cơ cấu dư nợ theo hướng tăng dần tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn. Theo bảng 6 cho thấy dư nợ liên tục tăng trong ba năm gần đây, bao gồm cả dư nợ ngắn hạn, trung va dài hạn. Năm 2001, dư nợ ngắn hạn tăng 309.635 triệu đồng, tương ứng với tăng 49,1 % so với dư nợ ngắn hạn năm 2000, năm 2002 dư nợ ngắn hạn tăng 347.055 triệu đồng, tương ứng với 36,8% so với dư nợ ngắn hạn năm 2001. Tốc độ tăng dư nợ ngắn hạn năm 2001 cao hơn tốc độ tăng năm 2002, nhưng nếu xét về quy mô thì năm 2002 tăng nhiều hơn năm 2001. Tiếp theo phải kể đến khoản dư nợ trung và dài hạn, đây là nguồn cho vay chứa đựng tính rủi ro cao hơn do thời gian thu hồi lâu hơn thời gian thu hồi các khoản tín dụng ngắn hạn, nhưng đây cũng là loại hình tín dụng mang lại lợi nhuận lớn nhất cho ngan hàng. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, chi nhánh đã chú trọng công tác thẩm định và giám sát để từng bước mở rộng loại hình tín dụng này. Điều này thể hiện qua chỉ số dư nợ trung và dài hạn liên tục tăng, năm 2001 tăng 343.236 triệu đồng, tương ứng tăng 98% so với năm 2000, năm 2002 tăng 218.914 triệu đồng tức là tăng 31,6% so với năm 2001. Như vậy đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong dư nợ tín dụng trung và dài hạn, làm thay đổi rõ rệt cơ cấu dư nợ trung và dài hạn, năm 2000 cơ cấu dư nợ trung và dài hạn chỉ chiếm 35,5%, năm 2001 tăng lên 42,3% và năm 2002 là 41, 2% trong tổng dư nợ. Số liệu bảng 9 cho thấy sự khác nhau giữa cơ cấu doanh số cho vay và cơ cấu dư nợ trung và dài hạn. Đối với doanh số cho vay, tỷ trọng doanh số cho vay trung và dài hạn thấp, chỉ dao động ở mức 10%. Trong khi đó, tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn cao, chiếm trên 35% tổng dư nợ. Kết quả dư nợ khá khả quan vì dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao. Do đó, để xem xét cơ cấu tín dụng theo thời hạn, phải xem xét tổng thể các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ ngắn, trung và dài hạn. Nhìn chung cơ cấu tín dụng trung và dài hạn có tăng nhưng tốc độ tăng chậm, đặc biệt đối với khu vực ngoài quốc doanh, cụ thể: Bảng 10: Cơ cấu dư nợ trung và dài hạn theo thành phần kinh tế Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Tỷ trọng(%) Năm 2002 Tỷ trọng(%) Tổng dư nợ KVKTNN 645.482 100 822.470 100 + Trung hạn 71.713 11,1 144.338 17,5 + Dài hạn 537.769 88,9 678.132 82,5 Tổng dư nợ KVNQD 46.256 100 88.175 100 + Trung hạn 29.153 63 46.663 52,9 + Dài hạn 17.103 37 41.512 47,1 Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Chương Dương Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn đối với khu vực ngoài quốc doanh giảm qua các năm, năm 2001 thấp nhất ở mức 6,7% tổng dư nợ, năm 2002 chỉ số này là 9,7% và năm 2000 là 12,2%. Sự biến đổi không thống nhất của cơ cấu dư nợ là do tốc độ tăng dư nợ của mỗi khu vực kinh tế không đồng đều, năm 2001, 2002 chỉ số này của khu vực nhà nước lần lượt là 111,6% và 27% so với khu vực ngoài quốc doanh là 8,4% vào năm 2001 và năm 2001 là 90,6%. Do quy mô dư nợ của khu vực ngoài quốc doanh nhỏ nên sự thay đổi lớn của dư nợ không làm biến đổi nhiều tỷ trọng trong tổng dư nợ của chi nhánh. Năm 2002, chỉ có 15 doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay vốn trung và dài hạn của Chi nhánh trong khi đó số doanh nghiệp nhà nước là 51 doanh nghiệp. Cả số lượng khách hàng, dư nợ cho vay, doanh số cho vay đều cho thấy tín dụng trung và dài hạn chưa được mở rộng đối với khu vực ngoài quốc doanh trong khi nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh rất lớn,. Điểm đáng chú ý là Chi nhánh đã thu hút được một số khách hàng từ địa bàn khác, kể cả khu vực ngoài quốc doanh và Nhà nước, như Công ty Điện lực Hải Phòng, Công ty cổ phần Đống Đa, Công ty Cung ứng dịch vụ Hoàn Kiếm, một số Công ty có trụ sở tại quận Ba Đình .... Với khả năng này, nếu Chi nhánh chú trọng hơn nữa vào tín dụng trung và dài hạn thì sẽ có điều kiện đa dạng hoá đối tượng khách hàng cũng như mở rộng địa bàn hoạt động. Qua đó, ta nhận thấy sự khác biệt rõ nét về cơ cấu tín dụng trung và dài hạn giữa hai khu vực. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu dư nợ trung hạn chỉ chiếm 11,1% vào năm 2001 và vào năm 2002 là 17,5 % trong tổng dư nợ trung và dài hạn của khu vực này, trong khi đó, dư nợ tín dụng dài hạn cao, chiếm trên 80% trong cả hai năm. Ngược lại, tỷ trọng dư nợ trung hạn trong tổng dư nợ trung và dài hạn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh luôn cao hơn tỷ trọng dư nợ dài hạn. Sự khác biệt này chứng tỏ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa tiếp cận được nhiều với tín dụng dài hạn, chủ yếu các khoản vay chỉ là ngắn và trung hạn trong khi nhu cầu vay vốn dài hạn của khu vực này rất lớn. Trong những khoản vay có thời hạn dài, đa phần là của các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước đã tiếp cận được khá nhiều với các khoản tín dụng dài hạn, đây cũng là một thuận lợi cho các doanh nghiệp nhà nước. Như vậy, cơ cấu dư nợ theo thời hạn cũng biến đổi theo mỗi thành phần kinh tế. 2.3. Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo Bên cạnh vấn đề lợi nhuận của ngân hàng thì vấn đề an toàn trong hoạt động của ngân hàng luôn được đặt lên hàng đầu. Vì hoạt động của ngân hàng mang tính đặc thù riêng biệt của mình, nó liên quan đến tất cả các ngành nghề trong nền kinh tế, nó kinh doanh một loại hàng hoá đặc biệt là tiền nên sự an toàn trong hoạt động ngân hàng cũng chính là sự an toàn trong nền kinh tế. Vì vậy, các biện pháp mà ngân hàng áp dụng để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh nhằm giảm thiểu tổn thất khi có rủi ro như lập quỹ dự phòng, nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư, mua bảo hiểm, cho vay có tài sản đảm bảo. Như đã nói ở trên, cho vay có tài sản đảm bảo có nhiều ưu điểm. Hiện nay, Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Chương Dương cũng áp dụng hình thức cho vay có tài sản đảm bảo với nhiều đối tượng vay vốn, đặc biệt là khu vực ngoài quốc doanh. Bảng 11. Cơ cấu tài sản đảm bảo theo thành phần kinh tế Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Tỷ trọng (%) Năm 2001 Tỷ trọng (%) Năm 2002 Tỷ trọng (%) Dư nợ của DNNN 815.850 100 1.475.174 100 1.977.450 100 1.Có TSĐB 97.902 12,1 51.631 3,5 57.638 2,9 2.Khôngcó TSĐB 717.252 87,9 1.423.543 96,5 1.919.812 97,1 Dư nợ KVNQD 163.657 100 157.211 100 210.517 100 1. Có TSĐB 162.511 99,3 155.560 98,5 207.399 98,5 2.Khôngcó TSĐB 1.146 0,7 1.651 1,05 3.118 1,5 Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Chương Dương Theo số liệu bảng 11, đối với với mỗi khu vực, có một xu hướng biến đổi khác nhau của tỷ trọng tài sản đảm bảo trên dư nợ. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, tỷ trọng cho vay không có tài sản đảm bảo tăng dần, năm 2000 là 87,9%, năm 2001 là 96,5% và năm 2002 là 97,1% so với tổng dư nợ của các doanh nghiệp Nhà nước, tỷ trọng này luôn cao hơn 80%. Quy trình vay vốn đầu tư các dự án của doanh nghiệp quốc doanh cũng phải trải qua nhiều bước phức tạp như phải qua các bộ chủ quản xét duyệt, đánh giá lựa chọn, sau đó trình lên chính phủ phê duyệt và chỉ định cho ngân hàng xét duyệt và cấp tín dụng cho dự án. Đối với doanh nghiệp quốc doanh được cấp tín dụng để thực hiện dự án trên thì phải có đầy dủ tài liệu cần thiết trình cho ngân hàng để ngân hàng xem xét phân tích phê duyệt rồi mới ký hợp đồng tín dụng. Các khoản tín dụng này được Nhà nước bảo đảm cho ngân hàng. Do đó với độ an toàn cao, các ngân hàng luôn muốn thu hút những đối tượng khách hàng này. Ngược lại, với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tỷ trọng cho vay không có bảo đảm có tăng nhưng rất nhỏ, chỉ chiếm dưới 2%, tỷ trọng này tăng chỉ do tăng dư nợ cho vay sinh viên và cán bộ công nhân viên của Chi nhánh. Cho đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp nào được vay vốn không có tài sản đảm bảo hay vay bằng tín chấp. Điều này cho thấy sự mất cân đối trong cơ cấu cho vay theo mức độ đảm bảo giữa hai thành phần. Mặc dù theo Thông tư 06/2000/TT-NHNH1 và công văn số 1219/CV-NHCT5 hướng dẫn cho phép các Chi nhánh, Sở giao dịch cho vay không có tài sản đảm bảo đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhưng nó vẫn chưa được áp dụng tại Chi nhánh. Nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh có phương án sản xuất kinh doanh khả thi nhưng do không có tài sản thế chấp hoặc có nhưng các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu không rõ ràng nên không được vay vốn. 3. Đánh giá cơ cấu tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Chương Dương 3.1. Những kết quả đạt được: Những năm qua, thị trường tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Chương Dương không ngừng được mở rộng, Chi nhánh không những thu hút được khách hàng trên địa bàn hoạt động của mình mà còn thiết lập quan hệ tín dụng với những khách hàng ở tỉnh khác như Hải Phòng, Hưng Yên và các quận nội thành Hà Nội. Cơ cấu khách hàng đã có những biến đổi tăng dần tỷ trọng khách hàng thuộc khu vực ngoài quốc doanh , số lượng khách hàng ở cả hai khu vực kinh tế đều tăng. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhà nước, nhờ có những ưu thế về cạnh tranh trên thị trường, Chi nhánh đã tiếp cận được với nhiều dự án lớn như dự án khuôn đúc của công ty Kim khí Thăng Long, Dự án sản xuất ống gang cầu của Công ty Mai Động, đồng tài trợ dự án khí Nam Côn Sơn... Những khách hàng thuộc khu vực này chủ yếu là các Tổng công ty và các đơn vị thành viên của Tổng công ty như Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Dầu khí, Tổn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0246.doc
Tài liệu liên quan