Đề tài Giải pháp hạn chế các ngân hàng vượt trần lãi suất

MỤC LỤC

Trang

 

TỔNG QUAN 2

I.Nguyên nhân vì sao các ngân hàng liên tục tăng lãi suất vượt trần : 3

II. Tác động của lãi suất vượt trần 5

A. Tác động tích cực. 5

1. Tạo thêm nguồn, đảm bảo khả năng thanh khoản, đặc biệt là thanh khoản ngắn hạn. 5

2. Tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng tín dụng từ đó tăng lợi nhuận. 5

3. Trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát 5

4. Tăng lãi suất tín dụng làm tăng số lượng ngoại tệ trong nước. 5

5.Cứu vãn được nguy cơ phá sản của ngân hàng thương mại trong khi tốc độ lạm phát đang tăng cao. 6

6.Tăng tính cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau. 6

B. Tác động tiêu cực. 6

1. Kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế. 6

2. Gây áp lực cho lạm phát và thất nghiệp. 6

3. Ảnh hưởng đến sự phát triển không đồng đều giữa các ngành dẫn tới nền kinh tế mất cân đối. 6

4. Tốn nhiều phí hoạch toán. 7

5. Gây khó khăn cho các công tác hoạch toán quản lý, méo mó hoạch toán kinh tế ảnh hưởng đến chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước. 7

6.Trong dài hạn lãi suất huy động cao sẽ báo hiệu một chu kì giảm sút lợi tức của các Ngân hàng

III. Giải pháp hạn chế các ngân hàng vượt trần lãi suất : 7

 

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1781 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giải pháp hạn chế các ngân hàng vượt trần lãi suất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang TỔNG QUAN Dù Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quy định trần lãi suất huy động ở các ngân hàng không quá 14%/năm và liên tục có văn bản chỉ đạo, nhắc nhở các ngân hàng thực hiện, thế nhưng khi khách hàng đi gởi tiền thì hầu như ngân hàng nào cũng vi phạm, vượt trần lãi suất. , lãi suất niêm yết hầu như chỉ "để cho vui", còn lãi suất thực đầu vào tại hầu hết các nhà băng đều được đẩy lên cao ngất ngưởng. Lãi suất vượt trần nghĩa là lãi suất của ngân hàng thương mại vượt mức lãi suất tối đa mà ngân hàng trung ương ấn định để huy động càng nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để tạo thêm nguồn vốn, ngân hàng thương mại sẽ dùng số tiền huy động được để cho vay kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch trên giá giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay. *Thực trạng hiện nay nhiều ngân hàng vượt trần lãi suất.Các ngân hàng lớn nhỏ chạy đua nhau về lãi suất Chiều 11/5, Ngân hàng Nhà nước công bố thông tin tổng hợp về tình hình hoạt động ngân hàng trong tháng 4/2011. Dữ liệu cho thấy, lãi suất huy động VND bình quân trong tháng chỉ 13,41%/năm; cho vay bình quân chỉ 17%/năm, cao nhất ở tín dụng tiêu dùng từ 18% - 22%/năm; một số ngân hàng nhỏ áp lãi suất huy động không kỳ hạn từ 6% - 9%/năm. Với những dữ liệu trên, diễn biến lãi suất vẫn tương đối yên bình. Thế nhưng, dồn dập những ngày qua trên các phương tiện truyền thông là hiện tượng đang mở rộng, ngân hàng vượt trần lãi suất huy động vốn VND với 17% - 18%/năm; lãi suất cho vay ngất ngưởng 24% - 25%/năm, thậm chí tới 27%/năm; lãi suất không kỳ hạn cũng dễ tìm ở 10% - 12%/năm chứ không hẳn chỉ 6% - 9%/năm… Lãi suất huy động có những mức vươn cao trên trần 14%/năm Chưa hết, thời gian qua nhiều nhà băng liên tục tung ra các chương trình khuyến mại quy mô lớn, cơ cấu nhiều giải thưởng hấp dẫn để tăng cường năng lực huy động. Đơn cử, “khủng” nhất hiện nay phải kể tới Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với gói khuyến mại tổng trị giá tới hơn 22 tỷ đồng; nối liền sau chương trình 3 xe Mercedes cùng loạt giải thưởng lớn khác vừa kết thúc… I.Nguyên nhân vì sao các ngân hàng liên tục tăng lãi suất vượt trần : - Tạo thêm nguồn vốn tăng lợi nhuận của ngân hàng. Tăng lãi suất,ngân hàng huy động nguồn vốn dồi dào dùng nguồn vốn này cho vay với lãi suất cao. Ngân hàng sẽ thu lợi nhuận từ nguồn chênh lệch lãi suất đáng kể đó. - Do tỷ lệ lạm phát . Khi lạm phát tăng cao làm cho đồng tiền mất giá,người dân ồ ạt đi rút tiền để mua hàng hóa,mặt khác lãi suất huy động trân danh nghĩa nhỏ hơn lãi suất huy động thực tế nên việc huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động để thu hút người dân gửi tiền vào. Đây là lý do các ngân hàng vượt rào phổ biến mức trần lãi suất ngân hàng nhà nước khống chế. - Sự thiếu thanh khoản của các ngân hàng Lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải thực hiện thắt chặt tiền tệ để giảm khối lượng tiền trong lưu thông qua việc tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc,lãi suất tái chiết khấu và giảm hạn mức tín dụng kiềm hãm khả năng cho vay của các NHTM, nhưng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh,người dân rút tiền để tích lũy hàng hóa vẫn rất lớn. Hơn nữa do sức mua của đồng Việt Nam giảm, giá vàng và ngoại tệ tăng cao, việc huy động vốn có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên thật sự khó khăn đối với mỗi ngân hàng, trong khi nhu cầu vay vốn trung và dài hạn đối với các khách hàng rất lớn, vì vậy việc dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn trong thời gian qua tại mỗi ngân hàng là không nhỏ. Điều này đã ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng .Để duy trì hoạt động các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng. Trong xu thế hội nhập quốc tế, tất cả các lĩnh vực kinh tế đều đứng trước cuộc cạnh tranh quyết liệt. Với ngành ngân hàng – tài chính, sự cạnh tranh càng khốc liệt hơn.Các ngân hàng liên tục tăng lãi suất để huy động nguồn vốn, và không muốn vốn từ ngân hàng mình chạy sang ngân hàng khác để giữ và tăng thị phần vốn. Nguyên nhân từ chính ngân hàng và người cho vay Các ngân hàng thương mại kinh doanh trong điều kiện có một “bà mẹ bảo hiểm tuyệt vời” là NHTW.Khi thiếu hụt thanh khoản thì NHTƯ sẽ hỗ trợ bằng cách thông qua thị trường mở, nghiệp vụ tái chiết khấu giấy tờ có giá…hoặc bơm thẳng.Đặc biệt là các ngân hàng chủ chốt có ảnh hưởng lớn đến hệ thống tài chính của nhà nước. Thực tế này làm cho người dân có một niềm tin “vô bờ bến” vào những ngân hàng ấy, khiến họ sẵn sàng quên đi một nguyên lý đơn giản “lợi nhuận càng cao, rủi ro càng cao”. NHTM thỉ ỷ lại vào NHTW “nơi cứu cánh cuối cùng “ mà không tự lực cánh sinh.Còn người dân thì vì lợi nhuận trước mắt mà không suy xét thấu đáo . - Lãi suất thị trường 2 tăng cao Nhiều ngân hàng với khả năng thanh toán thấp khi tới hạn thanh toán mà chưa huy động được vốn buộc phải đến các ngân hàng lớn vay.Lãi suất liên ngân hàng luôn cao hơn lãi suất huy động vốn nên lợi nhuận thu được thấp.Để bù lỗ các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động để thu hút lượng vốn trên thị trường,từ đó giải quyết được bài toán thanh khoản trước mắt,đảm bảo sự hoạt động của ngân hàng. II. Tác động của lãi suất vượt trần A. Tác động tích cực. 1. Tạo thêm nguồn, đảm bảo khả năng thanh khoản, đặc biệt là thanh khoản ngắn hạn. - Đối với những ngân hàng có quy mô và khả năng thanh khoản nhỏ thì việc tăng lãi suất để huy động vốn giúp góp phần giải quyết khó khăn cho việc thanh khoản trong ngắn hạn trong khi số tiền cho vay trung và dài hạn chưa đáo hạn. Đảm bảo sự duy trì hoạt động và tính cạnh tranh trên thị trường tài chính. 2. Tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng tín dụng từ đó tăng lợi nhuận. Khi các ngân hàng con thực hiện lãi suất trần thì ngân hàng mẹ sẽ có được nguồn vốn khá dồi dào, từ đó ngân hàng mẹ sẽ bung tiền ra ngoài thị trường cho vay dưới hình thức cấp tín dụng cho các ngân hàng con rồi thông qua nghiệp vụ cho vay tới tay người vay. Ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận lãi suất tín dụng và thu phí từ các dịch vụ tín dụng khác như chuyển khoản. 3. Trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát Việc tăng lãi suất tiền gửi sẽ khuyến khích ngươi dân gửi vào ngân hàng như thế sẽ rút bớt lượng tiền lưu thông làm giảm tỉ lệ lạm phát, đảm bảo cho xuất khẩu và lưu thông hàng hóa phát triển. 4. Tăng lãi suất tín dụng làm tăng số lượng ngoại tệ trong nước. Vì lãi suất đồng nội tệ tăng cao nên sẽ thu hút mọi người đổi từ đồng ngoại tệ qua đồng nội tệ, làm cho cung ngoại tệ tăng, cầu nội tệ tăng, đồng nội tệ lên giá làm cho tỷ giá hối đoái giảm khuyến khích nhập khẩu. Từ đó tạo ra nhiều sự lựa chọn về mẫu mã chi người tiêu dùng, tăng tính cạnh tranh ở thị trường trong nước. Kích thích các doanh nghiệp trong nước nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, hàng hóa thúc đẩy kinh tế phát triển. 5.Cứu vãn được nguy cơ phá sản của ngân hàng thương mại trong khi tốc độ lạm phát đang tăng cao. Khi lạm phát tăng cao lãi suất thực cao hơn lãi suất huy động trần danh nghĩa thì số lượng tiền gửi vào ngân hàng của người dân sẽ ít đi dẫn đến các ngân hàng sẽ gặp khó khăn về thanh khoản, đặc biệt là thanh khoản ngắn hạn để chi trả cho những chủ gửi tiền trong ngắn hạn và không thể tiếp tục hoạt động khi không còn tiền để cho vay nữa dẫn đến ngân hàng bị phá sản . 6.Tăng tính cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau. Nếu một ngân hàng nào đó muốn huy động được nhiều vốn thì tiến hành tăng lãi suất cao hơn 14%/năm ( vượt trần lãi suất) bằng mọi cách vì nếu không thì họ sẽ đối mặt với tình trạng khách hàng rút tiền từ ngân hàng mình sang ngân hàng mình sang ngân hàng khác, người ta gọi tình trạng đó là giữ thị phần huy động vốn cho ngân hàng mình. B. Tác động tiêu cực. 1. Kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế. Lãi suất vượt trần làm cho lãi suất cho vay quá cao các doanh nghiệp ít đi vay và cũng đầu tư hơn vì rủi ro cao hơn. Nó kìm hãm sự phát triển sản xuất dẫn đến sản lượng thấp . 2. Gây áp lực cho lạm phát và thất nghiệp. Lãi suất vượt trần kiềm hãm đầu tư dẫn đến sản xuất giảm, sản lượng hàng hóa giảm theo đó giá cả hàng hóa tăng cao thì lạm phát tăng cao là điều tất nhiên. Do sản xuất bị đình trệ nên thất nghiệp tăng cao, đời sống nhân dân khốn đốn hơn. 3. Ảnh hưởng đến sự phát triển không đồng đều giữa các ngành dẫn tới nền kinh tế mất cân đối. Lãi suất liên tục vượt trần, các ngân hàng phải thận trọng lựa chọn tìm đối tượng ( ngành nghề, lĩnh vực) nào thiết yếu đem lại hiệu quả cao để đảm bảo sự hoàn trả và thu được lợi nhuận cao cho ngân hàng. Vì vậy nó đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển không đồng đều giữa các ngành và làm cho nền kinh mất cân đối. 4. Tốn nhiều phí hoạch toán. Để tăng cường huy động vốn cần phải lách luật để vượt trần lãi suất chính vì vậy phải mất nhiều thời gian công sức, chi phí cho việc hạch toán sổ sách để việc lách luật trở nên hợp pháp. 5. Gây khó khăn cho các công tác hoạch toán quản lý, méo mó hoạch toán kinh tế ảnh hưởng đến chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước. 6.Trong dài hạn tăng lãi suất huy động sẽ báo hiệu một chu kỳ giảm suát lợi tức của các Ngân hàng. Khi hàng loạt các ngân hàng thương mại đều lách luật bằng mọi cách để vượt trần lãi suất, làm sai sổ sách để huy động vốn tối đa điều đó sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát của nhà nước. Khi việc hoạch toán của các ngân hàng thương mại sai với thực tế thì sẽ làm méo mó các hoạt toán của ngân hàng Trung ương từ đó không đánh giá được tình hình kinh tế của một nước dẫn đến việc đưa ra các biện pháp, các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô sai lầm không có tác dụng. 6.Trong dài hạn tăng lãi suất huy động sẽ báo hiệu một chu kỳ giảm suát lợi tức của các Ngân hàng. Trong dài hạn ,lãi suất cho huy động cao dẫn đến lãi suất cho vay tăng quá cao vượt quá sức của các doanh nghiệp.Nếu lãi suất huy động lên đến 18%- 19% /năm thì lãi suất cho vay sẽ tăng đến 24%-25%/năm trong khi đó lãi suất của các doanh nghiêp chưa tới 20%/năm.Vậy nên các doanh nghiệp sẽ không kham nổi , họ sẽ chuyển hướng đi vay ngoại tệ hơn là đi vay nội tệ với lãi suất thấp hơn.Mà các NH cần đầu ra để đảm bảo sự luân hồi vốn nên buộc phải cho vay với lãi suất thấp hơn 24%-25%/năm,vì vậy sự chênh lệch lãi suất huy động và cho vay dần bị thu hẹp .Hơn nữa phải mất thêm nhiều chi phí cho chương trình cầu vốn của NH(hình thức khuyến mại ,thanh khoản cao do lãi suất huy động vốn cao)từ đó lợi nhuận của NH giảm. III. Giải pháp hạn chế các ngân hàng vượt trần lãi suất : Cách chức ban lãnh đạo ngân hàng vi phạm để làm gương cho các ngân hàng khác. Không cho mở thêm chi nhánh, quy định hạn chế mở tài khoản mới. Nghiêm cấm các hành vi như tặng tiền hay bất cứ hình thức khuyến mãi nào để khuyến khích gửi tiền của các ngân hàng. Ngân hàng nhà nước điều chỉnh lại những khoản quy định và điều lệ khi gửi tiền Thực hành kiểm soát gắt gao hơn - Thiết lập dây nóng để khách hàng,tổ chức tín dụng tố cáo lẫn nhau + Tuy nhiên nếu không cẩn trọng có thể sẽ rất tốn kém trong việc xác minh mà không đem lại hiệu quả như mong muốn + Các ngân hàng bị tố cáo oan mất uy tín,gây tâm lý hoang mang cho người dân Ngân hàng nhà nước kiểm soát chặt thị trường 2 tăng quy mô mở rộng điều kiện cho vay tái cấp vốn để các ngân hàng nhỏ bù đắp thanh khoản. Rà soát lại những quy định trong thời gian qua giữa 2 thị trường . Nếu các quy định này cản trở sự luân chuyển vốn thì sẽ được gỡ bỏ hay tạm thời không áp dụng nữa. Trước đây nhằm kiềm chế tăng trưởng tín dụng quá nóng, NHNN có quy định một số tỷ lệ về vốn và sử dụng vốn trên cả hai thị trường, nhưng lại thiếu kiếm soát cụ thể. Thực tế này gây áp lực buộc các tổ chức tín dụng phải đẩy mạnh huy động vốn từ dân cư bằng mọi giá, dẫn đến cạnh tranh thiếu lành mạnh và lãi suất tiết kiệm càng cao. Hiện nay nhiều tổ chức tín dụng thừa vốn, song không thể điều hòa cho các tổ chức tín dụng khác vì vướng các tỷ lệ quy định như trên. Họ cũng không dám hạ lãi suất tiền gửi vì e ngại bị rút vốn, giảm thị phần. - NHNN cũng có thể tăng dự trữ bắt buộc,điều hòa lượng vốn giữa các tổ chức tín dụng. Khi đó NHNN sẽ rút một lượng tiền lớn từ các tổ chức tín dụng, đồng thời sử dụng nguồn vốn này để tái cấp vốn cho những ngân hàng đang thiếu vốn và còn dư địa để tăng trưởng tín dụng. Biện pháp này sẽ không gây áp lực lên lãi suất đầu vào của các tổ chức tín dụng. Nói cách khác, NHNN có thể điều hòa vốn mà không cần phải tăng thêm tiền trong lưu thông, không làm tăng lãi suất. - Ngân hàng nhà nước điều tiết tốt thị trường ngân hàng bằng công cụ nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn. - Thực hiện biện pháp kiềm chế lạm phát để giảm lãi suất . Cơ quan quản lý nhà nước cần triển khai các biện pháp như : ổn định tỷ giá, bảo đảm cung ứng đủ, kịp thời nhu cầu ngoại tệ nhập khẩu nguyên vật liệu,… phục vụ sản xuất tiêu dùng, dẫn đến giá cả ổn định, nguyên vật liệu đầu vào ổn định, vay vốn giảm dẫn đến lãi suất giảm. - Phát triển các dịch vụ phi tín dụng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt Phát triển các dịch vụ phi tín dụng vừa có điều kiện tăng thu nhập cho ngân hàng, vừa thu hút khách hàng đến với ngân hàng để tăng khả năng huy động vốn với chi phí thấp.Đồng thời góp phần kiềm chế lạm phát. Để tăng tỉ lệ dịch vụ phi tín dụng, về phía các ngân hàng cần: Nâng cao chất lượng và tính tiện ích của dịch vụ sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử như dịch vụ mở tài khoản cá nhân, thanh toán, chi trả thu nhập theo hướng không dùng tiền mặt qua thẻ ATM. Bên cạnh kênh truyền thống để cung ứng các dịch vụ ngân hàng bán lẻ đến người sử dụng, cần phát triển các kênh phân phối hiện đại như các loại hình giao dịch tại nhà, qua điện thoại, internet, ngân hàng tự phục vụ (self-service outlest)… Nâng cao hiệu quả quản trị tài sản nợ – có, đặc biệt là quản trị thanh khoản Tình trạng lộn xộn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng trong thời gian qua, suy cho cùng đều bắt nguồn từ việc các ngân hàng chưa quản lý tốt rủi ro thanh khoản. Do sự yếu kém từ quản trị tài sản Nợ, tài sản Có và sự thiếu hụt của các công cụ quản lý hữu hiệu, trong khi các NHTM lại muốn sử dụng triệt để phần vốn này cho các hoạt động kinh doanh sinh lời. Vì vậy một vài ngân hàng thiếu thanh khoản phải vay với lãi cao trên thị trường là điều khó tránh khỏi. Để khắc phục tình trạng này, các ngân hàng phải xây dựng qui trình kiểm soát và quản lý thanh khoản nhằm đáp ứng kịp thời các nghĩa vụ thanh toán đến hạn, đảm bảo an toàn trong hoạt động, giảm thiểu rủi ro thanh khoản. Tăng cao vị thế, chất lượng hoạt động, phục vụ của ngân hàng để tạo niềm tin cho dân chúng gửi tiền vào ngân hàng bằng những hành động thiết thực Niềm tin phải được xây dựng trên cơ sở thông tin minh bạch và kịp thời. Mọi sự tù mù sẽ là “đất” cho tin đồn lộng hành. Vì vậy mỗi ngân hàng cần phải minh bạch hoá thông (chính sách lãi suất, chính sách đầu tư, chính sách khách hàng, tình hình nợ xấu…). Xây dựng hệ thống thông tin để hình thành cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, phân tích để đưa ra những quyết sách điều hành nhanh nhạy và khoa học. Chú ý đến quyền lợi của khách hàng, bao gồm cả khách hàng gửi tiền và khách hàng vay cũng như khách hàng sử dụng những dịch vụ của ngân hàng. Các NHTM cần tăng cường liên kết, hợp tác, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm hoạt động ngân hàng trên các lĩnh vực; kết nối các nghiệp vụ, sản phẩm dịch vụ, tạo ra hệ thống phục vụ khách hàng rộng lớn, hiệu quả, tiết giảm chi phí Tăng cường sự đồng thuận giữa các NHTM, thành viên trong hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trong nhiều chính sách của NHTM vì lợi ích và sự ổn định, kiềm chế lạm phát và phát triển kinh tế đất nước, vì lợi ích và sự phát triển của số đông cộng đồng doanh nghiệp, của các tầng lớp dân cư, vì lợi ích hiệu quả kinh doanh của từng NHTM, cũng như của cả hệ thống NHTM Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp hạn chế các ngân hàng vượt trần lãi suất.doc
Tài liệu liên quan